Tần suất, độ nhạy của các dấu hiệu hình ảnh của chụp cắt lớp điện toán trong chẩn đoán bệnh viêm túi thừa đại tràng

Túi thừa bị thủng được bao bọc sẽ tạo áp xe cạnh đại tràng, khung chậu hay bất cứ vị trí nào trong ổ bụng. Hình ảnh áp xe là một khối chứa dịch có thể có bóng khí bên trong và được bao bọc bởi lớp thành mỏng tăng quang(8). Chụp CLĐT phát hiện 5/6 trường hợp biến chứng áp xe (bảng 2), độ nhạy của dấu hiệu này là 83,3% thấp hơn tác giả Knochel là 96%(10). Khí tự do trong ổ bụng là hình ảnh những túi khí (đường kính lớn hơn hay bằng 5mm) hay bóng khí (đường kính nhỏ hơn 5mm) bên ngoài ống tiêu hóa(8). Tất cả 13 trường hợp VTTĐT thủng đều có dấu hiệu của khí tự do trên CLĐT, độ nhạy của dấu hiệu này là 100% (Bảng 2). CLĐT có thể phát hiện sớm khí tự do trong ổ bụng lượng(3). Khí tự do là dấu hiệu chính chẩn đoán thủng của ống tiêu hóa. CLĐT phát hiện hình ảnh của VTTĐT và khí tự do giúp chẩn đoán nguyên nhân thủng ống tiêu hóa là VTTĐT (11 trường hợp). Khi không thấy dấu hiệu của VTTĐT thì các dấu hiệu khác như rò chất cản quang ra ngoài ống tiêu hóa gần vị trí thủng, thành đại tràng không liên tục, tăng quang bất thường của thành đại tràng, hình ảnh áp xe hay khối viêm cạnh đại tràng(20). Đây là những dấu hiệu rất có giá trị trong chẩn đoán nguyên nhân của thủng tạng rổng có nguồn gốc ở đại tràng như VTTĐT(1). Khi hồi cứu lại hai trường hợp chẩn đoán thủng tạng rổng trên CLĐT, chúng tôi vẫn ghi nhận dấu hiệu dày thành đại tràng và thâm nhiễm, có lẽ do không ghi nhận hình túi thừa viêm nên các bác sĩ hình ảnh không chẩn đoán được nguyên nhân thủng từ túi thừa đại tràng. Trong nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào có biến chứng rò tiêu hóa.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 30 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tần suất, độ nhạy của các dấu hiệu hình ảnh của chụp cắt lớp điện toán trong chẩn đoán bệnh viêm túi thừa đại tràng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng Quát 175 TẦN SUẤT, ĐỘ NHẠY CỦA CÁC DẤU HIỆU HÌNH ẢNH CỦA CHỤP CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG Nguyễn Việt Thành*, Lê Huy Lưu*, Đặng Ngọc Thạch** TÓM TẮT Mở đầu: Bệnh lý túi thừa đại tràng thường rất phổ biến ở các nước phát triển và tần suất mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi. Tại các nước châu Âu, túi thừa đại tràng xuất hiện chủ yếu bên trái chiếm tỉ lệ 95%, nhưng ngược lại tại các nước châu Á túi thừa xuất hiện chủ yếu bên phải với tỉ lệ lên đến 70%. Viêm túi thừa là một biến chứng lâm sàng thường gặp nhất của bệnh lý túi thừa đại tràng chiếm tỉ lệ khoảng 10-25%. Tại Việt Nam, theo Lê Huy Lưu nghiên cứu tại Bệnh Viện nhân dân Gia Định cho thấy VTTĐT không phải là bệnh hiếm và dễ chẩn đoán nhầm với viêm ruột thừa cấp. Hiện nay CCLĐT khá phổ biến ở nước ta, việc ứng dụng công cụ chẩn đoán này vào chẩn đoán xác định và lựa chọn phương pháp điều trị VTTĐT tại Việt Nam còn hạn chế. Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi đánh giá tần suất, độ nhạy của các dấu hiệu hình ảnh chụp cắt lớp điện toán (CLĐT) trong chẩn đoán viêm thừa đại tràng (VTTĐT), chân đoán VTTĐT có biến chứng, phân loại mức độ nặng của VTTĐT. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu các hồ sơ bệnh án của bệnh nhân VTTĐT được mổ, có CLĐT và có kết quả giải phẫu bệnh viêm túi thừa đại tràng, tại bệnh viện nhân dân Gia Định trong thời gian 04 năm từ 01/01/2010 đến tháng 30/12/2013. Kết quả: Chúng tôi thu thập được 46 viêm túi thừa đại tràng, gồm 17 nữ, 29 nam, được mổ và có chụp CLĐT. Tuổi trung bình của bệnh nhân VTTĐT khá thấp là 38,71 tuổi. Bệnh nhân có tuổi nhỏ nhất là 15 và tuổi lớn nhất là 69.Có 40 túi thừa ở đại tràng phải gồm 24 trường hợp túi thừa đơn độc, 16 trường hợp nhiều túi thừa và 6 trường hợp đa túi thừa ở đại tràng trái. Độ nhạy của CLĐT trong chẩn đoán VTTĐT là 76,1%. Chúng tôi có 19 trường hợp VTTĐT có biến chứng chiếm tỷ lệ 41,2%. CLĐT phát hiện VTTĐT có biến chứng với độ nhạy 94,7%. Trong nghiên cứu, chẩn đoán sau phẫu thuật ghi nhận 58,7% VTTĐT nhẹ, 41,3% VTT nặng gồm 13% áp xe, 28,3% VTTĐT thủng gây VPM. CLĐT giúp phân lọai mức độ nặng của VTTĐT rất tốt so với kết quả phuật. Kết luận: CLĐT nhạy trong việc phát hiện VTTĐT và VTTĐT có biến chứng đồng thời giúp phân loại mức độ nặng của VTTĐT để giúp cho chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp. Từ khóa: Viêm túi thừa đại tràng. ABSTRACT FREQUENCY, SENSITIVITY OF INDIVIDUAL SIGNS OF DIVERTICULITIS ON COMPUTED TOMOGRAPHY SCANS Nguyen Viet Thanh, Le Huy Luu, Dang Ngoc Thach * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 175 - 180 Background: Colonic diverticular are very common in developed countries, and the incidence increases with age. In European countries, colonic diverticular occurs the left colon (95%), whereas in Asian countries diverticular mainly appears to the right colon (70%). Diverticulitis is a clinical complication accounts for * Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TPHCM ** Lớp Học viên Cao học bộ môn Ngoại, ĐH Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Việt Thành. ĐT: 0913869049 Email: ngvthanh7@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 176 approximately 10-25%. In Vietnam, according to Le Huy Luu, the disease is not rare and easily misdiagnosed with appendicitis. Objective: The aim of our study was to determine the frequency, sensitivity of the individual signs of diverticulitis, complicated using multislices CT scan and ability of CT scan for classification of the severity of diverticulitis. Materials and methods: Between 01 January 2010 and 30 December 2013, 46 patients operated diverticulitis were examined on multislices CT without using contrast material and diagnosis were confirmed by histopathologic resutls. Result: Thirty five (76.1%) of the 46 CT scans were interpreted as positivefor diverticulitis; 12 scans (26.1%), as negative. Of the 34 scans that were positive for diverticulitis, 42 (91.3%; sensitivity) showed bowel wall thickening; 44 (95.7%; sensitivity), fat stranding; 34 (73.9% sensitivity), inflamed diverticula. Twenty seven (58.7%) of the 46 CT scans were interpreted as positive for complicated diverticulitis free fluid; 49 (43%; sensitivity 43%),,free air; 18 (16%; sensitivity), abscesses; four (4%; sensitivity 4%). Overall CT interpretation had a sensitivity of 76.1%. Conclusion: The two most frequent signs of diverticulitis were bowel wall thickening (96%) and fat stranding (95%). Less frequent but highly specific signs were fascial thickening (50%), free fluid (45%), and inflamed diverticula (43%). Key word: Diverticulitis. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm túi thừa đại tràng (VTTĐT) là một biến chứng thường gặp nhất của túi thừa đại tràng, chiếm tỷ lệ khoảng 10-25%(6). Nghiên cứu của Lê Huy Lưu, Lý Minh Tùng tại Bệnh Viện nhân dân Gia Định cho thấy VTTĐT không phải là bệnh hiếm (12), tần suất mắc bệnh ngày càng tăng(14) và viêm túi thừa manh tràng là nguyên nhân dễ chẩn đoán nhầm với viêm ruột thừa(12). Hiện nay, với độ nhạy và độ chuyên biệt cao(4), chụp cắt lớp điện toán (CLĐT) được ưu tiên chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ VTTĐT nhằm xác định chẩn đoán VTTĐT đồng thời giúp phân biệt với các bệnh lý bụng cấp khác(2). Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi đánh giá độ nhạy của chụp CLĐT trong chẩn đoán VTTĐT, chẩn đoán VTTĐT có biến chứng, phân loại mức độ của VTTĐT. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi hồi cứu các hồ sơ bệnh án của bệnh nhân VTTĐTđược mổ, có CLĐTvà có kết quả giải phẫu bệnh viêm túi thừa đại tràng, tại bệnh viện nhân dân Gia Định trong thời gian 04 năm từ 01/01/2010 đến tháng 30/12/2013. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Trong khoảng thời gian từ 01/01/10 đến ngày 30.12.2013 (4 năm) tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, chúng tôi thu thập được 46 viêm túi thừa đại tràng, gồm 17 nữ, 29 nam, được mổ và có chụp CLĐT. Tuổi trung bình của bệnh nhân VTTĐT khá thấp chỉ có 38,71 tuổi. Bệnh nhân có tuổi nhỏ nhất là 15 tuổi và tuổi lớn nhất là 69 tuổi. 40 túi thừa ở đại tràng phải: 24 trường hợp túi thừa đơn độc, 16 trường hợp có nhiều túi thừa, 6 túi thừa ở đại tràng trái: chỉ có nhiều túi thừa. Xem xét độ nhạy của CLĐT, chúng tôi có kết quả sau: Bảng 1: Độ nhạy các dấu hiệu chụp CLĐT trong chẩn đoán VTTĐT. Chụp CLĐT Dương thật Âm giả Độ nhạy (%) (46 Bn) Túi thừa viêm 34 12 73,9 42 4 91,3 Thâm nhiễm mỡ 44 2 95,7 Túi thừa viêm-dày thành- thâm nhiểm mỡ 35 11 76,1 Dày thành- thâm nhiểm mỡ 43 3 93,4 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng Quát 177 Bảng 2: Bảng độ nhạy các dấu hiệu Chụp CLĐT chẩn đoán VTTĐT biến chứng. VTTĐT biến chứng (19 Bn) CCLĐT Phẫu thuật Độ nhạy (%) Dịch ổ bụng 19 19 100 Khí tự do/thủng 13 13 100 Áp xe 5 6 83,3 Bảng 3: Các dấu hiệu chụp CLĐT trước PT và hồi cứu lại phim. Chụp CLĐT Trước PT Hồi cứu Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Túi thừa 34/46 73,9 45/46 97,8 Dày thành 42/46 91,3 45/46 97,8 Thâm nhiễm mỡ 44/46 95,7 46/46 100 Bảng 4: Bảng các dấu hiệu CCLĐT trong nhóm chẩn đoán sai. Chụp CLĐT VRT UĐT TTR VĐT Trước PT Hồi cứu Trước PT Hồi cứu Trước PT Hồi cứu Trước PT Hồi cứu Túi thừa 0/5 5/5 0/2 2/2 0/2 2/2 0/2 2/2 Dàythành 3/5 5/5 2/2 2/2 0/2 2/2 2/2 2/2 Thâm nhiểm mỡ 5/5 5/5 2/2 2/2 2/2 2/2 2/2 2/2 Tổng (11) 5 2 2 2 Bảng 5: Bảng chẩn đoán trước phẫu thuật của phẫn thuật viên. Chẩn đoán trước phẫu thuật Tần số Tỉ lệ (%) VTTĐT 35 76,1 - VTT manh tràng (9) (19,6) - VTT tái phát (2) (4,3) - VTT áp xe (3) (6,5) - VTT thủng (13) (28,3) - VPM túi thừa (5) (10,9) - VTT + VRT (3) (6,5) VRT 7 12,4 Thủng tạng rỗng 2 4,25 U ĐT 2 4,25 Tổng 46 100 Bảng 6: Bảng so sánh đặc điểm VTTĐT trên hình chụp CLĐT và phẫu thuật. VTTĐT Chụp CLĐT Phẫu thuật Kiểm định Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) χ 2 P Nhẹ 28 60,8 27 58,7 0,09 0,7 Nặng 18 39,2 19 41,3 +Áp xe 5 10,9 6 13 0,22 0,6 +Thủng 13 28,3 13 28,3 0,00 1 Tổng 46 100 46 100 BÀN LUẬN Đánh giá độ nhạy của chụp CLĐT trong chẩn đoán VTTĐT Độ nhạy của CLĐT trong việc phát hiện VTTĐT từ 79% đến 100% Hulnick(7), Ambrosetti(1), Rao(15), Retert(16). Độ nhạy này thay đổi tùy thuộc vào tiêu chuẩn chẩn đoán VTTĐT. Theo Ambrosetti, hai dấu hiệu có thể nghi ngờ VTTĐT là dày thành đại tràng và thâm nhiễm mỡ quanh đại tràng(1). Kircher(9) dùng hai dấu hiệu trên và thêm hình ảnh túi thừa để chẩn đoán VTTĐT. Nếu dùng hai tiêu chuẩn chẩn đoán theo Ambrosetti, chúng tôi có độ nhạy của CLĐT là 93,4% (Bảng 1). Tuy nhiên, với tiêu chuẩn chẩn đoán chắc chắn theo Kircher, CLĐTcó độ nhạy là 76,1% (Bảng 1). Độ nhạy này có thể do trong mẫu của chúng tôi, VTTĐT chủ yếu bên phải (87%) và do các bác sĩ hình ảnh thiếu kinh nghiệm chỉ phát hiện 34/46 trường hợp túi thừa viêm vì khi hồi cứu lại phim chúng tôi phát hiện đến 45 trường hợp có túi thừa viêm (Bảng 3). So sánh với các nghiên cứu về VTTĐT phải như Shyung(19) là 83,3% và Fang(5) là 78,4% thì kết quả của chúng tôi phù hợp. Hình ảnh túi thừa viêm trên CLĐT là một cấu trúc hình tròn hay bầu dục nhô ra ngoài từ thành đại tràng, bên trong chứa khí, bắt thuốc cản quang, có thể có hình sỏi phân (8). Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ nhạy hình ảnh túi thừa chỉ có 73,9% và âm tính giả là 26,1% (Bảng 3). Kết quả này cao hơn Kriten (11) 60%, thấp hơn nhiều so với Kaewlai(8) 98,6% và tương tự Lý Minh Tùng(14) 69,2%. Trong 11 trường hợp bác sĩ hình ảnh không nghĩ đến VTTĐT, khi hồi cứu lại phim chúng tôi vẫn ghi nhận có hình ảnh túi thừa trong 10 trường hợp (Bảng 3). Phân tích các Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 178 trường hợp này, chúng tôi thấy có 5 trường hợp hình ảnh viêm túi thừa manh tràng (túi thừa đơn độc) bị nhầm lẫn là ruột thừa viêm. Hình ảnh của viêm ruột thừa rất giống với túi thừa viêm nếu chỉ xem trên vài hình cắt ngang. Đây có thể là nguyên nhân làm cho bệnh nhân bị VTTĐT đơn giản phải trải qua phẫu thuật cắt túi thừa viêm và cắt ruột thừa. Chúng ta nên quan sát trên nhiều lát cắt và trên mặt phẳng tái tạo đứng ngang. Còn một lý do nữa là ruột thừa bị viêm thứ phát sau tình trạng viêm túi thừa. Các trường hợp còn lại có lẻ là do các bác sĩ không có kinh nghiệm nhận định hoặc không chú ý tìm (5 trường hợp) hoặc do túi thừa không còn nguyên cấu trúc, hoặc chứa đầy dịch hoặc bị che khuất bởi các cơ quan khác (1 trường hợp). Dấu hiệu dày thành đại tràng là hình ảnh thành đại tràng dày trên 5mm. Độ nhạy của dấu hiệu này trong VTTĐT thay đổi, 100% theo Kristen(11), Kircher (9) là 96%, Kaewlai(8) là 82,7%, Hulnich(7) chỉ 70% và Lý Minh Tùng(14) là 69,2%. Dấu hiệu này của chúng tôi có độ nhạy là 91,3% và âm tính giả chỉ 8,7% phù hợp với các nghiên cứu trên. Đây là dấu hiệu không đặc hiệu của VTTĐT vì có thể gặp trong các bệnh lý như viêm ruột thừa, viêm đại tràng hoặc nhầm với ung thư đại tràng. Theo Shen(18), dấu hiệu này gặp trong VTTĐT và ung thư đại tràng là 82,5% và 85,7%. Theo Lee(13) nếu có dấu hiệu dày thành đại tràng, hình ảnh túi thừa viêm trong bệnh cảnh viêm nhiễm thì nghĩ nhiều đến VTTĐT hơn là ung thư. Ngược lại nếu hình ảnh dày thành đại tràng không đều kèm với hình ảnh hạch ổ bụng thì nghĩ nhiều đến ung thư đại tràng. 7 trường hợp dày thành đại tràng không nghĩ đến VTTĐT trong nghiên cứu là dokhông đi kèm với hình ảnh túi thừa viêm nên các bác sĩ hình ảnh nghĩ đến bệnh khác của đại tràng như viêm, ung thư (Bảng 4). Dấu hiệu thâm nhiễm mỡ quanh đại tràng hay còn gọi là lớp "mỡ dơ". Độ nhạy của dấu hiệu này trong VTTĐT thay đổi, 100% theo Kristen(11) và Lý Minh Tùng(14), Hulnich(7) là 98%, Kircher(9) là 95%. Độ nhạy dấu hiệu này của chúng tôi là 95,7% và âm tính giả là 4,3%. Dấu hiệu thâm nhiểm mỡ mà không đi kèm dấu hiệu túi thừa viêm sẽ làm cho các bác sĩ lầm với các bệnh khác như viêm đại tràng ung thư đai tràng, viêm ruột thừa (Bảng 4). Vai trò của chụp CLĐT trong việc phát hiện VTTĐT biến chứng Chụp CLĐT rất có giá trị trong việc chẩn đoán VTTĐT có biến chứng. Theo Ambrosetti (1) các dấu hiệu nghi ngờ biến chứng trên chụp CLĐT bao gồm những dấu hiệu của VTTĐT đơn giản (túi thừa viêm, dày thành đại tràng và thâm nhiễm mỡ quanh đại tràng) cộng với một trong các dấu hiệu: áp xe, khí tự do và rò chất cản quang. Chúng tôi có 19 trường hợp VTTĐT có biến chứng chiếm tỷ lệ 41,2%. CLĐT phát hiện 18 trường hợp VTTĐT có biến chứng với độ nhạy 94,7%. Túi thừa bị thủng được bao bọc sẽ tạo áp xe cạnh đại tràng, khung chậu hay bất cứ vị trí nào trong ổ bụng. Hình ảnh áp xe là một khối chứa dịch có thể có bóng khí bên trong và được bao bọc bởi lớp thành mỏng tăng quang(8). Chụp CLĐT phát hiện 5/6 trường hợp biến chứng áp xe (bảng 2), độ nhạy của dấu hiệu này là 83,3% thấp hơn tác giả Knochel là 96%(10). Khí tự do trong ổ bụng là hình ảnh những túi khí (đường kính lớn hơn hay bằng 5mm) hay bóng khí (đường kính nhỏ hơn 5mm) bên ngoài ống tiêu hóa(8). Tất cả 13 trường hợp VTTĐT thủng đều có dấu hiệu của khí tự do trên CLĐT, độ nhạy của dấu hiệu này là 100% (Bảng 2). CLĐT có thể phát hiện sớm khí tự do trong ổ bụng lượng(3). Khí tự do là dấu hiệu chính chẩn đoán thủng của ống tiêu hóa. CLĐT phát hiện hình ảnh của VTTĐT và khí tự do giúp chẩn đoán nguyên nhân thủng ống tiêu hóa là VTTĐT (11 trường hợp). Khi không thấy dấu hiệu của VTTĐT thì các dấu hiệu khác như rò chất cản quang ra ngoài ống tiêu hóa gần vị trí thủng, thành đại tràng không liên tục, tăng quang bất thường của thành đại tràng, hình ảnh áp xe hay khối viêm cạnh đại tràng(20). Đây là những dấu hiệu rất có giá trị Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng Quát 179 trong chẩn đoán nguyên nhân của thủng tạng rổng có nguồn gốc ở đại tràng như VTTĐT(1). Khi hồi cứu lại hai trường hợp chẩn đoán thủng tạng rổng trên CLĐT, chúng tôi vẫn ghi nhận dấu hiệu dày thành đại tràng và thâm nhiễm, có lẽ do không ghi nhận hình túi thừa viêm nên các bác sĩ hình ảnh không chẩn đoán được nguyên nhân thủng từ túi thừa đại tràng. Trong nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào có biến chứng rò tiêu hóa. Vai trò của CLĐT trong phân loại mức độ của VTTĐT Dựa trên (1) nghiên cứu tiến cứu 542 bệnh nhân, Ambrosetti chia VTTĐT thành 2 mức độ nhẹ và nặng gồm các biến chứng áp xe và thủng tự do. Các trường hợp nặng trên chụp CLĐT cần can thiệp ngoại khoa. Có thể dẫn lưu áp xe túi thừa đại tràng dưới CLĐT hoặc siêu âm. Trong trường hợp VPM toàn thể thì chỉ định phẫu thuật cấp cứu. Trong nghiên cứu, chẩn đoán sau phẫu thuật (Bảng 6) ghi nhận 58,7% VTTĐT nhẹ, 41,3% VTT nặng gồm 13% áp xe, 28,3% VTTĐT thủng gây VPM. CLĐT giúp phân lọai mức độ nặng của VTTĐT rất tốt so với kết quả phuật (Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa phân loại của CLĐT và phẫu thuật (Bảng 6). Tỷ lệ bệnh nhân bị VTTĐT đơn giản được phẫu thuật trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ khá cao vì mẫu nghiên cứu chủ yếu là VTTĐT bên phải và tỷ lệ chẩn đoán nhầm với bệnh khác cần phải phẫu thuật chiếm tỷ lệ khá cao. Đây cũng là quan điểm của Lee(13), phần lớn VTTĐT phải không biến chứng nên điều trị bảo tồn, nhưng vai trò của nó bị giới hạn bởi tỷ lệ chẩn đoán đúng trước phẫu thuật còn thấp. KẾT LUẬN Tóm lại, chụp CLĐT là phương tiện chẩn đoán hình ảnh có vai trò rất cao trong chẩn đoán. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các trường hợp đều được chụp CLĐT, kết quả tỷ lệ chẩn đoán chính xác trước phẫu thuật của phẫu thuật viên là 76,1% cao hơn rất nhiều các nghiên cứu khác trong nước không có được chụp CLĐT trước phẫu thuật hay số trường hợp bệnh nhân được chụp CLĐT rất ít. Hơn nữa, tỷ lệ chẩn đoán nhần với VRT cũng giảm rất nhiều theo các trường hợp được chụp CLĐT. VTTĐT biến chứng thường được chỉ định phẫu thuật. Trong nghiên cứu, chụp CLĐT phát hiện biến chứng thủng túi thừa đại tràng qua hình ảnh khí tự do là 100% và hình ảnh áp xe là 83,3% (Bảng 2). Như vậy những thông tin có được từ Chụp CLĐT rất hữu ích cho các nhà ngoại khoa trong quyết định phẫu thuật bệnh nhân VTTĐT. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ambrosetti P (2008), "Acute diverticulitis of left colon: Value of initial CT and timing of elective colectomy", J Gastrointest Surg, Vol.12, pp.1318-1320. 2. Beckham H, Whitlow CB (2009), “The medical and nonoperative treatment of diverticulitis”, Clin Colon Rectal Surg, Vol.22 (3), pp.156-160. 3. Catalano O (1996), "Computed tomography in the study of gastrointestinal perforation", Radiol Med, Vol.91, pp.247-252. 4. Destigter KK, Keating DP (2009), "Imaging update: Acute colonic diverticulitis", Clin Colon Rectal Surg, Vol.3, pp.147–155. 5. Fang JF, Chen RJ, Lin BC, Hsu YB, Kao JL, Chen MF (2003), "Aggressive resection is indicated for cecal diverticulitis", Am J Surg, Vol.185, pp.135-140. 6. Hall J, Hammerich K, Roberts P (2010), “New paradigms in the management of diverticular disease”, Curr Probl Surg, Vol.47, pp.680-735. 7. Hulnick DH, Megibow AJ, Balthazar EJ, et al (1984), “Computed tomography in the evaluation of diverticulitis”, Radiology, Vol.152, pp.491-495. 8. Kaewlai R, Nazinitsky KJ (2007), "Acute colonic diverticulitis in a community-based hospital: CT evaluation in 138 patients", Emerg Radiol, Vol.13 (4), pp.171-179. 9. Kircher MF, Rhea JT, Kihiczak Det al (2002), “Frequency, sensitivity, and specificity of individual signs of diverticulitis on thin-section helical CT with colonic contrast material: experience with 312 cases”, AJR Am J Roentgenol, Vol.178 (6), pp.1313-1318. 10. Knochel JQ, Koehler PR, Lee TG, et al (1980), "Diagnosis of abdominal abscesses with computed tomography, Radiology, Vol.137, pp.425-432 11. Kriten KD, David PK (2009), ‘Imaging update: acute colonic divericulitis", Clin Colon Rectal Surg, 2 Vol.2 (3), pp.147-155. 12. Lê Huy Lưu, Nguyễn Văn Hải (2010), “Kết quả phẫu thuật túi thừa đại tràng phải bằng phẫu thuật nội soi”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, tr. 12-15. 13. Lee IK, Jung SE, Gorden DL, et al (2008), "The diagnostic criteria for right colonic diverticulitis: Prospective evaluation of 100 patients", Int J Colorectal Dis, Vol.23(12), pp.1151-1157. 14. Lý Minh Tùng (2011), Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và kết quả phẫu thuật viêm túi thừa đại tràng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 80-82. 15. Rao PM, Rhea JT, (1998), "Colonic diverticulitis: evaluation of the arrowhead sign and the inflamed diverticulum for CT diagnosis", Radiology, Vol.209(3), pp.775-779. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 180 16. Retert H, Noldge G, Encke J, Richter GM, Dux M (2003), "The value of CT for the diagnosis of acute diverticulitis", Radiologe, Vol.43, pp.51-58. 17. Ritz JP, Lehmann KS, Loddenkemper C, Frericks B, Buhr HJ, Holmer C (2010), "perative CT staging in sigmoid diverticulitis–does it correlate with intraoperative and histological findings", Langenbecks Arch Surg, Vol.395, pp.1009- 1015. 18. Shen SH, Chen JD, Tiu CM(2005), "Differentiating Colonic Diverticulitis from Colon Cancer: The Value of Computed Tomography in the Emergency Setting", J Chin Med Asso, Vol.68 (9), pp.411-418. 19. Shyung LR, Lin SC, Shih SC, Kao CR, Chou SY(2003), "Decision making in right-sided diverticulitis", World J Gastroenterol, Vol.9, pp.606-608. 20. Yeung KW, Chang MS, Hsiao CP, Huang JF (2004), "CT evaluation of gastrointestinal tract perforation", Clin Imaging, Vol.28, pp.329-333. Ngày nhận bài báo: 07/11/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/11/2014 Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftan_suat_do_nhay_cua_cac_dau_hieu_hinh_anh_cua_chup_cat_lop.pdf