Tần suất yếu tố nguy cơ và tỉ lệ tử vong đột quị não tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận

KẾT LUẬN 1. Đặc điểm dân số của bệnh nhân ĐQ trong nhóm nghiên cứu: tuổi trung bình ĐQ là 64,98 ± 13,56. Nam bị ĐQ nhiều hơn nữ, dân tộc kinh chiếm đa số (90%), các dân tộc khác chiếm tỉ lệ nhỏ. Bệnh nhân phân bố ở nông thôn nhiều hơn thành thị. 2. Các YTNC thường gặp của ĐQ là THA, ĐTĐ, bệnh tim, hút thuốc, uống rượu và tiền căn ĐQ. Các YTNC nổi trội trong nhóm nghiên cứu là THA (77,87%) và tiền căn THA (> 60%). Kế đến là hút thuốc lá: nhóm ĐQTMNCB là 77,23% và nhóm ĐQXH là 96% bệnh nhân ĐQ có hút thuốc . ĐQ tái phát cũng chiếm tần suất khá cao là 17,86%. Bệnh nhân có nhiều YTNC kết hợp thì khả năng bị ĐQ càng cao. Thường gặp THA kết hợp với một hay nhiều YTNC khác . 3. Tỉ lệ TV trong nhóm nghiên cứu là 10% tương đối thấp so với tỉ lệ chung trong nước, nhưng nó chưa phản ánh thực chất của kết cục bệnh tật do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tần suất yếu tố nguy cơ và tỉ lệ tử vong đột quị não tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẦN SUẤT YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ TỈ LỆ TỬ VONG ĐỘT QUỊ NÃO TẠI BỆNH VIỆN TỈNH NINH THUẬN Nguyễn Hữu Thoại*, Cao Phi Phong** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu khảo sát các tần xuất các yếu tố nguy cơ đột quị ở các bệnh thiếu máu não cấp và xuất huyết não. Phương pháp nghiên cứu: Các yếu tố nguy cơ được khảo sát dựa trên các tài liệu nghiên cứu trước: các yếu tố nguy cơ có chứng cứ đầy đủ và các yếu tố nguy cơ ít có chứng cứ. Kết quả và bàn luận: Trong 280 trường hợp đột quị có 156 (55,7%) là nam giới và 124 (44,3%)là nữ giới, đột quị thiếu máu não là 184 (65,71%) và đột quị xuất huyết là 96 (34,29%).Tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu là 64,9±13,5. Các yếu tố nguy cơ có chứng cứ đầy đủ: THA 218 (77,8%), ĐTĐ 41 (14,6%),rung nhĩ 19(6,8%),tiền sử đột quị 50 (17,7%), hút thuốc129 (82,69%); Các yếu tố nguy cơ ít chứng cứ: nghiện rượu 52 (18,6%), rối loạn lipít máu 178 (63,57%), ít hoạt động thể lực 204 (73%). Kết luận: các yếu tố nguy cơ thường gặp là tăng huyết áp, hút thuốc. Tỉ lệ tử vong do đột quị tại bệnh viện Tỉnh Ninh Thuận là 10%. ABSTRACT STUDYING THE RISK FACTORS OF STROKE AND STROKE MORTALITY RATES IN THE NINH THUAN’S HOSPITAL Nguyen Huu Thoai, Cao Phi Phong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 399 - 405 Objectives: The study evaluates the frequency of risk factors of stroke; ichemic stroke and heamorrhic stroke. Methods: Based on the recent studies, they are divided into 2 groups: evidence-adequate factors and evidence-little factors. Results and discussion: 280 patients could be studied, of which 156 (55.7%) were male and 124 (44.3%) females;of which 184 (65.71%) ischemic stroke and 96(34,29%) heamorrhic stroke. Overall mean age was 64.9±13.5 years. Evidence-adequate factors: hypertension 218 (77.8%), diabetes mellitus 41 (14.6%), atrial fibrillation 19(6,8%), smoking129 (82.69%), past history of stroke 50 (17.7%) and evidence- little factors:lipidemia disorders 178 (63.57%), excessive alcohol consumption 52 (18.6%), little exercise 204 (73%). Conclusion: frequent risk factors are hypertnsion,smoking. Stroke death rates is 10% in NinhThuận’ Hospital. MỞ ĐẦU Đột quị não là bệnh lý thần kinh thường gặp ở người lớn tuổi trên khắp thế giới. Đột quị là nguyên nhân thứ ba dẫn đến tàn tật và tử vong sau bệnh ung thư và bệnh tim mạch. Ngày nay, nhờ những tiến bộ về chẩn đoán và điều trị đã và đang làm giảm tỉ lệ tử vong của đột quị. Tuy nhiên tỉ lệ hiện mắc và tàn phế do bệnh đột quị vẫn còn cao, do đó việc phòng ngừa đột quị não hiện nay được quan tâm trên toàn thế giới, chính việc dự phòng trước và sau đột quị mang lại nhiều lợi ích hơn trong việc giảm các hậu quả do * Bv Ninh Thuận ** Bộ môn Thần kinh, Đại học Y Dược TP.HCM đột quị gây ra. Theo TCYTTG các yếu tố nguy cơ tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, tập quán và khí hậu từng nước từng vùng miền khác nhau. Ninh Thuận là một tỉnh nhỏ nằm cực nam Trung bộ, có nhiều dân tộc sinh sống (Kinh, Chăm, Raglay và Nùng) với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đời sống dân cư còn khó khăn nên vấn đề điều trị các YTNC còn hạn chế. Dân số trong Tỉnh khoảng 576.800 người, hàng năm tại Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận tiếp nhận điều trị bệnh đột quị khá cao (562 trường hợp, tỉ lệ tử vong do đột quị 3% - 2007). Công trình nghiên cứu này thực hiện nhằm khảo sát, hệ thống lại các YTNC cũng như mối liên quan giữa chúng và đánh giá lại tỉ lệ tử vong. Từ đó có những giải pháp hợp lý nhất nhằm giảm các YTNC của người bệnh, phòng ngừa đột quị xảy ra. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân đột quị lần đầu hoặc tái phát được nhập tại khoa nội tim mạch-lão khoa, khoa nội tổng hợp và khoa hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận trong thời gian nghiên cứu từ tháng 4 năm 2007 đến tháng 4 năm 2008. Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân được chẩn đoán đột quị: ĐQTMNCBcấp hoặc ĐQXH lần đầu hay tái phát, thỏa mãn các tiêu chuẩn chẩn đoán đột quị của TCYTTG: khởi phát đột ngột với các biểu hiện lâm sàng của rối loạn chức năng thần kinh khu trú hoặc toàn thể của não kéo dài hơn 24 giờ hoặc dẫn đến tử vong mà không có nguyên nhân rõ ràng nào ngoài tổn thương mạch máu não. Có hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Tiêu chuẩn loại trừ Bệnhnhân thiếu máu não thoáng qua. Bệnh nhân XHNdo chấn thương Bệnh nhân XHN trong bệnh cảnh u não. Bệnh nhân XHDN. Bệnh nhân không hợp tác. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Phương pháp thu thập số liệu Hình thức thu thập số liệu là khai thác bệnh sử, tiền sử, thăm khám, ghi nhận kết quả xét nghiệm: huyết học, sinh hóa và chẩn đoán hìnhảnh học:điện tim,chụp cắt lớp vi tính não. KẾT QUẢ Từ tháng 4 năm 2007 đến tháng 4 năm 2008, tại Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận chúng tôi thu thập được 280 trường hợp đột quị thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu. Sau khi phân tích số liệu, chúng tôi thu được kết quả như sau: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Bảng 1: Thông số chung của mẫu nghiên cứu Thông số ĐQTMNCB ĐQXH Tổng Số bệnh nhân, n (%) 184 (65,71) 6 (34,29) 280 (100) - Nữ, n(%) 83 (66,9) 41 (42,7) 124 (44,3) Giới tính - Nam, n(%) 101 (64,7) 55 (57,3) 156 (55,7) Tuổi, TB (ĐLC) 66,4(13,1) 62,2(14,1) 64,9(13,5) -Nữ, n(%) 69,7 (13) 64,3(13,1) 62,5(14,1) -Nam, n(%) 63,5(13,3) 60,7(21,1) 68,1(12,2) -Thành thị, n (%) 65 (35,3) 31 (32,3) 96 (65,7) Khu vực -Nông thôn, n (%) 119 (64,7) 65 (67,7) 184 (34,3) -Kinh, n (%) 168 (91,3) 84 (87,5) 252 (90) -Chăm, n (%) 13 (7,1) 9 (9,4) 22 (7,7) Dân tộc -Raglay & Nùng 3 (1,6) 3 (3,1) 6 (2,3) Trong 280 trường hợp đột quị trong mẫu nghiên cứucó184 trườnghợpĐQTMNCB và 96 trường ĐQXH. Đặc điểm giớitính, khu vực sinh sống và dân tộcsự khácbiệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm ĐQTMNCB và ĐQXH (p>0,05) ngoại trừ đặc tính tuổi (p=0,01). Bảng 2: Phân bố vị trí xuất huyết nã ĐQXH Tần số Phần trăm XHTN 75 26,79% XHN - NT 20 7,14% XHNT 1 0,36% Bảng 3: Bảng phân bố tuổi trong mẫu nghiên cứu. Nhóm tuổi ĐQTMNCB n(%) ĐQXH n(%) Tổng ≤ 45 9 (4,89) 12 (12,5) 21 (7,5) 46-59 48 (26,09) 34 (35,42) 82 (29,29) ≥ 60 127 (69,02) 50 (52,08) 171 (63,21) Tổng 184 (100) 96 (100) 280 (100) Trong cả hai nhóm đột quị, tỉ lệ nhóm lớn tuổi (≥60) là 127 trường hợp (69,02%) và nhóm trẻ tuổi (≤45) chỉ chiếm 21 trường hợp (7,5%). Dùng phép kiểm chi bình phương thì sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,008). Tần suất các yếu tố nguy cơ Bảng 4 trình bày các YTNC trong mẫu nghiên cứu theo hai nhóm ĐQTMNCB và ĐQXH, cho thấy: THA, ĐTĐ, uống rượu và rung nhĩ có sự khác biệt giữa hai nhóm đột quị (p<0,05). CácYTNC ĐQTMNCB n (%) ĐQXH n (%) p Tiền căn đột quỵ 37 (74) 13 (26) 0,17 Tăng huyết áp 129 (70,1) 89 (92,7) <0,001 Đái tháo đường 33 (17,9) 8 (8,3) 0,03 Tăng cholesterol máu 40 (21,7) 17 (17,7) 0,43 Uống rượu* 26 (14,1) 26 (26,1) 0,03 Hút thuốc* 53 (28,8) 37 (38,5) 0,23 BTTMCB 73 (39,7) 37 (38,5) 0,84 Rung nhĩ 17 (9,2) 2 (2,1) 0,024 * ( >10 điếu/ngày), ( >3 li/ngày) Chú thích: số liệu trong ngoặc là tỉ lệ % Bảng 4: Phân bố tần suất YTNC trong hai nhóm ĐQTMNCB và ĐQXH. Tiền căn THA Trong cả hai nhóm đột quị, bệnh nhân có tiền căn THA đều chiếm tỉ lệ cao. Những bệnh nhân không điều trị liên tục thì nổi bậc hơn, hai nhóm xấp xỉ bằng nhau 46,74% cho ĐQTMNCB và 42,71% cho ĐQXH. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,262 ). 20.65 18.75 46.74 42.71 32.61 38.54 0% 20% 40% 60% 80% 100% ĐQTMNCB ĐQXH Không tiền căn Có, điều trị không liên tục Có, điều trị liên tục Kiểm định chi bình phương, p hai chiều: p = 0,02 Hình 1: Biểu đồ phân bố tiền căn tăng huyết áp trong mẫu nghiên cứu. Tiền căn ĐTĐ 3.8 7.6 88.6 1 0 99 0 20 40 60 80 100 Ph ầ n trăm ĐQTMNCB ĐQXH Có, điều trị liên tục Có, điều trị không liên tục Không tiền căn Kiểm định chi bình phương: p = 0,004 Hình 2: Biểu đồ tiền căn ĐTĐ của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu. Bệnh nhân có tiền căn ĐTĐ ở nhóm ĐQTMNCB cao hơn so với nhóm ĐQXH (3,8% trường hợp so với 1%). Bệnh nhân không có ĐTĐ cũng cao hơn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p= 0,004). Đặc điểm lipid máu Tỉ lệ bệnh nhân bị RLLP máu trong nhóm ĐQTMNCB là 122 trường hợp (66,3%) tăng xấp xỉ gấp đôi so với bệnh nhân không RLLP máu cùng nhóm. Trong nhóm ĐQXH thì tỉ lệ tương là 58,3% và 41,7%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,18). 66.3 33.7 58.33 41.67 0 10 20 30 40 50 60 70 Phần trăm ĐQTMNCB ĐQXH Loại đột quị Có RLLP Bình thường Phép kiểm chi bình phương, p hai chiều: p = 0,18 Hình 3: Biểu đồ phân bố RLLP máu trong mẫu nghiên cứu. Đặc điểm HĐTL 28.3 25 34.8 30.2 36.9 44.8 0 10 20 30 40 50 ĐQTMN ĐQXHN Ph ần tr ăm Có, thường xuyên Có, khôngthường xuyên Không Kiểm định chi bình phương, p hai chiều: p=0,44 Hình 4: Biểu đồ phân phối bệnh nhân HĐTL trong mẫu nghiên cứu. Trong mẫu nghiên cứu, bệnh nhân có 1 hoặc 2 YTNC chiếm tỉ lệ cao (42,1% và 43,2%). Bệnh nhân có 3 YTNC chiếm 8,2%, không YTNC là 5%. Bảng 5: Sự kết hợp các yếu tố nguy cơ Số YTNC Loại YTNC kết hợp Tần số Tần suất Tổng n (%) Không YTNC 14 (5) THA 79 28,2 Tiền căn Tiền căn ĐQ 4 1,4 RN 5 1,8 Có 1 YTNC HT 30 10,7 115 (42,1) THA và tiền căn ĐQ 18 6,4 THA và RN 6 2,1 THA và ĐTĐ 22 7,9 THA và HT 70 25 Tiền căn ĐQ và HT 2 0,72 ĐTĐ và HT 1 0,4 ĐTĐ và RN 1 0,4 Có 2 YTNC RN và HT 4 1,4 122 (43,2) THA, tiền căn ĐQ, ĐTĐ 2 0,72 THA, tiền căn ĐQ , HT 10 3,6 Có 3 YTNC THA, ĐTĐ và HT 11 3,9 23 (8,2) Đặc điểm tử vong trong bệnh viện Bệnh nhân tử vong chủ yếu nằm trong nhóm ĐQXH (chiếm 24%), trong nhóm ĐQTMNCB tỉ lệ tử vong thấp (2,7%). Sự khác biệt có ý nghĩa thốngkê. 2.7 97.3 24 76 0 50 100 150 Tử vong Sống Phần trăm ĐQXH ĐQTMNCB Hình 5: Biểu đồ phân bố tỉ lệ tử vong trong mẫu nghiên cứu Theo dõi khi ra viện Bảng 6: Phân bố thang điểm Rankin trong mẫu nghiên cứu Thang điểm ĐQTMNCB n (%) ĐQXH n (%) Tổng N (%) mRS= 0-2 mRS= 3, mRS= 4-5 Tử vong 83 (45,1) 42 (22,8) 54 (29,4) 5 (2,7) 16 (16,7) 12 (12,5) 45 (46,9) 23 (23,9) 99 (35,4) 54 (19,3) 99 (35,4) 28 (10) Kiểm định chi bình phương, p hai chiều: p <0,001. Trong mẫu nghiên cứu, trong 280 trường hợp đột quị có 28 trường hợp tử vong, chiếm tỉ lệ 10 %. Trong nhóm bệnh nhân còn sống, đánh giá theo thang điểm mRS nhóm nặng (mRS = 4-5 điểm) chiếm tỉ lệ khá cao (35,4%), tương đương nhóm nhẹ (mRS=0-2 điểm). BÀN LUẬN Đặc điểm chung Trong 280 trường hợp đột quị nhập viện từ tháng 4/2007 đến tháng 04/2008 tại Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận được xác định qua triệu chứng lâm sàng và chụp CT scan não, ĐQTMNCB chiếm 65,71% và ĐQXH chiếm 34,29%. Trong nhóm ĐQXH, xuất huyết trong não chiếm 75 trường hợp (26,79%), XHN-NT chiếm 20 trường hợp (7,14%), XHNT đơn thuần 1 trường hợp (0,36%). Sự phân bố các loại đột quị tương tự như các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước(2,4,17). Tỉ lệ ĐQXH cao hơn các nghiên cứu trên thế giới, để lý giải điều này có lẻ sự kiểm soát huyết áp của người bệnh trong nước ít chặt chẽ hơn mà xuất huyết não có mối tương quan với THA rất lớn. Đặc điểm dân số học Giới tính Trong nhiều nghiên cứu, tỉ lệ đột quị ở giới nam nhiều hơn giới nữ. Trong nghiên cứu của chúng tôi đột quị giới nam là 56% và giới nữ là 44%. Kết quả phù hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, tỉ lệ đột quị ở nam giới cao hơn nữ giới(4,6,9,18). Tuổi: Nhóm lớn tuổi (≥60) chiếm tỉ lệ cao nhất là 63,21% trong nhóm nghiên cứu tỉ lệ thấp nhất là nhóm trẻ tuổi trong cả ĐQTMNCB và ĐQXH.Dùng phép kiểm chi bình phương sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước. Theo các tác giả Hoàng Khánh, Đinh Văn Thắng và Bùi Thị Lan Vi đều nhận xét rằng tỉ lệ đột quị đều tăng theo tuổi(4,8,9) . Các yếu tố nguy cơ Bệnh THA Trong mẫu nghiên cứu chúng tôi, số bệnh nhân đột quị có THA là 218 trường hợp (chiếm 77,87%) và chỉ có 62 trường hợp là huyết áp bình thường hoặc tiền THA, các nghiên cứu trong nước cũng cho kết quả tương tự. Cụ thể như tác giả Đinh Văn Thắng(8) bệnh nhân có THA bị đột quị chiếm 71,2%, tác giả Phan Lạc Đông Phương là 86%(13) và tác giả Cao Phi Phong thì thấp hơn (63%)(5). Trên thế giới tỉ lệ THA ở bệnh nhân đột quỵ cũng khá cao. Như tác giả Sacco tỉ lệ THA là 71%(16). Tiền căn THA ở bệnh nhân đột quị cũng đáng quan tâm trong mẫu nghiên cứu, số bệnh nhân ĐQTMNCB có tiền căn THA là 124 trường hợp (chiếm 67,39% và ĐQXH có 69 trường hợp(chiếm 61,46%). Tỉ lệ khá cao nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,262). Bệnh ĐTĐ Trong mẫu nghiên cứu, ĐQTMNCB có 17,93% bệnh nhân bị ĐTĐ so với nhóm ĐQXH là 8,33%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,031), tỉ số chênh giữa ĐQTMNCBvà ĐTĐ OR=2,4 (KTC 95% 1,03-6,28). So với kết quả được công bố của tác giả Bùi Thị Lan Vi(11) thì tỷ lệ bệnh ĐTĐ trong nhóm ĐQXH của chúng tôi thấp hơn (8,33% so với 16,7%). Nhiều công trình nghiên cứu khác thì có sự dao động khá lớn từ 9,6% đến 30,8%(5,7,12,14). Một số tác giả nước ngoài cũng công bố những kếtquả dao động khá rộng(16),(18),(22). Tiền căn ĐTĐ trong hai nhóm đột quị có sự khác nhau khá rõrệt.Ởnhóm ĐQTMNCB bệnh nhân tiền căn ĐTĐ có điều trị liên tục và không liên tục là 12,4% so với nhóm ĐQXH chỉ có 1,04%. Sự khác nhau giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê (p=0,004). Theo tác giả Nguyễn Thi Hùng nghiên cứu ở bệnh nhân ĐQTMNCBtiền căn ĐTĐ là 13,8%;ở nước ngoài thì tác giả Berger và Rodger đều là 7,7%(3,15)..Các kết quả trên tương tự như kết của của chúng tôi. Bệnh tim Bệnh tim thiếu máu cục bộ Được xác định bằng khám lâm sàng, đo ECG và siêu âm tim. Có 39,3% bệnh nhân bị bệnh tim thiếu máu cục bộ trong mẫu nghiên cứu chúng tôi, trong đó nhóm ĐQTMNCB là 39,7% và nhóm ĐQXH là 38,5% (bảng 4). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,05). Kết quả này khá cao so với kết quả của tác giả Bùi Thị Lan Vi(4): ĐQTMNCB là 15,6% và ĐQXH là 18,8%. Nhưng khá tương đồng với kết quả của các tác giả khác đối vớinhómĐQTMNCB(10,12,19). Rung nhĩ Bằng phương pháp đo ECG khi vào viện, có 19 trường hợp bị rung nhĩ trong hai thể đột quị (chiếm tỉ lệ 6,8%). Trong đó ở nhóm ĐQTMNCB tỉ lệ rung nhĩ chiếm cao nhất là 9,2%; còn trong nhóm ĐQXH có 2,1% có rung nhĩ. Sự khác nhau giữa rung nhĩ và các nhóm đột quị là có ý nghĩa thống kê (p=0,024). Theo nghiên cứu Framingham rung nhĩ tăng 3-4 lần nguy cơ đột quị sau khi điều chỉnh yếu tố nguy cơ mạch máu khác(21). Hút thuốc lá Qua hỏi bệnh sử, chúng tôi ghi nhận bệnh nhân hút thuốc lá trong nhóm nghiên cứu chủ yếu là nam giới, chỉ có 2 trường hợp là nữ giới có hút thuốc lá. Nên chúng tôi chỉ phân tích kết quả trên bệnh nhân nam giới. Theo kết quả trong bảng 4 thì mức độ hút thuốc lá càng tăng thì tỉ lệ bị đột quị ở cả hai nhóm càng tăng. Như nhóm ĐQTMNCB tỷ lệ hút thuốc lá > 20 điếu mỗi ngày là 27,72%, từ 10-20 điếu mỗi ngày là 23,76% và hút <10 điếu mỗi ngày là 25,74%. Tương ứng ở nhóm ĐQXH là 43,64%; 23,64% và 25,45%. Dùng phép kiểm chi bình phương thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,048). Kết quả này phù hợp kết luận của nhiều tác giả là mức hút thuốctăng theo đột quị (15). Đột quị tái phát Trong mẫu nghiên cứu, qua hỏi tiền sử bệnh, có 50 trường hợp (bao gồm đột quị tái phát một hay nhiều lần) chiếm 17,86% (bảng 4).Trong đó nhóm ĐQTMNCB là 37 trường hợp và ĐQXH là 13 trường hợp. Sự khác biệt giữa đột quị tái phát ở các nhóm đột quị không có ý nghĩa thống kê (p = 0,173). Tỉ lệ này thấp hơn của tác giả Bùi Thị Lan Vi (21,5%)(4) và của tác giả Grau (22,8%). Uống rượu Trong ĐQTMNCB, số bệnh nhân uống thường xuyên 3 li mỗi ngày là 26 trường hợp (chiếm 27,7%), thấp hơn so với uống không thường xuyên chiếm 40,6% và không bao giờ uống 33,7%. Trong nhóm ĐQXH, nhóm uống thường xuyên 3 li mỗi ngày chiếm tỉ lệ cao nhất là 47,3%, thấp nhất là nhóm không bao giờ uống chỉ có 16.3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,011). Hoạt động thể lực Tỉ lệ bị đột quị tăng lên theo mức độ HĐTL, không HĐTL tỉ lệ đột quị là cao nhất. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0.05). Các yếu tố nguy cơ kết hợp Trong 280 bệnh nhân bị đột quị trong mẫu nghiên cứu, có 5% bệnh nhân không có YTNC nào (bảng 5). Kết quả thấp so với kết quả của Bùi Thị Lan Vi là 10%, Nguyễn Bá Thắng là 11,5% và cao hơn của tac giả Nguyễn Thị Minh Trí(23) là 2,6% bệnh nhân. Số bệnh nhân có một yếu tố nguy cơ là THA, rung nhĩ, tiền căn đột quị hay hút thuốc là 42,1%, trong đó cao nhất là tỉ lệ THA chiếm 28,2% và kế tiếp là hút thuốc chiếm 10,7%. Tỉ lệ bệnh nhân có 2 yếu tố nguy cơ chiếm cao nhất trong nhóm nghiên cứu là 43,2%, thấp nhất là bệnh nhân có 3 YTNC kết hợp chỉ có 8,2% và 4 YTNC thì không có bệnh nhân nào. Tiên lượng dự hậu Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá kết cục theo thang điểm mRS khi bệnh nhân ra viện. Cách đánh giá này thực sự chưa hợp lý, chỉ mang tính tham khảo. Theo như bảng 6, tỉ lệ chiếm cao nhất là nhóm ≤ 3 điểm (mức độ nhẹ và trung bình) là 55%, nhóm 4-5 điểm (mức độ nặng) là 35% và tỉ lệ tử vong là 10%. Theo tác giả Grau, đánh kết cục theo thang điểm mRS sau 90 ngày đột quị, nhóm ≤ 3 điểm là 66,6%, nhóm nặng là 18,6 %, còn lại là tử vong (14,8%). Hay tác giả Olindo đánh giá đột quị sau 30 ngày, nhóm bệnh nhân nặng ở nhóm tuổi ≥ 85 là 78% , nhóm < 85 tuổi là 48% và tỉ lệ tử vong chung là 16,7%. Tỉ lệ tử vong trong nhóm nghiên cứu khảo sát trong vòng một năm tại Bệnh Viện Ninh Thuận là 10%. Kết quả thấp so với các kết quả được công bố trong nước. Ở miền Bắc tỉ lệ tử vong trung bình là 20%, tại Huế trung bình là 21,55%. Theo nghiên cứu điều tra dịch tể học trong cộng đồng dân số ở một số vùng thuộc 3 tỉnh (TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Kiên Giang) trong thời gian 1994 và 1995 thì tỉ lệ tử vong tại TP. Hồ Chí Minh là 28%, Tiền Giang là 44% và Kiên Giang là 39%. Trong những năm gần đây, tình hình tử vong do đột quị cấp có giảm hơn rất nhiều, như tại Bệnh viện Chợ Rẫy tỉ lệ tử vong chung là 18,6% hayBệnh viện 115 là 9,5%(20). KẾT LUẬN 1. Đặc điểm dân số của bệnh nhân ĐQ trong nhóm nghiên cứu: tuổi trung bình ĐQ là 64,98 ± 13,56. Nam bị ĐQ nhiều hơn nữ, dân tộc kinh chiếm đa số (90%), các dân tộc khác chiếm tỉ lệ nhỏ. Bệnh nhân phân bố ở nông thôn nhiều hơn thành thị. 2. Các YTNC thường gặp của ĐQ là THA, ĐTĐ, bệnh tim, hút thuốc, uống rượu và tiền căn ĐQ. Các YTNC nổi trội trong nhóm nghiên cứu là THA (77,87%) và tiền căn THA (> 60%). Kế đến là hút thuốc lá: nhóm ĐQTMNCB là 77,23% và nhóm ĐQXH là 96% bệnh nhân ĐQ có hút thuốc . ĐQ tái phát cũng chiếm tần suất khá cao là 17,86%. Bệnh nhân có nhiều YTNC kết hợp thì khả năng bị ĐQ càng cao. Thường gặp THA kết hợp với một hay nhiều YTNC khác . 3. Tỉ lệ TV trong nhóm nghiên cứu là 10% tương đối thấp so với tỉ lệ chung trong nước, nhưng nó chưa phản ánh thực chất của kết cục bệnh tật do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Awada A, al Rajeh S (1999). The Saudi Stroke Data Bank Analysis of the first 1000 case. Acta Neurol Scand 100: 265-269. 2. Adams HP Jr, Bendixen BH, Kappelle LJ, et at (1993). Classification of subtype of acute ischemic stroke. Definition for use in multicenter clinical trial. TOAST. Trial of Org 10172 in Acute Stroke Treatment. Stroke 24:. 35-4. 3. Berger K, Schutte H, stogbauer F, Assmann. G (1998). Incidence and Risk Factors for Stroke in an occupational cohort. Stroke 29: 1562-1566. 4. Bùi Thị Lan Vi (2004). Khảo sát tần suất YTNC tai biến mạch máu não. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y-Dược TP.Hồ Chí Minh. 5. Cao Phi Phong (2006). Nghiên cứu Homocystein máu ở bệnh nhân nhồi máu não cấp. Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y-Dược TP. Hồ Chí Minh, Tr. 55-58. 6. Donnan GA, You R, Thrift A & Mc Neil JJ (1993). Smoking as a risk factor for Stroke. Cerebrovascular Diseases 3: 1929-38. 7. Đinh Hữu Hùng (2006). Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và đột quị thiếu máu não cấp. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y-Dược TP. Hồ Chí Minh. 8. Đinh Văn Thắng (2000). Tình hình TBMMN trong 3 năm (1996-1998) tại bệnh viện Hai Bà Trưng - Hà Nội. Tạp chí khoa học và phát triển, số chuyên đề phục vụ hội nghị khoa học kĩ thuật lần, 9-2000. 9. Hoàng Khánh (1999). Một số yếu tố nguy cơ của TBMM não ở người lớn tại Huế. Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh, chuyên đề Thần Kinh học số 2, tập 3, số 3. 10. Lê Tự Phương Thảo (2006). Nghiên cứu tương quan lâm sàng - Hình ảnh học - Tiên lượng nhồi máu tuần hoàn sau. Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y-Dược TP. Hồ Chí Minh. 11. Nguyễn Bá Thắng (2003). Khảo sát phân bố sang thương xơ mỡ động mạch trên bệnh nhân TMNCB. Tạp chí y học TP.Hồ Chí Minh, Hội nghị KHKT lần thứ 20, Chuyên đề thần kinh, tập 7, phụ bản số 1, 3-2003. 12. Nguyễn Thị Minh Trí (2007). Nghiên cứu một số YTNC của ĐQTMNCB cấp trên người cao tuổi. Luận án chuyên khoa cấp 2, Đại học Y-Dược TP. Hồ Chí Minh. 13. Phan Lạc Đông Phương (2001). Huyết áp trong đột quị thiếu máu cục bộ: Đánh giá diễn tiến và ý nghĩa tiên lượng. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y-Dược TP. Hồ Chí Minh. 14. Phan Thị Hường (2004). Đặc điểm lâm sàng và cậnlâm sàng của nhồi máu não người cao tuổi. Luận án chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Hà Nội. 15. Roger H, Greensaway J, Davies T, Wood R, SteenN, Thomson R (2004). Risk factors for first- over stroke in older people in the North East of England. Stroke 35: 7 -11. 16. Sacco RL, Elkind M, Boden – Albala B, Lin IF, Kargman DE, Hauser WA, Sheer S, Paik MC (1999). The protective effect of moderate alcohol consumption of ischemic stroke. JAMA 281: 53-60. 17. Sacco RL, Foulkes MA, Mohr JB, Wolf PA, Hier DB, Price TR (1989). Determisnant of early recurrence of cerebral infarction: the stroke Data Bank. Stroke 20: 983-989. 18. Ucheckukwu K, Sampson, Marc A. Pfeffer, John JV. Mc Murray, Yuliya, Harvey D. White, Scott D. Solomon (2007). For the valsartan in Acute Myoccardial infarctions (WALIANT) Trial Investigators. European Heart Journal 28: 685-691. 19. Vibo R, Korr J, Roose Mai (2005). The Third Stroke Registry in Tatu, Estonia: Daline of stroke incidence and 28 Day case Fatality Rate Sine 1991. Stroke 36: 2544-2548. 20. Vũ Anh Nhị (2007). Những vấn đề thời sự trong điều trị đột quị và kết quả bước đầu trong chăm sóc TBMM não tại TP. Hồ Chí Minh. Hội nghị khoa học thường kỳ - Hội thần kinh TP. Hồ Chí Minh 21. Wolf PA, D’Agostino RB, Belanger AJ, Kannel WB (1991). Probahility of stroke: a risk profile from the profile the Frammingham study. Stroke 22: 312-318. 22. Xianglan Zhang, Xiao Ou Shu, et al (2005). Association of passive smoking by Husbands with prevalence of stroke among Chinese women Nonsmookers. Am J epsdemiol 161: 213-218.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftan_suat_yeu_to_nguy_co_va_ti_le_tu_vong_dot_qui_nao_tai_ben.pdf
Tài liệu liên quan