Bằng kỹ thuật sắc ký cột trên silica gel pha
thường kết hợp với sắc ký bản mỏng điều
chế pha thường với các hệ dung môi giải ly
khác nhau, chúng tôi đã phân lập được bảy
hợp chất tinh khiết từ cao cloroform và cao
etyl acetat của lá Mít. Cấu trúc của các hợp
chất phân lập được là (6R)-
dehydrovomifoliol (1), wilsonol C (2),
wilsonol B (3), acid phaseic (4), acid
dihydrophaseic (5), vitexin (6) và
rhaponticin (7). Đây là lần đầu tiên sáu hợp
chất 2-7 được phân lập từ chi Artocarpus.
9 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần hóa học của lá cây mít - Nguyễn Xuân Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 20, số 3/2015
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ CÂY MÍT
Đến tòa soạn 15 – 5 – 2015
Nguyễn Xuân Hải, Lê Hữu Thọ, Đỗ Văn Nhật Trường, Nguyễn Thị Thanh Mai
Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQG Tp. HCM
SUMMARY
CHEMICAL CONSTITUENTS OF THE LEAVES OF ARTOCARPUS
HETEROPHYLLUS L
From the methanolic extract of the leaves of Artocarpus heterophyllus L., seven compounds
were isolated, including (6R)-dehydrovomifoliol (1), wilsonol C (2), wilsonol B (3), phaseic
acid (4), dihydrophaseic acid (5), vitexin (6), and rhaponticin (7). The structure of these
compounds were determined by spectroscopic methods and compared with lecture data.
Among them, six compounds (2-7) were isolated for the first time from Artocarpus genus.
Keywords: Artocarpus heterophyllus L., leaves, methanolic extract.
1. GIỚI THIỆU
Cây Mít là một loài thực vật ăn quả được
trồng phổ biến ở Việt Nam, có tên khoa học
là Artocarpus heterophyllus L., thuộc họ
Dâu tằm (Moraceae). Đây là loài thực vật
thân gỗ có tán dài, cao khoảng 8 – 25 m.
Thân cây to, có vỏ xanh hay đen bao quanh
và có nhiều nhựa trắng; tán lá rộng, hình
chóp, dài khoảng 3,5 m đến 6,7 m; cành
non có nhiều lông phún, nhiều lá và cho
hoa quả quanh năm. Cây Mít có nguồn gốc
từ Ấn Độ và phân bố nhiều ở vùng khí hậu
nhiệt đới, độ ẩm cao như Tây Nguyên và
các tỉnh miền Nam. Trong y học dân gian,
lá Mít được sử dụng để điều trị tiêu chảy,
kiết lỵ, giảm đau, sỏi túi mật, Các nghiên
cứu về hoạt tính sinh học trong thử nghiệm
in vitro cho thấy dịch chiết nước của lá Mít
có khả năng làm giảm đường huyết [1],
kháng khuẩn [1-2]. Bằng phương pháp sắc
ký cột trên silica gel pha thường kết hợp
với sắc ký bản mỏng điều chế p9 ha thường
với các hệ dung môi giải ly khác nhau, có
thì phân lập được 7 hợp chất từ cao
cloroform và cao etyl acetat của lá Mít. Sử
dụng các phương pháp phổ nghiệm 1D-
NMR, kết hợp so sánh với tài liệu tham
khảo cho thấy, hợp chất này lần lượt là
(6R)-dehydrovomifoliol (1), wilsonol C (2),
wilsonol B (3), acid phaseic (4), acid
dihydrophaseic (5), vitexin (6) và
rhaponticin (7) (Hình 1).
21
Hình 1. Cấu trúc các hợp chất được phân lập từ lá cây Mít
2. THỰC NGHIỆM
Mẫu lá Mít khô được thu hái tại xã An
Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang vào
tháng 9/2011 và được định danh bởi Thạc sĩ
Kiều Phương Nam thuộc Bộ môn Công
Nghệ Sinh Học Thực Vật, Khoa Sinh Học,
Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên–
ĐHQG TpHCM.
Xay nhỏ 5,0 kg lá Mít khô được xay nhỏ
và trích Soxhlet với dung môi metanol
thu được cao metanol thô (500 g). Tiến
hành chiết lỏng-lỏng cao thô này lần lượt
với các dung môi n-hexan, cloroform và
etyl acetat, thu được các cao phân đoạn n-
hexan (120 g), cloroform (90 g), etyl
acetat (4 g) và cao nước (145 g). Tiến
hành sắc kí cột pha thường cao cloroform
với hệ dung môi CH3OH:CHCl3 có độ
phân cực tăng dần từ 0 đến 80 % CH3OH,
thu được 6 phân đoạn theo thứ tự từ CA
đến CF. Tiếp tục thực hiện sắc kí cột pha
thường kết hợp với sắc kí bản mỏng nhiều
lần phân đoạn CC thu được hợp chất 1 và
4. Tương tự, cao etyl acetat được tiến
hành sắc kí cột pha thường với hệ dung
môi CH3OH:CHCl3 có độ phân cực tăng
dần từ 0 đến 100 % CH3OH, thu được 8
phân đoạn theo thứ tự từ EA đến EH.
Tiến hành sắc kí cột kết hợp với sắc kí
bản mỏng điều chế nhiều lần phân đoạn
EE, thu được hợp chất 2; phân đoạn EG
thu được hợp chất 3, 5, 7 và phân đoạn H
thu được hợp chất 6. Các hợp chất này
được ghi phổ cộng hưởng từ hạt nhân trên
máy Brucker-500 MHz với chất nội
chuẩn TMS, xác nhận được ba hợp chất
nor-isoprenoid (1-3), hai hợp chất
isoprenoid (4-5), một hợp chất flavonoid
(6) và một hợp chất stilben (7) (Hình 1).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Sắc ký cột cao cloroform và cao etyl
acetat nhiều lần trên silica gel pha thường
kết hợp với sắc ký bản mỏng điều chế pha
thường với nhiều hệ dung môi có độ phân
cực khác nhau đã phân lập được bảy hợp
chất là (6R)-dehydrovomifoliol (1),
wilsonol C (2), wilsonol B (3), acid
phaseic (4), acid dihydrophaseic (5),
22
vitexin (6) và rhaponticin (7). Sau đây là
phần thảo luận để xác định cấu trúc của
các hợp chất này.
Hợp chất 1 có dạng gel không màu, tan
tốt trong dung môi clorofrom. Phổ 1H-
NMR của hợp chất 1 cho thấy vùng
trường thấp xuất hiện tín hiệu của 2
proton olefin ghép trans với nhau [δH
6,83 (1H; d; J = 15,7 Hz; H-7)], [δH 6,46
(1H; d; J = 15,7 Hz; H-8)] và một proton
olefin cô lập [δH 5,96 (1H; q; J = 1,2 Hz;
H-4)]. Ở vùng trường cao xuất hiện tín
hiệu của 1 nhóm metylen [δH 2,50 (1H; d;
J = 17,4 Hz; H-2a)], [δH 2,34 (1H; d; J =
17,4 Hz; H-2b)] và 4 nhóm metyl [δH
2,30 (3H; s; H-10)], [δH 1,88 (3H; d; J =
1,2 Hz; H-13)], [δH 1,11 (3H; s; H-12)],
[δH 1,02 (3H; s; H-11)]. Phổ 13C-NMR
cho thấy, hợp chất 1 có tín hiệu của 13
carbon. Ở vùng trường thấp xuất hiện tín
hiệu của 2 carbon carbonyl của nhóm
ceton [δC 197,4; C-3], [δC 197,0; C-9]; 1
carbon olefin tứ cấp [δC 160,5; C-5]; 3
carbon olefin tam cấp [δC 145,0; C-7], [δC
130,6; C-8], [δC 128,0; C-4]. Ở vùng
trường cao xuất hiện tín hiệu của 4
carbon metyl [δC 28,5; C-10], [δC 24,5; C-
12], [δC 23,1; C-11], [δC 18,8; C-13]; 1
carbon metylen [δC 49,8; C-2] và 2
carbon sp3 tứ cấp [δC 79,5; C-6], [δC 41,6;
C-1] (Bảng 1). Dữ liệu phổ này cho thấy,
hợp chất 1 có cấu trúc của một nor-
isoprenoid. So sánh dữ liệu phổ của hợp
chất 1 với hợp chất (6R)-
dehydrovomifoliol [3] cho thấy có sự
trùng khớp. Vậy hợp chất 1 là (6R)-
dehydrovomifoliol.
Bảng 1. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất 1-2 trong dung môi CDCl3
và hợp chất 3 trong dung môi CD3COCD3.
Vị trí
1 2 3
δH δC δH δC δH δC
1 41,6 38,6 38,7
2
2,34 (d; 17,4)
2,50 (d; 17,4)
49,8
1,37 (dd; 15,2 và 1,1)
2,10 (dd; 15,2 và 3,1)
37,5
1,32 (dd; 14,5 và 1,3)
2,00 (dd; 14,5 và 3,3)
38,1
3 197,4 4,07 (t; 2,8) 71,5 3,95 (t; 2,7) 71,6
4 5,96 (q; 1,2) 128,0 3,74 (m) 76,0 3,68 (dd; 2,9 và 2,0) 76,8
5 160,5 2,41 (dq; 7,1 và 2,6) 31,4 2,26 (dq; 7,1 và 2,6) 32,0
6 79,5 80,8 80,0
7 6,83 (d; 15,7) 145,0 6,76 (d; 15,8) 149,7 5,55 (d; 15,5) 131,7
8 6,46 (d; 15,7) 130,6 6,34 (d; 15,8) 130,1 5,76 (dd; 15,5 và 5,8) 135,3
9 197,0 198,0 4,29 (m) 68,2
10 2,30 (s) 28,5 2,28 (s) 28,3 1,20 (d; 6,3) 24,4
11 1,02 (s) 23,1 1,22 (s) 27,1 1,14 (s) 27,2
12 1.11 (s) 24,5 0,87 (s) 26,0 0,82 (s) 26,5
13 1,88 (d; 1,2) 18,8 1,02 (d; 7,1) 12,7 1,00 (d; 7,1) 13,0
23
Hợp chất 2 có dạng gel không màu, tan
tốt trong dung môi clorofrom. Phổ 1H-
NMR của hợp chất 2 cho thấy vùng
trường thấp xuất hiện tín hiệu của 2
proton olefin ghép trans với nhau [δH
6,76 (1H; d; J = 15,8 Hz; H-7)], [δH 6,34
(1H; d; J = 15,8 Hz; H-8)]. Ở vùng
trường cao xuất hiện tín hiệu của 4 nhóm
metyl [δH 2,28 (3H; s; H-10)], [δH 1,22
(3H; s; H-11)], [δH 1,02 (3H; d; J = 7,1
Hz; H-13)], [δH 0,87 (3H; s; H-12)],; 1
nhóm metylen [δH 2,10 (1H; dd; J = 15,2
và 3,2 Hz; H-2a)], [δH 1,37 (1H; dd; J =
15,2 và 1,1 Hz; H-2b)]; 3 nhóm metin [δH
4,07 (1H; t; J = 2,8 Hz; H-3)], [δH 3,74
(1H; m; H-4)], [δH 2,41 (1H; dq; J = 7,1
và 2,6 Hz; H-5)]. Phổ 13C-NMR cho thấy
hợp chất 2 có tín hiệu của 13 carbon. Ở
vùng trường thấp xuất hiện tín hiệu của 1
carbon carbonyl của nhóm ceton [δC
198,0; C-9]; 2 carbon olefin tam cấp [δC
149,7; C-7], [δC 130,1; C-8]. Ở vùng
trường cao xuất hiện tín hiệu của 4
carbon metyl [δC 28,3; C-10], [δC 27,1; C-
11], [δC 26,0; C-12], [δC 12,7; C-13]; 1
carbon metylen [δC 37,5; C-2]; 3 carbon
metin [δC 76,0; C-4], [δC 71,5; C-3], [δC
31,4; C-5] và 2 carbon sp3 tứ cấp [δC 80,8;
C-6], [δC 38,6; C-1] (Bảng 1). Các dữ liệu
phổ này cho thấy hợp chất 2 có cấu trúc
tương tự hợp chất 1, ngoại trừ có sự xuất
hiện thêm tín hiệu của 3 nhóm metin và
thay vào đó là sự mất đi 1 nối đôi cùng
với một nhóm ceton. Dữ liệu phổ của các
hợp chất 2 và hợp chất wilsonol C [4] cho
thấy có sự trùng khớp. Vậy hợp chất 2 là
wilsonol C.
Hợp chất 3 có dạng gel không màu, tan
tốt trong dung môi aceton. Phổ 1H-NMR
của hợp chất 3 cho thấy vùng trường thấp
xuất hiện tín hiệu của 2 proton olefin
ghép trans với nhau [δH 5,76 (1H; dd; J =
15,5 và 5,8 Hz; H-8)], [δH 5,55 (1H; d; J
= 15,5 Hz; H-7)]. Ở vùng trường cao xuất
hiện tín hiệu của 4 nhóm metyl [δH 1,20
(3H; d; J = 6,3; H-10)], [δH 1,14 (3H; s;
H-11)], [δH 1,00 (3H; d; J = 7,1 Hz; H-
13)], [δH 0,82 (3H; s; H-12)]; 1 nhóm
metylen [δH 2,00 (1H; dd; J = 14,5 và 3,3
Hz; H-2a)], [δH 1,32 (1H; dd; J = 14,5 và
1,3 Hz; H-2b)]; 4 nhóm metin [δH 4,29
(1H; m; H-9)], [δH 3,95 (1H; t; J = 2,7
Hz; H-3)], [δH 3,68 (1H; dd; J = 2,9 và
2,0 Hz; H-4)], [δH 2,26 (1H; dq; J = 7,1
và 2,6 Hz; H-5)]. Phổ 13C-NMR cho thấy
hợp chất 3 có tín hiệu của 13 carbon. Ở
vùng trường thấp xuất hiện tín hiệu của 2
carbon olefin tam cấp [δC 135,3; C-8], [δC
131,7; C-7]. Ở vùng trường cao xuất hiện
tín hiệu của 4 carbon metyl [δC 27,2; C-
11], [δC 26,5; C-12], [δC 24,4; C-10], [δC
13,0; C-13]; 1 carbon metylen [δC 38,1;
C-2]; 4 carbon metin [δC 76,8; C-4], [δC
71,6; C-3], [δC 68,2; C-9], [δC 32,0; C-5]
và 2 carbon sp3 tứ cấp [δC 80,0; C-6]; [δC
38,7; C-1] (Bảng 1). Từ dữ liệu phổ trên
cho thấy hợp chất 3 có cấu trúc tương tự
hợp chất 2 ngoại trừ có sự xuất hiện thêm
tín hiệu của 1 nhóm metin và thay vào đó
là sự mất đi 1 nhóm ceton. Tiến hành so
sánh dữ liệu phổ của hợp chất 3 với hợp
chất wilsonol B [4] cho thấy có sự trùng
khớp. Vậy hợp chất 3 là wilsonol B.
24
Hợp chất 4 có dạng gel không màu, tan
tốt trong dung môi aceton. Phổ 1H-NMR
của hợp chất 4 cho thấy vùng trường thấp
xuất hiện tín hiệu của 2 proton olefin
ghép trans với nhau [δH 8,18 (1H; d; J =
15,8 Hz; H-4)], [δH 6,62 (1H; d; J = 15,8
Hz; H-5)]; 1 proton olefin cô lập [δH 5,78
(1H; s; H-2)]. Ở vùng trường cao xuất
hiện tín hiệu của 3 nhóm metyl [δH 2,09
(3H; s; H-6)], [δH 1,19 (3H; s; H-9')], [δH
1,10 (3H; s; H-7')]; 2 nhóm metylen [δH
2,81 (1H; dd; J = 17,6 và 1,2 Hz; H-3'a)],
[δH 2,72 (1H; dd; J = 17,8 và 2,7 Hz; H-
5'a)], [δH 2,39 (1H; dd; J = 17,6 và 2,6
Hz; H-3'b)], [δH 2,33 (1H; dd; J = 17,8 và
2,5 Hz; H-5'b)]; 1 nhóm oxymetylen [δH
3,93 (1H; d; J = 7,5 Hz; H-8'a)], [δH 3,63
(1H; d; J = 7,5 Hz; H-8'b)]. Phổ 13C-
NMR của hợp chất 4 cho thấy có tín hiệu
của 15 carbon. Ở vùng trường thấp xuất
hiện tín hiệu của 1 carbon carbonyl của
nhóm ceton [δC 208,0; C-4'] và nhóm acid
[δC 167,7; C-1]; 1 carbon olefin tứ cấp [δC
150,4; C-3]; 3 carbon olefin tam cấp [δC
133,8; C-5], [δC 132,2; C-4], [δC 119,6;
C-2]. Ở vùng trường cao xuất hiện tín
hiệu của 1 carbon oxymetylen [δC 78,1;
C-8']; 3 carbon metyl [δC 21,2; C-6], [δC
19,6; C-9'], [δC 15,8; C-7']; 2 carbon
metylen [δC 53,8; C-3']; [δC 53,0; C-5'] và
3 carbon sp3 tứ cấp [δC 87,0; C-2'], [δC
82,9; C-1'], [δC 49,3; C-6'] (Bảng 2). Từ
dữ liệu phổ này cho thấy hợp chất 4 có
cấu trúc của của một isoprenoid. Tiến
hành so sánh dữ liệu phổ của hợp chất 4
với hợp chất acid phaseic [5] cho thấy có
sự trùng khớp. Vậy hợp chất 4 là acid
phaseic.
Hợp chất 5 có dạng gel không màu, tan
tốt trong dung môi aceton. Phổ 1H-NMR
của hợp chất 5 cho thấy vùng trường thấp
xuất hiện tín hiệu của 2 proton olefin
ghép trans với nhau [δH 8,04 (1H; d; J =
15,8 Hz; H-4)], [δH 6,60 (1H; d; J = 15,8
Hz; H-5)]; 1 proton olefin cô lập [δH 5,74
(1H; s; H-2)]. Ở vùng trường cao xuất
hiện tín hiệu của 3 nhóm metyl [δH 2,08
(3H; s; H-6)], [δH 1,10 (3H; s; H-9')], [δH
0,92 (3H; s; H-7')]; 2 nhóm metylen [δH
1,85 (1H; dd; J = 13,5 và 10,7 Hz; H-
3'a)], [δH 1,70 (1H; dd; J = 13,5 và 10,7
Hz; H-3'b)], [δH 2,01 (1H; dd; J = 13,6 và
7,0 Hz; H-5'a)], [δH 1,77 (1H; dd; J =
13,6 và 10,2 Hz; H-5'b)]; 1 nhóm
oxymetylen [δH 3,78 (1H; d; J = 7,4 Hz;
H-8'a)], [δH 3,66 (1H; d; J = 7,4 Hz; H-
8'b)] và 1 nhóm oxymetin [δH 4,12 (1H;
m; H-4')]. Phổ 13C-NMR cho thấy hợp
chất 5 có tín hiệu của 15 carbon. Ở vùng
trường thấp xuất hiện tín hiệu của 1
carbon carbonyl nhóm acid [δC 167,2; C-
1]; 1 carbon olefin tứ cấp [δC 151,3; C-3];
3 carbon olefin tam cấp [δC 135,7; C-5],
[δC 130,8; C-4], [δC 118,3; C-2]. Ở vùng
trường cao xuất hiện tín hiệu của 1
carbon oxymetylen [δC 76,8; C-8']; 1
carbon oxymetin [δC 65,4; C-4']; 3 carbon
metyl [δC 21,2; C-6], [δC 19,9; C-9'], [δC
16,5; C-7']; 2 carbon metylen [δC 46,5; C-
5'], [δC 45,0; C-3'] và 3 carbon sp3 tứ cấp
[δC 86,8; C-2'], [δC 86,7; C-1'], [δC 49,3;
C-6'] (Bảng 2). Từ dữ liệu phổ này cho
thấy hợp chất 5 có cấu trúc isoprenoid
25
tương tự hợp chất 4 ngoại trừ có sự xuất
hiện thêm 1 tín hiệu của 1 nhóm
oxymetin và thay vào đó là sự mất đi 1
nhóm ceton. Tiến hành so sánh dữ liệu
phổ của hợp chất 5 với hợp chất acid
dihydrophaseic [6] cho thấy có sự trùng
khớp. Vậy hợp chất 5 là acid
dihydrophaseic.
Bảng 2. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất 4-5 trong dung môi CD3COCD3.
Vị trí
4 5
δH δC δH δC
1 167,7 167,2
2 5,78 (s) 119,6 5,74 (s) 118,3
3 150,4 151,3
4 8,18 (d; 15,8) 132,2 8,04 (d; 15,8) 130,8
5 6,62 (d; 15,8) 133,8 6,60 (d, 15,8) 135,7
6 2,09 (s) 21,2 2,08 (s) 21,2
1' 82,9 86,7
2' 87,0 86,8
3'
2,39 (d; 17,6 và 2,6)
2,81 (d; 17,6 và 1,2)
53,8
1,70 (dd; 13,5 và 10,7)
1,85 (dd; 13,5 và 7,1)
45,0
4' 208,0 4,12 (m) 65,4
5'
2,33 (dd; 17,8 và 2,5)
2,72 (dd; 17,8 và 2,7)
53,0
1,77 (dd; 13,6 và 10,2)
2,01 (dd; 13,6 và 7,0)
46,5
6' 49,3 49,3
7' 1,10 (s) 15,8 0,92 (s) 16,5
8'
3,63 (d; 7,5)
3,93 (d; 7,5)
78,1
3,66 (d, 7,4)
3,78 (d; 7,4)
76,8
9' 1,19 (s) 19,6 1,10 (s) 19,9
Hợp chất 6 có dạng tinh thể màu vàng nhạt,
tan tốt trong dung môi DMSO. Phổ 1H-
NMR của hợp chất 6 cho thấy vùng trường
thấp xuất hiện tín hiệu của 4 proton thơm
ghép ortho với nhau theo từng cặp [δH 8,00
(2H; d; J = 8,6 Hz; H-2' và H-6')] và [δH
6,93 (2H; d; J = 8,5 Hz; H-3' và H-5')]; 1
proton thơm cô lập [δH 6,37 (1H; s; H-6)]
và 1 proton olefin cô lập [δH 6,73 (1H; s; H-
3)]. Điều này cho thấy cấu trúc hợp chất 6
có 1 vòng thơm 2 nhóm thế và 1 vòng thơm
5 nhóm thế. Ngoài ra, ở vùng trường thấp
còn có tín hiệu đặc trưng của 1 nhóm
hydroxy kiềm nối [δH 13,11 (1H; s; 5-OH)].
Ở vùng trường cao có các tín hiệu đặc trưng
của 1 nhóm đường C-glucosid gồm 1
proton anome [δH 4,68 (1H; d; J = 9,8 Hz;
H-1'')] và các tín hiệu của 4 nhóm oxymetin
[δH 3,86 (1H; d; J = 9,2 Hz; H-2'')], [δH
3,30 (1H; t; J = 8,8 Hz; H-3'')], [δH 3,42
(1H; m; H-4'')], [δH 3,25 (1H; d; m; H-5'')];
1 nhóm oxymetylen [δH 3,75 (1H; m; H-
26
6''a)] và [δH 3,52 (1H; m; H-6''b)]. Phổ 13C-
NMR cho thấy hợp chất 6 có tín hiệu của
21 carbon. Trong đó, ở vùng trường thấp có
1 carbon carbonyl của nhóm ceton [δC
182,3; C-4]; 4 carbon thơm tứ cấp gắn với
oxy [δC 162,9; C-7], [δC 161,4; C-4'], [δC
160,5; C-5], [δC 156,2; C-9]; 3 carbon thơm
tứ cấp [δC 121,7; C-1'], [δC 104,2; C-8], [δC
104,8; C-10]; 5 carbon thơm tam cấp [δC
129,1; C-2' và C-6'], [δC 116,2; C-3' và C-
5'], [δC 98,5; C-6]; 1 carbon olefin tứ cấp
[δC 164,3; C-2] và 1 carbon olefin tam cấp
[δC 102,6; C-3]. Ở vùng trường thấp có sự
xuất hiện các tín hiệu của 1 nhóm đường C-
glucosid gồm 5 carbon oxymetin [δC 73,5;
C-1''], [δC 71,1; C-2''], [δC 78,8; C-3''], [δC
70,7; C-4''], [δC 82,0; C-5'']; 1 carbon
oxymetylen [δC 61,5; C-6''] (Bảng 3). Các
dữ liệu phổ này cho thấy hợp chất 6 có cấu
trúc của một flavon gắn đường C-glucosid.
Tiến hành so sánh dữ liệu phổ của hợp chất
6 với hợp chất vitexin [7] cho thấy có sự
trùng khớp. Vậy cấu trúc của hợp chất 6 là
vitexin.
Hợp chất 7 có dạng tinh thể màu vàng nhạt,
tan tốt trong dung môi DMSO. Phổ 1H-
NMR của hợp chất 7 cho thấy vùng trường
thấp xuất hiện tín hiệu của 3 proton thơm
ghép cặp với nhau tương ứng 1 hệ ABX [δH
7,02 (1H; d; J = 2,0 Hz; H-2')], [δH 6,96
(1H; dd; J = 8,4 Hz và 2,0 Hz; H-6')], [δH
6,90 (1H; d; J = 8,4 Hz; H-5')]; 3 proton
thơm ghép meta với nhau [δH 6,73 (1H; brs;
H-2)], [δH 6,57 (1H; brs; H-6)] và [δH 6,34
(1H; brt; J = 2,0 Hz; H-4)]. Điều này cho
phép xác định hợp chất 7 có 2 vòng benzen
3 nhóm thế. Ngoài ra, ở vùng trường thấp
còn xuất hiện tín hiệu của 2 proton olefin
ghép trans với nhau [δH 6,99 (1H; d; J =
16,3 Hz; H-β)] và [δH 6,84 (1H; d; J = 16,3
Hz; H-α)]. Ở vùng trường cao xuất hiện tín
hiệu đặc trưng của 1 proton anome [δH 4,80
(1H; d; J = 7,7 Hz; H-1'')] cùng với các tín
hiệu của 4 nhóm oxymetin và 1 nhóm
oxymetylen [δH 3,13 – 3,73 (6H; m; H-2'',
H-3'', H-4'', H-5'' và H-6'')] tương ứng với
cấu trúc của 1 đơn vị đường glucose. Ngoài
ra còn có tín hiệu của 1 nhóm metoxyl [δH
3,78 (3H; s; -OMe)]. Phổ 13C-NMR cho
thấy hợp chất 7 có tín hiệu của 21 carbon.
Trong đó, ở vùng trường thấp có tín hiệu
của 4 carbon thơm tứ cấp gắn với oxy [δC
158,9; C-3], [δC 158,3; C-5], [δC 147,7; C-
4'], [δC 146,6; C-3']; 2 carbon thơm tứ cấp
[δC 139,2; C-1], [δC 130,0; C-1']; 6 carbon
thơm tam cấp [δC 118,5; C-6'], [δC 113,0;
C-2'], [δC 112,2; C-5'], [δC 107,2; C-6], [δC
102,9; C-4], [δC 105,0; C-2]; 2 carbon
olefin tam cấp [δC 128,5; C-β], [δC 126,1;
C-α]. Ở vùng trường cao có các tín hiệu đặc
trưng của 1 nhóm đường glucose gồm 1
carbon anome [δC 100,7; C-1'']; 4 carbon
oxymetin [δC 77,1; C-3''], [δC 76,7; C-5''],
[δC 73,3; C-2''], [δC 69,8; C-4'']; 1 carbon
oxymetylen [δC 60,7; C-6''] (Bảng 3). Các
dữ liệu phổ này cho thấy hợp chất 7 có cấu
trúc của một stillben gắn đường glucose.
Tiến hành so sánh dữ liệu phổ của hợp chất
7 với hợp chất rhaponcitin [8] cho thấy có
sự trùng khớp. Vậy cấu trúc của hợp chất 7
là rhaponcitin.
27
Bảng 3. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất 6-7 trong dung môi DMSO-d6.
Vị trí
6 7
δH δC δH δC
1 139,2
2 164,3 6,73 (brs) 105,0
3 6,73 (s) 102,6 158,9
4 182,3 6,34 (brt; 2,0) 102,9
5 160,5 158,3
6 6,37 (s) 98,5 6,57 (brs) 107,2
7 162,9
8 104,4
9 156,3
10 104,9
1' 121,9 130,0
2' 8,04 (d; 8,6) 129,3 7,02 (d; 2,0) 113,0
3' 6.96 (d; 8,6) 116,2 146,6
4' 161,4 147,7
5' 6.96 (d; 8,6) 116,2 6,90 (d; 8,4) 112,2
6' 8,04 (d; 8,6) 129,3 6,96 (dd; 8,4 và 2,0) 118,5
α 6,84 (d; 16,3) 126,1
β 6,99 (d; 16,3) 128,5
5-OH 13,11 (s)
4-OCH3 55,6
1'' 4,68 (d; 9,8) 73,5 4,80 (d; 7,7) 100,7
2'' 3,86 (t; 9,2) 71,1
3,13 – 3,73 (m)
73,3
3'' 3,30 (t; 8,8) 78,8 77,1
4'' 3,42 (m) 70,7 69,8
5'' 3,25 (m) 82,0 76,7
6''
3,75 (m)
3,52 (m)
61,5
60,7
4. KẾT LUẬN
Bằng kỹ thuật sắc ký cột trên silica gel pha
thường kết hợp với sắc ký bản mỏng điều
chế pha thường với các hệ dung môi giải ly
khác nhau, chúng tôi đã phân lập được bảy
hợp chất tinh khiết từ cao cloroform và cao
etyl acetat của lá Mít. Cấu trúc của các hợp
chất phân lập được là (6R)-
dehydrovomifoliol (1), wilsonol C (2),
wilsonol B (3), acid phaseic (4), acid
dihydrophaseic (5), vitexin (6) và
rhaponticin (7). Đây là lần đầu tiên sáu hợp
chất 2-7 được phân lập từ chi Artocarpus.
28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Baliga, M. S.; Shivashankara, A.
R.; Haniadka, R.; Dsouza, J.; Bhat, H. P.,
(2011) Phytochemistry, nutritional and
pharmacological properties of Artocarpus
heterophyllus Lam (jackfruit): A review,
Food Research International, 44, 1800-
1811.
[2]. Loizzo, M. R.; Tundis, R.;
Chandrika, U. G.; Abeysekera, A. M.;
Menichini, F.; Frega, N. G., (2010)
Antioxidant and antibacterial activities on
foodborne pathogens of Artocarpus
heterophyllus Lam. (Moraceae) leaves
extracts, Journal of Food Science, 75, 291-
295.
[3]. Serra, S.; Barakat, A.; Fuganti, C.,
Chemoenzymatic resolution of cis- and
trans-3,6-dihydroxy-α-ionone. (2007)
Synthesis of the enantiomeric forms of
dehydrovomifoliol and 8,9-
dehydrotheaspirone, Tetrahedron:
Asymmetry, 18, 2573-2580.
[4]. Shu, P.; Wei, X.; Xue, Y.; Li, W.;
Zhang, J.; Xiang, M.; Zhang, M.; Luo, Z.;
Li, Y.; Yao, G.; Zhang, Y., (2013)
Wilsonols A-L, megastigmane
sesquiterpenoids from the leaves of
Cinnamomum wilsonii, Journal of Natural
Products, 76, 1303-1312.
[5]. Kitahara, T.; Touhara, K.;
Watanabe, H.; Mori, K., (1989)
Stereocontrolled synthesis of both the
enantiomers of phaseic acid and its methyl
ester, a pivotal metabolite of abscisic acid,
Tetrahedron, 45, 6387-6400.
[6]. Masamune, T.; Fukuzawa, A.;
Furusaki, A.; Ikura, M.; Matsue, H.;
Kaneko, T.; Abiko, A.; Sakamoto, N.;
Tanimoto, N.; Murai, A., (1987)
Glycinoeclepins, natural hatching stimuli
for the soybean cyst nematode, Heterodera
glycines. I. Isolation, Bulletin of the
Chemical Society of Japan, 60, 1001-1014.
[7]. Gupta, P.; Sharma, U.; Gupta, P.;
Siripurapu, K. B.; Maurya, R., (2013)
Evolvosides C-E, flavonol-4-O-
triglycosides from Evolvulus alsinoides and
their anti-stress activity, Bioorganic &
Medicinal Chemistry, 21, 1116-1122.
[8]. Kashiwada, Y.; Nonaka, G.;
Nishioka, I., (1984) Studies on rhubarb
(Rhei rhizoma). VI. Isolation and
characterization of stilbenes, Chemical &
Pharmaceutical Bulletin, 32, 3501-3517 .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22284_74439_1_pb_9281_2096769.pdf