Tăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 7 CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP KH&CN HIỆN NAY 10 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP KH&CN. 10 1. Doanh nghiệp KH&CN 10 1.1. Khái niệm chung về doanh nghiệp KH&CN 10 1.2.Khái niệm về doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở Việt Nam. 17 2. Vai trò của doanh nghiệp KH&CN 20 2.1. Kênh chuyển giao công nghệ 20 2.2. Tạo việc làm mới. 26 2.3. Tăng trưởng và đổi mới. 27 II. SỰ CẤN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP KH&CN. 28 1. Nhu cầu tài chính đặc biệt cho doanh nghiệp KH&CN 28 2. Các nguồn tài chính cho doanh nghiệp KH&CN của Việt Nam hiện nay. 30 2.1. Nguồn tài chính từ nguồn quỹ của Chính Phủ. 30 2.2. Các nguồn tài chính ngoài ngân quỹ của Chính Phủ. 32 III. KINH NGHIỆM QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN - TRƯỜNG HỢP TRUNG QUỐC 38 1. Sự phát triển doanh nghiệp KH&CN của Trung Quốc 38 2. Các thể chế hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp KH&CN ở Trung Quốc. 39 3. Vai trò của vốn mạo hiểm đối với doanh nghiệp KH&CN ở Trung Quốc 41 4. Quỹ đổi mới cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở Trung Quốc 43 5. Nhận xét qua nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài 44 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỎ - TKV 46 I. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHIỆP - VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHIỆP MỎ - TKV 46 1.Qúa trình hình thành và phát triển của Viện KHCN Mỏ - TKV. 46 2. Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân của Viện. 47 3. Tổ chức và hoạt động của Viện KHCN Mỏ - TKV. 49 2.1. Tình hình cơ cấu tổ chức và nhân sự của Viện KHCN Mỏ - TKV. 49 2.2. Lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh của Viện KHCN Mỏ. 53 II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH TỪ NGÂN QUỸ CHÍNH PHỦ CỦA VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHIỆP MỎ - TKV. 54 1. Các chương trình hỗ trợ ưu đãi của Chính phủ 54 2. Nguồn ngân quỹ trực tiếp từ Chính phủ 58 3. Nhận xét về nguồn tài chính từ hỗ trợ của Chính phủ đối với Viện KHCN Mỏ - TKV. 59 III. THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN NGOÀI NGÂN QUỸ CHÍNH PHỦ CHO VIỆN KHCN MỎ - TKV. 60 1. Nguồn vốn mạo hiểm ở Việt Nam thời gian qua - sự hình thành, phát triển và lĩnh vực đầu tư. 60 1.1. Giai đoạn 1990 – 2002 60 1.2. Từ năm 2002 đến nay. 63 2. Tình hình về vốn mạo hiểm tại Viện KHCN Mỏ - TKV. 66 3. Nguồn tài chính khác cho Viện KHCN Mỏ - TKV. 67 IV. NHỮNG KẾT QUẢ, NGUYÊN NHÂN VÀ HẠN CHẾ CỦA VIỆN KHCN MỎ - TKV TRONG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH 70 1. Những kết quả đạt được của Viện KHCN Mỏ 70 2. Hạn chế. 73 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO VIỆN KHCN MỎ - TKV. 75 I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI HIỆN NAY VÀ MỤC TIÊU HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CỦA VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - TKV 75 1.Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay. 75 2. Tình hình nguồn ngân sách nhà nước hiện nay. 78 3.Quan điểm phát triển của Viện. 78 II. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO VIỆN KHCN MỎ - TKV. 79 1. Các giải pháp thu hút nguồn lực tài chính cho Viện KHCN Mỏ - TKV. 79 1.1. Các giải pháp từ phía Chính phủ, cấp Bộ ngành có liên quan. 79 1.2. Các giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV. 85 2. Các giải pháp tăng cường quản lý tài chính trong Viện KHCN Mỏ - TKV. 89 2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Viện. 89 2.2. Nâng cao cơ chế quản lý tài chính của Viện 90 KẾT LUẬN 92 DANH MỤCTÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Tiếp thu và chuyển giao tri thức bởi các doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Theo Laranji, M. and Fontes, M. 1998). 23 Sơ đồ 2: Các giai đoạn phát triển trong vòng đời của doanh nghiệp. 28 Bảng 1. Phân biệt doanh nghiệp dựa trên khoa học và dựa trên công nghệ (theo Autio, E. 1997) 17 Bảng 2. Các giai đoạn phát triển doanh nghiệp và nhu cầu tài chính. 29 Bảng 3. Phân biệt giữa vốn mạo hiểm và vốn vay. 36 Bảng 4: Tổng quát về các loại công ty mạo hiểm Trung Quốc 44 Bảng 5: Số liệu về chất lượng lao động của Viện tính đến hết ngày 30/06/2008 như sau: 51 Bảng 6: Nguồn vốn từ NSNN cấp cho Viện Khoa học và công nghiệp Mỏ - KTV trong những năm sau: 59 Bảng 7: Một số thông tin về 4 Quỹ ĐTMH hoạt động tại Việt Nam 62 Bảng 8: Lĩnh vực đầu tư của một số Quỹ ĐTMH hoạt động ở Việt Nam (1991 – 2002) 64 Bảng 9: Vốn và tài sản tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV tại 30/06/2006. 68 Bảng 10: Các nguồn vốn của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV năm 2007, 2008: 70 Bảng 11: Nguồn vốn đi vay trong TSCĐ và nguồn vốn đi vay hoạt động của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV trong những năm gần đây. 70 Bảng 12: Kết quả hoạt động KHCN, sản xuất kinh doanh đạt được của Viện KHCN Mỏ 3 năm trước khi chuyển đổi như sau: 71 Bảng 13: Kết quả hoạt động KHCN, sản xuất kinh doanh đạt được của Viện KHCN Mỏ 3 năm sau khi chuuyển đổi: 72

doc93 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó bị thụ động và không có chuyên gia giỏi. Các Quỹ cũng bị hạn chế trong việc đầu tư vào các doanh nghiệp của người Việt Nam; Việt nam chưa có thị trường chứng khoán do đó các Quỹ gặp khó khăn trong việc rút vốn đầu tư trong khi đó các Quỹ này đa số rút vốn thông qua thị trường chứng khoán. Môi trường kinh doanh trong giai đoạn này chưa khuyến khích khu vực tư nhân, chủ yếu ưu tiên, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp nhà nước. Khu vực tư nhân kém phát triển làm hạn chế cơ hội đầu tư của các quỹ. Ngoài ra, sau cuộc khủng hoảng Châu Á, các nước bị ảnh hưởng đang có chính sách cơ cấu lại do đó tạo nhiều cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, có thể nói giai đoạn 1990 – 2002 là giai đoạn bắt đầu hình thành loại hình ĐTMH ở Việt nam. Mặc dù những khoản đầu tư này tập trung vào những doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán nhưng đó không phải là các doanh nghiệp khoa học và công nghệ . Nói cách khác, đây không phải là đầu tư cho những dự án phát triển những ý tưởng công nghệ mới. Bảng 8: Lĩnh vực đầu tư của một số Quỹ ĐTMH hoạt động ở Việt Nam (1991 – 2002) Tên Quỹ Lĩnh vực đầu tư Vietnam Fund Sản xuất rau xanh và hoa, may mặc, thương mại, du lịch, ngân hàng, phát triển nhà, sản xuất gạch ceramic. Templeton Vietnam Opportunities Fund Sản xuất thép, dịch vụ ngân hàng,… Vietnam Frontier Fund Chế biến nước giải khát, cà phê, khai thác vàng, chăn nuôi và chế biến bò sữa, sản xuất xi măng, thép, xây dựng, ngân hàng. Beta Vietnam Fund Giải trí dưới nước, sản xuất hàng dệt kim, ngân hàng. Lazard Vietnam Fund Khách sạn, nhà ở văn phòng, khu du lịch, sản xuất gỗ, xây dựng, nhựa. Nguồn: Tổng hợp của Đặng Thị Thu Hoài, CIEM, 2004. 1.2. Từ năm 2002 đến nay. Sau một thời gian trầm lắng, từ năm 2002 ĐTMH lại bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu mới, tích cực hơn, có thể nói là làn sóng ĐTMH thứ hai của các Quỹ nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn này loại hình ĐTMH liên quan tới thúc đẩy phát triển công nghệ đã bắt đầu xuất hiện. Một số Quỹ đã bắt đầu những hoạt động đầu tư ở Việt Nam như Mekong Enterprise Fund và Vietnam Opportunity Fund. Nhiều Quỹ khác cũng tỏ rõ dự định đầu tư vào Việt Nam như Phan – xi – phăng (của nhà đầu tư Châu Âu và Đông Á), FMO (Thuỹ Sĩ), DEG (Đức) và một số Quỹ của Hàn Quốc cũng đang chuẩn bị nghiên cứu thị trường để đầu tư vào Việt Nam. Các Quỹ này có hình thức hoạt động giống như các Quỹ ĐTMH trước đây, vẫn huy động nguồn vốn từ nước ngoài và niêm yết thị trường chứng khoán nước ngoài. Một số đầu tư hoàn toàn vào Việt Nam, một số đầu tư chỉ một phần. Đặc biệt, năm 2002 tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) của Mỹ đã thành lập Quỹ ĐTMH dự định đến năm 2010 tổng số vốn sẽ lên tới 100 triệu USD. Quỹ hoạt động dưới dạng công ty cổ phần theo Luật đầu tư nước ngoài. Quỹ có kế hoạch sẽ tập trung chủ yếu cho các doanh nghiệp mới thành lập trong lĩnh vực CNTT (phần mềm, bán dẫn và viễn thông), đặc biệt là doanh nghiệp của các doanh nhân trẻ, với nhiều ý tưởng sáng tạo. Theo kế hoạch, Quỹ có thể đầu tư vốn ban đầu cho các công ty này khoảng 500 000 đến 1 triệu USD và có thể lên tới 6 triệu USD khi đến giai đoạn cuối. Đây là Quỹ ĐTMH nước ngoài đầu tiên ở Việt Nam quan tâm đến lĩnh vực phát triển CNC. Ngoài ra Quỹ phát triển Doanh nghiệp Mekong trong năm vừa qua đã có dấu hiệu chuyển hướng sang doanh nghiệp thuộc các ngành CNC. Tháng 11/2003 Quỹ này đã đầu tư khoảng 0,8 triệu USD vào một công ty in học. Gần đây Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất đề án thành lập Quỹ ĐTMH để đầu tư cho các dự án CNC hoạt động tại khu CNC Hoà Lạc, với 2 mô hình hoạt động sau: - Quỹ VietTech có trụ sở chính tại Mỹ và chi nhánh tại Việt Nam. Quỹ này hoạt động trong 10 năm, với tổng số vốn dự tính là 20 – 30 triệu USD, trong đó phia Việt Nam đóng góp khoảng 2 – 3 triệu USD. Quỹ này được thành lập theo dạng công ty Hợp danh hữu hạn theo luật pháp Mỹ. - Thành lập Quỹ VietTech ở Việt Nam hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ với số vốn điều lệ là 50 tỷ, trong đó vốn mồi là 8 – 10 tỷ lấy từ ngân sách sự nghiệp khoa học. Sau một thời gian hoạt động quỹ sẽ huy động thêm vốn từ các cá nhân, doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Nhận xét về ĐTMH ở Việt Nam: Trong thời gian qua nhiều quy định của nhà nước đối với đầu tư có vốn nước ngoài cởi mở hơn (cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong các doanh nghiệp trong nước). Những chính sách này có tác động đáng kể đến loại hình ĐTMH bởi các Quỹ ĐTMH hiện nay đang hoạt động ở Việt Nam là những Quỹ do người nước ngoài đầu tư; Thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động từ tháng 7/2000. Thị trường này hứa hẹn ra một kênh rút vốn cho các Quỹ ĐTMH. Gần đây nhà nước cũng đưa ra quy định về sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ có thể niêm yết thị trường này. Một trong những nhân tố quan trọng cho việc phát triển loại hình ĐTMH là ý tưởng sáng tạo mới và dự án công nghệ mới. Tuy nhiên số lượng này chưa nhiều, bên cạnh đó vấn đề SHTT ở Việt Nam còn nhiều hạn chế Tinh thần kinh thương, dám mạo hiểm của người Việt Nam chưa cao nhất là những người có tiềm năng sáng tạo và thử khả năng sáng tạo của mình. Nguồn nhân lực người Việt Nam phù hợp cho phát triển ĐTMH chưa có, đặc biệt là những kỹ năng quản lý đầu tư, lựa chọn dự án có tính khả thi và tham gia tư vấn hỗ trợ cho doanh nghiệp; Quy định về cổ phần đầu tư của cá nhân và tổ chức nước ngoài vào doanh nghiệp còn hạn chế, tỷ trọng này hiện nay tối đa là 30% tổng vốn đầu tư. Quy định này sẽ hạn chế các nhà đầu tư mạo hiểm nước ngoài đầu tư nhiều cho các dự án công nghệ và những ý tưởng sáng tạo, hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư mạo hiểm và hỗ trợ, tư vấn những kiến thức quản lý kinh doanh cho doanh nghiệp và như vậy sẽ giúp ích cho những người có ý tưởng kinh doanh mới và giúp cho doanh nghiệp thành công. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng của toàn thế giới cũng như của toàn khu vực nói chung. Mặt khác, Thị trường chứng khoán Việt Nam đã hình thành nhưng chưa phát triển mạnh , nhất là thị trường chứng khoán dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc hinh thành thị trường chứng khoán giành riêng cho đối tượng các doanh nghiệp dựa vào công nghệ mới và công nghệ cao là rất cần thiết, tạo điều kiện cho các quỹ ĐTMH dễ dàng hơn trong việc rút vốn đầu tư và cũng là cách nuôi dưỡng các doanh nghiệp dựa vào công nghệ mới/ và hoặc cao. 2. Tình hình về vốn mạo hiểm tại Viện KHCN Mỏ - TKV. Việt Nam hiện đã có một số quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động như qũy của Tập đoàn IDG (Mỹ), Quỹ đầu tư mạo hiểm MeKong, nhưng các quỹ này chủ yếu chỉ đầu tư vào công nghệ thông tin, vì vậy việc ra đời một số quỹ đầu tư mạo hiểm huy động được các nguồn vốn trong và ngoài nước để thúc đẩy nền công nghệ cao, công nghệ mới của Việt Nam vẫn rất cần thiết. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thị trường công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ vừa trình Thủ tướng đề án Quỹ Đầu tư mạo hiểm công nghệ cao Việt Nam (VNCF – VietNam Venture Capital Fund) với số vốn dự kiến 450 tỷ đồng, nhằm thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại hoá các kết quả nghiên cứu công nghệ cao. Nhưng hiện nay Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV chưa kêu gọi được nguồn vốn mạo hiểm do đây vẫn là một lĩnh vực mới . Vì đầu tư vào công nghệ cao, công nghệ mới nên độ rủi ro rất cao, nhưng thành công thì lợi nhuận rất lớn. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đang cần vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, tuy nhiên số lượng các quỹ này lại rất khiêm tốn. Bên cạnh đó, yêu cầu của các nhà đầu tư về dự án kinh doanh khá khắt khe khiến không ít doanh nghiệp gặp thất bại khi mời nguồn vốn đầu tư này. 3. Nguồn tài chính khác cho Viện KHCN Mỏ - TKV. Nguồn vốn chủ sở hữu: Toàn bộ vốn, tài sản của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV được chuyển giao cho Viện sau khi chuyển đổi thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con tiếp nhận, quản lý và sử dụng như sau: Bảng 9: Vốn và tài sản tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV tại 30/06/2006. Đơn vị: đồng I. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 26 984 196 714 + Tài sản cố định hữu hình (giá trị còn lại) 11 446 525 665 + Tài sản lưu động hữu hình (giá trị còn lại) 11 961 208 000 + Chi phí XDCB dở dang 3 576 463 049 II. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 53 451 639 559 + Tiền 3 074 439 928 + Các khoản nợ phải thu (có tạm ứng) 42 626 217 333 + Hàng tồn kho 232 131 910 + TSLĐ khác 387 232 091 + Chi sự nghiệp III. Giá trị thực tế của doanh nghiệp (I+II) 80 435 836 273 IV. Nợ thực tế phải trả 55 662 978 968 V. Nguồn kinh phí sự nghiệp 1 495 939 983 VI. Quỹ khen thưởng phúc lợi 69 770 437 VII. Tổng giá trị phần vốn NN tại DN (III- VI-V-VI) Trong đó nguồn vốn Nhà nước (Tk 411+414+441) 23 207 146 885 22 732 802 530 Trong đó Tổng tài sản và tài sản cố định của Viện KHCN Mỏ ( số liệu tính đến thời điểm 30/06/2006. Tổng giá trị tài sản: Chỉ tiêu Giá trị (Triệu đồng) Tổng giá trị tài sản 80 435 836 273 - TSCĐ và Đầu tư dài hạn 26 984 196 714 - TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn 53 451 639 559 Tổng tài sản cố định: Chỉ tiêu Giá trị (Triệu đồng) Nguyên giá TSCĐ 48 937 012 374 - NSNN cấp (kể cả của Tập đoàn cấp) 31 981 247 877 - Tự bổ sung 7 189 964 635 - Nguồn vốn vay 9 765 799 862 Tổng tài sản của Viện trong những năm qua cũng đã được tăng lên nhờ vào phần vốn được bổ sung cũng như những ưu tiên của Nhà nước trong đối với một doanh nghiệp khoa học và công nghệ: Lợi nhuận sau thuế bổ sung vào và vốn do chủ sở hữu bổ sung cho Viện từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn vốn khác. Và cũng do sự mở rộng đầu tư, có sự ưu tiên hoá cho những lĩnh vực đầu tư trọng điểm của Viện, được mở rộng, đa dạng hoá phát triển sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận và đảm bảo các mục tiêu quốc gia. Đến năm 2007 và 2008 tổng giá trị tài sản đã tăng lên do Viện đã có sự đầu tư mở rộng: Bảng 10: Các nguồn vốn của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV năm 2007, 2008: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Nguyên giá TSCĐ 49 399 125 006 52 598 265 423 - NSNN cấp (kể cả của Tập đoàn cấp) 31 989 562 563 32 123 006 001 - Tự bổ sung 7 298 659 869 8 269 989 889 - Nguồn vốn vay 10 895 960 145 10 912 005 061 Do có sự mở rộng đầu tư, có sự đổi mới công nghệ tăng cường cơ giới hoá khai thác hầm lò như công nghệ khai thác vỉa dày, dốc, công nghệ khấu gương lò ngắn; áp dụng các loại vì chống thuỷ lực gồm cột thuỷ lực đơn, giá thuỷ lực, dàn chống thủy lực di động; áp dụng máy khai thác liên hợp, v.v…nhằm nâng cao công suất lò chợ, có sự đầu tư thích đáng cho các mục tiêu quốc gia: đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển bền vững v.v … Nguồn vốn di vay: Để tăng cường nguồn vốn hoạt động đầu tư cũng như sản xuất kinh doanh, Viện cũng đã có rất nhiều các chương trình huy động vốn nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra, trong đó nguồn vốn đi vay cũng tăng lên trong năm qua : Bảng 11: Nguồn vốn đi vay trong TSCĐ và nguồn vốn đi vay hoạt động của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV trong những năm gần đây. Đơn vị: Triệu đồng Năm Nguồn vốn đi vay trong TSCĐ Nguồn vốn đi vay hoạt động 2006 9 765 799 862 7 051 410 420 2007 10 895 960 145 10 958 569 889 2008 10 912 005 061 9 968 225 569 Ta thấy nguồn vốn vay của Viện trong những năm gần đây đã giảm dần, đặc biệt là năm 2008. Do xu thuế suy giảm của toàn nền kinh tế thế giới và khu vực nói chung cũng như những khó khăn trong tài chính của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Năm 2007 nguồn vốn đi vay tăng lên 1,55 lần so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 lại giảm một cách rõ rệt so với năm 2007. Đó cũng là những khó khăn chung của các doanh nghiệp mới của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp khoa học và công nghệ nói chung hiện nay. IV. NHỮNG KẾT QUẢ, NGUYÊN NHÂN VÀ HẠN CHẾ CỦA VIỆN KHCN MỎ - TKV TRONG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH 1. Những kết quả đạt được của Viện KHCN Mỏ Bảng 12: Kết quả hoạt động KHCN, sản xuất kinh doanh đạt được của Viện KHCN Mỏ 3 năm trước khi chuyển đổi như sau: TT Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 I DOANH THU CẢ NĂM Tr. đồng 41 828 50 098 65 000 - Tỷ trọng (%) % 100,0 100,0 100,0 Trong đó: 1.1 Hoạt động KHCN Tr. đồng 18 800 28 482 39 548 - Tỷ trọng (%) % 45,0 56,9 60,8 1.2 Sản xuất kinh doanh Tr. đồng 23 028 21 616 25 452 - Tỷ trọng (%) % 55,0 43,1 39,2 II HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 1 Cấp Nhà nước và Bộ - Số lượng(đề tài, dự án) Đề tài 14 14 16 - Giá trị Tr. đồng 3 000 7 000 6 419 - Tỷ trọng (%) % 7,2 14,0 9,9 2 Cấp TVN (TKV) - Số lượng (đề tài, dự án) Đề tài 06 03 02 - Giá trị Tr. đồng 1 000 382 315 - Tỷ trọng (%) % 2,4 0,8 0,5 3 Cấp cơ sở (hợp đồng) - Số lượng (đề tài, dự án) Đề tài 118 151 120 - Giá trị Tr. đồng 14 800 21 100 32 814 - Tỷ trọng (%) % 35,4 42,1 50,4 => Cộng mục II - Số lượng (đề tài, dự án) Đề tài 138 168 138 - Giá trị Tr. đồng 18 800 28 482 39 548 - Tỷ trọng (%) % 45,0 56,9 60,8 III SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ - Doanh thu Tr. đồng 23 028 21 616 25 452 - Tỷ trọng (%) % 55,0 43,1 39,2 - Lãi trước thuế Tr. đồng 118 150 409 - Nộp Ngân sách Tr. đồng 1 200 3 300 3 800 - Lao động bình quân Người 290 320 350 - Thu nhập BQ tháng của người lao động đ/ng/tháng 2 600 000 2 600 000 4 000 000 Trong 3 năm chuyển đổi thì Viện Khoa học Công Nghệ Mỏ đã có được sự hỗ trợ về vốn của Chính phủ cũng như những chính sách ưu tiên về mặt tài chính cũng như các mặt thuận tiện trong hoạt động cũng như trong các mặt sản xuất kinh doanh. Đồng thời Viện cũng đã có các thu hút về vốn nhằm phát triển các dự án hiệu quả: Bảng 13: Kết quả hoạt động KHCN, sản xuất kinh doanh đạt được của Viện KHCN Mỏ 3 năm sau khi chuuyển đổi: TT Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 Dự định 2009 I DOANH THU CẢ NĂM Tr. đồng 90 000 120 000 150 000 - Tỷ trọng (%) % 100,0 100,0 100,0 Trong đó: 1.1 Hoạt động KHCN Tr. đồng 61 500 83 000 103 000 - Tỷ trọng (%) % 68,3 69,2 68,7 1.2 Sản xuất kd và DV Tr. đồng 28 500 37 000 47 000 - Tỷ trọng (%) % 31,7 30,8 31,3 II HOAT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 1 Cấp Nhà nước và cấp Bộ Đề tài 15 17 18 - Giá trị Tr. đồng 6 850 8 500 10 500 - Tỷ trọng (%) % 7,6 7,1 7,0 2 Cấp tập đoàn TKV Đề tài 03 03 05 - Giá trị Tr. đồng 500 500 500 - Tỷ trọng (%) % 0,6 0,4 0,3 3 Cấp cơ sở (hợp đồng) * Thực hiện các HĐ DVKHKT Đề tài 150 160 165 - Giá trị Tr. đồng 24 150 32 361 40 000 - Tỷ trọng(%) % 26,8 27,0 26,7 * Chuyển giao công nghệ Dự án - - - - Giá trị Tr. đồng 30 000 41 639 52 000 Tỷ trọng (%) % 33,3 34,7 34,7 => Cộng mục II Đề tài 168 180 188 - Giá trị Tr. đồng 61 500 83 000 103 000 - Tỷ trọng (%) % 68,3 69,2 68,6 III SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ - Doanh thu Tr. đồng 28 500 37 000 47 000 - Tỷ trọng (%) % 31,7 30,8 31.3 - Lãi trước thuế Tr. đồng 1 000 1 500 1 800 - Nộp Ngân sách Tr. đồng 4 350 5 500 6 000 - Lao động bình quân Người 400 420 450 - Thu nhập BQ tháng của người lao động đ/ng/tháng 4 500 000 5 000 000 5 500 000 Từ bảng số liệu ta thấy sau 3 năm chuyển đổi thì Viện đã có bước phát triển mạnh mẽ và đóng góp vào sự phát triển của Khoa học Công nghệ Việt Nam. Về doanh thu cả năm đã tăng trên 1,5 lần những năm trước khi chưa chuyển đổi. Cụ thể năm 2006 doanh thu cả năm của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV đạt 65 000 triệu đồng trong khi đó năm 2007 đã đạt được 90 000 triệu đồng, đến năm 2008 doanh thu cả năm của Viện đã đạt được 120 000 triệu đồng, tức là gấp 1.3 lần doanh thu năm 2007 và gấp 1,8 lần doanh thu năm 2006 Về hoạt động Khoa học Công nghệ: Tất cả các đề tài từ cấp nhà nước và cấp Bộ đến cấp cơ sở đều tăng về số lượng cũng như chất lượng. Năm 2006 để tài cấp Nhà nước và cấp Bộ là 16 để tài đến năm 2008 đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ là 17 nhưng đem lại giá trị cho Viện (năm 2006 đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ có tổng giá trị là 6 419 triệu đồng, năm 2008 đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ có tổng giá trị là 10 500 triệu đồng) gấp 1,6 lần năm 2006 khi Viện chưa chuyển đổi sang doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Về thu nhập bình quân tháng của người lao động của những năm sau khi chuyển đổi đã tăng lên gấp xấp xỉ 1,3 lần những năm chưa chuyển đổi.Cụ thể năm 2006 thì thu nhập bình quân của người lao động là 4 000 000 triệu đồng thì năm 2008 là 5 500 000 triệu đồng. Viện không những tạo việc làm cho người lao động mà còn tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người lao động. 2. Hạn chế. - Do ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới. Điều này đã tác động trực tiếp đến Việt Nam và đặc biệt là tác động xấu đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện nay. Ít nhất là ngày 21 tháng giêng, cuộc khủng hoảng Mỹ đã lan ra thị trường thế giới. Các sàn chứng khoán của các nước đã giảm 2 đến 7%. Nhiều nền kinh tế đều có đầu tư vào Mỹ, do đó mất giá ở Mỹ sẽ đẩy mạnh mất giá trên toàn cầu. Cụt vốn khắp nơi không thể không ảnh hưởng đến đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, nếu khủng hoảng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất vì giảm xuất khấu của nhiều nước. Việt Nam cũng khó tránh khỏi vấn đề này, nhất là thị trường Mỹ vào năm 2007 đã chiếm tới 24% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam. - Dù tăng thu trong mấy năm gần đây, nhưng ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu chi cần thiết tối thiểu. Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước năm 2009 là 389 900 tỷ đồng, bằng 21,5% tổng sản phẩm trong nước; tổng chi cân đối 491 300 tỷ đồng; mức bội chi ngân sách là 4,82% GDP. - Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu vốn. Trong khi sự tài trợ của bạn bè và người thân có hạn thì doanh nghiệp phải tìm tài trợ từ các nguồn khác. Tiếp cận nguồn vốn tín dụng dưới bất kì hình thức nào là điều khó khăn. Yêu cầu về tài sản đảm bảo cũng như các quy định trong thẩm định khác đã không thể tạo cơ hội cho các công ty, đặc biệt khi người sáng lập công ty chỉ mới có ý tưởng là “tài sản” chính yếu. Các phương pháp đánh giá và mục tiêu đánh giá đầu tư với các công ty tư nhân của các chuyên gia quản lý vốn mạo hiểm trong trường hợp này phù hợp hơn các phương pháp và mục tiêu của ngân hàng. Có 4 điểm chính tạo nên khoảng cách giữa ngân hàng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: tài sản thế chấp; ân tượng không tốt do nhận định: quy mô gắn liền với rủi ro; lãi suất thực tiền vay ngân hàng là khá cao; chi phí cho các khoản vay ngân hàng sẽ càng tăng do quá trình thẩm định. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO VIỆN KHCN MỎ - TKV. I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI HIỆN NAY VÀ MỤC TIÊU HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CỦA VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - TKV 1.Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và châu Âu đã có những ảnh hưởng rất xấu tới thị trường tài chính châu Á với mức độ khác nhau. Tuy chưa hội nhập sâu vào thị trường tài chính thế giới, nhưng do hoạt động sản xuất chủ yếu hướng vào xuất khẩu và chưa khai thác tốt thị trường trong nước rộng lớn với hơn 80 triệu dân, nên mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này là khá lớn đối với Việt Nam. Trước tiên, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam khó có thể tránh khỏi những ảnh hưởng bất lợi từ TTCK thế giới. Đặc biệt, khi TTCK tại Việt Nam còn non trẻ, tâm lý của các nhà đầu tư còn chưa vững vàng, ảnh hưởng từ thị trường bên ngoài tới TTCK trong nước là không thể tránh khỏi. Nam bị thu hẹp do khủng hoảng tài chính thế giới. Trong khi đó, kinh tế Việt Nam lại đang nhập siêu với tỷ lệ lớn, hơn 5%. Ảnh hưởng thứ 3 là hoạt động tín dụng tại Việt Nam bị thắt chặt ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản. Ngoài ra, thời điểm khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra đúng vào thời điểm nền kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn. Đây cũng chính là thách thức rất lớn đối với kinh tế Việt Nam hiện nay. Để vượt qua những khó khăn hiện nay Việt Nam cần chú trọng các hoạt động sản xuất hướng vào người tiêu dùng trong nước thay vì hướng ra xuất khẩu. Tạo các mẫu mã hợp nhu cầu và thời trang với người tiêu dùng trong nước để thay thế dần các hàng ngoại nhập nhằm giảm nhập siêu, thay thế dần các thị trường xuất khẩu đang bị thu hẹp do khủng hoảng tài chính thế giới. Điều này cũng cho phép khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ gần với người tiêu dùng trong nước hơn, các tổng công ty nhà nước chỉ hướng tới các hoạt động xuất khẩu Ngân hàng nhà nước nên có chính sách tín dụng linh hoạt hơn như giảm lãi suất ngân hàng nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vay để đầu tư cho hoạt động sản xuất phục vụ thị trường trong nước thay thế hàng ngoại nhập. Không nên vì khủng hoảng tài chính thế giới mà thắt chặt quá tín dụng gây ra hàng loạt vụ phá sản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, Việt Nam cũng nên rút kinh nghiệm của các nước Mỹ và châu Âu, cần giữ nguyên trạng hệ thống sản xuất để khi kinh tế phát triển trở lại, đã có sẵn bộ máy để bắt tay ngay vào sản xuất phục vụ người tiêu dùng. Cố gắng tránh hàng loạt các vụ phá sản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ vì các rào cản tín dụng. Cuộc khủng hoảng tài chính này cũng là một bài học cho các Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đã bỏ các ngành nghề truyền thống để quay sang đầu tư hay đầu cơ vào các lĩnh vực chứng khoán và bất động sản để kiếm lời nhanh hơn, nhưng với cuộc khủng hoảng tài chính và chứng khoán này họ buộc phải quay lại với ngành nghề truyền thống của mình. Chính sách chống lạm phát 8 điểm hiện nay của Chính phủ Việt Nam là rất tốt, nhưng cần có sự triển khai thực hiện toàn diện. Chính sách này đã đạt được hiệu quả trong tháng 9 vừa qua. Tuy nhiên, mục tiêu đề ra là giảm lạm phát xuống 15% trong năm 2009 là rất khó, bởi lạm phát trong năm 2007 là 12,5% và dự tính lạm phát năm nay là 25-30%. Do vậy để giảm lạm phát xuống còn một nửa trong năm 2009 là mục tiêu khó có thể thực hiện được. Ngoài ra, để thực hiện chính sách 8 điểm giảm lạm phát của chính phủ cũng cần phải có sự phối hợp, tham gia của nhiều bộ ngành, cơ quan, địa phương, các doanh nghiệp nhà nước, chứ không riêng gì một mình doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chịu thiệt vì chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ. Những tháng qua cho thấy công nghiệp Việt Nam tháng 1 năm 2009 đã giảm so với tháng trước là 8,6% và so với tháng cùng kỳ năm ngoái là 4,4%.  Còn xuất khẩu giảm 24%. Điều này xảy ra vì ảnh hưởng dây chuyền của khủng hoảng, tới châu Á.  Cũng nên nhận thức là tình hình kinh tế thế giới và khu vực xấu hơn rất nhiều so với nhiều đánh giá trước đây. Trung Quốc tăng GDP năm 2007 là 13%, thì quí 4 gần như không tăng. Tính theo tốc độ năm thì GDP Nhật quí 4 giảm 10%,  Singapore giảm 17%, Nam Hàn giảm 21%. Còn Đài Loan thì sản xuất công nghiệp giảm 32%. Như thế, thực tế là các nền kinh tế châu Á liên hệ chặt chẽ với nhau với mục đích sản xuất hàng công nghiệp để xuất sang Mỹ, Nhật và châu Âu. Khi các nền kinh tế này giảm chi tiêu, các nền kinh tế châu Á này bị giảm mạnh hơn nhiều so kinh tế Mỹ và châu Âu vì họ chủ yếu là dịch vụ, còn châu Á chủ yếu là công xưởng phục vụ sản xuất hang hóa cho các nước phát triển. Kinh tế Việt Nam do bị lệ thuộc quá sức vào thị trường nước ngoài, phản ánh qua tỷ lệ xuất khẩu của VN quá lớn so với GDP (gần 70%,) nên chừng nào mà kinh tế thế giới, đặc biệt là Mỹ chưa giải quyết được thì chừng đó kinh tế VN không thể trở lại tình trạng phát triển bình thường. Vấn đề của chính sách hiện nay là giảm thiểu mức đi xuống, thực hiện các biện pháp nhằm giữ công ăn việc làm ở mức có thể. Các dự án đầu tư nhằm đáp ứng thị trường thế giới trong giai đoạn sắp tới là điều nên xét lại. Trong tình hình hiện nay rất có thể GDP Việt Nam chỉ tăng 3-4% trong năm 2009 hoặc tệ hơn nếu tình hình kinh tế Mỹ không chuyển biến. Như vậy việc hoạch định chính sách đòi hỏi sửa soạn cách biện pháp đối phó với tình hình xấu nhất. Và tình hình này có thể kéo dài. 2. Tình hình nguồn ngân sách nhà nước hiện nay. Dù tăng thu trong mấy năm gần đây, nhưng ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu chi tiêu cần thiết tối thiểu. Mức bội chi này, nếu được Quốc hội thông qua, sẽ lần đầu tiên vượt qua số chi cho đầu tư phát triển ở mức 112,8 ngàn tỷ đồng trong năm nay. Tuy vậy, mức bội chi lên đến 8% GDP đang mang lại những quan ngại sâu sắc về ổn định kinh tế vĩ mô trong trung hạn. Mức bội chi này sẽ tương đương với 144,8 ngàn tỷ đồng (khoảng 8,5 tỷ USD, với tỷ giá là 17 000 VND/ USD), căn cứ trên mức bội chi đã được Quốc hội thông qua là 87,3 ngàn tỷ đồng (khoảng 5,1 tỷ USD) tương ứng với 4,82% GDP. Như vậy, mức thâm hụt này là trầm trọng nhất trong vòng nhiều năm qua, so vói các mức thâm hụt 66,2 ngàn tỷ đồng (năm 2008), 56,5 ngàn tỷ đồng (năm2007), 48,5 ngàn tỷ đồng (năm 2006) và 40,7 ngàn tỷ đồng (năm 2005) – Theo số liệu của Bộ kế hoạch và Đầu tư. Những thống kế trên cho thấy, thâm hụt ngân sách của năm 2009 sẽ vượt quá mức thâm hụt trung bình 5% GDP hàng năm, từ đầu thời kỳ kế hoạch 5 năm đến nay. “Đây la một tỷ lệ quá cao, dẫn đến rủi ro lớn về khả năng trả nợ trong tương lai” cũng như cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp trong nước. 3.Quan điểm phát triển của Viện. Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nhằm đổi mới về mô hình tổ chức, cơ chế quản lý và phương thức hoạt động KHCN, tạo điều kiện cho Viện phát triển sản xuất kinh doanh trên nền KHCN theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoa IX về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước; là một bước quan trọng thực hiện quá trình chuyển đổi tất cả các doanh nghiệp, đơn vị thành viên của Tổng công ty Than Việt Nam sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp để hình thành Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; đồng thời tạo điều kiện tăng cường sự chủ động trong hoạt động KHCN, sản xuất kinh doanh của Viện, giúp Viện phát huy nội lực, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu, phát huy hết lợi thế, năng lực hiện có để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Nhu cầu lớn về nguồn lực tài chính của Viện nhằm nghiên cứu khoa học, vừa ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuât sản phẩm công nghệ mới, công nghệ cao ngành mỏ và dân dụng và chuyển giao theo cơ chế thị trường, phù hợp với các quy định của pháp luật. Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và sản xuất kinh doanh có lãi; bảo toàn và phát triển vốn do Tập đoàn Công nghệ Than – Khoáng sản Việt Nam đầu tư tại Viện và vốn của Viện đầu tư tại doanh nghiệp khác; Tối đa hoá hiệu quả hoạt động của tổ hợp công ty mẹ - công ty con. Phát triển bền vững, hoà thuận với môi trường theo định hướng của Tập đoàn; Đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động II. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO VIỆN KHCN MỎ - TKV. 1. Các giải pháp thu hút nguồn lực tài chính cho Viện KHCN Mỏ - TKV. 1.1. Các giải pháp từ phía Chính phủ, cấp Bộ ngành có liên quan. 1.1.1. Hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh Việt Nam còn có nhiều bất cập cho khu vực kinh tế doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Các doanh nghiệp khoa học và công nghệ bị bất lợi trong cạnh tranh với các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó Nhà nước phải nỗ lực thực hiện những chính sách nhằm khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa sự phát triển của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ chung và của Viện khoa học công nghệ Mỏ - TKV nói riêng. 1.1.1.1. Tạo điều kiện cấp vốn, tín dụng. Nói đến phát triển môi trường kinh doanh là lành mạnh không thể không nói tới việc tạo lập một môi trường cạnh tranh để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và vươn ra thị trường thế giới. Muốn thế môi trường cạnh tranh trong nước phải thực sự bình đẳng giữa các khu vực kinh tế. Cụ thể là, Nhà nước cần giảm thiểu và tiến tới xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp với các hình thức sở hữu khác nhau. Thực tế phát triển kinh tế các lĩnh vực về khoa học và công nghệ có một sức sống vô cùng mãnh liệt, đặc biệt là sự đang trưởng thành và lớn lên của doanh nghiệp khoa học và công nghệ đem theo nhiều hứa hẹn, tiềm năng mới, nó đã và đang lớn lên bất chấp mọi thiệt thòi, không chỉ so với các doanh nghiệp Nhà nước mà còn đối với tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xây dựng môi trường tài chính linh hoạt, năng động để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn, loại hình tín dụng. Đẩy mạnh việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Nhà nước để cung cấp các dịch vụ hiệu quả hơn, chú trọng phục vụ các doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Có những chính sách tín dụng riêng cho cộng đồng doanh nghiệp khoa học và công nghệ nói chung cũng như Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV nói riêng. Đồng thời tạo ra kênh thông tin thật hoàn hảo để các doanh nghiệp khoa học và công nghệ nắm bắt một cách dễ dàng hơn. Mở rộng diện cho vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay và cho vay không đảm bảo sang khu vực kinh tế tư nhân. Nhân rộng những sản phẩm tín dụng đối các doanh nghiệp khoa học và công nghệ nói chung như là cho vay và bảo lãnh. Tiếp cận sửa đổi bổ sung nghị định 90/2001/NĐ – Chính phủ về tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Triển khai thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại các địa phương hoặc giao nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng hco doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tạo điều kiện tiếp cận được các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn từ các tổ chức tín dụng thông qua các hình thức bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khoa học và công nghệ khi gặp rủi ro, bất khả kháng không trả được nợ vay. Đồng thời vói việc thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng ở các địa phương thì cần phải nghiên cứu triển khai quỹ này một cách hiệu quả. Hệ thống bảo lãnh tín dụng hiện nay vẫn là “một công cụ gây tranh cãi” về tính hữu dụng và về cơ bản không phù hợp với các nước đang phát triển do “chi phí quản lý và hoạt động quá cao” – theo kết quả của “Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam” do VNCI tiến hành. Do đó, việc nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng nguyên nhân và thực trạng khó triển khai trong thực tế vừa qua của mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết để có giải pháp thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiếp cận nguồn tín dụng. Trợ giúp về tài chính cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ không chỉ có lập các quỹ bảo lãnh tín dụng mà có thể áp dụng các hình thức khác như chương trình cấp tín dụng cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ thông qua cung cấp một nguồn tài chính cho các ngân hàng để thức đẩy họ cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ vay vốn; cung cấp các khoản tín dụng nhỏ dưới hình thức tài chính vi mô cho các doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh, cấp vốn qua các quỹ đầu tư. Đẩy mạnh hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng, chú trọng các giải pháp mới hỗ trợ quản lý rủi ro tín dụng, xếp hạng tín dụng, chấm điểm tín dụng, cảnh báo sớm, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng theo hướng hiệu quả, an toàn. Hiện đại hoá hệ thống thông tin tín dụng, tăng cường hội nhập kiểm soát thông tin quốc tế. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của thị trường cho thuê tài chính. Xây dựng chính sách huy động vốn dài hạn cho các công ty cho thuê tài chính, như phát hành trái phiếu, huy động vốn trên thị trường chứng khoán…. Cần xúc tiến rà soát, xây dựng lại tất cả các chính sách ưu đãi trong các văn bản pháp luật và xây dựng kênh thông tin phù hợp nhằm phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý về ưu đãi đầu tư trong nước. Tăng cường các biện pháp lành mạnh hoá thị trường tài chính để hạ thấp chi phí vay vốn cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ, xây dựng và áp dụng một hệ thống giám sát đối với thị trường tài chính theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, thực hiện cơ chế giám sát từ xa (giám sát thông qua chế độ báo cáo trên cơ sở hình thành một số các chỉ số giám sát). Đơn giản hoá các thủ tục cho vay vốn của ngân hàng trên cơ sở xem xét thực tế khả năng sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp khoa học và công nghệ, giảm bớt các thủ tục về thế chấp tài sản, nâng tỷ lệ cho vay vốn sát thực so với định giá tài sản của doanh nghiệp. Do đó, ngân hàng Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung cơ chế cho vay và cơ chế đảm bảo tiền vay có tính đến đặc điểm riêng của khu vực doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Tăng cường hệ thống đăng ký các giao dịch đảm bảo, đơn giản hoá các thủ tục đăng ký các tài sản thế chấp, áp dụng các hình thức thế chấp bằng các tài sản đang đầu tư. Ngoài ra, cũng cần đơn giản hoá thủ tục xin cấp ưu đãi đầu tư kết hợp với mở rộng và đầu tư dài hạn với lãi suất thấp đối với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ nghiên cứu, thử nghiệm các sản phẩm mới, chương trình đào tạo và nâng cao tay nghề. 1.1.1.2. Chính sách thuế Hệ thống thuế hiện nay vẫn còn phức tạp, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý của Nhà nước. Do đó cần sửa đổi, bổ sung các luật thuế để cải tiến toàn diện hệ thống thuế theo hướng đơn giản hoá và điều chỉnh mức thuế phù hợp với doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mở rộng phạm vi thực hiện cơ chế tự kê khai, tính thuế, tự nộp thuế, quy định rõ quyền và trách nhiệm của cơ quan thuế, đối tượng nộp thuế và các tổ chức, cá nhân liên quan. Thực hiện lộ trình cải cách chính sách thuế từ nay tới năm 2010 theo các định hướng sau: + Ban hành mới các sắc thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử; thuế bảo vệ môi trường nhằm giúp cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ tự chủ, có động lực để kinh doanh hiệu quả, nâng cao tính linh hoạt, năng động của doanh nghiệp mình, đặc biệt là các doanh nghiệp khoa học và công nghệ xuất khẩu phải tự điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh để phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế và dễ dàng hơn trong việc xâm nhập vào những thị trường khó tính, nhiều bảo hộ và rào cản. + Sửa đổi, bổ sung đồng bộ các sắc thuế hiện hành; tăng dần tỷ trọng các nguồn thu trong nước cho phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng đối tượng chịu thuế, diện thuế trực thu và năng tỷ trọng thuế trực thu trong tổng số thu về thuế. Đơn giản hoá phương pháp và căn cứ tính thuế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ dễ dàng tiếp cận và hưởng các ưu đãi. Tăng hiệu quả trong việc thu thuế bằng cách đào tạo cán bộ thuế có năng lực và phẩm chất, có trách nhiệm nhằm tận thu nguồn thu thuế, gia tăng ngân sách của Nhà nước để từ đó có nguồn ngân sách để đầu tư trở lại vào các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ phải ban hành những chính sách để giảm thuế cho những doanh nghiệp khoa học và công nghệ mới thành lập trong một khoảng thời gian nhất định nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ mới thành lập phát triển và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Tránh tình trạng điều chỉnh mức thuế liên tục theo xu hướng tăng thuế làm cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ và hộ kinh doanh cá thể không an tâm sản xuất kinh doanh. Đơn giản hoá các danh mục thuế kết hợp với chính sách thuế ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh trong những ngành sử dụng tài nguyên sẵn có, thu hút nhiêu lao động, các ngành kỹ thuật cao, dịch vụ chất lượng cao, các ngành có lợi ích rộng rãi cho toàn xã hội. Hoàn thiện chính sách thuế hải quan theo hướng đồng bộ, hợp lý tránh tình trạng áp thuế khác nhau đối với các danh mục hàng hoá xuất khẩu - nhập khẩu gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Ngoài ra, do những thủ tục và việc thẩm định rất phức tạp nên các doanh nghiệp khoa học và công nghệ thuộc diện được miễn giảm thuế thường không muốn xin miễn giảm mà tìm cách trốn thuế, vì vậy cần đơn giản hoá thủ tục xin miễn giảm thuế nhằm hạn chế những tiêu cực trong thu thuế. 1.1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước. - Tránh thất thoát ngân sách Nhà nước, cần nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng ngân sách quốc gia. Chống tham nhũng, cửa quyền, lạm dụng chức quyền, sử dụng lãng phí nguồn ngân sách quốc gia. - Cần xây dựng quan hệ cân đối hợp lý và hiệu quả giữa chi đầu tư và chi thường xuyên từ ngân sách. Nên chuyển chú trọng ưu tiên cho số lượng đầu tư sang cơ cấu, chất lượng và tính bền vững của đầu tư. Nhu cầu cân bằng giữa chi đầu tư và chi thường xuyên cần được ghi nhận, với việc thu được giá trị từ số tiền bỏ ra được coi là nguyên tắc chỉ đạo trong phân bổ giữa chi thường xuyên và chi đầu tư trong từng ngành. Theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới, Chính phủ nên ngừng tăng chi đầu tư nhanh hơn tăng chi thường xuyên. - Cần lỗ lực tạo ra một môi trường thuận lợi cho đầu tư tư nhân hơn là dựa quá nhiều vào đầu tư công để tạo ra tăng trưởng. Đầu tư công trong các doanh nghiệp nhà nước cần được cắt giảm khi cá doanh nghiệp này được cổ phần hoá. Tăng tham gia tài chính của tư nhân trong cung cấp tài sản công cần được lựa chọn nếu phân tích cho thấy điều này là hiệu quả nhất về chi phí. - Cần thực hiện một lỗ lực bền vững nhằm làm cho phân bổ chi tiêu theo mục đích kinh tế và phân bổ chức năng gắn liền với các chiến lược cấp quốc gia và cấp ngành. Nỗ lực này cần dựa trên phân tích chính sách trong khuôn khổ tài chính trung hạn và các khuôn khổ chi tiêu trung hạn ngành và tỉnh hơn là trên các quy định cứng nhắc và duy ý chí về tỷ lệ ngấn sách nhất định dành cho các ngành được ưu tiên. 1.2. Các giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV. 1.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của nguồn vốn mạo hiểm. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đang cần vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, tuy nhiên số lượng các quỹ này lại rất khiêm tốn. Bên cạnh đó, yêu cầu của các nhà đầu tư về dự án kinh doanh khá khắt khe khiến không ít doanh nghiệp gặp thất bại khi mời nguồn vốn đầu tư này. Do vậy để Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV thu hút được nguồn vốn mạo hiểm cần tìm hiểu về quỹ đầu tư, xây dựng hình ảnh hoàn hảo của doanh nghiệp, quan hệ tốt với các nhà đầu tư : - Tìm hiểu về quỹ đầu tư: Viện Khoa hoc Công nghệ Mỏ - TKV cần nghiên cứu, chuẩn bị những tư liệu về quỹ đầu tư mà mình quan tâm: các tiêu chí, mục đích của quỹ, những quy định, thủ tục… để có chiến lược hiệu quả thu hút đầu tư thành công. Tìm hiểu thông tin qua báo chí, Website của quỹ đầu tư, tiếp cận thực tế từ kinh nghiệp của các doanh nghiệp đã được nhận vốn đầu tư... - Xây dựng Viện với kế hoạch kinh doanh hoàn hảo: Các doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu hướng dẫn lập bản kế hoạch kinh doanh ở một số Website của các quỹ đầu tư như IDG venture, MeKong capital….Trong số những yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp trong mắt các nhà đầu tư mạo hiểm dưới đây, yếu tố con người giữ vị trí quan trọng số 1: Stt Tiêu chí Yêu cầu 1 - Đội ngũ lãnh đạo - Là những nguời nắm tỷ lệ sở hữu lớn, có tâm huyết với sự phát triển của Viện. Họ phải là những người có năng lực, kinh nghiệm, được chứng minh thông qua những thành tích trong việc điều hành công việc kinh doanh của công ty. 2 - Sản phẩm dịch vụ - Độc đáo, mang lại lợi ich cho người sử dụng, có sự khác biệt so với sản phẩm cùng loại, có triển vọng phát triển lâu dài trong tương lai… Đặc biệt, sản phẩm dịch vụ phải được công nhận bản quyền, bằng phát minh sáng chế… 3 - Mô hình kinh doanh - Mô hình hiệu quả, tính toán rõ ràng được mức lợi nhuận và hoạch định các chiến lược cho dịch vụ, sản phẩm của mình trong các giai đoạn … 4 - Thị trường - Có kế hoạch thăm dò thị trường, xác định nhu cầu, mức tiêu thụ, khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh…. Từ đó xác định thị trường mục tiêu, để ra chiến lược vượt trội đối thủ, có phương hướng mở rộng thị trường trong tương lai. 5 - Quản lý tài chính - Báo cáo tài chính minh bạch, các tính toán về lợi nhuận, kế hoạch quản lý, sử dụng nguồn tài chính hiệu quả…. 6 - Pháp lý - Chuẩn bị chu đáo về các điều khoản đầu tư giữa hai bên, tránh những tranh chấp xảy ra như sự tham gia của chuyên gia quản lý quỹ đầu tư trong hội đồng quản trị, tỷ lệ lợi nhuận… - Tiếp cận và xây dựng mối quan hệ tốt với các quỹ đầu tư: Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV nên tổ chức các buổi trao đổi cởi mở và chia sẻ thông tin với các quỹ đầu tư mạo hiểm. Tại đây, Viện cần trình bày kế hoạch kinh doanh của mình cũng như tham vấn kinh nghiệm từ các chuyên gia để tìm ra cách hoàn thiện tốt hơn những ý tưởng đó. 1.2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khoa học và công nghệ Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp là cần thiết vì cạnh tranh là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển và là một yếu tố không thể thiếu để thu hút được nguồn vốn cũng như những cơ hội đầu tư của vốn mạo hiểm. Để cho kinh tế - xã hội phát triển nhanh thì phải có tự do cạnh tranh. Không có cạnh tranh hoặc hạn chế cạnh tranh là kìm hãm sự phát triển. Mặt khác, nâng cao năng lực cạnh tranh còn là một vấn đề cấp bách vì Việt Nam đã gia nhập WTO, AFTA. Đây là một vấn đề không mới nhưng vẫn cần chú trọng của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ nói chung cũng như của Viện nói riêng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Viện phải tự cải tiến, đổi mới chính mình thông qua các yếu tố sau: + Nhận thức và trình độ nhà quản lý: Mọi doanh nghiệp cần phải chấm dứt tư tưởng chờ đợi sự hỗ trợ của Nhà nước hoặc các tổ chức khác. Lãnh đạo và chủ doanh nghiệp cần phải biết lợi ích thực sự và chịu trách nhiệm trong việc học hỏi và ứng dụng những công cụ quản lý phù hợp. Đứng trước cơ hội thị trường, doanh nghiệp có phát triển được hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức , trình độ và quyết tâm của những người lãnh đạo và bộ máy quản lý. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải tự hiểu chính mình và đủ bản lĩnh để quyết định trước những thời cơ mới. Thời kỳ tăng trưởng dựa trên đầu tư nhỏ lẻ và ngắn hạn, những cơ hội kinh doanh có được nhờ quan hệ sẽ ngày càng ít đi do Việt Nam đã chính thức hội nhập với môi trường quốc tế với mức độ cạnh tranh gay gắt và tính minh bạch cao. Do đó, doanh nghiệp cần phải tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo nội bộ, phát triển đội ngũ quản lý, tăng cường sử dụng ý kiến chuyên gia, không ngừng học hỏi và ứng dụng những công cụ quản trị phù hợp và luôn đổi mới cách thức tiếp cận và ứng dụng công cụ quản lý phù hợp cho lộ trình phát triển - Áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại: từ trước tới nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam quản lý theo mô hình truyền thống (nghĩa là mô hình bắt đầu từ lãnh đạo cấp cao tới Phòng, Ban, tới các tổ và cuối cùng là nhân viên, công nhân). Để có hiệu quả hơn, hiện nay trên thế giới có nhiều công ty tổ chức theo mô hình mạng. Các bộ phận chủ yếu của doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với nhau qua một người chỉ đạo nhờ hệ thống mạng thông tin kết nối với các xí nghiệp sản xuất bên ngoài. Cấu trúc này không những gắn kết các bộ phận trong doanh nghiệp lại với nhau vì mục tiêu chung mà còn gắn kết với thị trường, nắm bắt thông tin từ thị trường một cách mau lẹ và đáp ứng được yêu cầu một cách nhanh nhất, tạo khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mô hình này cho phép doanh nghiệp giảm nhiều các chi phí mà chất lượng sản phẩm ngày càng cao hơn. - Áp dụng các phương pháp quản lý chất lượng hiện đại: Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để sản phẩm bảo đảm được chất lượng thì phải có con người có trình độ kỹ thuật tốt, công nghệ sản xuất hiện đại và có phương pháp quản lý chất lượng hiện đại. Tuỳ thuộc vào đầu ra mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp. Hiện nay phổ biến là phương pháp quản lý bằng ISO .9000. Ngoài ra còn có các phương pháp khác . + Viện phải có chiến lược, kế hoạch kinh doanh bền vững. Thiếu chiến lược và kế hoạch kinh doanh là một điểm yếu của hầu hết các doanh nghiệp khoa học và công nghệ nói chung hiện nay. Lập chiến lược và kế hoạch kinh doanh chưa phải là mối quan tâm hàng đầu của các chủ sở hữu và nhà quản lý. Đối với hầu hết các doanh nghiệp khoa học và công nghệ nói chung và Viện nói riêng, kế hoạch nhiều khi chỉ là những dự toán trong đầu, không thể hiện ra thành báo cáo, dự án; kế hoạch chỉ là mục tiêu tổng quát như sản xuất, tiêu thụ, lợi nhuận có thể có được là bao nhiêu; và nếu đạt được thì thoả mãn với những gì đã có. Do đó, khi thị trường biến động, kế hoạch dự tính không thành thì họ lúng túng, bị động, không có phương hướng hành động rõ ràng để đối phó với tình hình. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này thì Viện Khoa học Công nghệ cần thực hiện: Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với năng lực của Viện và có tầm nhìn rộng về triển vọng phát triển trong những năm sắp tới. 2. Các giải pháp tăng cường quản lý tài chính trong Viện KHCN Mỏ - TKV. 2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Viện. Nguồn lực quan trọng của bất kì một doanh nghiệp nào cũng chính là nguòn nhân lực. Do đó, Viện phải học cách quản lý tốt nguồn nhân lực và sử dụng nó môt cách có hiệu quả. Có như thế thì mới quản lý tốt được các nguồn lực tài chính của Viện được. - Lập ra các kế hoạch dài hạn về nhân lực: Nhu cầu từng loại cán bộ lãnh đạo hàng năm và dài hạn, nhu cầu về kỹ sư, công nhân viên bậc cao, kế hoạch tuyển chọn hàng năm và tiêu chí cho từng loại, các chính sách khuyến khích, lương. - Đào tạo nhân lực: Trước hết là đào tạo lại các cán bộ lãnh đạo các cấp. Cán bộ quản lý không đảm bảo trình độ tốt thì nguy cơ thua lỗ của doanh nghiệp là không thể tránh khỏi. Do môi trường kinh doanh luôn thay đổi, các phương pháp và phương tiện quản lý. Bên cạnh đó là phải đào tạo nghề nghiệp để nâng cao năng suất và chất lượng lao động: Đội ngũ cán bộ cấp quản lý hoạt động nhằm thu hút vốn đầu tư cần tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn vững, giỏi ngoại giao, nhạy bén, năng động trong công việc để bố trí công tác vào lĩnh vực thu hút và quản lý hoạt động tài chính của Viện Đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực tài chính của công ty nhằm thu hút nguồn lực tài chính hay quản lý các nguồn lực tài chính của Viện cần được thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin về tình hình tài chính cũng như tình hình các lĩnh vực có liên quan về ngành hay lĩnh vực mình phụ trách. Điều kiện làm việc của cán bộ nhân viên cần được quan tâm đúng mức, đảm bảo các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động quản lý. Trong thời đại của công nghệ thông tin hiện nay thì việc trang bị đầy đủ các trang thiết bị lại càng trở nên quan trọng. - Xây dựng mối quan hệ tốt giữa các cấp lãnh đạo của Viện với cấp dưới. 2.2. Nâng cao cơ chế quản lý tài chính của Viện Nâng cao vai trò cơ chế về quản lý tài chính của Viện bằng cách củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy hiện có của Viện theo hướng gọn nhẹ, đổi mới acơ cấu lao động hợp lý, nâng cao trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, chât lượng sản phẩm, dịch vụ. Viện cần tạo ra một cơ chế quản lý thông thoáng gọn nhẹ, tạo ra cơ hội môi trường đầu tư tiềm năng cho các nhà đầu tư. Đơn giản hoá, minh bạch hoá các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh, nhằm bớt rào cản trong quá trình hoạt động của Viện Các cán bộ từ cấp quản lý đến nhân viên cần nâng cao tính tự chủ cũng như thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Không vi phạm hay làm dụng chức quyền làm những việc có tác động xấu đến phát triển của Viện. Không gây thất thoát lãng phí nguồn lực tài chính của Viện. Có ý thức tự chủ chung và tính trách nhiệm cao trong mục tiêu phát triển của Viện đặc biệt trong quá trình huy động nguồn lực tài chính cho Viện trong giai đoạn hiện nay. KẾT LUẬN Trong suốt quá trình hình thành phát triển, những thành công của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV thuộc tập đoàn công nghiệp than – Khoáng sản Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào sự thành công của nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như sự phát triển về lĩnh vực khoa học và công nghệ nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay – trong quá trình hoạt động là một doanh nghiệp khoa học và công nghệ cũng như trong tương lai thì nhu cầu huy động các nguồn lực tài chính là rất lớn, và khả năng cung cấp các nguồn vốn ngày càng khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt cũng như trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng hiện nay. Để có thể tăng cường huy động các nguồn lực tài chính thời gian tới, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV cần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, trên cơ sở cải cách một cách đồng bộ các điều kiện để tăng cường các nguồn lực tài chính đã thiết lập. Muốn vậy, cần phải tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo và quản lý của các cấp quản lý của Viện trên mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực tăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính; nâng cao hiệu lực của cơ quan quản lý Nhà nước; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về các chính sách ưu đãi và hỗ trợ; sử dụng linh hoạt các hệ thống đòn bẩy kinh tế; tăng cường công tác vận động và xúc tiến đầu tư, tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng; tạo các điều kiện đẻ thu hút nguồn vốn mạo hiểm; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động huy động các nguồn lực tài chính. Cần sử dụng đồng bộ và nhất quán các giải pháp đã nêu trên, ưu tiên các giải pháp trước mắt, từng bước thực hiện các giải pháp lâu dài. DANH MỤCTÀI LIỆU THAM KHẢO Bạch Tân Sinh. 2004. Nghiên cứu sự hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và sự chuyển đổi một số tổ chức NC&PT sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Báo cáo đề tài cấp bộ, NISTPAS. Đặng Thị Thu Hoài. 2004. Đầu tư mạo hiểm và phát triển công nghệ ở Việt Nam. Thực trạng và một số gợi ý chính sách. Báo cáo đề tài cấp Viện, Viện quản lý kinh tế TW. Phạm Quang Trí. 2004. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn một số loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong các viện NC&PT. Báo cáo đề tài cấp viện, NISTPAS. Trần Xuân Định. 2005. Tạp chí hoạt động khoa học. No. 3/2005. Trương Hữu Chí. 2004. Bài viết góp ý cho Dự thảo lần 1 Nghị định về doanh nghiệp khoa học và công nghệ 17/03/2004. Võ Văn Tới. 2005. Tạp chí hoạt động khoa học. No. 2/2005. Một số văn bản quy phạm phát luật. Tài liệu trên các Website: www.gso.gov.vn www.mpi.gov.vn www.hapi.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA6170.DOC
Tài liệu liên quan