Tăng trưởng xanh - Giải pháp phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao và thiếu nhận thức về tăng trưởng xanh là điểm yếu đặc biệt đối với doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay khi các công ty mong muốn thu hút nguồn vốn và tìm kiếm khách hàng, đối tác từ nước ngoài. Vì vậy, để có thể thực hiện phát triển bền vững qua tăng trưởng xanh cần: - Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là phục vụ tăng trưởng xanh, xây dựng cơ chế chính sách để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài xây dựng các cơ sở đào tạo chất lượng cao, đa ngành. - Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản trị, điều hành trong nền kinh tế xanh, ngành sản xuất xanh cho đội ngũ cán bộ quản trị công và doanh nghiệp, trước mắt là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, hoạch định chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. - Phát triển nguồn nhân lực cho tăng trưởng xanh trên cơ sở nghiên cứu, lựa chọn đưa các nội dung về tăng trưởng xanh, công nghệ xanh, khai thác tài nguyên bền vững. vào các cấp học và bậc học. Thứ ba, công nghệ xanh - nhân tố quyết định cho tăng trưởng xanh So với các nước trong khu vực hiện nay thì tốc độ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chậm và chưa được chú trọng. Nguyên nhân là do nhận thức về đổi mới công nghệ còn hạn chế, các doanh nghiệp chưa nhận thấy lợi ích lâu dài của việc đổi mới công nghệ.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng trưởng xanh - Giải pháp phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
71 NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017 TĂNG TRƯỞNG XANH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO DOANH NGHIỆP TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GREEN GROWTH - SUSTAINABLE DEVELOPMENT SOLUTION FOR ENTERPRISES IN THE TIME OF INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION Trần Thị Hằng Email: tranhang.k48neu@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 22/8/2017 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 25/9/2017 Ngày chấp nhận đăng: 26/9/2017 Tóm tắt Tăng trưởng xanh là một xu hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế. Đây sẽ là giải pháp phát triển kinh tế bền vững cho doanh nghiệp theo chiều sâu. Tuy nhiên, người lao động và doanh nghiệp còn thiếu nhận thức về vấn đề tăng trưởng xanh dẫn đến việc sử dụng các nguồn lực theo hướng tăng trưởng xanh có hiệu quả chưa cao. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng chiến lược xanh tại Việt Nam, tình hình phát triển và năng lực của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, qua đó đưa ra một vài giải pháp hữu ích giúp doanh nghiệp phát triển bền vững theo định hướng chiến lược tăng trưởng xanh. Từ khóa: Tăng trưởng xanh; phát triển bền vững; hội nhập kinh tế quốc tế. Abstract Green growth is a new access trend in economic growth. This will be a solution for sustainable economic development for businesses in depth. However, workers and enterprises lack awareness about green growth, which leads to less efficient use of resources towards green growth. This study aims at assessing the current state of the green strategy in Vietnam, the development situation and the capacity of Vietnamese enterprises in the international economic integration period, thereby providing some useful solutions for enterprises. Sustainable development in the direction of green growth strategy. Keywords: Green growth; sustainable development; international economic integration. 1. GIỚI THIỆU Kể từ khi thực hiện quá trình đổi mới đến nay, Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong quá trình cải cách thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ nhất định trong phát triển kinh tế nhưng chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Tăng trưởng kinh tế còn dựa vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiêu sâu. Tăng trưởng xanh là một xu hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế. Đây sẽ là giải pháp phát triển kinh tế theo chiều sâu của thế kỷ 21. Trong xu thế phát triển chung của thế giới hiện nay và trong tương lai, Việt Nam không thể và không nên là ngoại lệ trong định hướng thúc đẩy tăng trưởng xanh. Từ nhiều năm qua, vấn đề tăng trưởng xanh đã thu hút nhiều các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu như: Ủy ban Kinh tế xã hội châu Á - Thái Bình Dương (UNESCAP, 2012; OECD, 2014). Những nghiên cứu này đã đưa ra khung phân tích và các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng xanh của nền kinh tế hiện nay. “Tăng trưởng xanh đã và đang được xác định là vấn đề trọng tâm trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm hướng tới sự phát triển bền vững” [8]. 72 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017 Ngày 25/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg. “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tập trung vào 3 nhiệm vụ sau đây: (1) giảm khí thải nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (2) xanh hóa sản xuất; (3) xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững” [1]. Tại Việt Nam, "Tăng trưởng xanh" tuy đã được nhiều địa phương quan tâm, một số doanh nghiệp lớn đã ứng dụng nhưng tầm quan trọng vẫn chưa được thực sự đề cao so với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, phần lớn người dân và doanh nghiệp chưa có nhận thức đầy đủ về sự cấp thiết của tăng trưởng xanh. Đây sẽ là điểm yếu đặc biệt đối với doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi các công ty mong muốn thu hút nguồn vốn và tìm kiếm khách hàng, đối tác từ nước ngoài. Xuất phát từ những vấn đề đó, trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xem xét cụ thể thực trạng chiến lược tăng trưởng xanh tại Việt Nam, tình hình phát triển và năng lực của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, từ đó nhằm góp phần tìm kiếm các giải pháp phát triển bền vững doanh nghiệp bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo chiến lược tăng trưởng xanh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 2. TĂNG TRƯỞNG XANH VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2.1. Tăng trưởng xanh và vai trò của tăng trưởng xanh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Theo quan điểm của OECD: “Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới” [11]. Quan điểm của UNESCAP cho rằng: “Tăng trưởng xanh là cách tiếp cận để đạt được tăng trưởng kinh tế, chính trị xã hội trong sự hạn chế về môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên, hay nói cách khác đi tăng trưởng xanh là quá trình xanh hóa hệ thống kinh tế theo qui ước và là một chiến lược để đạt được một nền kinh tế xanh” [7]. Tại Việt Nam, “Tăng trưởng xanh được hiểu là tiến tới nền kinh tế cacbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chỉ đạo trong phát triển kinh tế bền vững, giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế” [2]. Có nhiều cách tiếp cận để thúc đẩy tăng trưởng xanh, tuy nhiên, với cách tiếp cận nào, nội dung của tăng trưởng xanh cũng chủ yếu bao gồm các vấn đề: sản xuất và tiêu dùng bền vững; giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu; xanh hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua phát triển công nghệ xanh. Các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng bằng thực hiện tăng trưởng xanh vì những lý do sau: “(1) tăng trưởng kinh tế hiện nay dựa chủ yếu vào yếu tố vốn và lao động, trong khi đó hiệu quả và năng suất chưa được coi trọng; (2) nền sản xuất dựa vào khai thác các nguồn tài nguyên, nhưng hiệu quả sử dụng thấp; (3) vai trò của khoa học - công nghệ chưa được phát huy trong mô hình tăng trưởng” [10]. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, tăng trưởng xanh có vai trò quan trọng, đó không chỉ là động lực phục hồi kinh tế mà còn là phương thức thực hiện phát triển bền vững với ba thành tố chính: (1) phát triển kinh tế; (2) đảm bảo an sinh xã hội; (3) bảo vệ môi trường. Vì vậy, các doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình phương thức tăng trưởng xanh để có thể tiến kịp hoặc ít ra không bị tụt hậu xa hơn so với các quốc gia trên thế giới và khu vực. Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều tiềm năng để thực hiện nền kinh tế xanh và bền vững trên cơ sở lợi thế so sánh về vốn tự nhiên và vốn lao động. Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020 cũng đã xác định rõ hướng kinh tế cần ưu tiên nhằm thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững là: (1) đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu, năng lượng, nước, đồng thời giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường, sức khỏe con người; (2) xây dựng văn 73 NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017 hóa tiêu dùng văn minh, hài hòa và thân thiện với thiên nhiên. Từng bước thực hiện dán nhãn sinh thái, mua sắm xanh. Phát triển thị trường sản phẩm sinh thái và sáng kiến cộng đồng về sản xuất và tiêu dùng bền vững. 2.2. Hiện trạng chiến lược tăng trưởng xanh tại Việt Nam Để từng bước cụ thể hóa Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2013-2020. Trong đó chú trọng vào bốn nội dung là xây dựng thể chế và kế hoạch tăng trưởng xanh tại địa phương; giảm cường độ khí thải nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện xanh hóa sản xuất, lối sống và tiêu dùng. Tại Việt Nam, tăng trưởng nhanh những năm trước đây cũng đã bộc lộ ra những vấn đề mang tính cơ cấu. Chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Việc tăng trưởng kinh tế sử dụng và dựa quá nhiều vào vốn, lao động, đặc biệt là tài nguyên, năng lượng. Các nguồn lực này được khai thác triệt để và có nguy cơ cạn kiệt dần và đang trở thành thách thức rất lớn. Việc sử dụng quá nhiều dạng năng lượng và nguyên liệu hóa thạch đã làm cho lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tăng khá nhanh. Bảng 1. Dự báo mức phát thải khí nhà kính của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 (Đơn vị tính: triệu tấn CO2) Năm Đốt nhiên liệu Sản xuất công nghiệp Hoạt động nông nghiệp Tổng phát thải khí nhà kính 2010 141 21 15 247 2020 332 40 24 480 2030 712 49 33 864 2040 1283 50 40 1481 2050 2103 69 49 2391 (Nguồn: Dự án Calculator 2050) Có thể nhận thấy lượng khí thải nhà kính do hoạt động đốt nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn. Các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, cũng như kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh hoàn toàn phù hợp với cam kết “Đóng góp do quốc gia tự quyết định” (Nationally Determined Contribution - NDC) và kế hoạch của Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Bảng 2. Tiềm năng giảm khí thải CO2 của các ngành Ngành Chi phí giảm phát thải CO2 (USD/tấn CO2) ≤0 ≤5 ≤10 ≤20 Số lựa chọn Lượng phát thải giảm (MtCO2) Số lựa chọn Lượng phát thải giảm (MtCO2) Số lựa chọn Lượng phát thải giảm (MtCO2) Số lựa chọn Lượng phát thải giảm (MtCO2) Xây dựng 3 0,17 3 0,17 3 0,17 3 0,17 Vật liệu xây dựng 1 0,49 1 0,49 1 0,49 1 0,49 Ximăng 3 2,61 3 2,61 3 2,61 3 2,61 Dệt may 2 0,08 2 0,08 2 0,08 2 0,08 Hộ gia đình 8 14,80 9 16,22 9 16,22 9 16,22 Giấy và bột giấy 2 0,19 2 0,19 2 0,19 2 0,19 Sản xuất điện 0 0 1 15,49 3 17,96 9 61,23 Sắt, thép 2 0,09 3 0,22 3 0,22 3 0,22 Giao thông đường bộ 1 3,45 1 3,45 1 3,45 1 3,45 (Nguồn: [5]) 74 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017 Bên cạnh việc giảm thiểu khí thải nhà kính, Việt Nam đang từng bước tham gia các sáng kiến cấp khu vực về tiêu dùng và sản xuất xanh. Dự án khu vực về “Thúc đẩy tiêu dùng và tham gia sản xuất các sản phẩm xanh thông qua mua sắm công bền vững và nhãn sinh thái” đã hoàn thiện. Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam đã triển khai thành công chương trình đánh giá sản xuất sạch tại trên 30 tỉnh thành với hơn 400 doanh nghiệp. Cùng với việc xây dựng kế hoạch sản xuất sạch hơn thì chương trình Dán nhãn sinh thái đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai từ năm 2010. Bảng 3. Danh sách các sản phẩm được chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam STT Sản phẩm Công ty Mã số Hiệu lực 1 Bột giặt Tide Công ty TNHH Procter & Gramble Số 52/QĐ- TCMT-2011 18/01/2011 đến 18/01/2014 2 - Bóng đèn huỳnh quang compact (33 loại) - Bóng đèn huỳnh quang ống thẳng (10 loại) - Bóng đèn double wing (3 loại) Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang Số 1228/QĐ- TCMT-2014 10/10/2014 đến 10/10/2017 3 Sơn phủ dùng trong xây dựng: - Majestic Pearl Silk - Jotashield Công ty TNHH Sơn Jotun Việt Nam Số 83/QĐ- TCMT-2014 20/2/2014 đến 20/2/2017 4 Máy in: - Fuji Xerox DocuPrint P355d - Fuji Xerox DocuPrint P355db Văn phòng đại diện Fuji Xerox Asia Pacific Pte Ltd. Số 512/QĐ- TCMT-2014 29/5/2014 đến 29/5/2017 5 Sơn phủ dùng trong xây dựng: - Majestic đẹp hoàn hảo - bóng sang trọng - Majestic đẹp hoàn hảo - mờ cổ điển Công ty TNHH Sơn Jotun Việt Nam Số 599/QĐ- TCMT-2014 20/6/2014 đến 20/6/2017 6 Bình ắc quy GS, bình ắc quy Yuasa Công ty TNHH Ắc quy GS Việt Nam 1634/QĐ- TCMT-2016 01/11/2016 đến 01/11/2019 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Nhãn xanh Việt Nam được kỳ vọng là công cụ để nhà sản xuất qua đó khẳng định trách nhiệm của mình đối với xã hội và môi trường, nâng cao thị phần và lợi nhuận cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có thể nói rằng, Nhãn xanh Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho sự gặp nhau giữa các nhu cầu của nhà sản xuất, người tiêu dùng và Nhà nước trong mục tiêu hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững củng cố cho tiến trình xây dựng nền “kinh tế xanh” tại Việt Nam. Việc thừa nhận nhãn sinh thái giữa các quốc gia sẽ mang lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp tham gia chương trình này vì khi đó sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đã dán Nhãn xanh sẽ được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu. 2.3. Tình hình phát triển và thực trạng sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp Việt Nam theo chiến lược tăng trưởng xanh 2.3.1. Tình hình phát triển doanh nghiệp Năm 2016, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội chỉ đạt 6,21%, thấp hơn so với mức 6,88% của năm 2015 và chưa đạt được mục tiêu 6,7% đề ra. Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, cũng như nền kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, mức tăng trưởng này có thể coi là đáng khích lệ. Ngoài ra, năm 2016 còn ghi nhận số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập đạt mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, với 110.100 doanh nghiệp mới, đưa số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập cán mốc 1 triệu doanh nghiệp [4]. Sự phát triển của doanh nghiệp đã thể hiện hai xu hướng khác nhau. Nếu những năm 2007- 2011, các chỉ số phản ánh tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp, số lượng lao động, tổng tài sản và doanh thu đạt mức khá cao thì đến giai đoạn 2012-2015, tốc độ tăng của các chỉ tiêu này giảm mạnh và không đồng nhất cho thấy sự mất cân đối trong phát triển. 75 NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017 Chất lượng và tính chất bền vững của tăng trưởng kinh tế vẫn còn đáng lo ngại. Việc tăng trưởng kinh tế sử dụng và dựa vào quá nhiều về tài nguyên, năng lượng khai thác triệt để dẫn tới nguy cơ cạn kiệt và đang trở thành thách thức lớn cho doanh nghiệp. Trước thực trạng này thì yêu cầu cấp thiết đặt ra cho doanh nghiệp là cần xây dựng cho mình giải pháp phát triển bền vững hơn và tăng trưởng xanh chính là nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển doanh nghiệp nhanh, hiệu quả. 2.3.2. Thực trạng sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp Việt Nam theo chiến lược tăng trưởng xanh Để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình vì nó là chìa khóa dẫn đến thành công của tất cả các doanh nghiệp. Để tạo ra lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp phải có nguồn lực phù hợp. Vì vậy, một yêu cầu cấp bách cho DNVN là họ phải nhận dạng, nuôi dưỡng và phát triển các nguồn lực có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh cho mình một cách bền vững để có thể cạnh tranh được trên thị trường nội địa và từng bước trên thị trường quốc tế. 2.3.2.1. Kết quả đạt được a. Nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn Cùng với những mục tiêu phát triển chung của quốc gia về tăng trưởng xanh, cộng đồng doanh nghiệp được xem là một nhân tố quan trọng, góp phần vào việc xây dựng một nền kinh tế tăng trưởng xanh và bền vững ở Việt Nam. Trong giai đoạn trên, tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế đã tăng gần 5 lần, từ 4,8 triệu tỷ đồng năm 2007 lên 23,6 triệu tỷ đồng năm 2015, với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 22,6%. Đứng trước thách thức về nguồn vốn như vậy, việc hoàn thiện và phát triển hệ thống “tài chính xanh” trong hệ thống ngân hàng là một yêu cầu cấp thiết. Hệ thống tài chính xanh cần chỉ rõ được vai trò và năng lực của ngành tài chính trong phân bổ và quản lý sử dụng ngân sách nhà nước nhằm thúc đẩy sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Bộ Tài chính đã ban hành quy chế mua sắm công xanh, trong đó chi mua sắm sử dụng nguồn ngân sách nhà nước phải ưu tiên hàng hóa dán nhãn sinh thái, hàng hóa có khả năng tái chế, riêng các phương tiện giao thông cơ giới mua bằng kinh phí công từ năm 2017 phải đạt tiêu chuẩn khí thải Euro; ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường, thúc đẩy tăng trưởng xanh. Hiện nay, một số ngân hàng đã triển khai các gói hỗ trợ tín dụng xanh hỗ trợ doanh nghiệp như: Năm 2015, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hợp tác với Công ty VWS tài trợ 90 triệu USD cho dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước tại TP. Hồ Chí Minh, và làm đầu mối giải ngân 620 triệu USD cho 04 dự án tài chính nông thôn do World Bank (WB) tài trợ từ năm 1999 đến nay. Cùng với BIDV, 03 ngân hàng 4801 6293 8779 12121 14863 16101 18786 21251 23638 52 31 39.5 38.2 22.6 8.3 16.7 13.1 11.2 0 10 20 30 40 50 60 0 5000 10000 15000 20000 25000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng nguồn vốn (nghìn tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn (%) Hình 1. Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp giai đoạn 2007-2015 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 76 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017 là Agribank, Sacombank và Vietcombank đã tham gia cho vay thí điểm các dự án kinh doanh năng lượng tái tạo, xử lý tái chế rác thải môi trường, giảm thiểu các tác hại từ biến đổi khí hậu mang lại với tổng giá trị lên đến 2.000 tỷ đồng. Tháng 7/2016, Ngân hàng Nhà nước cùng với WB đã ký kết hiệp định pháp lý cho 3 dự án chính sách phát triển về quản lý kinh tế và năng lực cạnh tranh; chính sách phát triển về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh và dự án cấp nước, xử lý nước thải đô thị. Tổng giá trị của 03 dự án là 371 triệu USD. Bên cạnh đó, IFC đã phối hợp với các ngân hàng của Việt Nam như Techcombank và Vietinbank xây dựng chương trình tín dụng tiết kiệm năng lượng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với tổng giá trị gần 63 triệu USD. Một số ngân hàng lớn như Vietinbank, ACB, Sacombank... cũng đã triển khai các hoạt động cho vay có bảo lãnh cho các dự án thân thiện môi trường do Quỹ Ủy thác tín dụng xanh (GCTF) của Chính phủ Thụy Sỹ thành lập tại Việt Nam tài trợ. Nguồn tài chính nhà nước tài trợ cho các dự án thân thiện môi trường chủ yếu được thông qua các quỹ như: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội, Quỹ Giảm thiểu ô nhiễm TP. Hồ Chí Minh... Các quỹ này cho các dự án xử lý chất thải, phòng ngừa khắc phục sự cố môi trường, triển khai công nghệ thân thiện môi trường... vay vốn với mức lãi suất ưu đãi. Thông qua tài chính xanh, các doanh nghiệp có cơ hội ưu tiên để dành được kinh phí thỏa đáng trong thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh. b. Chất lượng và hiệu quả sử dụng lao động Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mối tương quan giữa doanh thu mà người lao động mang lại cho doanh nghiệp và thu nhập của người lao động sẽ phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. 7.2 7.9 8.7 9.8 10.9 11.1 11.6 12.1 12.9 16 9 9.9 13.4 10.8 1.7 4.3 4.6 6.2 0 5 10 15 20 0 2 4 6 8 10 12 14 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Lao động (triệu người) Tăng trưởng lao động (%) Hình 2. Tăng trưởng lao động trong doanh nghiệp giai đoạn 2007-2015 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Sự phát triển về số lượng doanh nghiệp đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Số lượng lao động trong khu vực doanh nghiệp đã tăng hơn 1,7 lần với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 7,5%/ năm, bằng một nửa so với tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp trong cùng thời kỳ. Tại Việt Nam, tăng trưởng xanh tuy đã được nhiều địa phương quan tâm, nhiều doanh nghiệp ứng dụng song chưa thành xu thế do tầm quan trọng của tăng trưởng xanh chưa được thực sự đề cao so với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, số đông người lao động và doanh nghiệp chưa có nhận thức đầy đủ về sự cấp thiết của tăng trưởng xanh. c. Công nghệ và xu hướng sử dụng Việc tăng trưởng “nóng” về kinh tế và phát triển ồ ạt các doanh nghiệp cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên. Nguyên nhân là do trình độ công nghệ của các doanh nghiệp nước ta hiện nay còn lạc hậu, chậm đổi mới, hiệu quả kinh tế thấp. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã từng bước tạo lập khung pháp lý, hình thành cơ chế chính 77 NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017 sách để thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ theo hướng phát triển xanh qua việc ban hành hệ thống các luật: Luật Khoa học công nghệ (ra đời năm 2000, sửa đổi năm 2013), Luật Chuyển giao công nghệ (2006); Luật Công nghệ cao (2008); Luật Sử dụng năng lượng, tiết kiệm và hiệu quả (2010) Các luật này đã tạo hành lang và thủ tục thuận lợi để doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu còn phổ biến, năng suất lao động thấp, sức cạnh tranh không cao, hiệu quả sử dụng các nguồn lực thấp; công nghệ sản xuất năng lượng tái tạo chưa phát triển; trình độ phát triển khoa học, công nghệ (nhất là hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và chuyển giao công nghệ) còn thấp. Theo các cuộc điều tra trong các ngành công nghiệp gần đây, trình độ công nghệ nói chung của hầu hết các ngành còn khá hạn chế. Một lượng không nhỏ thiết bị sản xuất hiện tại trong các cơ sở sản xuất sử dụng các công nghệ phổ biến của những thập niên 80, 90 thậm chí là 70 của thế kỷ 20, hàm lượng công nghệ mới, công nghệ sạch thấp. Bảng 4. Xu hướng sử dụng công nghệ xanh tại một một số ngành công nghiệp TT Ngành Công đoạn áp dụng công nghệ xanh 1 Dệt may (1) Sử dụng công nghệ nhuộm dung tỷ thấp; (2) Sử dụng thuốc nhuộm có độ tận trích cao; (3) Sử dụng công nghệ nhuộm cuộn ủ lạnh; (4) Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp thay cho than và dầu FO cho nồi hơi; (5) Sản xuất sản phẩm dệt may thân thiện với môi trường. 2 Da giày (1) Công nghệ thuộc crom với mức tiêu thụ nước thấp; (2) Công nghệ thuộc thân thiện môi trường như thuộc tanin thảo mộc; (3) Công nghệ thuộc khan; (4) Công nghệ thuộc thay thế một phần crom, công nghệ tuần hoàn dịch thuộc crom. 3 Giấy (1) Công nghệ thu hồi hóa chất và nấu liêu tục trong sản xuất bột; (2) Công nghệ đồng phát điện trong khâu phụ trợ; (3) Công nghệ tái chế giấy; (4) Công nghệ tuần hoàn 100% nước thải xeo. 4 Bia (1) Công nghệ sản xuất bia sử dụng ít nước; (2) Công nghệ thu hồi nhiệt từ công đoạn nấu; (3) Sử dụng nồi hơi đốt gas, kết hợp sử dụng biogas từ hệ thống xử lý nước thải; (4) Nồi hơi sử dụng phụ phẩm nông nghiệp thay cho than và dầu FO; (5) Xử lý nước thải theo công nghệ ủ biogas thu hồi năng lượng cấp nồi hơi hoặc công nghệ thẩm thấu ngược (RO) để tuần hoàn nước thải về sản xuất. 5 Thiết bị điện (1) Công nghệ sản xuất quạt điện không sử dụng hóa chất độc hại; (2) Công nghệ mạ không sử dụng crom và xianua (3) Công nghệ sản xuất ra các sản phẩm sử dụng năng lượng hiệu quả. 6 Hóa chất (1) Công nghệ sản xuất phân bón NPK cơ khí và tự động hóa; (2) Sử dụng công nghệ áp suất thấp, khí hoá than cám trong sản xuất đạm ure; (3) Công nghệ sản xuất phân hữu cơ, phân bón và pin thân thiện môi trường; (4) Công nghệ sản xuất các sản phẩm hóa học thân thiện môi trường. 7 Khai thác và chế biến than (1) Hạn chế, kiểm soát và giảm dần khai thác lộ thiên; (2) Sử dụng công nghệ khai thác than hầm lò có thu hồi khí metan; (3) Cơ giới hóa công nghệ đào lò thay cho nổ mìn và sử dụng máy combai; (4) Sử dụng công nghệ vận chuyển than bằng băng tải thay cho sử dụng goòng, tàu điện; (5) Tăng hiệu suất tuyển than để tận thu than; (6) Sử dụng công nghệ sàng khử nước. 8 Nhiệt điện (1) Công nghệ nhiệt điện sử dụng toàn bộ hoặc một phần năng lượng sạch như biomass, năng lượng mặt trời; (2) Công nghệ nhiệt điện than hiệu suất cao, phát thải thấp, công nghệ đốt than nghiền siêu tới hạn và công nghệ chu trình hỗn hợp khí hóa than phát điện; (3) Công nghệ thu hồi và lưu giữ cacbon. (Nguồn: [12]) Để phát triển đất nước bền vững, công nghệ xanh sẽ là nhân tố quyết định cho việc tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy phát triển bền vững; giảm sử dụng năng lượng hóa thạch. Do đó, các doanh nghiệp cần tăng cường năng lực về đổi mới công nghệ và tính cạnh tranh của công nghệ xanh trong nước cũng như trên trường quốc tế. 2.3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên thì việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp theo định hướng chiến lược xanh hiện đang đứng trước những hạn chế như sau: Thứ nhất, nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh của doanh nghiệp chưa đủ. Có thể nhận 78 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017 thấy hiện nay doanh nghiệp chưa có nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng xanh, hoặc nếu có thì còn thiếu thông tin để tiếp cận tín dụng xanh của ngân hàng. Trong khi đó, muốn thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một nguồn vốn lớn tập trung cho các dự án xanh. Tuy nhiên, từ trước tới nay các ngân hàng chưa có giải pháp riêng hỗ trợ cho xu hướng tăng trưởng xanh. Hơn nữa, để đảm bảo tăng trưởng xanh được bền vững, cơ chế, chính sách phải thiết lập đầy đủ, thống nhất, đồng bộ và phù hợp thực tiễn, góp phần phát triển tín dụng xanh. Thứ hai, hạn chế về nguồn nhân lực chất lượng cao và thiếu nhận thức về tăng trưởng xanh. Tăng trưởng xanh là hướng đi mới trên thế giới đã được giới thiệu cách đây khoảng 8-10 năm, tuy nhiên doanh nghiệp tại Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện cả về thể chế, chính sách, huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện, cũng như cách thức nâng cao nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp. Nhận thức chung về kinh tế xanh của nguồn nhân lực còn rất hạn chế do thói quen sản xuất và tiêu dùng còn lạc hậu so với yêu cầu của tăng trưởng xanh - chủ yếu quan tâm đến giá cả, tính an toàn của sản phẩm đối với cá nhân người tiêu dùng mà chưa tính đến lợi ích cho môi trường chung của cộng đồng. Thứ ba, trình độ công nghệ thấp, lạc hậu, chưa tương xứng với tiềm năm phát triển. Trình độ công nghệ nói chung của doanh nghiệp còn khá hạn chế, hàm lượng công nghệ mới, công nghệ sạch thấp. Hầu hết các doanh nghiệp tiềm lực kinh tế còn hạn hẹp, chưa mạnh dạn “đầu tư mạo hiểm” để tạo ra bước đột phá trong sản xuất và kinh doanh. Trong cấu trúc doanh nghiệp nước ta chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực đổi mới công nghệ thấp, nên việc thay đổi hoặc đổi mới công nghệ gặp không ít khó khăn. Chi cho đầu tư nâng cấp, cải tiến công nghệ còn hạn chế. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tuy đóng góp cao vào tăng trưởng, đầu tư và xuất khẩu nhưng ít tương tác với khu vực doanh nghiệp trong nước, chuyển giao công nghệ không đáng kể, chưa thực sự tận dụng cho tăng trưởng xanh ở doanh nghiệp. 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP THEO CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH Năm 2017, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ có nhiều khởi sắc hơn khi độ trễ các chính sách điều hành kích thích tăng trưởng năm 2016 phát huy tác dụng. Những yếu tố quan trọng có thể khuyến khích thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam như: việc thực hiện các hiệp định thương mại với lộ trình cắt giảm thuế quan sâu rộng hơn với nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, sự cải thiện về môi trường kinh doanh. Việc thông qua Luật Quy hoạch, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và nhiều chính sách cải cách quan trọng như thực thi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sẽ là những yếu tố quan trọng, tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Để thực hiện thành công các định hướng mà Chính phủ đã đề ra, các doanh nghiệp cần triển khai giải pháp kinh doanh xanh hướng tới một nền kinh tế xanh và phát triển bền vững. Thứ nhất, tài chính xanh - giải pháp nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng xanh Thực tế, việc triển khai các gói tín dụng xanh gặp phải một số rào cản: (1) Doanh nghiệp chưa có nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng xanh của ngân hàng; (2) Thiếu các thông tin về các sản phẩm tín dụng xanh của ngân hàng; (3) Thời gian xin cấp tín dụng xanh dài, các thủ tục vay vốn phức tạp; (4) Thiếu tài sản đảm bảo do hầu hết các doanh nghiệp đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ những bất cập trong triển khai các gói tín dụng xanh, bản thân các doanh nghiệp cần đề ra các giải pháp tháo gỡ “nút thắt” tín dụng xanh bằng cách: - Doanh nghiệp cần tìm hiểu các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về lãi suất, thủ tục vay vốn, tài sản đảm bảo để tăng cường đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường. - Cần nâng cao nhận thức về các sản phẩm tín dụng xanh của ngân hàng với những bước đi cụ thể thông qua tổ chức đào tạo, tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao ý thức sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. - Tăng cường sự kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp để tìm kiếm các nhu cầu đầu tư xanh. Các doanh nghiệp khi tiếp cận các nguồn vốn cần tích cực tham gia các dự án xanh và sản xuất sản phẩm xanh, cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Trong dài hạn, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể giảm chi phí về năng lượng và chi phí sản xuất, từ đó gia tăng lợi nhuận. Nhờ đó, môi trường sinh thái của quốc gia không bị đe dọa, tránh được các chi phí lớn cho việc giải quyết hậu quả về môi trường. 79 NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017 Thứ hai, nhân lực xanh - tiềm lực phát triển chiều sâu cho tăng trưởng xanh Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao và thiếu nhận thức về tăng trưởng xanh là điểm yếu đặc biệt đối với doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay khi các công ty mong muốn thu hút nguồn vốn và tìm kiếm khách hàng, đối tác từ nước ngoài. Vì vậy, để có thể thực hiện phát triển bền vững qua tăng trưởng xanh cần: - Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là phục vụ tăng trưởng xanh, xây dựng cơ chế chính sách để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài xây dựng các cơ sở đào tạo chất lượng cao, đa ngành. - Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản trị, điều hành trong nền kinh tế xanh, ngành sản xuất xanh cho đội ngũ cán bộ quản trị công và doanh nghiệp, trước mắt là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, hoạch định chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. - Phát triển nguồn nhân lực cho tăng trưởng xanh trên cơ sở nghiên cứu, lựa chọn đưa các nội dung về tăng trưởng xanh, công nghệ xanh, khai thác tài nguyên bền vững... vào các cấp học và bậc học. Thứ ba, công nghệ xanh - nhân tố quyết định cho tăng trưởng xanh So với các nước trong khu vực hiện nay thì tốc độ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chậm và chưa được chú trọng. Nguyên nhân là do nhận thức về đổi mới công nghệ còn hạn chế, các doanh nghiệp chưa nhận thấy lợi ích lâu dài của việc đổi mới công nghệ. Do đó, giải pháp quan trọng là cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách về đổi mới công nghệ theo hướng phát triển xanh, sạch. Tăng cường nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về đổi mới công nghệ. Hình thành các cơ chế, chính sách, chương trình đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về kỹ thuật công nghệ, thân thiện với môi trường. Thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp trong phát triển chuyển giao khoa học, kỹ thuật. 4. KẾT LUẬN Quá trình tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua đã dựa trên các nguồn lực cơ bản như vốn, nhân lực và công nghệ. Tuy nhiên, người lao động và doanh nghiệp còn thiếu nhận thức về vấn đề tăng trưởng xanh dẫn đến việc sử dụng các nguồn lực theo hướng tăng trưởng xanh có hiệu quả chưa cao. Vì vậy, để đạt được các mục tiêu trong chiến lược của Chính phủ về tăng trưởng xanh và đảm bảo phát triển bền vững thì doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới giải pháp tài chính xanh, nhân lực xanh và công nghệ xanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chính phủ (2012). Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020. [2]. Chính phủ (2012). Phê duyện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. [3]. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2016). Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2015. NXB Thông tin và Truyền thông [4]. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2017). Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2016. NXB Thông tin và Truyền thông. [5]. CIEM, DoE, ILSSA (2014). Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2013. NXB Tài chính. [6]. Nguyễn Thu Hà (2017). Chương trình nhãn xanh Việt Nam - Hội thảo: Chiến lược thương hiệu gắn với doanh nghiệp. [7]. Phạm Hồng Mạnh (2014). Tăng trưởng xanh tại Việt Nam: nhìn từ quá trình sử dụng năng lượng và mức phát thải khí CO2. Tạp chí Science & Technology Development, Vol 17, No. Q3, tr. 14-25. [8]. Hồ Hạnh Mỹ (2016). Tài chính xanh cho tăng trưởng và phát triển bền vững tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học & Đào tạo ngân hàng, số 171, tr. 23-30. [9]. Đinh Đức Trường (2015). Quản lý môi trường tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 30, số 5, tr. 46-55. [10]. Bùi Quang Tuấn, Hà Huy Ngọc (2015). Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia sau ba năm thực hiện: Kết quả và thách thức. Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số 8(232), tr. 34 - 43. [11]. OECD (2014). Green Growth Indicators, OECD Green Growth Studies. OECD Publishi (http:// dx.doi.org/10.1787/9789264202030-en.) [12]. com/2015/09/28/cong-nghe-sach-o-viet-nam-hien- trang-va-xu-huong-phat-trien

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftang_truong_xanh_giai_phap_phat_trien_ben_vung_cho_doanh_ngh.pdf
Tài liệu liên quan