Thắng cảnh tự nhiên cấp quốc gia ven biển Phú Yên – đặc điểm và những giá trị nổi bật cho phát triển du lịch

Kết luận và kiến nghị Qua phân tích ở trên, có thể đi đến kết luận về các giá trị của các thắng cảnh tự nhiên ven biển Phú Yên như sau: 1. Trên đoạn bờ biển không dài, chỉ 189 km nhưng có nhiều dạng địa hình độc đáo và đẹp mắt, thể hiện được sự đa dạng của các đạng địa hình ven biển. Bên cạnh đó lại có sự đan xen giữa các dạng địa hình khác nhau sẽ tạo nên tính hấp dẫn đối với hoạt động du lịch. Trong các dạng địa hình khác nhau đó, đã có 6 điểm thắng cảnh được công nhận là thắng cảnh cấp quốc gia, đây chính là các điểm hút cho phát triển du lịch của Phú Yên. 2. Các thắng cảnh tự nhiên ven biển Phú Yên hấp dẫn đối với hoạt động du lịch nhờ tính độc đáo không chỉ bởi các giá trị về mặt phong cảnh, cảnh quan thiên nhiên mà còn có giá trị về văn hóa – lịch sử và các giá trị đi kèm phục vụ phát triển nhiều loại hình du lịch cũng như hướng dẫn thực tập, nghiên cứu khoa học. 3. Vị trí các thắng cảnh dễ tiếp cận, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho thắng cảnh biển Phú Yên thu hút khách du lịch. Để phát huy thế mạnh của các thắng cảnh du lịch biển các nhà quản lý cũng cần tập trung ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho một số điểm thắng cảnh để tạo được điểm hút cho phát triển du lịch biển Phú Yên và kết nối các điểm thắng cảnh tạo thành các tuyến du lịch biển. Bên cạnh đó cần có các giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn và gìn giữ các giá trị thắng cảnh một cách bền vững

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thắng cảnh tự nhiên cấp quốc gia ven biển Phú Yên – đặc điểm và những giá trị nổi bật cho phát triển du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 19 * 2018 61 THẮNG CẢNH TỰ NHIÊN CẤP QUỐC GIA VEN BIỂN PHÚ YÊN – ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ NỔI BẬT CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Nguyễn Thị Ngạn* Trường Đại học Phú Yên Tóm tắt Phú Yên có đường bờ biển dài 189km, với nhiều đoạn khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh, đầm, phá và bán đảo tạo nên nhiều thắng cảnh tự nhiên đẹp, trong đó có 6 thắng cảnh cấp quốc gia. Bài báo phân tích các giá trị độc đáo, nổi bật của các thắng cảnh tự nhiên ven biển Phú Yên và đưa ra một số kiến nghị nhằm khai thác tối đa các giá trị của nó để phục vụ cho phát triển du lịch Phú Yên. Từ khóa: Thắng cảnh, ven biển, đặc điểm, giá trị, du lịch Phú Yên. Abstract The national natural landscapes along the coastline of Phu Yen province – characteristics and great values for tourism development Phu Yen has a coastline of 189 kilometers long, with a variety of curves, lagoons, bays and peninsulas creating beautiful natural landscapes, including six scenic spots recognized as the national landscapes. This article presents the natural landscapes’ characteristics and analyses their unique and prominent values for tourism development, as well as proposes some remedies for maximum exploiting the potentials of such a coastal landscape system for Phu Yen tourism development. Keywords: landscapes, coastal, characteristics, value, Phu Yen tourism 1. Mở đầu Phú Yên là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với đường bờ biển dài 189 km, được thiên nhiên ưu đãi nhiều dạng địa hình ven biển đẹp và độc đáo (hình1). Bờ biển Phú Yên theo phân loại thế giới thuộc kiểu bờ biển Rias (kiểu bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá và có sự đan xen của nhiều gành đá, mũi đá, núi đá) đã tạo nên những thắng cảnh tự nhiên có giá trị rất lớn đối với nghiên cứu khoa học cũng như hoạt động du lịch. Các dạng địa hình đẹp ven biển có thể kể đến như: các gành đá (Gành Đá Đĩa, bãi Xép, Gành Đèn); vũng vịnh (Vịnh Xuân Đài, Vũng Rô,); đầm phá (đầm Ô Loan, đầm Cù Mông); bãi biển (Bãi Bàng, Bãi Tràm, bãi biển Thành phố Tuy Hòa, bãi biển Long Thủy, Bãi Môn – Mũi Điện); các đảo ven bờ (Hòn Chùa, Hòn Yến, Hòn Nưa, Cù Lao Mái Nhà); hệ thống cồn cát ven biển (đồng cát Từ Nham, đồi cát Từ Nham); dải núi Vọng Phu - Đá Bia,Trong số các dạng địa hình này đã có 6 địa điểm được công nhận là thắng cảnh cấp quốc gia (bảng 1), đây cũng là các điểm thu hút khách du lịch của tỉnh Phú Yên. * Email: nguyenthingan@pyu.edu.vn 62 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN Hình 1. Địa hình Phú Yên Bảng 1. Các thắng cảnh tự nhiên ven biển Phú Yên TT Tên thắng cảnh Địa điểm Xếp hạng Quyết định xếp hạng 1 Vịnh Xuân Đài Thị xã Sông Cầu và huyện Tuy An Cấp quốc gia QĐ số 177/QĐ-BVHTTDL ngày 20/01/2011 2 Gành Đá Đĩa Tuy An Cấp quốc gia QĐ số 141-QĐ/VH ngày 23/01/1997 3 Quần thể Hòn Yến Xã An Hòa, H.Tuy An Cấp quốc gia QĐ số 5387/QĐ-BVHTTDL, ngày 29/12/2017 4 Đầm Ô Loan Phía Nam TT. Chí Thạnh, H.Tuy An Cấp quốc gia QĐ số 2410-QĐ/VH ngày 27/9/1996 5 Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh Xã Hòa Tâm , H.Đông Hòa Cấp quốc gia QĐ số 67/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 22/8/2008 6 Núi Đá Bia Xã Hòa Xuân Nam, H.Đông Hòa Cấp quốc gia QĐ số 68/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 22/8/2008 Bài báo trình bày những giá trị về di sản của thắng cảnh tự nhiên cấp quốc gia ven biển Phú Yên và ý nghĩa của chúng đối với phát triển du lịch của tỉnh. 2. Đặc điểm các thắng cảnh tự nhiên cấp quốc gia ven biển Phú Yên và các giá trị cho phát triển du lịch 2.1. Vịnh Xuân Đài Vịnh Xuân Đài có diện tích mặt nước khoảng 13.000ha, vịnh được tạo thành nhờ dãy núi Cổ Ngựa chạy dài ra phía biển hình thành bán đảo Xuân Thịnh bao bọc lấy vịnh Xuân Đài (hình 2 và hình 3). Bờ vịnh dài khoảng 50km chạy qua nhiều dạng địa hình khác nhau. Mặt phía Bắc và Đông Bắc của Vịnh có bãi cát Từ Nham, bãi biển Từ Nham, đầm Cù Mông, bãi Tràm, bãi Nồm; mặt phía Đông Nam của vịnh có Gành Đá Đĩa, Cù Lao Mái Nhà. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 19 * 2018 63 Hình 2. Vịnh Xuân Đài nhìn ngang từ đất liền Hình 3. Toàn cảnh Vịnh Xuân Đài và bán đảo (ảnh Dương Thanh Xuân) Xuân Thịnh nhìn từ trên cao (ảnh vệ tinh Google Earth) Nét độc đáo thứ nhất là vịnh được hình thànhnhờ dãy núi Cổ Ngựa có độ cao trung bình khoảng 350m cấu tạo bởi thành tạo granodiorit biotit horblend pha 2 của phức hệ Định Quán (J3đq2) và granit, granosyenit biotit pha 2 của phức hệ Đèo Cả (-K đc2 ) [5], có tuổi khoảng 170 đến 140 triệu năm cách ngày nay, chạy dài ra phía biển án ngữ phía ngoài. Cảnh quan thiên nhiên khu vực vịnh có sự đa dạng về mặt địa hình, địa mạo và địa chất, cấu trúc từ các hệ tự nhiên cơ bản: dãy núi, bán đảo, cồn cát, bãi biển, đảo ven bờ và vịnh biển. Mỗi hệ tự nhiên đó có những đặc điểm nổi trội về hình thái và lịch sử phát triển địa hình tạo nên cảnh quan thiên nhiên hài hòa. Điểm nhấn quan trọng ở đây về mặt địa mạo là sự thể hiện những đặc trưng cơ bản nhất của các dạng địa hình được thành tạo trên đá granit trong vùng nhiệt đới ẩm: đó là các vách núi dốc trơ mặt đá gốc bằng phẳng như những tấm phản vĩ đại thể hiện thế nằm của đá magma ở sâu trong lòng đất trước đó cả trăm triệu năm; đó là những tảng đá lớn xếp chồng chênh vênh lên nhau như là trò chơi của tạo hóa; đó là kiểu sườn trọng lực với các khối đá lăn đổ ngổn ngang cùng các khe nứt sâu trên sườn tạo cảnh quan hoang sơ ven biển vô cùng kỳ thú. Một trong những đặc điểm nổi bật nữa đó là các bãi cát trắng, mịn phân bố ven vịnh kín sóng êm rất lý tưởng cho du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển. Trong vịnh Xuân Đài còn có một số thắng cảnh khác như Hòn Yến, cù lao Ông Xá, đảo Nhất Tự Sơn là những điểm du lịch hết sức thú vị. Nét độc đáo thứ hai của vịnh đó là ở mặt ngoài của bán đảo Xuân Thịnh có dạng địa hình đặc biệt được hình thành do sự bồi tụ vật liệu từ bờ nối liền các đảo ven bờ, gọi là dạng địa hình doi cát nối đảo (tiếng Italia gọi là tôm bô lô). Tuy nhiên, sự độc đáo ở đây không chỉ là sự có mặt của dạng địa hình này, mà đó là sự hình thành hai doi cát nối đảo một cách đối xứng nhau tạo thành hình chữ C cân đối – hết sức độc đáo và đẹp mắt. Theo đánh giá của các nhà địa mạo hàng đầu Việt Nam thì sự có mặt của dạng địa hình doi cát nối đảo đối xứng nhau như ở khu vực vịnh Xuân Đài thuộc dạng hiếm gặp trên thế giới (hình 4). Như vậy, ngoài giá trị về du lịch thì kiểu dạng địa hình này còn có giá trị lớn về nghiên cứu khoa học và hướng dẫn thực tập khoa học tìm hiểu về cơ chế nối đảo, về động lực sóng và dòng chảy, về vận chuyển bồi tích của dòng chảy ven bờ. Hiện nay, vịnh Xuân Đài đã trở thành nơi du lịch lý thú và việc kết nối với những thắng cảnh thiên nhiên xung quanh khác như gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, đầm Cù Mông 64 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN tạo thành một tuyến tham quan, du lịch nghỉ dưỡng thú vị và thuận lợi cho du khách. Hình 4. Kiểu địa hình doi cát nối đảo (Tômbôlô) ở bán đảo Xuân Thịnh, huyện Sông Cầu (ảnh vệ tinh Google Earth) 2.2. Gành Đá Đĩa Gành Đá Đĩa thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên (cũng có văn liệu gọi là Ghềnh Đá Đĩa). Đây là một trong 2 điểm danh thắng địa chất (geosite) có giá trị kỳ quan và di sản thuộc hạng nhất vùng bờ biển Nam Trung Bộ (cùng bãi đá Cổ Thạch ở Tuy Phong – Bình Thuận) [4]. Các giá trị của Gành Đá Đĩa: a. Gành Đá Đĩa đặc sắc về giá trị địa chất-địa mạo và là di sản địa chất phun trào bazan dạng cột độc nhất ở ven biển nước ta. Gành Đá Đĩa có diện tích trên 2km2, chiều rộng tối thiểu khoảng 50m, chiều dài tối đa hơn 2000m (trong đó phần lộ trên mặt và tập trung chỉ khoảng 200m, còn lại là phần ngập dưới nước biển), chiều cao của gành khoảng 17-18m. Gành được cấu tạo bởi đá phun trào bazan tholeit, bazan olivin- augit-plasgioclaz màu đen, xanh đen, cấu tạo khối đặc xít, lỗ rỗng, hạnh nhân, kiến trúc porphyr giàu ban tinh, nền kiến trúc gian phiến, với lớp đá dày 30-200m thuộc hệ tầng Đại Nga (βN2đn) có tuổi khoảng 5 triệu năm cách ngày nay [5]. Các cột đá bazan nhiều màu sắc, chiều dài khác nhau và tiết diện khác nhau (thường là ngũ giác, có khi là tứ giác, lục giác) xếp sát nhau với các thế nằm khác nhau: thẳng đứng, nghiêng, ngang, hoặc uốn lượn trong rất đẹp mắt. Các cột đá bị tách ngang thành từng lớp liên tục trông giống những chồng đĩa được xép khít bên nhau; chính vì vậy mà diện lộ này được gọi là Gành Đá Đĩa. Theo nghiên cứu chi tiết của Trịnh Dánh [2] cho thấy thấy bazan ở đây gồm 2 loại dễ phân biệt bằng màu sắc, tính chất và kích cỡ. Các đá bazan đặc sít trải dài sát bờ biển tạo thành chân của gành, màu xám nâu, các cột thường dài (3- 4 m), tiết diện thường có hình ngũ giác lớn (đường kính 30- 40 cm, có khi đạt tới 60- 80cm), các “đĩa” dầy (10-20 cm). Các đá bazan lỗ rỗng phân bố phía ngoài sát mép nước và vun cao thành đỉnh gành, màu xám đen, chiều dài và tiết diện khác nhau nhưng thường nhỏ hơn, các đĩa mỏng hơn so với loại đá bazan đặc sít vừa mô tả trên đây. Kết quả khảo sát số cạnh đa giác tại 6 vị trí trên diện tích 2700m2 lộ các cột đá, tại mỗi vị trí đo đạc 100 tiết diện liền kề nhau và đo kích thước tiết diện trong ô vuông kích thước 4m2 của nhóm tác giả Hà Quang Hải [3] đã xác định tại Gành Đá Đĩa lộ khoảng 11.500 cột đá, với đường kính trung bình tiết diện cột TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 19 * 2018 65 đá khoảng 48cm. Trong các cột đá, loại cột có thiết diện hình ngũ giác(5 cạnh) chiếm tỷ lệ khoảng 58%, hình lục giác (6 cạnh) chiếm khoảng 28%, hình tứ giác (4 cạnh) khoảng 9% và thất giác (7 cạnh) khoảng 5%. Di sản địa chất Gành Đá Đĩa thuộc loại di sản D – Đá (xếp theo hệ thống phân loại GILGES của UNESCO) độc nhất ởven biển Việt Nam. Trên thế giới, ngoài Gành Đá Đĩa Phú Yên, các dạng gành đá bazan dạng cột tháp ven biển không nhiều, chỉ bắt gặp ở 4 nơi đó là:gành đá đĩa Giant’s Causeway vùng bờ biển thuộc hạt Altrim, Đông Bắc Ireland; gành đá đĩa Fingal thuộc hòn đảo Staffa, Scotland; gành đá đĩa Los O’rganos nằm trong quần đảo Canary, Tây Ban Nha và gành đá đĩa Jusangjeolli nằm ở đảo Jeju, Hàn Quốc và chúng đều là những thắng cảnh của thế giới [ 9]. b. Gành Đá Đĩa – dấu ấn đặc biệt của quá trình thành tạo địa chất Bazan Gành Đá Đĩa phân bố trên phần lớn diện tích xã An Ninh Đông, kéo thành dải liên tục về phía Tây Nam qua núi Mái Nhà đến cửa sông Hà Yên. Từ cửa sông Hà Yên về phía Nam, bazan bị chia cắt thành các đồi rời rạc cao 50 đến 90 m. Phía Tây các đồi này là địa hình cao nguyên bazan cao dần về trung tâm tại Vân Hòa với độ cao 450 m. Như vậy, có thể xem như bazan Gành Đá Đĩa là bazan Vân Hòa phân bố ở phần rìa, bị chia cắt và bóc mòn mạnh mẽ [3].Những cột đá bazan trong gành Đá Đĩa với các thế nằm rất độc đáo: nằm ngang, nằm xiên và thẳng đứng thể hiện rõ chuyển động kiến tạo rất mạnh mẽ vào cuối Neogen- đầu Đệ tứ [1] (hình 5 và 6). Hình 5. Bazan Gành Đá Đĩa với dạng Hình 6. Bazan Gành Đá Đĩa Phú Yên với dạng cột đổ chồng- kết quả của một xô đẩy cột đổ nghiêng do chuyển động kiến địa chất cực kỳ mạnh mẽ (ảnh Nguyễn Hữu Xuân) tạo trẻ (ảnh Nguyễn Hữu Xuân) Tại bãi Hòn Khô đã quan sát rất rõ ranh giới địa tầng giữa đá bazan và đá granit phức hệ Đèo Cả (hình 7); tuổi đồng vị của phức hệ Đèo Cả 70-127 triệu năm, xếp vào giai đoạn magma kiến tạo Mezozoi muộn [6].Về cơ chế chính xác của quá trình hình thành bazan cột vẫn chưa được xác định. Cơ chế được chấp nhận rộng rãi là quá trình làm mát của dung nham tạo các khe nứt thẳng đứng và các khe nứt hình hoa hồng trên mặt dòng dung nham. Dung nham có thành phần và mật độ đồng nhất với bề mặt bằng phẳng sẽ được làm mát đồng đều, khi nguội dung nham sẽ co lại đồng đều. Lý tưởng nhất là các khe nứt này được phân khoảng đều nhau và thường có dạng hình lục giác. Theo giáo sư Malcolm Reeves giải thích, các khe nứt trong các đá magma thường được hình thành do ứng suất kéo phát sinh do sự co vào tâm đa giác khi đá nguội dần. Các khe nứt phát triển vuông góc với các mặt nguội này. Trong các thể magma có bề dày đồng nhất, các khe nứt cột lục giác (6 66 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN cạnh) hoàn hảo có thể hình thành. Các khe nứt đa giác (5 cạnh, 7 cạnh) của loại này khá phổ biến khi sự co lại không đều nhau [trích dẫn theo 3]. Hình 7. Ranh giới địa tầng giữa đá bazan với đá granit phức hệ Đèo Cả tại bãi Hòn Khô (ảnh Hà Quang Hải c. Gành Đá Đĩa không chỉ là di sản địa chất – địa mạo mà còn là nơi hội tụ của những giá trị cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Phía Bắc Gành Đá Đĩa là bờ biển Gành Đèn có chiều dài khoảng 1,5km được cấu tạo bởi đá granit, bị cắt xẻ bởi hệ thống khe nứt theo các phương khác nhau. Quá trình phá hủy của sóng đã tạo nên bờ biển kiểu răng cưa với các vách đá lớm chởm, các tháp đá, khối đá có kích thước khác nhau và nhiều màu sắc như trắng, hồng nâu(hình 8) là địa điểm tham quan lý thú. Trên nền các khối đá granit nhấp nhô là ngọn hải đăng Gành Đèn có vai trò định hướng cho tàu bè ra vào vịnh Xuân Đài và cũng là vị trí lý tưởng cho du khách quan sát toàn bộ vịnh Xuân Đài cũng như khu vực bờ biển gành Đèn, gành Đá Đĩa. Phía Nam Gành Đá Đĩa là Bãi Bàng – với nền đáy là bazan dạng cột được phủ bởi lớp cát dày trắng mịn, sạch chạy dài khoảng 1200m, nơi rộng nhất gần 100m. Bãi Bàng rất đẹp và hoang sơ, là điều kiện tốt để hình thành một khu nghỉ dưỡng biển (hình 9). Phía Tây Gành Đá Đĩa là vùng đồi bazan thoải, đỉnh tròn mềm mại với những ruộng bậc thang trồng mía, bắp đan xen những hàng cây duối cổ thụ. Tất cả hội tụ lại tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ của tự nhiên khu vực ven biển Gành Đá Đĩa. Hình 8. Gành Đèn với những tảng đá granit Hình 9. Bãi Bàng xếp chồng lấn ra biển điểm tham quan lý thú. (Ảnh du lịch Báo Tuổi trẻ) (Ảnh Dương Thanh Xuân) TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 19 * 2018 67 Với vẻ đẹp tự nhiên hiếm thấy, Gành Đá Đĩa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích thắng cảnh cấp quốc gia năm 1991. Phong cảnh và cảnh quan Gành Đá Đĩa còn nguyên vẹn, vẻ đẹp hoang sơ và môi trường trong lành. Hiện nay Gành Đá Đĩa đang nằm trong Dự án xây dựng thành công viên địa chất của cả nước (cùng với mũi đá bazan ở Ba Làng An, đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi). Là địa điểm du lịch hấp dẫn, gành Đá Đĩa không chỉ thu hút khách du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, thưởng ngoạn; mà nơi đây còn là địa điểm cho việc tổ chức hướng dẫn thực tập cũng như nghiên cứu khoa học hết sức lý thú. 2.3. Quần thể Hòn Yến Danh lam thắng cảnh quần thể Hòn Yến (hình 10 và 11) nằm ở xã An Hòa, huyện Tuy An, đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là danh thắng Quốc gia vào năm 2017 [7]. Danh thắng Hòn Yến là khu vực bao gồm Hòn Yến, Hòn Đụn (hay còn gọi là Hòn Sắt), Bàn Than, Gành Yến, Hòn Choi, Vũng Choi tạo thành quần thể thắng cảnh tự nhiên bên bờ biển; trong đó Hòn Yến (diện tích 1,98ha) là điểm nhấn nổi bật của danh thắng này. Quần thể Hòn Yến được hình thành bởi quá trình hoạt động địa chất kiến tạo dọc ven biển Phú Yên; trong đó đáng kể nhất là hoạt động của thể xâm nhập núi lửa vào khoảng thời gian cách ngày nay trên 70 triệu năm tạo nên Hòn Yến với cấu tạo là đá granits và granit biotit phức hệ Đèo Cả. Quần thể Hòn Yến là khu vực có nhiều giá trị độc đáo về tự nhiên từ địa chất đến hệ động thực vật, đa dạng sinh học; có giá trị về văn hóa lịch sử (có Lăng thờ thần Nam Hải ở Gành Yến, đồng thời là địa điểm tổ chức lễ hội cầu ngư). Nơi đây có tiềm năng phát triển thành điểm du lịch biển, có thể kết nối với các danh thắng khác như Gành Đá Đĩa, Cù Lao Mái Nhà, đảo Hòn Chùa, bãi Xép, bãi Súng, Vịnh Xuân Đài, Vũng Rô.. tạo tuyến du lịch biển hấp dẫn. Hình 10. Hòn Yến và Hòn Đụn Hình 11. Hệ sinh thái san hô ven đảo Hòn Yến (Ảnh Nguyễn Hữu Xuân) (Ảnh Nguyễn Hữu Xuân) 2.4. Đầm Ô Loan Đầm Ô Loan có diện tích 18,0km2; dài 9,3km; rộng 1,9km, sâu trung bình 1,2m, đổ ra biển ở phía Đông Bắc bằng 1 cửa dài 6,3km, rộng 50m, sâu1,5m. Đây là một loại hình thủy vực ven biển được tạo ra nhờ đê cát chắn ngoài hình thành và phát triển từ Holocen giữa (Q2 2) cách ngày nay khoảng 4000 năm. Giá trị của kỳ quan ở đây là ở sự tồn tại đầm Ô Loan trong hệ thống đầm phá thuộc nhóm các lagun ven biển ở vĩ độ thấp, nhiệt đới ẩm, tạo nên sự đa dạng của kiểu loại đầm phá ven biển chỉ hình thành ở khu vực bờ biển miền Trung nước ta [4]. 68 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN Đầm Ô Loan còn là một thắng cảnh đẹp, cảnh trí đầm Ô Loan ngoạn mục và đẹp nhất khi bình minh. Xung quanh đầm được bọc kín bởi một dãy núi thấp và đồi sát liền nhau từ đèo Quán Cau ở phía Tây ngoặt qua núi Đồng Cháy đến núi Cẩm và cồn cát An Hải ở phía Đông, ôm lấy đầm như ôm một biển lớn (hình 12). Đầm Ô Loan là nơi có hệ sinh vật phong phú, đặc biệt là các loài hải sản quý, nổi tiếng; nhất là cua huỳnh đế, sò huyết và hàu. Những hải sản này của đầm Ô Loan đã trở thành thương hiệu và rất hấp dẫn với khách du lịch khi đến du lịch Phú Yên nói chung đầm Ô Loan nói riêng. Hình 12. Đẩm Ô Loan (ảnh Nguyễn Thị Ngạn) 2.5. Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh Danh thắng Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh (hình 13) thuộc thôn Đồng Bé, Xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên; nằm cách TP. Tuy Hòa khoảng 35km về phía Đông Nam và được xếp hạng di tích cấp Quốc gia vào năm 2008. Nằm ngay dưới chân Mũi Đại Lãnh, Bãi Môn còn khá hoang sơ, là bãi cát trắng, rất mịn, dài khoảng 400m, rộng 200 – 300m, có hình vầng trăng khuyết, dốc thoải, biển khá nông, sóng nhẹ, nước biển trong xanh. Dạng địa hình này được tạo thành do quá trình bồi tụ lấp góc của sóng biển vào những khu vực bờ biển bị lõm sâu vào trong đất liền. Ở những nơi này, khi tia sóng di chuyển từ ngoài biển vào trong đất liền sẽ đẩy vật liệu đang di chuyển dọc theo bờ biển (do đi theo các dòng hải lưu ven bờ) vào bờ và bắt đầu tích tụ lại ở đây. Sở dĩ các vật liệu tích tụ lại được mà không theo các tia sóng di chuyển ra phía biển là do ở những khu vực địa hình bờ biển lõm thì tốc độ vận chuyển vật liệu của sóng biển bị giảm xuống nên quá trình bồi tụ sẽ xảy ra, mở rộng quá trình bồi tụ và tạo thành bãi biển. Các bãi biển dạng này ở Phú Yên còn có: Bãi Bàng, Bãi Bầu, Bãi Rạng, Bãi Tràm, Bãi Ôm (Huyện Sông Cầu); bãi biển vịnh Gành Đá Đĩa (phía Nam Gành Đá Đĩa), bãi biển Gành Ông, Bãi Xếp (Huyện Tuy An); Bãi Gốc, Bãi Tiên, (Huyện Đông Hòa). Mũi Đại Lãnh (còn gọi là Mũi Điện, hay trên bản đồ cũ gọi là Cap Varella) nằm đầu mút Đông Bắc của dải núi Vọng Phu – Đá Bia, được Phú Yên coi là cực Đông của lục địa Việt Nam, nơi đón nhận nắng ban mai sớm nhất2. Mặt khác mũi Đại Lãnh chính xác nằm ở vị trí mà đường bờ biển Việt Nam đổi hướng từ Nam- Đông Nam sang Nam-Tây Nam, tức là nơi lồi nhất của “đường cong Trung Bộ” hướng về lòng chảo Biển Đông [1]. Trên đỉnh mũi Đại Lãnh có cột hải đăng Đại Lãnh (một trong những cột hải đăng có tuổi đời lâu nhất Các bãi biển được sắp xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam 2 Có ý kiến khác cho rằng điểm cực Đông của đất liền Việt Nam nằm ở mũi Đôi (cạnh Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm (Vạn Ninh, Khánh Hòa), cách Đại Lãnh 27km về phía Nam. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 19 * 2018 69 ở Việt Nam) được người Pháp xây dựng vào năm 1890 với mục đích định vị cho tàu bè vào vịnh Vũng Rô. Sự liền kề của Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh đã tạo nên cảnh trí tuyệt đẹp, là điểm đến hấp dẫn của du khách khi thăm quan chinh phục, đón bình minh ở Mũi Đại Lãnhvà cắm trại, tắm biển ở Bãi Môn. Hình 13. Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh (ảnh Du lịch Phú Yên) 2.6. Núi Đá Bia Núi Đá Bia nằm trong dãy núi Vọng Phu – Đá Bia, một dãy núi thẳng góc với bờ biển và cũng là một di sản địa chất-địa mạo quan trọng của Việt Nam. Đây là dải núi địa lũy-khối tảng đồ sộ (dài 70km x rộng 20km), được vận động tân kiến tạo nâng mạnh nhất ở đới bờ, với đỉnh núi cao Vọng Phu (cao 2051m). Cấu tạo nên dải núi này là các đá granit của tổ hợp phức hệ Định Quán và Đèo Cả đã tạo nên di sản địa mạo quan trọng, trong đó có dải núi Vọng Phu - Đá Bia. Tại đây thể hiện rõ ràng nhất là quá trình địa mạo ngoại sinh vùng nhiệt đới (phong hóa, rửa trôi, trọng lực) tác động lên các khối đá granit tạo nên nhiều cảnh quan đặc thù, với dạng địa hình độc đáo trong đó có núi Đá Bia. Đây là khối đá sót lớn dạng tháp vuông nguyên khối nằm trên phần đỉnh núi ở độ cao 706m của dải núi Vọng Phu – Đá Bia. Nét độc đáo của điểm thắng cảnh này chính là khối đá đứng hơi nghiêng cao tới 60m, nổi bật trên phần đỉnh núi, mà mỗi lần qua Đèo Cả mọi người đều muốn ngắm nhìn(hình 14). Núi Đá Bia còn có tên gọi là Thạch Bi Sơn, được vua Minh Mạng cho khắc vào Tuyên Đỉnh (trong Cửu Đỉnh ở Thái Miếu) kinh thành Huế từ năm 1840. Tương truyền tại tháp đá này vua Lê Thánh Tông đã cho khắc bia để xác định biên giới của Đại Việt và Chiêm Thành vào năm 1471 [10]. Núi Đá Bia còn đẹp, độc đáo khi nhìn từ các hướng khác nhau: nhìn từ biển vào Đèo Cả thì núi Đá Bia giống như hình ngón tay chỉ lên trời, nên Núi Đá Bia còn có một tên gọi khác lý thú do người Pháp đặt là “Ngón tay của Chúa” và họ căn cứ vào đó để định hướng cho tàu bè. Nhìn ở hướng khác thấy Đá Bia giống như con sư tử nằm xuôi theo sườn. Ở ngã ba Hảo Sơn - Đập Hàn nhìn lên, Đá Bia hao hao như tháp Nhạn. Từ Bãi Xép - Bãi Bàng (xã Hòa Tâm) trông vào, Đá Bia giống như người ngồi. Tại trường Hòa Tâm nhìn Đá Bia giống như một ông Phật đứng, hay nhà sư xuống núi. Đứng trên đỉnh núi Đá Bia có thể nhìn bao quát vùng biển xung quanh, phóng tầm mắt nhìn về bốn hướng, thấy Vũng Rô ở ngay chân núi phía Nam hay vịnh Vân Phong của Khánh Hòa; nhìn về phía Bắc, sẽ có được tầm nhìn bao quát toàn bộ đồng bằng Tuy Hòa [8]. Năm2008,Bộ Văn hóa Thể thao và Du Lịch đã có quyết định công nhận di sản độc nhất vô nhị này là danh thắng cấp Quốc gia. Ngoài tính đa dạng về hình thái và nguồn gốc địa hình, dải núi Vọng Phu – Đá Bia 70 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN còn có lịch sử phát triển lâu dài nhất so với toàn bộ các hệ núi đới bờ, mà điều này được chứng minh bằng bề mặt san bằng cổ nhất (Mặt Đông Dương – Eocen, khoảng 40 triệu năm trước) được giả định phân bố trên bề mặt của nó, tương đương với khối Ngọc Linh [1]. Núi Đá Bia kết hợp với cảnh quan tạo nên điểm du lịch tham quan lý thú đối với du khách, đặc biệt hấp dẫn đối với du khách thích tham quan mạo hiểm, khám phá thiên nhiên. Hình 14. Núi Đá Bia (ảnh Dương Thanh Xuân) 3. Kết luận và kiến nghị Qua phân tích ở trên, có thể đi đến kết luận về các giá trị của các thắng cảnh tự nhiên ven biển Phú Yên như sau: 1. Trên đoạn bờ biển không dài, chỉ 189 km nhưng có nhiều dạng địa hình độc đáo và đẹp mắt, thể hiện được sự đa dạng của các đạng địa hình ven biển. Bên cạnh đó lại có sự đan xen giữa các dạng địa hình khác nhau sẽ tạo nên tính hấp dẫn đối với hoạt động du lịch. Trong các dạng địa hình khác nhau đó, đã có 6 điểm thắng cảnh được công nhận là thắng cảnh cấp quốc gia, đây chính là các điểm hút cho phát triển du lịch của Phú Yên. 2. Các thắng cảnh tự nhiên ven biển Phú Yên hấp dẫn đối với hoạt động du lịch nhờ tính độc đáo không chỉ bởi các giá trị về mặt phong cảnh, cảnh quan thiên nhiên mà còn có giá trị về văn hóa – lịch sử và các giá trị đi kèm phục vụ phát triển nhiều loại hình du lịch cũng như hướng dẫn thực tập, nghiên cứu khoa học. 3. Vị trí các thắng cảnh dễ tiếp cận, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho thắng cảnh biển Phú Yên thu hút khách du lịch. Để phát huy thế mạnh của các thắng cảnh du lịch biển các nhà quản lý cũng cần tập trung ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho một số điểm thắng cảnh để tạo được điểm hút cho phát triển du lịch biển Phú Yên và kết nối các điểm thắng cảnh tạo thành các tuyến du lịch biển. Bên cạnh đó cần có các giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn và gìn giữ các giá trị thắng cảnh một cách bền vững TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Đức An (2015), Đới bờ biển Việt Nam – Cấu trúc và tài nguyên thiên nhiên, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. [2] Trịnh Dánh (chủ biên) và nnk (2004), Báo cáo nghiên cứu các khu bảo tồn địa chất ở TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 19 * 2018 71 Việt Nam, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Thông tin tư liệu, Tổng cục Địa chất. [3] Hà Quang Hải, Phan Thị Thảo Nguyên, Lê Nguyễn Thủy Tiên, Nguyễn Trường Ngân (2015), Địa di sản bờ biển gành Đá Dĩa, Tuy An, Phú Yên, Trang thông tin Cổng thông tin Địa Môi trường, Khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN, TP. HCM. [4] Trần Đức Thạnh (chủ biên), Lê Đức An, Nguyễn Hữu Cử và nnk (2012),Biển đảo Việt Nam – Tài nguyên vị thế và những kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. [5] Trần Tính (chủ biên), Lê Tiến Dũng, Nguyễn Hữu Tý và nnk (1997), Bản đồ Địa chất tờ Tuy Hòa tỷ lệ 1/200.000, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội. [6] Huỳnh Trung, Lê Văn Khải (1995),Phức hệ Đèo Cả trong Điạ chất Việt Nam, tập II, Các thành tạo magma, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội. [7] thuat/danh-lam-thang-canh-quan-the-hon-yen-duoc-cong-nhan-di-tich-quoc-gia. (Ngày nhận bài: 12/06/2018; ngày phản biện:13/09/2018; ngày nhận đăng:01/10/2018)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthang_canh_tu_nhien_cap_quoc_gia_ven_bien_phu_yen_dac_diem_v.pdf
Tài liệu liên quan