Nghiên cứu phiên bản tiếng Do Thái thu
nhận 450 bệnh nhân tại hai trung tâm lâm sàng
và 61 người trưởng thành khỏe mạnh từ cộng
đồng. Hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,72. Điểm ở
nhóm bệnh cao hơn có ý nghĩa so với nhóm
chứng, cho thấy chất lượng giấc ngủ thấp hơn ở
nhóm trước(13).
Nghiên cứu phiên bản tiếng Ba Tư thu nhận
125 bệnh nhân tâm thần (mất ngủ mãn tính,
n=25; trầm cảm chính, n=35; rối loạn lo âu nói
chung, n=37; và tâm thần phân liệt, n=28). Hệ số
Cronbach’s alpha đạt 0,77, riêng ở nhóm bệnh
đạt 0,52 và nhóm chứng đạt 0,78. Độ nhạy và
đặc hiệu lần lượt là 94% ‐ 72% ở điểm cắt 5 và
85% ‐ 84% ở điểm cắt 6(9).
Nghiên cứu phiên bản Nam Mỹ dùng tiếng
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thu nhận 83 đối
tượng ở nhóm bệnh và 21 ở nhóm chứng để
hoàn thành bảng hỏi và ngủ qua đêm để đo
PSG. Điểm 7 thành phần của thang đó có giá trị
tin cậy nội tại cao đạt 0,82. Trung bình điểm đạt
8,1 ở nhóm ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ
(obstructive sleep apnea syndrome ‐ OSAS); 12,8
ở nhóm mất ngủ; 14,5 ở nhóm trầm cảm và 2,5 ở
nhóm chứng(3).
Nghiên cứu phiên bản tiếng Hy Lạp thu
nhận 209 đối tượng, tái kiểm tra trong khoảng
14 ‐ 21 ngày. Hệ số tin cậy nội tại đạt 0,76,
phân tích tái kiểm tra có hệ số tương quan 0,82
(p <0,001)(11).
Nghiên cứu phiên bản Nigeria dùng tiếng
Anh được thực hiện trên đối tượng sinh viên,
520 sinh viên được ghi danh và hoàn thành
thang đo PSQI. Các sinh viên sau đó được
phỏng vấn để chẩn đoán theo tiêu chuẩn
DSM‐IV. Với điểm cắt 5, độ nhạy đạt 0,72 độ
đặc hiệu 0,55. Tương quan giữa thang PSQI và
thang General Health Questionnaire 12 (GHQ‐
12) là 0,25(1).
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh phiên bản tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 664
THANG ĐO CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ PITTSBURGH
PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
Tô Minh Ngọc*, Nguyễn Đỗ Nguyên**, Phùng Khánh Lâm*, Nguyễn Xuân Bích Huyên***,
Trần Thị Xuân Lan**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Mất ngủ hay bất kỳ rối loạn giấc ngủ nào khác, là một vấn đề về thần kinh học, rất khó khăn để
nhận biết lúc nó bắt đầu và càng phức tạp hơn để đánh giá những hậu quả có thể gây ra. Xác định một công cụ
hữu hiệu để đo lường chất lượng giấc ngủ là một vấn đề thiết yếu, để có thể mở rộng công dụng đó trong cộng
đồng nhằm hỗ trợ hiệu quả cho các nhà lâm sàng lượng giá các vấn đề giấc ngủ. Nghiên cứu này lượng giá qui
trình chuyển dịch ngôn ngữ thang đo Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) Anh – Việt. Đây là pha 1 trong dự
án Lượng giá tính tin cậy và giá trị của thang đo PSQI phiên bản tiếng Việt dùng trên bệnh nhân Việt Nam như
một phương án đo lường giấc ngủ có thể ứng dụng trong cộng đồng.
Mục tiêu: Lượng giá chuyển dịch phiên bản tiếng Việt thang đo PSQI.
Phương pháp nghiên cứu: Quá trình lượng giá chuyển dịch bao gồm 3 bước: chuyển dịch xuôi (bao gồm
một phiên bản có hiệu chỉnh), chuyển dịch ngược và kiểm tra trên người bệnh. Quá trình được đăng ký chính
thức với việc MAPI‐TRUST là cơ quan quản lý thang đo PSQI gốc tại Pháp.
Kết quả và bàn luận: Phiên bản tiếng Việt đầu tiên và phiên bản tiếng Anh dịch ngược đã được thực hiện,
kết quả thảo luận nhóm của các chuyên gia cung cấp bằng chứng hỗ trợ cho thấy công dụng tiềm tàng của PSQI
khi sử dụng trên bệnh nhân tại Việt Nam và không có bất đồng hay hiểu lầm về ngôn ngữ.
Kết luận: Nghiên cứu đã cho ra đời thang đo Chất lượng giấc ngủ Pittsburgh Sleep Quality Index phiên
bản tiếng Việt và có thể được sử dụng trong giai đoạn 2: nghiên cứu lượng giá trên bệnh nhân rối loạn giấc ngủ.
Từ khóa: PSQI, lượng giá ngôn ngữ, phiên bản tiếng Việt
ABSTRACT
VIETNAMESE VERSION OF THE PITTSBURGH SLEEP QUALITY INDEX
To Minh Ngoc, Nguyen Do Nguyen, Phung Khanh Lam, Nguyen Xuan Bich Huyen,
Tran Thi Xuan Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 664 ‐ 668
Background: As a neurological problem, insomnia or any other sleep disorders were often hardly noticed at
the beginning and even harder to evaluate its concequences at the end. It is essential to identify a valid sleep
quality measurement that can be widespread on the community in order to assist effectively the clinicians on sleep
complaints evaluation.This study aims to validate the translation process of the Pittsburgh Sleep Quality Index
(PSQI) in to Vietnamese. The study was a phase I on project: Validation of the Vietnamses PSQI on Vietnamese
patients with sleep disorders as a general measure of sleep quality.
Objectives: To validate the translation process of the Vietnamese version of PSQI.
Methods:The linguistic validation consisted of 3 steps: forward translation (includes the production of a
reconcilliation version), backward translation và patient testing. This process was officially registered with
*Ban Phát triển Dự án Nghiên cứu Y khoa Leafshield Group
**Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
***Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng CHAC
Tác giả liên lạc: Ths. Tô Minh Ngọc ĐT: 0908088219 Email: minoleafshield@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 665
MAPI‐TRUST who is in charged of the original PSQI in France.
Result:Overall the first Vietnamese version and the second English version were produced, the specialists
discussions provide support evidences to show a potential use for PSQI in Vietnamese patients with no
misunderstanding issues in language.
Conclusion: The currentfindings provided the Vietnamese Pittsburgh Sleep Quality Index as an available
tool and can be used for thevalidation study on patient with sleep disorders.
Keywords: PSQI, linguistic validation, vietnamese version
ĐẶT VẤN ĐỀ
Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) được
phát triển vào năm 1989 là thang đo thông dụng
và được sử dụng phổ biến nhất trên toàn cầu; đã
được lượng giá về độ tin cậy và tính hiệu lực
trong nhiều nghiên cứu trên thế giới(1‐3, 6, 8, 9, 12‐14, 16,
17). PSQI là một bảng câu hỏi ngắn gọn và đầy đủ
để đánh giá chất lượng giấc ngủ; bao gồm 7
thành phần cấu thành 3 yếu tố; được thiết kế để
người tham gia nghiên cứu có thể tự trả lời và nó
sẽ đánh giá chất lượng giấc ngủ của đối tượng
trong thời gian một tháng gần nhất(5). Không chỉ
các nước nói tiếng Anh, có rất nhiều phiên bản
PSQI đã được dịch và dùng ở nhiều quốc gia
trên thế giới như Ý, Hy Lạp, Ba Tư, Do Thái,
Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước
Nam Mỹ... Khả năng tái kiểm tra ở phiên bản Hy
Lạp có hệ số tương quan đạt 0,82 (p<0,001). Độ
nhạy và độ đặc hiệu ở phiên bản Ba Tư đạt 94%
và 72% ở điểm cắt 5 và đạt 85% và 84% ở điểm
cắt 6. Tính tin cậy của PSQI trong các nghiên cứu
trên được đánh giá qua chỉ số Cronbach’s alpha
dao động từ 0,76‐0,89 cho thấy tính nhất quán
bên trong cao(3,6‐8,11,14,16).
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về
chất lượng giấc ngủ sử dụng thang đo PSQI trên
dân số Việt Nam; nhưng trong 54.349 bài báo
khoa học, 1.207 luận án tiến sĩ, 190 đề tài cấp bộ
được công bố chính thức trong kho tài liệu y học
của Thư viện Y học Trung Ương chưa có tài liệu
nghiên cứu nào đánh giá tính giá trị của công cụ
này trong phiên bản tiếng Việt[6]. Hơn nữa, có
thể thấy trong các nghiên cứu đã thực hiện trên
thế giới chưa có sự thống nhất về việc lựa chọn
điểm cắt: phiên bản tiếng Ý chọn điểm cắt 5(6),
phiên bản tiếng Hàn chọn điểm cắt 8,5(14), phiên
bản tiếng Hoa lại chọn điểm cắt 6(16).
Trước đây, số liệu về mất ngủ không được
điều tra trực tiếp mà phải có gián tiếp qua các
khảo sát về bệnh tâm thần. Những nghiên cứu
dùng thang đo PSQI đánh giá chất lượng giấc
ngủ trên những nhóm bệnh nhân khác nhau đã
được thực hiện tại nước ta trong nhiều năm,
nhưng chưa có y văn chính thức lượng giá tính
tin cậy và tính giá trị của thang đo PSQI phiên
bản tiếng Việt tại Việt Nam.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Qui trình chuyển dịch được đăng ký với tổ
chức chủ quản thang đo PSQI MAPI‐TRUST tại
Pháp và được thực hiện qua 3 bước: chuyển dịch
xuôi, chuyển dịch ngược và thử nghiệm trên
bệnh nhân.
Chuyển dịch xuôi được thực hiện tại Khoa Y
tế Công cộng, Đại học Y dược vào tháng 1 năm
2013 với 2 dịch giả và 4 chuyên gia lâm sàng và
ngôn ngữ học thảo luận. Phiên bản chuyển dịch
ngược được thực hiện vào tháng 2 năm 2013 với
1 dịch giả, 1 bác sĩ lâm sàng và 4 chuyên gia
ngôn ngữ học thảo luận nhóm. Phiên bản hoàn
chỉnh được thực hiện vào tháng 3 năm 2013 bởi
tất cả dịch giả và chuyên gia thảo luận nhóm và
thử nghiệm trên 10 bệnh nhân tại phòng khám
Chăm sóc Giấc ngủ ‐ Trung tâm Chăm sóc Sức
khỏe Cộng đồng.
Nghiên cứu được thông qua Hội đồng Khoa
học của Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
và Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh trước khi thực hiện. Dữ liệu định tính
được thu âm và giải băng trên Microsoft Word,
dữ liệu định lượng được thu thập trên thang đo
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 666
PSQI tiếng Việt và nhập liệu phân tích qua phần
mềm R.
Kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào giai
đoạn 2: lượng giá tính tin cậy và giá trị của thang
đo PSQI phiên bản tiếng Việt vào tháng 4 đến
tháng 7 năm 2013.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Kết quả chuyển dịch
Phiên bản PSQI tiếng Việt hoàn chỉnh được
thử nghiệm trên 10 bệnh nhân vào cho kết quả
tin cậy lặp lại rất tốt, với 100% đối tượng có điểm
đo lần 1 và lần 2 chênh lệch không quá 1 điểm
sau mỗi tuần thực hiện lại thang đo PSQI.
Qui trình chuyển dịch cho thấy không có bất
đồng ngôn ngữ nghiêm trọng trong hai phiên
bản thang đo Anh – Việt, ngoại trừ một vài vấn
đề như sau: Mục 5c trong thang đo có nội dung
“get up to use the bathroom“ nhưng không nêu
rõ mục đích để vào nhà tắm. Mục đích có thể là
đi vệ sinh hoặc để tắm hoặc lý do nào khác ngoài
hai lý do trên. Kết quả thảo luận nhóm thống
nhất để không làm sai lệch phiên bản gốc của
thang đo, phiên bản tiếng Việt mục 5c nêu rõ đối
tượng thức giấc để đi vào nhà tắm (get up to go
to the bathroom) và chấp nhận bất kỳ mục đích
nào của hành động đó.
Mục 5e nhận được bình luận từ các bệnh
nhân rằng họ không nhận biết được việc mình
có ho hay ngáy trong lúc ngủ, nếu không có
người thân bên cạnh cho biết. Kết quả thảo luận
nhóm thống nhất bổ sung một ý vào mục này
trong phiên bản tiếng Việt: ho và ngáy khiến bạn
không thể ngủ thoải mái trong đêm. Lời giải
thích giúp ích cho bệnh nhân khi họ trả lời nhận
thấy vấn đề khi và chỉ khi vấn đề gây bất lợi cho
giấc ngủ của chính họ.
Khái quát về các phiên bản khác của thang đo
PSQI
Thang đo Pittsburgh Sleep Quality Index
(PSQI) được phát triển năm 1989, qua lượng giá
và đánh giá tâm lý cho thấy nó có tính giá trị và
tin cậy lặp lại cao ở những đối tượng mất ngủ; có
điểm tổng quát >5 cho biết một người có chất
lượng giấc ngủ “tồi/xấu” với độ nhạy 98,7% và
độ đặc hiệu 84,4%(2). Nó bao gồm 7 thành phần,
3 yếu tố với 19 mục; được thiết kế để tự trả lời và
đánh giá chất lượng giấc ngủ trong thời gian
một tháng gần nhất(5).
Thang đo PSQI được dịch và lượng giá trên
nhiều ngôn ngữ, như Ý, Do Thái, Hàn Quốc,
Nhật, Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Tư, Hy Lạp,
Nigeria, các nước Nam Mỹ...(1‐5, 6‐17).
Trong phiên bản tiếng Ý có 50 đối tượng (5
nhóm) được thu nhận vào nghiên cứu. Mỗi
người điền vào bảng hỏi PSQI và ngủ hai đêm
tại phòng thí nghiệm giấc ngủ. Chỉ số
Cronbach’s alpha đạt 0,835 cho thấy giá trị tin
cậy nội tại cao. Điểm trung bình giữa năm nhóm
đối tượng khác biệt có ý nghĩa, với chất lượng
giấc ngủ suy giảm hơn ở các nhóm bệnh nhân so
với các nhóm khỏe mạnh. Kết quả cho thấy điểm
cắt tốt nhất là ở điểm 5(6).
Trong phiên bản tiếng Hàn, số đối tượng thu
nhận là 394 với 261 có giấc ngủ “tồi/xấu” và 133
có giấc ngủ “tốt”. Trong đó, 285 người ngủ lại
qua đêm để được đo PSG và 53 người được
chọn ngẫu nhiên để trả lời lại thang đo sau 2 ‐ 4
tuần mà không có bất kỳ điều trị nào. Điểm
trung bình được phân theo giới và tuổi. Chỉ số
Cronbach’s alpha đạt 0,84 cho giá trị tin cậy cao.
Độ nhạy và đặc hiệu lần lượt là 0,94 và 0,84 khi
dùng điểm cắt 8,5. Điểm PSQI ở nhóm bệnh mất
ngủ và ngủ rũ cao hơn có ý nghĩa so với nhóm
chứng (p <0,05). Tương quan tái kiểm tra đạt
0,65, không khác biệt với điểm lần một(14).
Với phiên bản tiếng Nhật, một nghiên cứu
thu nhận 82 đối tượng nhóm chứng và 92 đối
tượng nhóm bệnh (mất ngủ mãn tính, n=14; trầm
cảm chính, n=30; rối loạn lo âu nói chung, n=24;
và tâm thần phân liệt, n=24). Giá trị tin cậy nội
tại đạt 0,77. Ở điểm cắt 5,5, độ nhạy và đặt hiệu
đạt 85,7% ‐ 86,6% ở nhóm mất ngủ, 80% ‐ 86,6%
nhóm trầm cảm, 83,3% ‐ 86,6% nhóm rối loạn lo
âu nói chung, và 83,3% ‐ 86,6% nhóm tâm thần
phân liệt(7).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 667
Trong phiên bản tiếng Hoa, hệ số tin cậy đạt
0,82 ‐ 0,83. Tính tin cậy được tái kiểm tra sau 14 ‐
21 ngày đạt 0,85 đối với tất cả người tham gia và
0,77 đối với đối tượng bị chứng mất ngủ mãn
tính. Độ nhạy và đặc hiệu đạt 98% ‐ 55%, ở điểm
cắt 6 là 90% ‐ 67%(16).
Nghiên cứu phiên bản tiếng Do Thái thu
nhận 450 bệnh nhân tại hai trung tâm lâm sàng
và 61 người trưởng thành khỏe mạnh từ cộng
đồng. Hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,72. Điểm ở
nhóm bệnh cao hơn có ý nghĩa so với nhóm
chứng, cho thấy chất lượng giấc ngủ thấp hơn ở
nhóm trước(13).
Nghiên cứu phiên bản tiếng Ba Tư thu nhận
125 bệnh nhân tâm thần (mất ngủ mãn tính,
n=25; trầm cảm chính, n=35; rối loạn lo âu nói
chung, n=37; và tâm thần phân liệt, n=28). Hệ số
Cronbach’s alpha đạt 0,77, riêng ở nhóm bệnh
đạt 0,52 và nhóm chứng đạt 0,78. Độ nhạy và
đặc hiệu lần lượt là 94% ‐ 72% ở điểm cắt 5 và
85% ‐ 84% ở điểm cắt 6(9).
Nghiên cứu phiên bản Nam Mỹ dùng tiếng
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thu nhận 83 đối
tượng ở nhóm bệnh và 21 ở nhóm chứng để
hoàn thành bảng hỏi và ngủ qua đêm để đo
PSG. Điểm 7 thành phần của thang đó có giá trị
tin cậy nội tại cao đạt 0,82. Trung bình điểm đạt
8,1 ở nhóm ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ
(obstructive sleep apnea syndrome ‐ OSAS); 12,8
ở nhóm mất ngủ; 14,5 ở nhóm trầm cảm và 2,5 ở
nhóm chứng(3).
Nghiên cứu phiên bản tiếng Hy Lạp thu
nhận 209 đối tượng, tái kiểm tra trong khoảng
14 ‐ 21 ngày. Hệ số tin cậy nội tại đạt 0,76,
phân tích tái kiểm tra có hệ số tương quan 0,82
(p <0,001)(11).
Nghiên cứu phiên bản Nigeria dùng tiếng
Anh được thực hiện trên đối tượng sinh viên,
520 sinh viên được ghi danh và hoàn thành
thang đo PSQI. Các sinh viên sau đó được
phỏng vấn để chẩn đoán theo tiêu chuẩn
DSM‐IV. Với điểm cắt 5, độ nhạy đạt 0,72 độ
đặc hiệu 0,55. Tương quan giữa thang PSQI và
thang General Health Questionnaire 12 (GHQ‐
12) là 0,25(1).
KẾT LUẬN
Phiên bản tiếng Việt có thể được sử dụng
trong nghiên cứu lượng giá trên bệnh nhân rối
loạn giấc ngủ và dùng trên sàng lọc rối loạn giấc
ngủ trong cộng đồng tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aloba OO, Adewuya BA, Ola BM, Mapayi B (2007). Validity
of the Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) among Nigerian
university students. Sleep Medicine. 8. 266‐270.
2. Backhaus J, Junghanns K, et al (2002). Test‐retest reliability
and validity of the Pittsburgh Sleep Quality Index in primary
insomnia. J Psychosom Res. 53. 737‐40.
3. Bertolazi AN, Fagondes LS, Hoff E, et al (2011). Validation of
the Brazilian Portuguese version of the Pittsburgh Sleep
Quality Index. Sleep Medicine. 12. 70‐75.
4. Burkhalter H, et al (2010). Structure validity of the Pittsburgh
Sleep Quality Index in renal transplant recipients: A
confirmatory factor analysis. Sleep and Biological Rhythms. 8.
274‐281.
5. Buysse DJ, et al (1989). The Pittsburgh sleep quality index: A
new instrument for psychiatric practice and research.
Psychiatry Research. 28. 193‐213.
6. Curcio G, Tempesta D, Scarlata S, et al (2013). Validity of the
Italian Version of the Pittsburgh Sleep Quality Index
(PSQI).Neurological Sciences. 34(4).511‐9.
7. Doi Y, et al (2000). Psychometric assessment of subjective
sleep quality using the Japanese version of the Pittsburgh
Sleep Quality Index (PSQI‐J) in psychiatric disordered and
control subjects. Psychiatry Res. 97. 165‐72.
8. Farrahi. J, Nakhaee N, et al (2009). Psychometric properties of
the Persian version of the Pittsburgh Sleep Quality Index
addendum for PTSD (PSQI‐A).Sleep and Breathing. 13. 259‐
262.
9. Farrahi MJ, Nakhaee N, et al (2012). Reliability and validity of
the Persian version of the Pittsburgh Sleep Quality Index
(PSQI‐P). Sleep and Breathing. 16. 79‐82.
10. Jiménez‐Genchi A, et al (2008). Reliability and factorial
analysis of the Spanish version of the Pittsburg Sleep Quality
Index among psychiatric patients. Gac Med Mex. 144. 491‐496.
11. Kotronoulas GC, et al (2011). Psychometric evaluation and
feasibility of the Greek Pittsburgh Sleep Quality Index (GR‐
PSQI) in patients with cancer receiving chemotherapy.
Supportive Care in Cancer. 19. 1831‐1840.
12. Mariman. A, et al (2012). Validation of the three‐factor model
of the PSQI in a large sample of chronic fatigue syndrome
(CFS) patients. Journal of Psychosomatic Research. 72. 111‐
113.
13. Shochat. T, et al (2007). Validation of the Pittsburgh Sleep
Quality Index Hebrew translation (PSQI‐H) in a sleep clinic
sample. Isr Med Assoc J. 9. 853‐6.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 668
14. Sohn. SI, et al (2012) The reliability and validity of the Korean
version of the Pittsburgh Sleep Quality Index. Sleep Breath.
16(3):803‐12..
15. Suleiman. KH, et al (2010). Translating the Pittsburgh Sleep
Quality Index into Arabic. West J Nurs Res. 32. 250‐68.
16. Tsai PS, et al (2005). Psychometric Evaluation of the Chinese
Version of the Pittsburgh Sleep Quality Index (CPSQI) in
Primary Insomnia and Control Subjects. Quality of Life
Research. 14. 1943‐1952.
17. Yi H, Shin K, Kim J, Kim J, Lee J, Shin C (2009). Validity and
reliability of Sleep Quality Scale in subjects with obstructive
sleep apnea syndrome. J Psychosom Res. 66. 85‐8.
Ngày nhận bài báo: 14/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thang_do_chat_luong_giac_ngu_pittsburgh_phien_ban_tieng_viet.pdf