Không những thế, để việc tham vấn
trở thành hoạt động có ý nghĩa, góp phần
nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi
trường, pháp luật cần mở rộng phạm vi
tham vấn, theo đó không chỉ tham vấn kết
quả đánh giá tác động môi trường mà tham
vấn cả quá trình và biện pháp thực hiện đánh
giá tác động môi trường. Công tác tham vấn
cộng đồng cần được tiến hành nhiều lần (tối
thiểu là hai lần) đối với nhóm các dự án quy
mô lớn, nhạy cảm về môi trường. Điều này
xuất phát từ đặc điểm tham vấn báo cáo
đánh giá là công việc cần kiến thức ở trình
độ chuyên sâu, thuộc nhiều ngành khoa học
tự nhiên, xã hội và công nghệ, có khối lượng
lớn, nội dung đa ngành, đa dạng, đòi hỏi thời
gian, nhân lực, kinh phí, phương thức làm
việc rất khác nhau đối với từng loại dự án.
Mục đích của tham vấn không nhằm phản
đối dự án mà giúp nhà đầu tư thu thập thông
tin từ nhiều bên, giảm rủi ro cho dự án đầu
tư của họ, đồng thời BVMT tốt nhất. Pháp
luật cũng xác định rõ trách nhiệm của chủ dự
án trong việc tham vấn, thời gian, quy trình
cụ thể nhằm bảo đảm việc tham vấn được
thực hiện thực chất và hiệu quả. Xây dựng
cơ chế làm việc độc lập cho các chuyên gia,
các nhà khoa học và những người được mời
tham vấn. Lần tham vấn thứ nhất thực hiện
trước khi tiến hành đánh giá tác động môi
trường, chủ dự án trực tiếp trình bày cụ thể
về dự án, về quá trình tiến hành đánh giá tác
động môi trường, dự báo ban đầu về những
tác động của dự án đến môi trường và dân
cư để chính quyền địa phương và Nhân dân
nắm rõ về dự án và nghiên cứu, tìm hiểu về
dự án, về các tác động của dự án. Lần tham
vấn thứ hai tiến hành sau khi lập xong báo
cáo đánh giá tác động môi trường và bắt
buộc chủ dự án phải gửi báo cáo đánh giá
tác động môi trường cho cộng đồng dân cư
nghiên cứu trước khi tiến hành cuộc họp. Vì
bất cứ sự ô nhiễm, suy thoái hay sự cố môi
trường nào xảy ra thì đối tượng phải gánh
chịu những thiệt hại đầu tiên chính là cộng
đồng sống trong môi trường đó, do vậy, cộng
đồng dân cư có quyền được biết một cách
đầy đủ về dự án chuẩn bị được triển khai ở
nơi mình sinh sống và đưa ra những ý kiến,
những kinh nghiệm thực tiễn về đất đai, thổ
nhưỡng, giúp phát hiện những nguy cơ tiềm
ẩn về mặt môi trường mà dự án gây ra. Chủ
dự án có trách nhiệm trực tiếp giải trình đối
với những ý kiến đóng góp của Nhân dân và
trong trường hợp những ý kiến phản biện,
phân tích có căn cứ, chủ dự án cần nghiên
cứu, đánh giá và có những điều chỉnh phù
hợp. Sự điều chỉnh này phải được cơ quan,
tổ chức và cộng đồng dân cư thông qua trước
khi chủ dự án hoàn thành báo cáo đánh giá
tác động môi trường. Nếu cuối cùng, ý kiến
những đối tượng được tham vấn và chủ dự
án không thống nhất được với nhau thì mời
cơ quan thẩm định độc lập thẩm định, xem
xét. Kinh phí cho hoạt động này do chủ dự
án và Nhà nước, trên cơ sở hỗ trợ cho người
dân, chi trả. Cơ chế này bảo đảm nâng cao
trách nhiệm của chủ dự án đồng thời nâng
cao ý thức trách nhiệm của Nhân dân và bảo
đảm việc tham vấn hiệu quả.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham vấn cộng đồng dân cư trong quá trình đánh giá tác động môi trường và những vấn đề đặt ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Tham vấn trong quá trình đánh giá tác động môi trường là hoạt
động có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, không chỉ bảo đảm thực thi
quyền làm chủ của Nhân dân mà còn góp phần nâng cao hiệu quả
đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư. Từ khi
chính thức được thực hiện năm 1993, sau khi Luật Bảo vệ môi
trường năm 1993 được ban hành đến nay, hoạt động tham vấn
bước đầu đã hỗ trợ tích cực cho quá trình đánh giá môi trường của
các chủ đầu tư. Tuy vậy, nghiên cứu lý luận và từ thực tiễn thực
thi cho thấy, quy định pháp luật về đối tượng, nội dung, quy trình
tổ chức tham vấn còn nhiều nội dung chưa phù hợp. Bài viết phân
tích lý luận và thực tiễn, đưa ra những định hướng sửa đổi, bổ
sung một số quy định pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực
hiện tham vấn trong đánh giá tác động môi trường một cách thực
chất và hiệu quả.
Trần Thị Sáu*
* TS. Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
Abstract:
Consultation in the process of environmental impact assessment
is an activity meant especially important, not only to ensure the
enforcement of the mastery of the People but also contribute to
improving the effectiveness of environmental impact assessment
for the project. Since officially been made in 1993, after the
Environmental Protection law in 1993 was enacted to date,
consultation activities initially positive support for the process of
environmental assessment of the investor. However, theoretical
studies and practical implementation of legal provisions show
that many legal provisions on subjects, content, process held the
consultation process are still not suitable. On the basis of analysis
of theoretical and practical research released orientations modify
and supplement some provisions of law, creating legal basis for
the implementation of consultations in the environmental impact
assessment in a real quality and efficiency.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: tham vấn, đánh giá tác động
môi trường, cộng đồng dân cư, Bảo vệ
môi trường, dự án.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 05/02/2018
Biên tập: 19/02/2018
Duyệt bài: 27/02/2018
Article Infomation:
Keywords: consultation, environmental
impact assessment, community,
environmental protection, project.
Article History:
Received: 05 Feb. 2018
Edited: 19 Feb. 2018
Approved: 27 Feb. 2018
THAM VẤN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
41Số 6(358) T3/2018
1. Pháp luật về tham vấn cộng đồng
dân cư trong quá trình đánh giá tác động
môi trường
Đánh giá tác động môi trường là quá
trình nghiên cứu, phân tích và dự báo tác
động tích cực và tiêu cực của dự án đối với
môi trường và cộng đồng dân cư, trên cơ sở
đó xây dựng và thực thi các giải pháp nhằm
phát huy mặt tích cực và phòng ngừa, giảm
thiểu những tác động tiêu cực của dự án đến
môi trường tự nhiên và xã hội, bảo đảm sự
phát triển bền vững.
Việt Nam cũng như các nước trên
thế giới đã xác định đánh giá tác động môi
trường là biện pháp quan trọng nhằm bảo
vệ môi trường (BVMT) cũng như đời sống
dân cư và sử dụng pháp luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đánh
giá tác động môi trường, góp phần BVMT
và đảm bảo quyền con người được sống
trong môi trường trong lành. Những nội
dung cơ bản của pháp luật về đánh giá tác
động môi trường được thể hiện trong Luật
BVMT năm 2015 và các văn bản hướng dẫn
thi hành bao gồm những quy định về đối
tượng đánh giá tác động môi trường; trách
nhiệm của các chủ dự án đầu tư đối với việc
đánh giá tác động môi trường; tổ chức đánh
giá tác động môi trường, tham vấn báo cáo
đánh giá tác động môi trường; thẩm quyền,
trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường; xử phạt
vi phạm về đánh giá tác động môi trường.
Trong thời gian qua, pháp luật về đánh giá tác
động môi trường đã thiết lập công cụ quản lý
môi trường, tạo cơ sở cho các cơ quan nhà
nước đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp
đồng thời tạo cơ hội gắn kết giữa Nhà nước,
doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trong phát
triển kinh tế và BVMT. Tuy nhiên, bên cạnh
những mặt tích cực, pháp luật về đánh giá tác
động môi trường còn có nhiều quy định thiếu
cơ sở khoa học, chưa đồng bộ và chưa phù
hợp với thực tiễn như quy định về đối tượng
phải đánh giá tác động môi trường, quy định
về trách nhiệm của chủ dự án, trách nhiệm
của cơ quan và người có thẩm quyền thẩm
định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường, quy định về quá trình đánh giá
tác động môi trường... Trong đó, quy định về
tham vấn cộng đồng dân cư trong quá trình
đánh giá tác động môi trường vẫn còn nhiều
vấn đề cần làm rõ và sửa đổi phù hợp.
Tham vấn là quá trình trao đổi, chia
sẻ, hỗ trợ giúp người cần tham vấn hiểu
rõ bản chất vấn đề, nắm vững những cách
giải quyết và đưa ra phương án giải quyết
tối ưu. Tham vấn cộng đồng trong đánh giá
tác động môi trường là hoạt động của chủ
dự án, theo đó chủ dự án tiến hành trao đổi
thông tin, lắng nghe trao đổi, tham khảo ý
kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư
trong khu vực dự án có tác động trực tiếp về
báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tham
vấn cộng đồng dân cư là hoạt động không
thể thiếu trong quá trình đánh giá tác động
môi trường. Một mặt, thể hiện chủ quyền
Nhân dân, thực thi cơ chế dân biết, dân bàn,
dân kiểm tra, mặt khác, hoạt động này bảo
đảm việc đánh giá tác động môi trường
khách quan, đúng đắn qua việc những người
dân nghiên cứu, xem xét và đưa ra những ý
kiến về những nội dung trong báo cáo đánh
giá tác động môi trường. Hoạt động này là
yêu cầu quan trọng thể hiện ý kiến, sự đồng
thuận hay không đồng thuận của cộng đồng
dân cư đối với việc đánh giá tác động môi
trường của chủ dự án cũng như bổ sung
những tác động tiêu cực, những giải pháp
phù hợp mà báo cáo có thể chưa đề cập đến.
Mục đích của tham vấn là chủ đầu tư cung
cấp thông tin về dự án, những tác động tích
cực có khả năng xảy ra khi triển khai dự án,
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
42 Số 6(358) T3/2018
những giải pháp giảm thiểu những tác động
tiêu cực; dự báo những tác động tích cực của
dự án, đồng thời lắng nghe ý kiến, sự phân
tích, đánh giá của những đối tượng liên quan
về những tác động của dự án. Chất lượng
hoạt động tham vấn ảnh hưởng sâu sắc đến
chất lượng báo cáo đánh giá tác động môi
trường. Tham vấn hiệu quả sẽ góp phần hoàn
thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường,
làm cơ sở cho việc triển khai thực tế, qua đó
hạn chế thấp nhất các tác động xấu đến môi
trường và con người. Vì vậy, quy định đúng
đắn về tham vấn trong quá trình đánh giá tác
động môi trường, xác định đúng và phù hợp
những chủ thể nào chịu tác động trực tiếp,
nội dung, quy trình tiến hành tham vấn là rất
quan trọng, nhằm bảo đảm việc đánh giá tác
động môi trường khoa học, hiệu quả.
Về vấn đề này, Khoản 1, 2 Điều 21
Luật BVMT năm 2015 quy định:
1. Tham vấn trong quá trình thực hiện
đánh giá tác động môi trường nhằm hoàn
thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường,
hạn chế thấp nhất các tác động xấu đến môi
trường và con người, bảo đảm sự phát triển
bền vững của dự án.
2. Chủ dự án phải tổ chức tham vấn cơ
quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực
tiếp bởi dự án.
3. Các dự án không phải thực hiện
tham vấn gồm:
a) Phù hợp với quy hoạch của khu sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường cho giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng;
b) Thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Khoản 4, 5, 6 Điều 12 Nghị định
18/2015/CP-NĐ ngày 14/12/2015 của
Chính phủ nêu rõ:
4. Trong quá trình thực hiện đánh giá
tác động môi trường, chủ dự án phải tiến
hành tham vấn Ủy ban nhân dân (UBND)
xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là
UBND cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ
chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực
tiếp bởi dự án; nghiên cứu, tiếp thu những ý
kiến khách quan, kiến nghị hợp lý của các
đối tượng liên quan được tham vấn để hạn
chế thấp nhất tác động bất lợi của dự án đến
môi trường tự nhiên đa dạng sinh học và sức
khỏe cộng đồng.
5. Việc tham vấn ý kiến của UBND
cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức
chịu tác động trực tiếp bởi dự án thực hiện
theo quy trình sau đây:
a) Chủ dự án gửi báo cáo đánh giá tác
động môi trường của dự án đến UBND cấp
xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu
tác động trực tiếp bởi dự án kèm theo văn
bản đề nghị cho ý kiến;
b) UBND cấp xã nơi thực hiện dự án
và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự
án có văn bản phản hồi trong thời hạn tối đa
mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được văn bản của chủ dự án, hoặc không cần
có văn bản phản hồi trong trường hợp chấp
thuận việc thực hiện dự án.
6. Việc tham vấn cộng đồng dân cư
chịu tác động trực tiếp bởi dự án được
tiến hành dưới hình thức họp cộng đồng
dân cư do chủ dự án và UBND cấp xã
nơi thực hiện dự án đồng chủ trì với sự
tham gia của những người đại diện cho
Ủy ban mặt trận Tổ quốc cấp xã, các tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội
nghề nghiệp, tổ dân phố, thôn, bản được
UBND cấp xã triệu tập. Ý kiến của các
đại biểu tham dự cuộc họp phải được thể
hiện đầy đủ, trung thực trong biên bản
họp cộng đồng.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
43Số 6(358) T3/2018
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT
ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn thêm trường hợp dự án
thuộc địa bàn từ hai xã trở lên, chủ dự án
được lựa chọn hình thức cuộc họp tham vấn
cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi
dự án theo từng xã hoặc liên xã.
2. Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn
thực thi pháp luật về tham vấn cộng đồng
trong quá trình đánh giá tác động môi trường
Nghiên cứu các quy định pháp luật
hiện hành và từ thực tiễn thực hiện pháp
luật về tham vấn trong quá trình đánh giá tác
động môi trường, cho thấy có một số vấn đề
cần được quan tâm làm rõ:
Thứ nhất, về đối tượng chịu tác động
của dự án. Về vấn đề này, Luật BVMT
năm 2015, Nghị định 18/2015/CP-NĐ của
Chính phủ quy định còn chung chung, bởi
lẽ không thể xác định được cụ thể “cơ quan,
tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp
bởi dự án” là những đối tượng nào, những
ai là đối tượng “chịu tác động trực tiếp” và
mức độ tác động như thế nào được gọi là
trực tiếp. Tác động trực tiếp là những ảnh
hưởng trực diện làm biến đổi các yếu tố tự
nhiên và xã hội. Đó là những biến đổi hiện
hữu có thể nhận diện ngay sau khi1 có sự
tác động. Sự tác động trực tiếp diễn ra trong
không gian, theo thời gian và mức độ nào
còn tùy thuộc vào từng dự án. Vì vậy, khi
pháp luật không nêu rõ những tiêu chí xác
định những đối tượng cụ thể chịu tác động
trực tiếp bởi dự án đã dẫn đến việc các chủ
dự án mặc định những cơ quan, tổ chức,
cộng đồng trên địa bàn xã hoặc liên xã mà
1 TS. Phạm Thị Thu Hà, Tổng quan lợi ích và ảnh hưởng của công trình thủy điện,
an-ninh-nang-luong-va-moi-truong/tong-quan-loi-ich-va-anh-huong-cua-cong-trinh-thuy-dien-(ky-2).html, truy cập
ngày 10/01/2018
2 TS. Phạm Thị Thu Hà, Tổng quan lợi ích và ảnh hưởng của công trình thủy điện, tlđd.
3 Tlđd.
dự án triển khai là đối tượng chịu tác động
trực tiếp. Điều này chưa sát với thực tế vì
nhiều dự án đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp
không chỉ trong phạm vi xã hoặc những xã
liền kề mà tác động tới nhiều huyện, nhiều
tỉnh. Có thể dễ nhận thấy qua các dự án nhiệt
điện, dự án nhà máy sản xuất thép, lọc dầu,
khai thác khoáng sản, dự án thủy điện Tìm
hiểu các dự án thủy điện cho thấy, hầu hết
dự án này thường gây ra tình trạng mất rừng,
ảnh hưởng sâu sắc đến chế độ nước hạ lưu
và đa dạng sinh học. Nghiên cứu của Phạm
Thị Thu Hà, Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội chỉ rõ một số hồ thuỷ điện còn làm suy
giảm, cạn kiệt dòng chảy ở lưu vực sông và
chuyển nước sang lưu vực khác như hồ thuỷ
điện An Khê - Kanak chuyển nước sông Ba
sang sông Kone, thủy điện thượng Kon Tum
chuyển nước từ nhánh sông Dak Bla thuộc
lưu vực sông Sêsan sang lưu vực sông Trà
Khúc. Một số công trình thuỷ điện khác như
Dak Mi 4, Phước Hoà, Nậm Chiến... đều
chuyển gần như toàn bộ lượng nước sau khi
phát điện sang lưu vực khác2. Theo UBND
thành phố Đà Nẵng, việc xây dựng Nhà máy
thuỷ điện Đắk Mi 4 tại Quảng Nam đã cắt
dòng Đắk Mi - chiếm 1/3 lưu vực dòng Vu
Gia, nhưng chiếm 50% lưu lượng nước của
dòng sông lớn này nhưng không trả về dòng
cũ mà đổ về sông Thu Bồn gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hạ lưu sông Vu Gia. Dòng
sông này cung cấp nước cho gần 10.000
ha nông nghiệp, công nghiệp và nước sinh
hoạt cho 1,7 triệu dân thành phố Đà Nẵng
và 2 huyện Đại Lộc và Điện Bàn của Quảng
Nam3. Tuy nhiên, thực tế việc tham vấn cộng
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
44 Số 6(358) T3/2018
đồng của các dự án thủy điện đối với các đối
tượng bị ảnh hưởng chỉ giới hạn trong địa
bàn dự án nên đã không dự báo những tác
động tiêu cực của dự án đến môi trường, sản
xuất, sinh hoạt của người dân vùng hạ du.
Một số dự án lớn như Dự án Nhà máy gang
thép của Công ty trách nhiệm hữu hạn gang
thép Hưng Nghiệp Formosa được triển khai
tại khu kinh tế Vũng Áng thuộc tỉnh Hà Tĩnh
song quá trình xây dựng và vận hành của nhà
máy lại tác động trực tiếp đến ít nhất 4 tỉnh
miền Trung, trong đó tác động sâu sắc nhất
là tỉnh Quảng Bình. Theo dòng hải lưu từ
Bắc vào Nam, các chất xả thải ra từ nhà máy
Formosa tràn ồ ạt vào vùng biển Quảng Bình
nên vùng biển Quảng Bình gánh chịu hậu
quả nặng nề nhất. Nếu quá trình đánh giá tác
động môi trường chính quyền và Nhân dân
các tỉnh lân cận được tham vấn và có những
phương án chủ động phòng ngừa thì khi sự
cố môi trường xảy ra, các địa phương sẽ có
những biện pháp chủ động xử lý, khắc phục
hậu quả, hạn chế thiệt hại cho Nhân dân.
Việc không quy định rõ đối tượng chịu
tác động trực tiếp bởi dự án còn dẫn đến tình
trạng một số chủ đầu tư không tham vấn đối
với Dự án nằm trong đất thuộc sự quản lý
của chủ đầu tư. Có thể thấy điều này qua
dự án Khu phức hợp Du lịch sinh thái và
Vui chơi thể thao dưới nước của Công ty cổ
phần Phù Sa Đỏ4, chủ đầu tư không lấy ý
kiến của người dân với lý do khu vực dự
án nằm trong khu đất thuộc sự quản lý của
Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình, cũng là chủ
đầu tư của dự án, và cho rằng, khu vực thực
hiện dự án cách xa khu dân cư nên không lấy
ý kiến tham vấn của người dân mà chỉ tham
4 Công ty cổ phần Thương mại và du lịch Phù Sa Đỏ, Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khu phức hợp du lịch
sinh thái và vui chơi dưới nước thôn Chày Lập xã Phúc Trạch và thôn Trằm Mé xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tr.139.
vấn ý kiến của UBND xã và Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc xã Phúc Trạch và Sơn Trạch,
mặc dù trên thực tế dự án ảnh hưởng không
nhỏ đến môi trường sống của người dân.
Thứ hai, phạm vi các đối tượng được
tham vấn. Theo quy định, việc tham vấn
tiến hành đối với chính quyền địa phương
là UBND cấp xã nơi thực hiện dự án, các
tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án
gồm Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, các
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội
nghề nghiệp trên địa bàn và cộng đồng dân
cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án. Cộng
đồng dân cư là tập hợp những người cùng cư
trú trong một khu vực địa lý có chung những
đặc điểm lịch sử, văn hóa, chung những lợi
ích cơ bản và được tổ chức dưới hình thức
tổ dân phố, thôn, bản. Quy định như trên
là cần thiết nhưng không đủ, bởi lẽ thông
thường đánh giá tác động môi trường là hoạt
động có tính chuyên môn kỹ thuật cao, đòi
hỏi phải có kiến thức chuyên sâu, song đối
với chính quyền cấp xã và những người dân
bình thường thì rất khó để họ hiểu toàn diện,
sâu sắc nội dung báo cáo đánh giá tác động
môi trường cũng như những vấn đề thực tế
của dự án, những tác động mà dự án sẽ gây
ra đối với môi trường và cuộc sống người
dân. Điều này đòi hỏi trong thành phần được
tham vấn phải có các chuyên gia, các nhà
khoa học, các nhà nghiên cứu chuyên môn
và những tổ chức, cá nhân quan tâm đến
dự án. Nhất là đối với dự án có ảnh hưởng
sâu sắc đến môi trường như dự án sản xuất
gang thép, dự án thủy điện, nhiệt điện, dự án
khai thác khoáng sản, dự án cáp treo... Đơn
cử như nếu xây dựng cáp treo Phong Nha -
Kẻ Bàng ở Quảng Bình để dự báo tác động
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
45Số 6(358) T3/2018
môi trường phải căn cứ vào những thông tin
khoa học như thông tin về đối tượng gây tác
động, đối tượng bị tác động, sức tải của môi
trường sinh học... trong khi chính quyền xã,
những người dân bình thường khó biết được
còn bao nhiêu loài mới phát hiện, bao nhiêu
loài chưa rõ về tập tục sinh sống, các môi
trường thay thế cho chúng phải như thế nào,
do đó cần phải có sự tham vấn phản biện từ
các hiệp hội khoa học, các nhà khoa học có
nhiều năm gắn bó ở khu vực Phong Nha -
Kẻ Bàng.
Thứ ba, về quy trình tham vấn. Nghị
định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ chia
quy trình tham vấn thành hai trường hợp.
Đối với tham vấn chính quyền địa phương
cấp xã và các tổ chức, chủ dự án gửi báo
cáo đánh giá tác động môi trường của dự
án kèm theo văn bản đề nghị cho ý kiến.
UBND cấp xã và các tổ chức phải có văn
bản phản hồi trong thời hạn tối đa mười lăm
ngày hoặc không cần phản hồi trong trường
hợp chấp thuận việc thực hiện dự án. Đối
với cộng đồng dân cư, tham vấn được tiến
hành dưới hình thức họp cộng đồng dân cư
do chủ dự án và UBND cấp xã đồng chủ trì
với sự tham gia của những người đại diện
cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, các tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề
nghiệp, tổ dân phố, thôn, bản được UBND
cấp xã triệu tập. Trong trường hợp dự án
thuộc địa bàn từ hai xã trở lên, chủ dự án
được lựa chọn hình thức cuộc họp tham vấn
cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi
dự án theo từng xã hoặc liên xã. Thực tiễn
thực hiện cho thấy:
Một là, tham vấn đối với cơ quan, tổ
chức trên địa bàn là công việc của chủ đầu
tư nhằm tham khảo ý kiến của những người
am hiểu về đặc điểm tự nhiên, xã hội của
khu vực thực hiện dự án và cũng là những
người có trách nhiệm quản lý, BVMT và bảo
đảm sự phát triển mọi mặt đời sống xã hội
ở địa phương, góp phần hoàn thiện các biện
pháp phát huy mặt tích cực và giảm thiểu tác
động xấu đến môi trường và con người. Đây
không chỉ là hình thức thể hiện sự chấp nhận
hay không chấp nhận việc thực hiện dự án
mà còn thể hiện trọng trách của cả chủ đầu
tư và cơ quan, tổ chức trên địa bàn đối với sự
phát triển của địa phương và đời sống dân cư
qua việc thể hiện ý kiến, đưa ra những phân
tích, lập luận để xem xét tính xác thực, độ
tin cậy của những thông tin cũng như tính
khả thi của các giải pháp phát huy những yếu
tố tích cực, khắc phục các tác động tiêu cực
của dự án đến môi trường và dân cư. Vì vậy,
quy định “trong trường hợp chấp thuận việc
thực hiện dự án” thì không cần phản hồi dễ
dẫn đến việc tham vấn mang tính hình thức
do không ràng buộc trách nhiệm của cả chủ
dự án lẫn chính quyền địa phương và các tổ
chức liên quan trong quá trình tham vấn.
Hai là, đối với tham vấn cộng đồng
dân cư, công việc này thuộc trách nhiệm của
chủ dự án nên UBND cấp xã không thể tham
gia đồng chủ trì mà chỉ tham gia hỗ trợ, tạo
điều kiện cho chủ đầu tư tiến hành tham vấn.
Sở dĩ như vậy vì UBND cũng là đối tượng
được tham vấn, đồng thời là cơ quan hành
chính nhà nước, là đại diện cho cộng đồng
dân cư. Quy định hiện hành cũng sẽ không
mang lại kết quả tối ưu cho buổi tham vấn vì
người dân sẽ cảm nhận đằng sau chủ đầu tư
là chính quyền địa phương. Hơn nữa, trong
mối quan hệ này, cộng đồng dân cư là những
người mà chủ dự án mong muốn được lắng
nghe những ý kiến, những phản biện của họ
để có những thông tin đầy đủ, chính xác làm
cơ sở đánh giá tác động môi trường đúng đắn
nhất nên cộng đồng dân cư phải được chủ dự
án mời chứ không phải “được UBND cấp xã
triệu tập” theo kiểu mệnh lệnh hành chính.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
46 Số 6(358) T3/2018
Ba là, các quy định pháp luật hiện
hành cũng chưa quy định cụ thể sẽ tiến hành
tham vấn ở mức độ nào, ai là đại diện cho
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, các tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề
nghiệp, tổ dân phố, thôn, bản. Điều này dễ
dẫn đến nội dung không tập trung vào tham
vấn điều kiện tự nhiên, xã hội, dân cư khu
vực và đánh giá, dự báo tác động của dự án
đến môi trường cũng như sản xuất, sinh sống
của dân cư. Đồng thời những người am hiểu,
có trách nhiệm với cộng đồng, có khả năng
phân tích, dự báo có thể không được mời
do không được chọn làm đại diện cho cộng
đồng dân cư. Bên cạnh đó, pháp luật cũng
không quy định buộc chủ đầu tư gửi báo cáo
đánh giá tác động môi trường cho cộng đồng
dân cư nghiên cứu trước khi tổ chức họp dân
cư nên sẽ rất khó cho người dân trong việc
đưa ra ý kiến của mình.
Thứ tư, pháp luật chưa quy định trách
nhiệm của chủ dự án đối với các ý kiến của
các đối tượng được tham vấn. Pháp luật
chỉ yêu cầu chủ dự án nghiên cứu, tiếp thu
những ý kiến khách quan, kiến nghị hợp lý
của các đối tượng liên quan được tham vấn.
Trường hợp cơ quan, tổ chức trên địa bàn
xã không đồng ý với các tác động tiêu cực
cũng như giải pháp giảm thiểu các tác động
tiêu cực của dự án thì pháp luật chưa đưa ra
hướng giải quyết. Đối với ý kiến của cộng
đồng dân cư, pháp luật quy định thêm là
phải được thể hiện đầy đủ, trung thực trong
biên bản họp cộng đồng, nhưng lại không có
ràng buộc trách nhiệm nào đối với chủ dự
án sau tham vấn, đặc biệt trong trường hợp
Nhân dân có ý kiến phản biện hoặc phân tích
trái chiều đối với báo cáo đánh giá tác động
môi trường. Vì vậy, các chủ dự án sau tham
vấn chỉ đưa ra những lời tiếp thu và cam kết
chung chung. Quy định này dễ dẫn đến việc
chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tham vấn một
cách chiếu lệ.
3. Kiến nghị
Nghiên cứu cho thấy, các quy định
hiện hành về tham vấn trong quá trình đánh
giá tác động môi trường chỉ phù hợp với
các dự án nhỏ, sự tác động đến môi trường
tự nhiên và xã hội không nhiều. Do vậy, để
bảo đảm việc tham vấn có hiệu quả, đặc
biệt là đối với các dự án lớn, ảnh hưởng
sâu sắc đến môi trường, dân cư và sự phát
triển bền vững, làm cơ sở đánh giá tác động
môi trường chính xác, khoa học, đồng thời
tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư,
pháp luật cần sửa đổi, bổ sung một số quy
định về tham vấn. Cần quy định rõ những
đối tượng chịu tác động trực tiếp từ dự án.
Với những dự án lớn, thuộc thẩm quyền phê
duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đối
tượng chịu tác động trực tiếp phải tính đến
cấp huyện, tỉnh, bao gồm liên huyện, liên
tỉnh. Việc xác định phạm vi về không gian
của đánh giá tác động môi trường là vùng
xem xét, đánh giá hiện trạng, tác động môi
trường và không bị giới hạn bởi ranh giới
hành chính của dự án. Phạm vi đối tượng
được tham vấn về báo cáo đánh giá tác động
môi trường không chỉ có chính quyền cấp
xã, tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư mà còn
tham vấn các chuyên gia, các nhà khoa học
chuyên ngành, nhà nghiên cứu, các trường
đại học nhằm đảm bảo tính khách quan,
khoa học và toàn diện. Cho phép các tổ
chức, cá nhân quan tâm đến dự án và sự phát
triển bền vững của địa phương được tham
gia tham vấn. Những người đại diện cho tổ
dân phố, thôn, bản phải là những người am
hiểu đặc điểm tự nhiên địa bàn thực hiện dự
án, có những kiến thức nhất định về lĩnh vực
ngành nghề dự án triển khai. Trong trường
hợp không có ai đáp ứng được yêu cầu đó,
cộng đồng dân cư có quyền được mời người
có đủ điều kiện để tham gia tham vấn.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
47Số 6(358) T3/2018
Không những thế, để việc tham vấn
trở thành hoạt động có ý nghĩa, góp phần
nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi
trường, pháp luật cần mở rộng phạm vi
tham vấn, theo đó không chỉ tham vấn kết
quả đánh giá tác động môi trường mà tham
vấn cả quá trình và biện pháp thực hiện đánh
giá tác động môi trường. Công tác tham vấn
cộng đồng cần được tiến hành nhiều lần (tối
thiểu là hai lần) đối với nhóm các dự án quy
mô lớn, nhạy cảm về môi trường. Điều này
xuất phát từ đặc điểm tham vấn báo cáo
đánh giá là công việc cần kiến thức ở trình
độ chuyên sâu, thuộc nhiều ngành khoa học
tự nhiên, xã hội và công nghệ, có khối lượng
lớn, nội dung đa ngành, đa dạng, đòi hỏi thời
gian, nhân lực, kinh phí, phương thức làm
việc rất khác nhau đối với từng loại dự án.
Mục đích của tham vấn không nhằm phản
đối dự án mà giúp nhà đầu tư thu thập thông
tin từ nhiều bên, giảm rủi ro cho dự án đầu
tư của họ, đồng thời BVMT tốt nhất. Pháp
luật cũng xác định rõ trách nhiệm của chủ dự
án trong việc tham vấn, thời gian, quy trình
cụ thể nhằm bảo đảm việc tham vấn được
thực hiện thực chất và hiệu quả. Xây dựng
cơ chế làm việc độc lập cho các chuyên gia,
các nhà khoa học và những người được mời
tham vấn. Lần tham vấn thứ nhất thực hiện
trước khi tiến hành đánh giá tác động môi
trường, chủ dự án trực tiếp trình bày cụ thể
về dự án, về quá trình tiến hành đánh giá tác
động môi trường, dự báo ban đầu về những
tác động của dự án đến môi trường và dân
cư để chính quyền địa phương và Nhân dân
nắm rõ về dự án và nghiên cứu, tìm hiểu về
dự án, về các tác động của dự án. Lần tham
vấn thứ hai tiến hành sau khi lập xong báo
cáo đánh giá tác động môi trường và bắt
buộc chủ dự án phải gửi báo cáo đánh giá
tác động môi trường cho cộng đồng dân cư
nghiên cứu trước khi tiến hành cuộc họp. Vì
bất cứ sự ô nhiễm, suy thoái hay sự cố môi
trường nào xảy ra thì đối tượng phải gánh
chịu những thiệt hại đầu tiên chính là cộng
đồng sống trong môi trường đó, do vậy, cộng
đồng dân cư có quyền được biết một cách
đầy đủ về dự án chuẩn bị được triển khai ở
nơi mình sinh sống và đưa ra những ý kiến,
những kinh nghiệm thực tiễn về đất đai, thổ
nhưỡng, giúp phát hiện những nguy cơ tiềm
ẩn về mặt môi trường mà dự án gây ra. Chủ
dự án có trách nhiệm trực tiếp giải trình đối
với những ý kiến đóng góp của Nhân dân và
trong trường hợp những ý kiến phản biện,
phân tích có căn cứ, chủ dự án cần nghiên
cứu, đánh giá và có những điều chỉnh phù
hợp. Sự điều chỉnh này phải được cơ quan,
tổ chức và cộng đồng dân cư thông qua trước
khi chủ dự án hoàn thành báo cáo đánh giá
tác động môi trường. Nếu cuối cùng, ý kiến
những đối tượng được tham vấn và chủ dự
án không thống nhất được với nhau thì mời
cơ quan thẩm định độc lập thẩm định, xem
xét. Kinh phí cho hoạt động này do chủ dự
án và Nhà nước, trên cơ sở hỗ trợ cho người
dân, chi trả. Cơ chế này bảo đảm nâng cao
trách nhiệm của chủ dự án đồng thời nâng
cao ý thức trách nhiệm của Nhân dân và bảo
đảm việc tham vấn hiệu quả.
Tham vấn trong quá trình thực hiện
đánh giá môi trường không chỉ là công cụ
để hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi
trường, qua đó BVMT và sự phát triển bền
vững của quốc gia, mà còn là sự thể hiện dân
chủ xã hội thông qua các quyền như tiếp cận
thông tin về môi trường, quyền tham gia vào
các công việc chung của cộng đồng. Với tầm
quan trọng đặc biệt của hoạt động tham vấn
đòi hỏi hoạt động này phải được thực hiện
một cách nghiêm túc, theo quy trình chặt chẽ
nhằm bảo đảm các dự báo được chủ dự án
đưa ra dựa trên cơ sở khoa học và các biện
pháp phòng ngừa, xử lý được đề xuất, thực
hiện là các phương án tối ưu. Bảo đảm thực
thi điều này cũng là bảo đảm trên thực tế
quyền con người được sống trong môi trường
trong lành theo quy định của Hiến pháp
năm 2013
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
48 Số 6(358) T3/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tham_van_cong_dong_dan_cu_trong_qua_trinh_danh_gia_tac_dong.pdf