Các giống cỏ và đậu trồng thí nghiệm đều là nguồn thức ăn tốt cho gia súc do có
giá trị dinh dưỡng tương đối tốt. Đối với cỏ họ Hòa Thảo và họ Đậu có hàm lượng
protein tương ứng là 9.46% và 15,81% thấp hơn so với các số liệu báo cáo khác,
có lẽ do cây trồng không áp dụng phân hóa học. Hàm lượng dưỡng chất giữa các
giống cỏ ít có sự khác nhau ngoại trừ cỏ sorgho ngọt. Vì thế cần tiến hành áp dụng
các mức độ đạm phân bón để cải thiện hàm lượng protein nhất là đối với cây thức
ăn họ đậu và tiến hành khảo sát trên nhiều lứa và nhiều năm để khẳng định thành
phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của chúng.
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của một số giống cây thức ăn gia súc họ hòa thảo và họ đậu trồng tại thành phố Cần Thơ - Nguyễn Nhựt Xuân Dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học 2007: 7 183-192 Trường Đại học Cần Thơ
183
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA
MỘT SỐ GIỐNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC HỌ HÒA THẢO
VÀ HỌ ĐẬU TRỒNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nguyễn Nhựt Xuân Dung1, Lưu Hữu Mãnh2 và Nguyễn thị Mộng Nhi1
ABSTRACT
Two studies were allocated according to a complete block design with three replicates. In the first
experiment, there were five species of grasses as elephant grass (Pennisetumm purpureum), Panicum
maximum, Paspalum atratum, Ruzi grass (Brachiaria ruziziensis) & sweet sorgho (Sorghum bicolor)
were planted. There were three leguminous plants as tropical Kudzu (Peuraria phaseoloides),
Macroptilium lathyroides & Stylosanthes gracilis were used in second study. All treatments were planted
in a space of 20 x40cm & applied no chemical fertilizer. Samples were harvested at 60 & 45 days after
planting for grasses & legumes, respectively, & analysed for dry matter (DM), crude protein (CP), ether
extract (EE), acid detergent fibre (ADF), neutral detergent fibre (NDF), in vitro organic matter
digestibility (IVOMD), non fibre carbohydrate (NFC) & metabolisable energy (ME).
The variation in dry matter, crude protein, fibre components, energy content, or organic matter
digestibility is affected by species, stage of plant maturity. The purpose of the study is to describe the
variation in composition & nutrient values among feed plants & to identify those factors contributing to
this variation may be helpful to individual producers & nutritionist in supplying feed plants to animals.
Key words: composition, grasses, legumes, energy
Title: The composition & nutritive value of feed plants planted in Cantho city
TÓM TẮT
Đề tài được tiến hành trên hai thí nghiệm, bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên và lặp lại ba lần. Thí
nghiệm 1 tiến hành trên năm giống cỏ thuộc Họ Hòa Thảo là cỏ voi (Pennisetumm purpureum), cỏ sả (Panicum
maximum), cỏ Paspalum (Paspalum attratum), cỏ Ruzi (Brachiaria ruziziensis) và cỏ sorgho ngọt (Sorghum
bicolor). Thí nghiệm 2 được tiến hành trên ba giống cây họ đậu là Kudzu nhiệt đới (Peuraria phaseoloides),
Macroptilium lathyroides và Stylosanthes gracilis. Các giống cỏ và đậu được trồng cùng một khoảng cách là
20x40 cm không bón phân hóa học và được tưới nước lúc khô hạn
Mẫu được thu hoạch lúc 60 ngày và 45 ngày sau khi trồng cho cỏ và đậu. Thành phần hóa học của các cây thức
ăn được phân tích vật chất khô (DM), chất hữu cơ (OM), protein thô (CP), béo thô (EE) xơ trung tính (NDF), xơ
acid (ADF), carbohydrate không xơ (NFC) và chất hữu cơ tiêu hóa (IVOMD). Năng lượng trao đổi (ME) được
ước tính dựa trên số lượng chất hữu cơ tiêu hóa.
Kết quả thí nghiệm cho thấy thành phần hóa học của các cây thức ăn họ Hoà thảo không khác nhau ngoại trừ
cỏ sorgho ngọt. Tương tự cho cây họ đậu. Mục đích của đề tài để nhận ra những biến động trong thành phần
hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây thức ăn giúp cho nhà dinh dưỡng học và chăn nuôi trong công tác phối
hợp khẩu phần cho vật nuôi.
Từ khoá: Cỏ họ đậu, hòa thảo, thành phần hóa học, năng lượng
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Năng suất của gia súc nhai lại nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và nước
ta nói chung là thấp, thức ăn cho trâu bò chủ yếu là các phụ phẩm nông nghiệp và
1 Bộ Môn Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Đại Học Cần Thơ
2 Bộ Môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Đại Học Cần Thơ
Tạp chí Khoa học 2007: 7 183-192 Trường Đại học Cần Thơ
184
cỏ mọc tự nhiên. Tuy nhiên nguồn cỏ tự nhiên thì không đủ cho chăn nuôi gia súc
nhai lại nhất là vào mùa khô. Hàm lượng dưỡng chất cỏ tự nhiên ở các nước nhiệt
đới nói chung là thấp (Bredon & Horrell, 1961; Butterworth, 1967). Protein của cỏ
nhanh chóng giảm xuống khi cây bắt đầu ra hoa và nhất là mùa khô protein có thể
xuống thấp hơn 7%, ở mức độ nầy gia súc bắt đầu hạn chế ăn (Blaxter & Wilson,
1963; Elliott & Topps, 1963). Ngoài ra trong thành phần cỏ tự nhiên rất ít cây thức
ăn họ đậu (Dung et al. 2001) và đồng cỏ tự nhiên ngày càng bị thu hẹp do diện tích
đất trồng ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp. Điều nầy đã không cung cấp đủ thức
ăn cho vật nuôi về phương diện số lượng và chất lượng. Trái lại nhu cầu về thịt sữa
ngày càng tăng cao, cho thấy ngành chăn nuôi gia súc nhai lại trong nước không
đáp ứng đủ cho nhu cầu của người dân.
Một số loại cây thức ăn gia súc có năng suất cao được đánh giá là nguồn thức ăn
cho gia súc nhai lại như cỏ lông tây (Nguyễn thị Mùi, 2006), cỏ paspalum, đậu
marcoptilium (Lưu Hữu Mãnh et al., 2006). Tuy nhiên thành phần hóa học của cây
thức ăn rất biến động (Lưu Hữu Mãnh et al., 2005) phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn
sinh trưởng phát triển, nơi trồng hay phân bón. Thức ăn càng trưởng thành thì hàm
lượng protein càng giảm và ngược lại hàm lượng chất xơ càng gia tăng. Các số liệu
về thành phần hóa học của cây thức ăn thay đổi tuỳ theo điều kiện đất đai, khí hậu
và mùa, nên các số liệu ghi nhận được từ các bảng thành phần hóa học khác nhau
giữa tác giả nầy và tác giả khác. Do đó mục tiêu của đề tài tiến hành thí nghiệm
trồng thử nghiệm để đánh giá thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của một số
loại cây thức ăn họ hòa thảo và họ đậu trồng tại thành phố Cần thơ.
2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Đề tài tiến hành trên hai thí nghiệm để đánh giá thành phần hóa học của năm giống
cỏ và ba giống cây họ đậu.
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 11 đến tháng 8, cây thức ăn gia súc trồng thí
nghiệm tại phường An Bình Thành phố Cần Thơ và thành phần hóa học và giá trị
dinh dưỡng được xác định tại phòng Dinh Dưỡng Gia Súc, bộ môn Chăn Nuôi,
khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
2.2 Nguồn gốc các giống cỏ trồng thí nghiệm
Cây họ Hoà Thảo gồm 5 giống là Paspalum (Paspalum atratum), cỏ ruzi
(Brachiaria ruziziensis), sorgho ngọt (Sorghum bicolor), cỏ sả (Panicum
maximum) và cỏ voi (Pennistum purpureum). Cây họ đậu gồm có 3 giống là đậu
Kudzu nhiệt đới (Peuraria phaseoloides), Macro (Macroptilium lathyroides) và
đậu stylo (Stylosanthes gracilis). Hạt giống do trung tâm giống Cần Thơ cung cấp
và cỏ Paspalum được đem về từ Nông Trường Sông Hậu.
2.3 Đất trồng thí nghiệm
Trước khi thí nghiệm đất được làm sạch cỏ dại, phân lô (5mx4m/lô thí nghiệm),
trên mỗi lô có đào hộc, mỗi hộc cách nhau 40 cm giữa mỗi lô đất đều có đào rãnh
thoát nước.
Tạp chí Khoa học 2007: 7 183-192 Trường Đại học Cần Thơ
185
Phân chuồng đã ủ hoai rồi rãi đều các hộc và lỗ đã chuẩn bị sẳn với hàm lượng 15
tấn/ha.
2.4 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm một được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm có 5 nghiệm
thức là cỏ paspalum, cỏ ruzi, sorgho ngọt, cỏ sả và cỏ voi, lặp lại 3 lần. Như vậy có
tổng cộng là 15 đơn vị thí nghiệm.
Thí nghiệm hai được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm có 3 nghiệm
thức là đậu Kudzu nhiệt đới, đậu Macro và đậu stylo lặp lại ba lần. Có tổng cộng là
24 đơn vị thí nghiệm, tương ứng với 9 lô đất trồng thí nghiệm.
2.5 Cách trồng và chăm sóc
Đối với cỏ sả , cỏ voi, cỏ Ruzi, cỏ Sorgho ngọt, đậu Kudzu nhiệt đới, đậu
Macroptilium hạt được cho vào bầu đã chuẩn bị trước, để trong mát, cho đến khi
cây mọc được hai lá mầm hoặc chồi rồi mới đem trồng.
Cỏ Paspalum: chọn những tép to, khoẻ từ bụi cỏ giống, đặt vào các hộc đã được
bón lót phân chuồng rồi lấp đất lại.
Các giống cỏ và đậu đều được trồng theo khoảng cách là 20cmx40cm.
Sau khi trồng có sử dụng nước tưới cho đến khi cây có khả năng sống, có tưới
nước vào mùa khô, không bón phân hóa học.
2.6 Cách lấy mẫu
Mẫu được lấy ngẫu nhiên trên mỗi lô ở 3 vị trí khác nhau, cho vào túi nilon cột kín
để tránh mất hơi nước, ghi nhãn và sau đó mẫu được mang về phòng thí nghiệm
ngay sau khi thu hoạch, lấy mẫu và sấy trong tủ sấy ở 60oC đến khi khô dòn để xác
định hàm lượng nước ban đầu. Sau đó mẫu được xay qua máy nghiền có đường
kính 1mm và được tồn trữ ở tủ đông –18oC cho đến khi phân tích.
2.7 Các chỉ tiêu theo dõi
Tiến hành phân tích thành phần hóa học theo qui trình tiêu chuẩn của AOAC
(1984), xác định hàm lượng chất khô toàn phần (DM) bằng cách sấy ở nhiệt độ
105oC. Khoáng tổng số (Tro) được xác định bằng cách nung ở 550oC. Protein thô
được xác định bằng phương pháp Kjeldahl (CP% = N%x6,25). Hàm lượng béo thô
(EE) được xác định bằng cách ly trích trong ether khan. Hàm lượng xơ trung tính
(NDF), xơ acid (ADF) được xác định theo qui trình do Van Soest & Robertson đề
nghị (1991). Riêng NDF được ủ qua đêm ở nhiệt độ 90oC (Chai & Udén, 1998),
chất hữu cơ tiêu hóa in vitro (IVOMD) hai giai đoạn được xác định theo đề nghị
của Goering & Van Soest (1970), sử dụng qui trình lên men 48 giờ trong môi
trường dịch dạ cỏ đệm, tiếp theo là sự thủy phân trong môi trường thuốc tẩy trung
tính qua đêm ở nhiệt độ 90oC. Giá trị năng lượng được ước tính theo công thức
ME=0,016x IVOMD được đề nghị bởi Mc. Donald et al. (1994)
2.8 Xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập được xử lý thống kê. Phân tích phương sai, so sánh giá
trị trung bình bằng phép thử Tukey. Phân tích theo mô hình tuyến tính tổng quát
(General Linear Moddel) của chương trình Minitab (version 13.2)
Tạp chí Khoa học 2007: 7 183-192 Trường Đại học Cần Thơ
186
3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các giống cỏ trồng thí
nghiệm
3.1.1 Họ Hoà Thảo
Giá trị trung bình và mức biến động về thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng
trung bình của nhóm và từng giống cây thức ăn họ Hòa thảo được trình bày ở Bảng
1, 2 và Hình 1.
Bảng 1: Giá trị trung bình và mức biến động về thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng
của các giống cỏ Hòa Thảo trồng thí nghiệm
Thành phần, % Trung bình SD Min Max
Vật chất khô 14,18 2,95 10,57 19,22
Tro 10,55 1,33 8,67 12,07
Chất hữu cơ (OM) 89,45 1,33 87,93 91,33
Protein thô (CP) 9,46 2,37 7,71 14,14
Xơ aicd (ADF) 36,07 3,21 29,92 38,88
Xơ trung tính (NDF) 66,27 7,01 53,31 74,10
Béo thô (EE) 4,23 2,26 1,99 8,42
Chất hữu cơ tiêu hóa in vitro (IVOMD) 70,0 6,82 60,0 79,0
Carbohydrate không xơ (NFC) 9,49 3,65 2,87 13,24
Năng lượng trao đổi (ME, MJ/kg) 11,20 1,09 9,60 12,64
SD: độ lệch chuẩn; Min: tối thiểu; Max: tối đa
Hàm lượng vật chất khô trung bình của cỏ là 14,18% biến động từ 10,57-19,22%,
trong đó cỏ sả có hàm lượng vật chất khô cao nhất (19,22%) so với các giống cỏ
sai khác rất có ý nghĩa (P=0,01), thấp nhất là cỏ sorgho ngọt (10,57%) kế đến là cỏ
voi (12,44%), cỏ paspalum (13,36) và cỏ cỏ Ruzi (15,32%). Hàm lượng vật chất
khô trong cỏ có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng tới mức ăn, cỏ có nhiều nước làm
giảm mức ăn vào của vật nuôi, ngoài ra cũng khó bảo quản và chế biến, hàm lượng
vật chất khô của cỏ sorgho ngọt và cỏ voi thấp do thân to chứa nhiều nước. Cỏ
Sorgho ngọt có DM là 10,57% và không chênh lệch nhiều so với ghi nhận của
Miller (1958) vật chất khô của cỏ sorgho ngọt khoảng 11%.
Hàm lượng CP trung bình của các giống cỏ là 9,46% (7,71-14,14), cao nhất là cỏ
sorgho ngọt (14,14%), thấp nhất là cỏ sả (7,71%). Hàm lượng CP giữa các giống
cỏ tương đương nhau, ngoại trừ cỏ sorgho ngọt có hàm lượng CP cao có ý nghĩa
(P =0,01) so với các giống cỏ khác. Kết quả về hàm lượng CP trung bình của cỏ thí
nghiệm thấp hơn báo cáo của Đinh văn Cải et al. (2004), hàm lượng CP trung bình
của các giống cỏ trồng tại thành phố Hồ Chí Minh là 12,69%, sự sai khác này có lẽ
do cỏ trồng trong thí nghiệm không có bón phân đạm. Madibela et al., (2002) tổng
kết số liệu phân tích trên 12 dòng cỏ sorgho ngọt cho biết hàm lượng CP của cỏ là
7,1% thấp hơn so với số liệu của thí nghiệm do hàm lượng CP của thực vật chịu
tác động rất lớn bởi độ mầu mỡ của đất trồng và thời gian thu hoạch cỏ (Dung et
al., 2001). Tuy nhiên theo Miller (1958) hàm lượng protein thô của cỏ sorgho ngọt
biến động từ 8,7-16,8%. Cỏ Voi thí nghiệm có protein thô là 8,52% thấp hơn cỏ
Voi trồng ở miền Đông Nam Bộ cắt vào thời điểm 30-60 ngày với hàm lượng
protein thô khoảng 14,06%. Kết quả phân tích hàm lượng CP của cỏ voi phù hợp
Tạp chí Khoa học 2007: 7 183-192 Trường Đại học Cần Thơ
187
với số liệu báo cáo của Vũ Chí Cương et al. (2004) cỏ voi có hàm lượng protein
biến động từ 6,95-14,81% ở trạng thái khô hoàn toàn.
Bảng 2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các giống cỏ
Thành phần,% Cỏ sả Cỏ voi Paspalum Ruzi Sorgho ngọt P SEM
Vật chất khô (1) 19,22a 12,44bc 13,36bc 15,32b 10,57c 0,01 0,84
Tro 10,10b 9,87b 12,07a 8,67b 12,06a 0,01 0,32
Chất hữu cơ (OM) 89,90b 90,13b 87,93a 91,33b 87,94a 0,01 0,32
Protein thô (CP) 7,71b 8,52b 8,02b 8,92b 14,14a 0,01 1,11
Xơ aicd (ADF) 38,88a 37,78a 37,75a 36,04a 29,60b 0,01 0,66
Xơ trung tính (NDF) 69,55a 74,10a 68,57ab 65,81b 53,51c 0,01 1,29
Béo thô (EE) 1,99c 4,64b 2,76bc 3,36b 7,03a 0,01 0,53
Chất hữu cơ tiêu hóa in
vitro (IVOMD)
10,66ab 2,87c 8,59ab 13,24a 12.07ab 0,01 1,01
Carbohydrate không xơ
(NFC)
61,20c 72,00ab 70,17bc 72,13ab 79,10a 0,01 2,75
Năng lượng trao đổi
(ME, MJ/kg)
9,60b 11,52ab 10,33b 11,89a 12,64a 0,01 0,44
a,b: các số cùng hàng mang chữ số mũ khác nhau, sai khác có ý nghĩa (P=0.05) theo phép thử Tukey
(1): ngoại trừ DM được tính trên trạng thái tươi, các dưỡng chất khác được tính trạng thái khô hoàn toàn.
P: xác suất; SEM: trung bình sai số chuẩn
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
DM CP ADF NDF IVOMD ME, MJ/kg
%
Cỏ sả
Cỏ voi
Paspalum
Ruzi
Sorgho ngọt
Hình 1: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các giống cỏ họ Hòa Thảo trồng thí nghiệm
Hàm lượng NDF trung bình là 66,27% (53,3-74,1%), thấp nhất là cỏ sorgho ngọt,
ruzi và paspalum và cao nhất là cỏ voi. Số liệu về NDF của cỏ sorgho ngọt thấp
nhất so với các giống cỏ khác là 53,51%. Theo Madibela et al., (2002) NDF trung
bình của sorgho ngọt là 58,4%, biến động từ 54,8 đến 64,5%.
Hàm lượng ADF trung bình là 36,07% (29,92-38,88%), thấp nhất là cỏ sorgho
ngọt. Không có sự khác biệt về hàm lượng ADF giữa các giống cỏ, ngoại trừ cỏ
sorgho ngọt có hàm lượng ADF thấp hơn có ý nghĩa (P =0,01). Kết quả phân tích
phù hợp với báo cáo của Đinh văn Cải et al. (2004), hàm lượng ADF trung bình
của cỏ là 37.77%.
Số liệu về hàm lượng ADF trung bình của cỏ là 29,6%, kết quả nầy tương tự với
báo cáo của Madibela et al., (2002) là 28,5%.
Tạp chí Khoa học 2007: 7 183-192 Trường Đại học Cần Thơ
188
Hàm lượng NFC trung bình là 9,47% (2,87-13,24%), thấp nhất là voi và cao nhất
là cỏ sorgho ngọt.
Mức tiêu hóa in vitro chất hữu cơ (IVOMD) trung bình là của các giống cỏ trung
bình là 70% (60-79%), thấp nhất là cỏ sả và cao nhất là cỏ sorgho ngọt (P =0,01).
Mức tiêu hóa chất hữu cơ của sorgho ngọt là 79,1%, số liệu phù hợp với báo cáo
của Madibela et al., (2002) là 78%.
Năng lượng trao đổi (ME) trung bình của các giống cỏ là 11,2MJ/kg DM (9,6-
12,64), cao nhất là cỏ sorgho ngọt và thấp nhất là cỏ sả.
3.2 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các cây thức ăn họ đậu
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây thức ăn họ đậu được trình bày ở
Bảng 3, 4 và Hình 2.
Bảng 3: Giá trị trung bình và mức biến động về thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng
trung bình của các giống đậu trồng thí nghiệm
Thành phần, % Trung bình SD MIN MAX
Vật chất khô (1) 15,85 1,81 13,81 17,28
Tro 9,46 2,97 7,09 12,80
Chất hữu cơ (OM) 90,54 2,97 87,20 92,91
Protein thô (CP) 15,81 1,04 14,95 16,97
Xơ aicd (ADF) 37,99 1,17 37,14 39,33
Xơ trung tính (NDF) 53,17 2,86 49,88 55,09
Béo thô (EE) 5,28 2,03 3,64 7,55
Chất hữu cơ tiêu hóa in vitro
(IVOMD)
63,13 2,89 60,18 65,96
Carbohydrate không xơ (NFC) 16,27 6,15 11,02 23,03
Năng lượng trao đổi (ME, MJ/kg) 9,99 0,64 9,30 10,55
(1) ngoại trừ DM được tính trên trạng thái tươi, các dưỡng chất khác được tính trạng thái khô hoàn toàn
Bảng 4: Thành phần hóa học giá trị dinh dưỡng các giống đậu
Thành phần, % Kudzu
nhiệt đới
Macroptilium Stylosanthes P SE
Vật chất khô (1) 13,81 17,28 16,46 0,09 0,95
Tro 12,80a 7,09b 8,50b 0,03 1,15
Chất hữu cơ (OM) 87,20 92,91 91,50 0,03 1,15
Protein thô (CP) 16,97 15,52 14,95 0,08 0,53
Xơ aicd (ADF) 37,14 39,33 37,50 0,50 1,17
Xơ trung tính (NDF) 54,55ab 55,09a 49,88b 0,05 1,25
Béo thô (EE) 4,66b 7,55a 3,64b 0,01 0,28
Chất hữu cơ tiêu hóa in vitro
(IVOMD)
60,18 65,96 63,24 0,12 0,02
Carbohydrate không xơ (NFC) 11,02b 14,75b 23,03a 0,001 1,03
Năng lượng trao đổi (ME, MJ/kg) 9,30 10,55 10,12 0,15 0,28
(1)Các chữ viết tắt xem Bảng 1,
Hàm lượng vật chất khô trung bình cây thức ăn họ đậu là 15,85% (13,66-20,28%),
thấp nhất là đậu Kudzu nhiệt đới và cao nhất là đậu Macro, tuy nhiên sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (P=0,09). Kudzu nhiệt đới và các dòng stylo có hàm
lượng CP tương ứng biến động từ 17-20% và 16-22% (Gohl, 1994), kết quả nầy
Tạp chí Khoa học 2007: 7 183-192 Trường Đại học Cần Thơ
189
cao hơn số liệu của thí nghiệm có thể do cây được thu hoạch chỉ mới lứa đầu,
trong khi các cây họ đậu cần có thời gian để củng cố sự phát triển của các vi khuẩn
cố định đạm và không bón phân đạm.
Hàm lượng DM của đậu Macroptilium rất biến động, trồng trong điều kiện có bón
phân có thể đạt từ 21-22% CP, và ngược lại không bón phân thì hàm lượng CP có
thể chỉ đạt khoảng 14% (Lưu Hữu Mãnh et al., 2005). Hàm lượng protein của
Macroptilium trồng thí nghiệm thấp hơn so với báo cáo của Damião (2004) hàm
lượng CP biến động từ 17,8 – 18,6 % ở năm trồng thứ nhất là thứ hai và theo Gohl
(1994) lượng CP trung bình của Macroptilium khoảng 17%.
0
10
20
30
40
50
60
70
DM CP ADF NDF IVOMD NFC ME,
MJ/kg
%
Kudzu nhiệt đới
Macroptilium
Stylosanthes
Hình 2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng cỏ họ Đậu trồng thí nghiệm
Nagashiro & Shibata (1995) cho biết hàm lượng CP của đậu Macro biến động từ
17,7 đến 32%. Muldoon (1985) xác định hàm lượng CP của Macro là 23,6% trồng
trong điều kiện ẩm độ của đất thích hợp nhất. Số liệu về hàm lượng CP của Lưu
Hữu Mãnh et al. (2005) trên đất trồng có bón phân đạm tương tự số liệu báo cáo
của Muir (2002) là CP của đậu Macro có thể biến động từ 19-22,5% tùy theo thời
điểm thu hoạch và phân bón. Theo CSIRO et al. (2005), hàm lượng CP phần cọng
đậu Macro khỏang 7% và phần thực vật tăng trưởng lên đến 25%. Hàm lượng
protein cũng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của thành phần thu cắt, giai đoạn
sinh trưởng và phát triển của thực vật hay mùa vụ.
Hàm lượng ADF và NDF của đậu trung bình là 37,99% (37,14-39,33) và 53,17%
(49,88-55,09). Đậu Kudzu nhiệt đới và đậu Macro có hàm lượng NDF cao hơn
Stylosanthes (P=0.05). Theo Muir (2002) hàm lượng ADF hầu như không bị ảnh
hưởng bởi mức độ phân hữu cơ, nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi mùa, năm thu
hoạch và giai đoạn tăng trưởng, yếu tố nhiệt độ và ánh sáng, ở các nước nhiệt đới
hàm lượng chất xơ thường cao hơn so với cùng một dòng trồng ở điều kiện ôn đới.
Theo Turner et al., (1997), hàm lượng ADF có thể lên đến 52,8% nếu thu hoạch
cây lúc đã trổ hoa đầy đủ.
Hàm lượng Carbohydrate hoà tan của ba loại đậu cũng khác biệt (P=0,01), Kudzu
nhiệt đới có hàm lượng NFC thấp nhất (11,02%) và cao nhất là stylo vì hàm lượng
NDF trong stylo tương đối thấp hơn các đậu khác
Tạp chí Khoa học 2007: 7 183-192 Trường Đại học Cần Thơ
190
Mức tiêu hóa chất hữu cơ (IVOMD) của cây họ đậu tương đối ít biến động, trung
bình là 63% (60.18-65.96%), cao nhất là đậu Macro và thấp nhất là Kudzu nhiệt
đới, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nầy phù hợp với số
liệu của CSIRO et al. (2005), hàm lượng IVDMD của Macro biến động từ 40-
70%. Số liệu về mức tiêu hóa của cây họ đậu tương đối phù hợp với báo cáo của
Golh (1994) cây họ đậu như Stylo có IVDMD khoảng 60-68%.
Năng lượng trao đổi của cây họ đậu trung bình là 10MJ/kg (9,3-10,55MJ/kg) thấp
nhất là Kudzu nhiệt đới và cao nhất là đậu Macro tuy nhiên sự khác biệt không có
ý nghĩa thống kê (P=0.15).
Giá trị năng lượng trao đổi giữa đậu Macro và đậu Stylo không chênh lệch nhiều (10,55
so với 10,12 MJ/Kg DM), đậu Stylo thí nghiệm có ME cao hơn đậu Stylo trồng ở miền
Đông nam Bộ (10,12 so với 9,36 MJ/Kg DM, Đinh Văn Cải et al., 2004).
4 KẾT LUẬN
Các giống cỏ và đậu trồng thí nghiệm đều là nguồn thức ăn tốt cho gia súc do có
giá trị dinh dưỡng tương đối tốt. Đối với cỏ họ Hòa Thảo và họ Đậu có hàm lượng
protein tương ứng là 9.46% và 15,81% thấp hơn so với các số liệu báo cáo khác,
có lẽ do cây trồng không áp dụng phân hóa học. Hàm lượng dưỡng chất giữa các
giống cỏ ít có sự khác nhau ngoại trừ cỏ sorgho ngọt. Vì thế cần tiến hành áp dụng
các mức độ đạm phân bón để cải thiện hàm lượng protein nhất là đối với cây thức
ăn họ đậu và tiến hành khảo sát trên nhiều lứa và nhiều năm để khẳng định thành
phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của chúng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
AOAC 1990. Off icial Methods of Analysis . Associat ion of Off icial
Analyt ical Chemists . 15th edi t ion (K Helr ick , edi tor) . Arl ington.
Blaxter , K,L, & Wilson, R,S, 1963. The assessment of crop husbandry
techniques in terms of animal product ion, Animal Product ion 5: 27 –42,
Bredon, R,M, & Horrel l , C,R, 1961. Select ive consumption by s tal l fed
cat t le & i ts influence on the results of a digest ibil i ty t r ia l , Tropical
Agricul ture (Trinidad) 38: 397 –304
But terworth, M,A, 1967. The digest ibil i ty of t ropical grasses , Nutr i t ion
Abstracts & Reviews 37:349 –368
Chai W & Udén P 1998. An al ternative oven method combined with
different detergent s t rengths in the analysis of neutral detergent f ibre.
Anim. Feed Sci . Technol . 74, 281 -288
CSIRO, CIAT & ILRIACIAR, BMZ, GTZ & DFID, 2005. Tropical
forages - An Interact ive Select ion Tool
ht tp: / /www.tropicalforages. info/key/Forages/Media/Htm l/Paspalum_atra
tum.htm
Damião W. Nguluve, James P. Muir , Roger Wit t ie , Randal l Rosiere &
Twain J . But ler , 2004. Yield & Nutr i t ive Value of Summer Legumes as
Inf luenced by Dairy Manure Compost & Compet i t ion with Crabgrass .
American Society of Agronomy . Agron. J . 96:812-817
Tạp chí Khoa học 2007: 7 183-192 Trường Đại học Cần Thơ
191
Đinh văn Cải , 2003. Cỏ xanh và phụ phẩm nông nghiệp t rong chăn nuôi
bò sữa bò thị t .
ht tp: / /www.vcn.vnn.vn/khoahoc/khnam2003/kh_20_6_2003_8.htm
Đinh văn cải , De Beover , Phùng th ị Lâm Dung. 2004. Thành phần hóa học
và giá t r ị dinh dưỡng của một số thức ăn cho t râu bò khu vực thành phố
Hồ Chí Minh. Trong: “Báo cáo khoa học Chăn Nuôi Thú Y”. Phần Dinh
Dưỡng Vật Nuôi . NXB. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Hội
Đồng Khoa Học Côn g Nghệ Ban Chăn Nuôi Thú Y. Nông Nghiệp p148 -
156.
Dung, N.N.X., 2001. Evaluat ion of green plants & by -products f rom the
Mekong del ta with emphasis on f ibre ut i l isat ion by pigs . Ph.D Thesis .
Swedish Universi ty of Agricul tural Sciences.
El l iott , R,C, & Topps , J ,H. 1963. Studies of protein requirements for
maintenance, 3, Ni t rogen balance t r ia ls on blackhead Persian sheep
given diets of different energy & protein contents , Brit ish Journal of
Nutr i t ion 18: 245–252
Goering H.K., Van Soest P.J . Forage f iber analy sis (Apparatus , reagents ,
procedures & some appl ications) . Washington, DC: USDA, 1970.
(Agricul tural Handbook, 379) .
Gohl B 1998. Tropical feeds. FAO. Rome
(ht tp:/ /www.fao.org/ag/AGA/AGAP/FRG/afr is /defaul t .htm)
Madibela O R, Boi tumelo W S, Manthe C & Rad i tedu I. 2002. Chemical
composi t ion & in vi t ro dry mat ter digest ibi l i ty of twelve local landraces
of sweet sorghum in Botswana. Livestock Research for Rural
Development 14 (4) ht tp: / /www.cipav.org.co/ l r rd/ l rrd14/4/madi144.htm
Manh LH & N. N. X. Dung, 2006 . Effects of plant spacing & ni t rogen
levels on the growth, biomass product ion & nutr i t ive values of t ropical
Kudzu (Puerar ia phaseoloides) Macropt i l ium graci le & cowpea (Vigna
unguiculata) in the Mekong Del ta , Vietnam 20th Asian -Pacif ic Weed
Sciences Society Conference 7 -11 October , Ho Chi Minh City, Vietnam
APWSS, pp 693 -699.
Manh LH & N. N. X. Dung, 2005. Efects of plant spacing & ni t rogen levels
on the growth, biomass product ion & nutri t ive values of t ropical Kudzu
(Puerar ia phaseoloides) , Macropt i l ium graci l & cowpea (Vigna
unguiculata) in the Mekong Del ta , Vietnam. Proceedings the 20th
Asian-Pacif ic Weed Science Society Conference, 7 -11 Nov, 2005. Ho
Chi Minh ci ty. Agricul tural Publ ishing House. Pp 693 -700.
McDonald P, Edwards R A & Greenhalgh J F D. 1 988. Animal Nutr i t ion
(4th Edi t ion) . Longman Scient i fic & Technical , Essex.
Mil ler , D.F. 1958. Composi t ion of cereal grains & forages. Nat ional
Academy of Sciences, Nat ional Research Counci l , Washington, DC.
Muir JP. 2002. Hand-Plucked Forage Yield & Qua l i ty & Seed Product ion
from Annual & Short -Lived Perennial Warm-Season Legumes Fer t i l ized
with Composted Manure Crop Science Society of America Crop Science
42:897-904
Muldoon, D.K. 1985. The growth & mineral composi t ion of forage
legumes. Aust . J . Exp. A gric . 25:417–423.
Nagashiro, C.W., & F. Shibata . 1995. Inf luence of f looding & drought
condi t ions on herbage yield & qual i ty of phasey bean (Macropt i l ium
lathyroides (L.) Urb.) . Grassl . Sci . 41:218 –225.
Nguyen thi Mui . 2006. Country Pasture/Forage Resource Prof i les
Tạp chí Khoa học 2007: 7 183-192 Trường Đại học Cần Thơ
192
ht tp: / /www.fao.org/AG/Agp/agpc/doc/Counprof/vietnam/vietnam.htm
Van Soest P J , Robers ton J B, Lewis B A. Methods for dietary f iber ,
neutral detargent f iber nonstarch polysacchar ides in relat ion to animal
nutr i t ion. Journal of Dairy Science,1991, 74:3 583 -3 597.
Vũ Chí Cương, Nguyễn Xuân Hòa, Phạm Hùng Cường, Paulo Salgado, Lưu
Thị Thi , 2004. Thành phần hóa học, t ỉ lệ t iêu hóa và giá t r ị dinh dưỡng
của một số thức ăn chủ yếu dùng cho bò. Trong: “Báo cáo khoa học
Chăn Nuôi Thú Y”. Phần Dinh Dưỡng Vật Nuôi . NXB. Bộ Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn. Hội Đồng Khoa Học Công Nghệ Ban Chăn
Nuôi Thú Y. Nông Nghiệp p35 -41.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thanh_phan_hoa_hoc_va_gia_tri_dinh_duong_cua_mot_so_giong_cay_thuc_an_gia_suc_ho_hoa_thao_va_ho_dau.pdf