Kết luận
Đối với cả nước cũng như đối với các tỉnh
mà trong đó có tỉnh Phú Thọ, việc phân tích
tăng trưởng kinh tế phải có tư duy mới, quan
điểm tiếp cận mới và đặt tăng trưởng kinh tế
trong mối quan hệ mật thiết với các yếu tố
mang tính điều kiện, trong đó cực kỳ quan
trọng là truy tìm nguyên nhân tăng trưởng
kinh tế chậm, kém hiệu quả. Trước hết cần
xác định rõ nguyên nhân từ quản lý nhà nước,
quản lý của chính quyền địa phương cũng
như từ bất cập đối với quản lý doanh nghiệp.
Muốn tăng nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế
nhất thiết phải nâng cao năng lực quản lý,
điều hành kinh tế của Nhà nước cũng như của
chính quyền các địa phương. Đồng thời, phải
xác định rõ nguyên nhân từ việc phát triển
doanh nghiệp. Cả nước và các tỉnh phải phát
triển nhanh, nhiều số lượng doanh nghiệp
(trong đó phải có nhiều doanh nghiệp lớn) và
nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao.
Đầu tư nâng cao trình độ công nghệ gắn liền
với phát triển kinh tế cả theo chiều rộng và
chiều sâu cũng như đầu tư mạnh cho đổi mới
sáng tạo là phương cách hiện đại hóa để bứt
tốc nền kinh tế một cách bền vững cả ở trước
mắt cũng như trong lâu dài.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng trưởng kinh tế Việt Nam và những vấn đề gợi ý cho tỉnh Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tăng Văn Khiên
*Email: tangvankhien@gmail.com
*Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Thống kê
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Tập 20, Số 3 (2020): 10-18
JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
HUNG VUONG UNIVERSITY
Vol. 20, No. 3 (2020): 10-18
Email: tapchikhoahoc@hvu.edu.vn Website: www.hvu.edu.vn
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ GỢI Ý CHO TỈNH PHÚ THỌ
Tăng Văn Khiên1*
1Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ
Ngày nhận bài: 10/5/2020; Ngày chỉnh sửa: 02/6/2020; Ngày duyệt đăng: 05/6/2020
Tóm tắt
Thực tế cho đến nay, việc phân tích tăng trưởng kinh tế với mục đích để tìm ra giải pháp cơ bản nhằm bứt tốc nền kinh tế nhanh, có chất lượng. Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng vào loại nhanh so với
các nước trong khu vực Đông Nam Á nhưng năng suất lao động, GDP/người vẫn đang ở mức thấp (đứng trong
nhóm có mức thu nhập trung bình thấp). Nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp, do đó nền kinh tế có tốc độ tăng
nhanh nhưng luôn chịu nhiều rủi ro, chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài và phát triển thiếu bền vững. Nguyên
nhân gì khiến có tình trạng như vậy? Bài báo mong muốn thông qua phân tích tăng trưởng kinh tế với cách tiếp
cận thiết thực, tìm ra những việc phải làm để bứt tốc phát triển kinh tế một cách có hiệu quả hơn, bền vững hơn.
Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, yếu tố, phân tích, mối quan hệ, giải pháp.
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia có
tốc độ tăng trưởng vào loại nhanh trong khu
vực ASEAN và trên thế giới nhưng nếu tính
theo giá sức mua tương đương, năng suất lao
động của Việt Nam chỉ bằng 7,3% năng suất
lao động của Singapore, 19% của Malaysia,
37% của Thái Lan, 44,8% của Indonesia
và bằng 55,9% của Philippines [1]. GDP/
người cũng kém xa so với các nước này. Nói
cách khác, tuy tốc độ tăng trưởng vào loại
cao nhưng chất lượng tăng trưởng chưa cao,
thậm chí còn có thể nói là thấp. Nhìn chung,
nước ta chưa tạo ra tiền đề để có tăng trưởng
tiềm năng. Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ
đã ra Quyết định số 339/2013/QĐ-TTg về
phê duyệt đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi
mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng
cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh
tranh [2]. Trên cơ sở đó, các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương triển khai lập đề án tái
cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu
quả và năng lực cạnh tranh của địa phương.
Tháng 8 năm 2019, Chính phủ lại tổ chức
Hội nghị quốc tế bàn về cải thiện năng suất
lao động quốc gia. Song nhìn chung vẫn
chưa tìm ra điểm huyệt để gia tốc nền kinh tế
với tốc độ nhanh, có chất lượng và bền vững.
Trước tình hình như vậy, tác giả muốn làm rõ
thêm một số vấn đề về tăng trưởng kinh tế và
xác định rõ hơn những việc phải làm để nền
11
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 20, Số 3 (2020): 10-18
kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, có chất
lượng trong những năm tới.
2. Logic tư duy, cách tiếp cận và
phương pháp phân tích tăng
trưởng kinh tế
2.1. Logic tư duy về quan hệ tương tác giữa
tăng trưởng kinh tế và các yếu tố mang tính
điều kiện
Trước khi trình bày khung nghiên cứu và để
đảm bảo tính hệ thống của bài viết, tác giả sẽ đề
cập đến vấn đề nhận thức, quan niệm về tăng
trưởng kinh tế của quốc gia. Tăng trưởng kinh
tế là phần gia tăng quy mô kinh tế của quốc
gia tính cho một năm (GDP năm sau trừ đi
GDP năm trước) hay cho một thời kỳ/giai đoạn
(GDP năm cuối kỳ trừ đi GDP năm gốc). Tăng
trưởng kinh tế đo lường bằng số tuyệt đối hoặc
bằng số tương đối (%). Nó quyết định mức thu
nhập bình quân đầu người và mức sống người
dân của một nước. Thực tế cho thấy nền kinh
tế Việt Nam có xu hướng tăng đều (trừ thời
gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu) nên mức
sống người dân được cải thiện rõ. Nền kinh
tế có thể có tăng trưởng dương và cũng có thể
không tăng hoặc tăng trưởng âm (khi nền kinh
tế rơi vào trạng thái suy thoái hoặc đình trệ).
Nền kinh tế tăng trưởng dương ở trạng thái ổn
định trong thời gian dài mới là tăng trưởng bền
vững. Khi đó mới tốt, còn nếu tăng trưởng kinh
tế rồi sụt giảm thì không tốt, không bền vững.
Năm 2010, Liên minh châu Âu (EU) đã đề ra
chiến lược tăng trưởng thông minh cho giai
đoạn 2010-2020. Còn Việt Nam năm 2013 đã
đề ra chủ trương tái cơ cấu gắn với đổi mới
mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất
lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
Logic tư duy “Tăng trưởng kinh tế Việt
Nam và những vấn đề gợi ý cho tỉnh Phú
Thọ” được sơ đồ hóa như hình 1.
Hình 1. Sơ đồ quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các yếu tố mang tính điều kiện
Thành tố: Bộ máy,
Luật pháp, Chính sách
-
12
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tăng Văn Khiên
2.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới tăng
trưởng kinh tế
Nhìn vào hình 1 cho phép nhận biết rõ
ràng các yếu tố ảnh hưởng mang tính quyết
định đến tăng trưởng kinh tế, đó là:
- Nhà nước (cả ba bộ phận cấu thành:
Quốc hội (xây dựng khung khổ luật pháp),
Chính phủ (cơ quan hành pháp: Quản lý
và điều hành kinh tế) và Cơ quan tư pháp
(Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án
nhân dân tối cao: Kiểm soát thực thi luật
pháp). Nếu bộ máy yếu, năng lực quản
trị yếu và khung luật pháp kinh tế yếu thì
không thể có tăng trưởng kinh tế nhanh và
có chất lượng. Tác giả bài viết tán đồng với
quan điểm của Daron Acemoglu và James
Robinson [3] cho rằng thể chế quyết định
sự thành công hay thất bại đối với nền kinh
tế quốc gia. Nhà nước là người sinh ra thể
chế và tổ chức thực hiện thể chế, nên suy
cho cùng Nhà nước quyết định sự thành bại
của nền kinh tế.
Nhà nước thực hiện những nội dung quản
lý kinh tế như: Ban hành và tổ chức thực hiện
chủ trương, đường lối phát triển kinh tế; Ban
hành và tổ chức thực hiện luật pháp và chính
sách kinh tế; Thanh tra, kiểm tra, giám sát
thực hiện chủ trương, đường lối và luật pháp,
chính sách kinh tế; Tổ chức đánh giá hiệu
quả phát triển kinh tế. Kiểm điểm xem khâu
nào đang còn yếu ở Việt Nam.
- Doanh nghiệp: Đơn vị kinh tế có
nhiệm vụ tạo ra giá trị kinh tế (để gia tăng
quy mô kinh tế), tạo ra việc làm, đóng góp
ngân sách và tham gia các cuộc chơi lớn về
kinh tế trên thế giới. Vì thế phải có nhiều
doanh nghiệp, phải có doanh nghiệp lớn và
các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao,
làm ăn có lãi. Doanh nghiệp xuất hiện khi
có lợi nhuận. Doanh nghiệp ra đời vì họ
hy vọng thu được lợi nhuận (tức là đã có
thị trường). Khi đó họ sẽ tìm ra vốn, tìm ra
công nghệ hiện đại và thuê được nhân lực
đáp ứng được yêu cầu.
Bên cạnh hai nhóm yếu tố nổi bật nêu trên
còn phải kể đến các yếu tố thị trường, vốn,
lao động, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, toàn cầu
hóa, hợp tác quốc tế và biến đổi khí hậu. Khi
Nhà nước có năng lực quản lý và điều hành
kinh tế tốt và đội ngũ doanh nghiệp giỏi thì
đất nước sẽ tìm ra vốn, công nghệ tiên tiến,
nhân lực, thị trường... để phát triển kinh tế
nhanh, bền vững.
2.1.2. Mục đích, yêu cầu và nội dung phân
tích, đánh giá tăng trưởng kinh tế
Mục đích của phân tích, đánh giá tăng
trưởng kinh tế là tìm ra mức độ, động thái,
chất lượng tăng trưởng kinh tế để từ đó xác
định đúng các giải pháp nhằm làm cho tăng
trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững
một cách hợp lý. Việc phân tích, đánh giá
tăng trưởng kinh tế cần bám sát hai yêu cầu
và nội dung chủ yếu:
- Đánh giá phần gia tăng số lượng (đo
lường phần tăng thêm quy mô kinh tế: Đo
bằng số tuyệt đối hoặc đo bằng số tương
đối). Nếu gia tăng GDP càng lớn, tốc độ tăng
GDP càng cao thì nền kinh tế phát triển càng
tốt và ngược lại.
- Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh
tế (đo lường bằng năng suất lao động, GDP/
người, nợ công, thâm hụt hay bội chi ngân
sách, tỷ giá, chỉ số giá tiêu dùng, dự trữ quốc
gia... Nếu các chỉ tiêu này càng lớn, tăng ổn
13
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 20, Số 3 (2020): 10-18
định thì chất lượng tăng trưởng kinh tế càng
tốt và ngược lại.
Các chỉ tiêu số lượng và các chỉ tiêu
chất lượng đạt ở mức càng cao thì sự phát
triển kinh tế càng tốt và ngược lại. Việc
đánh giá về số lượng và về chất lượng có
quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo nguyên lý
lượng đổi thì chất đổi nhưng nếu chỉ thay
đổi lượng mà không chú ý đáp ứng yêu
cầu nâng cao chất lượng thì cũng không
có tăng trưởng kinh tế có chất lượng. Phát
triển kinh tế có chất lượng sẽ đảm bảo
tăng trưởng nhanh. Khi tăng trưởng quá
nhanh nó sẽ triệt tiêu chất lượng. Đó là
nguyên tắc xuyên suốt đối với phân tích
tăng trưởng kinh tế.
2.2. Khái quát cách tiếp cận và phương
pháp nghiên cứu
a. Tiếp cận hệ thống, đặt tăng trưởng kinh
tế trong mối quan hệ mật thiết với Nhà nước
- quản lý nhà nước (hàm ý nói đến bộ máy và
luật pháp, chính sách) và với doanh nghiệp
(khi trình bày về doanh nghiệp đã hàm ý đề
cập tới thị trường, vốn, nhân lực, kết cấu hạ
tầng, quản trị doanh nghiệp).
b. Phương pháp phân tích tăng trưởng
kinh tế: Tác giả sử dụng phương pháp phân
tích chỉ số.
- Tính phần gia tăng GDP cho từng năm:
∆GDP= GDPi – GDPi-1 (trong đó GDP:
Tổng sản phẩm nội địa năm i và năm gốc).
* Tính bình quân các năm:
Thời gian = ( ) nGDPGDPGDP i :0−=∆
- Tính tốc độ tăng trưởng GDP (Tg).
* Tính cho từng năm:
1
1ig
i
GDPT
GDP−
= −
* Tính bình quân cho các năm:
−= 1
0
n ig GDP
GDPT
Cũng sử dụng các biểu thức này tính tốc
độ tăng vốn đầu tư.
- Tính năng suất lao động (NL):
NL = GDP : L
(L: Tổng lao động làm việc trong các
ngành kinh tế quốc dân, còn GDP như đã chú
giải ở trên).
- Tính các chỉ số: Tỷ trọng vốn đầu tư xã
hội trên GDP: s = (V: GDP) × 100 (Trong đó
V: Tổng vốn đầu tư xã hội đã thực hiện và
GDP như đã chú giải ở trên). Hoặc tính chỉ
số ICOR = s: Tg.
Trong quá trình phân tích sẽ phải kết hợp
các chỉ số để tìm ra bản chất của tăng trưởng
kinh tế và từ đó xác định giải pháp nâng cao
tốc độ tăng trưởng kinh tế một cách có chất
lượng, bền vững.
3. Thực trạng tăng trưởng kinh tế
Việt Nam
3.1. Phân tích động thái tăng trưởng kinh tế
3.1.1. Tốc độ tăng trưởng qua các năm
Trong giai đoạn 2011-2018, nền kinh tế Việt
Nam đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng
6,2%/năm. So với các nước ASEAN thì đó là
mức cao và cũng là thành tựu quan trọng.
14
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tăng Văn Khiên
Bảng 1. Tốc độ tăng GDP tính theo đô la Mỹ
Nước 2010 2014 2015 2016 2017
Việt Nam 6,4 5,98 6,68 6,21 6,81
Singapore 15,2 3,9 2,2 2,4 3,6
Thái Lan 7,5 1,0 3,0 3,3 3,9
Indonesia 6,2 5,0 4,9 5,0 5,1
Malaysia 7,4 6,0 5,1 4,2 5,9
Philippines 7,6 6,1 6,1 6,9 6,7
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2018.
3.1.2. Động thái tăng trưởng kinh tế
Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến
2014, do hậu quả của khủng hoảng tài chính
và suy thoái kinh tế toàn cầu nên tốc độ tăng
trưởng chỉ đạt khoảng 5,2-6,0%/năm. Sang
các năm 2015 đến 2018 tốc độ tăng trưởng
GDP đã tăng lên và đạt khoảng 6,67%/năm.
Năm 2018 đạt mức cao nhất (khoảng 7,08%).
Đó cũng là xu hướng có thể hiểu được.
3.2. Phân tích quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế với các yếu tố mang tính điều kiện
3.2.1. Phân tích quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và quản lý, điều hành kinh
tế của Nhà nước
Nhà nước từng bước củng cố bộ máy
của Chính phủ, ban hành rất nhiều văn bản
quy phạm pháp luật về phát triển bền vững
nói chung và về phát triển kinh tế nói riêng.
Năng lực cạnh tranh toàn cầu có tăng qua các
năm, nhất là vài năm gần đây [4]. Ý chí chính
trị và quyết tâm chính trị tương đối cao.
Chính phủ cố gắng tạo ra môi trường sản
xuất kinh doanh, môi trường đầu tư thuận lợi
cho đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.
Ở Việt Nam, đứng về phương diện quản lý
nhà nước đang thực hiện quản lý nhà nước
theo ngành và quản lý nhà nước theo lãnh
thổ. Giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính
phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước
theo ngành có 22 bộ, cơ quan ngang bộ và 8
cơ quan thuộc Chính phủ. Giúp Chính phủ
và Thủ tướng Chính phủ quản lý nhà nước
theo lãnh thổ ở Việt Nam có chính quyền của
63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương,
chính quyền của 664 đơn vị hành chính cấp
huyện, 8.959 cấp xã [2]. Tăng trưởng kinh tế
tỷ lệ thuận với đổi mới và hiệu quả quản lý
nhà nước. Trong thời gian vừa qua, dù Nhà
nước đã rất cố gắng nhưng vẫn bộc lộ nhiều
bất cập. Khi thì hiện tượng buông lỏng, khi
thì hiện tượng chồng chéo, nơi này nơi kia
lợi ích nhóm và tham nhũng làm mất lòng tin
của doanh nghiệp và của người dân và gây
khó cho phát triển của doanh nghiệp và của
người dân.
3.2.2. Phân tích quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và năng suất lao động
Năng suất lao động (NSLĐ) là một trong
các yếu tố quyết định đối với tăng trưởng
kinh tế và tăng trưởng kinh tế tác động lớn
đến NSLĐ. Ở Việt Nam, tỷ lệ đóng góp của
NSLĐ vào tăng trưởng kinh tế có xu hướng
tăng dần nhưng chậm và mức đóng góp của
NSLĐ vào tăng trưởng đang ở mức khiêm
tốn (Bảng 2). Việt Nam còn dư địa để nâng
cao NSLĐ quốc gia.
15
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 20, Số 3 (2020): 10-18
Bảng 2. Đóng góp của NSLĐ vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Năm
Tốc độ tăng
GDP*
(%)
Tốc độ tăng số lao
động làm việc
(%)
Đóng góp NSLĐ vào
tăng trưởng kinh tế
(%)
Chênh lệch mức
đóng góp hàng năm
(%)
2010 6,40 2,17 66,1 +1,3
2011 6,24 1,99 67,2 +1,2
2012 5,25 1,85 64,8 - 2,4
2013 5,42 1,71 68,5 +3,5
2014 5,98 0,95 64,2 - 4,3
2015 6,68 0,44 93,4 +29,2
2016 6,21 0,85 86,3 -7,1
2017 6,81 0,70 89,7 +3,4
2018 7,08 0,97 86,3 -3,4
Trung bình giai đoạn
2010-2018
6,27 1,22 80,5 +1,3
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê 2010 và 2018.
Ghi chú: Đóng góp NSLĐ vào tăng trưởng kinh tế = [1 - (Tl:TGDP)]×100 (% ); Tl: Tốc độ tăng số lao động;
TGDP: Tốc độ tăng GDP; * Tính theo giá 2010.
- Giai đoạn 2008-2014: Khủng hoảng kinh
tế toàn cầu, lao động thất nghiệp gia tăng.
- Giai đoạn 2015-2018: Việt Nam ra khỏi
khủng hoảng kinh tế, lao động có việc làm
tăng lên và cả tốc độ tăng GDP và tốc độ việc
làm mới cũng tăng. Đóng góp của NSLĐ
phục hồi mức cao đã đạt được trước đó.
- Đối với các quốc gia phát triển, đóng
góp của NSLĐ vào tăng trưởng kinh tế vượt
mức 85% thì nền kinh tế của họ bước vào
giai đoạn phát triển theo hướng hiện đại hóa
(tức là tăng NSLĐ đã có sự đóng góp của
hiện đại hóa).
Tuy tốc độ tăng NSLĐ là vậy, nhưng xét
về mức độ đạt được thì NSLĐ của Việt Nam
còn khá thấp. Tính theo giá thực tế NSLĐ
của Việt Nam năm 2018 ước tính đạt 102,16
triệu đồng/người.
3.2.3. Phân tích quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư
Bảng 3. Tăng trưởng kinh tế, đầu tư, ICOR và doanh nghiệp của Việt Nam
Năm
Tốc độ tăng trưởng
kinh tế (%)
Tốc độ tăng
vốn đầu tư xã hội (%)
Tỷ lệ đầu tư xã hội
trên GDP (%)
ICOR
2010 6,40 7,2 38,5 6,01
2011 6,24 -7,3 33,6 5,39
2012 5,25 5,5 33,7 6,42
2013 5,42 7,3 34,3 6,33
2014 5,98 9,7 35,5 5,94
2015 6,68 9,12 36,3 5,43
2016 6,21 9,8 37,6 6,05
2017 6,81 10,9 38,9 5,71
2018 7,08 8,44 39,5 5,58
Nguồn: Niên giám Thống kê 2015 và 2018.
16
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tăng Văn Khiên
Trong thời gian vừa qua, đầu tư phát triển
ở Việt Nam tăng giảm không ổn định. Tỷ lệ
đầu tư xã hội trên GDP đạt khoảng 38-39%.
Tỷ lệ này của năm 2010 đạt khoảng 38,5%
nhưng giảm dần suốt trong các năm tiếp theo
và cho đến năm 2017, 2018 tỷ lệ đầu tư xã
hội trên GDP mới tăng lên chút đỉnh và đạt
khoảng 39-39,5% (Bảng 3). Song do hiệu
quả đầu tư tương đối thấp nên năng suất lao
động thấp. Thực tế chỉ ra rằng, Việt Nam cần
nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển. Trong
những năm tới nước ta vẫn cần đầu tư nhiều
hơn nữa để không chỉ xây dựng kết cấu hạ
tầng kỹ thuật mà còn để phát triển mạnh sản
xuất kinh doanh và đào tạo nhân lực chất
lượng cao.
3.2.4. Phân tích quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và doanh nghiệp
Phân tích quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và doanh nghiệp cũng chỉ ra rất nhiều điều
lý thú. Trong giai đoạn 2010-2018 ở nước
ta tăng thêm 435.395 doanh nghiệp (trung
bình mỗi năm tăng thêm 54.424 doanh
nghiệp). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng suốt
từ năm 2010 đến 2014 có xu hướng giảm
do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh
tế toàn cầu (Bảng 4). Theo thống kê ở Việt
Nam có khoảng 93% doanh nghiệp thuộc
loại nhỏ và vừa và chỉ có khoảng 37-39%
doanh nghiệp làm ăn có lãi [5]. Do đó,
tuy số doanh nghiệp tăng tương đối mạnh
nhưng không tạo ra sự thay đổi về chất của
tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Bảng 4. Tăng trưởng kinh tế và doanh nghiệp của Việt Nam
Năm
Tốc độ tăng trưởng
kinh tế (%)
Số
doanh nghiệp
Số doanh nghiệp
tăng thêm
hàng năm
Lao động làm việc
trong doanh nghiệp
(1.000 người)
2010 6,40 279.360 - 9.830,9
2011 6,24 324 .691 45 .331 10.895,6
2012 5,25 346.777 22 .086 11.084,9
2013 5,42 373.213 26 .436 11.565,9
2014 5,98 402 .326 29 .113 12.135,0
2015 6,68 442 .485 40 .159 12.856,9
2016 6,21 505 .059 62.574 14.012,3
2017 6,81 560.417 55 .358 14.512,2
2018 7,08 714.755 154 .338 15.619,3
Nguồn: Niên giám Thống kê 2015 và 2018.
Rút ra một số nhận định:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước
tương đối khá, nhưng do trình độ phát triển
còn hạn chế, điểm xuất phát về quy mô kinh
tế còn thấp, hiệu quả vốn đầu tư chưa cao nên
năng suất lao động và GDP/người vẫn ở mức
quá thấp và nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đạt
được cũng ở mức hạn chế.
- Hiệu quả đầu tư phát triển còn tương đối
thấp nên chất lượng tăng trưởng và GDP/
người và nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đạt
được cũng ở mức hạn chế.
- Doanh nghiệp đã chưa nhiều về số lượng
lại chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa
(khoảng 93%) nên góp phần làm cho chất
lượng tăng trưởng hạn chế.
- Việt Nam chưa rõ lĩnh vực chủ lực và
sản phẩm chủ yếu nên định hướng đầu tư tạo
tăng trưởng cao và chất lượng gặp khó khăn.
17
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 20, Số 3 (2020): 10-18
4. Những vấn đề gợi ý đối với tỉnh
Phú Thọ trong phát triển kinh tế
Từ năm 2011 đến 2015 tốc độ tăng tổng
sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Phú Thọ
tăng từ 5,39 - 6,10%. So với tốc độ tăng GDP
của cả nước, tốc độ tăng GRDP của Phú Thọ
có năm tăng cao hơn, có năm tăng thấp hơn
nhưng bình quân chung cả giai đoạn tăng thì
thấp hơn một chút (5,85% so với 5,91%). Từ
năm 2016 đến 2018 tỉnh Phú Thọ có tốc độ
tăng GRDP cao hơn tốc độ tăng của các năm
ở giai đoạn trước (8,96% năm 2016; 8,39%
năm 2017; 8,34% năm 2018) và bình quân
năm giai đoạn 2016-2018 đạt 8,56%; cao
hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước
ở giai đoạn này (8,56% so với 6,70%). Bình
quân chung cả thời kỳ 2011-2018 tốc độ tăng
GRDP của Phú Thọ đạt 6,86%; cao hơn tốc
độ tăng chung của cả nước.
Xét trong quan hệ tăng trưởng kinh tế với
tăng NSLĐ và tăng số lao động cho thấy tăng
GRDP do tăng NSLĐ được nhiều hơn (đóng
góp 68,13%), còn lại do đóng góp của tăng
lao động (30,87%).
Từ việc phân tích phát triển kinh tế của
Phú Thọ qua một số chỉ tiêu đã trình bày ở
trên cũng như khi đối chiếu so sánh với kết
quả chung của cả nước, trên cơ sở yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thì thấy
rằng, trong thời gian tới Phú Thọ cần tiếp tục
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GRDP trên cơ
sở đẩy nhanh tăng NSLĐ và nâng cao hiệu
quả vốn đầu tư. Đồng thời, tỉnh Phú Thọ cần
thực hiện một số công việc cơ bản dưới đây:
a. Phải nâng cao hiệu quả quản lý, điều
hành kinh tế từ tỉnh xuống đến huyện, xã.
Năm 2018 Phú Thọ đứng thứ 24/63 tỉnh về
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Phấn đấu
đứng trong nhóm 15-20 tỉnh trong cả nước.
b. Phải xác định được lĩnh vực mũi nhọn,
danh mục sản phẩm chủ yếu của tỉnh. Phải phát
triển thêm nhiều sản phẩm chủ yếu ngoài sản
phẩm truyền thống đã nổi tiếng thuộc cả lĩnh
vực nông nghiệp và công nghiệp. Du lịch phải
trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng.
c. Năng suất nông nghiệp còn thấp, tỷ
trọng phi nông nghiệp mới chiếm khoảng
64% [6]. Để bước vào ngưỡng của trạng thái
kinh tế đã phát triển (tỷ lệ phi nông nghiệp
khoảng trên 85%) thì đối với Phú Thọ còn
dư địa để đầu tư phát triển cả nông nghiệp,
công nghiệp và du lịch cũng như phải đầu tư
nhiều hơn nữa để hiện đại hóa kinh tế. Đồng
thời, cũng từ đó mà tạo ra tốc độ tăng trưởng
kinh tế trên 10%/năm. Từ năm 2015 trở lại
đây tốc độ tăng vốn đầu tư đạt mức khoảng
8,95%/năm. Tức là trong những năm tới cần
tăng vốn đầu tư trên 11%/năm.
d. Phải nhanh chóng cụ thể hóa luật pháp,
chính sách của Nhà nước Trung ương và ban
hành kịp thời các chính sách đặc thù để thu
hút đầu tư từ ngoài tỉnh (nhất là thu hút vốn
FDI), thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và lôi
kéo được những tập đoàn kinh tế lớn trong
nước về làm ăn tại Phú Thọ. Việc hỗ trợ sản
xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
(hỗ trợ khoảng 30% lãi suất vay tín dụng đầu
tư), hỗ trợ 55-60% kinh phí để hình thành
thương hiệu và xây dựng chỉ dẫn địa lý cũng
như truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
e. Phải tiến hành đánh giá hiệu quả/chất
lượng tăng trưởng kinh tế để tìm ra các giải
pháp thích hợp nhằm tăng trưởng nhanh, hiệu
quả để rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp
nhằm tăng tốc phát triển kinh tế. Nếu muốn có
năng suất lao động bằng mức của cả nước thì
phải có tốc độ tăng năng suất lao động khoảng
6,5-7%/năm, còn muốn vượt mức trung bình
cả nước (gấp khoảng 1,2-1,3 lần) thì phải tăng
năng suất lao động trên 8%/năm.
18
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tăng Văn Khiên
5. Kết luận
Đối với cả nước cũng như đối với các tỉnh
mà trong đó có tỉnh Phú Thọ, việc phân tích
tăng trưởng kinh tế phải có tư duy mới, quan
điểm tiếp cận mới và đặt tăng trưởng kinh tế
trong mối quan hệ mật thiết với các yếu tố
mang tính điều kiện, trong đó cực kỳ quan
trọng là truy tìm nguyên nhân tăng trưởng
kinh tế chậm, kém hiệu quả. Trước hết cần
xác định rõ nguyên nhân từ quản lý nhà nước,
quản lý của chính quyền địa phương cũng
như từ bất cập đối với quản lý doanh nghiệp.
Muốn tăng nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế
nhất thiết phải nâng cao năng lực quản lý,
điều hành kinh tế của Nhà nước cũng như của
chính quyền các địa phương. Đồng thời, phải
xác định rõ nguyên nhân từ việc phát triển
doanh nghiệp. Cả nước và các tỉnh phải phát
triển nhanh, nhiều số lượng doanh nghiệp
(trong đó phải có nhiều doanh nghiệp lớn) và
nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao.
Đầu tư nâng cao trình độ công nghệ gắn liền
với phát triển kinh tế cả theo chiều rộng và
chiều sâu cũng như đầu tư mạnh cho đổi mới
sáng tạo là phương cách hiện đại hóa để bứt
tốc nền kinh tế một cách bền vững cả ở trước
mắt cũng như trong lâu dài.
Tài liệu tham khảo
[1] Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (2019). Thủ
tướng chủ trì Hội nghị cải thiện năng suất lao
động quốc gia. Truy cập từ <
vn/Thong-cao-bao-chi/Thu-tuong-chu-tri-
Hoi-nghi-cai-thien-nang-suat-lao-dong-quoc-
gia/372506.vgp>.
[2] Thủ tướng Chính phủ (2013). Quyết định số
339/2013/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 về phê
duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với
đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng
cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh
giai đoạn 2013-2020.
[3] Daron Acemoglu & James A. Robinson (2013).
Tại sao các quốc gia thất bại. Nhà xuất bản Trẻ,
TP. Hồ Chí Minh.
[4] Báo Tuổi trẻ online (2019). Việt Nam tăng 10
bậc xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Truy cập từ <https://tuoitre.vn/viet-nam-tang-
10-bac-xep-hang-nang-luc-canh-tranh-toan-
cau-20191009114319843.htm>.
[5] Tổng cục Thống kê (2015 và 2018). Niên giám
Thống kê Việt Nam.
[6] Cục Thống kê Phú Thọ (2018). Niên giám
Thống kê tỉnh Phú Thọ.
VIETNAM’S ECONOMIC GROWTH
AND SOME SUGGESTIONS FOR PHU THO PROVINCE
Tang Van Khien1
1Hung Vuong University, Phu Tho
Abstract
The analysis of economic growth has been conducted so far in order to find main solutions to boost up the economy efficiently. Vietnam’s economy has a rapid growth rate compared to other Southeast Asian
countries but its labor productivity, GDP/person is still low (group with low average income level). The
government has proposed many solutions, so the economy has grown rapidly but always faces many risks from
external factors and unsustainable development. What causes such situations? Through an economic growth
analysis with a practical approach, the paper desires to find out what needs to be done to accelerate economic
development in a more effective and sustainable manner.
Keywords: Economic growth, factors, analysis, relationship, solution.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tang_truong_kinh_te_viet_nam_va_nhung_van_de_goi_y_cho_tinh.pdf