Độ tin cậy của bộ câu hỏi MiniAQLQ
Từ kết quả trên, có thể thấy các câu hỏi của
lãnh vực triệu chứng, hoạt động và môi trường
đạt tính nhất quán tốt. Các giá trị tương quan
câu hỏi – tổng thể thấp nhất của từng lãnh vực
trên lần lượt là 0,548; 0,561 và 0,513. Vì thế,
chúng tôi quyết định không thay đổi các câu hỏi
này. Lãnh vực cảm xúc có hệ số Cronbach’s
alpha ở mức kém (0,5 ≤ α < 0,6) và hệ số này
không cải thiện dù loại bất cứ câu hỏi nào. Các
câu hỏi của lãnh vực cảm xúc đều có giá trị
tương quan c}u hỏi – tổng thể > 0,3 (chấp nhận
được) và theo quy định của bộ câu hỏi gốc thì
trong hai lãnh vực cảm xúc và môi trường BN\
không được bỏ sót một câu hỏi nào. Do vậy,
chúng tôi quyết định không thay đổi các câu hỏi
này.
Theo nghiên cứu của Aggarwal A.N. thực
hiện tại Ấn Độ vào năm 2010(2), tất cả các lãnh
vực của bộ câu hỏi MiniAQLQ đều có hệ số
Cronbach’s alpha trên 0,7 trừ lãnh vực cảm xúc.
Theo nghiên cứu mới nhất năm 2017 của Qu Y(13)
thực hiện thẩm định độ tin cậy của bộ câu hỏi
MiniAQLQ phiên bản tiếng Trung thì hệ số
Cronbach’s alpha của tất cả các lãnh vực đều cao
trên 0,7 trừ lãnh vực cảm xúc là 0,543. So với bản
gốc tiếng Anh của Juniper EF(10) thì phiên bản
MiniAQLQ ở một số nước châu Á có hệ số
Cronbach’s alpha hoặc ở lãnh vực cảm xúc hoặc
ở lãnh vực môi trường thấp hơn 0,7, nhưng toàn
bộ bảng câu hỏi đều có hệ số Cronbach’s alpha
cao trên 0,7 (độ tin cậy tốt).
Toàn bộ các lãnh vực của bộ câu hỏi
MiniAQLQ đều có độ lặp lại tốt (ICC > 0,6). Tổng
cộng bộ câu hỏi có độ lặp lại rất tốt (ICC > 0,8).
Kết quả này giống với nghiên cứu của Qu Y. tại
Trung Quốc(13) (Triệu chứng 0,849; hoạt động
0,853; cảm xúc 0,755; môi trường 0,815; tổng cộng
0,863). Trong tất cả các lãnh vực thì lãnh vực
hoạt động có độ lặp lại cao nhất, điều này có thể
giải thích theo GINA 2017(7) hoạt động gắng sức
của BN hen cải thiện rất chậm trong quá trình
điều trị, vì vậy chỉ trong 2 tuần gần như c{c đ{p
án trả lời của BN vẫn giữ nguyên như lúc ban
đầu.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 89 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thẩm định độ tin cậy của bộ câu hỏi mini asthma quality of life questionnaire (miniaqlq) phiên bản tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 119
THẨM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA BỘ CÂU HỎI
MINI ASTHMA QUALITY OF LIFE QUESTIONNAIRE
(MINIAQLQ) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
Trần Hoàng Tiên*, Phạm Xuân Khôi**, Bùi Thị Hương Quỳnh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu n|y được thực hiện nhằm thẩm định độ tin cậy của bộ câu hỏi MiniAQLQ
phiên bản tiếng Việt trên bệnh nhân (BN) hen phế quản tại ph ng kh{m thăm d chức năng hô hấp, bệnh
viện Đại học Y Dược.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện bằng cách phỏng vấn 80 BN sử dụng bộ
câu hỏi MiniAQLQ. Tiêu chuẩn chọn mẫu l| BN đủ 18 tuổi trở lên, được chẩn đo{n hen phế quản, đồng ý tham
gia vào nghiên cứu. BN không thể hiểu và hoàn thành hết bộ câu hỏi sau khi được hướng dẫn hoặc BN mắc bệnh
phổi kh{c kèm theo như COPD, ACO, lao được loại ra khỏi nghiên cứu. Độ tin cậy được đ{nh gi{ bằng hệ số
tương quan câu hỏi – tổng thể và hệ số Cronbach’s alpha. Độ lặp lại được đ{nh gi{ sau 2 tuần bằng hệ số tương
quan ICC (Intraclass Correlation Coefficient), với điều kiện BN không thay đổi về tình trạng bệnh v| điều trị.
Kết quả: Bộ câu hỏi MiniAQLQ đạt độ tin cậy cao với hệ số Cronbach’s alpha trên 0,7 ở hầu hết các lãnh
vực (Triệu chứng 0,826, hoạt động 0,794, môi trường 0,723, tổng cộng 0,845), trừ lãnh vực cảm xúc (0,531). Bộ
câu hỏi có độ lặp lại tốt (ICC > 0,7), ICC ở tất cả các lãnh vực là 0,809 với điểm thành phần nằm trong khoảng
0,727 – 0,858.
Kết luận: Bộ câu hỏi MiniAQLQ phiên bản tiếng Việt cho độ tin cậy tốt trong đ{nh gi{ chất lượng cuộc
sống của BN hen phế quản.
Từ khóa: ACT, hen, MiniAQLQ, độ tin cậy, độ lặp lại.
ABSTRACT
RELIABILITY OF THE VIETNAMESE VERSION OF MINI ASTHMA
QUALITY OF LIFE QUESTIONNAIRE
Tran Hoang Tien, Pham Xuan Khoi, Bui Thi Huong Quynh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 119 - 123
Objectives: The aim of this study was to validate the Vietnamese version of Mini Asthma Quality of Life
Questionnaire (MiniAQLQ) in asthmatic patients at Screening Respiratory Function department, University
Medical Center.
Methods: A cross sectional study was conducted. Eighty patients were interviewed by using Vietnamese
version of MiniAQLQ. We included asthmatic patients aged 18 years or older, who agreed to participate in the
study. Patients were excluded if they had difficulties comprehending or completing the questionnaires; or had
another lung diseases such as COPD, Asthma-COPD, tuberculosis. The reliability was evaluated using
Cronbach’s alpha and Corrected Item – Total Correlation. The repeatability of the MiniAQLQ was assessed over
the two-week interval by using the intraclass correlation coefficient (ICC) in patients, who should not have any
changes in their asthma condition or treatments during the interval.
*Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
**Khoa Dược, Đại học Lạc Hồng, Biên Hoà, Đồng Nai
Tác giả liên lạc: TS. Bùi Thị Hương Quỳnh ĐT: 0912261353 Email: huongquynhtn@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 120
Results The internal consistency reliability was acceptable (Cronbach’s alpha > 0.7) in most domains
(Symptom 0.826, activity 0.794, environment 0.723, and total score 0.845), excepted for the emotion (0.531).
There was good test-retest repeatability, with an ICC of 0.809 for the total score and 0.727 – 0.858 for the
individual domains.
Conclusions: The Vietnamese version of MiniAQLQ showed good reliability and repeatability. It is reliable
for evaluating the impact of asthma on patients’ quality of life.
Key words: ACT, asthma, MiniAQLQ, reliability, repeatability
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen phế quản (HPQ) là vấn đề sức khỏe
cộng đồng trên toàn thế giới, t{c động đến mọi
lứa tuổi và mọi tầng lớp xã hội. Tổ chức Y Tế Thế
giới (WHO) ước tính trên toàn cầu có khoảng
335 triệu người mắc hen năm 2014 v| sẽ tăng lên
400 triệu người v|o năm 2025(7). Tại Việt Nam
v|o năm 2010, tỷ lệ hen chiếm khoảng 4,1% dân
số(18). Những BN hen thường cảm thấy sức khỏe
kém hơn, năng suất lao động giảm, lo lắng hoặc
trầm cảm nhiều hơn v| đặc biệt là chất lượng
cuộc sống (CLCS) giảm sút(1,11). Trong 8 bộ câu
hỏi đ{nh gi{ CLCS cho BN hen người lớn, bộ câu
hỏi AQLQ-S của tác giả Juniper E.F. có độ tin cậy
cao, phân biệt được sự khác biệt nhỏ giữa các
BN, đã được các nhà nghiên cứu quốc tế cũng
như trong nước áp dụng(9,17,19). Tuy nhiên bộ câu
hỏi n|y thường được sử dụng trong nghiên cứu
hơn l| trên thực tế lâm sàng vì tính chất phức
tạp, số lượng câu hỏi nhiều và mất nhiều thời
gian để phỏng vấn(19). Để khắc phục nhược điểm
trên, tác giả Juniper E.F. đã rút gọn thành bộ câu
hỏi MiniAQLQ đơn giản và chuyên biệt hơn để
đo lường CLCS ở BN hen(10,19). Bộ câu hỏi
MiniAQLQ được dịch ra trên 20 thứ tiếng trong
đó có tiếng Việt. Tuy nhiên, bộ câu hỏi
MiniAQLQ phiên bản tiếng Việt chưa được
thẩm định độ tin cậy trên BN hen tại Việt Nam.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm thẩm
định độ tin cậy của bộ câu hỏi MiniAQLQ phiên
bản tiếng Việt.
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bộ câu hỏi MiniAQLQ phiên bản tiếng Việt
được cung cấp bởi nhóm tác giả của bộ câu hỏi
gốc. Bộ câu hỏi đã được sự đồng thuận về mặt
ngôn ngữ bởi các chuyên gia hô hấp v| được sử
dụng để phỏng vấn thử trên BN hen. Bộ câu hỏi
MiniAQLQ bao gồm 15 câu hỏi nhằm đ{nh gi{ 4
lãnh vực chính l| triệu chứng, hoạt động, cảm
xúc v| môi trường(10).
- Lãnh vực triệu chứng đ{nh gi{ t{c động của
triệu chứng, bệnh lý hô hấp, tần suất v|
mức độ nặng của bệnh đến sinh hoạt hằng
ng|y, bao gồm các câu hỏi 1, 4, 6, 8, 10.
- Lãnh vực hoạt động đ{nh gi{ c{c hoạt động
bị ảnh hưởng hay t{c động tới tình trạng
khó thở, bao gồm các câu hỏi 12, 13, 14, 15.
- Lãnh vực cảm xúc đ{nh gi{ những khía
cạnh liên quan đến c{c chức năng xã hội v|
tâm lý bị x{o trộn do bệnh lý hô hấp, bao
gồm các câu hỏi 3, 5, 9.
- Lãnh vực môi trường đ{nh gi{ ảnh hưởng
của c{c yếu tố bên ngo|i như khói bụi, khói
thuốc l{ v| thời tiết đến tình trạng v| cảm
xúc của người bệnh, gồm c{c câu hỏi 2, 7, 11.
Mỗi một c}u trả lời được chọn trong từng
c}u hỏi sẽ có 7 mức độ tương ứng với 7 c}u trả
lời đ{nh số từ 1 (đại diện tình trạng bệnh nặng
nhất, xuất hiện c{c triệu chứng nhiều nhất, cản
trở công việc nhiều nhất) đến 7 (đại diện tình
trạng khỏe mạnh nhất, không cản trở công việc
do bệnh). Mức độ bệnh sẽ giảm dần từ 1 đến 7.
Khi tính điểm, điểm số của c{c c}u trả lời trong
từng lãnh vực triệu chứng, hoạt động, cảm xúc
v| môi trường sẽ được sử dụng nhằm tính điểm
CLCS cho từng lãnh vực đó(10,19).
Điểm từng lãnh vực =
Tổng điểm các câu trả lời ở lãnh vực tương ứng
Tổng số câu trả lời trong lãnh vực tương ứng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 121
Điểm tổng =
Tổng điểm các câu trả lời trong bộ câu hỏi
15
Số lượng c{c c}u hỏi bỏ khuyết tối đa được
cho phép ở lãnh vực triệu chứng, hoạt động l| 1;
lãnh vực cảm xúc, môi trường thì không được bỏ
trống c}u n|o.
Điểm số thu được c|ng thấp thì mức độ ảnh
hưởng của bệnh HPQ đến CLCS của BN c|ng
nhiều v| ngược lại.
Đối tƣợng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn mẫu: BN hen phế quản, đủ
18 tuổi trở lên, đồng ý tham gia vào nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ: BN không có khả năng
hoàn thành hết bộ câu hỏi, BN mắc bệnh phổi
kh{c k m theo như COPD, ACO, lao.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Thu thập thông
tin BN v| hướng dẫn BN trả lời bộ câu hỏi
MiniAQLQ tại hai thời điểm lúc bắt đầu tham
gia nghiên cứu và sau 2 tuần (theo lịch tái khám
hoặc qua điện thoại).
Phân tích số liệu:
Dùng phần mềm SPSS 20.0
Tính mức độ tương quan c}u hỏi - tổng thể
(Corrected Item – Total Correlation) để đ{nh gi{
mức độ tương quan giữa từng câu với tổng thể
các câu trong từng lãnh vực. Tính hệ số
Cronbach’s alpha (α) cho tất cả các câu hỏi trong
bộ c}u hỏi v| của từng lãnh vực triệu chứng,
hoạt động, cảm xúc v| môi trường, từ đó đ{nh
giá tính nhất quán trong mỗi lãnh vực. Tính hệ
số ICC để đ{nh gi{ tính lặp lại của bộ câu hỏi sau
2 tuần.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bộ câu hỏi pilot được sử dụng để khảo sát
thử trên BN trong 4 tuần, từ ng|y 02/10/2016 đến
ngày 31/10/2016. Thời gian trung bình để mỗi BN
hoàn thành bộ câu hỏi là từ 2 – 3 phút.
Đặc điểm của BN trong nghiên cứu
Đặc điểm của dân số trong mẫu nghiên cứu
được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Đặc điểm của dân số nghiên cứu
c đi m
Tần
số
Tỷ lệ
(%)
Giới tính
Nữ 64 80
Nam 16 20
Trình độ học vấn
Tiểu học 6 7,5
Cấp 2 26 32,5
Cấp 3 37 46,3
Cao đẳng – Đại học 11 13,7
Bậc hen
Bậc 1 10 12,5
Bậc 2 23 28,8
Bậc 3 28 35,0
Bậc 4 19 23,7
Hút thuốc lá
Có 7 8,8
Không 73 91,2
Tiền sử gia đình có
ngƣời thân mắc hen
Có 27 33,8
Không 53 66,2
Kết quả thẩm định độ tin cậy của bộ câu hỏi
MiniAQLQ
Kết quả độ tin cậy bộ câu hỏi MiniAQLQ
được trình bày trong bảng 2.
Bảng 2: Kết quả thẩm định độ tin cậy bộ câu hỏi
MiniAQLQ tiếng Việt
Lãnh
vực
Câu
hỏi
Tương quan c u
hỏi – tổng th
Cronbach’s
alpha
ICC
Triệu
chứng
1 0,671
0,826
0,727
4 0,602
6 0,548
8 0,633
10 0,641
Hoạt
động
12 0,561 0,794 0,858
13 0,703
14 0,642
15 0,588
Cảm xúc 3 0,496 0,531 0,732
5 0,362
9 0,475
Môi
trƣờng
2 0,635 0,723 0,794
7 0,526
11 0,513
Tổng cộng 0,845 0,809
BÀN LUẬN
Đặc điểm nền của BN trong nghiên cứu
Trong nghiên cứu này nữ giới có tỷ lệ cao
gấp 4 lần nam giới. Kết quả này phù hợp với
khuyến cáo của Hiệp hội lồng ngực Anh 2014(4)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 122
là tỷ lệ mắc hen ở nữ cao hơn nam giới kể từ độ
tuổi thanh niên trở đi v| giới tính nữ là một yếu
tố nguy cơ của hen.
Hơn một nửa số BN tham gia nghiên cứu
sinh sống ở khu vực nông thôn, giống với
nghiên cứu của Huỳnh Anh Kiệt(9) cũng được
thực hiện tại bệnh viện Đại học Y Dược (nông
thôn 75%, thành thị 25%). Điều này có thể giải
thích bởi bệnh viện Đại học Y Dược là một trong
những bệnh viện tuyến cuối ở miền Nam có
chuyên khoa sâu về hô hấp, đặc biệt phòng
kh{m Thăm dò chức năng hô hấp l| đơn vị
chuyên điều trị hen. Vì vậy BN ở các vùng nông
thôn kh{c hay đến để khám bệnh nhiều hơn l|
khu vực thành thị. Nghiên cứu v|o năm 2017
của Estrada RD(6) đã đưa ra một số nguyên nhân
dẫn đến tỷ lệ hen ở khu vực nông thôn cao hơn
thành thị, bao gồm chất lượng nhà ở kém hơn, tỷ
lệ hút thuốc lá thụ động cao hơn khu vực thành
thị (35% so với 24%, p < 0,05), tiếp xúc nhiều hơn
với các tác nhân gây nhi m trùng hô hấp do đặc
điểm sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ người không có
bảo hiểm y tế vẫn còn cao, thiếu các chuyên gia
chăm sóc hô hấp, thiếu kiến thức về hen.
Trong nghiên cứu n|y BN có trình độ trung
học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất (46,3%), thấp
nhất là bậc tiểu học (7,5%). Trình độ học vấn có
liên quan đến mức độ kiểm soát hen. Nghiên
cứu của Nguy n Ngọc Thụy(12) đã kết luận trình
độ học vấn có ảnh hưởng đến khả năng học hỏi
kỹ thuật sử dụng đúng dụng cụ hít của BN.
Nghiên cứu của Schatz M(15) và Richard HS(14)
cũng đưa ra kết luận kiểm soát hen kém có liên
quan đ{ng kể đến trình độ học vấn thấp.
Tỷ lệ BN có tiền sử gia đình mắc bệnh hen
chiếm 33,8%. Kết quả cũng kh{ tương đồng với
nghiên cứu của Tạ Văn Trầm(16) là 26,6%. Theo y
văn(8), khoảng 60% c{c trường hợp hen ở các cặp
song sinh có liên quan đến di truyền. Tính đa
hình của gen trên nhi m sắc thể 5q, bao gồm
TH2, IL-4, IL-5, IL-9, IL-13 có liên quan đến dị
ứng. Các gen mới (novel gene) có mối liên hệ
đến hen bao gồm ADAM-33 và DPP-10, gần đ}y
l| ORMDL3 nhưng vai trò trong sinh bệnh học
vẫn chưa được biết rõ. Đối với những BN có
người nhà mắc bệnh HPQ nên đi kh{m sớm để
x{c định chẩn đo{n khi có triệu chứng gợi ý hen.
Do nam giới chiếm tỷ lệ thấp trong mẫu nên
có thể làm tỷ lệ BN hút thuốc lá chỉ thấp hơn
nhiều so với nghiên cứu của Bùi Thị Hương tại
Hà Nội(5). Hút thuốc lá vừa là yếu tố nguy cơ,
vừa liên quan đến mức độ kiểm soát hen và làm
giảm đ{p ứng với corticosteroid.
Hen bậc 3 chiếm tỷ lệ cao nhất, tỷ lệ thấp
nhất là hen bậc 1. Bậc hen càng cao thì tần suất
xuất hiện các triệu chứng do hen có trong bộ câu
hỏi MiniAQLQ như khó chịu vì ho, mức độ nặng
ngực, mất ngủ về đêm do hen hay tình trạng khò
kh c|ng cao. Điều này có thể làm giảm điểm
của lãnh vực triệu chứng. Kết quả nghiên cứu
của Bender B.G.(3) cho thấy bậc hen càng cao thì
số thuốc dùng kết hợp càng nhiều, số lần dùng
thuốc tăng lên l|m BN khó tu}n thủ điều trị sẽ
không làm cải thiện tình trạng hen. Nghiên cứu
của Adeyeye OO(1) cho thấy BN hen bậc càng cao
sẽ càng lo lắng về tình trạng bệnh của mình và tỷ
lệ mắc chứng rối loạn lo âu cao, nhất là các BN
già yếu thì càng làm hạn chế các hoạt động dẫn
đến suy giảm CLCS. Do vậy việc quản lý điều trị
bậc hen của b{c sĩ v| việc thăm kh{m thường
xuyên của BN để kiểm tra tình trạng hen và hạ
bậc điều trị khi cần như hướng dẫn của GINA
2017(7) sẽ góp phần l|m tăng CLCS của BN.
Độ tin cậy của bộ câu hỏi MiniAQLQ
Từ kết quả trên, có thể thấy các câu hỏi của
lãnh vực triệu chứng, hoạt động v| môi trường
đạt tính nhất quán tốt. Các giá trị tương quan
câu hỏi – tổng thể thấp nhất của từng lãnh vực
trên lần lượt là 0,548; 0,561 và 0,513. Vì thế,
chúng tôi quyết định không thay đổi các câu hỏi
này. Lãnh vực cảm xúc có hệ số Cronbach’s
alpha ở mức kém (0,5 ≤ α < 0,6) v| hệ số này
không cải thiện dù loại bất cứ câu hỏi nào. Các
câu hỏi của lãnh vực cảm xúc đều có giá trị
tương quan c}u hỏi – tổng thể > 0,3 (chấp nhận
được) v| theo quy định của bộ câu hỏi gốc thì
trong hai lãnh vực cảm xúc và môi trường BN
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 123
không được bỏ sót một câu hỏi nào. Do vậy,
chúng tôi quyết định không thay đổi các câu hỏi
này.
Theo nghiên cứu của Aggarwal A.N. thực
hiện tại Ấn Độ v|o năm 2010(2), tất cả các lãnh
vực của bộ câu hỏi MiniAQLQ đều có hệ số
Cronbach’s alpha trên 0,7 trừ lãnh vực cảm xúc.
Theo nghiên cứu mới nhất năm 2017 của Qu Y(13)
thực hiện thẩm định độ tin cậy của bộ câu hỏi
MiniAQLQ phiên bản tiếng Trung thì hệ số
Cronbach’s alpha của tất cả các lãnh vực đều cao
trên 0,7 trừ lãnh vực cảm xúc là 0,543. So với bản
gốc tiếng Anh của Juniper EF(10) thì phiên bản
MiniAQLQ ở một số nước châu Á có hệ số
Cronbach’s alpha hoặc ở lãnh vực cảm xúc hoặc
ở lãnh vực môi trường thấp hơn 0,7, nhưng to|n
bộ bảng câu hỏi đều có hệ số Cronbach’s alpha
cao trên 0,7 (độ tin cậy tốt).
Toàn bộ các lãnh vực của bộ câu hỏi
MiniAQLQ đều có độ lặp lại tốt (ICC > 0,6). Tổng
cộng bộ câu hỏi có độ lặp lại rất tốt (ICC > 0,8).
Kết quả này giống với nghiên cứu của Qu Y. tại
Trung Quốc(13) (Triệu chứng 0,849; hoạt động
0,853; cảm xúc 0,755; môi trường 0,815; tổng cộng
0,863). Trong tất cả các lãnh vực thì lãnh vực
hoạt động có độ lặp lại cao nhất, điều này có thể
giải thích theo GINA 2017(7) hoạt động gắng sức
của BN hen cải thiện rất chậm trong quá trình
điều trị, vì vậy chỉ trong 2 tuần gần như c{c đ{p
án trả lời của BN vẫn giữ nguyên như lúc ban
đầu.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hai chỉ số về độ
tin cậy của thang đo l| tính nhất quán nội tại và
độ ổn định theo thời gian của bộ câu hỏi
MiniAQLQ đều ở mức tốt. Tuy nhiên, cần thực
hiện thêm nghiên cứu về tính hiệu lực của bộ
câu hỏi MiniAQLQ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adeyeye OO, et al (2017), "Effect of psychological and other
factors on quality of life amongst asthma outpatients in Lagos,
Nigeria", Respiratory Medicine, 122, 67-70.
2. Aggarwal AN et al (2010), "Validation of a Hindi translation of
Mini Asthma Quality of Life Questionnaire in north Indian
patients with bronchial asthma", Indian J Chest Dis Allied Sci, 52
(2), 83-89.
3. Bender BG et al (2005), "Patient-identified barriers to asthma
treatment adherence: responses to interviews, focus groups, and
questionnaires", Immunology and allergy clinics of North America,
25 (1), 107-130.
4. British Thoracic Society (2014), British Guideline on the
Management of Asthma.
5. Bùi Thị Hương, Bùi Văn D}n, Ho|ng Thị L}m (2016), "Đ{nh gi{
mức độ kiểm soát hen bằng ACT đối với bệnh nhân câu lạc bộ
hen bệnh viện Đại học Y Hà Nội", Tạp chí nghiên cứu Y học, 99
(1), 131-136.
6. Estrada RD, Ownby DR (2017), "Rural Asthma: Current
Understanding of Prevalence, Patterns, and Interventions for
Children and Adolescents", Current Allergy and Asthma Reports,
17 (6), 37.
7. Global Initiative for Asthma (2017), Guideline for the Management
of Asthma.
8. Goldman L et al (2015), Goldman's Cecil Medicine 24th edition,
Elsevier Saunders, USA, pp. 531-535.
9. Huỳnh Anh Kiệt, Lê Thị Tuyết Lan (2013), "Sự tương quan giữa
mức độ kiểm soát hen phế quản theo ACT và chất lượng cuộc
sống liên quan sức khỏe theo AQLQ(S)", Y học TP. Hồ Chí Minh,
17 (1), 137-141.
10. Juniper EF et al (1999), "Development and validation of the Mini
Asthma Quality of Life Questionnaire", European Respiratory
Journal, 14 (1), 32-38.
11. Lee LK, et al (2017), "Asthma control and disease burden in
patients with asthma and allergic comorbidities", Journal of
Asthma, 12, 1-12.
12. Nguy n Ngọc Thụy, Nguy n Thị Tố Như (2003), "Khảo sát cách
sử dụng ống phun khí dung định liều của các bệnh nhân hen
phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính", Y học TP. Hồ Chí
Minh, 7 (1), 103-110.
13. Qu Y et al (2017), "Validity of a Chinese version of the Mini
Asthma Quality of Life Questionnaire (MiniAQLQ) and a
comparison of completion by patients and relatives", J Asthma,
31, 1-7.
14. Richard H.S., et al (2010), "Predictors of Uncontrolled Asthma in
Adult and Pediatric Patients: Analysis of the Asthma Control
Characteristics and Prevalence Survey Studies (ACCESS)",
Journal of Asthma, 47, 257-262.
15. Schatz M et al (2006), "Determinants of future long-term asthma
control", J Allergy Clin Immunol, 118 (5), 1048-1053.
16. Tạ Văn Trầm (2011), "Đặc điểm dịch t , lâm sàng, hô hấp ký
bệnh nhân hen phế quản tại bệnh viện đa khoa Tiền Giang", Y
học TP. Hồ Chí Minh, 15 (4), 133-137.
17. Thái Thị Thùy Linh, Lê Văn Nhi (2011), "Đ{nh gi{ chất lượng
cuộc sống ở bệnh nhân hen phế quản trước v| sau khi điều trị
theo GINA qua bộ câu hỏi của Juniper", Y học TP. Hồ Chí Minh,
15 (1), 447-452.
18. Trần Thúy Hạnh, Nguy n Văn Đo|n (2012), "Một số đặc điểm
dịch t học của hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam",
Tạp chí Y học Lâm sàng, 65, 46-50.
19. Wilson SR et al (2012), "Asthma outcomes: quality of life", J
Allergy Clin Immunol, 129 (3 Suppl), S88-123.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2017
Ng|y b|i b{o được đăng 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tham_dinh_do_tin_cay_cua_bo_cau_hoi_mini_asthma_quality_of_l.pdf