Tạm ngừng phiên tòa trong tố tụng dân sự

Quan điểm thứ hai cho rằng, Hội đồng xét xử phải ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử để tiếp tục tiến hành phiên tòa sau khi lý do tạm ngừng phiên tòa không còn10. Như đã nêu trên, khoản 2 Điều 259 BLTTDS năm 2015 chỉ quy định thông báo về việc tiếp tục phiên tòa sau khi lý do tạm ngừng phiên tòa không còn phải bằng văn bản mà không quy định cụ thể tên gọi loại văn bản này là gì. Chính vì vậy, ở đây có thể hiểu rằng, việc tiếp tục phiên tòa phải được bắt đầu bằng Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thời điểm mở phiên tòa được ghi nhận trong Quyết định này và sẽ được gửi cho các đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, Quyết định đưa vụ án ra xét xử là cơ sở để mở ra một phiên tòa mới. Việc Tòa án ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử đồng nghĩa với coi việc tạm ngừng phiên tòa làm chấm dứt phiên tòa trước đó. Sau khi căn cứ tạm ngừng phiên tòa không còn, Tòa án sẽ mở phiên tòa mới để tiếp tục giải quyết vụ án. Việc mở phiên tòa mới này được đánh dấu bằng Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong khi đó, tạm ngừng phiên tòa chỉ là tạm thời dừng việc xét xử tại phiên tòa trong một thời gian ngắn do có những căn cứ dẫn đến không thể tiếp tục phiên tòa. Tạm ngừng phiên tòa không làm chấm dứt phiên tòa, sau khi căn cứ tạm ngừng phiên tòa không còn thì phiên tòa được tiếp tục. Vì vậy, quan điểm sau khi căn cứ tạm ngừng phiên tòa đã được khắc phục, Tòa án phải ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử để tiếp tục phiên tòa dường như không thỏa đáng.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tạm ngừng phiên tòa trong tố tụng dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 11 (411) - T6/202046 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT 1. Thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân Vụ án thứ nhất1 Ông Q và bà L khởi kiện vợ chồng cụ T, cụ B yêu cầu trả lại toàn bộ diện tích 183m2 đã lấn chiếm. Sau khi có Bản án sơ thẩm, bà L kháng cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý và giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với vụ án. Hội đồng xét xử phúc thẩm tạm ngừng phiên tòa 02 lần: lần thứ nhất từ ngày 07/8/2018 đến ngày 18/9/2019 (01 tháng 10 ngày) để thuê đơn vị đo đạc độc lập thẩm định lại diện tích đất của hai hộ gia đình, lần thứ hai từ ngày 18/9/2019 đến ngày 30/9/2019 (12 ngày) để tiến hành thẩm định, định giá tài sản trên đất tranh chấp và có văn bản yêu cầu bị đơn nộp tiền chi phí tố tụng. Vụ án này cho thấy, Tòa án có thể tạm ngừng phiên tòa nhiều lần. TẠM NGỪNG PHIÊN TÒA TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Đặng Thanh Hoa* *TS. GV. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Thông tin bài viết: Từ khóa: Tạm ngừng phiên tòa, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 15/5/2020 Biên tập : 22/5/2020 Duyệt bài : 25/5/2020 Article Infomation: Key words: Temporary suspension of the trial court; the Code of Civil Procedure of 2015. Article History: Received : 15 May. 2020 Edited : 22 May. 2020 Approved : 25 May. 2020 Tóm tắt: Bài viết này phân tích quy định của pháp luật về thủ tục tạm ngừng phiên tòa trong tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng, chỉ ra những bất cập về thủ tục tạm ngừng phiên tòa và đề xuất giải pháp khắc phục. Abstract: This article provides an analysis of the legal regulations on procedures for temporary suspension of the trial court in criminal proceedings and applicable practices, giving out the inadequacies in the procedure for the court suspension and proposed recommendations. 1 Bản án số 23/2019/DS-PT ngày 30/9/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình. 47Số 11 (411) - T6/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT Vụ án thứ hai2 Ông Đ và bà M khởi kiện yêu cầu ông N trả lại diện tích đất khoảng 34,2m2. Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý và giải quyết yêu cầu khởi kiện của ông Đ, bà M. Hội đồng xét xử sơ thẩm tạm ngừng phiên tòa 02 lần: lần thứ nhất từ ngày 04/01/2018 đến ngày 24/4/2018 (03 tháng 19 ngày), lần thứ hai từ ngày 24/4/2018 đến ngày 08/6/2018 (01 tháng 14 ngày). Như vậy, trường hợp này, Tòa án cũng tạm ngừng phiên tòa nhiều lần. Thời hạn tạm ngừng ở cả hai lần đều vượt quá 01 tháng, tổng thời gian tạm ngừng phiên tòa trong trường hợp này là 04 tháng 33 ngày. Và, trước khi tiếp tục tiến hành phiên tòa (sau khi tạm ngừng), Tòa án đã ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử. Sau khi Tòa án cấp sơ thẩm tạm ngừng phiên tòa làm chấm dứt phiên tòa, Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử để mở lại phiên tòa. Tuy nhiên, sau đó ông N đã kháng cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý và giải quyết kháng cáo của ông N. Tòa án cấp phúc thẩm nhận định rằng: “[] Ngày 04/01/2018, Tòa án cấp sơ thẩm mở phiên tòa xét xử vụ án, do cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ và đưa Ủy ban nhân dân thành phố B vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nên Tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn 01 tháng kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa, Tòa án cấp sơ thẩm không tiếp tục tiến hành phiên tòa, cũng không ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án mà đến ngày 27/3/2018 lại ra quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 24/4/2018 là vi phạm khoản 2 Điều 259 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) về tạm ngừng phiên tòa. Ngày 24/4/2018, Tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định tạm ngừng phiên tòa nhưng đến ngày 25/5/2018 mới ra quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 08/6/2018 là quá thời hạn 01 tháng vi phạm tiếp khoản 2 Điều 259 Bộ luật Tố tụng dân sự []”. Vụ án này cho thấy, Tòa án cấp phúc thẩm đã không có ý kiến về việc Hội đồng xét xử sơ thẩm tạm ngừng phiên tòa nhiều lần. Vụ án thứ ba3 Bà P, ông T khởi kiện ông O và bà I yêu cầu trả lại nhà và đất. Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý và giải quyết yêu cầu khởi kiện của bà P, ông T. Ngày 10/10/2017, Tòa án cấp sơ thẩm mở phiên tòa. Tại phiên tòa, tòa án cấp sơ thẩm quyết định tạm ngừng phiên tòa để xác minh thu thập chứng cứ, bổ sung tài liệu chứng cứ không thể thực hiện tại phiên tòa được. Phiên tòa được mở lại lúc 08 giờ ngày 10/11/2017. Tuy nhiên, cùng ngày 10/11/2017, Hội đồng xét xử sơ thẩm ra quyết định tạm ngừng phiên tòa và tạm đình chỉ giải quyết vụ án vì hết thời hạn tạm ngừng mà lý do tạm ngừng phiên tòa chưa được khắc phục. Như vậy, khi chưa hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa (cụ thể là trong cùng một ngày) nhưng Tòa án cấp sơ thẩm đã đồng thời ban hành quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Sau khi có kháng cáo của đương sự, Tòa án cấp phúc thẩm xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm và cho rằng: “Thời hạn tạm ngừng phiên tòa chưa hết, Thẩm phán đã ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án là trái với quy định tại khoản 2 Điều 259 BLTTDS”. Như vậy, vụ án này cho thấy, Tòa 2 Bản án số 191/2018/DS-PT ngày 21/11/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai. 3 Bản án số 05/2018/DS-PT ngày 23/4/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên. Số 11 (411) - T6/202048 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT án cấp phúc thẩm cho rằng, Hội đồng xét xử sơ thẩm tạm đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do căn cứ tạm ngừng phiên tòa chưa khắc phục được khi chưa hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa là trái với quy định của BLTTDS năm 2015. 2. Tạm ngừng phiên tòa “Tạm ngừng phiên tòa” được ghi nhận một cách chính thức và cụ thể từ Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (Bộ luật TTDS năm 2015), bao gồm: tạm ngừng phiên tòa sơ thẩm, tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm, căn cứ tạm ngừng phiên tòa, thời hạn tạm ngừng, thủ tục tiếp tục phiên tòa sau khi tạm ngừng (Điều 259, Điều 304 Bộ luật TTDS năm 2015). Trước đó, Bộ luật TTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) cũng đã đề cập đến “tạm ngừng” nhưng chỉ dừng lại ở việc quy định tạm ngừng đối với phiên tòa sơ thẩm tại khoản 2 Điều 197: “Trong trường hợp đặc biệt do Bộ luật này quy định thì việc xét xử có thể tạm ngừng không quá năm ngày làm việc. Hết thời hạn tạm ngừng, việc xét xử vụ án được tiếp tục”. Pháp luật TTDS không đưa ra định nghĩa cụ thể về tạm ngừng phiên tòa. Có ý kiến cho rằng: “tạm ngừng phiên tòa có thể hiểu là phiên tòa không tiếp tục các hoạt động tố tụng trong thời gian ngắn khi có các căn cứ do pháp luật tố tụng dân sự quy định”4. Quy định của Bộ luật TTDS năm 2015 về tạm ngừng phiên tòa cho thấy, về bản chất, tạm ngừng phiên tòa là việc dừng lại phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm trong khoảng thời gian nhất định, khi có các căn cứ dẫn đến Hội đồng xét xử không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa. Như vậy, về thời điểm tạm ngừng phiên tòa chỉ xảy ra khi đang tiến hành phiên tòa. Về thẩm quyền, Hội đồng xét xử là chủ thể có thẩm quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa. Về căn cứ, Hội đồng xét xử có thể tạm ngừng phiên tòa khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 259 và Điều 304 Bộ luật TTDS năm 2015. Về thời hạn tạm ngừng, số lần tạm ngừng và thủ tục tiếp tục phiên tòa sau khi tạm ngừng hiện nay còn tồn tại các cách hiểu khác nhau và thực tiễn giải quyết cho thấy không có sự thống nhất giữa các Tòa án. Khoản 2 Điều 259 Bộ luật TTDS năm 2015 quy định: “Thời hạn tạm ngừng phiên tòa là không quá 01 tháng, kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn này, nếu lý do để ngừng phiên tòa không còn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa; nếu lý do để ngừng phiên tòa chưa được khắc phục thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự”. Khoản 2 Điều 13 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao (Thông tư liên tịch số 02) về việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành một số quy định của Bộ luật TTDS năm 2015 quy định: “Trường hợp Hội đồng xét xử đã quyết định tạm ngừng phiên tòa và thời hạn tạm ngừng dưới 01 tháng; hết thời hạn này mà Tòa án quyết định tiếp tục tạm ngừng phiên tòa vì lý do tạm ngừng phiên tòa chưa được khắc phục thì Tòa án thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc tiếp tục tạm ngừng phiên tòa. Thời hạn tối đa của việc tạm ngừng phiên tòa là không quá 01 tháng kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa”. Như vậy, Bộ luật TTDS năm 2015 và Thông tư liên tịch số 02 đều quy định thời hạn tạm ngừng phiên tòa tối đa không quá 01 tháng. 4 Bùi Thị Huyền (2007), “Hoãn và tạm ngừng phiên tòa sơ thẩm dân sự”, Tạp chí Luật học, số 6, tr.38. 49Số 11 (411) - T6/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT 3. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa Quan điểm thứ nhất cho rằng, thời hạn tạm ngừng phiên tòa có thể nhiều hơn 01 tháng5. Quan điểm này hiểu tinh thần của Bộ luật TTDS theo hướng sau: - Bộ luật TTDS năm 2015 không giới hạn số lần tạm ngừng phiên tòa. Khoản 2 Điều 259 Bộ luật TTDS năm 2015 chỉ quy định về thời hạn tạm ngừng phiên tòa của một lần tạm ngừng không quá 01 tháng kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Như vậy, nếu tạm ngừng phiên tòa nhiều lần thì tổng thời hạn tạm ngừng có thể nhiều hơn 01 tháng. - Khoản 2 Điều 259 Bộ luật TTDS năm 2015 quy định về thời hạn tạm ngừng phiên tòa không quá 01 tháng để điều chỉnh thời gian tạm ngừng phiên tòa đối với 01 lý do (căn cứ) tạm ngừng phiên tòa. Giả sử, Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa (lần thứ nhất) 01 tháng để khắc phục căn cứ tạm ngừng (01). Hết thời hạn tạm ngừng, căn cứ tạm ngừng 01 đã được khắc phục. Tuy nhiên, vụ án phát sinh căn cứ tạm ngừng mới (02), trường hợp này, Hội đồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên tòa (lần thứ hai) để khắc phục căn cứ tạm ngừng phiên tòa (02). Và như vậy, tổng thời gian tạm ngừng sẽ nhiều hơn 01 tháng. Trong Vụ án thứ nhất: Lần thứ nhất, Hội đồng xét xử phúc thẩm tạm ngừng phiên tòa để thuê đơn vị đo đạc độc lập thẩm định lại diện tích đất của hai hộ gia đình; sau đó đã gửi kết quả đo đạc này cho Tòa án để tham khảo. Lần thứ hai, Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa để tiến hành thẩm định, định giá tài sản trên đất tranh chấp và có văn bản yêu cầu bị đơn nộp tiền chi phí tố tụng. Mặc dù hai lần tạm ngừng phiên tòa xuất phát từ căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 259 BLTTDS năm 2015 “cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà nếu không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa”. Tuy nhiên, chứng cứ, tài liệu cần xác minh, thu thập lại không giống nhau; vì vậy, đây có thể được xem là có sự khác biệt về lý do tạm ngừng phiên tòa của lần thứ nhất và lần thứ hai. Tổng thời gian 02 lần tạm ngừng là 1 tháng 22 ngày. Trong Vụ án thứ hai, Hội đồng xét xử sơ thẩm tạm ngừng phiên tòa 02 lần với tổng thời gian tạm ngừng là 5 tháng 3 ngày. Quan điểm thứ hai cho rằng, thời hạn tạm ngừng phiên tòa tối đa không quá 01 tháng6. Quan điểm này hiểu tinh thần của Bộ luật TTDS theo hướng sau: Một là, khoản 2 Điều 259 BLTTDS năm 2015 quy định thời hạn tạm ngừng phiên tòa tối đa không quá 01 tháng kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn này mà lý do tạm ngừng chưa khắc phục được thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ giải quyết vụ án mà không được tiếp tục tạm ngừng phiên tòa. Hai là, khoản 2 Điều 13 Thông tư liên tịch số 02 quy định cụ thể hơn về thời hạn tạm ngừng phiên tòa; theo đó, trường hợp Hội đồng xét xử đã ấn định thời hạn tạm ngừng phiên tòa dưới 01 tháng, nhưng hết thời hạn này, căn cứ tạm ngừng chưa được khắc phục thì Tòa án có thể tiếp tục tạm ngừng phiên tòa. Mặc dù vậy, thời hạn tối đa để tạm ngừng phiên tòa cũng không được quá 01 tháng kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. 5 Đây là quan điểm của Tòa án cấp phúc thẩm trong Vụ án thứ nhất và Tòa án cấp sơ thẩm trong Vụ án thứ hai. 6 Đây là quan điểm của Tòa án cấp phúc thẩm trong Vụ án thứ hai và Tòa án cấp sơ thẩm trong Vụ án thứ ba. Số 11 (411) - T6/202050 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT Từ những phân tích trên đây, chúng tôi cho rằng, theo quy định hiện hành, thời hạn tạm ngừng phiên tòa không quá 01 tháng là phù hợp. Bởi lẽ, nếu căn cứ tạm ngừng phiên tòa vẫn còn mà Tòa án chưa thể xét xử lại vụ án thì Tòa án hoàn toàn có quyền tạm đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do hết thời hạn tạm ngừng mà căn cứ tạm ngừng chưa được khắc phục. Chúng tôi cho rằng, nếu để thời hạn tạm ngừng quá dài sẽ không đảm bảo tính liên tục, kịp thời trong xét xử tại phiên tòa gây ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự. 4. Số lần tạm ngừng phiên tòa Quan điểm thứ nhất cho rằng, có thể tạm ngừng phiên tòa nhiều lần ở mỗi cấp xét xử7. Quan điểm này hiểu tinh thần của Bộ luật TTDS và văn bản hướng dân thi hành Bộ luật TTDS như sau: - Khoản 2 Điều 259 Bộ luật TTDS năm 2015 không giới hạn số lần tạm ngừng phiên tòa, chỉ quy định về thời hạn tạm ngừng phiên tòa của một lần tạm ngừng không quá 01 tháng kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Như vậy, hoàn toàn không cấm việc Tòa án có thể tạm ngừng phiên tòa nhiều lần, chỉ cần thời hạn tạm ngừng phiên tòa của mỗi lần không quá 01 tháng. - Khoản 2 Điều 13 Thông tư liên tịch số 02 quy định: “Trường hợp Hội đồng xét xử đã quyết định tạm ngừng phiên tòa và thời hạn tạm ngừng dưới 01 tháng; hết thời hạn này mà Tòa án quyết định tiếp tục tạm ngừng phiên tòa vì lý do tạm ngừng phiên tòa chưa được khắc phục thì Tòa án thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc tiếp tục tạm ngừng phiên tòa”. Quy định trên có thể hiểu, Tòa án ra quyết định tạm ngừng phiên tòa, nhưng hết thời hạn này mà lý do tạm ngừng chưa được khắc phục thì Tòa án có thể tiếp tục thông báo tạm ngừng phiên tòa tiếp lần hai, lần ba và ấn định ngày xét xử mới, nhưng phải vẫn đảm bảo trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa đầu tiên. - Việc tạm ngừng phiên tòa nhiều lần có thể xảy ra nếu căn cứ tạm ngừng phiên tòa đã được khắc phục, Tòa án đã mở phiên tòa xét xử lại nhưng lại tiếp tục phát sinh một trong các căn cứ khác để Tòa án tạm ngừng phiên tòa. Quan điểm thứ hai cho rằng, chỉ có thể tạm ngừng phiên tòa một lần ở mỗi cấp xét xử8. Quan điểm này hiểu tinh thần của Bộ luật TTDS và văn bản hướng dân thi hành Bộ luật TTDS như sau: - Khoản 2 Điều 259 Bộ luật TTDS năm 2015 quy định: “Thời hạn tạm ngừng phiên tòa không quá 01 tháng, kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn này, nếu lý do để ngừng phiên tòa không còn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa; nếu lý do để ngừng phiên tòa chưa được khắc phục thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự”. Quy định này cho thấy, thời hạn tạm ngừng phiên tòa tối đa là 01 tháng, hết thời hạn tạm ngừng, Tòa án không tiếp tục tạm ngừng phiên tòa (lần 02) mà tạm đình chỉ giải quyết nếu lý do tạm ngừng phiên tòa chưa khắc phục được. Bên cạnh đó, quy định của khoản 2 Điều 13 Thông tư liên tịch số 02 không có nghĩa là cho phép Tòa án được tạm ngừng phiên 7 Đây là quan điểm của Tòa án cấp phúc thẩm trong Vụ án thứ nhất và Tòa án cấp sơ thẩm trong Vụ án thứ hai. 8 Đây là quan điểm của Tòa án cấp sơ thẩm trong Vụ án thứ ba. 51Số 11 (411) - T6/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT tòa nhiều lần mà Thông tư chỉ quy định cụ thể hơn khoản 2 Điều 259 BLTTDS năm 2015. Theo đó, nếu Hội đồng xét xử ấn định thời hạn tạm ngừng phiên tòa dưới 01 tháng, nhưng khi hết thời hạn đã ấn định, lý do tạm ngừng phiên tòa chưa khắc phục được thì Hội đồng xét xử được quyền gia hạn thời hạn tạm ngừng phiên tòa (không quá 01 tháng). Như vậy, Tòa án chỉ có quyền gia hạn thời hạn tạm ngừng phiên tòa chứ không có quyền tạm ngừng phiên tòa nhiều lần, và tổng thời gian tạm ngừng phiên tòa phải không được quá 01 tháng (bao gồm cả thời gian gia hạn). Hết thời hạn 01 tháng này, nếu lý do tạm ngừng phiên tòa vẫn còn thì Tòa án chỉ có thể tạm đình chỉ giải quyết vụ án chứ không được tiếp tục tạm ngừng phiên tòa. 5. Thủ tục mở lại phiên tòa sau khi hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa Khoản 2 Điều 259 BLTTDS năm 2015 quy định: “Hết thời hạn này, nếu lý do để ngừng phiên tòa không còn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa; []. Hội đồng xét xử phải thông báo bằng văn bản cho những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian tiếp tục phiên tòa”. Như vậy, theo quy định trên, sau khi hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa, Tòa án phải tiếp tục tiến hành phiên tòa và phải thông báo bằng văn bản cho những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian tiếp tục phiên tòa. Tuy nhiên, về hình thức văn bản thông báo ghi nhận thời gian tiếp tục phiên tòa hiện nay còn tồn tại các quan điểm khác nhau, cụ thể: Quan điểm thứ nhất cho rằng, thời gian tiếp tục phiên tòa phải được ghi nhận trong Quyết định tạm ngừng phiên tòa. Trường hợp trong Quyết định tạm ngừng phiên tòa chưa ấn định thời gian tiếp tục phiên tòa thì chỉ cần có thông báo gửi đến các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian mở lại phiên tòa9. Quan điểm này hiểu tinh thần của Bộ luật TTDS và văn bản hướng dân thi hành Bộ luật TTDS như sau: Một là, khoản 2 Điều 259 BLTTDS năm 2015 chỉ bắt buộc thông báo về việc tiếp tục phiên tòa sau khi lý do tạm ngừng phiên tòa không còn cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản mà không bắt buộc phải bằng văn bản riêng biệt. Trong trường hợp này, chỉ cần có thông báo bằng văn bản của Tòa án về thời điểm tiếp tục phiên tòa là đã đáp ứng quy định của BLTTDS năm 2015 về vấn đề này. Hai là, Nghị quyết số 01/2017/NQ- HĐTP (Nghị quyết số 01) quy định về biểu mẫu Quyết định tạm ngừng phiên tòa (Mẫu số 50-DS). Trong nội dung Biểu mẫu này, tại mục 2 phần Quyết định, Hội đồng xét xử có thể ghi nhận thời gian, địa điểm tiếp tục phiên tòa xét xử vụ án sau khi tạm ngừng. Như vậy, đương sự, Viện kiểm sát ngay tại thời điểm tạm ngừng phiên tòa sẽ biết thời điểm tiếp tục phiên tòa; đồng thời, Tòa án cũng sẽ có trách nhiệm hơn đối với việc giải quyết lý do dẫn đến tạm ngừng để tiếp tục phiên tòa đúng với thời điểm đã ấn định. Do đó, nếu Tòa án có thể dự liệu được chính xác thời điểm tiếp tục phiên tòa thì việc ghi nhận thời điểm này trong Quyết định tạm ngừng 9 Đây là quan điểm của Tòa án cấp sơ thẩm trong Vụ án thứ ba và quan điểm này cũng được ghi nhận trong Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13-01-2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự. Số 11 (411) - T6/202052 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT phiên tòa sẽ giảm bớt được thủ tục tố tụng là thông báo bằng văn bản đến các đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp về thời điểm tiếp tục phiên tòa. Tuy nhiên, không phải lúc nào Tòa án cũng dự liệu được chính xác thời điểm tiếp tục phiên tòa và nếu bắt buộc phải ấn định một con số cụ thể sẽ dẫn đến các Tòa án ghi thời hạn tối đa (01 tháng) để tránh trường hợp ghi thời hạn ngắn hơn mà khi hết thời hạn đã ấn định, lý do tạm ngừng phiên tòa vẫn còn. Do đó, Mẫu số 50-DS Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01 quy định: Trong trường hợp chưa ấn định được thời gian, địa điểm tiếp tục phiên tòa thì ghi “Thời gian, địa điểm tiếp tục phiên tòa xét xử vụ án sẽ được Tòa án thông báo sau”. Như vậy, trường hợp trong Quyết định chưa ấn định thời hạn tiếp tục phiên tòa thì Tòa án phải có thông báo bằng văn bản gửi đến các đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian, địa điểm tiếp tục phiên tòa. Điều này vừa đảm bảo đương sự và Viện kiểm sát biết được thời gian tiếp tục phiên tòa để tham gia, đồng thời cũng giúp Tòa án chủ động hơn về thời điểm tiếp tục phiên tòa (chỉ cần không vi phạm thời hạn 01 tháng), tránh trường hợp không mở lại phiên tòa đúng với thời điểm ghi trong Quyết định tạm ngừng phiên tòa. Quan điểm thứ hai cho rằng, Hội đồng xét xử phải ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử để tiếp tục tiến hành phiên tòa sau khi lý do tạm ngừng phiên tòa không còn10. Như đã nêu trên, khoản 2 Điều 259 BLTTDS năm 2015 chỉ quy định thông báo về việc tiếp tục phiên tòa sau khi lý do tạm ngừng phiên tòa không còn phải bằng văn bản mà không quy định cụ thể tên gọi loại văn bản này là gì. Chính vì vậy, ở đây có thể hiểu rằng, việc tiếp tục phiên tòa phải được bắt đầu bằng Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thời điểm mở phiên tòa được ghi nhận trong Quyết định này và sẽ được gửi cho các đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, Quyết định đưa vụ án ra xét xử là cơ sở để mở ra một phiên tòa mới. Việc Tòa án ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử đồng nghĩa với coi việc tạm ngừng phiên tòa làm chấm dứt phiên tòa trước đó. Sau khi căn cứ tạm ngừng phiên tòa không còn, Tòa án sẽ mở phiên tòa mới để tiếp tục giải quyết vụ án. Việc mở phiên tòa mới này được đánh dấu bằng Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong khi đó, tạm ngừng phiên tòa chỉ là tạm thời dừng việc xét xử tại phiên tòa trong một thời gian ngắn do có những căn cứ dẫn đến không thể tiếp tục phiên tòa. Tạm ngừng phiên tòa không làm chấm dứt phiên tòa, sau khi căn cứ tạm ngừng phiên tòa không còn thì phiên tòa được tiếp tục. Vì vậy, quan điểm sau khi căn cứ tạm ngừng phiên tòa đã được khắc phục, Tòa án phải ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử để tiếp tục phiên tòa dường như không thỏa đáng. Thay cho lời kết Quy định của Bộ luật TTDS năm 2015 về tạm ngừng phiên tòa vẫn chưa rõ ràng, dẫn đến thực tiễn áp dụng của các cấp tòa trong giải quyết vụ việc dân sự còn chưa thống nhất. Đây là mộ trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồn đọng án của Tòa án gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự. Để khắc phục bất cập này, chúng tôi cho rằng, Tòa án nhân dân tối cao cần ban hành văn bản hướng dẫn hoặc phát triển thành án lệ về việc tạm ngừng phiên tòan 10 Đây là quan điểm của Tòa án cấp sơ thẩm trong Vụ án thứ hai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftam_ngung_phien_toa_trong_to_tung_dan_su.pdf
Tài liệu liên quan