Tăng cường phân tích báo cáo tài chính với cơ chế tự khai, tự nộp thuế
Việt Nam đã và đang thực hiện cơ chế quản lý thuế mới, người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế với chủ trương tăng
cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân.
Cơ chế này được thực hiện thí điểm vào những năm 2002, 2003, và được áp dụng rộng rãi từ năm 2006, từ sau khi Luật Quản lý thuế ra đời. Đây là bước cải cách quản lý thuế theo hướng hiện đại, tiến bộ, hạn chế việc tiếc xúc trực tiếp với đối tượng nộp thuế nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả quản lý và chống thất thu. Một trong những kỹ năng có liên quan mà cán bộ quản lý thuế phải trau dồi và nâng cao hơn nữa là việc phân tích BCTC của doanh nghiệp (DN).
Phân tích BCTCDN tại cơ quan thuế.
Theo quy định hiện hành, BCTC của DN được lập và gửi cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp chậm nhất là sau 90 ngày từ ngày kết thúc năm tài chinh.
Cơ quan thuế thông qua phân tích BCTC phải đạt được các mục tiêu chính sau: Một là, Tổng hợp nắm bắt được doanh thu, lợi nhuận thực hiện trong kỳ của DN. Qua đó, tổng hợp tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; BCTC của DN như là một bức tranh phản ánh toàn bộ tình hình tài chinh DN trong kỳ kế toán. Nếu tinh thông, người phân tích sẽ nhìn thấy những vấn đề nội tại của DN. Trong các chỉ tiêu của BCTC có liên quan đến kết quả kinh doanh thì 02 chỉ tiêu quan trọng là doanh thu và lợi nhuận thực hiện trong kỳ. Đây cũng là 2 chỉ tiêu liên quan nhiều đến xác định nghĩa vụ thuế của DN. Vì thế, không những chủ DN mà cơ quan thuế cũng quan tâm đặc biệt đến các chỉ tiêu này trên BCTC của DN
Một số vần đề cần chú trọng khi phân tích BCTC
Thứ nhất, liên kết phân tích, tổng hợp số liệu qua các năm (thường là 3 hoặc 5 năm), đánh giá xu hướng phát triển của DN, từ đó, nhận xét tổng quát tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Chỉ khi phân tích tổng hợp số liệu trên BCTC và DN trong một thời gian dài nhất định (3 – 5năm) thì người phân tích mới đánh giá khá toàn diện tình hình phát triển của DN và qua đó mới có cách quản lý phù hợp, chính xác nhất.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng cường phân tích báo cáo tài chính với cơ chế tự khai, tự nộp thuế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tăng cường phân tích báo cáo tài chính
với cơ chế tự khai, tự nộp thuế
Việt Nam đã và đang thực hiện cơ chế quản lý thuế mới,
người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế với chủ trương tăng
cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật
trong thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân.
Cơ chế này được thực hiện thí điểm vào những năm 2002, 2003,
và được áp dụng rộng rãi từ năm 2006, từ sau khi Luật Quản lý
thuế ra đời. Đây là bước cải cách quản lý thuế theo hướng hiện
đại, tiến bộ, hạn chế việc tiếc xúc trực tiếp với đối tượng nộp thuế
nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả quản lý và chống thất thu. Một
trong những kỹ năng có liên quan mà cán bộ quản lý thuế phải
trau dồi và nâng cao hơn nữa là việc phân tích BCTC của doanh
nghiệp (DN).
Phân tích BCTCDN tại cơ quan thuế
Theo quy định hiện hành, BCTC của DN được lập và gửi cho cơ
quan quản lý thuế trực tiếp chậm nhất là sau 90 ngày từ ngày kết
thúc năm tài chinh.
Cơ quan thuế thông qua phân tích BCTC phải đạt được các mục
tiêu chính sau: Một là, Tổng hợp nắm bắt được doanh thu, lợi
nhuận thực hiện trong kỳ của DN. Qua đó, tổng hợp tình hình
thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; BCTC của DN như
là một bức tranh phản ánh toàn bộ tình hình tài chinh DN trong kỳ
kế toán. Nếu tinh thông, người phân tích sẽ nhìn thấy những vấn
đề nội tại của DN. Trong các chỉ tiêu của BCTC có liên quan đến
kết quả kinh doanh thì 02 chỉ tiêu quan trọng là doanh thu và lợi
nhuận thực hiện trong kỳ. Đây cũng là 2 chỉ tiêu liên quan nhiều
đến xác định nghĩa vụ thuế của DN. Vì thế, không những chủ DN
mà cơ quan thuế cũng quan tâm đặc biệt đến các chỉ tiêu này
trên BCTC của DN.
Hai là, rút ra tính hợp lý hoặc không hợp lý của các chỉ tiêu báo
cáo qua phân tích tổng hợp các chỉ tiêu liên quan trên BCTC.
Trong một số trường hợp, DN vì các mục đích khác nhau có thể
cố tình làm sai lệch các số liệu phản ánh tình hình thực tế của DN
nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế. Chính việc làm sai lệch số liệu
của DN sẽ có thể làm “méo mó” báo cáo nộp cho cơ quan thuế,
trong nhiều trường hợp qua phân tích BCTC, những điểm bất
hợp lý đó sẽ được phát hiện ngày (trước hết là tính logic). Chẳng
hạn BCTC DN thể hiện chỉ tiêu tài sản đầu tư hoặc chỉ tiêu tiền
vay ngoài trong kỳ tăng nhanh nhưng doanh thu không tăng
tương xứng…
Ba là, tham mưu về các quyết định và biện pháp kiểm tra, thanh
tra việc chấp hành pháp luật thuế nhằm đảm bảo xử lý về thuế
chính xác, kịp thời. Đây cũng chính là các hướng xử lý “hậu phân
tích BCTC DN”.
Một số vần đề cần chú trọng khi phân tích BCTC
Thứ nhất, liên kết phân tích, tổng hợp số liệu qua các năm
(thường là 3 hoặc 5 năm), đánh giá xu hướng phát triển của DN,
từ đó, nhận xét tổng quát tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà
nước. Chỉ khi phân tích tổng hợp số liệu trên BCTC và DN trong
một thời gian dài nhất định (3 – 5năm) thì người phân tích mới
đánh giá khá toàn diện tình hình phát triển của DN và qua đó mới
có cách quản lý phù hợp, chính xác nhất.
Thứ hai, các chỉ tiêu quan trọng trong phân tích BCTC là doanh
thu, vốn vay ngắn hạn, chi phí trả cho người lao động (tiền công,
tiền lương), tài sản cố định, lợi nhuận thực hiện…
Cần lưu ý phân tích các chỉ tiêu như sử dụng lao động, tăng tài
sản ngắn với tăng doanh thu tại DN, chi phí nguyên, nhiên liệu…
Thứ ba, đối với cơ quan thuế, do đặc thù nhiệm vụ được giao thì
việc đánh giá khái quát nhanh, chính xác tình hình tài chinh và
hiệu quả kinh doanh của DN là 2 vấn đề rất quan trọng. Điều đó
có nghĩa không những đảm bảo cách tiếp cận hợp lý cho quản lý
thu thuế của kỳ hiện tại DN mà còn có cài nhìn toàn diện về xu
hướng phát triển của DN đó, từ đó mà có các giải pháp quản lý
“dài hơi” đối với DN.
Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá khái quát tình
hình tài chinh của DN là phương pháp so sánh. Người phân tích
sẽ tiến hành so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (so sánh bằng
số tuyệt đối và bằng số tướng đối giản đơn) trên từng chỉ tiêu
phản ánh khái quát tình hình tài chinh và dựa vào biến động cũng
như ý nghĩa của từng chỉ tiêu để nêu nhận xét. Để phân tích khái
quát tình hình tài chinh của DN được chính xác, khắc phục được
nhược điểm của từng chỉ tiêu đơn lẻ (nếu có), các nhà phân tích
cần xem xét đồng thời sự biến động của các chỉ tiêu và liên kết
sự biến động của chúng với nhau. Từ đó, rút ra nhận xét khái
quát về thực trạng và sức mạnh tài chinh cũng như an ninh tài
chinh của DN.
Các chỉ tiêu là căn cứ để đánh giá khái quát tình hình tài chinh
DN gồm: Tổng số nguồn vốn, hệ số tài trợ (= vốn chủ sở
hữu/Tổng số nguồn vốn), hệ số tài trợ, hệ số khả năng thanh toán
tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả
năng thanh toán nhanh, tỷ suất đầu tư v.v..
Bảng đánh giá tổng quát tình hình tài chinh
STT Chỉ tiêu Kỳ
gốc
Kỳ
phân
tích
Kỳ
phân
tích so
với kỳ
gốc
+(-) %
1 Tổng số
nguồn vốn
2 Hệ số tài trợ
3 Hệ số tự tài
trợ
4 Hệ số khả
năng thanh
toán tổng
quát
5 Hệ số khả
năng thanh
toán nợ
ngắn hạn
6 Hệ số khả
năng thanh
toán nhanh
7 Hệ số khả
năng thanh
toán của tài
sản ngắn
hạn
8 Hệ số khả
năng thanh
toán của tiền
và các
khoản tương
đương tiền
9 Tỷ suất đầu
tư
10 Suất sinh lời
của vốn chủ
sở hữu
Nội dung quan trọng khác là phân tích hiệu quả kinh doanh. Bản
thân hoạt động kinh doanh là một hoạt động kiếm lợi nhuận. Bởi
vây, mối quan tâm thường trực không những của DN, của nhà
đầu tư mà của các cơ quan quản lý liên quan là hiệu quả kinh
doanh, lợi nhuận DN thu được. Qua phân tích hiệu quả kinh
doanh trên các góc độ khác nhau (sức sản xuất, sức sinh lợi,
suất hao phí…) các nhà quản lý đánh giá hiệu quả kinh doanh và
khả năng sinh lời của DN, rộng hơn là các nhân tố, các nguyên
nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời.
Từ đó, có các đánh giá tổng quát và biện pháp quản lý phù hợp.
Thứ tư, mẫu biểu cũng như kết cấu, bố cục của các BCTC tuy
được quy định thống nhất nhưng các vấn đề trong phân tích
BCTC là rất phong phú, không theo nhất nhất một mô-tip chung
giống như số lượng các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của riêng
từng DN. Điều đó đòi hỏi người phân tích phải linh hoạt. Khi phát
hiện những vấn đề không bình thường trong BCTC của DN cần
áp dụng các cách nắm bắt khác nhau để đảm bảo hiệu quả.
Chẳng hạn, với DN thương mại thì cần chú trọng vào các chỉ tiêu
giá vốn hàng bán trên bảng cân đối kế toán, so sánh với các chỉ
tiêu có liên quan; tuy nhiên đối với các đơn vị vận tải biển thì cần
xem xét chỉ tiêu chi phí nhiên liệu và tiền lương, tiền công v.v..
Với từng chỉ tiêu, việc phân tích tuyệt đối hay tương đối, so sánh
tương quan lại phải được vận dụng linh hoạt, phù hợp.
Thứ năm, đối với cơ quan thuế, trong nhiều trường hợp còn đòi
hỏi tính nhạy cảm của người phân tích BCTCDN để nếu cần thiết
có thể tham mưu ra quyết định kịp thời kiểm tra, thanh tra trực
tiếp DN, xem xét chứng từ, sổ sách cũng như “mục sở thị” thực tế
DN (Quyết định kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp
thuế). Kỹ năng này sẽ được hình thành dần trong quá trình khinh
nghiệm nhất định làm công tác phân tích, kiểm tra báo cáo của
DN
Tóm lại, những vấn đề chung của việc phân tích BCTCDN cần
phải được quán triệt sâu sắc và ngày càng nâng cao hơn. Nó là
một kỹ năng quản lý và quản trị DN. Điều này càng có ý nghĩa đối
với cơ quan thuế các cấp khi chuyển sang áp dụng cơ chế quản
lý thuế mới với DN – cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Thực tế qua
tổng hợp và quan sát tại các cơ quan thuế cho thấy, nơi nào việc
kiểm tra tại bàn (tại trụ sở cơ quan thuế) nói chung, phân tích
BCTC nói riêng được tổ chức rất chặt chẽ và có chất lượng thì
công tác kiểm tra, thanh tra định kỳ cũng như kiểm tra, thanh tra
sự vụ tại nơi đó cũng đạt hiệu quả cao hơn nhiều.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tang_cuong_phan_tich_bao_cao_tai_chinh_voi_co_che_tu_khai tu nop thue.pdf