Trong bối cảnh hội nhập ngày càng
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tham
gia ngày càng sâu vào các chuỗi giá trị
(như dệt may, da giày, sản xuất ô tô, xe
máy, sản xuất điện – điện tử và thậm
chí là ngành dược, v.v.) thì nhu cầu lao
động có CMKT ngày càng tăng, và
tăng nhanh hơn nhu cầu lao động
không có chuyên môn kỹ thuật. Vì vậy,
Việt Nam với NNL trẻ, dồi dào, đức
tính cần cù ham học hỏi này cần được
nâng cao trình độ CMKT cho phù hợp
với nhu cầu ngày càng cao của hội
nhập.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu của
sự phát triển, NNL Việt Nam đã và
đang bộc lộ những bất cập lớn ảnh
hưởng tới sự phát triển bền vững của
nền kinh tế. Đó là, số lượng người bước
vào độ tuổi lao động tăng quá nhanh,
gây sức ép về giải quyết việc làm và
ảnh hưởng trực tiếp chất lượng lao
động. Trình độ học vấn và CMKT của
nguồn nhân lực còn thấp, chậm thay
đổi theo hướng tăng lên. Chất lượng
giáo dục và đào tạo, hiệu quả của các
trường dạy nghề, đại học và trung học
chuyên nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu
của thời kỳ mới công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Đây là những lực cản lớn đối với quá
trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh
tế quốc tế của đất nước. Để tránh sự tụt
hậu về kinh tế, Việt Nam cần phải quan
tâm phát triển và đảm bảo cả về số
lượng và chất lượng NNL hiện nay./.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng trưởng kinh tế với chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
28
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ
TS. Bùi Thái Quyên
Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Tóm tắt. Chất lượng nguồn nhân lực (NNL) và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ
biện chứng nhân quả. Chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế; và
tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện thúc đẩy nâng cao chất lượng NNL. Bài viết sẽ (1) tổng
hợp các kênh tác động giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng NNL; (2) xem xét một vài
đặc điểm nổi trội của NNL Việt Nam giai đoạn 2004-2014; (3) điểm lại Trình độ sản xuất
hiện tại của nền kinh tế; (4) Sử dụng mô hình kinh tế lượng chứng minh sự tác động qua lại
tăng trưởng kinh tế và chất lượng NNL.
Từ khóa . Chất lượng nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế, nguồn nhân lực.
Abstrac: The quality of human resources (HR) and economic growth is a cause and
effect relationship. High quality human resources will accelerate economic growth; and
economic growth will create conditions that foster the quality of human resources. The
writing will (1) summing the effects channels between economic growth and quality of
human resources; (2) review some significant features of human resources of Vietnam in
the period 2004-2014; (3) review the current production level of the economy; (4) Apply
the econometric model to show the interaction between economic growth and quality of
human resources.
Key word: The quality of human resources, economic growth, human resources.
1. Giới thiệu
Tăng trưởng và phát triển kinh tế
có tác động qua lại đối với chất lượng
NNL. Tăng trưởng kinh tế có thể được
coi là điều kiện tiên quyết để có nguồn
lực tài chính phục vụ cho việc thực
hiện các chính sách kinh tế - xã hội.
Tăng trưởng kinh tế cao (về quy mô) sẽ
giúp quốc gia có nhiều nguồn lực hơn
để đầu tư cho giáo dục, y tế và các hoạt
động khác nhằm nâng cao chất lượng
NNL.
Tăng trưởng, phát triển kinh tế
góp phần tạo thêm việc làm, việc làm
mới, kỹ năng mới cho nâng cao chất
lượng NNL;
Tăng trưởng làm chuyển dịch,
thay đổi chiều dọc, chiều ngang trong bố
trí và sử dụng kỹ năng;
Tăng trưởng tạo động lực, thu
hút nguồn nhân lực tham gia thị trường
lao động;
Tăng trưởng thúc đẩy giáo dục,
đào tạo thông qua nhu cầu nhân lực;
Tăng trưởng thúc đẩy giáo dục –
đào tạo và khoa học công nghệ về đầu tư
phát triển.
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
29
Khi nói đến tăng trưởng kinh tế tức
là chúng ta xem xét sản phẩm đầu ra
của một nền kinh tế được tăng lên thế
nào. Trong một nền kinh tế, sản phẩm
do các doanh nghiệp tạo ra nhờ sự phối
hợp giữa lao động, vốn và các yếu tố
sản xuất khác. Do vậy, tác động của
tăng trưởng và phát triển kinh tế đến
chất lượng nguồn nhân lực sẽ được
phản ánh thông qua nhu cầu kỹ năng
lao động của các doanh nghiệp.
Ngược lại, chấ t lượng nguồn
nhân lực đóng góp vào tăng trưởng
kinh tế, theo hai cách thức (Lucas,
19883): cách thứ nhất, nguồn nhân lực
bao hàm trong mỗi cá thể sẽ làm
tăng năng suất cá nhân, dẫn đến tăng
năng suất chung và tăng trưởng kinh tế;
Cách thứ hai, nguồn nhân lực bao hàm
trong mỗi cá thể cũng ảnh hưởng tới
năng suất của các nhân tố sản xuất
khác. Hai cách thức tác động này được
gọi là các hiệu ứng “nội sinh” và
“ngoại sinh” của nguồn nhân lực đến
tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, có thể nói rằng mối quan
hệ giữa chất lượng NNL và tăng trưởng
kinh tế là mối quan hệ biện chứng nhân
quả. Chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ
đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế; và ngược
lại tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện thúc
đẩy nâng cao chất lượng NNL.
Hình 1. Kênh tác động
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3 Robert E. LUCAS, 1988, THE MECHANICS OF ECONOMIC DEVELOPMENT, Journal of Monetary Economics 22
(1988) 3-42. North-Holland
C
ầ
u
k
éo
Nguồn nhân lực
Chất lượng
nguồn nhân lực
Năng suất lao
động
T
Ă
N
G
T
R
Ư
Ở
N
G
K
IN
H
T
Ế
Năng suất yếu tố
khác
Nguồn vốn đầu
tư
- Giáo dục
- Y tế
- An sinh
xã hội
- Khác
Nhu cầu lao động CMKT
T
R
ÌN
H
Đ
Ộ
S
Ả
N
X
U
Ấ
T
C
Ủ
A
N
Ề
N
K
IN
H
T
Ế
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
30
Một kênh tác động nữa được bổ sung
thông qua sự xuất hiện nhu cầu lao động
có chuyên môn kỹ thuật (CMKT) trên thị
trường lao động, còn gọi là tác động “cầu
kéo”. Cụ thể, tăng trưởng và phát triển
kinh tế sẽ quyết định trình độ sản xuất
của nền kinh tế (có thể thể hiện bằng quy
mô, cơ cấu sản xuất; trình độ công
nghiệp, trình độ khoa học công nghệ;
năng suất lao động, năng suất các yếu tố
tổng hợp của trình độ sản xuất v.v.). Và
trình độ sản xuất của nền kinh tế sẽ quyết
định nhu cầu về kỹ năng đối với lao
động, để đáp ứng nhu cầu mới về kỹ
năng, chất lượng NNL phải được nâng
lên.
Về phía cung, có nhiều yếu tố tác
động đến cung NNL (như tốc độ tăng
hoặc giảm dân số, cơ cấu dân số, tỷ lệ
tham gia lực lượng lao động, qui định
với khoảng tuổi lao, sự lựa chọn giữa
làm việc và nghỉ ngơi, tiền lương (tiền
công), di chuyển lao động, v.v.). Khi
cung lao động tăng sẽ tạo ra sự cạnh
tranh trên thị trường lao động. Kết quả là
người lao động phải tự nâng cao trình độ
chuyên môn kỹ thuật của mình để tìm
việc và tồn tại. Đây là những yếu tố tác
động gián tiếp đến việc nâng cao chất
lượng NNL.
3. Tăng trưởng kinh tế trong bối
cảnh hội nhập
Về tăng trưởng, trong cả giai đoạn
2004-2014, nền kinh tế rơi vào suy thoái
kép, tăng trưởng kinh tế hai lần đạt mức
thấp nhất vào năm 2009 (5,32%) và 2012
(5,25%). Tuy nhiên, dấu hiệu phục hồi
đã xuất hiện năm 2013. Năm 2014 tăng
trưởng kinh tế đạt 5,98%, cao hơn mức
tăng 5,42% của năm 2013. So với một số
nước trong khu vực, Việt Nam tăng
trưởng trung bình ở mức 6,3%/năm trong
khi đó con số này của Thái Lan,
Malaysia và Philipines tương ứng chỉ là
3,7%; 5,1%; và 5,4%4.
Về con số tuyệt đối, GDP của Việt
Nam tính theo đô la mỹ lại thấp nhất
trong 4 nước (Thái Lan, Malaysia,
Philipines và Việt Nam). Năm 2010,
tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam
đạt 116.300 triệu đô la mỹ, chỉ bằng
tương ứng 36%, 48% và 58% tổng sản
phẩm trong nước của Thái Lan, Malaysia
và Philipines. Tuy nhiên, đến năm 2014,
khoảng cách này được rút ngắn tương
ứng bằng 50%, 57% và 65% so với Thái
Lan, Malaysia và Philipines5.
Về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành
dịch vụ (DV) trong nền kinh tế Việt Nam
có xu hướng tăng từ gần 38% (2004) lên
43,38% (2014). Tuy nhiên, sự dịch
chuyển cơ cấu kinh tế có xu hướng chậm
lại trong những năm gầy đây, trong khi
tỷ trọng của ngành dịch vụ luôn có xu
hướng tăng thì tỷ trọng của ngành công
4 Nguồn: Tổng cục thống kê của Việt Nam và các
nước
5 Nguồn: Ban Thư ký ASEAN
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
31
nghiệp – xây dựng (CN-XD) luôn trồi,
sụt quanh mốc 38%, còn ngành nông –
lâm – thủy sản (NLTS) thì có xu hướng
giảm từ 20% (2011) xuống 18,12%
(2014). Điều này có tác động không nhỏ
đến quá trình dịch chuyển lao động giữa
các khu vực trong nền kinh tế, theo
hướng từ nông nghiệp và công nghiệp
sang ngành dịch vụ, từ nông thôn ra
thành thị mà xu hướng chuyển dịch lao
động truyền thống trước đây là từ khu
vực NLTS sang CN-XD và DV.
Việt Nam là nước có tỷ trong nông
nghiệp trong GDP cao nhất trong bốn
nước (chiếm 15,8% GDP năm 2012)
trong khi các nước khác (Thái Lan,
Malaysia và Philipin) chỉ ở mức dưới
10%. Công nghiệp của Thái Lan chiếm
tỷ lệ cao nhất trong GDP (chiếm 47%)
trong khi đó con số này của Việt Nam
chỉ là 41,6%. Hai nước Malaysia và
Philipin có khu vực dịch vụ phát triển,
chiếm hớn 50% GDP6.
Nhìn chung cấu trúc kinh tế vĩ mô sẽ
có tác động đến sự phát triển doanh
nghiệp và từ đó tác động đến nhu cầu về
lao động ở các trình độ CMKT ở các
mức độ khác nhau.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế ngày càng sâu rộng, thể hiện qua
tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu của
Việt Nam ngày càng tăng mạnh với tốc
6 Nguồn: ASEAN Secretariat, ASEAN GDP growth,
backed by services, Jakarta, October 2013 và
UNESCAP, 2015
độ tăng bình quân năm khoảng 16,6%
trong mười năm qua. Thông thường, hội
nhập kinh tế sẽ mang lại những hiệu ứng
tích cực cho các nước, bao gồm: (1) hiệu
ứng tăng trưởng, (2) hiệu ứng thúc đẩy
cạnh tranh, (3) hiệu ứng thúc đẩy đầu tư,
(4) hiệu ứng thúc đẩy trao đổi thương
mại, (5) hiệu ứng học hỏi, chuyển giao
tri thức, công nghệ và thông tin, (6) hiệu
ứng về nguồn thu ngân sách, (7) các hiệu
ứng về cam kết đổi mới và cải cách và
(8) hiệu ứng gia tăng khả năng cạnh
tranh quốc gia (khả năng đàm phán/mặc
cả)7. Những tác động về mặt kinh tế thì
dễ thấy hơn những tác động đến thị
trường lao động.
Hội nhập có tác động tích cực đến sự
phát triển thị trường lao động. Nguồn
vốn đầu tư nước ngoài thông qua các
doanh nghiệp nước ngoài ngày càng tăng
sẽ tạo ra những nhu cầu mới về nhân lực,
kể cả về số lượng và chất lượng. Thông
thường những doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài cũng có nhu cầu cao về
lao động có CMKT. Đặc biệt, trong quá
trình phân công sản xuất trong chuỗi giá
trị sản xuất toàn cầu kéo theo sự tái phân
bố lao động và sự phụ thuộc lẫn nhau
của thị trường lao động các quốc gia, các
công ty xuyên quốc gia không chỉ là tác
nhân giúp các nước và lãnh thổ kinh tế
tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất toàn
cầu, mà còn có vai trò là người sử dụng
7 El-Agraa, Ali M., (1999), Regional Integration: Experience,
Theory and Measurement, Palgrave Macmillan, trang 83-101
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
32
lao động đa quốc gia, sẽ đặt ra những
tiêu chuẩn lao động mới, thách thức các
khuôn khổ tiêu chuẩn và luật pháp lao
động quốc gia. Cạnh tranh quốc tế trong
phân công lao động sẽ thúc đẩy cạnh
tranh và phân công lao động trong nội bộ
từng quốc gia. Chất lượng NNL qua đó
cũng được tăng cường do áp lực cạnh
tranh quốc tế.
Là nước đang phát triển, Việt Nam
đứng trước thực tế là thiếu nhân lực có
trình độ cao trong một số ngành kinh tế
quốc dân. Đặc biệt là nhóm kỹ thuật viên
trong một số ngành kinh tế kỹ thuật, và
quản trị viên cao cấp ở cấp độ doanh
nghiệp cũng như cấp ngành thiếu hụt
nghiêm trọng. Khi gia nhập vào các tổ
chức quốc tế như WTO, ASEAN và
AEC đã mở cửa cho lao động nước ngoài
đến Việt Nam làm việc, giúp Việt nam
bù đắp thiếu hụt lao động có trình độ cao
nói trên. Mặt khác, với nguồn nhân lực
chất lượng cao góp phần làm tăng năng
suất lao động xã hội và do đó thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế với mức độ cao.
4. Chất lượng nguồn nhân lực Việt
Nam thời kỳ 2004 – 2014
Trình độ học vấn của NNL Việt
Nam ngày càng tăng lên. Tỷ lệ lực lượng
lao động chưa tốt nghiệp tiểu học trở
xuống có xu hướng giảm trong giai đoạn
2004-2014, nhưng vẫn còn chiếm
khoảng 15% tổng lực lượng lao động
(năm 2014). So với Thái Lan, tỷ lệ này
của Việt Nam thấp hơn rất nhiều. Tuy
nhiên, tỷ lệ lực lượng lao động (LLLĐ)
tốt nghiệp PTTH trở lên của Thái Lan lại
cao hơn của Việt Nam, con số này của
năm 2014 tương ứng là 34.89% so với
28.32%8. Đây là một trong những yếu tố
làm ảnh hưởng đến nâng cao chất LLLĐ
và năng suất lao động ở mỗi nước.
Mặc dù, trình độ CMKT của LLLĐ
Việt Nam ngày càng cao nhưng nhìn
chung chất lượng lao động còn thấp. Tỷ
lệ nhân lực được đào tạo trình độ cao (từ
đại học trở lên) trong tổng số lao động
qua đào tạo ngày càng tăng (năm 2010 là
5,7%, năm 2012 là 6,4%, sơ bộ năm
2014 là 7,6% ). Tuy nhiên, tỷ lệ qua đào
tạo của LLLĐ từ 15 tuổi trở lên mới đạt
gần 20% (con số này của năm 2014 là
18,2%)
Các nghề sơ cấp, sử dụng lao động
giản đơn còn đóng vai trò lớn trong nền
kinh tế, là nơi tạo ra hơn 40% tổng việc
làm. Trong khi nhóm nghề chuyên môn
kỹ thuật bậc cao, bậc trung chỉ chiếm
9,22% tổng số việc làm. Đáng lưu tâm,
tỷ trọng lao động giản đơn trong tổng
8 Nguồn: Bộ LĐTBXH, Điều tra Việc làm-Thất
nghiệp các năm 1996-2006; TCTK, Điều tra Lao
động-Việc làm các năm 2007-2014 và TCTK Thái
Lan,
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
33
việc làm lại có xu hướng tăng nhẹ từ
39,1% lên 40,05% trong giai đoạn
2010-2014.
So với các nước trong khu vực, tỷ lệ
lao động quản lý của Việt Nam là thấp
nhất chỉ chiếm 1.1% trong khi đó của
Thái Lan là 3.1% và cao nhất là của
Philipines 15.9%. Tỷ lệ lao động có kỹ
năng trung bình của Việt Nam cũng thấp
nhất (ở mức 48,9%) so với Thái Lan (ở
mức cao nhất 77.1%). Điều này cho thấy,
so với các nước, tỷ lệ lao động có kỹ năng
phổ thông của Việt Nam là cao nhất9.
Sự chênh lệch giữa trình độ đào tạo
và yêu cầu kỹ năng công việc tại Việt
Nam còn cao. Sử dụng phương pháp
đánh giá mức độ phù hợp kỹ năng dựa
trên phân loại các nhóm nghề nghiệp
chính ISCO-88 và phân loại trình độ
học vấn phù hợp với Tiêu chuẩn phân
loại giáo dục quốc tế (ISCED) đối với
lao động đang làm việc ở Việt Nam cho
thấy, năm 2013 có 49,8% lao động làm
những công việc không phù hợp với
trình độ đào tạo, trong đó 5,9% lao
động đang làm những công việc thấp
hơn trình độ đào tạo (thừa kỹ năng) và
43,9%. đang làm những việc cao hơn
trình độ đào tạo (thiếu kỹ năng).
Hình 2. Lao động làm công ăn lương phân theo trình độ CMKT, giới tính của Việt
Nam năm 2014
Nguồn: ILO, 2015
9 Nguồn: ASEAN statistical yearbook 2014
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
45%
2
.
C
h
u
yê
n
m
ô
n
k
ỹ
th
u
ậ
t
b
ậ
c
c
a
o
3
.
C
h
u
yê
n
m
ô
n
k
ỹ
th
u
ậ
t
b
ậ
c
tr
u
n
g
4
.
N
h
â
n
v
iê
n
-
c
le
rk
s
5
.
N
h
â
n
v
iê
n
d
ịc
h
v
ụ
c
á
n
h
â
n
,
b
ả
o
v
ệ
v
à
b
á
n
h
à
n
g
6
.
la
o
đ
ộ
n
g
c
ó
k
ỹ
th
u
ậ
t
tr
o
n
g
N
ô
n
g
,
lâ
m
,
n
g
ư
n
g
h
iệ
p
7
.
T
h
ợ
t
h
ủ
c
ô
n
g
v
à
c
á
c
t
h
ợ
k
h
á
c
c
ó
l
iê
n
q
u
a
n
8
.
T
h
ợ
l
ắ
p
r
á
p
v
à
v
ậ
n
h
à
n
h
m
á
y
m
ó
c
t
h
iế
t
b
ị
9
.
L
a
o
đ
ộ
n
g
g
iả
n
đ
ơ
n
1.
Lãnh
đạo
Kỹ năng cao Kỹ năng trung bình Kỹ
năng
phổ
thông
10.
Nghề
nghiệp
khác
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
34
Trong một nghiên cứu của
ILO/ADB với tựa đề “Cộng đồng
ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng
tới việc làm tốt hơn và thịnh vượng
chung” vừa được ILO công bố. Báo cáo
của ILO/ADB xem xét tác động của
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào
thị trường lao động thông qua các mô
hình mô phỏng và phân tích chính sách
thực tế. Nghiên cứu này cũng cho thấy
sự chuyển đổi cơ cấu dưới tác động của
hội nhập AEC ra đời vào cuối năm
2015 sẽ tạo ra nhu cầu ngày càng tăng
đối với các trình độ kỹ năng khác nhau.
Trong đó, nhu cầu đối với trình độ kỹ
năng trung bình sẽ tăng nhanh nhất,
tiếp đến là các công việc có kỹ năng
thấp. Các dự báo từ mô hình cho thấy,
từ năm 2010 đến 2025, nhu cầu đối với
lao động có trình độ kỹ năng ở mức
trung bình sẽ tăng 28%, so với mức
tăng 23% ở lao động có trình độ kỹ
năng thấp và 13% cho lao động có kỹ
năng cao.
5. Phân tích tác động qua lại của
tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hội
nhập và chất lượng nguồn nhân lực
Mối quan hệ này được xem xét trên
2 kênh, trực tiếp và gián tiếp (như hình
1). Mối quan hệ trực tiếp đó là mối
tượng quan giữa tăng trưởng và lao
động có CMKT. Và quan hệ gián tiếp
là mối quan hệ thông qua đầu tư cho
giáo dục, y tế. Khi đầu tư cho giáo dục
và y tế được nâng lên cả về lượng và
chất thì sức khỏe và trình độ năng lực
của con người nói chung sẽ được nâng
lên, vì vậy chất lượng NNL sẽ được
nâng lên.
Mô hình Cầu lao động cho thấy các
yếu tố tác động đến nguồn nhân lực đã
được nhiều nhà nghiên cứu định lượng
sử dụng, có dạng:
LnLi = β0i + β1 LnGDPit + β2lnK +
β3*K/L + β4Lnwage + β5ln(FDI)
+β6ln(XNK/GDP) + u
Trong đó:
Li: là Lao động với i = 1 là lao
động có kỹ năng và với i=0 là lao động
không có kỹ năng
LnGDPit: Tốc độ tăng GDP
(hoặc giá trị gia tăng VA) của ngành i
thời điểm t
LnK: Tốc độ tăng vốn
K/L: Tỷ suất vốn/lao động, thể
hiện mức trang bị vốn cho một lao động
Lnwage: Mức tăng tiền lương
(có thể là thực tế hoặc danh nghĩa)
Ln(FDI): Mức tăng vốn đầu tư
nước ngoài.
Ln(XNK/GDP): mức tăng tỷ lệ
kim ngạch xuất nhập khẩu trong GDP
hoặc VA
β: Là các hệ số
Từ mô hình này cho thấy, các yếu
tố tác động đến cầu lao động, chất
lượng lao động bao gồm: tăng trưởng
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
35
kinh tế của toàn nền kinh tế và của từng
ngành kinh tế; đầu tư vốn trong toàn bộ
nền kinh tế và mức đầu tư trong từng
ngành kinh tế; yếu tố tiền lương (mức
lương trả cho người lao động); và quá
trình hội nhập kinh tế (độ mở nền kinh
tế bao gồm XNK và FDI).
Về mặt lý thuyết, khi nền kinh tế
có tăng trưởng và phát triển, thì lực
lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật
tăng lên và tương ứng với nó là lực
lượng lao động không có CMKT giảm
xuống.
Hình dưới đây cho thấy tốc độ tăng
LLLĐ có CMKT thuận chiều với tốc
độ tăng GDP, và ngược lại khi GDP
tăng thì tỷ lệ lao động không có CMKT
có xu hướng giảm.
Trong giai đoạn 2004-2014, GDP
của Việt Nam tăng bình quân
6.3%/năm, LLLĐ có CMKT cũng tăng
ở mức cao hơn, bình quân 10,62%/năm.
Ngược lại LLLĐ không có CMKT có
xu hướng giảm bình quân 1,75%/năm.
Độ co giãn của LLLĐ có CMKT theo
GDP cho cả giai đoạn 2004-2014 là
1,63. Điều này cho thấy, cứ 1% tăng
GDP thì LLLĐ có CMKT tăng thêm
1,63 điểm phần trăm. Ngược lại, độ co
giãn của LLLĐ không có CMKT theo
GDP cho cả giai đoạn 2004-2014 là (-
0,29). Điều này cho thấy, cứ 1% tăng
thêm của GDP thì LLLĐ không có
CMKT giảm 0,29 điểm phần trăm.
Nguồn: TCTK, Điều tra lao động việc làm các năm.
7.55 6.98 7.13 5.66 5.40 6.42 6.24 5.25 5.42 5.98
14.36
27.87
12.88
8.82
6.75 7.97 6.84
9.67
4.53
6.06
-10
-5
0
5
10
15
20
25
30
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
(%
)
Tốc độ tăng GDP, LLLĐ theo CMKT
Tốc độ tăng GDP
Tốc độ tăng LLLĐ có CMKT
Tốc độ tăng LLLĐ không có CMKT
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
36
Kết quả hồi quy
Số liệu hồi quy được sử dụng từ bộ số
liệu khảo sát doanh nghiệp năm 2011
của Tổng cục thống kê. Lý do là cuộc
khảo sát năm 2011, lao động được phân
theo các trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Bảng. Kết quả hồi quy đánh giá tác động đến yếu tố lao động chung
Source SS df MS Number of obs 1481
F( 6, 1474) 475.03
Model 3083.91002 6 513.985003 Prob > F 0
Residual 1594.886 1474 1.08201221 R-squared 0.6591
Adj R-squared 0.6577
Total 4678.79602 1480 3.16134866 Root MSE 1.0402
lnL Coef. Std. Err. t P>t [95% Conf. Interval]
lnva 0.417 0.018 23.78 0.000 0.382 0.451
lnk 0.242 0.017 14.41 0.000 0.209 0.275
klratio 0.000 0.000 -14.03 0.000 0.000 0.000
wage -0.003 0.000 -12.15 0.000 -0.004 -0.003
lnfdi 0.020 0.016 1.24 0.215 -0.011 0.051
lnxnkva 0.056 0.013 4.26 0.000 0.030 0.082
_cons -1.911 0.188 -10.14 0.000 -2.281 -1.541
Nguồn: Tính toán từ khảo sát doanh nghiệp 2011 của Tổng cục Thống kê
Từ kết quả hồi quy, giá trị sản xuất
của doanh nghiệp có tác động thuận
chiều đến nhu cầu lao động. Khi sản
xuất tăng 1% thì nhu cầu lao động tăng
0,417% và khi đầu tư tăng thì nhu cầu
lao động tăng 0,242%.
Trong bối cảnh hội nhập, khi
nguồn vốn FDI tăng, nhu cầu lao động
trong doanh nghiệp nói riêng và trong
nền kinh tế tăng. Theo kết quả hồi quy,
nguồn vốn FDI cứ tăng lên 1% thì nhu
cầu lao động nói chung sẽ tăng lên
0,02% (tuy nhiên, kết luận này có mức
ý nghĩa thống kê thấp). Xuất nhập khẩu
cũng có tác động thuận chiều lên nhu
cầu lao động. Khi tỷ lệ kim ngạch xuất
nhập khẩu trong giá trị sản xuất của
doanh nghiệp tăng 1% thì nhu cầu lao
động của doanh nghiệp tăng 0,056%.
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
37
Bảng. Kết quả hồi quy đánh giá tác động đến lao động có chuyên môn kỹ thuật
Source SS df MS Number of obs = 1481
F( 6, 1474) = 295.43
Model 2534.665 6 422.444 Prob > F = 0
Residual 2107.722 1474 1.430 R-squared = 0.546
Adj R-squared = 0.5441
Total 4642.387 1480 3.137 Root MSE = 1.1958
lnL_skill Coef. Std. Err. t P>t [95% Conf. Interval]
lnva 0.4033 0.0204 19.76 0000 0.3632 0.4433
lnk 0.1821 0.0192 9.46 0000 0.1443 0.2198
klratio -0.0002 0.0000 -8.29 0000 -0.0003 -0.0002
lnwage -0.3728 0.0413 -9.03 0000 -0.4538 -0.2919
lnfdi 0.0819 0.0182 4.51 0000 0.0463 0.1175
lnxnkva 0.0886 0.0155 5.72 0000 0.0582 0.1190
_cons -1.3907 0.2578 -5.39 0000 -1.8964 -0.8850
Nguồn: Tính toán từ khảo sát doanh nghiệp 2011 của Tổng cục Thống kê
Đối với lao động có kỹ năng, khi
giá trị sản xuất của doanh nghiệp tăng
1% thì nhu cầu lao động có kỹ năng
tăng 0,403%. Trong bối cảnh hội nhập,
khi vốn FDI tăng 1% thì nhu cầu lao
động có kỹ năng tăng thêm 0.082%. Xu
hướng này cũng đúng với kim ngạch
xuất nhập khẩu. Khi tỷ trọng kim ngạch
xuất nhập khẩu trong giá trị sản xuất
của doanh nghiệp càng tăng thì nhu cầu
lao động có chuyên môn kỹ thuật cũng
tăng. Nếu tỷ trong XNK/VA tăng 1%
thì nhu cầu lao động có kỹ năng tăng
0,088%.
So sánh kết quả từ 2 bảng trên cho
thấy, khi giá trị sản xuất của doanh
nghiệp tăng, nhu cầu lao động của
doanh nghiệp cũng tăng, nhưng nhu cầu
lao động có chuyên môn kỹ thuật cao
hơn nhu cầu lao động không có chuyên
môn kỹ thuật.
Tương tự như vậy trong bối cảnh
hội nhập, khi FDI tăng và tỷ trọng
XNK/VA tăng thì nhu cầu lao động nói
chung cũng tăng, nhưng nhu cầu lao
động có CMKT tăng cao hơn nhu cầu
lao động không có CMKT.
6. Kết luận và hàm ý chính sách
Nhìn chung, giá trị sản xuất của
doanh nghiệp nói riêng hoặc của nền
kinh tế nói chung tăng, hay nói cách
khác là có tăng trưởng kinh tế thì nhu
cầu về lao động cũng tăng lên. Do vậy,
để giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động, các chính sách khuyến
khích phát triển doanh nghiệp, khuyến
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
38
khích đầu tư, xuất nhập khẩu nhằm
thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, và tăng
trưởng kinh tế nói chung cần được quan
tâm và sửa đổi cho từng điều kiện, hoàn
cảnh của đất nước và phù hợp với trình
độ sản xuất của nền kinh tế. Từ kết quả
hồi quy cho thấy, tăng trưởng sản xuất
1% thì nhu cầu lao động tăng 0,17%
nhưng nhu cầu lao động có CMKT tăng
0,403%. Điều này cho thấy ngoài việc
nâng cao trình độ CMKT cho người lao
động, nền kinh tế cũng vẫn cần một số
lượng nhất định lao động làm các công
việc giản đơn.
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tham
gia ngày càng sâu vào các chuỗi giá trị
(như dệt may, da giày, sản xuất ô tô, xe
máy, sản xuất điện – điện tử và thậm
chí là ngành dược, v.v.) thì nhu cầu lao
động có CMKT ngày càng tăng, và
tăng nhanh hơn nhu cầu lao động
không có chuyên môn kỹ thuật. Vì vậy,
Việt Nam với NNL trẻ, dồi dào, đức
tính cần cù ham học hỏi này cần được
nâng cao trình độ CMKT cho phù hợp
với nhu cầu ngày càng cao của hội
nhập.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu của
sự phát triển, NNL Việt Nam đã và
đang bộc lộ những bất cập lớn ảnh
hưởng tới sự phát triển bền vững của
nền kinh tế. Đó là, số lượng người bước
vào độ tuổi lao động tăng quá nhanh,
gây sức ép về giải quyết việc làm và
ảnh hưởng trực tiếp chất lượng lao
động. Trình độ học vấn và CMKT của
nguồn nhân lực còn thấp, chậm thay
đổi theo hướng tăng lên. Chất lượng
giáo dục và đào tạo, hiệu quả của các
trường dạy nghề, đại học và trung học
chuyên nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu
của thời kỳ mới công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Đây là những lực cản lớn đối với quá
trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh
tế quốc tế của đất nước. Để tránh sự tụt
hậu về kinh tế, Việt Nam cần phải quan
tâm phát triển và đảm bảo cả về số
lượng và chất lượng NNL hiện nay./.
Tài liệu tham khảo
1. ASEAN Secretariat, ASEAN GDP
growth, backed by services, Jakarta,
October 2013
2. ASEAN statistical yearbook 2014
3. Bộ LĐTBXH, Điều tra Việc làm-
Thất nghiệp các năm 1996-2006;
4. TCTK, Điều tra Lao động-Việc làm
các năm 2007-2014
5. TCTK, điều tra doanh nghiệp 2011.
6. ILO- ADB (2014), Asean
community 2015: Managing integration for
better job and share prosperity.
7. UNESCAP, 2015,
8. VCCI, báo cáo phát triển doanh
nghiệp hàng năm, 2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tang_truong_kinh_te_voi_chat_luong_nguon_nhan_luc_trong_boi.pdf