Waterfalls and river rapids are the forms of natural resources which play significant role for socio-economic development
and they are related to the scientific and technical fields such as Geology, Geomorphology, Geography, Hydrology, Hydro
Power, Water resources, Fisheries, Natural resources and Environment and Tourism, etc. The characteristics of the territory of
Vietnam are three-quarters of mountainous areas with the humid tropical monsoon climate. There are 2630 rivers by 10 km of
length and over 350 waterfalls and rapids which are distributed in the territory of 38/63 provinces and cities of the country.
Waterfalls and rapids are two different physical entities which are geological/geomorphological formations or
simultaneously products of the processes of geology, geomorphology, topography and hydrology. They belong to natural
touristic resources. On the basis of classification, there are 11 types of waterfalls and rapids in Vietnam. This natural condition
is very suitable for ecological tourism development, but at present time only 15% of that potential is exploited.
11 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thác ghềnh và tiềm năng du lịch thác ghềnh ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
152
35(2), 152-162 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 6-2013
THÁC GHỀNH VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH
THÁC GHỀNH Ở VIỆT NAM
NGUYỄN NGỌC1, SÁI THỊ NGÂN2
E-mail: ngoc.cdbk@gmail.com
1Hội Địa chất Việt Nam
2Trường Cao đẳng Bách khoa Hưng Yên
Ngày nhận bài: 21 - 2 - 2013
1. Mở đầu
Thác nước và ghềnh sông (gọi tắt là thác
ghềnh) là những dạng tài nguyên thiên nhiên rất có
ý nghĩa đối với phát triển kinh tế - xã hội và liên
quan đến các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật như Địa
chất, Địa mạo, Địa lý, Thủy văn, Thủy điện, Thủy
lợi, Thủy sản, Tài nguyên và Môi trường, Du
lịch, Thác ghềnh thường có mặt ở khắp nơi trên
Trái Đất, nơi mà núi, sông trùng điệp hòa quyện
với mây trời, thiên nhiên hoang dã. Lãnh thổ nước
ta có 3/4 diện tích đất tự nhiên là địa hình đồi núi,
lại nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa, mưa nhiều nên có mật độ sông suối tương đối
cao với hệ thống thác ghềnh phát triển mạnh. Chỉ
tính riêng những con sông có chiều dài từ 10km trở
lên đã có trên 2.630 sông [3], còn thác và ghềnh thì
chưa ai thống kê được hết, nhưng số lượng của
chúng chắc chắn sẽ lớn so với số liệu thống kê sơ
bộ của các tác giả công trình này là trên 350 cái,
phân bố ở địa bàn của 38/63 tỉnh và thành phố của
cả nước [5].
Nội dung của bài viết này chỉ giới hạn trong
việc giới thiệu hệ thống thác ghềnh và tiềm năng
du lịch thác ghềnh ở Việt Nam Đây là một phần
nội dung của đề tài nghiên cứu khoa học về “Tài
nguyên du lịch Việt Nam, phần thác-ghềnh” được
các tác giả thực hiện trong thời gian vừa qua [5].
2. Khái niệm về thác ghềnh và một số vấn đề
liên quan
Ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ,
Canada, hệ thống thác ghềnh được nghiên cứu
khá chi tiết cả về lý thuyết và ý nghĩa thực tế. Ở
nước ta, tuy hệ thống thác ghềnh khá phát triển,
nhưng việc nghiên cứu, tổng hợp chúng còn ở mức
khiêm tốn. Mặc dù đã có nhiều bài viết riêng lẻ
giới thiệu về cảnh quan môi trường của từng thác
ghềnh hoặc cụm thác ghềnh ở một số địa phương,
đã có một số tác giả giới thiệu một cách sơ lược
các thác nước chính ở Việt Nam [1, 4-6, 8, 12],
nhưng cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu
khoa học nào có tính chuyên sâu, hệ thống được
thực hiện công bố.
2.1. Khái niệm về thác và ghềnh
Các thác nước, ghềnh sông là những thực thể
vật chất khác nhau tồn tại khách quan trong tự
nhiên và gắn liền với đời sống hàng ngày của nhân
dân các vùng trung du và miền núi, nhưng các từ
này cả trong một số tài liệu công bố cũng như
trong đời sống sinh hoạt thường nhật, việc sử dụng
chúng có phần dễ dãi dẫn đến nhầm lẫn, coi chúng
là một, đồng nghĩa. Cụ thể là trong các tác phẩm
“Xứ trầm hương” [8], “Khám phá Sông Đà” [4]
hay “Xuôi dòng Sông Mã” [6], có rất nhiều
ghềnh sông do lòng sông có chướng ngại vật tạo
nên, nhưng phần lớn đều được gọi là thác. Theo hệ
thống phân loại, thác và ghềnh được phân biệt rõ
ràng bởi các tiêu chuẩn khác nhau của chúng. Theo
đó, chúng có các định nghĩa như sau:
- Thác: là chỗ dòng chảy (sông, suối) bị giảm
độ cao một cách mạnh mẽ hoặc đột ngột làm cho
nước chảy từ đỉnh thác xuống dưới theo phương
thẳng đứng hoặc theo sườn dốc có độ dốc lớn.
Theo quy định chung (WorldWaterfalls.com), thác
có chiều cao từ đỉnh tới chân thác là từ 3m trở lên
và độ dốc của dòng chảy là trên 30°. Thác được
thành tạo cả ở sông và suối [11]. Thác có thể có
nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo.
153
- Ghềnh: là chỗ lòng dòng chảy (thường là
sông) có chướng ngại vật nhô cao trên mặt nước
hay nằm lơ lửng trong nước ngăn cản dòng chảy
gây hiện tượng dòng chảy bị nhiễu loạn, nước chảy
xiết tạo nên các xoáy nước làm cản trở và nguy
hiểm cho người và các phương tiện giao thông qua
lại. Cũng theo quy định chung, ghềnh có chiều cao
cột nước từ đỉnh tới chân ghềnh là < 3m và độ dốc
của dòng chảy < 30°. Ghềnh thường có chủ yếu ở
các dòng chảy là sông [11]. Ghềnh chủ yếu có
nguồn gốc tự nhiên. Bảng 1 dưới đây trình bày sự
khác nhau về tính chất của thác và ghềnh.
Bảng 1. So sánh tính chất khác nhau giữa thác và ghềnh
Thác Ghềnh
Đặc điểm chung
Đỉnh thác chảy qua gờ của vách đá rổi rơi xuống theo
phương thẳng đứng hay chảy theo sườn núi - đồi có độ
dốc >30°, cột nước cao >3m (từ đỉnh tới chân thác)
Là một phần của dòng sông, nơi có chướng ngại vật tạo
nên dòng chảy hung dữ, hỗn loạn, độ dốc < 30°, chiều cao
cột nước < 3 m (từ đỉnh tới chân ghềnh)
Hình thành
Do dòng chảy đột ngột bị đứt đoạn hoặc độ cao dòng
chảy bị thay đổi mạnh (do hoạt động địa kiến tạo nâng-hạ
vỏ Trái Đất gây nên)
Do tốc độ dòng chảy tăng mạnh làm đáy sông có cảm giác
nâng cao (do các lớp đá mềm bị phá hủy, các lớp đá cứng
nhô cao)
Được thành
tạo bởi
Các yếu tố: Dòng chảy thường xuyên hoặc theo mùa,
vách đá dốc đứng, sườn dốc, hồ nước dưới chân thác
4 yếu tố riêng biệt hoặc kết hợp: độ cao, chướng ngại vật,
tốc độ dòng chảy, chiều rộng dòng chảy bị thu hẹp
Nguồn gốc Tự nhiên và nhân tạo Chủ yếu tự nhiên
2.2. Sự thành tạo thác và ghềnh
Thác và ghềnh là các thành tạo địa chất, địa
mạo, là hệ quả của các quá trình hoạt động địa
chất, địa mạo, địa hình và thủy văn. Tùy thuộc vào
đặc điểm cấu tạo địa chất và chế độ thủy văn địa
phương mà các dòng thác có thể có cấu tạo hình
thái khác nhau: lòng dòng chảy bị đứt đoạn (ảnh 1)
hoặc liên tục theo sườn dốc (ảnh 2).
Ảnh 1. Thác Đray Nur, Đắk Lắk (lòng dòng chảy bị đứt đoạn);
Ảnh. Trịnh Minh Nhựt
Ở trường hợp thứ nhất lòng dòng chảy bị đứt
đoạn, nước rơi từ đỉnh thác xuống theo phương
thẳng đứng (trường hợp này thác được thành tạo
tương đối nhanh, do các đứt gãy kiến tạo gây nên);
Ở trường hợp thứ hai nước chảy liên tục theo địa
hình sườn dốc (trường hợp này quá trình thành tạo
thác xẩy ra rất lâu dài từ hàng trăm đến hàng ngàn
năm do dòng nước chảy theo sườn địa hình qua các
lớp đất đá có độ bền vững khác nhau, xâm thực phá
hủy chúng theo các cường độ khác nhau (đá cứng
bị phá hủy chậm, đá mềm bị phá hủy nhanh), quá
trình này diễn ra liên tục cho đến khi độ chênh của
địa hình dòng chảy đủ lớn để tạo thành thác).
Ghềnh sông là do địa hình đáy dòng chảy không
bằng phẳng, có các chướng ngại vật (đất, đá) ngăn
cản dòng chảy tạo nên. Ghềnh có thể là giai đoạn
đầu của quá trình thành tạo thác.
Ảnh 2. Thác Dơi, Lâm Đồng (dòng chảy liên tục theo
sườn dốc); Nguồn:
xinh/canh-dep/2011/02/kham-pha-thac-doi-tai-damri/
154
2.3. Vị trí của thác và ghềnh trong hệ thống phân
loại tài nguyên du lịch
Trong bảng phân loại tài nguyên du lịch, thác
và ghềnh nằm trong nhóm tài nguyên du lịch tự
nhiên, thuộc các hợp phần địa chất, địa mạo, địa
hình và là các yếu tố của các hợp phần này [10].
Về thực chất, các thác nước, ghềnh sông là các
thành tạo địa chất, địa mạo, địa hình và thủy văn và
đồng thời là sản phẩm của các quá trình hoạt động
này. Tính độc đáo, sức hấp dẫn của chúng đối với
du khách tạo nên giá trị du lịch và được sử dụng để
phát triển du lịch nên được coi là tài nguyên
du lịch.
3. Hệ thống thác ghềnh ở Việt Nam
Qua điều tra nghiên cứu, tổng hợp các nguồn
tài liệu thấy rằng hệ thống thác ghềnh ở Việt Nam
có trên 350 thác và ghềnh (chủ yếu là thác). Chúng
phân bố trên địa bàn của 38/63 tỉnh và thành phố
của cả nước, được mô tả ở các mức độ chi tiết khác
nhau và bước đầu các thác nước được phân loại
theo các tiêu chuẩn cấu tạo hình thái. Dưới đây là
một số thông tin về hệ thống thác ghềnh ở
Việt Nam.
3.1. Đặc điểm phân bố không gian
Hệ thống thác ghềnh ở Việt Nam phân bố chủ
yếu ở địa bàn của 38 tỉnh và thành phố có địa hình
miền núi và trung du. Cụ thể:
- Vùng Tây Nguyên: Trên địa bàn 05 tỉnh của
vùng này là Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia
Lai và Kon Tum có trên 80 thác và ghềnh, trong đó
có nhiều thác nước to đẹp, hùng vĩ và thơ mộng.
Nhiều thác đã và đang được khai thác phục vụ hoạt
động du lịch. Tây Nguyên được coi là “bảo tàng
của các thác nước” Việt Nam vì chúng rất phong
phú và đa dạng.
- Vùng Tây Bắc: Là nơi có dãy núi Hoàng Liên
Sơn được mệnh danh là “nóc nhà của Đông
Dương”, các thác nước ở đây thường có độ cao lớn
nhất so với các nơi khác. Chỉ tính riêng trên địa
bàn của các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên
Bái và Hòa Bình thì số lượng thác và ghềnh là trên
40 cái. Những thác nước ở đây còn đầy vẻ hoang
sơ, huyền bí, rất hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, vì
hạ tầng cơ sở còn kém phát triển, đường đi lại khó
khăn nên hoạt động du lịch ở đây phát triển chưa
mạnh (trừ địa bàn tỉnh Lào Cai).
- Vùng núi Đông Bắc có khoảng 60 thác ghềnh,
phần lớn là các thác nhỏ và trung bình, nhưng có
cảnh quan hấp dẫn riêng của làng quê thanh bình,
yên tĩnh và có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống có
các phong tục tập quán độc đáo, lễ hội bốn mùa.
Mặc dù vậy, du lịch thác ghềnh ở đây chưa phát
triển mạnh vì hạ tầng cơ sở cũng còn kém
phát triển.
- Vùng Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh từ Thanh
Hóa đến Quảng Trị thuộc dãy núi Bắc Trường Sơn
có trên 35 thác và ghềnh. Phần lớn chúng thuộc
loại nhỏ, một số ít thuộc loại trung bình, lại thường
phân bố ở các địa hình hiểm trở, đường đi lại khó
khăn nên hoạt động du lịch còn rất hạn chế.
- Vùng Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng vào đến
Ninh Thuận, Bình Thuận có trên 65 thác và ghềnh.
Phần lớn chúng có quy mô nhỏ và vừa, một số
trong chúng cũng đã và đang được khai thác phục
vụ du lịch. Đặc biệt là ở các tỉnh Ninh Thuận và
Bình thuận, nơi có khí hậu khô hạn nhất Việt Nam
thì sự có mặt của các thác nước là một ưu đãi lớn
của thiên nhiên dành cho cộng đồng cư dân nơi
đây.
- Vùng Đông Nam Bộ: Trên địa bàn các tỉnh
Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu có trên
20 thác ghềnh. Phần lớn chúng có quy mô nhỏ và
trung bình, nhưng có cảnh quan thiên nhiên đẹp,
khí hậu thích hợp cho các hoạt động du lịch, cơ sở
hạ tầng tương đối phát triển nên đa số các thác
ghềnh ở đây đã và đang được khai thác phục vụ
du lịch.
- Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang có 2
thác. Đây là đảo duy nhất trong số gần 3.000 hòn
đảo ở thềm lục địa Việt Nam có thác nước. Chúng
nằm trong Vườn quốc gia Phú Quốc, có cảnh quan
môi trường đẹp nên hoạt động du lịch khá
phát triển.
Địa phương có nhiều thác ghềnh nhất là tỉnh
Lâm Đồng có trên 30 cái; địa phương có ít nhất là
01 cái, đó là các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Cao
Bằng, Hà Giang, và Vĩnh Phúc; các tỉnh khác có từ
2 đến trên dưới 10 cái.
3.2. Phân loại thác ghềnh ở Việt Nam
Thác và ghềnh trên thế giới được nghiên cứu
khá chi tiết [2, 7, 11]. Các tiêu chuẩn phân loại
ghềnh hầu như được mọi người thống nhất, nhưng
đối với thác thì các tiêu chuẩn phân loại vẫn còn có
những tranh luận nên hiện tồn tại một số bảng phân
loại khác nhau. Ở Việt Nam chưa có công trình nào
đề cập đến phân loại cả thác và ghềnh. Vì ghềnh
còn ít tài liệu và ít được nghiên cứu nên chưa có
155
phân loại, nhưng đối với thác thì đã có sự thử
nghiệm đầu tiên. Đó là trên cơ sở nghiên cứu đặc
điểm cấu tạo hình thái của trên 300 thác nước,
bước đầu các tác giả bài báo này đề xuất bảng phân
loại thác nước gồm 11 kiểu, đó là: thác đổ (hay
thác lao), thác đuôi ngựa, thác dạng đập tràn, thác
dạng mành mành (hay dạng màn che), thác phân
đoạn (hay phân nhánh), thác dốc lao, thác trượt,
thác phân bậc, thác tràn - phủ, thác hỗn hợp và kiểu
thác dồn ứ. Mỗi kiểu có các đặc điểm riêng, tiêu
chuẩn riêng. Trên thực tế, số kiểu thác còn có thể
lớn hơn và chúng sẽ được bổ sung theo thời gian khi
có đủ tài liệu. Phân loại thác và ghềnh có ý nghĩa
quan trọng đối với hoạt động phát triển du lịch, phục
vụ cho việc tổ chức và thiết kế tour, quyết định quy
mô phát triển các cơ sở hoạt động du lịch, xây dựng
các sản phẩm du lịch, Dưới đây là đặc điểm của
các kiểu thác nước ở Việt Nam.
- Kiểu thác đổ hay thác lao: Đỉnh thác là gờ
vách đá, nước từ đỉnh đổ xuống chân thác theo
phương thẳng đứng, dòng thác không tiếp xúc với
vách đá gốc, dưới đỉnh thác thường có hang động
hoặc mái đá, chân thác thường có ao hồ (ảnh 3).
Ảnh 3. Thác Ia Nhí, Gia Lai (Kiểu thác đổ hay thác lao); Nguồn:
- Kiểu thác đuôi ngựa: Khác với kiểu thác đổ ở
chỗ đỉnh thác là một khe rãnh, phần trên của dòng
thác tiếp xúc với vách đá gốc, phần dưới rơi tự do
và hơi loe rộng, trông từ xa giống như đuôi con
ngựa, ở chân thác cũng có ao hoặc hồ nước
(ảnh 4).
Hình 4. Thác Tà Gụ, Khánh Hòa (Kiểu thác đuôi ngựa);
Ảnh: Hồ Xuân Sĩ Nguyên
- Kiểu thác dốc lao: Nước chảy từ đỉnh xuống
chân thác theo sườn địa hình có góc dốc lớn hơn
45°, trông giống như đường lao gỗ từ trên đỉnh núi
xuống dưới (ảnh 5).
Ảnh 5. Thác Bay, Đắk Lắk (Kiểu thác dốc lao);
Ảnh: Đỗ Tuấn Hưng
156
- Kiểu thác dạng mành mành (hay dạng màn
che): Nước từ đỉnh thác rơi xuống dưới ở dạng các
tia hay chùm tia nước nhỏ, trông từ xa giống như
chiếc mành mành che cửa hay màn che cửa
(ảnh 6).
Ảnh 6. Thác Prenn Đà Lạt, Lâm Đồng (Kiểu thác dạng
mành mành, màn che); Ảnh: Ngọc Viên
- Kiểu thác dạng đập tràn: Thác thường có
chiều rộng lớn hơn chiều cao, nước từ đỉnh thác
chảy tràn qua gờ của vách đá dựng đứng rơi xuống
dưới trông như kiểu đập tràn (ảnh 7). Kiểu thác
này được hình thành do lòng dòng chảy bị đứt
đoạn gây nên bởi hoạt động kiến tạo đứt gãy làm
dòng chảy đứt đôi, trong đó phần thượng nguồn ở
trên cao, còn phần hạ nguồn hạ xuống thấp. Biên
độ nâng-hạ giữa hai phần này càng cao thì thác
nước càng hùng vỹ.
Ảnh 7. Thác Đray Sáp, Đắk Nông (Kiểu thác dạng đập
tràn); Ảnh: Trịnh Minh Nhựt
- Kiểu thác phân đoạn (hay phân nhánh): Từ
dòng chảy chính, thác phân chia thành một số đoạn
chảy song song hoặc gần như song song với nhau,
hay xiên chéo (ảnh 8). Trường hợp chỉ có hai dòng
chảy song song với nhau thì thác được gọi là
thác đôi.
Ảnh 8. Thác Trắng, Quảng Ngãi (Kiểu thác phân đoạn); Nguồn:
- Kiểu thác trượt: kiểu thác trượt là kiểu mà
dòng thác chảy trên sườn dốc có góc dốc nhỏ hơn
45°, trông giống như cầu trượt ở vườn trẻ (ảnh 9).
Ảnh 9. Thác Khoang Xanh - Suối Tiên, Hà Tây cũ
Kiểu thác trượt); Nguồn:
6664&/Khoang-Xanh-Suoi-Tien.csv
- Kiểu thác phân bậc: Dòng thác chảy từ đỉnh
xuống chân thác qua nhiều bậc (hoặc cấp) địa hình
(ảnh 10). Trường hớp thác có nhiều bậc gọi là thác
đa bậc hoặc đa cấp.
Ảnh 10. Thác Đray K’nao, Đ.Lắk (Kiểu thác phân bậc);
Ảnh: Đỗ Tuấn Hưng
157
- Kiểu thác tràn - phủ: Từ dòng chảy chính
tương đối hẹp của thác, dưới áp lực của dòng chảy
ở phía thượng nguồn nước phụt ra chảy tràn lan và
phủ kín bề mặt địa hình ở phía hạ nguồn (ảnh 11).
Ảnh 11.Thác Bản Ba, Tuyên Quang;
(Kiểu thác tràn hay thác phủ); Nguồn:
- Kiểu thác hỗn hợp: là kiểu trên dòng chảy của
thác, trong đó mỗi đoạn có một kiểu cấu tạo hình
thái khác nhau, ảnh 12 cho thấy: thác có ít nhất hai
bậc, ở bậc trên dòng chảy kiểu phân đoạn (có hai
dòng chảy), ở bậc dưới dòng chảy dạng đuôi ngựa.
Ở chân dòng thác của mỗi bậc đều có ao hoặc
hồ nước.
Ảnh 12. Thác Bạc, Hòa Bình; (Kiểu thác hỗn hợp);
Nguồn:
709/chinh-phuc-cuu-thac-tu-son-147373.aspx
- Kiểu thác dồn ứ: là kiểu thác mà dòng chảy có
độ dốc thường không lớn, nhưng lòng dòng chảy bị
thu hẹp bởi các khối đá từ một hoặc cả hai bên bờ
nhô ra về phía giữa dòng khiến cho nước ở thượng
nguồn đổ về không thoát kịp, dồn ứ lại và dâng lên
cao rồi đổ xuống tạo thành thác. Kiểu thác này chỉ
xuất hiện vào mùa mưa lũ hay vào những đợt mưa
to dài ngày. Dòng chảy của thác kiểu này có thể là
thường xuyên như ở Thác Cá (thượng nguồn Sông
Chảy, Lào Cai), hay dòng theo mùa như ở Thác
Đẫng (Tuyên Quang).
3.3. Hiện trạng hoạt động du lịch thác ghềnh ở
Việt Nam
- Về các loại hình du lịch: liên quan đến thác và
ghềnh trên thế giới có nhiều loại hình du lịch khác
nhau, nhưng ở Việt Nam hiện mới phát triển chủ
yếu là du lịch tham quan, du lịch văn hóa - lễ hội
kết hợp tham quan thác; ngoài ra còn có du lịch
nghỉ dưỡng (trong các khu du lịch có thác ghềnh),
du lịch cắm trại, tắm thác, câu cá, du lịch thể thao,
du lịch mạo hiểm, đặc biệt là du lịch thể thao và
du lịch mạo hiểm (vượt thác, ghềnh) mới bắt đầu
phát triển ở dạng thử nghiệm ở một số nơi như
Lâm Đồng (khu vực Đà Lạt) và Yên Bái (khu vực
Ngòi Thia) từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX
và những năm đầu của thế kỷ XXI.
- Về tổ chức hoạt động du lịch: Phần lớn các
hoạt động du lịch thác ghềnh ở Việt Nam còn
mang tính tự phát do chưa có điều kiện tổ chức như
hạn chế về cơ sở hạ tầng (đường giao thông kém
phát triển), về cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn đầu tư
trừ một số thác nước đẹp, thuận lợi về giao thông,
được các tổ chức hoặc tư nhân đầu tư xây dựng
như thác Thăng Thiên, Cửu thác Tú Sơn (Hòa
Bình), Thác Đa (Hà Tây cũ/Hà Nội mới), Thác Bay
(Khánh Hòa), thác Giang Điền, Thác Mai (Đồng
Nai); thác Bạc (Sa Pa, Lào Cai); thác A Nôr (Thừa
Thiên - Huế), thác Gia Long (Đăk Nông); các thác
Đăm B’ri, thác Pongour, thác Prenn, thác Voi, thác
Liliang (Lâm Đồng), thác Krông Pha (Ninh
Thuận),...
- Về số lượng thác ghềnh có hoạt động du lịch:
Trong số trên 350 thác và ghềnh đã được thống kê
và mô tả thì mới chỉ có khoảng trên dưới 15% (chủ
yếu là thác) là có hoạt động du lịch ở các mức độ
và quy mô khác nhau (số thác hoạt động du lịch có
tổ chức chính quy, hiện đại thì chỉ vài %, còn lại
chủ yếu là du lịch tự phát).
158
Tuy nhiên, trong xu thế chung của sự phát triền
kinh tế - xã hội hiện nay, của việc chuyển đổi cơ
cấu nền kinh tế, hoạt động du lịch ở nước ta, trong
đó có du lịch thác ghềnh đang được chú ý đầu tư
phát triển để trở thành một trong những ngành
công nghiệp mũi nhọn của đất nước - ngành công
nghiệp không khói với lợi thế là xuất khẩu sản
phẩm tại chỗ và thu ngoại tệ tại chỗ.
4. Tiềm năng du lịch của thác và ghềnh ở
Việt Nam
Thác ghềnh ở Việt Nam có tiềm năng lớn về du
lịch vì các lý do sau:
4.1. Xu hướng phát triển du lịch hiện nay
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam,
du lịch có nhiều xu hướng phát triển khác nhau,
nhưng xu hướng phổ biến hơn cả là du lịch sinh
thái. Theo Luật du lịch Việt Nam (2005) thì “Du
lịch sinh thái là loại hình du lịch hoạt động dựa vào
thiên nhiên và văn hóa bản địa,” và có tới trên
10 tên gọi khác nhau như Du lịch thiên nhiên, Du
lịch bền vững, Du lịch nghỉ mát, Du lịch tham
quan, Du lịch văn hóa, Du lịch lễ hội, Du lịch
khám phá, Du lịch mạo hiểm, Trong đó, các thác
nước, ghềnh sông là các tài nguyên du lịch tự
nhiên [10].
Trong xã hội ngày nay khi áp lực cuộc sống
cũng như cường độ làm việc của nhịp sống công
nghiệp ngày càng cao thì hiện tượng căng thẳng
đầu óc (stress) càng trở nên phổ biến và làm ảnh
hưởng tới sức khỏe và năng suất lao động. Một
trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giải tỏa
stress, giảm căng thẳng đầu óc là nghỉ ngơi thư
giãn và nghỉ ngơi thư giãn tốt nhất là đến những
nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, thơ mộng, thanh
bình, khí hậu ôn hòa, không khí trong lành, mát mẻ
để nghỉ dưỡng. Một trong những nơi có điều kiện
như vậy là các khu vực có các thác nước, ghềnh
sông ở các vùng rừng núi, trung du cách xa thành
phố, xa các khu công nghiệp ồn ào, bụi bậm, chật
chội. Đó là điều kiện thuận lợi để du lịch thác
ghềnh phát triển.
4.2. Phù hợp với chiến lược phát triển của ngành
Du lịch Việt Nam
Là biến du lịch thành một ngành kinh tế mũi
nhọn có đóng góp quan trọng vào cơ cấu GDP của
nền kinh tế cả nước, góp phần giải quyết việc làm,
nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng các
dân tộc ở vùng sâu vùng xa. Cụ thể, Tamnhin.net
trao đổi với Bà Hoàng Thị Điệp - Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, về mục tiêu và
chiến lược phát triển của ngành du lịch giai đoạn
2011-2015, được biết: năm 2015 tỷ trọng GDP du
lịch sẽ chiếm 5,5-6% GDP cả nước; Về tạo việc
làm, năm 2012, tổng lao động trong ngành du lịch
Việt Nam tăng 1,4% tương đương 4.355.000 người
gồm cả lao động trực tiếp và gián tiếp và sẽ tăng
trung bình 1,1% hàng năm và sẽ đạt 4.874.000 lao
động vào năm 2022 [12].
4.3. Phong phú về số lượng và đa dạng về
chủng loại
Thác và ghềnh ở nước ta khá phong phú về số
lượng (trên 350 cái phân bố rộng rãi ở địa bàn của
38/63 tỉnh và thành phố) và đa dạng về cấu tạo
hình thái (ít nhất là 11 kiểu loại khác nhau). Phần
lớn chúng đều có thể sử dụng được để phát triển
các loại hình du lịch sinh thái khác nhau. Tuy
nhiên, hiện nay mới chỉ có một phần nhỏ trong
chúng đã và đang được khai thác phục vụ cho mục
đích du lịch, số còn lại vẫn còn ở dạng tiềm năng.
4.4. Tính hấp dẫn của thác và ghềnh
Thác nước và ghềnh sông là các đối tượng có
sức hút mạnh mẽ du khách bởi tính hấp dẫn đặc
biệt của chúng. Tính hấp dẫn ấy thể hiện ở các khía
cạnh sau:
Thác và ghềnh là các danh lam thắng cảnh:
Thác nước, ghềnh sông (đặc biệt là thác nước) là
một trong những kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp trên
Trái Đất do thiên nhiên tạo ra và ban tặng loài
người. Chúng mang lại niềm vui thú và sự tự hào
cho mọi người. Vì thế mà trên thế giới đã có sự
kiện là trên 50.000 cặp vợ chồng mới cưới đã cùng
nhau tổ chức tuần trăng mật ở thác Niagara, một
thác nước nổi tiếng nằm ở biên giới giữa Canada
và Mỹ (theo: Niagara falls Tourism). Ở Việt Nam
một số thác nước đã được Nhà nước vinh danh là
thắng cảnh cấp Quốc gia, cấp địa phương như các
thác Gougah, Jraiblian, Liên Khương, Pongour,
thác Voi (Liêng Rơwoa), thác Prenn, thác Camly
(Lâm Đồng), thác Ma Hao (Thanh Hóa), thác Bạc
(Sapa), thác Bản Giốc (Cao Bằng), Thực chất
chúng là các di sản thiên nhiên. Chính vẻ đẹp của
các thác nước, ghềnh sông là một trong các yếu tố
có sức hút, sức hấp dẫn mạnh mẽ du khách - một
yếu tố không thể thiếu đối với hoạt động du lịch.
Thác và ghềnh là những nơi có khí hậu trong
lành thích hợp cho việc nghỉ dưỡng phục hồi sức
khỏe: Thác ghềnh vừa phát triển ở các vùng núi
rừng, xung quanh chúng thường là các hệ sinh thái
159
có tính đa dạng sinh học cao với nhiều giống loài
động - thực vật quý hiếm, đặc hữu, vừa nằm xa các
trung tâm thành phố đông người, các khu công
nghiệp ồn ào, náo nhiệt, bụi bặm, chật chội, nên
khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, môi trường
trong sạch, cảnh quan thanh bình thích hợp cho
việc nghỉ ngơi, an dưỡng, chữa bệnh (đặc biệt ở
khu vực thác nước có các nguồn nước khoáng),
tham quan, vui chơi giải trí. Thoát khỏi bầu không
khí ồn ào, ngột ngạt của thành phố, của khu công
nghiệp, đến đây tâm hồn sẽ cảm thấy thư thái, nhẹ
nhõm, mọi lo toan, bận rộn của cuộc sống thường
ngày nhanh chóng tiêu tan, sức khỏe nhanh chóng
được phục hồi. Chính vì vậy mà những nơi có thác,
ghềnh thường là những điểm đến được nhiều người
lựa chọn trong những dịp đi du lịch các miền
rừng núi.
Thác và ghềnh phân bố ở các vùng núi rừng,
nơi các dân tộc ít người sinh sống có các phong
tục tập quán độc đáo, văn hóa đặc sắc, Trong số
54 dân tộc anh em của dân tộc Việt Nam thì phần
lớn các dân tộc ít người sinh sống ở các vùng rừng
núi, xa xôi hẻo lánh. Họ chính là chủ nhân của các
thác ghềnh, họ có nhiều phong tục, tập quán độc
đáo, có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Những nét đặc sắc, độc đáo ấy thể hiện ở các lĩnh
vực từ y phục đến kiến trúc nhà ở, từ nếp sinh hoạt
thường ngày, từ phong tục tập quán đến văn hóa-
nghệ thuật, Chính những nét đặc sắc, độc đáo ấy
tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách, đơn giản là
tham quan, tìm hiểu để mở rộng tầm hiểu biết về
thiên nhiên và con người ở những nơi mà họ chưa
từng đến..
Xuất xứ tên gọi của các thác ghềnh: Tên gọi
của các thác ghềnh ẩn chứa nhiều điều thú vị, khêu
gợi trí tò mò của du khách. Có những tên gọi chỉ
đơn giản là tên các địa phương hay tên các sông,
suối, nơi chúng hiện diên, nhưng cũng có những
tên gọi liên quan đến các truyền thuyết, huyền
thoại, các câu chuyện cổ tích gắn liền với đời sống
hàng ngày, với lịch sử đấu tranh với thiên nhiên,
với thú dữ, với kẻ thù trong công cuộc khai khẩn
đất hoang mở mang bờ cõi, bảo vệ xóm làng, xây
dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, lại có các tên
gọi thể hiện nét đặc trưng riêng mà chỉ cần đọc lên
hay nghe thấy cũng có thể hình dung ra được.
Nghiên cứu các tên gọi này đã phát hiện được là có
ít nhất gần một chục cách gọi tên khác nhau. Rất
thú vị! Chính vì vậy, tìm hiểu xuất xứ hay lịch sử
tên gọi các thác ghềnh là niềm đam mê của không
ít du khách - những người từ các miền xa xôi đến
với thác ghềnh.
4.5. Một số hình ảnh minh họa liên quan đến
hoạt động du lịch thác ghềnh
Liên quan đến thác ghềnh ở Việt Nam có các
loại hình du lịch khác nhau, dưới đây là một số
hình ảnh minh họa.
Du lịch tham quan thác ghềnh (ảnh 13, 14): là
loại hình du lịch phổ biến nhất.
Ảnh 13. Tham quan Thác Cha Pơr, N.Thuận; Ảnh: Võ Tuấn
Ảnh 14. Thác Thăng Thiên, H. Bình; Ảnh Quan Trọng
Du lịch văn hóa - lễ hội tại thác hay kết hợp du
lịch văn hóa - lễ hội thăm quan thác: Một số thác là
nơi diễn ra các lễ hội của cộng đồng các dân tộc
địa phương như thác Cát Cát (hay thác Tiên Sa) ở
Sa Pa (Lào Cai) (ảnh 15), thác Pongour (Lâm
Đồng) là thác có “lễ hội tình yêu” độc đáo được tổ
chức vào dịp rằm tháng giêng đầu năm âm lịch
hàng năm, hay đơn giản là cùng một chuyến đi kết
hợp du lịch văn hóa - lễ hội đi tham quan thác như
nhân dịp đi hội đền Suối Mỡ (Bắc Giang) tham
quan thác Đầu Voi, thác Cao, thác Vực Mỡ,
cách đó không xa; nhân dịp đi Festival hoa Đà Lạt
tham quan các thác xung quanh thành phố Đà Lạt
(thác Cam Ly, thác Prenn, thác Vàng,). Đó là dịp
để thưởng ngoạn những cảnh đẹp của đất nước.
160
Ảnh 15. Ngày hội văn hóa của người Mông bên thác Cát Cát
(thác Tiên Sa, Sa Pa); Ảnh: Phạm Ngọc Triển - Ngọc Bằng
Du lịch tắm thác, du lịch câu cá, cắm trại (ảnh
16, 17).
Ảnh 16. Du lịch tắm thác Yang Bay, Khánh Hòa; Nguồn:
Ảnh 17. Du lịch câu cá, thác Ba Giọt, Đ.Nai;
Ảnh: Trịnh Minh Nhựt
Du lịch mạo hiểm vượt thác, ghềnh (ảnh 18,
19): loại hình du lịch mới phát triển.
Ảnh 18. DL mạo hiểm vượt thác Vực Sủi, Yên Bái;
Ảnh: Hungtucam
Ảnh 19. Vượt ghềnh trên sông Đà; Nguồn:
pha-song-Da-Ky-3-Len-thac-xuong-ghenh.html
Du lịch thể thao (đu dây leo thác/xuống thác;
trượt thác) (ảnh 20, 21).
Hình 20. Du lịch thể thao (đu dây xuống thác Datanla,
Lâm Đồng). Nguồn :
phuc-thac-datanla-c40a29901.html
161
Ảnh 21. Trượt thác ở thác trượt Tà Pưá, Bình Thuận.
Nguồn:
&id=469179
5. Kết luận
- Thác và ghềnh là những tài nguyên thiên
nhiên liên quan đến du lịch và được xếp vào nhóm
tài nguyên du lịch tự nhiên, trong các hợp phần địa
chất, địa mạo, địa hình và là các yếu tố riêng biệt
của các hợp phần này.
- Các khái niệm chính về thác nước, ghềnh
sông, quá trình thành tạo chúng và các tiêu chuẩn
phân loại thác nước đã được trình bày trên cơ sở
khoa học và áp dụng thực tiễn..
- Ở Việt Nam, qua số liệu điều tra nghiên cứu
bước đầu đã phát hiện được trên 350 thác và
ghềnh, phân bố rộng rãi trên địa bàn của 38/63 tỉnh
và thành phố của cả nước.
- Lần đầu tiên đề cập đến hệ thống phân loại
thác nước ở Việt Nam gồm 11 kiểu là: kiểu thác
đổ, thác đuôi ngựa, thác dạng đập tràn, thác dạng
mành mành (hay dạng màn che), kiểu thác phân
đoạn (hay phân nhánh), kiểu thác lao, kiểu thác
trượt, kiểu thác phân bậc, kiểu thác tràn (hay thác
phủ), kiểu thác hốn hợp và kiểu thác dồn ứ . Mỗi
kiểu có đặc điểm riêng về cấu tạo hình thái và có
thể phát triển các loại hình du lịch thác ghềnh
khác nhau.
- Liên quan đến thác ghềnh, có nhiều loại hình
du lịch thích hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ em đến
thanh niên và những người cao tuổi, đó là: du lịch
tham quan, du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch tắm ở
thác ghềnh, nghỉ dưỡng, du lịch câu cá, cắm trại,
du lịch mạo hiểm (vượt thác ghềnh), du lịch thể
thao (đu dây lên - xuống thác),
- Thác và ghềnh ở Việt Nam có tiềm năng du
lịch lớn bởi chúng phù hợp với xu hướng phát triển
của du lịch sinh thái và chiến lược phát triển du lịch
mũi nhọn của nền kinh tế Quốc dân.
- Phần lớn thác ghềnh ở Việt Nam chưa được
khai thác phục vụ du lịch, mà vẫn còn ở dạng
tiềm năng.
TÀI LIỆU DẪN
[1] Trần Đình Ba (sưu tầm, tổng hợp), 2012:
Du lịch Việt Nam qua thác nước. Nxb. Văn Hóa -
Thông tin. Hà Nội.
[2] Beisel Jr. R.H., 2006: International
Waterfall Classification System. Publ. Outskirts
Press. 300p.
[3] Vũ Tự Lập, 2005: Địa lý tự nhiên Việt
Nam. Nxb. Đại học Sư phạm. Hà Nội. 351 tr.
[4] Bình Nguyên, Đỗ Hữu Lực, 2008: Khám
phá Sông Đà. Kỳ 1, 2, 3. Tuoitre.vn/239059;
Tuoitre.vn/239222; Tuoitre.vn/239227;
[5] Nguyễn Ngọc, Sái Thị Ngân, 2012: Tài
nguyên du lịch Việt Nam, phần thác - ghềnh. Báo
cáo ĐTNCKH. Quyển 1, 2 và 3. Hà Nội.
[6] Hồng Phúc, 2010: Xuôi dòng Sông Mã. Ký
sự. thuexe.com/...ID=127.
[7] Storm G., 2009: The formation of a
waterfall. Category: Physical Geography.
[8] Quách Tuấn, 1969: Xứ trầm hương. Phần
2: Địa lý. XB Hội VHNT Khánh Hòa tái bản 2002.
[9] Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Đình
Hòa, Lê Mỹ Dung, Nguyễn Trọng Đức, Lê Văn Tin,
Trần Ngọc Điệp, 2010: Địa lý du lịch Việt Nam.
Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 359tr.
[10] Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long, 2007:
Tài nguyên du lịch. Nxb. Giáo dục. Hà Nội, 399 tr.
[11] Một số Websites ngoài nước:
-
-
- Niagara falls Tourism
- WorldWaterfalls.com
[12] Một số Websites trong nước:
162
-
- www.Phuot.com
- www.thiennhien.net;
- www.vietnamtourism.com;
- www.vietnamtourism.gov.vn;
- Tamnhin.net
- Các trang Web của các sở VH-TT-DL của các
tỉnh,
SUMMARY
Waterfalls and Rapids and their touristic potential in Vietnam
Waterfalls and river rapids are the forms of natural resources which play significant role for socio-economic development
and they are related to the scientific and technical fields such as Geology, Geomorphology, Geography, Hydrology, Hydro
Power, Water resources, Fisheries, Natural resources and Environment and Tourism, etc. The characteristics of the territory of
Vietnam are three-quarters of mountainous areas with the humid tropical monsoon climate. There are 2630 rivers by 10 km of
length and over 350 waterfalls and rapids which are distributed in the territory of 38/63 provinces and cities of the country.
Waterfalls and rapids are two different physical entities which are geological/geomorphological formations or
simultaneously products of the processes of geology, geomorphology, topography and hydrology. They belong to natural
touristic resources. On the basis of classification, there are 11 types of waterfalls and rapids in Vietnam. This natural condition
is very suitable for ecological tourism development, but at present time only 15% of that potential is exploited.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3659_12484_1_pb_2389_2107959.pdf