Tâm lý học - Một số vấn đề về thời đại ngày nay

Nhưng ngày nay điều đó không còn nữa bởi quy mô và sự gay gắt của các hậu quả tai hại do bất kỳ hành động sai lầm nào của con người gây nên đã tăng lên chưa từng thấy. Những hành động đó dù xảy ra ở một nơi nào trên trái đất, hay do một bộ phận người nào đó gây ra đều tất yếu dẫn tới những hậu quả không phải là cục bộ mà chung cho cả loài người. Tức là mang tính toàn cầu. Những vấn đề đó có ảnh hưởng trực liếp đến sự sống còn của toàn nhân loại một cách bức xúc. Vì vậy con người đã và đang ý thức được tính chất nghiêm trọng của những vấn đề đã xảy ra dẫn tới sự quan tâm ngày càng tăng ở khắp mọi nơi. Và những vấn đề đó gọi là những vấn đề toàn cầu cấp bách. Như vậy, vấn đề toàn cầu cũng như toàn cầu cấp bách bao giờ cũng chỉ tồn tại trong một bối cảnh xã hội nhất định, chứ không thể tách rời, độc lập với bối cảnh xã hội đó. Tùy theo lập trường quan điểm của giai cấp cầm quyền, xuất phát từ những vấn đề cấp bách của đất nước mà mỗi quốc gia có thể nêu ra những vấn đề toàn cầu cấp bách khác nhau. Song cơ bản có 4 vấn đề như Đảng ta đã xác định: "Nhân dân các nước đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người. Đó là giữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh; bảo vệ môi trường sống, hạn chế sự bùng nổ dân số; phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo"1.

pdf90 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tâm lý học - Một số vấn đề về thời đại ngày nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bách Của Thời Đại TRONG Điều Kiện Hiện NAY. 1. Quan niệm về những vấn đề toàn cầu và toàn cầu cấp bách. Trước đây các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê nin chưa có đủ tiền đề để trình bày một cách có hệ thống quan điểm của mình về những vấn đề toàn cầu và lợi ích chung của nhân loại, dẫu rằng ăng ghen đã đề cập trực tiếp đến vấn đề này. Có thể nói ở thời các ông tính chất gay gắt của những mâu thuẫn giữa các giai cấp, xung đột giữa con người với giới tự nhiên chưa đạt tới quy mô toàn cầu. Do đó thuật ngữ những vấn đề toàn cầu mới chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây. Bản thân thuật ngữ này dùng để chỉ những vấn đề mà tác động của nó có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của tất cả các dân tộc, không biệt chế độ chính sách - xã hội, biên giới, quốc gia. Những vấn đề toàn cầu không thể được giải quyết bởi từng quốc gia, dân tộc hoặc một nhóm nước mà đòi hỏi sự phối hợp sức lực với ý thức trách nhiệm cao của toàn nhân loại. Như vậy có thể hiểu những vấn đề toàn cầu có những đặc điểm sau: Thứ nhất: là những vấn đề thực sự đụng chạm đến lợi ích của toàn thể loài người, tương lai của loài người. Với ý nghĩa đó có thể nói rằng những vấn đề toàn cầu mang tính nhân loại. Thứ hai: đó là những vấn đề bao quát chung và trên thực tế thực sự, có tính chất quốc tế, có nghĩa là được thể hiện như một yếu tố khách quan trong sự phát triển xã hội trên mọi khu vực chủ yếu của trái đất. Thứ ba là những vấn đề mà nếu không giải quyết sẽ gây nguy cơ đe dọa tương lai của loài người, hoặc những vấn đề cần phải giải quyết để bảo đảm cho xã hội tiếp tục phát triển. Những vấn đề đó cũng có thể được xếp vào những vấn đề toàn cầu. Những vấn đề toàn cầu là một khái niệm rộng bao gồm nhiều vấn đề nhưng ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu những vấn đề toàn cầu có tính cấp bách của thời đại trong giai đoạn hiện nay. Vậy vấn đề toàn cầu cấp bách là gì? Trước đây, những hậu quả tai hại do con người hoặc cộng đồng người nào đó gây ra còn mang tính chất cục bộ và không gây nguy hiểm cho cả loài người nói chung. Lúc bấy giờ con người còn có khả năng sửa chữa sai lầm, kể cả những sai lầm có thể dẫn đến sự hủy diệt một bộ phận loài người hoặc một cộng đồng người. Vì thế có những nước văn minh đã mất đi nhưng sự tiêu vong của những nền văn minh đó chỉ có thể làm chậm lại chứ không thể làm ngăn cản được tiến trình phát triển của loài người, hơn nữa không thể là sự kết thúc của lịch sử. Nhưng ngày nay điều đó không còn nữa bởi quy mô và sự gay gắt của các hậu quả tai hại do bất kỳ hành động sai lầm nào của con người gây nên đã tăng lên chưa từng thấy. Những hành động đó dù xảy ra ở một nơi nào trên trái đất, hay do một bộ phận người nào đó gây ra đều tất yếu dẫn tới những hậu quả không phải là cục bộ mà chung cho cả loài người. Tức là mang tính toàn cầu. Những vấn đề đó có ảnh hưởng trực liếp đến sự sống còn của toàn nhân loại một cách bức xúc. Vì vậy con người đã và đang ý thức được tính chất nghiêm trọng của những vấn đề đã xảy ra dẫn tới sự quan tâm ngày càng tăng ở khắp mọi nơi. Và những vấn đề đó gọi là những vấn đề toàn cầu cấp bách. Như vậy, vấn đề toàn cầu cũng như toàn cầu cấp bách bao giờ cũng chỉ tồn tại trong một bối cảnh xã hội nhất định, chứ không thể tách rời, độc lập với bối cảnh xã hội đó. Tùy theo lập trường quan điểm của giai cấp cầm quyền, xuất phát từ những vấn đề cấp bách của đất nước mà mỗi quốc gia có thể nêu ra những vấn đề toàn cầu cấp bách khác nhau. Song cơ bản có 4 vấn đề như Đảng ta đã xác định: "Nhân dân các nước đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người. Đó là giữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh; bảo vệ môi trường sống, hạn chế sự bùng nổ dân số; phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo"1. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1991, tr. 7. 2. Một số vấn đề toàn cầu cấp bách hiện nay. a) Đấu tranh ngăn chặn chiến tranh huỷ diệt, ngăn chặn khủng bố - bảo vệ hòa bình thế giới. - Nhân loại đã phải gánh chịu biết bao đau thương, chết chóc do những cuộc chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc gây ra. Đặc biệt là của chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai mà hậu quả của nó như đã nêu ở phần trên. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai lại tiếp đến thời kỳ chiến tranh lạnh do chủ nghĩa đế quốc khởi xướng suốt 5 thập kỷ mà mục tiêu của chiến tranh lạnh này là nhằm vào việc xóa bỏ hệ thống XHCN bằng "diễn biến hòa bình". Đây là thời kỳ căng thẳng, chạy đua vũ trang chưa từng có trong lịch sử loài người, gây biết bao tai họa đó là chết chóc, lãng phí tài nguyên, ônhiễm môi trường mà đáng ra tài nguyên đó đem phục vụ sự sống của con người thì lại đưa vào chiến tranh. Trong chiến tranh lạnh, các nước đế quốc chỉ cho tuyên truyền, thực hiện "diễn biến hòa bình" rất lớn nhằm chống lại các nước XHCN. Họ thành lập Đài châu á tự do, Đài châu Âu tự do, Đài Hồximacti cho chiến lược diễn biến hòa bình. Khái niệm "diễn biến hòa bình" chống các nước XHCN chính là "sáng tạo" của chủ nghĩa đế quốc. Là thủ đoạn hết sức nham hiểm và tỏ ra rất có hiệu lực. Bằng chiến tranh quân sự, vũ trang chủ nghĩa đế quốc đã không tiêu diệt nổi CNXH buộc chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ phải thay đổi chiến lược, phải dùng cuộc chiến tranh không có tiếng súng, cuộc chiến tranh bằng nhung lụa. Chính sự tiến công của chủ nghĩa đế quốc bằng "diễn biến hòa bình" kết hợp với những sai lầm yếu kém trong bản thân các nước XHCN hiện thực đã làm cho CNXH ở Liên - Xô và Đông Âu sụp đổ. Đây chính là "thủ đoạn hòa bình để giành thắng lợi". Trong chiến lược này, tấn công trên mặt trận tư tưởng văn hóa được coi là mũi đột phá làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra khoảng trống để dần dần đưa hệ tư tưởng tư sản vào, rồi cuối cùng xóa bỏ hệ tư tưởng XHCN. Chính các nhà tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc đã tổng kết "Một đài phát thanh cũng có thể bình định xong một đất nước", "Một đô la chi cho tuyên truyền có tác dụng ngang với 5 đô la chi cho quốc phòng", "Kích động vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là 4 đòn đột phá khẩu, 4 mũi xung kích để chọc thủng mặt trận tư tưởng, chính trị". Chính Tổng thống Mỹ Nic-xơn đã nhiều lần nhắc lại trong cuốn sách "Năm 1991 - chiến thắng không cần chiến tranh" rằng: "Mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất" "Toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hoạt động mậu dịch viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng". Bên cạnh cuộc tấn công trên mặt trận tư tưởng, văn hóa chúng còn dùng thủ đoạn về kinh tế như viện trợ nhân đạo, bao vây cấm vận, giúp đỡ không hoàn lại... đòi tư nhân hóa nền kinh tế, làm cho kinh tế các nước bị lệ thuộc vào kinh tế tư bản chủ nghĩa - từ lệ thuộc kinh tế dẫn đến sự lệ thuộc về chính trị và cuối cùng là lệ thuộc hoàn toàn. Ngày nay, mặc dù người ta nói rằng thời kỳ chiến tranh lạnh đã chết nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ rất phức tạp và ngày càng tăng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang phát triển gây ra những cuộc xung đột đẫm máu. ở đây khi nói tới xung đột thì có hai loại xung đột: Loại thứ nhất là xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo. Loại thứ hai là can thiệp lật đổ, thậm chí các thế lực bên ngoài kích động để dẫn đến xung đột nội bộ ngày càng phức tạp và tính phức tạp ngày càng tăng. Chủ nghĩa ly tâm, xu hướng ly khai cũng đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới gây nên xung đột đẫm máu từ Inđônêxia, Mianma, Srilanca... đến nay đã lan sang cả châu Âu, các nước như Tây Ban Nha, Canada... chủ nghĩa ly khai đang phát triển. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chủ nghĩa đế quốc đã gây ra cuộc chạy đua vũ trang chưa từng thấy. Hiện nay Mỹ vẫn đơn phương chạy đua vũ trang, đơn phương hủy bỏ hiệp định ABM về cắt giảm vũ khí hạt nhân đã ký với Nga. Để chạy đua theo chương trình phòng thủ tên lửa trên không NMD và TMD. Trong cuộc chạy đua ấy nổi bật lên là chạy đua sản xuất và kinh doanh vũ khí giết người. Nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ mà người ta có thể chế tạo ra những vũ khí giết người rất khiếp khủng như xe tăng, máy bay, bom đạn đủ các loại... Ngay từ năm 1918 Lê nin đã thấy trước khả năng này. Người nói: Kỹ thuật hiện đại hiện nay ngày càng tiếp sức cho tính hủy diệt của chiến tranh. Ngày xưa trong đánh giặc cha ông ta đã mơ ước có thứ vũ khí vạn năng bắn một phát chết hàng vạn tên thì ngày nay cũng chính con người đã sản xuất ra thứ vũ khí để giết người còn ghê gớm hơn, đó là vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học, hóa học, vũ khí vi trùng... Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí giết người hàng loạt không những thế nó còn giết dần giết mòn từ đời này sang đời khác. Nếu kỷ nguyên hạt nhân được mở đầu bằng việc Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống nước Nhật vào tháng 8/1945 không những đã cướp đi tính mạng của hơn chục vạn con người mà mấy chục năm sau con người vẫn chết dần chết mòn trong bệnh tật, quái thai... thì đến nay con người đã sản xuất ra một lượng vũ khí hạt nhân đủ sức tiêu diệt 20 lần sự sống của hành tinh chúng ta. Chúng ta đã từng biết về sự tàn khốc của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, những các cuộc chiến tranh đó vẫn đến hồi kết thúc vẫn phân định được thắng bại. Còn hiện nay chiến tranh hạt nhân nổ ra thì đó là cuộc chiến tranh không phân thắng bại vì không còn ai sống sót để phân thắng bại. Bởi lẽ rằng hiện nay trên thế giới hầu như nước nào cũng có vũ khí hạt nhân, từ nước giàu đến nước nghèo, từ nước có khả năng sản xuất ra vũ khí hạt nhân đến nước không có khả năng sản xuất ra vũ khí hạt nhân - vì lợi ích và mục đích quân sự của dân tộc mà đều tàng trữ loại vũ khí đó. Thậm chí có nhiều nước rất nhiều vũ khí hạt nhân, nhiều nước vẫn không ngừng sản xuất ra vũ khí hạt nhân. Và thực tế trong số những vũ khí nguy hiểm có tính hủy diệt hàng loạt thì nhiều nhất là loại vũ khí này. Gần đây nhất lại xuất hiện vũ khí sinh học, vũ khí vi trùng chỉ cần gửi qua bao thư, qua mạng là đã gây nên bệnh tật chết người. Điều đó làm kinh hoàng cả thế giới. Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới nạn khủng bố diễn ra hiện nay trên thế giới. Đặc biệt là vụ khủng bố hôm 11/9/2001 vào trung tâm thương mại của nước Mỹ mà ai cũng biết, làm cho 5000 người thiệt mạng, thiệt hại về giá trị sản lượng toàn cầu là 350 tỷ USD. Nhưng điều đáng nói là sau ngay sau đó Mỹ đã nhân danh chống khủng bố để tiến hành một cuộc đại khủng bố nhằm vào đất nước Apganistan bất chấp luật lệ và sự phản đối của nhân dân thế giới. Để tham gia vào "cuộc chiến chống khủng bố" đó Mỹ đã lôi kéo nhiều nước cùng trực tiếp tham gia như Anh, Canađa, Australia, Đức và Pháp, ngoài ra hơn 40 nước trung Đông, châu Phi, châu Âu và toàn cầu á cho phép sử dụng không phân và căn cứ trên đất liền... Mỹ đã rải xuống đất nước này một lượng bom đạn vũ khí khổng lồ nhằm vào các mục tiêu quân sự, dân sự, những xóm thôn, làng bản... gây đau thương chết chóc và hủy diệt những cơ sở vật chất, kỹ thuật. Đây là dịp để công nghiệp sản xuất vũ khí của Mỹ có cơ hội nghiên cứu, thử nghiệm và quảng cáo những vũ khí tối tân của mình qua chiến trường ápganistan. Trước thực trạng đó của thế giới đã đặt ra một cách cấp thiết là phải đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới. Phải xem củng cố hòa bình là một vấn đề then chốt, có tính chất quyết định trong toàn bộ hệ thống những vấn đề toàn cầu hiện nay cũng như trong tương lai. Nếu xem xét vấn đề này trên quan điểm chung nhất thì có thể nói rằng quyền được sống trong điều kiện hòa bình của con người và của các dân tộc là vấn đề căn bản nhất, từ đó sinh ra mọi quyền khác của con người. Nếu không có quyền được sống trong hòa bình thì những quyền khác sẽ không thể thực hiện được. Toàn bộ kinh nghiệm mà loài người tích lũy được trong cả quá trình lịch sử của mình đã chứng tỏ điều đó. Đặc biệt là trước thềm của thế kỷ XXI nó càng trở nên tối cần thiết và cấp bách. Ngay từ Đại hội XXVI của Đảng Cộng sản Liên Xô trước đây cũng đã xác định: "Ngày nay đối với Đảng ta, nhân dân ta cũng như đối với tất cả các dân tộc trên hành tinh, không có một nhiệm vụ quốc tế nào quan trọng hơn là nhiệm vụ bảo vệ hòa bình"1. Hay đồng chí L.I. Brê - giơ - nép cũng tuyên bố: "Không phải việc chuẩn bị chiến tranh - một việc buộc các dân tộc phải hao phí của cải vật chất và tinh thần của mình một cách vô lý - mà việc củng cố hòa bình mới chính là sợi dây chỉ đường dẫn đến ngày mai" (Sđd). Đấu tranh bảo vệ mục tiêu hòa bình cho nhân loại không chỉ đặt ra cho riêng ai mà đòi hỏi tất cả mọi quốc gia dân tộc trên thế giới, mọi lực lượng xã hội bao gồm công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản, thanh niên, phụ nữ, trẻ em, đồng bào các dân tộc, các tôn giáo.v.v... trong đó giai cấp công nhân là lực lượng xã hội chủ yếu đi đầu trong xã hội hiện nay có khả năng đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp bảo vệ hòa bình. Trước đây khi hệ thống XHCN chưa bị sụp đổ thì phe XHCN là lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong bảo vệ hòa bình thế giới. Bởi bản chất của CNXH là hòa bình. Nay CNXH bị sụp đổ thì đòi hỏi cả nhân loại yêu chuộng hòa bình phải tích cực đấu tranh bảo vệ hòa bình trong phạm vi nhỏ cũng như trong phạm vi lớn - kể cả nhân dân Mỹ ở tại nước Mỹ. Đấu tranh bảo vệ hòa bình bao gồm nhiều vấn đề như chống chiến tranh hủy diệt, chống khủng bố, chống xung đột, chống phân ly, chống diễn biến hòa bình nhưng trong đó nổi cộm nhất là chống chiến tranh hủy diệt và chống khủng bố. Điều sâu xa nhất, quan trọng nhất để ngăn chặn được tất cả những vấn đề trên là đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Vì còn đế quốc là còn chiến tranh - chiến tranh là kẻ thù của hòa bình dưới bất kỳ hình thức nào. Nên nhân loại muốn có 1 Đại hội XXVI Đảng Cộng sản Liên Xô, tiếng Việt, Nxb Sự Thật, H. 1981, tr. 63. hòa bình thật sự, hòa bình vĩnh viễn thì phải đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc mà đứng đầu là đế quốc Mỹ. Tuy nhiên việc đấu tranh để hủy bỏ các loại vũ khí giết người hàng loạt đặc biệt là vũ khí hạt nhân đang gặp phải khó khăn, trở ngại lớn khi mà còn có nước coi việc giải quyết vấn đề tài chính của họ bằng con đường xuất khẩu vũ khí hoặc buôn bán các nguyên liệu có liên quan đến chế tạo vũ khí hạt nhân, sinh học, hóa học... Vì vậy trong số những nhà tư bản đầu sỏ đa số là những tên sản xuất, buôn bán vũ khí, những tên lái súng. Họ thu được những món lợi khổng lồ nhờ có chiến tranh và buôn bán vũ khí giết người. Chính R. Ních - xơn đã từng tuyên bố: Hy vọng thủ tiêu hoàn toàn vũ khí hạt nhân là ảo tưởng. ông ta khuyên mọi người hãy tìm cách sống lâu dài với loại vũ khí đó. Liên - Xô trước khi sụp đổ đã kịp làm việc có ý nghĩa rất quan trọng là đã cùng Mỹ (nói đúng hơn là bắt buộc Mỹ) ký kết hiệp ước hủy bỏ một phần loại vũ khí nguy hiểm nhất này. Trước đó Liên Xô làm gương mang ra hủy trước. Sau đó Liên Bang Nga lại tiếp tục ký với Mỹ bản hiệp định ABM. Làm cho loại vũ khí này có giảm bớt. Tuy nhiên sau đó Mỹ đơn phương không thực hiện hiệp định và cùng với một số nước khác như Pháp vẫn tăng cường sản xuất vũ khí hạt nhân. Việc thu nhỏ vũ khí hạt nhân và việc cải tiến công nghệ chế tạo nó sẽ dẫn đến việc không thể kiểm soát được việc sản xuất và phổ biến loại vũ khí này. Song cần phải thấy rằng, nên đấu tranh không cho sản xuất ra vũ khí hạt nhân là hữu hiệu nhất. Còn khi đã sản xuất ra quá nhiều mang đi hủy bớt thì nó không giết người trực tiếp cũng là giết người gián tiếp, vì nó gây chấn động vỏ quả đất, chất độc lan tỏa trong không gian làm hủy diệt sinh thái gây bệnh tật cho con người.v.v... * Đấu tranh cho hòa bình trong thời đại còn có sự phân chia giai cấp và đối kháng giai cấp gay gắt như hiện nay không phải là cuộc đấu tranh đơn giản ngày một, ngày hai mà chừng nào còn chủ nghĩa đế quốc thì hòa bình của thế giới còn bị đe dọa. Do đó cần phải thực hiện nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Trong điều kiện hiện nay, khi tình thế cách mạng chưa chín muồi để dẫn tới thắng lợi của CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Sự tồn tại của các nước tư bản chủ nghĩa, của các nước dân tộc chủ nghĩa và các nước theo định hướng XHCN với những màu sắc chính trị khác nhau còn tồn tại lâu dài và tất yếu khách quan. Đấu tranh cho hòa bình trong hoàn cảnh đó cững là quá trình lâu dài, phức tạp trong khi chưa thể loại bỏ được nhau thì phải cùng tồn tại hòa bình. Để có hòa bình và ổn định giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau phải biết tôn trọng quyền lợi chính đáng của nhau. Trong khi không xem nhẹ cuộc đấu tranh tất yếu diễn ra do sự đối lập về bản chất xã hội, giữa các nước đó, cũng không ngừng mở rộng quan hệ qua lại trên các lĩnh vực khác nhau để cùng tồn tại và phát triển trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Để đạt được những mục tiêu trong cuộc đấu tranh cùng tồn tại hòa bình, các lực lượng cách mạng và dân chủ phải đấu tranh buộc chủ nghĩa đế quốc thực hiện những nội dung sau: - Về chính trị: là quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị - xã hội của mỗi dân tộc, trong đó thừa nhận sự ra đời của CNXH như là biểu hiện cao nhất của tự do lựa chọn chế độ chính trị - xã hội, là nội dung quan trọng nhất của cuộc đấu tranh cho cùng tồn tại hòa bình. Nó mặc nhiên chống lại sự can thiệp của các thế lực tư bản, đế quốc vào công việc nội bộ của các nước XHCN. Về quân sự: phải kiên quyết loại bỏ việc dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn bất đồng giữa CNXH và chủ nghĩa tư bản. Không sử dụng bạo lực trong mối quan hệ giữa các quốc gia trong bất kỳ tình huống nào và gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh giải trừ vũ khí, giải trừ quân bị. - Về kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật: Cùng tồn tại hòa bình đòi hỏi phải đẩy mạnh hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật giữa tất cả các dân tộc, quốc gia trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Những hợp đồng kinh tế giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau là một nhân tố chống lại chiến tranh. Nếu thế giới trước đây nằm trong tình trạng đối đầu rất căng thẳng thì thế giới ngày nay là thế giới đối thoại và hợp tác - thế giới cùng chung sống hòa bình giữa các quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Nhưng cũng nên nhớ rằng: Không phải như vậy là thế giới đã hết mâu thuẫn, hết đấu tranh mà là sự hợp tác trong đấu tranh vì đấu tranh phải hợp tác. Nếu ai quên mất điều đó hoặc không nhận thấy điều đó sẽ là kẻ mơ hồ về chính trị. Mà việc đấu tranh để ký kết hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Mỹ vừa qua là một ví dụ điển hình. b) Đấu tranh bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. * Môi trường và sự ô nhiễm môi trường: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh trong tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên" (Theo điều 1, luật bảo vệ môi trường của Việt Nam). Từ định nghĩa tổng quát này, các khái niệm về môi trường còn được hiểu theo các nghĩa khác nhau, nhưng tựu trung lại không nằm ngoài nội dung của định nghĩa kinh điển nêu trên. - Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... - Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh, sinh viên bao gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, Nghị định, thông tư, quy định. Tóm lại: môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. - Ô nhiễm môi trường: Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam: "ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường". Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. Từ ô nhiễm môi trường trầm trọng đã dẫn tới sự khủng hoảng môi trường. Hiện nay, thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Nguyên nhân gây nên các cuộc khủng hoảng là do sự bùng nổ dân số và các yếu tố phát sinh từ sự gia tăng dân số. Do đó, xuất hiện một khái niệm mới là khủng hoảng môi trường. "Khủng hoảng môi trường là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu, đe dọa cuộc sống của loài người trên trái đất". Sau đây là những biểu hiện của sự khủng hoảng môi trường. + Ô nhiễm không khí (bụi, SO2, CO2.v.v...) vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị, khu công nghiệp. + Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu. + Tầng ô zôn bị phá hủy. + Sa mạc hóa đất do nhiều nguyên nhân như bạc màu, mặn hóa, phèn chua, khô hạn. + Nguồn nước lợ ô nhiễm. + Ô nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng. + Rừng đang suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng. + Số chủng loài động vật bị tiêu diệt đang gia tăng. + Rác thải, chất thải đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại. * Thực trạng vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay trên thế giới. Theo báo cáo tổng quan môi trường toàn cầu năm 2000 của chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã phân tích hai xu hướng bao trùm khi loài người trước vào thiên niên kỷ thứ III. Thứ nhất: Đó là các hệ sinh thái và sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe dọa bởi sự mất cân bằng sâu sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hóa và dịch vụ. Một tỷ lệ đáng kể nhân loại hiện nay vẫn đang sống trong sự nghèo khó và xu hướng được dự báo là sự khác biệt sẽ ngày càng tăng giữa những người không bền vững theo hai thái cực: Sự phồn thịnh và sự cùng cực đang de dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống nhân văn và cùng với nó là môi trường toàn cầu. Thứ hai: Thế giới hiện đang ngày càng biến đổi, trong đó sự phối hợp quản lý môi trường ở quy mô Quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành quả về môi trường thu được nhờ công nghệ và những chính sách môi đang không theo kịp nhịp độ và quy mô gia tăng dân số và phát triển kinh tế. Mỗi một phần trên bề mặt trái đất được thiên nhiên ban tặng cho các thuộc tính môi trường của riêng mình. Mặt khác, lại cũng phải đương đầu với hàng loạt các vấn đề mang tính toàn cầu đã và đang nổi lên. Những thách thức đó là: - Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng. Vào cuối những năm 1990, mức phát tán đi-ô-xit-cac-bon (CO2) hàng năm xấp xỉ bằng bốn lần mức phát tán năm 1950 và hàm lượng CO2 đã đạt đến mức cao nhất trong những năm gần đây. Theo đánh giá của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu thì có bằng chứng cho thấy về ảnh hưởng rất rõ rệt của con người đến khí hậu toàn cầu. Những kết quả dự báo gồm việc dịch chuyển của các đới khí hậu, những thay đổi trong thành phần loài và năng suất của các hệ sinh thái, sự gia tăng các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và những tác động đến sức khỏe con người. Các nhà khoa học cho biết, trong vòng 100 năm trở lại đây trái đất đã nóng lên thoảng 0,50C và trong thế kỷ này sẽ tăng từ 1,5 - 4,50C so với nhiệt độ ở thế kỷ XX. Trái đất nóng lên có thể mang tới những bất lợi đó là : - Mực nước biển có thể dâng cao từ 25 đến 140 cm, do sự tan băng và sẽ nhấn chìm một vùng ven biển rộng lớn, làm đất mất đi nhiều vùng sản xuất nông nghiệp, dẫn đến nghèo đói, đặc biệt ở các nước đang phát triển. - Thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất thiên tai như gió bão, động đất, phun trào núi lửa, hỏa hoạn và lũ lụt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự sống của loài người một cách trực tiếp và gây ra những thiệt hại về kinh tế mà còn gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng khác. Ví dụ: Nạn cháy rừng ngày càng gia tăng. Trong các năm 1996 - 2000 đã thiêu hủy nhiều khu rừng Braxin, Canada, Hoa kỳ, khu tự trị ở Đông Bắc Trung Quốc, lnđônêxia, ý, Mêhycô, Liên Bang Nga... Những tác động của các vụ cháy rừng có thể rất nghiêm trọng. Các chuyên gia coi chỉ số ô nhiễm ở mức 100km/m3 là đã có tác động xấu đến sức khỏe. Chi phí ước tính do nạn cháy rừng đối với người dân Đông Nam á là 1,4 tỷ USD. Các vụ cháy rừng còn đe dọa nghiêm trọng tới đa dạng sinh học. Trái đất nóng lên chủ yếu do hoạt động của con người mà cụ thể là: - Do sử dụng ngày càng tăng lượng than đá, dầu mỏ và phát triển công nghiệp dẫn đến gia tăng nồng độ CO2 và SO2 trong khí quyển. - Khai thác triệt để dẫn đến làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng và đất rừng, nước - là bộ máy khổng lồ giúp cho việc điều hòa khí hậu trái đất. - Nhiều hệ sinh thái bị mất cân bằng nghiêm trọng ở nhiều khu vực trên thế giới. Tất cả các yếu tố này góp phần làm cho thiên nhiên mất đi khả năng tự điều chỉnh vốn có của mình. - Sự suy giảm tầng ô zôn (O3) Tầng ôzôn có vai trò bảo vệ, chặn đứng các tia cực tím có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người và các loài sinh vật trên trái đất. Bức xạ tia cực tím có nhiều tác động, hầu hết mang tính chất phá hủy đối với con người, động vật và thực vật cũng như các loại vật liệu khác, khi tầng ôzôn tiếp tục bị suy thoái, các tác động này càng trở nên tồi tệ. Ôzôn của loại khí hiếm trong không khí nằm trong tầng bình lưu khí quyển gần bề mặt trái đất và tập trung thành một lớp dày ở độ cao từ 16 - 40 km phụ thuộc vào vĩ độ. Nếu không khí có nồng độ ôzôn lớn hơn nồng độ tự nhiên thì môi trường bị ô nhiễm và gây tác hại đối với sức khỏe con người. Các chất làm cạn kiệt tầng ôzôn (ODS - ozôn Depletna substances) bao gồm : Cloruafluozocacbon (CFC); mê tan (CH4); các khí ni tơ ô xít (NO2, NO1, NOx) có khả năng hóa hợp với O3 và biến đổi thành ô xy. Các chất làm suy yếu giảm tầng ôzôn trong tầng bình lưu đạt ở mức cao nhất vào năm 1994 và hiện đang giảm dần. Theo Nghị định thì Montral và các văn bản sửa đổi của Nghị định thư dự đoán rằng, tầng ôzôn sẽ được phục hồi so với trước những năm 1980 vào năm 1050. - Tài nguyên bị suy thoái. Rừng, đất và đồng cỏ hiện vẫn đang bị suy thoái hoặc sự triệt phá mạnh mẽ, đất hoang bị biến thành sa mạc. Đất đai ở hơn 100 năm nước trên thế giới đang chuyển chậm sang dạng hoang mạc, có nghĩa là gần 1 tỷ người đang bị đe dọa. Theo tài liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc, diện tích đất canh tác bình quân đầu người trên thế giới năm 1983 là 0,31 ha/người thì đến năm 1993 chỉ còn 0,26 ha/người và còn tiếp tục giảm trong tương lai. - Sự phá hủy rừng vẫn đang diễn ra với mức độ cao, trên thế giới diện tích rừng có khoảng 40 triệu km2, song chỉ đến nay diện tích này đã bị mất đi một nửa, trong số đó, rừng ôn đới chiếm khoảng 1/3 và rừng nhiệt đới chiếm 2/3. Sự phá hủy rừng xảy ra mạnh, đặc biệt ở những nước trong phát triển. Chủ yếu do nhu cầu khái thác gỗ củi và nhu cầu lấy đất làm nông nghiệp và cho nhiều mục đích khác. Gần 65 triệu ha rừng bị mất vào những năm 1990 - 1995. - Với tổng lượng nước là 1386.106 km3 bao phủ gần 3/4 diện tích mặt trái đất, và như vậy trái đất của chúng ta có thể gọi là "trái nước", nhưng loài người vẫn "khát" giữa đại dương mênh mông, bởi vì với tổng lượng nước đó thì nước ngọt chỉ chiếm 2,5% tổng lượng nước, mà hầu hết tồn tại ở dạng đóng băng và tập trung ở hai cực (chiếm 2,24%), còn lượng nước ngọt mà con người có thể tiếp cận để mở rộng trực tiếp càng ít ỏi (chỉ chiếm 0,26%). Sự gia tăng dân số nhanh cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, thâm canh nông nghiệp và các thói quen tiêu thụ nước quá mức đang gây ra sự khủng hoảng nước trên phạm vi toàn cầu. Gần 20% dân số thế giới không được dùng nước sạch và 50% thiếu các hệ thống vệ sinh an toàn. Sự suy giảm nước ngọt ngày càng lan rộng hơn và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, đó là nạn thiếu nước ở nhiều nơi và đối với các khu vực ven biển đó là sự xâm nhập mặn... * Nguyên nhân của thực trạng trên: có nhiều nguyên nhân nhưng trước hết là do sự khai thác bừa bãi của con người đối với tự nhiên làm cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt. Như Mác đã chỉ ra rằng: Nền văn minh phát triển một cách tự phát không có sự hướng dẫn một cách có ý thức khoa học thì sẽ để lại sau nó một bãi hoang mạc. Thứ hai là do các chất thải trong công nghiệp có thể ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô ngày càng rộng khi sự phát triển đô thị, khu công nghiệp gia tăng, khi dân số thế giới còn tiếp tục gia tăng gây ra xu hướng làm mất cân bằng nghiêm trọng giữa dân số và môi trường. Các nước công nghiệp phát triển thải ra nhiều khí độc hại gây nên hiệu ứng nhà kính. Thứ ba là do chất thải trong sinh hoạt của con người. Loài người đã và đang thải ra biển rất nhiều chất độc hại một cách có ý thức và không có ý thức. Thứ tư là do các chất độc của chiến tranh, vũ khí. Một lượng lớn các chất thải phóng xạ của các quốc gia trên thế giới được bí mật đổ ra biển. Riêng Mỹ năm 1961 có 4.087 và 1962 có 6.120 thùng phóng xạ được đổ chôn xuống biển. Việc nhấn chìm các loại đạn được, bom mìn, nhiên liệu tên lửa của Mỹ đã được tiến hành từ hơn 50 năm nay. Riêng năm 1963 có 40.000 tấn thuốc nổ và dụng cụ chiến tranh được hải quân Mỹ đổ ra biển. Như vậy Mỹ là nước đã và đang thải ra nhiều khí độc hại vào bầu khí quyển và chất thải phóng xạ vào lòng đại dương gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhưng rất tiếc, Tổng thống Hoa Kỳ G.Buse lại bỏ cam kết, không chịu thực hiện Nghị định thư Kyôtô mà trước đây tổng thống W.J Clintơn đã ký, trong tháng 8/2002 lại thiếu vắng Tổng thống Mỹ trong Hội nghị thượng đỉnh quốc tế do Liên Hiệp Quốc tổ chức ở Nam Phi để bàn về những vấn đề môi trường của trái đất làm dư luận thế giới hết sức bất bình và phê phán thái độ lãng tránh, thiếu trách nhiệm của người đứng đầu nước Mỹ. - Gần đây Tổng thống Mỹ Busơ còn ra lệnh phá rừng để tránh cháy rừng. Điều đó gây nên sự phản ứng mạnh mẽ của nhiều nước trên thế giới. Từ trực trạng và nguyên nhân trên để khắc phục sự ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên thì phải đặt ra mục tiêu hành động chung là bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như bảo vệ sự sống của chính mình đó là vấn đề có tính toàn cầu cấp bách nhằm đưa loài người thoát ra khỏi những hậu quả do chính mình gây ra. Chúng ta tin tưởng rằng con người ngày nay đã nhận thức được hậu quả do mình gây ra và sẽ biết phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên một cách thông minh và khôn ngoan hơn trong phạm vi mỗi nước và trên phạm vi toàn cầu. Điều đó phải được tiến hành theo chương trình kế hoạch thống nhất không chỉ trong phạm vi quốc gia, châu lục mà phải toàn thế giới với một số các biện pháp chủ yếu như sau: Một là phải nâng cao nhận thức cho mọi người dân về môi trường tài nguyên, thiên nhiên; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên đó là vấn đề quan trọng trước tiên mà cơ bản là ý thức tiết kiệm, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trên rừng, dưới biển, trong lòng đất. Vì nếu không được trang bị về nhận thức đúng đắn thì họ sẽ trở thành thủ phạm tàn phá môi trường, tàn phá thiên nhiên. Bởi sự tác động của con người vào tự nhiên như thế nào là tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, bản chất của chế độ xã hội và sự nhận thức của con người như thế đó. Thực tế cho đến hiện nay, khi những hành động "trả thù" của tự nhiên đối với con người đã quá dữ dội. Song có những người vẫn còn thờ ơ với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Thậm chí có những kẻ, những quốc gia vì lợi ích riêng, cục bộ của mình trước mắt vẫn tiếp tục tàn phá môi trường và tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại tự nhiên như những tên lâm tặc, hải tặc, những tên thủ phạm chiến tranh... Vì vậy việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên cần được đưa vào giảng dạy trong nhà trường với tư cách là một môn khoa học độc lập là: khoa học môi trường để nâng cao nhận thức cho mọi người dân nhất là trong thanh niên, học sinh, sinh viên. Hai là phải được thể chế hóa bằng pháp luật - trở thành "luật môi trường" để tất cả mọi người hiểu và căn cứ vào đó mà thực hiện. Trên phạm vi quốc tế phải có các công ước quốc tế về môi trường, những hành động phá hoại môi trường, phá hoại thiên nhiên cần phải lên án và xử lý theo pháp luật. Ba là phải sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như tuyên truyền, phổ biến bằng Pa nô, áp phích. Sách báo, phim ảnh để đến mọi nơi, mọi lúc, mọi người. Bốn là phải tổ chức các hội thảo quốc tế, các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên, thiên nhiên. Năm là phải tổ chức những hành động cụ thể, thiết thực những chiến dịch ra quân bảo vệ môi trường như chiến dịch: Xanh, sạch, đẹp... phải thay thế những nguồn năng lượng mà con người quen sử dụng từ trước tới nay đang bộc lộ những nhược điểm lớn đối với môi trường như than đá, dầu lửa, năng lượng nguyên từ là những năng lượng vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa tăng nhiệt độ trái đất bằng những năng lượng mới không có phế thải như: Sức gió, sức nước, ánh nắng mặt trời và sóng biển... thì mới có thể khắc phục, tái tạo lại tự nhiên môi trường trong sạch và giàu có nhằm phục vụ cho sự sống của con người trên trái đất một cách lâu dài. Sáu là: Xây dựng tổ chức bảo vệ tài nguyên và môi trường trên phạm vi quốc tế cũng như trong phạm vi mỗi quốc gia. Bảy là gắn cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường sinh thái với cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình. Các cuộc chay đua vũ trang, chiến tranh hủy diệt sự sống trên trái đất vừa phung phí của cải tài nguyên góp phần gây nên tình trạng đói nghèo vừa phá hủy môi trường sống của con người vì bom đạn, chất độc, vũ khí... c) Hạn chế sự bùng nhân số. * Dân số là gì? Dân số là số dân hay nói cách khác là số lượng người sinh ra, tồn tại và phát triển trong một giai đoạn lịch sử nhất định. * Sự gia tăng dân số (sự bùng nổ dân số). - Hiện nay trên thế giới sự phát triển của dân số diễn ra không đều. Có khu vực, có nước dân số không tăng, tăng chậm, hoặc tăng trưởng âm nhưng cũng có nơi dân số tăng rất nhanh. Khu vực có dân số tăng trưởng chậm nhất là ở châu Âu đặc biệt là các nước Thụy Điển, Pháp, Bỉ, Hà Lan... Thực tế cho thấy ở những nước, những khu vực kinh tế phát triển cao thì số người sinh không cao, số người chết thấp tuổi thọ bình quân cao sự thay thế các thế hệ diễn ra chậm chạp. Khu vực có dân số tăng nhanh nhất là ở Châu Phi và các nước đang phát triển ở châu á, châu Mỹ la tinh, nhất là các nước Xômali, Dim Ba Buê, Ghi nê bịt xao... số người sinh quá cao, số người chết lớn tuổi thọ bình quân thấp, các thế hệ thay thế nhau diễn ra quá nhanh chóng. Nhưng nhìn chung thì dân số thế giới trong giai đoạn thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI là tăng nhanh tạo thành sự bùng nổ dân số, thành đợt "sóng thần dân số". Chính sự bùng nổ dân số đó đã tạo thành một trong những vấn đề cấp bách của thời đại ngày nay. Con người là chủ của trái đất, là động lực chính làm tăng thêm giá trị của các điều kiện kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, lượng gia tăng dân số hiện nay ở một số nước đi đôi với đói nghèo, suy thoái môi trường và tình hình kinh tế bất lợi đã gây ra xu hướng làm mất cân bằng nghiêm trọng giữa dân số và môi trường. Đầu thế kỷ XIX, dân số thế giới mới có 1 tỷ người nhưng đến năm 1927 tăng lên 2 tỷ người; năm 1960: 3 tỷ người, năm 1974: 4 tỷ người; năm l987: 5 tỷ và năm 1999 là 6 tỷ người. Riêng Trung quốc và ấn Độ là 2 quốc gia đã đạt đến kỷ lục trên 1 tỷ dân. Trong đó trên 1 tỷ người trong độ tuổi từ 15 - 24 tuổi. Mỗi năm dân số thế giới tăng thêm khoảng 78 triệu người. Theo dự tính đến năm 2015 dân số thế giới sẽ tăng ở mức từ 6,9 - 7,4 người và đến năm 2025 dân số sẽ là 8 tỷ người và năm 2050 sẽ là 10,3 tỷ người 95% dân số tăng thêm nằm ở các nước đang phát triển do đó các nước này sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng cả về kinh tế, xã hội đặc biệt là môi trường, sinh thái. Việc giải quyết những hậu quả do dân số tăng của những nước này có lẽ còn khó khăn hơn gấp nhiều lần những xung đột về chính trị trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của sự gia tăng dân số trên thế giới, nhiều quốc gia đã phát triển chương trình kế hoạch hóa gia đình (KHHGD), mức tăng trưởng dân số toàn cầu đã giảm từ 2% mỗi năm vào những năm trước 1980 xuống còn 1,7% và xu hướng này ngày càng thấp hơn. Theo dự tính, sau năm 2050, dân số thế giới sẽ ngừng tăng và ổn định ở mức 10,3 tỷ. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để tạo cân bằng giữa dân số và khả năng của môi trường. Các nước chưa liên kết được KHHGD với quy hoạch phát triển, thì cũng chưa thể gắn vấn đề dân số với hành động về môi trường. Một câu hỏi được đặt ra là liệu tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái của trái đất có thể chịu đựng được sự tác động thêm bởi những thành viên cuối cùng của loài người chúng ta hay không? Hơn nữa, điều gì sẽ xảy ra vào năm 2025, khi người thứ 8 tỷ của trái đất sẽ ra đời? Nếu người thứ 6 tỷ sinh ra tại một nước phát triển, ví dụ như ở Mỹ thì người đó đương nhiên thuộc vào dân số tầng lớp trên, ít nhất theo nghĩa là có nhà tốt, có nước sạch, có điều kiện vệ sinh và được hưởng giáo dục, chăm sóc y tế thích đáng, có việc làm, có thời gian giải trí. Song người thứ 6 tỷ cũng góp phần tiêu thụ những tài nguyên kỷ lục. Hàng năm 270 triệu người Mỹ sử dụng khoảng 10 tỷ tấn nguyên liệu, chiếm 30% trữ lượng của toàn hành tinh. Một tỷ người giàu nhất thế giới, kể cả người châu Âu và người Nhật tiêu thụ 80% tài nguyên trái đất. Nếu người thứ 6 tỷ được sinh ra ở một nước đang phát triển, nơi tập trung 3/4 dân số của thế giới thì người đó chỉ có lâm vào cơ hội nghèo đói và thiếu thốn 1/3 dân số thế giới (2 tỷ người) đang sống với khoảng 2 USD/ngày; một nửa số người trên trái đất có điều kiện vệ sinh kém; 1/4 không được dùng nước sạch, 1/3 sống trong những khu vực nhà ở không đủ tiện nghi; 1/6 không biết chữ và 30% những người lao động không có được cơ hội có việc làm phù hợp; 5 tỷ người còn lại trên trái đất chỉ tiêu dùng vẻn vẹn 20% tài nguyên trái đất. Việc tăng những kỳ vọng và nhu cầu thiết yếu để cải thiện điều kiện sống trong những nước đang phát triển càng làm trầm trọng thêm sự tổn hại về môi trường. Đối với nước ta quy mô dân số lớn và ngày càng tăng vẫn là những cản trở lớn đối với sự phát triển đất nước. Với số dân gần 80 triệu người vào thời điểm 6/2002, Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số lớn thứ 2 ở Đông Nam á và thứ 13 trên thế giới. Tiềm năng gia tăng dân số còn lớn do cơ cấu dân số trẻ và số phụ nữ 15 - 49 tuổi vẫn tăng ở mức cao, từ 21,1 triệu năm 2000 lên 25,5 triệu năm 2010. Mặc dù tỷ lệ sinh đã giảm nhanh trong thập kỷ qua và tiếp tục giảm, nhưng trong 10 năm tới, dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình mỗi năm khoảng từ 1 triệu đến 1,1 triệu. Kết quả giảm sinh từ nay đến năm 2010 có ý nghĩa quyết định đến việc ổn định quy mô dân số ở mức cao hay thấp. Dân số Việt Nam sẽ ổn định vào giữa thế kỷ XXI. ở mức cao, quy mô dân số ổn định có thể trên 122 triệu; còn ở mức thấp, dân số sẽ dưới 113 triệu. Điều đó có thể ảnh hưởng lớn đến tính bền vững và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Từ thực trạng trên của vấn đề dân số hiện nay trên thế giới đã đặt ra một cách cấp thiết là phải điều chỉnh sự phát triển dân số một cách cân đối hợp lý (ở nghĩa tương đối) giữa các khu vực, các nước trên thế giới, để từ đó làm hạn chế sự bùng nổ về dân số. Giải quyết vấn đề dân số trước hết phải tuân theo định hướng của Liên hiệp quốc về công tác dân số thế giới trên tinh thần Hội nghị Cai rô 1994 như sau: + Đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe sinh sản được tiếp cận và phổ cập sớm, nhanh. Mục tiêu đến 2015 toàn cầu tiếp nhận chương trình này và phổ cập. + Tăng cường quyền năng cho phụ nữ, quyền tự chủ của phụ nữ. + Đáp ứng các nhu cầu của con người về vấn đề dân số và môi trường lành mạnh. + Lồng ghép dân số với chiến lược kinh tế và phát triển đẩy nhanh tốc độ, tiến đến bền vững, xóa đói, giảm nghèo, làm chậm tốc độ gia tăng dân số, cải thiện chất lượng cuộc sống. Trên cơ sở định hướng chung của Liên hiệp quốc các quốc gia dân tộc tùy theo tình hình thực tế và điều kiện, khả năng của mình kết hợp với sự giúp đỡ quốc tế để đề ra chương trình hành động phù hợp về công tác dân số. Muốn vậy, phải nâng cao nhận thức về dân số cho nhân dân, đặc biệt là ở những nơi có dân trí thấp, nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu mà điểm mấu chốt là phải xóa bỏ tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô". Phải tăng cường giáo dục dân số trong nhà trường. Phải đẩy mạnh công tác y tế đối với việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Phải đẩy mạnh các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt là phải nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa cho mọi người dân. Để làm tốt công tác này một mặt phụ thuộc vào bản thân mỗi cá nhân mỗi gia đình trong cộng đồng xã hội, mặt khác phụ thuộc rất lớn vào đường lối chủ trương chính sách của nhà cầm quyền. Do vậy phải biết kết hợp cả hai thì mới giải quyết được vấn đề toàn cầu cấp bách này. d) Đấu tranh đẩy lùi những căn bệnh hiểm nghèo đối với con người. Sức khỏe là vốn quý của con người là cái quý nhất trong tất cả những cái quý nhất. Bởi có sức khỏe con người mới sinh sống và làm việc được mới làm nên được cuộc sống của chính bản thân mình và đời sống nhân loại. Mặc dù thời đại chúng ta với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là của ngành y học nên đã chữa trị được một số căn bệnh hiểm nghèo trước đây đối với con người như bệnh lao, bệnh phong, bệnh đậu mùa, bệnh dịch tả, dịch hạch... Tuy vậy cũng có loại bệnh xuất hiện từ lâu và hiện nay cũng rất nhiều người mắc nhưng y học vẫn còn "bó tay" như bệnh ung thư ... Song do nhiều nguyên nhân khác nhau nhất là việc thay đổi cách sinh hoạt của con người cùng sự tác động của công việc lao động, của môi trường sống và nguồn thực phẩm dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, thế giới ngày nay đang xuất hiện nhiều loại bệnh mới như bệnh AIDS, bệnh than, bệnh tres, bệnh béo phì (riêng bệnh này tuy không chết nhưng làm cho con người đần độn, kém thông minh) mà người ta thường gọi là những "căn bệnh thế kỷ, "căn bệnh của nền văn minh". Những căn bệnh đó vừa gây đau đớn chết chóc cho con người vừa ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, đến đời sống chung của toàn nhân loại. Trong đó bệnh AIDS là căn bệnh nguy hiểm nhất mà cho đến nay các nhà khoa học chưa tìm ra loại thuốc đặc trị nó. Vậy bệnh AIDS là gì? Bệnh AIDS là căn bệnh hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS). Nguyên nhân cơ bản dẫn đến căn bệnh này là do một loại vi rút có tên là HIV (gồm HIV - 1 và HIV - 2) gây nên. Vi rút này khi xâm nhập vào người sẽ chui ngay vào những tế bào bạch huyết ở trong máu người tại đây các vi rút phát triển nhanh chóng "sinh con đẻ cái" nhân lên rất nhiều. Cho tới một dịp nào đó các virus phá hủy tế bào bạch huyết, bung ra ngoài để rồi lại xâm nhập vào tế bào bạch huyết khác và tiếp tục sinh sản như vậy. Do đó khi một người đã nhiễm HIV có nghĩa là nhiễm HIV suốt đời. Do các vi rút phá hủy các tế bào bạch huyết nên dần dần cơ thể con người sẽ mất sức chống đỡ với bệnh tật và sẽ mắc một số bệnh nguy hiểm khác nữa như viêm phổi, lao, ung thư... người ta còn nhận thấy là ở một người đã nhiễm HIV khi nhiễm thêm một loại vi rút khác nữa thì bệnh AIDS càng mau chóng phát triển. Tỷ lệ tử vong của bệnh AIDS là rất cao: 100% những bệnh nhân đã mắc HIV/AIDS là đều tử vong. Bệnh AIDS thật sự là một hiểm họa lớn đối với nhân dân toàn thế giới. Vi rút HIV lây truyền từ người này sang người khác theo con đường máu do truyền máu và các sản phẩm của máu; lây qua con đường tình dục; lây qua con đường mẹ - con (qua rau thai và sữa) và lây qua kim tiêm tĩnh mạch nhiễm trùng do nghiện chích ma túy... HIV không lây truyền qua các đường khác như ho, hắt hơi, nước uống, dùng chung bát đĩa, thực phẩm bắt tay, ôm hôn, hội họp chung phòng, ngồi chung rạp hát, tắm chung bể bơi v.v... Hiện nay trên thế giới bệnh HIV/AIDS được coi là một đại dịch đang đe dọa loài người và ngày càng có xu hướng phát triển - nhất là châu Phi và những nước đang phát triển. Trên toàn cầu, tính đến tháng 12/2001 có 40 triệu người nhiễm HIV/AIDS trong đó có 37,2% là người lớn; 17,6% là phụ nữ; 2,7% là trẻ em; có 5 triệu người bị nhiễm được phát hiện trong năm 2001. ở Việt Nam: đến ngày 30/6/2002 số người nhiễm HIV/AIDS lên tới 51.571 người, trong đó chuyển sang bệnh AIDS là 7.568 người. Có 4.121 người chết do AIDS. Bệnh AIDS đang hành hoành con người nhưng loài người chưa đủ sức tiêu diệt nó. Do đó đòi hỏi toàn thể nhân loại phải cùng nhau hợp lực để đẩy lùi những căn bệnh thế kỷ. Để làm được điều đó không những phải trông chờ vào sự phát triển của khoa học công nghệ nhất là y học và thực tiễn y tế mà còn phải có một tổ hợp các biện pháp xã hội rộng lớn như: chính sách chăm lo sức khoẻ cho nhân dân, chống tệ nạn xì ke, ma tuý, đưa chương trình giáo dục sức khỏe thành một môn khoa học giảng dạy trong nhà trường; sự hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng kể cả các tổ chức quốc tế đối với người bị bệnh, cải tiến việc cung cấp thuốc men cho nhân dân, đầu tư lớn cho các nhà khoa học, các ngành nghiên cứu, điều chế các vác xin phòng bệnh và các loại thuốc đặc hiệu chữa trị các căn bệnh thế kỷ. Kinh nghiệm cho thấy ở nước nào có chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa không lành mạnh thì ở đó sẽ diễn ra những tệ nạn xã hội và kéo theo là sự hành hoành của bệnh AIDS. ở Thái Lan, nhà cầm quyền cho phép hành nghề mại dâm như một nghề độc lập thì ở Thái Lan số người mắc bệnh HIV/AIDS rất cao. Đặc biệt là việc giải quyết bệnh tật bảo vệ sức khỏe cho con người phải gắn với việc giải quyết đồng bộ các vấn đề toàn cầu khác đó là phải phát triển dân số hợp lý, môi trường sống trong sạch và hòa bình ổn định vĩnh viễn... Trước những vấn đề toàn cầu cấp bách liên quan trực tiếp bức xúc đến sự tồn tại của loài người đòi hỏi cả nhân loại bao gồm các quốc gia, dân tộc không phân biệt chế độ chính trị xã hội, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo... đều phải cùng nhau phối hợp hành động để giải quyết tốt nhất những vấn đề trên. Nhưng rõ ràng là để giải quyết một cách tốt nhất các vấn đề toàn cầu thì phải có hai nhóm tiền đề (ngoài các giải pháp cụ thể cho từng vấn đề như đã nêu) đó là: - Tiền đề về khoa học kỹ thuật và công nghệ - tức là bảo đảm tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ ở mức độ cao để tìm cách giải quyết những vấn đề thực tiễn do cuộc sống đặt ra. - Tiền đề về chính trị - xã hội: tức là tạo ra những điều kiện chính trị - xã hội cần thiết để có thể giải quyết những vấn đề toàn cầu. Rõ ràng là việc giải quyết một cách triệt để các vấn đề toàn cầu đòi hỏi phải thay đổi căn bản các quan hệ xã hội trên quy mô toàn thế giới. Nhưng một sự thay đổi như vậy không thể thực hiện theo ý muốn của một số người nào đấy vì điều kiện cách mạng chín mười phải là kết quả của một quá trình phát triển những tiền đề khách quan và chủ quan trong khuôn khổ của từng xã hội và của mỗi nước nào đó như vậy trong thời gian tới - chỉ có một con đường duy nhất có thể có để giải quyết các vấn đề toàn cầu - đó là triển khai rộng rãi sự hợp tác quốc tế trên cơ sở mỗi bên đều có lợi trong điều diện hòa bình và làm dịu bầu không khí quốc tế căng thẳng. Tóm lại: Nhân loại đã thực sự chia tay với thế kỷ XX - một thế kỷ chứa đầy những sự kiện chính trị, kinh tế - xã hội quan trọng phức tạp. Một thế kỷ đánh dấu sự quá độ của loài người từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH, vào cuối thế kỷ lại xuất hiện những vấn đề có tính toàn cầu cấp bách. Bước sang thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới loài người vẫn tiếp tục thực hiện sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH. Bước chuyển đó còn đầy rẫy chông gai và thử thách. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, phức tạp, CNXH đang bị thất bại tạm thời. Nhưng sức sống và xu hướng phát triển của CNXH không mất đi, CNXH vẫn là định hướng của sự phát triển lịch sử vẫn là sự lựa chọn tích cực, phù hợp với quy luật phát triển khách quan của lịch sử trong thời đại ngày nay. Chúng ta có thể tin tưởng rằng nhân loại sẽ đạt được điều đó và tất yếu phải đi đến đó. Mục lục Mục lục Lời nói đầu DÂN Chủ TƯ Sản Và DÂN Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa I. Quan niệm mác-xít về dân chủ và thực chất của vấn đề dân chủ II. Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa III. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Một Số Vấn Đề Về Thời đại Ngày NAY I. Quan niệm về thời đại II. Thời đại ngày nay III. Những vấn đề toàn cầu cấp bách của thời đại trong điều kiện hiện nay

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_de_chu_nghia_xa_hoi_khoa_hocp2_4704.pdf
Tài liệu liên quan