Hạn chế, bất cập trong phân định
vùng DTTS,MN theo trình độ phát triển:
- Một là, nhìn vào kết quả phân định
xã KCV3 (xã ĐBKK) trong gần 20 năm, số
lượng xã hầu như không thay đổi: giai đoạn
1999-2005 là 37,34%; giai đoạn 2012-2015
là 38,94%; giai đoạn 2016-2020 là 39,69%.
Điều này cho thấy còn hạn chế về hiệu quả
đầu tư và kết quả thực hiện các mục tiêu của
hệ thống chính sách đã, đang thực hiện trên
địa bàn vùng DTTS,MN, vùng ĐBKK.
- Hai là, trong các tiêu chí phân định
cấp xã, thôn bản vùng DTTS,MN thành
ba khu vực, tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận
nghèo là quan trọng số một, có ý nghĩa quyết
định. Tuy nhiên, căn cứ này lại luôn có sự
biến động hàng năm (chưa kể đến mức độ
tin cậy và độ chính xác của kết quả đánh giá
hộ nghèo của cơ sở), trong khi tính ổn định
của bộ tiêu chí phân định là 5 năm, dẫn đến
một số bất cập trong thực hiện chính sách
đầu tư và thụ hưởng chính sách xã hội của
rất nhiều đối tượng liên quan.
- Ba là, thực tế, đã có khá nhiều sự
thay đổi, biến động, nhưng chưa có sự điều
chỉnh, đánh giá kết quả phân định phù hợp.
Cùng với đó là việc mở rộng các tiêu chí
và kết quả phân định chưa chính xác ở một
số địa phương dẫn đến sự chênh lệch đáng
kể trong xếp loại giữa các vùng, thiếu trọng
tâm, trọng điểm dẫn đến việc hoạch định, tổ
chức thực hiện một số chính sách trên địa
bàn vùng dân tộc thiểu số đạt hiệu quả chưa
cao, vừa thiếu, vừa chồng chéo, khó quản lý,
khó thực hiện; đôi khi dẫn đến sự thiếu bình
đẳng về đầu tư và chính sách an sinh xã hội.
4.3 Một số vấn đề đặt ra trong quá
trình thực hiện các hình thức phân định
liên quan đến vùng miền núi, dân tộc
- Việc thực hiện phân định vùng
DTTS,MN theo trình độ phát triển xuất
phát từ yêu cầu và nhằm mục tiêu thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan Ủy
ban Dân tộc, trực tiếp phục vụ việc chỉ đạo,
tổ chức thực hiện chính sách trên địa bàn
vùng DTTS,MN (chủ yếu áp dụng cho các
xã, thôn bản thuộc Chương trình 135). Quá
trình thực hiện, các bộ, ngành, địa phương đã
áp dụng các kết quả phân định vào việc triển
khai, thực hiện các chính sách khác. Việc
này dẫn đến sự chồng chéo, khó phối hợp
trong hướng dẫn, thực hiện, thiếu tập trung
nguồn lực cho các mục tiêu quan trọng; tạo
kẽ hở, thực hiện sai về đối tượng, địa bàn
một số chính sách.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng cường quản lý chính sách dân tộc trên cơ sở phân định miền núi, vùng cao và vùng dân tộc thiểu số theo trình độ phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Lâm Thành*
Nguyễn Văn Tiến**
* TS. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội
** Chuyên viên Vụ Dân tộc Văn phòng Quốc hội
Tóm tắt:
Để có các căn cứ hoạch định chính sách, tạo các điều kiện, cơ chế
đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng dân tộc thiểu số,
miền núi, Chính phủ đã có chủ trương và tổ chức thực hiện việc
phân định địa bàn miền núi, vùng cao, phân định vùng dân tộc
thiểu số, miền núi theo trình độ phát triển. Kết quả phân định là các
căn cứ quan trọng để Nhà nước ban hành một số cơ chế, chính sách
ưu tiên, hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhằm ổn định, nâng
cao đời sống cho nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc.
Summary:
In order to establish a solid ground for policy-making, convenient
conditions and favorable mechanisms for investments in socio-
economic developments in the ethnic minority and mountainous
areas, the Government has issued and carried out policies on the
delineation of the mountainous geographic, highland geographic
and on the area delineation of ethnic minorities and mountainous
areas under development level. The delimitation results are
important grounds for the Government to promulgate a number of
priority mechanisms and policies to support the socio-economic
development investments in order to stabilize and improve the
social lives, especially the ethnic minorities.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: phân định địa bàn miền núi,
vùng cao; vùng dân tộc thiểu số, miền
núi; phát triển kinh tế - xã hội.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 20/12/2017
Biên tập : 22/02/2018
Duyệt bài : 05/03/2018
Article Infomation:
Keywords: delineation of mountainous
and highland geographic; ethnic
minority; mountainous areas; social
economic developments.
Article History:
Received : 20 Dec. 2017
Edited : 22 Feb. 2018
Approved : 05 Mar. 2018
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRÊN CƠ SỞ
PHÂN ĐỊNH MIỀN NÚI, VÙNG CAO VÀ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
THEO TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN
1. Bối cảnh và mục đích phân định
Hiện nay, địa bàn vùng dân tộc thiểu
số, miền núi (vùng DTTS,MN) thuộc phạm
vi 55/63 tỉnh/thành phố trực thuộc trung
ương; với hơn 5.000 xã/phường, thị trấn,
trên 22.000 thôn/bản. Dân số chiếm 35%,
trong đó dân tộc thiểu số chiếm 14,6% dân
số cả nước.
Xuất phát từ yêu cầu và tầm quan
trọng của việc phát triển kinh tế - xã hội
địa bàn miền núi, vùng cao và vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, ngay thời kỳ đầu giai
CHÑNH SAÁCH
31Số 8(360) T4/2018
đoạn đổi mới, Đảng, Nhà nước đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách quan trọng như
Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 27/11/1989
“Về một số chủ trương chính sách lớn phát
triển kinh tế - xã hội miền núi”. Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành
Quyết định số 72/HĐBT để thực hiện nghị
quyết trên.
Để có các căn cứ hoạch định chính
sách, tạo các điều kiện, cơ chế đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội đối với vùng DTTS,MN,
Chính phủ đã có chủ trương và tổ chức thực
hiện việc phân định địa bàn miền núi, vùng
cao, phân định vùng DTTS,MN theo trình
độ phát triển. Kết quả phân định là các căn
cứ quan trọng để Nhà nước ban hành một số
cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ trợ đầu tư phát
triển kinh tế- xã hội nhằm ổn định, nâng cao
đời sống cho nhân dân, nhất là đồng bào các
dân tộc.
2. Hình thức và kết quả phân định
2.1 Phân định xã, huyện, tỉnh là miền
núi, vùng cao
Ngày 9/4/1992, Văn phòng Miền núi
và Dân tộc (nay là Ủy ban Dân tộc) có Tờ
trình Chính phủ số 98/MNDT về tiêu chí
phân định xã, huyện, tỉnh là miền núi vùng
cao để làm cơ sở thực hiện phân định.
- Tiêu chí miền núi: (i) Xã có 2/3 diện
tích đất đai tự nhiên có độ cao từ 200m trở
lên so với mặt biển; (ii) Huyện miền núi là
huyện có 2/3 số xã là miền núi; (iii) Tỉnh
miền núi là tỉnh có 2/3 số huyện là miền núi;
- Tiêu chí vùng cao: (i) Bản vùng cao
là bản có 2/3 diện tích đất đai tự nhiên ở
độ cao 600m trở lên so với mặt biển; (ii)
Xã vùng cao là xã có 2/3 diện tích đất đai
tự nhiên có độ cao 600m trở lên so với mặt
1 (i) Giai đoạn 1996-2005 (10 năm): Phân định 3 khu vực (theo Thông tư số 41/UB-TT ngày 8/01/1996); (ii) Giai đoạn
2006-2011 (06 năm): Phân định 3 khu vực (theo Quyết định số 393/2005/QĐ-UBDT ngày 29/8/2005 của Ủy ban Dân
tộc); (iii) Giai đoạn 2012-2016 (05 năm): Phân định 3 khu vực (theo Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18/7/2012
của Thủ tướng Chính phủ); (IV) Giai đoạn 2017-2020: Phân định 3 khu vực (theo Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg ngày
3/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ).
biển; (iii) Huyện vùng cao là huyện có 2/3
số xã là vùng cao; (4) Tỉnh vùng cao là tỉnh
có 2/3 số huyện vùng cao.
Từ năm 1993 đến nay, lần lượt đã có 09
quyết định công nhận tỉnh, huyện, xã là miền
núi, vùng cao. Kết quả phân định xã, huyện,
tỉnh miền núi, vùng cao năm đến 2009: Cấp
tỉnh có 12/63 tỉnh miền núi (chiếm 19%);
09/63 tỉnh vùng cao (14,3%); 23/63 tỉnh có
miền núi (36,5%); Cấp huyện có 168/556
huyện vùng cao (27,7%); 133/556 huyện
miền núi (22,9%); Cấp xã: Có 2.529/ 9.121
xã vùng cao (27,7%); 2.311/ 9.121 xã miền
núi (25,3%).
2.2 Phân định vùng DTTS,MN theo
trình độ phát triển
- Đối tượng phân định vùng DTTS,MN
theo trình độ phát triển là các xã/thị trấn và
các thôn/bản. Trình độ phát triển của cấp
xã được chia thành 03 khu vực: Khu vực I
(KV1) là khu vực bước đầu phát triển; Khu
vực II (KV2) là khu vực tạm ổn định, vẫn
còn khó khăn; Khu vực III (KV3) là khu
vực còn nhiều khó khăn, đặc biệt khó khăn
(ĐBKK).
- Việc phân định vùng DTTS,MN theo
trình độ phát triển được thực hiện từ 1996
đến nay, qua 4 giai đoạn. Sự thay đổi về tiêu
chí đã dẫn đến sự biến động về số lượng xã,
thôn bản ở các khu vực theo các giai đoạn1:
- Giai đoạn 1996 - 2005, có 4.652 xã
được phân định, có 946 xã KV1 (20,34%
so với số xã phân định); 1.969 xã KV2
(42,33%); 1.773 xã KV3 (chiếm 37,34% so
với tổng số xã được phân định); còn 273 xã
có đồng bào DTTS nhưng chưa được phân
định. Giai đoạn này không xác định thôn/
bản ĐBKK.
CHÑNH SAÁCH
32 Số 8(360) T4/2018
- Giai đoạn 2006 - 2011: 5.065 xã
được phân định (tăng 413 xã so với giai đoạn
1996-2005), có 1.159 xã KV1 (22,88%);
2.197 xã KV2 (43,38%); 1.709 xã KV3
(chiếm 33,74%, giảm 3,6% so với giai đoạn
1996-2005); có 12.982 thôn/bản ĐBKK.
- Giai đoạn 2012 - 2015: 5.259
xã được phân định (tăng 194 xã so với
giai đoạn 2006-2011), có 1.938 xã KV1
(36,85%); 1.273 xã KV2 (24,21%); 2.048
xã KV3 (chiếm 38,94%, tăng 5,2% so với
giai đoạn 2006-2011), có 18.391 thôn/bản
ĐBKK (tăng 5.409 thôn/bản so với giai đoạn
2006-2011).
- Giai đoạn 2016 - 2020: có 5.266
xã được phân định (tăng 07 xã so với giai
đoạn 2011-2015); 1.326 xã KV1 (chiếm
25,18%); 2.008 xã KV2 (38,13%); 1.932
xã KV3 (chiếm 36,69 %, giảm 0,65% so
với giai đoạn 1996 - 2005; giảm 2,25% so
với giai đoạn 2011-2015); có 20.173 thôn/
bản ĐBKK (tăng 7.245 thôn/bản so với giai
đoạn 2006-2011 và tăng 1.782 thôn/bản so
với giai đoạn 2011-2015).
2.3 Một số hình thức phân định khác
Trên thực tế, còn có các hình thức
phân định (phân loại) khác liên quan đến
đơn vị hành chính cấp xã do các Bộ, ngành
chủ trì thực hiện; kết quả các hình thức phân
định này đã và đang được Chính phủ, các bộ
ngành sử dụng để phục vụ nhiệm vụ quản lý
nhà nước, tham mưu xây dựng các cơ chế,
chính sách áp dụng trên địa bàn cả nước,
trong đó có vùng DTTS,MN, đó là:
- Phân loại địa bàn khu vực biên giới
trên đất liền và trên biển (do Bộ Quốc phòng
chủ trì, hướng dẫn thực hiện) theo Nghị định
số 161/2003/NĐ- CP của Chính phủ ngày
18/2/2003.
- Phân loại xã bãi ngang ven biển và
hải đảo (do Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội) chủ trì, hướng dẫn thực hiện từ năm
2003 đến nay.
- Phân loại đơn vị hành chính cấp xã/
phường, thị trấn (do Bộ Nội vụ chủ trì, hướng
dẫn thực hiện) theo Nghị định 159/2005/
NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.
- Phân loại đơn vị hành chính theo
Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 25/5/2016
“Về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và
phân loại đơn vị hành chính”.
3. Việc sử dụng kết quả phân định làm cơ
sở ban hành các cơ chế, chính sách phát
triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng
dân tộc thiểu số, miền núi
- Trên cơ sở kết quả phân định các giai
đoạn, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành đã
tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ ban hành và triển khai thực hiện khá
nhiều chính sách, chương trình trên cơ sở
phân định trên.
+ Về phân định miền núi, vùng cao:
Đây là cơ sở để ban hành chính sách quy
định trong 25 văn bản luật (như Luật Ngân
sách, Luật Tổ chức chính quyền địa phương,
Luật Đầu tư v.v.. và một số chính sách khác.
+ Về phân định vùng dân tộc thiểu số
theo trình độ phát triển: làm cơ sở để thực
hiện các chính sách chủ yếu tập trung cho
việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, ổn
định đời sống, xóa đói, giảm nghèo. Đồng
thời áp dụng để thực hiện các nội dung chính
sách về giáo dục, y tế, bảo đảm an sinh xã
hội khác, cụ thể hóa các nội dung quy định
của một số luật.
- Trên cơ sở các phân định trên, việc
thực hiện chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển
kinh tế - xã hội trong nhiều năm qua, vùng
DTTS,MN, vùng ĐBKK đã từng bước được
bố trí, tập trung các nguồn lực để giải quyết
các khó khăn đặc thù. Đa số đối tượng thụ
hưởng các chính sách này là hộ nghèo, hộ
cận nghèo, là đồng bào DTTS và cán bộ,
công chức, viên chức, người hưởng lương
từ ngân sách nhà nước đang sinh sống, công
CHÑNH SAÁCH
33Số 8(360) T4/2018
tác tại vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới,
hải đảo, an toàn khu, vùng ĐBKK. Nhiều xã
KV2, KV3 và nhiều thôn/bản ĐBKK đã có
bước phát triển rõ rệt về hạ tầng thiết yếu,
phát triển sản xuất, đời sống, giảm nghèo
nhanh và bền vững.
4 . Đánh giá về thực hiện phân định miền
núi, vùng cao và vùng dân tộc thiểu số
theo trình độ phát triển
4.1 Đối với việc phân định địa bàn
miền núi, vùng cao
- Về mục đích, việc phân định xã,
huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao là việc làm
cần thiết, làm cơ sở, căn cứ cho việc tổ chức
các giải pháp quản lý nhà nước và xây dựng
một số chính sách phù hợp về đầu tư, phát
triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống cho
cư dân tại chỗ.
- Quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện
việc phân định xã, huyện, tỉnh là miền núi,
vùng cao đã có sự phối hợp, tham gia của
các bộ ngành trung ương, các địa phương.
- Kết quả phân định đã được thể hiện
bằng quyết định công nhận xã, huyện, tỉnh
là miền núi, vùng cao; đã và đang là các căn
cứ quan trọng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà
nước và xây dựng cơ chế, pháp luật, chính
sách, tổ chức thực hiện chính sách trên địa
bàn xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao.
Những tồn tại, hạn chế trong phân
định xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao:
Thứ nhất, tiêu chí chính để xác định
miền núi, vùng cao mới chỉ căn cứ yếu tố độ
cao so với mặt nước biển và tiêu chí số đơn
vị hành chính để xác định là là tỉnh, huyện,
xã là vùng cao. Một số tiêu chí, yếu tố đặc
thù về địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, khí
hậu có tác động thường xuyên tới sản xuất
và đời sống của cư dân chưa được thể hiện.
Thứ hai, trên thực tế, việc phân định
miền núi, vùng cao vừa qua chưa phản ảnh
đúng tính chất, tương quan giữa các địa
phương, các vùng, tạo nên sự chênh lệch
đáng kể trong kết quả xếp loại. Nhiều nơi,
địa bàn trung du, đồi thấp cũng được xếp
loại vùng miền núi hay vùng núi một số tỉnh
đồng bằng có tính khác biệt với miền núi
vùng cao. Điều này dẫn đến việc áp dụng
các các chính sách thiếu sự đồng bộ, thiếu
sự tập trung ưu tiên và phân tán nguồn lực.
Thứ ba, từ năm 1993 đến nay (24
năm), việc phân định xã, huyện, tỉnh là miền
núi, vùng cao đã được thực hiện, tuy nhiên,
công tác tổng kết, đánh giá chưa được tiến
hành; các bộ, ngành, địa phương chưa phối
hợp rà soát, đánh giá tính phù hợp của các
tiêu chí và kết quả phân định, tính khả thi
của các chính sách liên quan đến địa bàn
miền núi, vùng cao.
4.2 Đối với phân định vùng DTTS,MN
theo trình độ phát triển
- Phân định vùng DTTS,MN theo
trình độ phát triển được thực hiện từ 1996
đến nay (21 năm) qua 4 giai đoạn. Các tiêu
chí phân định vùng DTTS,MN theo trình độ
phát triển nhằm xác định các khó khăn đặc
thù, mức độ phát triển về kinh tế - xã hội
của các đối tượng (cấp xã và thôn/bản). Kết
quả phân định vùng DTTS,MN theo trình độ
phát triển đã và đang trở thành căn cứ để xây
dựng một số cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ
trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nâng
cao đời sống, bảo đảm an sinh xã hội cho địa
bàn DTTS,MN vùng ĐBKK.
- Những chính sách áp dụng kết quả phân
định vùng DTTS,MN theo trình độ phát triển
đã và đang phát huy hiệu quả, tạo được những
chuyển biến quan trọng về cơ sở hạ tầng thiết
yếu, ổn định đời sống, xóa đói, giảm nghèo
cho đồng bào vùng DTTS,MN; góp phần thực
hiện các nguyên tắc công tác dân tộc; từng
bước thu hẹp khoảng cách, chênh lệch về
trình độ phát triển giữa vùng DTTS,MN với
các vùng miền khác; bảo đảm an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS,MN, khu
vực biên giới, địa bàn ĐBKK...
CHÑNH SAÁCH
34 Số 8(360) T4/2018
- Ủy ban Dân tộc đã bảo đảm việc
phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu cho
Chính phủ ban hành các bộ tiêu chí và văn
bản hướng dẫn, triển khai thực hiện. Các tiêu
chí phân định vùng DTTS,MN theo trình độ
phát triển ngày càng được lượng hóa, đơn
giản, dễ áp dụng.
Hạn chế, bất cập trong phân định
vùng DTTS,MN theo trình độ phát triển:
- Một là, nhìn vào kết quả phân định
xã KCV3 (xã ĐBKK) trong gần 20 năm, số
lượng xã hầu như không thay đổi: giai đoạn
1999-2005 là 37,34%; giai đoạn 2012-2015
là 38,94%; giai đoạn 2016-2020 là 39,69%.
Điều này cho thấy còn hạn chế về hiệu quả
đầu tư và kết quả thực hiện các mục tiêu của
hệ thống chính sách đã, đang thực hiện trên
địa bàn vùng DTTS,MN, vùng ĐBKK.
- Hai là, trong các tiêu chí phân định
cấp xã, thôn bản vùng DTTS,MN thành
ba khu vực, tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận
nghèo là quan trọng số một, có ý nghĩa quyết
định. Tuy nhiên, căn cứ này lại luôn có sự
biến động hàng năm (chưa kể đến mức độ
tin cậy và độ chính xác của kết quả đánh giá
hộ nghèo của cơ sở), trong khi tính ổn định
của bộ tiêu chí phân định là 5 năm, dẫn đến
một số bất cập trong thực hiện chính sách
đầu tư và thụ hưởng chính sách xã hội của
rất nhiều đối tượng liên quan.
- Ba là, thực tế, đã có khá nhiều sự
thay đổi, biến động, nhưng chưa có sự điều
chỉnh, đánh giá kết quả phân định phù hợp.
Cùng với đó là việc mở rộng các tiêu chí
và kết quả phân định chưa chính xác ở một
số địa phương dẫn đến sự chênh lệch đáng
kể trong xếp loại giữa các vùng, thiếu trọng
tâm, trọng điểm dẫn đến việc hoạch định, tổ
chức thực hiện một số chính sách trên địa
bàn vùng dân tộc thiểu số đạt hiệu quả chưa
cao, vừa thiếu, vừa chồng chéo, khó quản lý,
khó thực hiện; đôi khi dẫn đến sự thiếu bình
đẳng về đầu tư và chính sách an sinh xã hội.
4.3 Một số vấn đề đặt ra trong quá
trình thực hiện các hình thức phân định
liên quan đến vùng miền núi, dân tộc
- Việc thực hiện phân định vùng
DTTS,MN theo trình độ phát triển xuất
phát từ yêu cầu và nhằm mục tiêu thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan Ủy
ban Dân tộc, trực tiếp phục vụ việc chỉ đạo,
tổ chức thực hiện chính sách trên địa bàn
vùng DTTS,MN (chủ yếu áp dụng cho các
xã, thôn bản thuộc Chương trình 135). Quá
trình thực hiện, các bộ, ngành, địa phương đã
áp dụng các kết quả phân định vào việc triển
khai, thực hiện các chính sách khác. Việc
này dẫn đến sự chồng chéo, khó phối hợp
trong hướng dẫn, thực hiện, thiếu tập trung
nguồn lực cho các mục tiêu quan trọng; tạo
kẽ hở, thực hiện sai về đối tượng, địa bàn
một số chính sách.
- Trong các văn bản của Chính phủ
và Ủy ban Dân tộc liên quan đến các hình
thức phân định chưa thể hiện sự thống nhất
về các khái niệm và nội hàm các khái niệm:
“miền núi, vùng cao”, “vùng dân tộc thiểu
số, miền núi”, “vùng miền núi, dân tộc
thiểu số”, “vùng khó khăn”, “vùng đặc biệt
khó khăn”
- Theo chức năng, nhiệm vụ, việc xác
định bộ tiêu chí và thực hiện các loại phân
định liên quan đến địa bàn miền núi, vùng
cao, vùng ĐBKK, vùng DTTS,MN, khu vực
biên giới, hải đảo đang thuộc trách nhiệm
của một số Bộ, ngành khác nhau: Ủy ban
Dân tộc, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội, Bộ Quốc phòngVì vậy,
việc phối hợp giữa các bộ để rà soát, xây
dựng các tiêu chí đánh giá, các hình thức
phân định (phân loại) và sử dụng kết quả
phân định phục vụ cho nhiệm vụ quản lý nhà
nước theo ngành, lĩnh vực là hết sức quan
trọng, cần sự phối hợp, thống nhất giữa các
bộ, ngành và địa phương.
(Xem tiếp trang 40)
CHÑNH SAÁCH
35Số 8(360) T4/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tang_cuong_quan_ly_chinh_sach_dan_toc_tren_co_so_phan_dinh_m.pdf