Với những cải tiến thiết bị và công nghệ
trong thời gian gần đây, các biến chứng liên
quan đến PCNN đã được giảm đáng kể. Tuy
nhiên, chảy máu sau lấy sỏi thận qua da vẫn là
một trong những biến chứng thường gặp nhất.
Chảy máu cần truyền máu là một vấn đề
nghiêm trọng trong lấy sỏi thận qua da. Việc
cải thiện kĩ thuật, trang thiết bị là thực sự cần
thiết. Tuy các nghiên cứu gần đây cho rằng sử
dụng siêu âm trong lấy sỏi thận qua da có thể
làm giảm tỉ lệ chảy máu cần truyền máu.
Osmau và cộng sự lấy sỏi thận qua da dưới
hướng dẫn của siêu âm cho 315 trường hợp,
thì chỉ có 7,6% bị chảy máu không có ý nghĩa
lâm sàng(10). Tất cả các bệnh nhân trong nghiên
cứu của chúng tôi đều được kiểm tra công
thức máu (hồng cầu, huyết sắc tố, hematocrite)
trước và sau tán. Các kết quả cho thấy cũng có
chảy máu nhưng không có ý nghĩa lâm sàng.
Chúng tôi có 1 trường hợp bị tụ máu, nước
tiểu quanh thận phải mổ lại ngày thứ 2 sau mổ
do tụt ống dẫn lưu thận và khi mổ phải truyền
máu. Nghiên cứu của chúng tôi cũng trùng
hợp với các nghiên cứu của các tác giả(10). Kết
luận rằng lấy sỏi thận qua da với hướng dẫn
siêu âm không mất máu đáng kể hoặc có biến
chứng nặng. Tỉ lệ gặp biến chứng của chúng
tôi là 3% (1 trường hợp).
Nghiên cứu có 4 trường hợp sỏi bán san hô
sau tán còn sót sỏi, chiếm tỉ lệ 13,8%. Còn 25
trường hợp tán sỏi thành công đạt kết quả 86,2%.
Các trường hợp sót sỏi sẽ xử trí bằng tán sỏi
ngoài cơ thể hỗ trợ.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy rằng,
với việc đặt thông JJ sau tán thay thế ống thông
niệu quản bằng cách đặt xuôi dòng (theo một số
tác giả) hay ngược dòng (theo nghiên cứu của
chúng tôi) đã giải quyết được nguy cơ rò nước
tiểu, rút ngắn thời gian nằm viện.
Không có tổn thương cơ quan hay biến
chứng nặng được ghi nhận trong nghiên cứu cảu
chúng tôi.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 31 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
277
TÁN SỎI THẬN QUA DA BẰNG ĐƯỜNG HẦM NHỎ
DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM
Vũ Nguyễn Khải Ca*, Hoàng Long*, Chu Văn Lâm*, Trần Chí Thanh*,
Nguyễn Thị Hương*, Nguyễn Ngọc Thái**, Vũ Văn Hà*, Nguyễn Đức Minh*, Hồ Đức Thắng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nghiên cứu khả năng tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ còn gọi là Mini – PCNL với
hướng dẫn của siêu âm.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tổng cộng 6 bệnh nhân (1 nữ, 5 nam) được thực hiện tán sỏi qua
da bằng đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm. Xác định Các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân (trước và
sau phẫu thuật): biến chứng, biến chứng đặc biệt là chảy máu và Tỷ lệ truyền máu.Máy siêu âm xách tay
SONOGRAT để chọc dò thận. Máy tán sỏi thận Accu - Tech (Laser Holmium). Máy bơm áp lực tưới rửa thận.
Bộ chọc dò Mini – PCNL với Amplatz 18 và 20Ch. Thông niệu quản mở. Các guide wire (dây dẫn) chuyên dụng.
Ống kính nội soi thận 0o cỡ 9,5Ch (2 kênh).
Kết quả: Tổng số trường hợp: 30 ca. Tuổi trung bình: 43,05 ± 9,86, tuổi cao nhất 62, thấp nhất 32. Chiều cao
trung bình: 1,64 m. Cân nặng trung bình: 54,5 ± 6,71 kg, bệnh nhân nặng cân nhất 76 kg, thấp cân nhất 45 kg.
BMI: 21. Kích thước sỏi trung bình: 12,24 mm. Thời gian phẫu thuật trung bình: 89,87 phút, ngắn nhất 55 phút,
dài nhất 188 phút. Tỉ lệ sạch sỏi sau tán 86,2%. Các biến chứng: 1 trường hợp chảy máu phải truyền máu; 1
trường hợp tụ máu, nước tiểu quanh thận.
Kết luận: Sử dụng siêu âm trong tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ là phương pháp có thể tiến hành
để điều trị sỏi thận tại Việt Nam với tính hiệu quả và an toàn cao. Phương pháp này nếu được trang bị đầy đủ có
thể dần thay thế phương pháp mổ mở truyền thống vẫn được áp dụng ở nước ta.
Từ khóa: Tán sỏi thận qua da, đường hầm nhỏ.
ABSTRACT
ULTRASOUND GUIDANCE IN MINI-INVASIVE PERCUTANEOUS NEPHROLITHOTOMY
Vu Nguyen Khai Ca, Hoang Long, Chu Van Lam, Tran Chi Thanh, Trinh Hoang Giang,
Nguyen Thi Huong, Nguyen Ngoc Thai, Vu Van Ha, Nguyen Duc Minh, Ho Duc Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 277 - 281
Introduction: The research about the ability mini-percutaneous nephrolithotomy (PCNL) for renal stones by
using ultrasound guidance.
Purpose: Role of ultrasound, estimate the safety, efficacy and feasibility of mini – PCNL for renal stones.
Materials and methods: We treated 6 consecutive patients with mini – PCNL. Assessing age, height,
weight, stone burden, operative time, stone-free rate, or length of postoperative hospital has been record.
Ultrasound machine names SONOGRAT for percutaneous renal punctures. LASER Holmium machine is Accu
– Tech. Mini – PCNL devices with 18 and 20 Ch. Special guide wires. optic endoscope with 00 and 9,5 Ch.
Results: Total cases: 30 cases Average age: 43.05 ± 9.86, the highest age of 62, the lowest average 32. Height:
Weight average: 54.5 ± 6.71 kg, the heaviest patients 76 kg, low weight least 45 kg. The average stone size: 12.24
mm. The average surgical time: 89.87 minutes, the shortest 55 minutes, the longest 188 minutes. Stone clearance
* Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội *** Đại Học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Vũ Nguyễn Khải Ca ĐT: 0913201845 Email: cakhanh2006@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
278
rate 86.2%. Complications: 1 case bleeding blood transfusions; 1 case of hematoma, urine around the kidney.
Conclusion: By using ultrasound guidance, mini – PCNL is safety, efficacy and feasibility. It can be replaced
the traditional open surgery.
Key words: mini – PCNL
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lấy sỏi thận qua da (LSTQD) được giới thiệu
năm 1976 bởi Fernstrom and Johannson như là
một phương pháp ít xâm hại(5). Kỹ thuật và dụng
cụ đã được cải tiến trong 3 thập kỷ qua, lấy sỏi
qua da đang dần trở thành một phương pháp
điều trị với tỷ lệ biến chứng thấp. trong những
năm gần đây, kỹ thuật lấy sỏi qua da được chỉ
định cho sỏi thận có kích thước 2 cm. kỹ thuật
LSQD đặc biệt được chỉ đỉnh cho sỏi đài dưới và
sỏi cystine mà tán sỏi ngoài cơ thể thất bại(8). Các
biến chứng thường liên quan với LSTQD bao
gồm chảy máu, thủng hệ thống ống góp, nhiễm
khuẩn đường tiết tiết niệu, và tổn thương cơ
quan xung quang. Chảy máu là biến chứng
thường gặp nhất và đáng lo ngại trong và sau
phẫu thuật(7).
Nghiên cứu này, chúng tôi để xác định giá
trị lâm sàng của thời gian siêu âm LSTQD với
tư thế nằm sấp(11). Chúng tôi đã nỗ lực thực
hiện để giảm bớt tỷ lệ chảy máu hậu phẫu sau
khi hoàn thành LSTQD sử dụng hướng dẫn
của siêu âm.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Từ tháng 10/2014 đến tháng 5/2015, tổng
cộng có 30 trường hợp sỏi thận được lấy sỏi qua
da dưới hướng dẫn của siêu âm. Có 5 trường
hợp có vết mổ cũ và 4 trường hợp tán sỏi ngoài
cơ thể không có kết quả. Đánh giá trước mổ bằng
chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị, siêu âm, chụp
cắt lớp điện toán hoặc chụp hệ tiết niệu có tiêm
thuốc cản quang.
Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu mô tả hàng loạt trường hợp
Quy trình thực hiện
Chuẩn bị dụng cụ
Máy siêu âm xách tay SONOGRAT để chọc
dò thận.
Máy tán sỏi thận Accu – Tech (Laser
Holmium).
Máy bơm áp lực tưới rửa thận.
Bộ chọc dò Mini – PCNL với Amplatz 18 và
20Ch.
Thông niệu quản mở.
Các guide wire (dây dẫn) chuyên dụng.
Ống kính nội soi thận 0o cỡ 9,5Ch (2 kênh).
Tiến hành
Bệnh nhân được tiến hành tán sỏi thận qua
da bằng đường hầm nhỏ trên phòng mổ, được
gây mê nội khí quản và trải qua 2 giai đoạn như
tán sỏi thận qua da quy chuẩn.
Giai đoạn nằm tư thế sản khoa: đặt thông
niệu quản 4Fr hay 5 Fr được đặt vào niệu quản
cùng bên sỏi dưới hướng dẫn máy soi niệu quản.
Giai đoạn nằm sấp: Chọc dò và tán sỏi.
Đối với sỏi san hô, đường chọc dò qua đài
giữa và đài trên được chọn (tiếp cận đài dưới và
niệu quản dễ dàng). Đường chọc dò thứ hai
được được tiến hành nếu sỏi khó trong những
trường hợp nhất định. Kim chọc dò là kim 18-
gauge PTC dưới hướng dẫn siêu âm. Guide wire
được đưa qua kim chọc dò. Nong đường chọc dò
đến 16 Fr. Sử dụng LASER holmium để tán sỏ.
đối với sỏi san hô lớn, chúng tôi tiến hành chọc
dò thêm 1 đường. Đặt thông Double-J dưới
hướng dẫn của máy soi. Đặt thông thận ra da
bằng Foley 14 Fr hay 16 Fr.
KẾT QUẢ
Tổng số trường hợp: 30 ca.
Tuổi trung bình: 43,05 ± 9,86, tuổi cao nhất
62, thấp nhất 32.
Chiều cao trung bình: 1,64 m.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
279
Cân nặng trung bình: 54,5 ± 6,71 kg, bệnh
nhân nặng cân nhất 76 kg, thấp cân nhất 45 kg
BMI: 21
Kích thước sỏi trung bình: 12,24 mm.
Thời gian phẫu thuật trung bình: 89,87 phút,
ngắn nhất 55 phút, dài nhất 188 phút.
Tỉ lệ sạch sỏi sau tán 86,2%.
Các biến chứng: 1 trường hợp chảy máu phải
truyền máu; 1 trường hợp tụ máu, nước tiểu
quanh thận.
BÀN LUẬN
LSTQD dần được thay thế mổ mở lấy sỏi
thận đối với sỏi san hô lớn(1). Chọc dò vào hệ
thống đài bể thận thường được thực hiện dưới
hướng dẫn của C-arm. Trong quá trình thực
hiện, bệnh nhân và đội ngũ phẫu thuật tiếp xúc
với một số mức độ bức xạ ion hóa. Việc tiếp xúc
với bức xạ một cách thường xuyên sẽ tích lũy
theo thời gian(10). Sử dụng siêu âm dẫn đường là
1 cải thiện giúp ngăn chặn phơi nhiễm của bác sĩ
phẫu thuật và bệnh nhân với bức xạ ion.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy siêu âm dẫn
đường được đánh giá có tỷ lệ thành công cao với
tỷ lệ biến chứng thấp(1). Hơn nữa, việc sử dụng
hướng dẫn siêu âm cho việc chọc dò mặt trước
đã được báo cáo là an toàn và hiệu quả ở trẻ
em(3), thận ghép(6) và thận lạc(4).
Việc sử dụng các hướng dẫn siêu âm có
những lợi thế nhất định, trong đó có việc giảm
phơi nhiễm bức xạ ion hóa, một thời gian thủ
thuật ngắn hơn, một số giảm của lỗ thủng, và
tránh chất cản quang(2). Ngoài ra, siêu âm cho
phép hình ảnh của cấu trúc giữa da và thận(2).
Với những cải tiến gần đây trong thiết bị và công
nghệ, các biến chứng liên quan với PCNL đã
được giảm đáng kể. Tuy nhiên, chảy máu thận
sau LSTQD vẫn là 1 trong những biến chứng
thường gặp nhất
Chảy máu cần truyền máu là vấn đề nghiêm
quan trọng trong LSTQD. Việc cải thiện kỹ thuật
và trang thiết bị là thực sự cần thiết. Trong các
nghiên cứu gần đây cho rằng việc sử dụng siêu
âm trong LSTQD có thể làm giảm tỷ lệ chảy máu
cần truyền máu. Osman và cs(9) thực hiện LSTQD
dưới hướng dẫn của siêu âm ở 315 bệnh nhân.
Tổng tỷ lệ biến chứng là 50,8%, và tỷ lệ chảy máu
là 7,6% không có ý nghĩa lâm sàng. Các nhà
nghiên cứu kết luận rằng LSTQD với hướng dẫn
siêu âm không mất máu đáng kể hoặc biến
chứng nặng.
Lấy sỏi thận qua da dần được thay thế mổ
mở lấy sỏi, ngay cả với sỏi san hô, sỏi sót sau mổ,
sỏi thận tái phát sau mổ và thất bại của tán sỏi
ngoài cơ thể. Trước đây, việc chọc dò vào hệ
thống đài bể thận thường được thực hiện dưới
hướng dẫn của C.arm. Trong quá trình thực
hiện, bệnh nhân và đội ngũ phẫu thuật viên phải
chịu tiếp xúc với bức xạ. Sử dụng siêu âm dẫn
đường là một cải tiến quan trọng giúp ngăn chặn
phơi nhiễm cho phẫu thuật viên và bệnh nhân
với xạ ion hóa(11).
Nghiên cứu đã cho thấy siêu âm dẫn đường
được đánh giá là có tỉ lệ thành công cao với tỉ lệ
biến chứng thấp. Hơn nữa việc sử dụng siêu âm
hướng dẫn cho việc chọc dò mặt trước đã được
báo cáo là an toàn và hiệu quả ở trẻ em(4), thận
ghép(7) và bệnh thận lạc chỗ trong tiểu khung.
Trong nghiên cứu này, đại đa số chúng tôi
chọc 1 đường vào thẳng đài giữa, một số vào đài
trên. Với đường chọc dò này sẽ dễ dàng tiếp cận
sỏi ở đài dưới và sỏi đoạn bể thận – niệu quản.
Tuy nhiên, một số trường hợp chúng tôi đi vào
đài dưới. Đó là các trường hợp tán sỏi ngoài cơ
thể thất bại, nếu đi vào đài trên hay đài giữa sẽ
rất khó tiếp cận được sỏi.
Với 30 bệnh nhân, chúng tôi thường tập
trung vào sỏi có kích thước trung bình và bán
san hô. Hơn nữa với số lượng bệnh nhân còn ít
nên trong nghiên cứu chúng tôi chưa gặp trường
hợp phải làm thêm đường hầm thứ 2. Tuy nhiên
nếu làm Mini – PCNN bằng máy Lithoclast hay
máy dùng năng lượng laser thì chỉ nên tán sỏi
thận với kích thước vừa phải (2 – 3cm) hoặc sỏi
bán san hô vì sẽ mất thời gian tán và lấy sỏi.
Ngược lại, khi tán sỏi lớn nên dùng phương
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
280
pháp lấy sỏi thận qua da cỡ tiêu chuẩn với
Amplatz 26Ch, vừa tán vừa gắp sỏi sẽ giảm
thiểu thời gian phẫu thuật.
Việc sử dụng siêu âm dẫn đường có những
lợi thế nhất định, trong đó có giảm phơi nhiễm,
rút ngắn thời gian phẫu thuật, giảm số lần chọc
dò và sử dụng chất cản quang trở nên không cần
thiết(3).
Với những cải tiến thiết bị và công nghệ
trong thời gian gần đây, các biến chứng liên
quan đến PCNN đã được giảm đáng kể. Tuy
nhiên, chảy máu sau lấy sỏi thận qua da vẫn là
một trong những biến chứng thường gặp nhất.
Chảy máu cần truyền máu là một vấn đề
nghiêm trọng trong lấy sỏi thận qua da. Việc
cải thiện kĩ thuật, trang thiết bị là thực sự cần
thiết. Tuy các nghiên cứu gần đây cho rằng sử
dụng siêu âm trong lấy sỏi thận qua da có thể
làm giảm tỉ lệ chảy máu cần truyền máu.
Osmau và cộng sự lấy sỏi thận qua da dưới
hướng dẫn của siêu âm cho 315 trường hợp,
thì chỉ có 7,6% bị chảy máu không có ý nghĩa
lâm sàng(10). Tất cả các bệnh nhân trong nghiên
cứu của chúng tôi đều được kiểm tra công
thức máu (hồng cầu, huyết sắc tố, hematocrite)
trước và sau tán. Các kết quả cho thấy cũng có
chảy máu nhưng không có ý nghĩa lâm sàng.
Chúng tôi có 1 trường hợp bị tụ máu, nước
tiểu quanh thận phải mổ lại ngày thứ 2 sau mổ
do tụt ống dẫn lưu thận và khi mổ phải truyền
máu. Nghiên cứu của chúng tôi cũng trùng
hợp với các nghiên cứu của các tác giả(10). Kết
luận rằng lấy sỏi thận qua da với hướng dẫn
siêu âm không mất máu đáng kể hoặc có biến
chứng nặng. Tỉ lệ gặp biến chứng của chúng
tôi là 3% (1 trường hợp).
Nghiên cứu có 4 trường hợp sỏi bán san hô
sau tán còn sót sỏi, chiếm tỉ lệ 13,8%. Còn 25
trường hợp tán sỏi thành công đạt kết quả 86,2%.
Các trường hợp sót sỏi sẽ xử trí bằng tán sỏi
ngoài cơ thể hỗ trợ.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy rằng,
với việc đặt thông JJ sau tán thay thế ống thông
niệu quản bằng cách đặt xuôi dòng (theo một số
tác giả) hay ngược dòng (theo nghiên cứu của
chúng tôi) đã giải quyết được nguy cơ rò nước
tiểu, rút ngắn thời gian nằm viện.
Không có tổn thương cơ quan hay biến
chứng nặng được ghi nhận trong nghiên cứu cảu
chúng tôi.
KẾT LUẬN
Sử dụng siêu âm trong tán sỏi thận qua da
bằng đường hầm nhỏ là phương pháp có thể
tiến hành để điều trị sỏi thận tại Việt Nam với
tính hiệu quả và an toàn cao. Phương pháp này
nếu được trang bị đầy đủ có thể dần thay thế
phương pháp mổ mở truyền thống vẫn được áp
dụng ở nước ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Basiri A, Ziaee AM, Kianian HR, et al. Ultrasonographic
versus fluoroscopic access for percutaneous nephrolithotomy:
a randomized clinical trial. J Endourol. 2008;22:281-284.
2. Basiri A, Ziaee SA, Nasseh H, et al. Totally
ultrasonographyguided percutaneous nephrolithotomy in the
flank position.J Endourol. 2008;22:1453-1457.
3. Desai M, Ridhorkar V, Patel S, et al. Pediatric percutaneous
nephrolithotomy: assessing impact of technical innovations on
safety and efficacy.J Endourol. 1999;13:359-364.
4. Desai MR, Jasani A. Percutaneous nephrolithotripsy in ectopic
kidneys.J Endourol. 2000;14:289-292.
5. Fernstrom I, Johansson B. Percutaneous pyelolithotomy: a new
extraction technique.Scand J Urol Nephrol. 1976;10:257-259.
6. Francesca F, Felipetto R, Mosca F, et al. Percutaneous
nephrolithotomy of transplanted kidney.J Endourol.
2002;16:225-227.
7. Jou YC, Cheng MC, Sheen JH, et al. Electrocauterization of
bleeding points for percutaneous nephrolithotomy.Urology.
2004; 64:443-447.
8. Kader AK, Finelli A, Honey RJ. Nephroureterostomy-drained
percutaneous nephrolithotomy: modification combining
safety with decreased morbidity.J Endourol. 2004;18:29-32.
9. Osman M, Wendt-Nordahl G, Heger K, et al. Percutaneous
nephrolithotomy with ultrasonography-guided renal access:
experience from over 300 cases. BJU Int. 2005;96:875-878.
10. Rao PN, Faulkner K, Sweeney JK, et al. Radiation dose to
patient and staff during percutaneous nephrostolithotomy.Br J
Urol. 1987;59:508-512.
11. Zhou X, Gao X, Wen J, et al. Clinical value of minimally
invasive percutaneous nephrolithotomy in the supine position
under the guidance of real-time ultrasound: report of 92 cases.
Urol Res.2008;36:111-114.
Ngày nhận bài báo: 10/05/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2015
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
281
Ngày bài báo được đăng: 05/08/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tan_soi_than_qua_da_bang_duong_ham_nho_duoi_huong_dan_cua_si.pdf