Thẩm quyền của tòa án Đức trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài và những nội dung có thể tham khảo

(i) Bộ luật TTDS 2015 cần đưa ra nguyên tắc chung để xác định thẩm quyền của toà án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có YTNN là nguyên tắc “nơi cư trú của bị đơn là cá nhân và nơi có trụ sở của bị đơn là pháp nhân”. Bên cạnh đó, Bộ luật TTDS 2015 sẽ xây dựng các nguyên tắc ngoại lệ đối với trường hợp bị đơn không có nơi cư trú tại Việt Nam hoặc nguyên tắc áp dụng đối với các lĩnh vực đặc thù; (ii) Bộ luật TTDS 2015 cần có văn bản hướng dẫn cụ thể các quy định tại điểm a khoản 1 Điều 469 Bộ luật TTDS 2015 về tiêu chí xác định “nơi cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam”; (iii) Về thẩm quyền của toà án Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn toà án Việt Nam, pháp luật Việt Nam cần có hướng dẫn cụ thể về hiệu lực của thoả thuận chọn toà án bao gồm các quy định về chủ thể thoả thuận chọn toà án, hình thức, nội dung của thoả thuận lựa chọn toà án (iv) Dưới góc độ thực tiễn, nhằm đảm bảo khả năng thi hành các bản án của toà án Việt Nam chúng tôi đề xuất: khi toà án Việt Nam xem xét thẩm quyền đối với vụ việc dân sự có YTNN cũng cần phải xem xét các yếu tố kết nối giữa tài sản của bị đơn với tranh chấp hoặc yếu tố giá trị tối thiểu của tài sản

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thẩm quyền của tòa án Đức trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài và những nội dung có thể tham khảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
55 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 06(334) T3/2017 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË Bộ luật Tố tụng Dân sự (TTDS) năm2015 có nhiều điểm mới trong quyđịnh về thẩm quyền của toà án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có YTNN, nhưng nhiều nội dung vẫn còn hạn chế, đặc biệt là khả năng thực thi như vấn đề thoả thuận lựa chọn toà án, xác định thẩm quyền theo nơi có tài sản, vấn đề bảo lưu trật tự công cộng Việc nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của các nước về vấn đề này là cần thiết, trong đó, kinh nghiệm lập pháp của Liên bang Đức (Đức, một trong những quốc gia điển hình cho truyền thống pháp luật Civil law) về xác định thẩm quyền của toà án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có YTNN được xem là cần thiết nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam. Pháp luật Đức điều chỉnh về vấn đề thẩm quyền của toà án quốc gia đối với các vụ việc dân sự, thương mại có YTNN được chia thành các trường hợp cụ thể sau: THÊÍM QUYÏÌN CUÃA TOAÂ AÁN ÀÛÁC TRONG VIÏåC GIAÃI QUYÏËT CAÁC VUÅ VIÏåC DÊN SÛÅ, THÛÚNG MAÅI COÁ YÏËU TÖË NÛÚÁC NGOAÂI VAÂ NHÛÄNG NÖÅI DUNG COÁ THÏÍ THAM KHAÃO Phan Hoài Nam* Nguyễn Lê Hoài* * GV. Khoa Luật quốc tế, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. * ThS, GV. Khoa Luật quốc tế, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Thông tin bài viết: Từ khoá: giải quyết tranh chấp dân sự, giải quyết tranh chấp thương mại, toà án Đức Lịch sử bài viết: Nhận bài: 16/11/2016 Biên tập: 06/03/2017 Duyệt bài: 10/03/2017 Article Infomation: Keywords: Civil Dispute Settlement, Commercial Dispute Settlement, German Courts Article History: Received: 16 Nov. 2016 Edited: 06 Mar. 2017 Approved: 10 Mar. 2017 Tóm tắt: Với sự phát triển của tư pháp quốc tế trong hệ thống pháp luật Đức, một số nội dung từ hệ thống pháp luật Đức có thể được tham khảo cho quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt là nguồn luật điều chỉnh về việc xác định thẩm quyền của toà án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (YTNN). Điều này càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam đang triển khai thực thi Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Abstract: With development of the private international law of the legal system of the Germany, a number of regulations from the Gemany can be used as references for the Vietnamese legal system, especially the provisions on the Vietnamese courts’ jurisdiction to resolve civil cases and/or matters involving the foreign partners. It is more meaningful for Vietnam in this period when the Civil Procedure Code of 2015 is executed. 56 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 06(334) T3/2017 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 1 Nguồn: https://europa.eu/european-union/about-eu/countries/member-countries/germany_en, truy cập ngày 18/8/2016. 2 Nghị định Brussels I 2012 thay thế cho Nghị định số 44 ban hành ngày 22/12/2000 về thẩm quyền công nhận và cho thi hành phán quyết về các vấn đề dân sự và thương mại (gọi tắt là Nghị định Brussels I 2000), được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 1496/2002. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/01/2015. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định bao gồm các quan hệ dân sự và thương mại, trừ các vấn đề được giới hạn tại Điều 1 của Nghị định, như vấn đề về hải quan, hành chính, năng lực pháp luật của thể nhân, các vấn đề về hôn nhân, thừa kế, phá sản, an sinh - xã hội và trọng tài. Nghị định Brussels I 2012 thay thế một số quy định được cho là cứng nhắc và thiếu tính chắc chắn trong việc tạo lập căn cứ cho việc xác định thẩm quyền của toà án quốc gia thành viên. Các nguyên tắc trong việc xác định thẩm quyền chung, thẩm quyền trong lĩnh vực hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, căn cứ xác định thẩm quyền tuyệt đối - riêng biệt hầu như không có sự thay đổi. Các quy định về thẩm quyền trong quan hệ hợp đồng có sự tham gia của các chủ thể có vị trí yếu thế được phát triển thêm nhằm tăng cường tính chắc chắn về thẩm quyền, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích cho các chủ thể yếu thế được tốt hơn. Hai thay đổi lớn nhất và quan trọng nhất được thể hiện trong Nghị định này chính là vấn đề về mối quan hệ giữa nguyên tắc lis pendens, tố tụng song song và thẩm quyền phát sinh trên cơ sở thoả thuận lựa chọn; vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của toà án quốc gia thành viên trên lãnh thổ các quốc gia thành viên khác. 3 Công ước Lugano 2007 được áp dụng mở rộng cho cả các quốc gia không phải là thành viên Châu Âu. Hiện nay, nó có hiệu lực đối với tất cả 27 thành viên EU, Iceland, Na Uy và Thuỵ Sĩ. Mối quan hệ giữa Công ước Lugano 2007 và Nghị định Brussel I được giải quyết tại Điều 64 của Công ước Lugano 2007. Theo đó, Công ước này được ưu tiên áp dụng cho Đan Mạch và những quốc gia thứ ba không phải là thành viên của EFTA - Khu vực mậu dịch tự do EU như Iceland, Na Uy và Thuỵ Sĩ. 4 Theo Điều 12, 13 Bộ luật TTDS Đức. - Các vụ việc dân sự, thương mại có liên quan đến công dân, pháp nhân đến từ các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU): Đức là thành viên của EU từ ngày 01/01/19581 nên các quy định của Nghị định Brussels I 20122 của EU về thẩm quyền và công nhận, cho thi hành phán quyết về các vấn đề dân sự, thương mại sẽ có giá trị áp dụng bắt buộc. - Các vụ việc dân sự, thương mại có liên quan đến công dân, pháp nhân đến từ các quốc gia có ký kết Điều ước quốc tế với Đức về vấn đề thẩm quyền: ưu tiên áp dụng các quy định trong các Điều ước quốc tế đó. Ví dụ như Công ước Lugano 20073 áp dụng cho các vụ việc phát sinh có liên quan đến công dân, pháp nhân đến từ Đan Mạch, Ice- land, Na Uy và Thuỵ Sĩ. - Các trường hợp khác: áp dụng các quy định trong pháp luật tố tụng dân sự của Đức. Nhìn chung, các quy định này cũng gần tương tự như các quy định của EU về vấn đề xác định thẩm quyền của toà án quốc gia đối với các vụ việc dân sự, thương mại có YTNN. Bài viết đề cập đến nội dung các quy định trong pháp luật tố tụng Đức điều chỉnh vấn đề xác định thẩm quyền của toà án quốc gia đối với các vụ việc dân sự, thương mại có YTNN, tức là các quy định trong trường hợp thứ ba. 1. Nguyên tắc chung trong việc xác định thẩm quyền của toà án Đức đối với các vụ việc dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài Bộ luật TTDS Đức được ban hành vào ngày 05/12/2005 và được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, gần nhất là vào năm 2013. Theo Bộ luật, thẩm quyền của toà án Đức đối với vụ việc dân sự có YTNN được ghi nhận từ Điều 12 đến Điều 40. Những điều khoản này được áp dụng chung cho các vụ việc dân sự, thương mại trong nước và cả các vụ việc có YTNN. Theo đó, nguyên tắc chung trong việc xác định thẩm quyền của toà án Đức đối với các tranh chấp liên quan đến cá nhân, pháp nhân nước ngoài cũng tương tự như đối với cá nhân, pháp nhân trong nước đó là nơi cư trú của bị đơn (đối với cá nhân) hoặc nơi văn phòng được đăng ký (đối với pháp nhân)4. Nguyên tắc này cũng được EU sử dụng tại Điều 4 Nghị định Brussels I 2012. Việc sử dụng căn cứ “nơi cư trú của bị đơn” trong pháp luật EU và Đức được cho là nhằm mục đích tăng cường sự ảnh hưởng của các quốc gia đối với cá nhân và pháp 57 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 06(334) T3/2017 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË nhân cư trú trên lãnh thổ quốc gia mình trong điều kiện vấn đề cư trú trên lãnh thổ của nhau tương đối dễ dàng ở EU, tạo sự thuận lợi không chỉ cho toà án mà còn cho các đương sự trong quá trình tố tụng và quan trọng nhất là khả năng để thực thi bản án, quyết định. Nguyên tắc này cũng đã được hầu hết các nước thành viên chuyển hoá và áp dụng vào hệ thống pháp luật quốc gia, trong đó có Đức5. Tuy nhiên, theo Điều 23 Bộ luật TTDS Đức6, trong trường hợp bị đơn là người nước ngoài không cư trú tại Đức thì toà án có thẩm quyền là toà án nơi có tài sản của bị đơn. Như vậy, đối với một tranh chấp liên quan đến tài sản mà bị đơn không có nơi cư trú tại Đức thì toà án Đức sẽ có thẩm quyền giải quyết nếu người đó có tài sản tại Đức. Tuy nhiên, Bộ luật TTDS Đức không có yêu cầu nào về việc phải có sự kết nối giữa tài sản của bị đơn với tranh chấp, cũng như giá trị tối thiểu của tài sản nhằm đảm bảo khả năng thi hành bản án7. Quy định này đã dẫn đến những khó khăn nhất định cho quá trình giải quyết tranh chấp của cơ quan toà án bởi trên thực tế có những tranh chấp phát sinh mà giá trị của tranh chấp đó cao hơn giá trị tài sản của bị đơn, nếu nguyên đơn thắng kiện, giá trị của tài sản đó không đủ để đảm bảo thi hành án. Lúc này, vấn đề đặt ra là việc công nhận và cho thi hành bản án đó tại Đức có được đảm bảo hay không? Do đó, quy định tại Điều 23 đã bị hạn chế bởi các án lệ tại toà án Đức. Điều này có nghĩa là, nếu tài sản của bị đơn không có yếu tố kết nối với tranh chấp hoặc giá trị của tài sản nhỏ hoặc giá trị của tài sản bị đơn thấp hơn giá trị của tranh chấp thì thẩm quyền của toà án Đức cũng không nên được thiết lập. Về giá trị tranh chấp, có thể kể đến phán quyết điển hình của Toà án khu vực Celle ngày 29/10/1998. Theo đó, Toà án đã từ chối quyền tài phán theo Điều 23 nếu giá trị của thẩm quyền thiết lập tài sản là thấp và không cho phép mong đợi một thặng dư cao hơn so với chi phí của việc thực thi luật pháp. Điều này xuất phát từ quan điểm đề cao khả năng thực thi của phán quyết bằng việc bị đơn phải có tài sản tối thiểu để nhằm đảm bảo khả năng thi hành án8. Về yêu cầu liên quan đến tính kết nối, trong một số bản án, quyết định mang tính tiền lệ của toà án Đức đã đặt ra yêu cầu cần phải có một sự kết nối cụ thể với yếu tố lãnh thổ của Đức. Tuy nhiên, toà án Đức đã không giải thích bằng cách nào để xác định được yếu tố kết nối đó, nó có thể được xác định dựa trên nơi đăng ký văn phòng của các bên tại Đức, hoạt động kinh doanh được thực hiện tại Đức, các bằng chứng của vụ việc nằm tại Đức. Một vụ tranh chấp sẽ không được xem là có tính kết nối với Đức nếu trọng tâm của mối quan hệ pháp lý của tranh chấp đó rõ ràng và hiển nhiên toạ lạc trên lãnh thổ của quốc gia nước ngoài9. 2. Các trường hợp ngoại lệ trong việc xác định thẩm quyền của toà án Đức đối với các vụ việc dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài 2.1 Thẩm quyền riêng biệt của toà án Đức Các quy định về thẩm quyền riêng biệt (tuyệt đối) của toà án quốc gia đối với các vụ việc dân sự, thương mại có YTNN được quy định trong pháp luật các nước nhằm hướng đến việc bảo vệ an ninh, chủ quyền 5 Ví dụ như Điều 14, Điều 15 Bộ luật Dân sự Pháp; điểm a khoản 1 Điều 3 Bộ luật TTDS Hà Lan; Điều 27 Bộ luật TTDS Latvia 6 Ban hành năm 2005 và đã được sửa đổi, bổ sung lần gần nhất là năm 2013. 7 Michael Molitoris & Amelie Abt (2005), “Comparative study of “Residual Jurisdiction” in Civil and Commercial Disputes in the EU National Report for Germany”, p. 6. Nguồn: resid_jurisd_germany_en.pdf, truy cập ngày 26/4/2016. 8 Michael Molitoris & Amelie Abt (2005), tldd, tr. 6. 9 Michael Molitoris & Amelie Abt (2005), tlđd, tr. 6. 58 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 06(334) T3/2017 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 10 Lê Thị Nam Giang (2010), Tư pháp Quốc tế, Nxb. Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 198 11 Thuật ngữ “cartel” bắt nguồn gốc từ tiếng Đức (Kartell), dùng để chỉ hình thức hợp tác giữa các doanh nghiệp có vị trí độc lập với nhau (hợp tác theo chiều ngang) nhằm nâng cao sức mạnh của các bên trên thị trường. Xem: Nguyễn Hữu Huyên (2009), “Nhận dạng cartel theo luật cạnh tranh của các nước phát triển”. Nguồn: tuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=1225, truy cập ngày 22/8/2016. 12 Michael Molitoris & Amelie Abt (2005), tlđd, tr. 14 -15. 13 Xem thêm: Pierre Raoul, Duval & Marie Stoyanov (2005), “Comparative study of “Residual Jurisdiction” in Civil and Commercial Disputes in the EU National Report for France”, p. 6, 7. Nguồn: truy cập ngày 15/11/2016. 14 Xem thêm: Arnaud Nuyts (2005), “Comparative study of “Residual Jurisdiction” in Civil and Commercial Disputes in the EU National Report for Belgium”, p. 15. Nguồn: civiljustice/news/docs/study_resid_jurisd_belgium_en.pdf, truy cập ngày 12/11/2016. 15 Pháp cũng có quy định đối với các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài (YTNN) thuộc thẩm quyền của toà án Pháp thì nó sẽ thuộc thẩm quyền riêng biệt. Phán quyết của toà án nước ngoài trong các trường hợp này sẽ không được công nhận và cho thi hành trên lãnh thổ Pháp. Quy định này bị rất nhiều chỉ trích vì nó thể hiện sự không tin tưởng vào toà án nước ngoài. Chính vì thế trong các án lệ sau này cũng đã có sự giải thích mềm dẻo hơn. Theo đó, phán quyết của toà án nước ngoài sẽ có thể bị từ chối công nhận nếu toà án nước ngoài không có thẩm quyền dựa trên các nguyên tắc đặc biệt về thẩm quyền gián tiếp của toà án Pháp đối với các vụ việc có YTNN (special French rules on indirect international jurisdiction). Nghĩa là, nếu các nguyên tắc về thẩm quyền của toà án Pháp không quy định quốc gia, tạo sự thuận lợi cho việc xét xử một cách có hiệu quả và bảo đảm thi hành bản án, quyết định của toà án, từ đó bảo vệ một cách có hiệu quả nhất lợi ích của quốc gia và lợi ích của các bên10. Điều này cũng đã được quy định cụ thể tại Điều 24 Nghị định Brussels I 2012 của EU. Theo đó, EU đã xác định một ranh giới cụ thể (bốn căn cứ) nhằm xác định thẩm quyền tuyệt đối của toà án quốc gia đối với các vụ việc dân sự, thương mại có YTNN. Tương tự như EU, Bộ luật TTDS Đức cũng quy định các trường hợp thuộc thẩm quyền tuyệt đối của toà án Đức. Cụ thể: (i) Các vụ việc liên quan đến quyền sở hữu bất động sản và các quyền khác gắn với bất động sản theo Điều 24; (ii) Quyền cho thuê mặt bằng tại Đức theo điểm a Điều 29; (iii) Các tranh chấp liên quan đến người tiêu dùng trong hoạt động mua bán tận nhà nếu người tiêu dùng đó cư trú tại Đức theo điểm c, Điều 29; (iv) Các tranh chấp liên quan đến vấn đề môi trường nếu nhà máy đó toạ lạc tại Đức theo điểm a Điều 32; (V) Các khiếu kiện theo Luật Cartel`11 của Đức; liên quan đến bằng sáng chế của người Đức hoặc các quyền về sở hữu công nghiệp khác được cấp phát bởi Đức; và vụ việc có thoả thuận lựa chọn toà án độc quyền (của Đức)12. Theo điểm 1 mục (1) Điều 328 Bộ luật TTDS Đức, nếu toà án Đức, theo pháp luật Đức, có thẩm quyền tuyệt đối đối với một vụ việc cụ thể thì bản án của toà án nước ngoài liên quan đến vụ việc cụ thể đó sẽ không được công nhận và cho thi hành trên lãnh thổ của Đức. Quy định này khác với quy định trong pháp luật một số nước EU như Pháp và Bỉ. Theo đó, cả hai quốc gia đều có quy định: Nếu các vụ việc dân sự, thương mại có YTNN thuộc thẩm quyền của toà án quốc gia thì nó sẽ thuộc thẩm quyền tuyệt đối của toà án nước đó13,14. Quy định này có nghĩa là toàn bộ các vụ việc thuộc thẩm quyền của Toà án Pháp, Bỉ thì đều thuộc thẩm quyền tuyệt đối của Pháp và Bỉ. Nếu có bản án của toà án nước ngoài tuyên về cùng vấn đề đó, nó sẽ không được công nhận và cho thi hành trên lãnh thổ của Pháp và Bỉ. Trong khi quy định của Đức lại hạn chế hơn, chỉ khi nào thuộc các trường hợp đặc biệt mới làm hạn chế khả năng công nhận và thực thi của phán quyết toà án nước ngoài. Quy định này được cho là hợp lý, tránh những sự chỉ trích như trong cách quy định của Pháp và Bỉ, đó là việc thể hiện sự không tin tưởng vào toà án nước ngoài. Và thực tiễn án lệ tại các nước này cũng đã bắt đầu có sự giải thích mềm dẻo hơn về quy định này15. 59 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 06(334) T3/2017 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË Riêng quy định về thẩm quyền riêng biệt đối với trường hợp thoả thuận lựa chọn toà án độc quyền (exclusive choice of court agreement) là toà án Đức lại xảy ra sự tranh luận gay gắt, khi toà án Đức đã từng phủ nhận thẩm quyền của toà án nước ngoài dựa theo thoả thuận lựa chọn toà án độc quyền là toà án nước ngoài16. 2.2 Thẩm quyền của toà án Đức liên quan đến tranh chấp hợp đồng và ngoài hợp đồng 2.2.1 Thẩm quyền đối với các vụ việc liên quan đến hợp đồng Theo Điều 29 Bộ luật TTDS Đức, các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc liên quan đến việc xem xét sự tồn tại của nó sẽ thuộc thẩm quyền của toà án nơi thực hiện hợp đồng. Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng được hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm các nghĩa vụ hợp đồng, tuyên bố hợp đồng vô hiệu, các khiếu kiện liên quan đến nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng. Trong đó, việc xác định nơi thực hiện hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng để điều chỉnh nội dung hợp đồng bất kể đó là pháp luật Đức hay pháp luật nước ngoài. Việc xác định nơi thực hiện hợp đồng sẽ không căn cứ vào Lex Fori (Luật toà án) như vấn đề xác định cơ quan có thẩm quyền mà căn cứ vào pháp luật được áp dụng để điều chỉnh nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng theo quy định của pháp luật tư pháp quốc tế Đức. Đối với các hợp đồng có sự tham gia của các chủ thể có vị trí yếu thế, bao gồm hợp đồng tiêu dùng, hợp đồng lao động và hợp đồng bảo hiểm, pháp luật Đức không giống như pháp luật EU có các quy định riêng biệt điều chỉnh về thẩm quyền giải quyết. Pháp luật Đức chỉ có các quy định mang tính riêng biệt để điều chỉnh về hợp đồng bảo hiểm, với căn cứ xác định thẩm quyền không dựa trên dấu hiệu nơi thực hiện hợp đồng theo Điều 29 Bộ luật TTDS Đức. Theo đó, Điều 46 Luật Hợp đồng bảo hiểm17 quy định bên mua bảo hiểm có thể khởi kiện công ty bảo hiểm tại toà án nơi mà công ty này đăng ký thành lập hoặc nơi mà văn phòng môi giới bảo hiểm đăng ký thành lập; trong các trường hợp khác không phải là hợp đồng sẽ dựa trên căn cứ tại Điều 48, theo đó toà án nơi thực hiện việc bảo hiểm sẽ có thẩm quyền bất luận người khởi kiện là ai. Đối với trường hợp bên được bảo hiểm là bị đơn không cư trú tại Đức, công ty bảo hiểm sẽ được quyền khởi kiện bên được bảo hiểm tại toà án nơi có tài sản của hợp đồng theo Điều 29 Bộ luật TTDS Đức18. Đối với hợp đồng lao động và hợp đồng tiêu dùng, pháp luật Đức không có quy định mang tính riêng biệt. Do đó, sẽ dựa trên Điều 29 Bộ luật TTDS Đức để xác định thẩm quyền giống như các hợp đồng thông thường là dựa trên căn cứ nơi thực hiện hợp đồng. 2.2.2 Thẩm quyền liên quan đến vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Pháp luật Đức cũng có quy định tương tự như EU về căn cứ xác định thẩm quyền cho các vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Điều 32 Bộ luật TTDS Đức. Theo đó, đối với loại vụ việc này, toà án Đức sẽ có thẩm quyền nếu vụ việc bồi thường đó diễn ra trên lãnh thổ Đức. Điều này được hiểu là căn cứ theo dấu hiệu hành vi gây thiệt hại hoặc thiệt hại xảy ra tại Đức. về thẩm quyền riêng biệt của toà án Pháp thì toà án nước ngoài dường như có thể có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp mà những tranh chấp này có sự kết nối với toà án được chỉ định và việc lựa chọn toà án đó không được rơi vào trường hợp không hợp pháp. Do đó, thẩm quyền riêng biệt của toà án Pháp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại có YTNN, trên thực tế, sẽ được xác định trong một số các trường hợp cụ thể sau: Có sự tham gia của Nhà nước Pháp, các tranh chấp liên quan đến quyền về tài sản là bất động sản, thoả thuận lựa chọn toà án hợp pháp, các biện pháp cưỡng chế thi hành phán quyết được thực hiện tại Pháp. Nguồn: Pierre Raoul, Duval & Marie Stoyanov, tlđd, tr. 20. 16 Xem mục 2.3. 17 Ban hành năm 2007 và đã được sửa đổi năm 2016. Nguồn: https://www.gesetze-im-internet.de/bundesrecht/vvg_2008/gesamt.pdf, truy cập ngày 12/11/2106. 18 Michael Molitoris & Amelie Abt (2005), tlđd, tr. 10 -11. 60 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 06(334) T3/2017 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 19 Điều 40 Bộ luật TTDS Đức. 20 Điều 40 Bộ luật TTDS Đức. 21 German Supreme Court, Sep. 5, 2012 – VII ZR 25/12 = 2013 Internationales Handelsrecht (IHR), 35. Nguồn: 2&nr=61762, truy cập ngày 26/4/2016. Do không có sự phân biệt căn cứ xác định thẩm quyền giữa vụ việc dân sự, thương mại trong nước với các vụ việc dân sự, thương mại có YTNN nên vấn đề thẩm quyền trong lĩnh vực ngoài hợp đồng còn chịu sự điều chỉnh của một số nguồn luật khác như Luật Giao thông đường bộ. 2.3 Thẩm quyền của toà án Đức theo thoả thuận lựa chọn toà án của các bên Điều 38 của Bộ luật TTDS Đức cũng quy định cho phép các bên được thoả thuận lựa chọn toà án. Quy định này được áp dụng chung cho các tranh chấp nội địa lẫn tranh chấp có YTNN. Theo đó, toà án Đức sẽ có thẩm quyền nếu các bên có một thoả thuận rõ ràng hoặc ngầm định về việc chọn toà án Đức. Và thoả thuận đó phải đáp ứng được các điều kiện cả về hình thức lẫn nội dung. Cụ thể: Về hình thức của thoả thuận chọn toà án, Điều 38 Bộ luật TTDS Đức quy định rằng thoả thuận chọn toà án có thể được ký kết bằng văn bản hoặc bằng lời nói nhưng nếu ký kết bằng lời nói thì phải có xác nhận bằng văn bản. Về nội dung của thoả thuận chọn toà án, thoả thuận chọn toà án sẽ bị vô hiệu nếu thoả thuận đó không liên quan đến một mối quan hệ pháp lý nhất định và những tranh chấp pháp lý phát sinh từ đó19. Ngoài ra, Bộ luật TTDS Đức còn quy định thoả thuận lựa chọn toà án của các bên cũng không được chấp nhận nếu tranh chấp pháp lý liên quan đến một yêu cầu phi tài sản đã được giao cho toà án địa phương giải quyết mà không cần phải xem xét giá trị của vụ tranh chấp hoặc một thẩm quyền riêng biệt đã được thiết lập đối với yêu cầu đó20. Có một sự khác biệt trong thực tiễn pháp lý của Đức so với pháp luật EU liên quan đến vấn đề xác định loại thoả thuận lựa chọn toà án. Mặc dù Bộ luật TTDS không quy định cụ thể về loại thoả thuận, song thực tiễn pháp lý của Đức cho thấy, Đức chỉ xem thoả thuận lựa chọn toà án là thoả thuận không độc quyền, và nó có thể bị xem xét lại. Quan điểm này được thể hiện trong một vụ án nổi tiếng vào năm 201221 về tranh chấp hợp đồng đại lý giữa một công ty có trụ sở tại Virginia (Hoa Kỳ) với một đại lý tại Đức. Trong hợp đồng, các bên lựa chọn Toà án Virginia giải quyết mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng và bằng pháp luật của Tiểu bang Virginia. Khi tranh chấp xảy ra, đại lý tại Đức tiến hành khởi kiện ra toà án Đức theo nơi có tài sản sở hữu (như quy định tại Điều 23 Bộ luật TTDS). Toà án Đức đã chấp nhận điều này và từ chối thừa nhận hiệu lực của thoả thuận lựa chọn toà án độc quyền của các bên trước đó với lý do việc các bên thoả thuận lựa chọn toà án và luật áp dụng là của Tiểu bang Virginia sẽ khiến cho phía đại lý của Đức mất đi cơ hội được bồi thường theo các nguyên tắc trong pháp luật Hoa Kỳ. Cơ sở pháp lý để tiến hành từ chối là nó đã vi phạm các Nguyên tắc cơ bản (Mandatory rules) trong pháp luật của Đức và EU. Quan điểm này nhận được khá nhiều sự chỉ trích từ các học giả của Hoa Kỳ, Châu Âu lẫn của Đức về việc toà án đã không tôn trọng các cam kết của các bên dựa trên nguyên tắc pacta sunt servanda. Theo đó, thoả thuận lựa chọn toà án phải có giá trị mang tính ràng buộc không chỉ đối với các bên mà cần phải được cơ quan toà án tôn trọng. Việc dựa trên quy định “trái với các nguyên tắc cơ bản” trong pháp luật của Đức được cho là quy định mang tính mơ hồ và phi lý vì việc xác định cụ thể thế nào là “các 61 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 06(334) T3/2017 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË nguyên tắc cơ bản” vẫn mang tính chủ quan của cơ quan toà án22. 3. Những nội dung Việt Nam có thể tham khảo về thẩm quyền của toà án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài 3.1 Về thẩm quyền chung của toà án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có YTNN Thẩm quyền chung của toà án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có YTNN được quy định tại Điều 469 Bộ luật TTDS 2015. Theo đó, thẩm quyền của toà án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có YTNN được xác định dựa trên các căn cứ sau: (i) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam; (ii) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam; (iii) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam; (iv) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam; (v) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam; (vi) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam. Bộ luật TTDS 2015 đã có những thay đổi khá lớn so với Bộ luật TTDS 2004 (sửa đổi năm 2011), phần nào khắc phục được những hạn chế của Bộ luật TTDS 2004. Tuy nhiên, Bộ luật TTDS 2015 vẫn còn tồn tại khá nhiều vướng mắc cần phải được hướng dẫn cụ thể cũng như cần phải được sửa đổi, sửa đổi trong thời gian sắp tới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền trong quá trình áp dụng. Cụ thể: Thứ nhất, Bộ luật TTDS 2015 nên đưa ra nguyên tắc chung để xác định thẩm quyền của toà án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có YTNN Bộ luật TTDS 2015 đã đưa ra khá nhiều căn cứ để xác định thẩm quyền của toà án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có YTNN. Tuy nhiên, các căn cứ tại Điều 469 Bộ luật TTDS 2015 được quy định theo phương pháp liệt kê mà không có bất kỳ nguyên tắc nào được áp dụng ưu tiên (trừ điểm d khoản 1 Điều 469 được áp dụng đối với vụ việc ly hôn). Với cách quy định như vậy, có thể hiểu khi một vụ việc dân sự có YTNN phát sinh đưa đến toà án Việt Nam giải quyết - bất kể vụ việc đó là vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại hay lao động (trừ vụ việc ly hôn) - thì đều có thể áp dụng các căn cứ a, b, c, d, đ mà không có bất kỳ một nguyên tắc chung hay nguyên tắc ngoại lệ cụ thể nào đối với từng lĩnh vực đặc thù. Trong khi đó, Bộ luật TTDS Đức đưa ra nguyên tắc chung để xác định thẩm quyền của toà án Đức là nguyên tắc “nơi cư trú”. Sau đó, pháp luật đưa ra nguyên tắc ngoại lệ, cụ thể áp dụng cho các trường hợp đặc biệt như hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng... Việc quy định này được cho là khá hợp lý, phù hợp với cách thể hiện của pháp luật thành văn tại đa số các nước và Việt Nam: quy định các nguyên tắc chung mang tính định hướng rồi quy định đến các nội dung cụ thể, một khi các quan hệ mới phát sinh, khi chưa có nguồn luật cụ thể điều chỉnh, cơ quan áp dụng sẽ dựa vào nguyên tắc chung để giải quyết. Chúng tôi cho rằng, pháp luật Việt Nam cần phải đưa ra nguyên tắc chung để xác định thẩm quyền của toà án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có YTNN là nguyên tắc “nơi cư trú của bị đơn là cá nhân 22 Xem: “German Supreme Court Strikes Down Choice of Court Agreement,” NYU Law School, Transnational Notes, Nguồn: ment-prorogating-courts-of-virginia/, truy cập ngày 12/11/2016. 62 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 06(334) T3/2017 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË và nơi có trụ sở của bị đơn là pháp nhân”. Bên cạnh nguyên tắc chung, pháp luật Việt Nam sẽ xây dựng các nguyên tắc ngoại lệ, cụ thể đối với trường hợp bị đơn không có nơi cư trú tại Việt Nam như nguyên tắc nơi có tài sản, các nguyên tắc áp dụng đối với các lĩnh vực đặc thù. Theo đó, khi một vụ việc dân sự có YTNN đưa đến toà án Việt Nam giải quyết thì toà án sẽ dễ dàng xác định thẩm quyền của toà án quốc gia mình với nguyên tắc ưu tiên áp dụng các trường hợp đặc thù, nếu không có quy định đặc thù thì áp dụng nguyên tắc chung. Thứ hai, về nguyên tắc nơi cư trú của bị đơn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 469 Bộ luật TTDS 2015 Điểm a khoản 1 Điều 469 Bộ luật TTDS 2015 quy định toà án Việt Nam sẽ có thẩm quyền nếu bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Dưới góc độ so sánh, quy định này khá tương đồng với Bộ luật TTDS Đức, đều sử dụng nguyên tắc “nơi cư trú của bị đơn” để làm căn cứ xác định thẩm quyền của toà án quốc gia. Đây cũng là nguyên tắc khá phổ biến được áp dụng trong pháp luật các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nếu so sánh với nguyên tắc chung tại Điều 13 Bộ luật TTDS Đức thì điểm a khoản 1 Điều 469 Bộ luật TTDS 2015 còn bộc lộ điểm hạn chế sau đây: (i) Điểm a khoản 1 Điều 469 không chỉ đưa ra tiêu chí “cư trú” mà còn “làm ăn, sinh sống”. Vấn đề đặt ra là toà án Việt Nam sẽ có thẩm quyền nếu bị đơn chỉ cần “cư trú” hoặc “làm ăn” hoặc “sinh sống” tại Việt Nam hay bị đơn cần phải thoả mãn cả ba tiêu chí “cư trú, làm ăn và sinh sống” tại Việt Nam? (ii) Tiêu chí “cư trú, làm ăn, sinh sống, lâu dài” tại Việt Nam cần phải được xác định như thế nào? Một cá nhân cư trú, sinh sống thời gian bao lâu thì được xem là cư trú, sinh sống lâu dài tại Việt Nam? Trong khi đó, tại Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi 2013) và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú23 chỉ quy định về “nơi cư trú của công dân” là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi “thường trú” hoặc nơi “tạm trú”24. Như vậy, các quy định của Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn chỉ đề cập đến các khái niệm “nơi cư trú”,”nơi thường trú”, “nơi tạm trú” mà không có quy định về nơi “cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài”. Vì thế chúng tôi cho rằng, giải pháp trước mắt là Bộ luật TTDS 2015 cần phải có hướng dẫn cụ thể về tiêu chí để xác định “cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài” tại Việt Nam nhằm tạo sự thống nhất cho việc áp dụng pháp luật tại các toà án của quốc gia. Trong tương lai, chúng tôi kiến nghị Bộ luật TTDS chỉ nên đưa ra căn cứ “nơi cư trú của bị đơn” để xác định thẩm quyền của toà án Việt Nam. Theo đó, điểm a khoản 1 Điều 469 Bộ luật TTDS 2015 nên được sửa đổi như sau: “Bị đơn là cá nhân có nơi cư trú tại Việt Nam”. Quy định này không chỉ được coi là sự hài hoà với cách quy định trong pháp luật Đức mà còn với đa số các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới hiện nay như EU, Pháp, Bỉ, Trung Quốc, Thái Lan Thứ ba, về nguyên tắc nơi có tài sản của bị đơn quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 469 Bộ luật TTDS 2015 Điểm c khoản 1 Điều 469 Bộ luật TTDS 2015 quy định toà án Việt Nam sẽ có thẩm quyền nếu bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam. Dưới góc độ so sánh, quy định này hoàn toàn giống với quy định tại Điều 23 Bộ luật TTDS Đức, đều đưa ra căn cứ xác định thẩm quyền của toà án quốc gia dựa trên nguyên tắc “nơi có tài sản của bị đơn” mà không có bất kỳ một yêu cầu nào về việc phải có sự kết nối giữa tài sản đó của bị đơn với tranh chấp, cũng như giá trị tối 23 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú, Thông tư số 35/2014/TT- BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú. 24 Điều 12 Luật Cư trú 2006 (sửa đổi 2013). 63 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 06(334) T3/2017 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË thiểu của tài sản nhằm đảm bảo khả năng thi hành phán quyết của toà án25. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, mặc dù Điều 23 Bộ luật TTDS Đức không có yêu cầu về việc phải có sự kết nối giữa tài sản đó của bị đơn với tranh chấp, cũng như giá trị tối thiểu của tài sản nhưng một số án lệ tại toà án Đức đã đưa ra những quyết định hoàn toàn trái ngược rằng, thẩm quyền của toà án Đức cũng không nên được thiết lập nếu tài sản của bị đơn không có yếu tố kết nối với tranh chấp hoặc giá trị của tài sản nhỏ hoặc giá trị của tài sản bị đơn thấp hơn giá trị của tranh chấp. Như vậy, toà án cần phải xem xét các yếu tố kết nối giữa tài sản của bị đơn với tranh chấp hoặc yếu tố giá trị tối thiểu của tài sản khi áp dụng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 469 Bộ luật TTDS 2015 trên thực tế. Việc xem xét nhằm đảm bảo khả năng thực thi các bản án của toà án trên thực tế. 3.2 Thẩm quyền riêng biệt của toà án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có YTNN Tại Việt Nam, thẩm quyền riêng biệt của toà án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có YTNN được xác định theo Điều 470 Bộ luật TTDS 2015. Có thể nhận thấy, Điều 470 Bộ luật TTDS 2015 có nhiều điểm mới so với Bộ luật TTDS 2004, chẳng hạn như: (i) Bộ luật TTDS 2015 đã chính thức ghi nhận quyền thoả thuận chọn toà án Việt Nam của các bên tại điểm c khoản 1 Điều 470 Bộ luật TTDS 2015 (ii) Bộ luật TTDS 2015 đã bỏ căn cứ xác định thẩm quyền riêng biệt của toà án Việt Nam đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển (iii) Bộ luật TTDS 2015 đã bổ sung thêm trường hợp các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ những quan hệ được quy định tại khoản 1 Điều 470 Bộ luật TTDS 2015 cũng thuộc thẩm quyền riêng biệt của toà án Việt Nam. Tuy nhiên, khi so sánh với pháp luật Đức thì Điều 470 Bộ luật TTDS 2015 cũng tồn tại một số hạn chế nhất định cần phải được sửa đổi như sau: Quy định thoả thuận lựa chọn toà án Việt Nam tại điểm c khoản 1 Điều 469 Bộ luật TTDS 2015 Điểm c khoản 1 Điều 470 Bộ luật TTDS 2015 quy định toà án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt đối với các vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn tòa án Việt Nam. Đây là quy định hoàn toàn mới trong Bộ luật TTDS 2015, là một thay đổi khá hợp lý và bắt kịp xu thế phát triển của tư pháp quốc tế, đáp ứng được nhu cầu của các bên đương sự bởi một trong những nguyên tắc được ghi nhận rộng rãi trong pháp luật dân sự các nước, đó là nguyên tắc tự do thoả thuận của các bên. Tuy nhiên, quy định này vẫn còn tồn tại một số bất cập như sau: Quy định này chưa xác định được phạm vi các trường hợp mà các bên được quyền thoả thuận chọn toà án Việt Nam. Các bên được quyền thoả thuận chọn toà án đối với những loại tranh chấp nào? Những tranh chấp nào không được quyền thoả thuận chọn toà án? Quy định tại điểm c khoản 1 Điều 470 Bộ luật TTDS 2015 chỉ mới ghi nhận nguyên tắc xác định thẩm quyền của toà án Việt Nam, căn cứ vào thoả thuận lựa chọn toà án của các bên mà không có quy định cụ thể về điều kiện để thoả thuận chọn toà án của các bên có hiệu lực pháp luật như các điều kiện về hình thức của thoả thuận lựa chọn toà án, chủ thể lựa chọn toà án, phạm vi của quyền lựa chọn toà án Vấn đề đặt ra là, nếu các bên có thoả thuận chọn toà án Việt Nam thì căn cứ nào để xác định thoả thuận chọn toà án của các bên là hợp pháp? Ngoài ra, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 472 Bộ luật TTDS 2015 thì 25 Michael Molitoris & Amelie Abt (2005), “Comparative study of “Residual Jurisdiction” in Civil and Commercial Disputes in the EU National Report for Germany”, p.6. 26 Xem thêm: Phan Hoài Nam (2016), “Thẩm quyền của toà án Trung Quốc đối với các vụ việc dân sự có YTNN - Một số kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Pháp lý số 07/2016; Phan Hoài Nam (2016), “Công ước Hague năm 2005 về thỏa thuận lựa chọn tòa án và khả năng gia nhập của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 17/2016. 64 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 06(334) T3/2017 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË toà án Việt Nam sẽ phải trả lại đơn kiện nếu các bên có thoả thuận chọn toà án nước ngoài trừ trường hợp thỏa thuận lựa chọn tòa án nước ngoài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được. Đây cũng là một căn cứ để toà án Việt Nam xác định mình có thẩm quyền hay không đối với vụ việc dân sự có YTNN. Tuy nhiên, nếu dựa trên quy định này thì toà án Việt Nam cần phải xác định thoả thuận chọn toà án nước ngoài có vô hiệu hoặc không thể thực hiện được hay không. Đối với việc xác định này, hiện pháp luật Việt Nam không có bất kỳ quy định nào để xác định một thoả thuận chọn toà án bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được. Dưới góc độ so sánh, Bộ luật TTDS Đức không chỉ quy định thẩm quyền của toà án Đức dựa trên căn cứ thoả thuận chọn toà án của các bên mà còn quy định các điều kiện để thoả thuận chọn toà án của các bên có hiệu lực pháp luật bao gồm điều kiện về hình thức của thoả thuận chọn toà án, về nội dung của thoả thuận chọn toà án. Bên cạnh đó, Bộ luật TTDS Đức còn quy định các trường hợp thoả thuận chọn toà án không được chấp nhận. Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng, trước tiên cần phải ban hành Nghị quyết hướng dẫn các quy định trên của Điều 470 Bộ luật TTDS 2015. Cụ thể, cần phải hướng dẫn các vấn đề sau đây: (i) phạm vi các vụ việc được áp dụng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 470 Bộ luật TTDS 2015 (ii) quy định các điều kiện để thoả thuận chọn toà án của các bên có hiệu lực pháp luật26. 4. Kết luận Trên cơ sở phân tích những bất cập của Bộ luật TTDS Việt Nam năm 2015, đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ pháp luật Đức điều chỉnh về vấn đề thẩm quyền của toà án quốc gia đối với vụ việc dân sự có YTNN, chúng tôi kiến nghị cần phải có những điều chỉnh hoặc làm rõ hơn về một số quy định trong pháp luật Việt Nam hiện hành, nhằm đảm bảo được tính hiệu quả của nguồn luật pháp luật thực định, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế với xu hướng hài hoà hoá pháp luật trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tư pháp quốc tế: (i) Bộ luật TTDS 2015 cần đưa ra nguyên tắc chung để xác định thẩm quyền của toà án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có YTNN là nguyên tắc “nơi cư trú của bị đơn là cá nhân và nơi có trụ sở của bị đơn là pháp nhân”. Bên cạnh đó, Bộ luật TTDS 2015 sẽ xây dựng các nguyên tắc ngoại lệ đối với trường hợp bị đơn không có nơi cư trú tại Việt Nam hoặc nguyên tắc áp dụng đối với các lĩnh vực đặc thù; (ii) Bộ luật TTDS 2015 cần có văn bản hướng dẫn cụ thể các quy định tại điểm a khoản 1 Điều 469 Bộ luật TTDS 2015 về tiêu chí xác định “nơi cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam”; (iii) Về thẩm quyền của toà án Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn toà án Việt Nam, pháp luật Việt Nam cần có hướng dẫn cụ thể về hiệu lực của thoả thuận chọn toà án bao gồm các quy định về chủ thể thoả thuận chọn toà án, hình thức, nội dung của thoả thuận lựa chọn toà án (iv) Dưới góc độ thực tiễn, nhằm đảm bảo khả năng thi hành các bản án của toà án Việt Nam chúng tôi đề xuất: khi toà án Việt Nam xem xét thẩm quyền đối với vụ việc dân sự có YTNN cũng cần phải xem xét các yếu tố kết nối giữa tài sản của bị đơn với tranh chấp hoặc yếu tố giá trị tối thiểu của tài sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftham_quyen_cua_toa_an_duc_trong_viec_giai_quyet_cac_vu_viec.pdf
Tài liệu liên quan