Thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài dưới góc nhìn so sánh

(Bản scan) Các bên có thê thỏa thuận lựa chọn tòa án trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp Thứ ba, tại khoản 1 Điều 470 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 cũng cần quy định thêm một điểm mới, đó là: “... d. Tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ phải được đăng ký ở Việt Nam như Bằng độc quyền sáng chế, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nhãn hiệu hàng hóa...” thì thuộc trường hợp thấm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Thứ tư, phải có sự thống nhất giữa Bộ luật Tố tụng Dân sự và các văn bản luật khác như Điều 14 Luật Đầu tư 2014. Vì vậy, Điều 470 cần bổ sung thêm trường họp “Vụ án dân sự đó liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam” là cần thiết, có tính thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết những tranh chap có yếu tố nước ngoài. Thứ năm, cần bô sung vào Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 trường họp liên quan đến người tiêu dùng và người lao động theo hướng Tòa án nước ngoài được lựa chọn giải quyết tranh chấp nhưng nếu người tiêu dùng (trong hợp đồng tiêu dùng) hoặc người lao động (trong hợp đồng lao động) lại nộp đơn yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết thì Tòa án Việt Nam vẫn có thấm quyền giải quyết.

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài dưới góc nhìn so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftham_quyen_rieng_biet_cua_toa_an_viet_nam_doi_voi_cac_vu_vie.pdf
Tài liệu liên quan