Trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng
kinh tế
Trình độ học vấn đa số là tiểu học (59,7%),
mù chữ (7,1%). Trình độ học vấn còn thấp, sống
chủ yếu làm ruộng rẫy, buôn bán. Kinh tế gia
đình từ nghèo đến đủ ăn chiếm đa số (72,8%).
Tuổi quan hệ tình dục, số lần mang thai, số
con
Kết quả nghiên cứu cho thấy 9,9% đã lập gia
đình hay có quan hệ tình dục trước 18 tuổi.
Số lần mang thai trung bình là 3,1 có 56,3%
phụ nữ mang thai từ 3 lần trở lên, và số lần
mang thai nhiều nhất là 14; tương tự số con
trung bình là 2,33, có 31,8% có từ 3 con trở lên.
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của
Huỳnh Văn Nhàn (2002). Số con trung bình 2,32
và có 35,7% phụ nữ có từ 3 con trở lên.
Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường
Qua tầm soát phết tế bào CTC của 1226 phụ
nữ, có 2,52% phụ nữ có kết quả tế bào bất
thường, trong đó có 21 trường hợp ASCUS
(1,7%), 9 trường hợp LSIL (0,7%) và 01 trường
hợp HSIL (0,1%). Tất cả trường hợp tế bào bất
thường này có kết quả khám lâm sàng không
nghi ngờ tổn thương KCTC.
Nhu cầu khám phụ khoa
Những lý do không đi khám phụ khoa như:
mắc cỡ, nhà xa, phụ nữ đi khám vì có bệnh
(70,5%) cho thấy sự hạn chế của phụ nữ trong
việc tiếp cận với khám chữa bệnh.
Kinh tế gia đình khó khăn, kiến thức về bệnh
tật còn thấp, thiếu thông tin và hiểu biết đã cho
thấy ý thức của chị em phụ nữ trong việc chăm
sóc sức khỏe cho mình còn thấp. Qua kết quả về
kiến thức bệnh ung thư cổ tử cung (80% chưa
biết chương trình tầm soát ung thư CTC). Việc
khám phụ khoa định kỳ hầu hết đều lạ lẫm.
Chương trình phòng chống ung thư của
nước ta, đã ra đời từ 1965, đến nay đã triển khai
trên mọi miền đất nước. Tuy nhiên, trong thực tế
ở những vùng sâu, vùng xa chưa thực sự có
chương trình này phủ đến qua kết quả nghiên
cứu có 29,5%, chưa từng đi khám phụ khoa và
đa số phụ nữ chưa tự giác đi khám phụ khoa
định kỳ.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tầm soát ung thư cổ tử cung trong cộng đồng dân cư huyện chợ Mới -tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 1
TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
HUYỆN CHỢ MỚI -TỈNH AN GIANG
Nguyễn Ngọc Khuyên*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phụ nữ thường gặp trên thế giới cũng như ở Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm tần suất phết tế bào bất thường, đánh giá sự hiểu biết về bệnh ung thư cổ tử
cung (CTC) và nhu cầu khám, điều trị bệnh phụ khoa trong cộng đồng dân cư huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trong cộng đồng được thực hiện với 1226 phụ nữ từ
tháng 6/2006 đến tháng 6/2007.
Kết quả: Sau khi phân tích cho thấy tỷ lệ Pap’s bất thường là 2,52% (CI 95%: 1,08- 2,34), ASCUS là 1,7%,
LSIL là 0,7%, HSIL là 0,1%. Có 68,9% phụ nữ chưa hề nghe đến bệnh ung thư CTC, 80% phụ nữ không biết
ung thư CTC có thể phát hiện sớm qua khám phụ khoa. Việc khám và điều trị bệnh phụ khoa chủ yếu được thực
hiện tại trạm y tế, đi khám chỉ khi có bệnh, mắc cỡ (56%), đường xa (9,7%), kinh tế khó khăn (7,8%) là những lý
do chính làm hạn chế việc đi khám và điều trị bệnh phụ khoa.
Kết luận: Vì tỷ lệ phết tế bào CTC bất thường cao, nên chương trình phòng chống ung thư CTC cần được
xây dựng tại trạm y tế lâu dài và liên tục.
ABSTRACT
SCREENING WOMEN FOR CERVICAL CANCER IN COMMUNITY
IN CHO MOI DIST. AN GIANG PROVINCE.
Nguyen Ngoc Khuyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 6 - 10
Background: Cervical cancer is the popular kind of women’s cancer in the world and in Vietnam as well.
Objectives: To identify the prevalence of abnormal Pap smear. To evaluate the knowledge and behavior on
cervical cancer and gynecology examination of the community in Chơ Mơi Dist. An Giang province.
Method: A cross-sectional study of 1226 women was carried out from 6/2006 to 6/2007.
Result: The prevalence of abnormal Pap smear was 2.52% (95% CI: 1.08-2.34), with 1.7% of ASCUS, 0.7%
of LSIL, 0.1 % of HSIL. The knowledge on cervical cancer was quite low. In all, 68.9% women did not know
about cervical cancer, 80% didn’t know that cervical cancer could be detected early. Most of examination and
treatment of gynecological diseases have done at health station. The reasons of not taking gynecological check-up
were shyness (56%), difficult transportion (9.7%) and poverty (7.5%).
Conclusion: Because the prevalence of abnormal Pap smear was high, the cervical cancer preventive
program should be established at health station with a long – term commitment.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư cổ tử cung là ung thư của cổ tử
cung, đây là loại ung thư phụ nữ thường gặp
đứng hàng thứ 3 trên thế giới(4), sau ung thư vú
và ung thư đại trực tràng. Ung thư cổ tử cung
thường phát triển từ những sang thương tiền
ung thư như loạn sản hay còn được gọi là u tân
sinh trong biểu mô.
Tại Việt Nam, tình hình mắc và tử vong do
ung thư hàng năm chưa có điều kiện tiến hành
điều tra tỉ mỉ trên toàn quốc. Tuy nhiên qua
ghi nhận ung thư tại Hà Nội và Thành Phố Hồ
Chí Minh cho thấy ở Hà Nội tỷ lệ ung thư cổ
* Bệnh viện Đa khoa Huyện Chợ Mới-Tỉnh An Giang
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 2
tử cung đứng hàng thứ 2 sau ung thư vú, tại
thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu trong các
ung thư ở phụ nữ(6,7,5,2).
Huyện Chợ Mới tỉnh An Giang là một huyện
vùng sông nước; các chương trình chăm sóc sức
khỏe ban đầu, chương trình phòng chống ung
thư chưa được thực hiện đều và rộng khắp. Cho
đến nay, tại đây chưa có một đánh giá nào về
tình hình bệnh tật của chị em phụ nữ cũng như
ung thư cổ tử cung. Việc nghiên cứu tỷ lệ ung
thư cổ tử cung hay tần suất phết tế bào cổ tử
cung bất thường trong cộng đồng dân cư của
huyện rất cần thiết nhằm xây dựng và phát triển
chương trình phòng chống ung thư, thay đổi
được tập quán khám bệnh phụ khoa cho phụ nữ
và đánh giá được vai trò của việc tầm soát ung
thư cổ tử cung trong cộng đồng.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Tìm tần suất phết tế bào bất thường trong
cộng đồng dân cư ở huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang nhằm xây dựng và phát triển chương
trình phòng chống ung thư trong cộng đồng
này.
Mục tiêu chuyên biệt
Tìm tần suất phết tế bào cổ tử cung bất
thường tại Huyện Chợ Mới
Khảo sát thái độ và hành vi khám phụ khoa
của phụ nữ tại huyện Chợ Mới.
Đề xuất phương hướng hoạt động chương
trình phòng chống ung thư cho phụ nữ huyện
Chợ Mới, tỉnh An Giang.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Phụ nữ từ 18-60 tuổi
đã có quan hệ tình dục, sống tại huyện Chợ Mới
tỉnh An Giang, có 1226 tham gia vào nghiên cứu
trong thời gian thu thập số liệu.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này
được thiết kế theo kiểu mô tả cắt ngang, được
thực hiện tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Số
liệu được xử lý bằng phần mềm Epi Info 6.0
trong Windows.
Phết tế bào cổ tử cung được thực hiện với
que gỗ dẹp (que Ayre) bằng 2 phiến đồ: 1 phiến
đồ ở cổ ngoài CTC và 1 phiến đồ ở cổ trong
CTC. Tất cả các phiến đồ này được nhuộm theo
phương pháp Papanicolaou, đọc và phân loại
kết quả theo hệ thống Bethesda.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2006 đến
tháng 6/2007.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Các yếu tố dịch tễ học
0.9
32
36.9
22.8
7.3
0
5
10
15
20
25
30
35
40
17-20 21-30 31-40 41-50 51-60
Biểu đồ 1: Trình bày về nhóm tuổi của phụ nữ ở
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang tham gia với nghiên
cứu.
-Về tuổi: tuổi trung bình 30,1.
-Nghề nghiệp: Công nhân viên (2,3%), ruộng
và rẫy (37,8%), buôn bán (14,1%), khác (45,7%).
-Trình độ văn hóa: mù chữ (7,1%), tiểu học
(59,7%), trung học cơ sở (27,4%), trên trung học
cơ sở (5,7%).
-Tình trạng hôn nhân: Độc thân (0,9%), đang
sống với chồng (97,5%), ly dị hoặc chồng mất
(2,7%).
-Kinh tế: nghèo (26,5%), đủ ăn (46,5%),
-Khác (27,1%).
Tiền căn sản khoa
Tuổi bắt đầu quan hệ tình dục: 15-18 (9,9%),
19-25 (78,7%), trên 25 (11,4%). Trung bình 21,7.
Số lần mang thai: Không (1,5%), 1-2 (41,9%),
3-5 (45,3%), trên 5 (11,4%). Trung bình; 3,2 lần
mang thai. Số lần mang thai nhiều nhất là 14.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 3
Số con: Không (22%), 1-2 (66,1%), 3-5(27,1 %),
trên 5 (4,7%). Trung bình 2,4; số con nhiều nhất
là 9.
Kiến thức về bệnh lý ung thư CTC
Trong 1226 phụ nữ tham gia vào nghiên cứu
khi hỏi có biết gì về bệnh lý ung thư CTC có
31,1% trả lời có, 68,9% trả lời không. Về chương
trình tầm soát ung thư CTC (PAP’s) có 20,2% trả
lời có, 79,8% không. Qua đó chúng tôi ghi nhận
rằng kiến thức về bệnh ung thư CTC trong cộng
đồng dân cư huyện Chợ Mới còn thấp.
Tiền sử khám phụ khoa của phụ nữ
Có 70,5% phụ nữ đã từng đi khám phụ
khoa, 29% chưa từng đi khám. Sự cần thiết đi
khám phụ khoa 91,7%; 8,3 % không cần thiết.
Họ vẫn biết đi khám phụ để phát hiện sớm
bệnh (80,6%). Nơi khám phụ khoa: Trạm y tế
(65,1%), bệnh viện huyện (2,9%), bệnh viện
tỉnh (10,1%), nơi khác(21,8%). Và những lý do
làm họ ngại đi khám phụ khoa mắc cỡ (56,1%),
đường xa (9,7%), kinh tế khó khăn (7,5%),
không ý kiến (26,5%).
Biểu đồ 2:
KẾT QUẢ PHẾT TẾ BÀO
CỔ TỬ CUNG
97,4%
1,7%
0,7%
0,1%
Trong giới hạn bt
ASCUS
LSIL
HSIL
Sự tương quan của một số yếu tố dịch tễ với
phết tế bào CTC
Tuổi có tương quan với kết quả phết tế bào
CTC bất thường mối tương quan này có ý nghĩa
thống kê với P < 0,05.
Các yếu tố như trình độ học vấn, nghề
nghiệp, dân tộc, kinh tế gia đình không có mối
liên quan với bất thường tế bào biểu mô CTC với
P> 0,05.
Các yếu tố như số con có tương quan với bất
thường tế bào biểu mô CTC mối tương quan có
ý nghĩa thống kê với P<0,05.
Số lần mang thai càng nhiều có nhiều thì có
kết quả tế bào bất thường CTC cao.
Sự tương quan một số yếu tố dịch tễ với
phết tế bào CTC
Phết tế bào CTC
Bình thường Bất thường P
N (%) N (%) P = 0,027
17-20 11 (100) 0 (0,0)
21-30 391 (99,7) 1 (0,3)
31-40 450 (99,3%) 3 (0,7)
41-50 267 (95,4) 13 (4,6)
Tuổi
51-60 76 (84,4) 14 (15,6)
Mù chữ 85 (99,7) 2 (2,3)
Tiểu học 711 (97,1) 21 (2,9)
THCS 333 (98,8) 4 (1,2)
Trình độ
P
=0,254
Trên THCS 66 (94,3) 4 (5,7)
CNV 25 (89,3) 3 (10,7)
Ruộng rẫy 450 (96,8) 15 (3,2)
Buôn bán 168 (97,1) 5 (2,9)
Nghề
P
=0,796
Nghề khác 552 (98,6) 8 (1,4)
Dân tộc Kinh 1195 (97,5) 31 (2,5) P=0,000
Nghèo 320 (98,5) 5 (1,5)
Đủ ăn 552 (97,2) 16 (2,8)
Kinh tế
P =
0,629 Khác 323 (97,0) 10 (3,0)
Sự tương quan sản phụ khoa với kết quả
phết tế bào CTC
Phết tề bào CTC
Bình thường Bất thường P
N(%) N(%)
15-18 150 (97,5) 3 (2,5)
19-25 941 (97,4) 25 (2,6)
Tuổi
BĐQHTT P
= 0,093 >25 135 (97,8) 3 (2,2)
Không 18 (100,0) 0 (0,0)
1-2 508 (98,8) 6 (1,2)
Số lần mang
thai
P = 0,056 ≥ 3 669 (96,4) 25 (3,6)
0 27 (100,0) 0 (0,0)
1-2 802 (99,0) 8 (1,0) Số con P=0,016
≥ 3 366 (94,1) 23 (5,9)
Bình thường 1.047 (97,8) 24 (2,2)
Viêm ÂĐ –
CTC 44 (90,9) 1 (9,1)
Rong kinh -
rong huyết 81 (95,3) 4 (4,7)
Tiền căn
phụ khoa
P = 0,09
Khác 54 (96,4) 2 (3,6)
BÀN LUẬN
Tuổi
Theo tổ chức y tế thế giới (1989) “ung thư cổ
tử cung có thể bắt đầu hình thành ngay từ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 4
những lần đầu của đời sống tình dục”. Khi khả
năng cho phép, nên triển khai rộng hơn nữa,
ngay sau quan hệ tình dục lần đầu tiên cho đến
70 tuổi.
Ở công trình này độ tuổi nghiên cứu từ 18 -
60. Trong đó, 18 - 40 tuổi chiếm nhiều nhất
(69,9%), phụ nữ trên 40 (30,1%). Kết quả này
tương tự như nghiên cứu của Huỳnh Văn Nhàn
có tuổi thấp nhất là 17 và đông nhất vẫn là lứa
tuổi sinh đẻ 20 - 40 (82,6%).
So sánh với kết quả của Trịnh Quang Diện
ở cộng đồng Hà Nội, Cần Thơ và 546 bệnh
nhân ở Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ, có khoảng
tuổi đến khám đông nhất là 25 - 41 tuổi ở cả 02
môi trường cộng đồng và bệnh viện, tỷ lệ
tương ứng là 80,01 và 67,40%, kết quả nghiên
cứu này phù hợp.
Trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng
kinh tế
Trình độ học vấn đa số là tiểu học (59,7%),
mù chữ (7,1%). Trình độ học vấn còn thấp, sống
chủ yếu làm ruộng rẫy, buôn bán. Kinh tế gia
đình từ nghèo đến đủ ăn chiếm đa số (72,8%).
Tuổi quan hệ tình dục, số lần mang thai, số
con
Kết quả nghiên cứu cho thấy 9,9% đã lập gia
đình hay có quan hệ tình dục trước 18 tuổi.
Số lần mang thai trung bình là 3,1 có 56,3%
phụ nữ mang thai từ 3 lần trở lên, và số lần
mang thai nhiều nhất là 14; tương tự số con
trung bình là 2,33, có 31,8% có từ 3 con trở lên.
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của
Huỳnh Văn Nhàn (2002). Số con trung bình 2,32
và có 35,7% phụ nữ có từ 3 con trở lên.
Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường
Qua tầm soát phết tế bào CTC của 1226 phụ
nữ, có 2,52% phụ nữ có kết quả tế bào bất
thường, trong đó có 21 trường hợp ASCUS
(1,7%), 9 trường hợp LSIL (0,7%) và 01 trường
hợp HSIL (0,1%). Tất cả trường hợp tế bào bất
thường này có kết quả khám lâm sàng không
nghi ngờ tổn thương KCTC.
Nhu cầu khám phụ khoa
Những lý do không đi khám phụ khoa như:
mắc cỡ, nhà xa, phụ nữ đi khám vì có bệnh
(70,5%) cho thấy sự hạn chế của phụ nữ trong
việc tiếp cận với khám chữa bệnh.
Kinh tế gia đình khó khăn, kiến thức về bệnh
tật còn thấp, thiếu thông tin và hiểu biết đã cho
thấy ý thức của chị em phụ nữ trong việc chăm
sóc sức khỏe cho mình còn thấp. Qua kết quả về
kiến thức bệnh ung thư cổ tử cung (80% chưa
biết chương trình tầm soát ung thư CTC). Việc
khám phụ khoa định kỳ hầu hết đều lạ lẫm.
Chương trình phòng chống ung thư của
nước ta, đã ra đời từ 1965, đến nay đã triển khai
trên mọi miền đất nước. Tuy nhiên, trong thực tế
ở những vùng sâu, vùng xa chưa thực sự có
chương trình này phủ đến qua kết quả nghiên
cứu có 29,5%, chưa từng đi khám phụ khoa và
đa số phụ nữ chưa tự giác đi khám phụ khoa
định kỳ.
KẾT LUẬN
1. Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường
là 2,52%, với tỷ lệ ASCUS (1,7%), LISL (0,7%),
HSIL (0,1%).
2. Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường có
liên quan với tuổi bắt đầu quan hệ tình dục, số
lần mang thai và số con.
3. Mặc dù kết quả nghiên cứu không có sự
tương quan với tình trạng phụ khoa trước đó,
nhưng ở những phụ nữ không có bệnh lý phụ
khoa qua thăm khám lâm sàng vẫn có kết quả tế
bào bất thường. Điều này càng nhấn mạnh thêm
vấn đề khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện
sớm những tổn thương tiền ung thư.
4. Sự hiểu biết về bệnh ung thư cổ tử cung
tương đối thấp, có (68,9%) chưa hề nghe về bệnh
này, (79,8%) không biết bệnh ung thư cổ tử cung
là bệnh nguy hiểm nếu phát hiện muộn và có thể
phát hiện sớm qua khám phụ khoa và phết tế
bào tầm soát ung thư CTC (Pap’s)
5. Nhu cầu khám bệnh phụ khoa còn khá
thấp; 70,5% đi khám bệnh để điều trị, 29,5%
“chưa từng đi khám phụ khoa”
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 5
6. Hầu hết việc khám và điều trị bệnh được
thực hiện ở trạm y tế 65,1%.
7. Lý do không đi khám phụ khoa vì kinh tế
khó khăn, mắc cỡ, đường xa kèm theo sự thiếu
kiến thức về chăm sóc sức khỏe qua thăm khám
định kỳ đã tạo nên bối cảnh nghèo nàn trong
việc phòng chống bệnh ung thư.
KIẾN NGHỊ
1. Để cải thiện hiểu biết cho người dân về
bệnh ung thư CTC cũng như các bệnh phụ khoa
khác phải xây dựng cơ sở phòng chống ung thư
ngay tại trạm y tế. Tập huấn, hướng dẫn nữ hộ
sinh tại địa phương về thăm khám phụ khoa và
cách lấy mẫu tế bào cổ tử cung.
2. Tuyên truyền giáo dục phổ biến kiến thức,
khuyến cáo chị em phụ nữ đi khám phụ khoa
định kỳ. Nên lập sổ theo dõi và nhắc nhở phụ
nữ đi khám.
3. Khuyến cáo những trường hợp lập gia
đình sớm, sinh con nhiều, đây là những đối
tượng có nguy cơ cao tổn thương bất thường ở
cổ tử cung.
4. Để đạt những điều trên cần có sự hỗ trợ
của các cấp chính quyền địa phương để chương
trình phòng chống ung thư này được thực hiện
liên tục, lâu dài mới thành công được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bách Khoa Toàn Thư ở Wikipedia (2007), Phết Tế Bào CTC.
2. Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (2000), Hệ Thống Bethesda dùng để
trình bày chẩn đoán tế bào học CTC/âm đạo.
3. Đặng Thị Phương Loan, Ngô Thu Hoa, Đỗ Ngọc Phong,
Khương Văn Duy,(1999), Nhận xét một số đặc điểm dịch tễ học về
lâm sàng ung thư CTC tại Bệnh Viện K Hà Nội, Tạp chí thông tin
y dược, số đặc biệt chuyên về ung thư, Viện thông tin thư
viện y học trung ương, trang 28-32.
4. Global Cancer Statistics 1999. University Press.
5. Huỳnh Văn Nhàn, (2002), Tầm soát ung thư CTC Huyện Bù
Đăng, Bình phước. Tạp chí phụ sản, số 3, tập 1, Bộ Môn Phụ
Sản Trường Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Chấn Hùng, Erie Suba, Stepher Raab, Lê Văn Xuân,
Phó Đức Mẫn, Lê Trường Giang và Cs (2001), Một số nhận
định về dịch tễ học của ung thư CTC trong chương trình tầm
soát ung thư CTC Việt Mỹ tại TPHCM, trong hội nghị Việt
Pháp 2001 trường Đại Học Y Dược TPHCM, bệnh viện phụ
sản Từ Dũ, trang 21-33.
7. Nguyễn Chấn Hùng, Phó Đức Mẩn (1998), Xây dựng chiến
lươc phòng chống ung thư cho TPHCM trong y học TPHCM,
Trường đại học y dược TPHCM, số đặc biệt chuyên đề ung
bướu học, phụ sản 3, tập 2, Trang 1-10.
8. Papanicolaou (1954) Atlas for exfloliatve cytology Cambridge
Harvard.
9. Phạm Song, Đỗ Ngọc Phong, Ngô Văn Tồn, (2004), Nghiên
cứu y tế phương pháp nghiên cứu y học, NXB y học Hà Nội.
10. Trần Thị Minh Châu, (2007), Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung,
Nxb y học, TP Hồ Chí Minh, trang 787-800.
11. Trịnh Hữu Phúc (2004), Phết mỏng cổ tử cung, Thực hành sản
phụ khoa, Nxb y học TP Hồ Chí Minh, trang 145-146.
12. Trương Thị Xinh (2004), Truy tầm và phát hiện sớm ung thư
CTC, Thực hành sản phụ khoa, Nxb y học, TP Hồ Chí Minh,
trang 197-208.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 6
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tam_soat_ung_thu_co_tu_cung_trong_cong_dong_dan_cu_huyen_cho.pdf