Tăng cường năng lực tham mưu, đề xuất chính sách trong xây dựng thể chế, thực thi pháp luật của văn phòng chính phủ

1. Trong bối cảnh hiện nay, cả về mặt thể chế và thực tiễn cho thấy, có hai khuynh hướng trong thiết kế, xây dựng tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của VPCP: (1) Áp dụng theo mô hình của bộ, cơ quan ngang bộ; (2) Phát triển các cơ chế có tính đặc thù, phù hợp với đặc điểm, tính chất, vị trí, vai trò của VPCP là bộ máy làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trên thực tế, hai khuynh hướng này đang có sự đan xen trong tổ chức và hoạt động của VPCP, nhưng khuynh hướng đang chiếm ưu thế là phát triển theo mô hình bộ, cơ quan ngang bộ. Trong khi đó, đặc trưng cơ bản, xuyên suốt toàn bộ lịch sự hình thành và phát triển của VPCP vẫn là bộ máy làm việc, giúp việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong điều kiện xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển phù hợp với vị trí, vai trò là cơ quan hành pháp và hành chính nhà nước cao nhất theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 thì đặc trưng này càng phải được đề cao và hiện thực hóa thành chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc và mối quan hệ công tác của VPCP. Đây là vấn đề rất cơ bản, đầy thách thức trong đổi mới tổ chức và hoạt động của VPCP, trước hết đòi hỏi phải được nhận thức đầy đủ và sâu sắc. 2. Trong bối cảnh đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo tinh thần xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, thì việc nâng cao năng lực chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất chính sách, thể chế của VPCP là một vấn đề lớn, vừa cơ bản, vừa cấp bách, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để từng bước đổi mới toàn diện tổ chức và hoạt động của VPCP. Trong đó, giải pháp cơ bản và then chốt là đổi mới tổ chức bộ máy và xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng cường năng lực tham mưu, đề xuất chính sách trong xây dựng thể chế, thực thi pháp luật của văn phòng chính phủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Trong công cuộc đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo tinh thần xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, thì việc nâng cao năng lực chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất chính sách, thể chế của Văn phòng Chính phủ là một vấn đề lớn, vừa cơ bản, vừa cấp bách, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, từng bước đổi mới toàn diện tổ chức và hoạt động của Văn phòng Chính phủ. Nguyễn Phước Thọ* * Văn phòng Chính phủ Abstract In the process of strong reform of contents and modalities, enhancement of the efficiency and effectiveness of the Government and Prime Minister's administration in the spirit of establishment of the tectonic government for developments, capacity building for proactive studies, consultation; policy and institution advisory by the Government Office is a major fundamental and urgent mandate, which is required a synchronous implementation of several solutions, and step by step reform of comprehensive organization and performance of the Government Office. Thông tin bài viết: Từ khóa: Văn phòng Chính phủ, tham mưu tổng hợp, chính sách tổng hợp liên ngành, điều phối chính sách, công chức Văn phòng Chính phủ, bộ máy làm việc của Chính phủ, hoạch định và điều hành chính sách quốc gia. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 16/03/2018 Biên tập : 11/04/2018 Duyệt bài : 16/04/2018 Article Infomation: Keywords:Government Office; general advisory, enter-sector general policy, policy coordination; civil servants of the Office of the Government, Government apparatus, national policy formulation and administration Article History: Received : 16 Mar. 2018 Edited : 11 Apr. 2018 Approved : 16 Apr. 2018 TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THAM MƯU, ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH TRONG XÂY DỰNG THỂ CHẾ, THỰC THI PHÁP LUẬT CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ I. Thực trạng, cơ hội và thách thức 1. Về mặt lịch sử, ngay trong những văn bản đầu tiên quy định về nhiệm vụ, tổ chức của Văn phòng Phủ Thủ tướng, chức năng tham mưu, trong đó đặc biệt là tham mưu chính sách đã được thể hiện rất rõ. Quy định tạm thời về nhiệm vụ, tổ chức của Văn phòng Phủ Thủ tướng ban hành kèm theo Nghị định số 213/CP ngày 13/11/1972 của Hội đồng Chính phủ quy định Văn phòng Phủ Thủ tướng có nhiệm vụ: "Tổ chức theo dõi tình hình của các ngành, các địa phương, tình hình sinh hoạt của nhân dân, phân tích, nhận xét, phát hiện vấn đề, đề nghị với Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, biện pháp giải quyết"; "Tổ chức việc CHÑNH SAÁCH 37Số 13(365) T6/2018 nghiên cứu, xây dựng các chính sách, chế độ, thể lệ liên quan đến nhiều ngành mà không có cơ quan chịu trách nhiệm chính". Trong văn bản số 229-BT ngày 25/10/1977 quy định về nhiệm vụ, tổ chức và chế độ làm việc của Văn phòng Phủ Thủ tướng cũng xác định rõ: "Công tác của Văn phòng không chỉ là làm giấy tờ mà mặt rất quan trọng là phục vụ đắc lực sự chỉ đạo và quản lý toàn diện, kịp thời, có hiệu lực của Hội đồng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề về chủ trương, chính sách cụ thể, chế độ, điều lệ, kế hoạch nhà nước, tổ chức bộ máy của các ngành, các địa phương". Tuy nhiên, các nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng1 và của Văn phòng Chính phủ (VPCP)2, thì Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng không được giao chức năng, nhiệm vụ tham mưu chính sách. Thực trạng này kéo dài hơn 30 năm đã ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy nhận thức về VPCP, đến việc thiết kế tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cách thức, phương pháp làm việc của VPCP. Để khắc phục tình trạng này, điểm đ khoản 2 Điều 2 Nghị định số 150/2016/NĐ- CP của Chính phủ3 quy định, VPCP có nhiệm vụ: “chủ động nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”. Quy định này cùng 1 Nghị định số 161/HĐBT ngày 20/9/1982 và Nghị định số 112/HĐBT ngày 15/7/1987 được ban hành theo Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng năm 1981, theo đó mô hình Phủ Thủ tướng chính thức được thay thể bởi mô hình Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng. 2 Nghị định số 50/CP năm 1993, Nghị định số 18/2003/NĐ-CP, Nghị định Nghị định số 33/2008/NĐ-CP, Nghị định số 74/2012/NĐ-CP. Bắt đầu từ Nghị định số 50, tính chất và vai trò của VPCP là bộ máy giúp việc Chính phủ được cụ thể hóa theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ năm 1992. 3 Ngày 11/11/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của VPCP. 4 Có 7 nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 chuyển toàn bộ hoặc một phần cho Thủ tướng Chính phủ thực hiện. Đó là các nhiệm vụ, quyền hạn: - “Quản lý và điều hành hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương...”; - “Chỉ đạo và thống nhất quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương”; - “Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước”; - “Lãnh đạo, chỉ đạo việc kiểm tra, thanh tra công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương”; - “Quyết định việc phân cấp quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính của bộ máy nhà nước”; - “Lãnh đạo, chỉ đạo việc quản lý, điều hành toàn bộ cơ sở vật chất, tài chính và nguồn ngân sách nhà nước để phục vụ cho sự vận hành của bộ máy nhà nước”; - “Lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương”. với quy định về chức năng, nhiệm vụ điều phối của VPCP mở ra cơ hội và thách thức rất lớn đối với việc đổi mới, cải cách VPCP trên tất cả các mặt tổ chức và hoạt động, cả trước mắt cũng như lâu dài. 2. VPCP là bộ máy làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tức là cơ quan trực tiếp bảo đảm sự vận hành các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, nói cách khác, nó là một bộ phận cơ bản của thiết chế Chính phủ và thiết chế Thủ tướng. Nói đến tổ chức và hoạt động của 2 thiết chế trung tâm và cao nhất này của bộ máy hành chính nhà nước không thể không đề cập đến công cụ làm việc của 2 thiết chế này là VPCP. Và vì vậy, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, lề lối làm việc của VPCP chịu sự chi phối trực tiếp và mang tính quyết định bởi cơ cấu tổ chức, tính chất, phạm vi thẩm quyền và đặc biệt là phương thức hoạt động, chế độ làm việc, các mối quan hệ công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Hiến pháp năm 2013 đã tạo ra bước đột phá về cơ chế thực thi quyền lực của Chính phủ khi chuyển đổi “vai trò lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia” từ Chính phủ sang cho Thủ tướng Chính phủ. Theo tinh thần của Hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 đã chuyển 7 nhiệm vụ, quyền hạn4 CHÑNH SAÁCH 38 Số 13(365) T6/2018 của Chính phủ sang cho Thủ tướng thực hiện; đồng thời bổ sung 7 nhiệm vụ, quyền hạn5 mới cho Thủ tướng Chính phủ. Với những nhiệm vụ, quyền hạn này, Luật đã hoàn thiện công cụ quan trọng nhất để bảo đảm cho Thủ tướng có thể thực hiện đầy đủ vai trò và trách nhiệm trong việc lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia. Bộ và cơ quan ngang bộ không phải là cơ quan của Thủ tướng Chính phủ, nhưng hiện đang đóng vai trò chủ yếu trong tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được Hiến pháp và các đạo luật quy định. Trong khi đó, VPCP luôn được coi là bộ máy làm việc của Thủ tướng Chính phủ, tức là cơ quan của Thủ tướn g Chính phủ, nhưng lại không chủ động, trực tiếp tham mưu, đề xuất với Thủ tướng nhiều vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước mà phải phụ thuộc chủ yếu vào các bộ, ngành. 3. Hoạt động quản lý điều hành của Chính phủ dựa trên 2 công cụ cơ bản: (1) là thể chế, mà trước hết và quan trọng nhất là các đạo luật; và (2) là các nguyên tắc thị trường. Trong đó, thể chế có vai trò then chốt, quyết định chất lượng của các nguyên tắc thị trường, là động lực quan trọng, căn bản nhất tạo cơ sở 5 Có 7 nhiệm vụ, quyền hạn mới, lần đầu tiên, được Luật quy định cho Thủ tướng Chính phủ, đó là: - “Lãnh đạo, chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện các quy định của pháp luật và các chương trình, kế hoạch, chiến lược của Chính phủ trên các lĩnh vực quản lý...”; - “Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện Hiến pháp và pháp luật trong phạm vi toàn quốc”; - “Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa XHCN Việt Nam tại nước ngoài”; - “Cho từ chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; “đình chỉ công tác Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đình chỉ, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp...”; - “Quyết định giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ...; quyết định giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”; - “Quyết định các tiêu chí, điều kiện thành lập hoặc giải thể các cơ quan chuyên môn đặc thù, chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Quyết định thành lập các cơ quan, tổ chức khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”. - Quyền quyết định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức, nhất là có thể ủy quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền Thủ tướng. cho sự phát triển bền vững của đất nước. Thể chế có chất lượng, phù hợp với thực tiễn sẽ có tác dụng to lớn giải phóng các nguồn lực, động viên, khơi dậy, phát huy ý thức và hành động tích cực, sáng tạo của dân, tạo ra và củng cố niềm tin, lòng tin của dân vào đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Nhận thức sâu sắc vấn đề này và từ thực tiễn điều hành, thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm, coi cải cách thể chế, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, là ưu tiên hàng đầu trong công tác chỉ đạo điều hành. Cho đến nay, với nỗ lực rất lớn của Chính phủ trong xây dựng và trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành phần lớn các luật, pháp lệnh (hơn 90%), về cơ bản, hệ thống luật, pháp lệnh đã được hình thành đầy đủ và được hoàn thiện một bước. Tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ đã được nâng lên. Tuy nhiên, chất lượng của hệ thống pháp luật còn chưa cao, chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu thống nhất, đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu cải cách, phát triển và hội nhập của đất nước, thể hiện tập trung ở 2 điểm sau đây: - Thứ nhất, việc xây dựng, ban hành thể chế, nhất là văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) rất bị động, chưa kịp thời, tiến độ chậm, số lượng dự án luật, pháp lệnh phải điều chỉnh chương trình còn nhiều; CHÑNH SAÁCH 39Số 13(365) T6/2018 - Thứ hai, chất lượng thể chế được ban hành chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành, tính khả thi thấp, chưa tạo được động lực, giải phóng, phát huy các nguồn lực của xã hội cho phát triển và hội nhập của đất nước; tính chiến lược, dài hạn còn rất yếu, phải sửa đổi, bổ sung sau thời gian ngắn có hiệu lực. Chất lượng chuẩn bị dự thảo văn bản thường không đáp ứng yêu cầu, không ít văn bản ngay từ đầu không rõ mục tiêu chính sách, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, nên phải trình đi trình lại nhiều lần. Trong một số trường hợp, vấn đề quản lý chưa cần thiết phải điều chỉnh bằng luật (chỉ cần văn bản của Chính phủ, Thủ tướng là phù hợp) nhưng vẫn xây dựng luật gây lãng phí thời gian và công sức mà hiệu quả không cao. 4. Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 khẳng định mạnh mẽ vị trí, vai trò của VPCP trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL, cũng như trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trên tất cả các giai đoạn của quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL trong phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm của Chính phủ, đều có vai trò quan trọng và trách nhiệm cụ thể của VPCP. Trong đó, có 2 vai trò quan trọng nhất: (1) giúp Thủ tướng điều phối hoạt động của các bộ, ngành trên lĩnh vực xây dựng pháp luật (tham mưu xử lý, giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng thuộc nội dung dự án, dự thảo văn bản còn ý kiến khác nhau giữa các bộ, ngành; tham mưu về tư tưởng, quan điểm chỉ đạo để định hướng cho việc nghiên cứu soạn thảo); (2) chuẩn bị nội dung cơ bản, những vấn đề còn ý kiến khác nhau thuộc nội dung dự án, dự thảo để Chính phủ thảo luận. 5. Trong bối cảnh chuyển mạnh từ Chính phủ điều hành sang Chính phủ kiến tạo phát triển, tức là đề cao vai trò và trách nhiệm của Chính phủ trong xây dựng và tổ chức thi hành chính sách, thể chế tạo động lực mạnh mẽ cho công cuộc đổi mới, phát triển đất nước nhanh, bền vững, thì vai trò của VPCP trong chủ động nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, thể chế càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Theo quy định hiện hành, các bộ, ngành có chức năng tham mưu cho Chính phủ các chủ trương, chính sách cụ thể liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý được phân công. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là những chính sách tổng hợp liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, không của riêng một bộ, ngành nào thì sẽ tham mưu như thế nào? Xét về mặt thể chế, hiện nay chưa có văn bản nào quy định về thẩm quyền và trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ các chính sách quản lý liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực vượt ra khỏi khuôn khổ chức năng, thẩm quyền của một bộ, ngành. Nói cách khác, với quy định hiện hành, không có một cơ quan nào có vai trò tham mưu những chính sách chiến lược quản lý liên ngành, có tầm vĩ mô bao quát chung. Về lý thuyết, nhu cầu này có thể được đáp ứng một cách gián tiếp, thông qua chức năng của VPCP giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối các hoạt động chung của các bộ, ngành và chính quyền địa phương. Với vai trò này, việc hình thành các chính sách chung được giải quyết thông qua việc phối hợp các hoạt động tham mưu chính sách giữa các bộ, ngành với nhau dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, VPCP là đầu mối giúp Thủ tướng kết nối hoạt động của các bộ, ngành lại với nhau và tổng hợp nội dung để trình Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở đó, Thủ tướng đưa ra tập thể Chính phủ để xem xét, quyết định. Trên thực tế, hoạt động của VPCP trên định hướng này gặp nhiều vướng mắc, khó thực hiện. Và nếu có thực hiện thì hiệu quả cũng rất thấp, vì với vai trò này, thì VPCP có nhiệm vụ chính là tổng hợp, phản ánh ý kiến của các bộ, ngành nói chung, không có quyền chủ trì quyết định trình Chính phủ các chủ trương, chính sách liên quan nhiều bộ, ngành, địa phương theo quan điểm riêng của mình. Trong những năm gần đây, đề xử lý những vấn đề nêu trên, một phương thức được sử dụng tương đối phổ biến là thành lập các tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Về mặt lý thuyết, các tổ chức lâm thời này chỉ tư vấn và giúp cho Thủ tướng trong việc phối hợp giữa các bộ, ngành, chính quyền địa phương để giải quyết CHÑNH SAÁCH 40 Số 13(365) T6/2018 những vấn đề quan trọng liên ngành vượt quá phạm vi thẩm quyền của một bộ, ngành, nhưng trên thực tế, không ít trường hợp, tổ chức loại này đã được giao chức năng, nhiệm vụ tư vấn cho Chính phủ những chủ trương, chính sách quản lý liên ngành, lĩnh vực. Thực tiễn cho thấy, việc thực hiện phương thức này để tham mưu chính sách cho Chính phủ không những không chính thức (không chính danh), mà còn rất hình thức, không hiệu quả, không bảo đảm chất lượng của chính sách. Thực trạng trên đây cho thấy, ở nước ta hiện nay, việc hoạch định chủ trương, chính sách quản lý vĩ mô của Chính phủ vẫn còn phân tán và phụ thuộc rất nhiều vào các bộ, ngành. Điều này sẽ dẫn đến sự tồn tại tất yếu tình trạng cục bộ, phiến diện trong quản lý, điều hành các mặt đời sống kinh tế, xã hội. Nói khác đi, mô hình này vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp. Có lẽ, điều đáng tiếc nhất đối với các nghị định gần đây của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của VPCP (như Nghị định số 18/2003/ NĐ-CP, Nghị định số 33/2008/NĐ-CP, Nghị định số 74/2012/NĐ-CP) là không quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của VPCP về tham mưu chính sách quản lý vĩ mô đối với Chính phủ. Trong khi đó, tư tưởng đổi mới hoạt động của Chính phủ đã được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng, Hiến pháp và các Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, năm 2015, theo đó chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ tập trung vào công tác xây dựng thể chế, hoạch định chiến lược, chính sách phát triển, sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. Để bảo đảm vai trò lãnh đạo tập trung, thống nhất và mạnh mẽ hơn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạch định và điều hành chính sách, xây dựng thể chế quản trị quốc gia theo tinh thần của Hiến pháp và Luật tổ chức Chính phủ năm 2015, Văn phòng Chính phủ cần được giao và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ động hoặc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành khởi xướng, nghiên cứu, soạn thảo, trình Chính phủ các chính sách cơ bản tổng hợp, liên ngành không thể giao cho một bộ, ngành nào chủ trì soạn thảo, trong đó có các đề án quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội trình Bộ Chính trị, trình Ban chấp hành Trung ương, trình Quốc hội. II. Một số giải pháp 1. Giải pháp cấp bách 1.1 Nhận thức đúng và đầy đủ vị trí, vai trò của VPCP và có quyết tâm, bản lĩnh trong tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong hoạch định và điều hành chính sách, thể chế đáp ứng yêu cầu đổi mới Với tính chất, vai trò là cơ quan làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ - những thiết chế trung tâm và cao nhất của bộ máy hành chính nhà nước - VPCP có những đặc điểm sau đây trong việc xoá bỏ cơ chế cũ và hình thành, hoàn thiện cơ chế quản lý mới: Thứ nhất, VPCP là một trong những cơ quan của Chính phủ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cơ chế quản lý cũ, nhưng đồng thời cũng là cơ quan đòi hỏi phải đi đầu và có quyết tâm mạnh mẽ nhất trong việc hình thành cơ chế quản lý mới; Thứ hai, cải cách, đổi mới của VPCP, với cả sự thành công cũng như thất bại của nó, sẽ có tác động ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến việc hình thành các cơ chế, chính sách đổi mới của Chính phủ, đến đổi mới sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cũng như phương thức quản lý các bộ, ngành; đồng thời còn có ảnh hưởng nêu gương, thúc đẩy cải cách trong toàn bộ hệ thống hành chính nhà nước, trước hết là bộ máy hành chính ở trung ương. Trong điều kiện chuyển đổi cơ chế quản lý (trong hoạt động của Chính phủ có sự đan xen hỗn hợp cả cơ chế cũ và cơ chế mới), thì tổ chức và hoạt động của VPCP cũng vừa theo cơ chế mới, vừa phải duy trì cả cơ chế cũ để đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Khó khăn, thách thức đặt ra đối với VPCP là phải nhận diện cho thật rõ ràng, cái gì là cũ, lạc hậu, cái gì là mới, tích cực để từ đó có thể chủ động giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhanh chóng thoát khỏi cơ chế cũ, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ CHÑNH SAÁCH 41Số 13(365) T6/2018 theo vị trí, vai trò mới được Hiến pháp và Luật tổ chức Chính phủ quy định. Do yêu cầu mang tính cấp bách, tính phức tạp và có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn của đổi mới, cải cách tại một cơ quan trọng yếu của bộ máy hành chính như VPCP, nên ý chí, quyết tâm và nỗ lực cải cách của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cũng phải lớn hơn, mạnh hơn các Bộ trưởng khác. Có như vậy thì mới thể kiểm soát và đưa quá trình cải cách đến được mục tiêu. Ý chí và quyết tâm cải cách đó không chỉ là sự thể hiện nhu cầu tất yếu đặt ra đối với VPCP, mà còn là cơ sở niềm tin của đội ngũ cán bộ, công chức vào sự thành công của cải cách. 1.2 Đề cao trách nhiệm cá nhân gắn với bảo đảm dân chủ, khuyến khích sáng tạo Phải đề cao trách nhiệm cá nhân và thực hiện công khai, minh bạch quy trình, tiến độ và trách nhiệm trong xử lý công việc. Cần phân định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, minh bạch; đề cao trách nhiệm cá nhân từ Bộ trưởng, Chủ nhiệm đến từng Phó Chủ nhiệm, các Vụ trưởng và từng chuyên viên đối với từng lĩnh vực, từng đề án, dự án cụ thể; thực hiện trách nhiệm cá nhân gắn liền với việc bảo đảm dân chủ, khuyến khích sáng tạo, thực hiện công khai, minh bạch, tăng cường, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính bằng các biện pháp thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm túc, kịp thời, công khai những vụ việc vi phạm, khuyến khích động viên những nhân tố tích cực, sáng tạo. Thực tế cho thấy, không thể nói đến khuyến khích tự do sáng tạo khi mà công chức bị bó buộc, chịu rủi ro bởi quá nhiều quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm phải chấp hành, nhất là trong đó lại có không ít quy định không minh bạch. Ngoài các quy định của pháp luật, các quy định của Đảng về trách nhiệm của cán bộ, công chức, đảng viên mà công chức VPCP phải thực hiện, theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay VPCP có tới gần 80 loại quy chế nội bộ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm bắt buộc công chức phải thực hiện. Ngoài quy chế do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành, tại các Vụ, Cục còn có quy chế nội bộ của Vụ, Cục do Vụ trưởng, Cục trưởng ban hành quy định những đặc thù riêng của từng đơn vị. 1.3 Nâng cao chất lượng thẩm tra của VPCP Thực trạng đang đòi hỏi bức thiết là phải đẩy mạnh cải cách pháp luật, nâng cao chất lượng hệ thống luật pháp, trọng tâm là việc xây dựng, ban hành các đạo luật có chất lượng, có tính khả thi. Công tác thẩm tra của VPCP phải tập trung giúp cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, đánh giá đúng thực chất chất lượng của dự án, dự thảo văn bản trước khi được trình thông qua. Đề cao tính chủ động, sáng tạo, độc lập, khách quan, khắc phục tình trạng cả nể, buông xuôi, xuê xoa trong thẩm tra, đánh giá chất lượng của dự án, dự thảo văn bản. Cần nhận thức đúng đắn là một văn bản không bảo đảm chất lượng mà được ban hành là góp phần làm cho hệ thống pháp luật càng trở nên lạc hậu, là góp phần triệt tiêu động lực phát triển của đất nước. 1.4 Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ điều phối của VPCP Tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ điều phối của VPCP và sử dụng hiệu quả công cụ này trong việc giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, theo tinh thần của Nghị định số 150/2016/ NĐ-CP ngày 11/11/2016, VPCP có thể điều phối để tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhưng cũng có thể độc lập điều phối, chủ động dàn xếp, thống nhất, tạo đồng thuận trong việc xử lý những vướng mắc, những vấn đề còn ý kiến khác nhau giữa các bộ, ngành, địa phương trước khi bộ, ngành, địa phương báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Tăng cường vai trò và trách nhiệm điều phối độc lập, chủ động của VPCP theo hướng này, sẽ hạn chế việc đẩy nhiều việc không cần thiết lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp xem xét giải quyết, qua đó góp phần giảm áp lực để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có thời gian và tâm sức tập trung hơn vào việc CHÑNH SAÁCH 42 Số 13(365) T6/2018 giải quyết những vấn đề chiến lược vĩ mô. Chức năng, nhiệm vụ điều phối của VPCP cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, hoàn thiện, cụ thể hóa để hình thành cơ chế điều phối có chất lượng, hiệu quả, tập trung vào trọng tâm là giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối việc hoạch định và tổ chức thực thi chính sách ở tầm chiến lược vĩ mô. 1.5 Tăng cường các hoạt động khảo sát, tổng kết thực tiễn, tham vấn chuyên gia Cơ chế, chính sách, thể chế quản lý phải xuất phát từ thực tiễn, phản ánh đầy đủ, sâu sắc yêu cầu của thực tiễn sinh động. Do vậy, để khắc phục sự quan liêu, bảo thủ, giáo điều, bảo đảm chất lượng, tính khả thi của các đề xuất chính sách, thể chế quản lý vĩ mô thì hoạt động thẩm tra, nhất là tham mưu tổng hợp của VPCP phải gắn liền với việc đẩy mạnh các hoạt động khảo sát, tổng kết thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm các nước; đồng thời, tăng cường cơ chế tham vấn các chuyên gia, các nhà khoa học, các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp. 2. Giải pháp cơ bản 2.1 Xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng cao Đây là giải pháp vừa cơ bản, vừa cấp bách. Hình thành một đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu là vấn đề then chốt tạo cơ sở của việc xây dựng bộ máy nhà nước hiện đại. Do vai trò đặc biệt quan trọng của VPCP trong hoạch định cơ chế, chính sách và điều hành chính sách của Chính phủ, đòi hỏi nhân sự của VPCP phải là những cán bộ, công chức chuyên nghiệp có phẩm chất và năng lực, được tuyển chọn trên cơ sở những phẩm chất xứng đáng và tài năng thực sự. Có thể thấy rõ, sản phẩm hoạt động của VPCP theo cơ chế mới là những công việc liên quan đến đề xuất, hoạch định và điều hành chính sách phát triển kinh tế - xã hội đất nước của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; giúp Thủ tướng đưa ra các biện pháp lãnh đạo, điều hành bảo đảm sự thống nhất của định hướng chính sách và hành chính trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính trong khuôn khổ của Hiến pháp và các đạo luật. Như vậy, trong các sản phẩm hoạt động của VPCP thì sản phẩm chính yếu nhất là các chủ trương, chính sách, cơ chế, thể chế quản lý kinh tế - xã hội vĩ mô của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đó là những sản phẩm phức tạp, có yêu cầu rất cao về chất lượng, và để hoàn thành được đòi hỏi trước hết ở những khả năng và phẩm chất vượt trội về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức của VPCP. Vấn đề đặt ra là trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và những yêu cầu đòi hỏi của cơ chế quản lý mới, phải xây dựng được cơ cấu và những yêu cầu về tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp, tức là phải khẳng định được những giá trị cơ bản về cán bộ, công chức của VPCP trong giai đoạn mới, đặc biệt là về đội ngũ chuyên viên, chuyên gia, trên cơ sở đó quy chế hoá những giá trị này và xác lập một cơ chế thích hợp cho việc bảo đảm thực hiện chúng trên thực tế. Đây chính là việc cụ thể hoá những quy định chung về cán bộ, công chức theo pháp luật hiện hành vào điều kiện cụ thể của VPCP. Và đây cũng chính là cơ sở để VPCP có đủ năng lực để thực hiện tốt được vai trò của mình. Những yêu cầu đặt ra về phẩm chất và năng lực đội ngũ cán bộ, công chức của VPCP là một thách thức thực sự đối với những nỗ lực cải cách của VPCP hiện nay và thời gian tới đây. Trọng tâm của cải cách hành chính tại VPCP cần tập trung vào lĩnh vực công tác cán bộ, khâu đột phá là hình thành và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên gia hàng đầu trên các lĩnh vực cả về phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng làm việc, đáp ứng tốt yêu cầu tăng cường hơn nữa công tác tham mưu chiến lược vĩ mô cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong hoạch định chính sách, thể chế quản trị quốc gia. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực và trình độ của đội ngũ chuyên viên đầu đàn trên các lĩnh vực quản lý nhà nước. Chuyên viên VPCP phải là những chuyên gia giỏi nhất trên các lĩnh vực, phải thực sự là những đại diện ưu tú nhất của đội ngũ cán bộ, công CHÑNH SAÁCH 43Số 13(365) T6/2018 chức trong hệ thống hành chính nhà nước. Để phát huy hết năng lực của đội ngũ chuyên viên, nâng cao chất lượng công tác tham mưu, cần phải giảm bớt tính thứ bậc và tính mệnh lệnh hành chính trong tổ chức và hoạt động của VPCP, tạo bầu không khí dân chủ, tin cậy và có chế độ, chính sách đãi ngộ tương xứng để họ được chủ động, toàn tâm toàn ý trong công tác nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trong tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những cơ chế, chính sách và các chủ trương, giải pháp chỉ đạo, điều hành có chất lượng cao. Đặc biệt là xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng chế độ chuyên gia cao cấp tại VPCP theo chế độ vị trí việc làm6. 2.2 Tiếp tục cải cách, hoàn thiện tổ chức bộ máy của VPCP Mặc dù được xác định là một cơ quan ngang Bộ, nhưng tính chất, vị trí đặc trưng, xuyên suốt của VPCP khác cơ bản với các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác: đó là bộ máy làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tập thể Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phụ thuộc nhiều vào chất lượng và hiệu quả của VPCP. Một Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mạnh trước hết phải tự tổ chức cho mình một bộ máy giúp việc mạnh, mạnh về năng lực và hiệu quả hoạt động trong việc tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoạch định các cơ chế, chính sách quản lý và các biện pháp chỉ đạo, điều hành việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách đó. Tổ chức bộ máy của VPCP, một mặt, phản ánh cơ cấu tổ chức máy của Chính phủ, mặt khác chịu sự chi phối bởi nội dung và phương thức lãnh đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. VPCP đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi chức năng từ tham mưu, phục vụ mang tính chất hành chính sự vụ sang tham mưu chiến lược vĩ mô cho Chính phủ, Thủ tướng 6 Theo quy định Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời về chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang thì chuyên gia cao cấp được “áp dụng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, hành chính, khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hoá nghệ thuật” và quản lý theo chế độ việc làm. Chính phủ quản lý điều hành theo phương thức quản lý thông qua xây dựng, ban hành thể chế, chính sách. Vì vậy, tổ chức bộ máy của VPCP cần phải được tổ chức lại theo yêu cầu này. Bộ máy đó phải bảo đảm không quá nặng nề về tính thứ bậc hành chính; có cơ cấu tinh gọn, hợp lý; quan hệ công tác, quan hệ làm việc trong nội bộ phải giảm bớt khâu hành chính trung gian, nhằm tạo bầu không khí thực sự dân chủ cho đội ngũ chuyên viên phát huy hết khả năng trí tuệ và năng lực công tác của mình trong việc giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra được những chủ trương, chính sách đổi mới các mặt đời sống kinh tế - xã hội. Nói cách khác, định hướng cơ bản có tính chất nguyên tắc này phải được thấu suốt trong cả quá trình điều chỉnh tổ chức và hoạt động của VPCP, từ định hình chức năng, nhiệm vụ, tổ chức sắp xếp cơ cấu tổ chức và xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức. 2.3 Thực hiện chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa theo hướng hiện đại Tổ chức và hoạt động của VPCP phải từng bước được chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá theo hướng hiện đại, đồng thời nhanh chóng ứng dụng công nghệ hiện đại vào tổ chức công việc để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác. Tất yếu của quá trình nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động là phải phân biệt và tách bạch các loại hoạt động có tính chất và đặc điểm khác nhau để thực hiện chuyên môn hoá trên cơ sở ứng dụng công nghệ quản lý hiện đại. Phải phân biệt và tách bạch các hoạt động cơ bản có tính chất khác nhau của VPCP. Trên cơ sở chuyển các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công sang hoạt động theo cơ chế độc lập, tự chủ về thu chi tài chính, phải tách các hoạt động nghiên cứu, tham mưu về chủ trương, chính sách cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ giúp việc CHÑNH SAÁCH 44 Số 13(365) T6/2018 cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hành chính công vụ, phục vụ cho quá trình ra các quyết định. Đồng thời với quá trình này là phải hình thành cho được đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức, trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng hành chính thành thạo, có ý thức trách nhiệm cao trong công vụ. 2.4 Đổi mới, hoàn thiện chế độ làm việc và mối quan hệ công tác của VPCP Trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ được đổi mới, cơ cấu tổ chức bộ máy được sắp xếp, điều chỉnh một cách tinh gọn, hợp lý theo mục tiêu và yêu cầu của cải cách hành chính và để đáp ứng yêu cầu của đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, VPCP cần từng bước xây dựng một chế độ làm việc, chế độ công tác theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại có chất lượng và hiệu quả cao, bảo đảm giải quyết các công việc một cách thông suốt, nhanh chóng, kịp thời, chính xác; các thủ tục giấy tờ, trình tự giải quyết công việc trong quan hệ với Thủ tướng, các Phó Thủ tướng phải bảo đảm nhanh, ngắn gọn và có giá trị. Lâu nay, có một vấn đề quan trọng hầu như chưa được quan tâm nghiên cứu làm rõ và thể chế hóa, đó là nhiệm vụ, trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa VPCP với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ trong việc giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ. Theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ năm 2015, ngoài tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách thành viên Chính phủ còn có những nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng trong quan hệ với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như đề xuất các chủ trương, chính sách, cơ chế, VBQPPL thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ động làm việc với Thủ tướng, Phó Thủ tướng; thực hiện các công việc được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền... Tuy nhiên, thực tế hiện nay, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện các công việc này với tư cách là người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang bộ (không phải với tư cách là thành viên Chính phủ), theo đó, người đứng đầu các bộ hoàn toàn sử dụng bộ máy của Bộ, cơ quan ngang bộ và hầu như không có sự hỗ trợ, giúp việc trực tiếp nào từ VPCP. Với xu thế phân biệt, tách bạch rõ 2 tư cách của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (tư cách là thành viên Chính phủ và tư cách người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang bộ) để tạo cơ sở nâng cao vai trò và trách nhiệm của họ trong việc tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, cơ chế, chính sách, cũng như tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ, thì cần thiết phải nghiên cứu, xác lập và quy chế hóa vai trò và trách nhiệm nhất định của VPCP trong việc hỗ trợ, giúp việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ. Vấn đề quan trọng nhất trong quy chế làm việc của VPCP là thực hiện chế độ làm việc đối với chuyên viên, khuyến khích, phát huy tối đa tính chủ động, năng lực sáng tạo, dám nghĩ, dám đề xuất những ý tưởng mới. Để bảo đảm thực hiện tốt chức năng tham mưu, đặc biệt là tham mưu chiến lược vĩ mô về chính sách, thể chế cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì phải bảo đảm cho chuyên viên có một vị trí, vai trò thích đáng trong quan hệ với Bộ trưởng, Chủ nhiệm, với Thủ tướng và các Phó Thủ tướng trong quá trình xử lý, giải quyết công việc nhằm phát huy tối đa năng lực trí tuệ và chuyên môn của họ nhưng phải tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của một cơ quan hành chính, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP. Vai trò của chuyên viên VPCP có lớn, có quan trọng đến đâu đi nữa nhưng hoạt động của họ cũng như mọi công chức phải có kỷ luật, kỷ cương theo quy định của pháp luật. Cùng với việc đề cao trách nhiệm của chuyên viên, thì khi xây dựng quy trình xử lý công việc đối với chuyên viên cần phải chú ý loại bỏ những khâu, những tầng nấc trung gian hành chính không cần thiết, giảm bớt tính chất hành chính nặng nề của những công đoạn và thủ tục giấy tờ trong phối hợp, trong trình lãnh đạo xử lý, nhằm tạo ra bầu không khí thực sự dân chủ, khuyến khích sáng tạo. CHÑNH SAÁCH 45Số 13(365) T6/2018 Tuy nhiên, trong điều kiện cơ cấu tổ chức bộ máy của VPCP có khuynh hướng thứ bậc hành chính cứng nhắc như mô hình cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; mặt khác, các hoạt động tham mưu chính sách, thể chế và hành chính sự vụ chưa được tách bạch, nhất là với thực trạng đội ngũ công chức có nhiều hạn chế, bất cập, thì việc kết hợp chế độ thủ trưởng với chế độ chuyên viên theo kiểu đan xen, kết hợp từ dưới lên như hiện nay cho thấy chưa thật sự phù hợp, chưa minh bạch và hiệu quả và tạo ra mâu thuẫn với tính thứ bậc hành chính trong tổ chức bộ máy. Với thực trạng tổ chức bộ máy và chất lượng đội ngũ công chức như hiện nay, cần có quan điểm đổi mới về kết hợp chế độ thủ trưởng với chế độ chuyên viên theo hướng: (1) với quy trình từ dưới lên thì thực hiện chế độ thủ trưởng, theo đó chuyên viên xử lý công việc theo trình tự, thủ tục của thứ bậc hành chính (Chuyên viên - Vụ trưởng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm); chỉ thực hiện chế độ chuyên viên đối với chuyên gia cao cấp; (2) với quy trình từ trên xuống (từ Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm xuống) thì có thể thực hiện chế độ chuyên viên, không nhất thiết tuân theo trật tự thứ bậc; theo đó, khi cần thiết Thủ tướng, Phó Thủ tướng có thể trao đổi, làm việc trực tiếp với Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng hoặc với chuyên viên. Bộ trưởng, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm cũng có thể trực tiếp làm việc với chuyên viên, Phó Vụ trưởng mà không cần thiết phải thông qua Vụ trưởng. Thay lời kết 1. Trong bối cảnh hiện nay, cả về mặt thể chế và thực tiễn cho thấy, có hai khuynh hướng trong thiết kế, xây dựng tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của VPCP: (1) Áp dụng theo mô hình của bộ, cơ quan ngang bộ; (2) Phát triển các cơ chế có tính đặc thù, phù hợp với đặc điểm, tính chất, vị trí, vai trò của VPCP là bộ máy làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trên thực tế, hai khuynh hướng này đang có sự đan xen trong tổ chức và hoạt động của VPCP, nhưng khuynh hướng đang chiếm ưu thế là phát triển theo mô hình bộ, cơ quan ngang bộ. Trong khi đó, đặc trưng cơ bản, xuyên suốt toàn bộ lịch sự hình thành và phát triển của VPCP vẫn là bộ máy làm việc, giúp việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong điều kiện xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển phù hợp với vị trí, vai trò là cơ quan hành pháp và hành chính nhà nước cao nhất theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 thì đặc trưng này càng phải được đề cao và hiện thực hóa thành chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc và mối quan hệ công tác của VPCP. Đây là vấn đề rất cơ bản, đầy thách thức trong đổi mới tổ chức và hoạt động của VPCP, trước hết đòi hỏi phải được nhận thức đầy đủ và sâu sắc. 2. Trong bối cảnh đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo tinh thần xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, thì việc nâng cao năng lực chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất chính sách, thể chế của VPCP là một vấn đề lớn, vừa cơ bản, vừa cấp bách, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để từng bước đổi mới toàn diện tổ chức và hoạt động của VPCP. Trong đó, giải pháp cơ bản và then chốt là đổi mới tổ chức bộ máy và xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. 3. Tổ chức và hoạt động của VPCP phải từng bước đổi mới, chuyển mạnh sang thực hiện sứ mệnh chủ yếu và quan trọng nhất là chủ động tham mưu tổng hợp cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc hoạch định và điều hành chính sách, thể chế quản lý chiến lược vĩ mô trong quản lý các mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Đó là cơ sở bảo đảm tính tập trung, thống nhất, khắc phục tình trạng bị động, đối phó, phân tán, cục bộ trong xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành chính sách, thể chế. Ngược lại, việc thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ làm nổi bật tính chất, khẳng định rõ vị trí, vai trò đích thực của VPCP, thúc đẩy đổi mới sự lãnh đạo, quản lý điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. CHÑNH SAÁCH 46 Số 13(365) T6/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftang_cuong_nang_luc_tham_muu_de_xuat_chinh_sach_trong_xay_du.pdf
Tài liệu liên quan