Tăng cường quản lý vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại tỉnh Sơn La

Công tác thanh tra, kiểm toán Tổng số các cuộc thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước đã thực hiện t năm 2015 đến 2017 về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh là 31 cuộc, đã phát hiện số tiền sai phạm 65,71 tỷ đồng, trong đó đã đề nghị thu hồi nộp ngân sách Nhà nước 26,14 tỷ đồng, giảm tr thanh toán và yêu cầu thi công bổ sung số khối lượng còn thiếu 39,57 tỷ đồng. Trong đó, chỉ tính riêng các công trình thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, qua thanh tra kiểm toán đã phát hiện số tiền sai phạm là 0,62 tỷ đồng và số tiền đề nghị nộp ngân sách Nhà nước là 0,3 tỷ đồng. Quản lý, vận hành sau khi bàn giao dự án đầu tư công Các dự án sau khi hoàn thành được bàn giao cho người trực tiếp quản lý sử dụng. Kết quả điều tra cho thấy, các dự án đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm nghiệp sau khi bàn giao đang được sử dụng và vận hành khá tốt, đa số đối tượng thụ hưởng (người dân) đều được hưởng lợi ích của dự án đầu tư công đem lại (36/42 ý kiến đồng ý). 4. Kết luận và đề xuất giải pháp Qua phân tích, đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm nghiệp ở tỉnh Sơn La đã đạt được một số kết quả như: Công tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư đã được coi trọng, các dự án đều được thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối trước khi quyết định đầu tư; Công tác lập, phân bổ kế hoạch vốn cơ bản đã tuân thủ theo quy trình và quy định; Công tác thực hiện dự án đã được chủ đầu tư và nhà thầu quan tâm, giải ngân thanh toán, tạm ng vốn đầu tư cũng đã đảm bảo đúng chế độ quy định, Bên cạnh đó, công tác quản lý vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm nghiệp ở tỉnh Sơn La vẫn còn tồn tại một số hạn chế như trong quá trình thực hiện vẫn còn tình trạng vốn giải ngân chậm, một số dự án đầu tư chưa thật cần thiết, quá trình triển khai dự án chưa đảm bảo theo tiến độ theo hợp đồng, Xuất phát t những hạn chế đó, để tăng cường công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại tỉnh Sơn La, tác giả xin đưa ra một số giải pháp chính bao gồm: Thứ nhât, đổi mới cơ chế phân bổ vốn; Thứ hai, quản lý chặt chẽ chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà thầu; Thứ ba, các giải pháp nh m đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành; Thứ tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính./.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng cường quản lý vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07(2018) MỤC LỤC Chỉ số ISSN: 2525 – 2569 Số 07, tháng 09 năm 2018 Chuyên mục: THÔNG TIN & TRAO ĐỔI Trần Chí Thiện - Kinh nghiệm và giải pháp phát triển bền vững du lịch cộng đồng cho miền núi Việt Nam ............................................................................................................................................................. 2 Trần Thị Kim Anh, Trần Thị Bình An - Chế độ hưu trí - Kinh nghiệm của một số quốc gia và kiến nghị ............................................................................................................................................................. 7 Lê Ngọc Nƣơng, Đỗ Hoàng Yến - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp công nghiệp tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................ 12 Chuyên mục: KINH TẾ & QUẢN LÝ Tống Thị Kim Hoàn, Nguyễn Thị Thúy Linh, Nguyễn Hải Nam - Cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh .......................................... 16 Dƣơng Hoài An, Đào Quang Dũng, Đỗ Xuân Luận, Trần Quốc Tuấn - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của các hộ dân tộc thiểu số tại Tây Bắc: Trường hợp tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái .............................................................................................................................................. 22 Đỗ Anh Tài, Phạm Thị Thanh Mai - Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh những năm gần đây ............................................................................................................................................................. 28 Nguyễn Thành Luân, Trần Nhật Tân, Hà Văn Thắng, Đỗ Trƣờng Sơn - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ gia đình b ng ch ng t điều tra hộ gia đình tại tỉnh Lào Cai................................... 36 Trần Văn Dũng, Ngô Tất Thắng - Tăng cường quản lý vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại tỉnh Sơn La ............................................................................................................................... 42 Nguyễn Tiến Long, Lục Mạnh Thiếp - Tăng cường phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ở tỉnh Bắc Kạn ............................................................................................................................................. 49 Dƣơng Hoài An, Cù A Gia, Đỗ Xuân Luận, Nông Ngọc Hƣng - Đánh giá hiệu quả của các hộ trồng mận tam hoa tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai: B ng ch ng t chỉ số Malmquist ...................................... 58 Chuyên mục: QUẢN TRỊ KINH DOANH & MARKETING Nguyễn Văn Công, Nguyễn Thị Thu Huyền - Phát triển doanh nghiệp nông, lâm nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn ............................................................................................................................................................ 66 Đàm Văn Khanh - Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xe đạp điện của học sinh phổ thông và sinh viên ............................................................................................................................................... 72 Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hà - Ảnh hưởng của hành vi khách hàng đến việc kiểm soát cảm xúc của nhân viên – Ảnh hưởng tương tác của chuẩn mực xã hội ........................................................... 78 Chuyên mục: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Nguyễn Thị Minh Châu, Nguyễn Thanh Trực, Lê Thị Ngọc Anh - Hoạt động giám sát giao dịch trên thị trường ch ng khoán phái sinh tại Việt Nam ........................................................................................ 82 Nguyễn Thanh Minh, Nguyễn Văn Thông, Lƣơng Ngọc Sơn - Giải pháp và cơ chế chính sách nh m thu hút vốn đầu tư tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai ....................................................................................... 88 Đinh Thị Vững, Nguyễn Thị Ngân - Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................ 95 Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Journal of Economics and Business Administration Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018) 42 TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI TỈNH SƠN LA Trần Văn Dũng1, Ngô Tất Thắng2 Tóm tắt Sơn La là tỉnh miền núi cao ở phía Tây Bắc của Việt Nam, với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi nên trong cơ cấu kinh tế của tỉnh ngành nông lâm nghiệp vẫn đang chiếm một tỷ trọng lớn. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tỉnh Sơn La đã dành nhiều sự quan tâm thông qua các chương trình, dự án với nguồn vốn đầu tư công có quy mô lớn nhằm hỗ trợ cho ngành nông lâm nghiệp phát triển. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm nghiệp của tỉnh còn nhiều hạn chế, bất cập như một số dự án theo đánh giá của đối tượng thụ hưởng thì chưa thật sự cần thiết, hay trong quá trình thực hiện dự án thì vẫn còn tình trạng vốn giải ngân chậm, một số dự án triển khai chưa đảm bảo theo tiến độ, tình hình dư ứng quá hạn chưa được thu hồi, Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại tỉnh Sơn La trong thời gian tới. Từ khóa: Quản lý, vốn đầu tư công, nông lâm nghiệp ENHANCING MANAGEMENT OF PUBLIC INVESTMENT IN AGRICULTURE AND FORESTRY SECTOR IN SON LA PROVINCE Abstract Son La is a mountainous province in the North West of Vietnam. With favourable natural conditions, the agriculture and forestry industry is a dominant sector and still accounts for a large proportion of the economic structure of the province. Therefore, Son La province has been receiving development assistance through programs and projects with large-scale public investment to support the development of the agriculture and forestry industry. However, despite significant achievements, there are still several concerns related to the management of public investment in the agriculture and forestry sector. First, it is not necessary to implement several projects under the evaluation of the beneficiaries. Second, in the process of implementing the project, there is still a slow disbursement. Furthermore, several projects have been not fully implemented according to the schedule. Finally, overdue residues of the projects have not been evicted. This paper proposes a number of solutions to strengthen the management of public investment in the agriculture and forestry sector in Son La province in the coming time. Keywords: Management, public investment, agriculture and forestry 1. Đặt vấn đề Ở tỉnh Sơn La, lĩnh vực nông lâm nghiệp đang giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, chú trọng đến sản xuất hàng hóa. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn t ng bước đầu tư theo quan điểm đồng bộ, giải quyết những hạ tầng thiết yếu, bộ mặt nông nghiệp nông thôn có nhiều khởi sắc. Năm 2018, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 22,28% trong tổng sản phẩm của tỉnh Sơn La (Cục thống kê tỉnh Sơn La, 2018). Nhận th c được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của lĩnh vực nông lâm nghiệp, chính quyền tỉnh Sơn La đã quan tâm ưu tiên dành nhiều nguồn vốn đầu tư công, với nhiều chương trình, dự án để đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng để phục vụ cho phát triển nông lâm nghiệp. Trong 4,3 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công được thực hiện năm 2018 thì có đến 22,89% dành cho lĩnh vực nông lâm nghiệp (Báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Sơn La, 2018). Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp còn nhiều hạn chế như việc phân bổ vốn còn dàn trải, tiến độ triển khai thực hiện công trình, giải ngân thanh toán chậm, chất lượng một số công trình chưa cao,... Xuất phát t thực tiễn đó, đòi hỏi cần có những giải pháp mang tính đồng bộ nh m tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại tỉnh Sơn La trong thời gian tới. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trên phương diện lý luận và thực tiễn, quản lý vốn đầu tư công tại các địa phương không còn là lĩnh vực mới. Đã có một số nghiên c u được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công nói chung và đầu tư phát triển t Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018) 43 ngân sách nhà nước nói riêng hoặc việc đưa ra các tiêu chí để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư t ngân sách nhà nước ở các tỉnh như nghiên c u của Bùi Quang Vinh (2013), Nguyễn Thị Anh Huyền (2017), Trần Vân Anh (2017); hay cũng có nghiên c u tập trung đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư công tại tỉnh Sơn La như đề tài nghiên c u khoa học cấp tỉnh của tác giả Lê Hồng Minh (2017), Tuy nhiên, lại chưa có nghiên đi sâu đánh giá công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư công đối với lĩnh vực nông lâm nghiệp tại tỉnh Sơn La và đây chính là khoảng trống mà bài báo sẽ cố gắng lấp đầy. 2.2. Nguồn số liệu Bài viết sử dụng các số liệu th cấp và sơ cấp có liên quan đến hoạt động quản lý vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2017. Trong đó: Nguồn số liệu th cấp về vốn đầu tư công được thu thập t Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, các chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh Sơn La. Nguồn số liệu sơ cấp liên quan đến quản lý vốn đầu tư công được thu thập thông qua phiếu khảo sát t các đối tượng điều tra. Trong đó số đơn vị được lựa chọn để khảo sát là 52 đơn vị được phân bổ cho 04 đối tượng cụ thể như sau: (i) Cơ quan quản lý Nhà nước (UBND tỉnh; Kho bạc nhà nước tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT); (ii) Chủ đầu tư (Ban QLDA ĐTXD các công trình NNPTNT tỉnh; Công ty TNHH MTV quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Sơn La; Ban QLDA ĐTXD các huyện: Phù Yên, Bắc Yên, Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu); (iii) Nhà thầu xây lắp; (iv) Người dân hưởng lợi t vùng dự án. Số phiếu khảo sát cho t ng đối tượng được thể hiện tại bảng 01. Bảng 01: Số phiếu khảo sát cho từng đối tượng STT Đối tƣợng Số phiếu khảo sát 1 Cơ quan QLNN: UBND tỉnh; Kho bạc nhà nước tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT 05 2 Chủ đầu tư: Ban QLDA ĐTXD các công trình NNPTNT tỉnh; Công ty TNHH MTV quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Sơn La; Ban QLDA ĐTXD các huyện: Phù Yên, Bắc Yên, Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu. 07 3 Nhà thầu xây lắp 10 4 Người dân hưởng lợi vùng dự án 30 Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018) Nội dung các câu hỏi trong phiếu khảo sát các đối tượng liên quan đến công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư trong lĩnh vực nông lâm nghiệp được thiết kế theo thang đo Likert với 5 m c độ tương ng là Rất không đồng ý, không đồng ý, phân vân, đồng ý và rất đồng ý. 2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu Các thông tin sau khi thu thập sẽ được tổng hợp dựa vào bảng tính EXCEL. Bài viết sử dụng 2 phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh nh m đánh giá thực trạng cũng như những biến động của công tác quản lý vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2015 - 2017. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Thực trạng đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại tỉnh Sơn La Về số lượng dự án đầu tư Theo số liệu thu thập t các báo cáo tổng hợp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư trong giai đoạn 2015 -2017, việc lập, thẩm định dự án đảm bảo phù hợp với quy hoạch, chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, công tác thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đã được thực hiện nghiêm theo Chỉ thị số 1792/CT- TTg và Luật Đầu tư công năm 2014 và các văn bản hiện hành. Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018) 44 Bảng 02: Tổng hợp số dự án được tổ chức thẩm định giai đoạn năm 2015 - 2017 Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng 1. Tổng số dự án đã nhận 139 27 35 201 2. Đã duyệt 125 27 35 187 Trong đó: Riêng lĩnh vực nông, lâm nghiệp 17 8 6 31 3. Trả chủ đầu tư (do không có khả năng cân đối vốn,..) 14 0 0 14 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La Trong giai đoạn 2015 - 2017, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp nhận và thẩm định 201 dự án, số dự án được phê duyệt là 187 dự án, trong đó có 31 dự án thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp và 14 dự án được trả lại chủ đầu tư do không có khả năng cân đối vốn hoặc xác định chưa thực sự cần thiết. Tuy nhiên, số hồ sơ trả về chỉ tập trung vào năm 2015, các năm sau tất cả các hồ sơ đưa ra thẩm định đều đủ điều kiện được duyệt. Về nguồn vốn đầu tư Bảng 03: Tình hình phân bổ, điều chỉnh vốn trong năm giai đoạn 2015 - 2017 ĐVT: Tỷ đồng Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. Tổng các nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Sơn La 1.773,68 3.016,47 3.736,70 Trong đó: Vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp 184,40 212,65 242,60 2. Số vốn không giải ngân hết phải thực hiện chuyển nguồn sang năm sau 547,55 249,07 544,80 Trong đó: Số vốn phân bổ cho các dự án nông, lâm nghiệp chuyển nguồn sang năm sau 17,49 22,02 30,80 3. Số lần điều chỉnh kế hoạch vốn trong năm 5 11 5 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La Nguyên tắc phân bổ nguồn vốn đầu tư công hàng năm (bao gồm cả các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông lâm nghiệp) đảm bảo bám sát theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước và định hướng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, theo th tự ưu tiên như sau: (i) Ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; (ii) Bố trí hoàn vốn ng trước kế hoạch; (iii) Bố trí vốn đối ng cho các dự án sử dụng vốn ODA, các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ; hỗ trợ đầu tư các dự án theo hình th c đối tác công tư (PPP); (iv) Tập trung vốn cho các dự án dự kiến hoàn thành trong năm kế hoạch, các dự án chuyển tiếp đảm bảo đủ vốn theo tiến độ được duyệt; (v) Số vốn còn lại bố trí cho các dự án khởi công mới đảm bảo đúng theo cơ cấu nguồn vốn và tổng m c đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đủ thủ tục đầu tư theo quy định. Kết quả tại bảng 03 cho thấy, cùng với sự tăng lên của tổng nguồn vốn đầu tư công cho toàn tỉnh thì nguồn vốn đầu tư công cho lĩnh vực nông lâm nghiệp cũng tăng theo. Số vốn không giải ngân hết sẽ được chuyển tiếp sang năm sau để tiếp tục thực hiện. Có thể nói, các nguồn vốn được phân bổ v a đảm bảo đúng nguyên tắc, v a gắn với thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Sơn La. 3.2. Tình hình quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tạo tỉnh Sơn La Về lập và thẩm định chủ trương đầu tư Theo phân cấp quản lý nguồn vốn, đối với các nguồn vốn ngân sách TW, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018) 45 chủ trì thẩm định nguồn vốn, các nguồn ngân sách địa phương cấp tỉnh do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện, các nguồn thuộc ngân sách cấp huyện do phòng Tài chính - kế hoạch tổ ch c thẩm định trước khi phê duyệt. Bảng 04: Tổng hợp ý kiến từ các cán bộ quản lý nhà nước và người dân hưởng lợi từ dự án về công tác lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư Nội dung Tổng số ý kiến Tỷ lệ ý kiến theo mức độ (%) Rất đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Rất không đồng ý 1. Tổng hợp đề xuất lập chủ trương đầu tư là tốt, t dưới lên trên, có sự tham gia của người dân vùng hưởng lợi của dự án (đối tượng điều tra bao gồm cán bộ quản lý nhà nước và người dân được hưởng lợi) 17 5,88 5,88 11,76 64,71 11,76 2. Các dự án đầu tư công chỉ được phê duyệt chủ trương đầu tư khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn (đối tượng điều tra là cán bộ quản lý nhà nước) 05 0,00 0,00 20,00 60,00 20,00 3. Các dự án đầu tư công được đề xuất đầu tư là rất cần thiết phải triển khai ngay (đối tượng điều tra là các hộ dân được hưởng lợi) 30 13,33 23,33 10,00 46,67 6,67 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018) Tổng hợp t các nhóm cơ quan quản lý (UBND tỉnh, các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn) và người dân hưởng lợi, trong tổng số 17 phiếu cho thấy đánh giá của các cán bộ quản lý nhà nước và người dân hưởng lợi về khâu tổng hợp đề xuất lập chủ trương đầu tư thì có 76,47% (13/17) ý kiến đánh giá t tốt trở lên. Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn sâu với người dân hưởng lợi t các dự án thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp thì có 36,66% (11/30) ý kiến cho r ng vẫn còn nhiều dự án chưa cần thiết phải triển khai ngay. Có 80% (4/5) ý kiến đồng ý với chỉ tiêu các dự án đầu tư công chỉ được phê duyệt chủ trương đầu tư khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Kết quả này cho thấy, công tác thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn nói chung và trong lĩnh vực nông lâm nghiệp nói riêng đã được các cấp, các ngành rất coi trọng. Công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư Đối với kế hoạch đầu tư công nói chung và nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng còn phải căn c vào các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của tỉnh đến năm 2020; Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các huyện, thành phố; tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư năm trước theo t ng nguồn vốn và Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế tỉnh Sơn La gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2015 - 2020. Đa số ý kiến được hỏi đều đánh giá việc phân bổ các nguồn vốn đầu tư công cho lĩnh vực nông lâm nghiệp của tỉnh Sơn La cho các chương trình, dự án tập trung, trọng điểm là phù hợp với Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018) 46 các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương là hợp lý; trong khi đó có khá nhiều chủ đầu tư và nhà thầu thi công đều cho r ng công tác phân bổ vốn chưa đáp ng yêu cầu tiến độ triển khai thực hiện dự án. Công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu Công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu là khâu có ý nghĩa hết s c quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý tiến độ triển khai thi công xây dựng và chất lượng công trình, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Bảng 05: Tổng hợp các ý kiến từ các chủ đầu tư và nhà thầu về công tác đấu thầu dự án đầu tư công Nội dung Tỷ lệ ý kiến theo mức độ (%) Rất đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Rất không đồng ý 1. Tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu cao 0,00 76,47 5,88 11,76 5,88 2. Có sự cạnh tranh và minh bạch trong đấu thầu dự án đầu tư công 0,00 5,88 5,88 88,24 0,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018) Các chủ đầu tư và nhà thầu thi công khi được hỏi đều đánh giá là có sự cạnh tranh và minh bạch trong đấu thầu các dự án đầu tư công với 88,24% ý kiến đồng ý. Trong khi đó có 76,47% ý kiến được hỏi không đồng ý với tiêu chí tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu cao. Về thanh toán vốn đầu tư Trong chỉ đạo điều hành dự toán ngân sách hàng năm, UBND tỉnh Sơn La rất quan tâm đến công tác giải ngân thanh toán, và coi giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân thanh toán các nguồn vốn là một trong những giải pháp để tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đối với cơ quan cấp phát vốn là Kho bạc Nhà nước tỉnh sẽ căn c kế hoạch vốn UBND tỉnh giao, thực hiện kiểm soát chi và thanh toán vốn kịp thời cho các dự án. Bảng 06: Số vốn thanh toán tạm ứng cho các dự án trong lĩnh vực nông lâm nghiệp ĐVT: Tỷ đồng Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. Số vốn thanh toán tạm ng 27,65 21,89 17,30 2. Số dư tạm ng quá hạn chuyển nguồn sang năm sau 5,84 4,37 2,62 Nguồn: Báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh Sơn La T kết quả bảng 06 cho thấy, số vốn thanh toán tạm ng cho các các dự án trong lĩnh vực nông lâm nghiệp có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015 - 2017. Trên thực tế, trong quá trình triển khai dự án, nếu chủ đầu tư và nhà thầu có nhu cầu tạm ng vốn thì sẽ được thanh toán theo quy định. Như vậy, sự giảm này là do nhu cầu thanh toán t bên chủ đầu tư và nhà thầu giảm. Giám sát dự án đầu tư công Căn c các quy định tại Nghị định số 84/2015/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư, các chủ đầu tư, các ngành đã thực hiện giám sát tổ ch c kiểm tra việc giám sát đánh giá đầu tư các dự án đầu tư công. Qua đó đã giúp cho các cấp, các ngành nắm bắt và tổng hợp kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Qua kết quả điều tra, đa số ý kiến được hỏi đều nhận định công tác giám sát đánh giá đầu tư đã Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018) 47 có bước chuyển biến tích cực, do vậy những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án đều được báo cáo cấp có thẩm quyền. Quyết toán công trình hoàn thành Quyết toán dự án hoàn thành là quyết toán toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng để đưa dự án vào khai thác, sử dụng. Thực hiện các quy định tại Thông tư số 19/2011/TT-BCT ngày 14/02/2011, Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 28/01/2016 quy định về quyết toán dự án hoàn thành. Trong thời gian qua, các chủ đầu tư, phòng Tài chính – kế hoạch các huyện, thành phố, Sở Tài chính đã rất quan tâm đến công tác quyết toán dự án hoàn thành, cụ thể trong năm 2017, toàn tỉnh đã tổ ch c phê duyệt quyết toán dự án được 762 dự án thuộc tất cả các lĩnh vực, giá trị chênh lệch qua thẩm tra phê duyệt là 8,85 tỷ đồng. Qua kiểm tra cho thấy, riêng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông lâm nghiệp giai đoạn 2015 - 2017 có 17 dự án vi phạm quy định về quyết toán dự án hoàn thành, chủ yếu do chậm lập hồ sơ quyết toán. Bên cạnh đó, do chậm được phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, ảnh hưởng đến việc quản lý vốn đầu tư của Nhà nước, gây nợ đọng xây dựng cơ bản không tất toán được tài khoản của dự án, không hạch toán tăng tài sản kịp thời cũng như việc theo dõi quản lý tài sản sau đầu tư. Đây là một nguyên nhân gây nên tình trạng phân bổ vốn dàn trải. Công tác thanh tra, kiểm toán Tổng số các cuộc thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước đã thực hiện t năm 2015 đến 2017 về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh là 31 cuộc, đã phát hiện số tiền sai phạm 65,71 tỷ đồng, trong đó đã đề nghị thu hồi nộp ngân sách Nhà nước 26,14 tỷ đồng, giảm tr thanh toán và yêu cầu thi công bổ sung số khối lượng còn thiếu 39,57 tỷ đồng. Trong đó, chỉ tính riêng các công trình thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, qua thanh tra kiểm toán đã phát hiện số tiền sai phạm là 0,62 tỷ đồng và số tiền đề nghị nộp ngân sách Nhà nước là 0,3 tỷ đồng. Quản lý, vận hành sau khi bàn giao dự án đầu tư công Các dự án sau khi hoàn thành được bàn giao cho người trực tiếp quản lý sử dụng. Kết quả điều tra cho thấy, các dự án đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm nghiệp sau khi bàn giao đang được sử dụng và vận hành khá tốt, đa số đối tượng thụ hưởng (người dân) đều được hưởng lợi ích của dự án đầu tư công đem lại (36/42 ý kiến đồng ý). 4. Kết luận và đề xuất giải pháp Qua phân tích, đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm nghiệp ở tỉnh Sơn La đã đạt được một số kết quả như: Công tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư đã được coi trọng, các dự án đều được thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối trước khi quyết định đầu tư; Công tác lập, phân bổ kế hoạch vốn cơ bản đã tuân thủ theo quy trình và quy định; Công tác thực hiện dự án đã được chủ đầu tư và nhà thầu quan tâm, giải ngân thanh toán, tạm ng vốn đầu tư cũng đã đảm bảo đúng chế độ quy định, Bên cạnh đó, công tác quản lý vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm nghiệp ở tỉnh Sơn La vẫn còn tồn tại một số hạn chế như trong quá trình thực hiện vẫn còn tình trạng vốn giải ngân chậm, một số dự án đầu tư chưa thật cần thiết, quá trình triển khai dự án chưa đảm bảo theo tiến độ theo hợp đồng, Xuất phát t những hạn chế đó, để tăng cường công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại tỉnh Sơn La, tác giả xin đưa ra một số giải pháp chính bao gồm: Thứ nhât, đổi mới cơ chế phân bổ vốn; Thứ hai, quản lý chặt chẽ chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà thầu; Thứ ba, các giải pháp nh m đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành; Thứ tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trần Vân Anh. (2017). Tiêu chí đánh giá hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh, website: trien-tu-ngan-sach-nha-nuoc-cap-tinh-51099.htm, truy cập ngày 20/9/2018. Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018) 48 [2]. Thái Bá Cần. (2017). Lập, thẩm định, phê chuyệt, quản lý và điều hành dự án đầu tư xây dựng, NXB Tái chính. [3]. Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La. (2015). Nghị quyết số 111/2015/NQ-HĐND ngày 10/9/2015 về quy định tiêu chí dự án trọng điểm. [4]. Nguyễn Thị Anh Huyền. (2017). Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công tại Việt Nam. Tạp chí Tài chính, kỳ 2 tháng 3/2017. [5]. Lê Hồng Minh. (2017). Những giải pháp cơ bản nh m nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực XDCB tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 – 2020. Đề tài NCKH cấp tỉnh Sơn La. [6]. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La. (2017). Báo cáo tình hình phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư công, Sơn La. [7]. UBND tỉnh Sơn La. (2014). Quyết định số 251/QĐ-UBND ngày 12/02/2014 về phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế tỉnh Sơn La gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014 – 2020, Sơn La. [8]. Bùi Quang Vinh. (2013). Nâng cao hiệu quả đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước, website: von-nha-nuoc.aspx, truy cập ngày 29/10/2018. Thông tin tác giả: 1. Trần Văn Dũng - Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD 2. Ngô Tất Thắng - Đơn vị công tác: Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung Ương Ngày nhận bài: 12/09/2018 Ngày nhận bản sửa: 20/09/2018 Ngày duyệt đăng: 28/09/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftang_cuong_quan_ly_von_dau_tu_cong_trong_linh_vuc_nong_lam_n.pdf
Tài liệu liên quan