Từ cặn chiết EtOAc lá cây Vót dạng cơm cháy
chúng tôi đã phân lập và thử hoạt tính gây độc tế
bào của 10 hợp chất. Kết quả thử hoạt tính gây độc
tế bào cho thấy hợp chất 1 và 3 có hoạt tính mạnh
trên cả 4 dòng tế bào ung thƣ thử nghiệm. Đây là 2
hợp chất tritecpenoid nordammarane ít gặp trong tự
nhiên. Các hợp chất phân lập từ cặn ethyl acetate
của lá cây Vót dạng cơm cháy phần lớn là lớp chất
triterpenoid bao gồm các khung nordammarane,
ursane, oleanane. Lớp chất này phân bố rộng rãi
trong giới thực vật và có cấu trúc hóa học khá phức
tạp. Chính cấu trúc đặc biệt của bộ khung
triterpenoid đã quy định tính đa dạng về hóa học và
dẫn đến nhiều dẫn xuất mới có hoạt tính dƣợc lý,
đặc biệt là khả năng chống ung thƣ [16, 17].
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của lá cây Vót dạng cơm cháy Viburnum sambucinum (Caprifoliaceae), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Hóa học, 54(5): 614-619, 2016
DOI: 10.15625/0866-7144.2016-00374
614
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của lá cây Vót
dạng cơm cháy Viburnum sambucinum (Caprifoliaceae)
Nguyễn Thanh Trà1*, Trương Bích Ngân2, Đoàn Thị Mai Hương2, Đỗ Thị Thảo3,
Marc Litaudon
4, Nguyễn Văn Hùng2, Châu Văn Minh2, Phạm Văn Cường2
1Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
3Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
4Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, 91190 Gif-sur-Yvette Cedex, Cộng hòa Pháp
Đến Toà soạn 29-7-2016; Chấp nhận đăng 25-10-2016
Abstract
Viburnum sambucinum is a small woody tree belongs to the genus Viburnum (Caprifoliaceae), mainly distributed in
Vietnam, Lao and Cambodia. Extensive studies of the genus Viburnum have led to the identification of many
compounds, such as diterpenes, triterpenes, iridoids, monoterpenes, sesquiterpenes, flavonoids, lignans, etc. In previous
study, we reported 6 terpenoids isolated from the leaves of Viburnum sambucinum. In this study, we describe the
isolation and structural characterizations of four compounds hupehenol D (1), hupehenol A (2), 12β-hydoxy-3,15-
dioxo- 20,21,22-23,24,25,26,27-octanordammanran (3), luteolin (4) and in vitro cytotoxic activities of ten compounds
(1-10) from the leaves of Viburnum sambucinum. Compound 1 and 3 exhibited significant cytotoxic activity against 4
cancer cell lines with IC50 value 4.71±0.03-5.35±0.04 μM. The compounds 2, 4, 6, 7 and 9 displayed week cytotoxicity
with IC50 values ranging from 9.31± 0.12 to 82.06±0.94 M.
Keywords. Viburnum sambucinum, Caprifoliaceae, nordammarane, cytotoxicity activity.
1. MỞ ĐẦU
Ung thƣ là một trong những nguyên nhân hàng
đầu gây tử vong ở ngƣời trên toàn thế giới.
ự đoán 27 triệu
bệnh nhân mắc mới và 17,5 triệu ca tử vong do ung
thƣ trên toàn cầu vào năm 2050 [1]. Vì vậy, việc
nghiên cứu phát triển các thuốc chữa bệnh ung thƣ
đang thu hút sự quan tâm rất lớn của nhiều nhà khoa
học. Trong đó, thực vật có tác dụng làm thuốc hiện
đang là yếu tố hứa hẹn cho công cuộc phát triển
thuốc điều trị ung thƣ.
Chi Vót Viburnum (Caprifoliaceae) bao gồm
khoảng 200 loài, phân bố rộng rãi khắp Nam Mỹ,
Trung Quốc, Đông Nam Á [2]. Ở Việt Nam có
khoảng 12 loài trong đó có Vót dạng cơm cháy
Viburnum sambucinum [3]. Nhiều loài thuộc chi Vót
đƣợc sử dụng nhƣ thuốc thảo dƣợc chữa các bệnh
ho, hen suyễn, tiêu chảy, viêm khớp dạng thấp, sƣng
phù, lợi tiểu, chống co thắt và an thần [4]. Kết quả
nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Viburnum
cho thấy các loài thuộc chi này chứa lớp chất iridoid,
vibsan diterpene, tritecpen, flavonoid, lignan,
courmarin... [5-7]. Trƣớc đây chúng tôi đã công bố
về việc phân lập 6 hợp chất terpenoid từ lá cây Vót
dạng cơm cháy [8]. Trong bài báo này, chúng tôi
công bố kết quả phân lập, xác định cấu trúc của 3
hợp chất triterpenoid khung nordammarane (1-3), 1
hợp chất flavonoid (4) và đánh giá khả năng gây độc
tế bào ung thƣ của 10 hợp chất (1-10) từ lá cây Vót
dạng cơm cháy Viburnum sambucinum.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Thiết bị và nguyên liệu
Điểm nóng chảy đƣợc đo trên máy MEL-TEM
3.0. Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân NMR đƣợc ghi
trên máy Bruker Avance 400 MHz và 500 MHz với
TMS là chất chuẩn nội. Phổ khối lƣợng (ESI-MS)
đƣợc đo trên máy sắc ký lỏng ghép khối phổ với đầu
dò MSD (LC/MSD Agilent series 1100), sử dụng
đầu dò DAD. Sắc ký lớp mỏng (TLC) đƣợc thực
hiện trên bản mỏng silica gel Merck 60 F254. Sắc
kí cột đƣợc tiến hành với silica gel cỡ hạt 40-
TCHH, 54(5) 2016 Nguyễn Thanh Trà và cộng sự
615
63 μm và sephadex LH-20 (Aldrich).
Mẫu thực vật: Lá cây Vót dạng cơm cháy đƣợc
thu hái tại Sa Pa, Lào Cai vào tháng 7 năm 2006.
Mẫu tiêu bản kí hiệu VN1681 đƣợc lƣu giữ tại
Phòng Tiêu bản, Viện Sinh thái và Tài nguyên
Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam. Tên khoa học đƣợc Tiến sĩ Nguyễn
Quốc Bình, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
định tên.
Các dòng tế bào ung thư thực nghiệm: Các dòng
tế bào ung thƣ của ngƣời đƣợc cung cấp bởi Bảo
tàng giống chuẩn Hoa Kỳ (ATCC) bao gồm: ung thƣ
biểu mô biểu bì miệng KB (CCL-17TM), ung thƣ
phổi LU-1 (HTB-57TM), ung thƣ gan Hep G2 (HB-
8065
TM), ung thƣ vú MCF-7 (HTB-22TM) đƣợc
chuẩn hóa và nuôi cấy thƣờng quy tại phòng Hóa
sinh ứng dụng - Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam.
2.2. Phân lập các hợp chất từ lá cây Vót dạng
cơm cháy
Mẫu lá cây sau khi phơi khô, nghiền nhỏ đƣợc
ngâm chiết lần lƣợt với các dung môi n-hexan,
etylaxetat và metanol trong 24 h/3 lần ở nhiệt độ
phòng. Sau khi
thu đƣợc các cặn chiết n-hexan (39 g), cặn etylaxetat
(65 g) và cặn metanol (129 g).
Tiến hành sắc ký cột silica gel cặn EtOAc (65 g)
với hệ dung môi n-hexan/EtOAc gradient (100:0-
0:100), thu đƣợc 12 phân đoạn chính, kí hiệu F1-F12.
Từ phân đoạn F2 (0,9 g), sau khi tinh chế bằng cột
silica gel với hệ dung môi n-hexan/EtOAc gradient,
thu đƣợc 5 phân đoạn nhỏ kí hiệu F2.1-F2.5. Tinh chế
tiếp phân đoạn F2.5 (300 mg) trên cột Sephadex LH-
20 với hệ dung môi (metanol/diclometan 8/2) và cột
silica gel (n-hexan/axeton gradient) thu đƣợc hợp chất
5 (11 mg) và hợp chất 10 (15 mg). Phân đoạn F3 (2,1
g) đƣợc tinh chế trên cột silica gel với hệ dung môi n-
hexan/axeton gradient (95:5-0:100) thu đƣợc 3 phân
đoạn nhỏ F3.1-F3.3. Hợp chất 9 (7 mg) thu đƣợc từ
phân đoạn nhỏ F3.1 sau khi kết tinh trong n-hexan.
Phân đoạn F3.3 (130 mg) đƣợc phân tách trên cột
silica gel (n-hexan/axeton 93:7-0:100) rồi kết tinh
trong aceton thu đƣợc hợp chất 7 (8 mg). Phân đoạn
F4 (1,75 g) đƣợc tinh chế trên cột silica gel sử dụng
hệ dung môi n-hexan/EtOAc gradient (100:0-0:100)
thu đƣợc 3 phân đoạn nhỏ F4.1-F4.3. Tiếp tục tinh
chế F4.3 bằng cột silica gel (diclometan/axeton 98:1-
0:100) thu đƣợc hợp chất 8 (5 mg) và 6 (7 mg). Phân
đoạn F10 (7,5 g) đƣợc phân tách trên cột silica gel với
hệ dung môi diclometan/metanol gradient (0-70 %)
thu đƣợc 5 phân đoạn nhỏ F10.1-F10.5. Phân đoạn
F10.3 (1,0 g) đƣợc tinh chế bằng cột silica gel với hệ
dung môi CH2Cl2/MeOH, sau đó tinh chế trên bản
mỏng điều chế (n-hexan/EtOAc 6/4) thu đƣợc hợp
chất 3 (8 mg). Phân đoạn F10.4 (2,5 g) đƣợc phân
tách bằng cột Sephadex (MeOH/CH2Cl2 9/1) và cột
silica gel (CH2Cl2/axeton) và bản mỏng điều chế
(CH2Cl2/EtOAc 8/2) thu đƣợc hợp chất 1 (10 mg) và
hợp chất 2 (7 mg). Phân đoạn F11(3,5 g) đƣợc tinh
chế trên cột silica gel với hệ dung môi
diclometan/EtOAc gradient (0-100 %) thu đƣợc 4
phân đoạn nhỏ F11.1-F11.4. Kết tinh phân đoạn
F11.1- F11.2 trong aceton thu đƣợc chất 4 (8 mg).
Hupehenol D (1)
Chất rắn màu trắng, đnc: 121-122 oC; [α]25D-95,8
(c 0,14; CHCl3); HRESI-MS (m/z): 347,2597
[M+H]
+
và 329,2480 [M-H2O+H]
+
; (IR): cacbonyl
(νmax 1698 cm
-1
, 1657 cm
-1
); -OH (νmax 3461).
1
H-
NMR (500 MHz, CDCl3): δH (ppm) 0,77 (1H, m, H-5);
0,78 (3H, s, CH3); 0,87 (3H, s, CH3 ), 0,98 (3H,s,
CH3); 1,01 (1H, m, Ha-1); 1,05 (3H, s, CH3); 1,18
(3H, s, CH3); 1,22 (1H, m, H-11a); 1,48 (1H, m,
H-7); 1,50 (1H, m, Ha-6); 1,50 (1H, dd, J = 3,0;
13,0Hz, H-9); 1,59 (1H, m, Ha-2); 1,62 (1H, m, Hb-
6); 1,63 (1H, m, Hb-2); 1,67 (1H, m, Hb-1); 2,0 (1H,
ddd, J = 4,0; 4,0; 12,0 Hz, Hb-11); 2,23 (1H, m, H-
7); 2,99 (1H, ddd, J = 1,5; 3,0; 11,0 Hz, H-13); 3,19
(1H, dd, J = 4,5; 11,5 Hz, H-3); 3,90 (1H, ddd, J =
4,0; 11,0; 12,0 Hz, H-12); 5,95 (1H, dd, J = 3,0; 5,7
Hz, H-16); 7,71 (1H, dd, J = 1,5; 5,7 Hz, H-17).
13
C-
NMR (125 MHz, CDCl3): δC (ppm) 38,9 (C-1); 27,2
(C-2); 78,7 (C-3); 39,0 (C-4); 56,0 (C-5); 17,9 (C-6);
33,6 (C-7); 39,0 (C-8); 51,0 (C-9); 37,6 (C-10); 33,3
(C-11); 67,4 (C-12); 53,8 (C-13); 59,5 (C-14); 212,4
(C-15); 132,2 (C-16); 159,3 (C-17); 19,7 (C-18); 15,9
(C-19); 28,0 (C-28); 15,3 (C-29); 20,7 (C-30).
Hupehenol A (2)
Chất rắn màu trắng, đnc: 179-180 oC; [α]25 D-6,2
(c 0,43; CHCl3). HRESI-MS (m/z): 361,2757
[M-H2O+H]
+
; (IR): cacbonyl (νmax 1725 cm
-1
), -OH
(νmax 3443 cm
-1
).
1
H-NMR (500 MHz, CDCl3): δH
(ppm) 0,74 ( 1H, dd, J = 2,5, 11,5 Hz, H-5); 0,77 (3H,
s, CH3); 0,85 (3H, s, CH3); 0,97 (3H,s, CH3); 0,98
(3H,s, CH3); 1,01 (1H, m, Ha-1); 1,21 (3H, s, CH3);
1,25 (1H, m, Ha-11); 1,33 (1H, dd, J = 2,5; 13,0 Hz,
H-9); 1,44 (1H, m, Ha-6); 1,48 (1H, m, Ha-7); 1,58
(1H, m, Ha-2); 1,61 (1H, m, Hb-6); 1,63 (1H, m, Hb-
2); 1,67 (1H, m, Hb-1); 2,0 (1H, ddd, J = 4,0; 4,0;
12,0 Hz, Hb-11); 2,12 (1H, m, Hb-7); 2,19 (1H, dd, J
= 6,3; 11,0 Hz, H-13); 2,23 (1H, dd, J = 6,5; 19,5
Hz, H-16); 3,19 (1H, dd, J = 5,0; 11,5 Hz, H-3);
3,32 (3H, s, OMe); 4,02 (1H, ddd, J = 5,0; 11,0;
11,0 Hz, H-12); 4,11 (1H, dd, J = 6,3; 6,5 Hz, H-
TCHH, 54(5) 2016 Thành phần hóa học và hoạt tính
616
17).
13
C-NMR (125 MHz, CDCl3): δC (ppm) 39,0 (C-
1); 27,3 (C-2); 78,7 (C-3); 38,9 (C-4); 55,7 (C-5); 17,9
(C-6); 33,3 (C-7); 39,8 (C-8); 51,6 (C-9); 37,5 (C-10);
31,2 (C-11); 66,6 (C-12); 51,1 (C-13); 56,2 (C-14);
218,8 (C-15); 43,5 (C-16); 75,0 (C-17); 18,7 (C-18);
16,0 (C-19); 28,0 (C-28); 15,3 (C-29); 15,2 (C-30);
57,1 (OMe).
12β-hydoxy-3,15-dioxo-20,21,22-23,24,25,26,27-
octanordammanran (3)
Chất rắn màu trắng, [α]25D -100 (c 0,13; CHCl3);
HRESI-MS (m/z): 345,2423 [M+H]
+
; (IR): cacbonyl
(νmax 1698 cm
-1
, 1657 cm
-1
); -OH (νmax 3461, 2980
cm
-1
).
1
H-NMR (500 MHz, CDCl3): δH (ppm) 0,96
(3H, s, CH3); 1,05 (3H, s, CH3); 1,09 (3H, s, CH3),
1,09 (3H,s, CH3); 1,18 (3H, s, CH3); 1,19 (3H, s,
CH3); 1,30 (1H, m, Ha-11); 1,41 (1H, dd, J = 3,0;
12,0 Hz, H-5); 1,49 (1H, m, Ha-1); 1,49 (1H, m, Ha-
7); 2,28 (1H, ddd, J = 3,0; 3,0; 13,0 Hz, Hb-7); 1,58
(1H, m, H-6); 1,60 (1H, m, H-9); 1,91 (1H, ddd, J =
4,5; 8,0; 13,0 Hz, Hb-1); 2,01 (1H, ddd, J = 4,3; 4,3;
12,5 Hz, Hb-11); 2,50 (1H, m, H-2); 3,02 (1H, ddd, J
= 1,5; 3,0; 10,0, H-13); 3,93 ddd, J = 4,3; 10,0; 11,0
Hz, H-12); 5,97 (1H, dd, J = 3,0; 5,7 Hz, H-16);
7,73 (1H, dd, J = 1,5, 5,7 Hz, H-17).
13
C-NMR (125
MHz, CDCl3): δC (ppm) 39,7 (C-1); 33,9 (C-2); 217,4
(C-3); 47,4 (C-4); 55,3 (C-5); 19,3 (C-6); 32,8 (C-7);
38,7 (C-8); 50,4 (C-9); 37,3 (C-10); 33,6 (C-11); 67,2
(C-12); 53,8 (C-13); 59,3 (C-14); 212,0 (C-15); 132,2
(C-16); 159,2 (C-17); 19,2 (C-18); 15,7 (C-19);
26,7(C-28); 20,9 (C-29); 20,5 (C-30).
Luteolin (4)
Chất rắn màu vàng, đnc 210-211 oC. ESI-MS
(m/z): 285 [M-H]
-
.
1H-NMR (500 MHz, CD3OD):
δ(ppm) 6,22 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6); 6,42 (1H, d, J
= 2,0 Hz, H-8); 6,56 (1H, s, H-3); 6,92 (1H, d, J =
8,5 Hz, H-5'); 7,40 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2'); 7,41
(1H, dd, J = 2,0; 8,5 Hz, H-6').
2.3. Phương pháp gây độc tế bào
Hoạt tính gây độc tế bào đƣợc thực hiện dựa trên
phƣơng pháp nhuộm màu tế bào bằng thuốc thử
tetrazolium (MTT) [9, 10]. Đây là phƣơng pháp
đánh giá khả năng sống sót của tế bào thông qua sự
đổi màu của MTT. Ở tế bào sống, enzym trong ty
thể chuyển hóa MTT thành sản phẩm formazan có
màu tím. Các dòng tế bào ung thƣ đƣợc nuôi cấy
bằng môi trƣờng DMEM có bổ sung thêm 10 %
huyết thanh phôi bò (FBS) và các thành phần cần
thiết khác ở điều kiện tiêu chuẩn (5 % CO2, 37
o
C).
Tế bào ở nồng độ 3x104 đƣợc bổ sung thêm chất thử
đƣợc pha loãng ở các nồng độ khác nhau đƣợc nuôi
ở đĩa 96 giếng, gọi là giếng thí nghiệm (test). Tế bào
không bổ sung chất thử đƣợc gọi là giếng đối chứng
(control). Giếng chỉ có môi trƣờng đƣợc gọi là giếng
trắng (blank). Các giếng thí nghiệm và đối chứng
đƣợc lặp lại 3 lần. Chất tham khảo là Ellipticine. Tế
bào thử nghiệm đƣợc nuôi cấy trong 72 giờ. Kết quả
thí nghiệm đƣợc xác định bằng giá trị OD (mật độ
quang) đƣợc đo bằng máy quang phổ (Genious
Tecan microplate reader) ở bƣớc sóng 540 nm. Giá
trị IC50 đƣợc xác định thông qua phần trăm ức chế
và phần mềm máy tính Rawdata.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả xác định cấu trúc hóa học của 4 hợp
chất (1-4) từ lá cây Vót dạng cơm cháy
Hợp chất 1 đƣợc phân lập dƣới dạng chất rắn
màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ 121-122 oC, độ
quay cực [α]25 D – 95,8 (c 0,14; CHCl3). Phổ hồng
ngoại (IR) của hợp chất 1 có các dải hấp thụ đặc
trƣng cho dao động của các nhóm chức cacbonyl
(νmax 1698, 1657 cm
-1
) và nhóm OH (νmax 3461 cm
-1
).
Phổ khối phân giải cao HRESI-MS của hợp chất 1
xuất hiện pic ion phân tử proton hóa ở m/z 347,2597
[M+H]
+
cho phép xác định công thức phân tử của 1
là C22H34O3 và cho biết phân tử có 6 liên kết đôi
tƣơng đƣơng. Phổ 1H NMR của 1 cho thấy tín hiệu
của 5 nhóm metyl singlet ở H 1,05 (CH3-18), 0,87
(CH3-19), 0,98 (CH3-28), 0,78 (CH3-29) và 1,18
(CH3-30), 2 proton oxymethine ở H 3,19 (H-3) và
3,90 (H-12), 2 proton olefinic ở H 5,95 (H-16) và
7,71 (H-17) và một số tín hiệu proton chồng lấp tại
vùng aliphatic. Phân tích phổ 13C NMR và DEPT
ghi nhận tín hiệu của 22 cacbon bao gồm 5 nhóm
metyl, 5 nhóm metylen, 5 nhóm methin (trong đó có
2 nhóm đƣợc xác định liên kết với oxi), 4 cacbon sp3
bậc 4, 2 cacbon olefinic và 1 nhóm keton. Các mảnh
cấu trúc phân tử đƣợc thiết lập nhờ phân tích phổ
COSY. Các mảnh cấu trúc này sau đó đƣợc kết nối
bằng phân tích dữ liệu phổ HMBC. Theo đó, tƣơng
tác của proton của 2 nhóm metyl CH3-28 và CH3-29
với cacbon C-3, C-4 và C-5, tƣơng tác của proton
CH3-19 với cacbon C-1, C-5 và C-10 cho phép xác
định sự có mặt của vòng A. Tƣơng tự, tƣơng tác
HMBC giữa C-9 với CH3-18 và CH3-19, C-7 và C-
14 với CH3-18 và giữa C-13 với CH3-30 cho phép
xác định các vòng B và C. Cuối cùng tƣơng tác
HMBC của cacbon ketone C-15 với CH3-30 và H-16
xác nhận sự có mặt của vòng D. Cấu hình tƣơng đối
của 1 đƣợc xác định nhờ phân tích hằng số tƣơng tác
và phân tích phổ NOESY. H-3 cho 1 hằng số tƣơng
tác lớn (J = 11,5 Hz) và 1 hằng số tƣơng tác nhỏ (J =
TCHH, 54(5) 2016 Nguyễn Thanh Trà và cộng sự
617
4,5 Hz). Nhƣ vậy H-3 chiếm giữ vị trí axial. Tƣơng
tự, H-12 thể hiện 2 hằng số tƣơng tác lớn (J = 11,0
và 12,0 Hz) và 1 hằng số tƣơng tác nhỏ (J = 4,0 Hz).
Từ đó, có thể xác định H-12 và H-13 có mối tƣơng
quan trans-diaxial. Trên phổ NOESY, xuất hiện
tƣơng tác của H-5 với H-3 và H-9, tƣơng tác NOE
của CH3-18 với CH3-19 và H-13, và tƣơng tác giữa
H-12 với CH3-30. Các phân tích này cho thấy các
vòng A, B, C và D đều tiếp giáp nhau theo dạng
trans (trans-fused junction). Ngoài ra các vòng A, B
và C đều có cấu dạng ghế. Nhƣ vậy, bằng cách kết
hợp phân tích các dữ liệu phổ, cấu trúc của 1 đƣợc
xác định là 3β,12β-dihydroxy-15-oxo-16-en-
20,21,22,23,24,25,26,27-octanordammarane
(hupehenol D), hợp chất này đã đƣợc Chen và cộng
sự phân lập lần đầu tiên từ loài Virbunum hupehense
[11].
Hợp chất 2 đƣợc phân lập dƣới dạng chất rắn
màu trắng. Phân tích dữ liệu phổ NMR cho thấy
hợp chất này có cùng khung cấu trúc với 1. So
sánh phổ 1D NMR với hợp chất 1 cho thấy trên
phổ của chất 2 mất đi tín hiệu của nối đôi giữa 2
nhóm methine, thay vào đó là sự xuất hiện của 1
nhóm metylen, 1 nhóm oxymethine và 1 nhóm
methoxy. Nhóm methoxy đƣợc xác định gắn tại vị
trí C-17 đƣợc xác định qua tƣơng tác của H-17 ( H
4,11) với C-13 ( C 51,5), C-14 ( C 56,2), C-15 ( C
218,8) và C-16 ( C 45,3) và tƣơng tác giữa proton
của nhóm metoxy ( H 3,32) với C-17 ( C 75,0) trên
phổ HMBC. Cấu hình tƣơng đối của 2 đƣợc xác
định dựa trên phân tích hằng số tƣơng tác proton và
phổ NOESY. Ngoại trừ cấu hình C-17, cấu hình của
các trung tâm bất đối còn lại đều tƣơng tự nhƣ hợp
chất 1. Trên phổ NOESY, H-17 tƣơng tác mạnh với
H-13 ( H 2,19) và Ha-16 ( H 2,23). Ngoài ra CH3-30
cho tƣơng tác không gian với Hb-16 ( H 2,59). Từ
phân tích này cho thấy H-17 nằm cùng phía với H-
13. Từ các dữ liệu phổ và so sánh với tài liệu tham
khảo cho phép xác định hợp chất 2 là hupehenol A
[11]. Hợp chất này đã được phân lập lần đầu tiên từ
loài Viburnum hupehense [11].
Phổ khối phân giải cao HRESI-MS của hợp chất 3
xuất hiện pic ion phân tử proton hóa ở m/z 345,2423
[M+H]
+
. Hợp chất 3 cho các tín hiệu phổ 1D NMR
gần tƣơng tự nhƣ của hợp chất 1. Điểm khác biệt
của 3 so với 1 là xuất hiện tín hiệu ketone ( C
217,4) trong cấu trúc của 3 thay vì tín hiệu của
nhóm oxymethine ở vị trí C-3 của 1. Các tín hiệu
còn lại đều đƣợc ghi nhận tƣơng tự nhƣ đối với
hợp chất 1. Điều này cho phép dự đoán hợp chất
3 là dẫn xuất oxi hóa tại C-3 của 1. Giả thiết này
đƣợc khẳng định bằng phân tích phổ 2D NMR.
Cấu hình tƣơng đối của 3 cũng đƣợc xác định
bằng phân tích hằng số tƣơng tác proton và phổ
NOESY. Kết hợp các dữ liệu phổ MS, NMR và
so sánh với tài liệu tham khảo [12] cho phép xác
định hợp chất 3 là 12β-hydoxy-3,15-dioxo-
20,21,22-23,24,25,26,27-octanordammanran. Hợp
chất này đã đƣợc Cao và cộng sự phân lập từ loài
Dysoxylum hainanense [12].
Hợp chất 4 đƣợc phân lập dƣới dạng chất rắn
màu vàng. Phổ khối ESI-MS cho pic ion giả phân tử
ở m/z 285,1 [M-H]-. Trên phổ 1H-NMR của hợp chất
1 cho tín hiệu của 3 proton tƣơng tác dạng ABX ở δH
7,40 (1H, d, J = 2,0 Hz), 7,41 (1H, dd, J = 8,5; 2,0
Hz), 6,92 (1H, d, J = 8,5 Hz), 2 proton vòng thơm ở
vị trí meta tại δH 6,23 (1H, d, J = 2,0 Hz), 6,46 (1H,
d, J = 2,0 Hz) và tín hiệu của một proton singlet ở δH
6,56. So sánh với tài liệu tham khảo [13] và bản
mỏng TLC của hợp chất luteolin tại phòng thí
nghiệm chúng tôi xác định đƣợc hợp chất 4 là
luteolin.
Hình 1: Cấu trúc hóa học của các hợp chất 1-10
phân lập từ lá cây Vót dạng cơm cháy
3.2. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào của 10
hợp chất phân lập từ lá cây Vót dạng cơm cháy
Mƣời hợp chất phân lập từ lá cây Vót dạng cơm
cháy (1-10) đƣợc đánh giá khả năng gây độc tế bào
ung thƣ trên 4 dòng tế bào ung thƣ thực nghiệm theo
phƣơng pháp MTT đƣợc mô tả ở phần 2.3. Kết quả
cho thấy 7 hợp chất (1, 2, 3, 4, 6, 7 và 9) thể hiện
khả năng gây độc trên cả 4 dòng tế bào ở các mức độ
khác nhau, trong đó hợp chất 1 và 3 có hoạt tính
mạnh nhất với giá trị IC50 nằm trong khoảng 4,71±
0,03-5,35±0,04 μM trên cả 4 dòng tế bào thử nghiệm.
Các hợp chất hupehenol A (2), luteolin (4), axit
ursolic (6), 3β,28-dihydroxy-urs-12-ene (7) và 16β-
hydroxylup-20(29)-ene-3-one (9) có mức hoạt tính
trung bình hoặc hoạt tính yếu trên cả 4 dòng tế bào
TCHH, 54(5) 2016 Thành phần hóa học và hoạt tính
618
với giá trị IC50 từ 9,31±0,12-82,06±0,94 M. Hoạt
tính của các hợp chất này cũng đã đƣợc khẳng định
bởi nhiều công trình khoa học trƣớc đó [14-16].
Ellipticine đƣợc dùng làm chất tham khảo có hoạt
tính đồng đều trên 4 dòng tế bào thực nghiệm với
IC50 1,46±0,08-2,60±0,12 μM.
Trong số 3 hợp chất triterpenoid nordammarane
(1, 2 và 3), 2 hợp chất có hoạt tính cao nhất là 1 và 3
đều có nối đôi tại vị trí C-16/C-17. Đồng thời, cấu
trúc của 1 khác biệt với 3 ở vị trí C-3. Hoạt tính ức
chế tế bào ung thƣ của 1 tƣơng đƣơng 3. Nhƣ vậy,
việc oxi hóa nhóm hydroxy tại C-3 của 1 tạo thành
nhóm ketone trong 3 không ảnh hƣởng đến hoạt tính
của 2 hợp chất này. Trong khi đó, hợp chất 2 cùng
khung nordammarane với nối đôi tại vị trí C-16/C-
17 đã bị no hóa và có nhóm metoxy tại C-17 thể
hiện hoạt tính yếu hơn nhiều so với 1 và 3. Nhƣ vậy,
có thể thấy nối đôi tại 16/C-17 của vòng D đóng vai
trò quan trọng đối với hoạt tính ức chế tế bào ung
thƣ của dãy chất này.
Các hợp chất tritecpenoid thuộc khung
nordammaran là lớp chất ít gặp trong tự nhiên. Kết
quả phân lập và hoạt tính sinh học mà chúng tôi thu
đƣợc phù hợp với một số công trình mới công bố
trƣớc đó. Năm 2013 Wang và cộng sự cũng phân lập
đƣợc một số triterpenoid nordammarane có hoạt tính
gây độc tế bào mạnh từ loài Viburnum mongolicum
với giá trị IC50 9,4-19,1 μM trên nhiều dòng tế bào
ung thƣ thực nghiệm [14].
Bảng 1: Hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất phân lập từ lá cây Vót dạng cơm cháy trên 4 dòng tế bào
ung thƣ thực nghiệm sau 72 giờ nuôi cấy. IC50±SD; n = 3; SD: độ lệch chuẩn
TT Tên chất
Giá trị IC50 (μM)
KB Lu HepG2 MCF7
1 Hupehenol D (1) 5,23±0,07 5,28±0,07 5,16±0,09 5,08±0,10
2 Hupehenol A (2) 78,06±0,29 80,79±0,24 82,06±0,94 79,76±0,26
3 12β -hydoxy-3,15-dioxo-20,21,22-
23,24,25,26,27-octanordammanran (3)
5,08±0,14 5,17±0,08 5,35±0,04 4,71±0,03
4 Luteolin (4) 45,35±0,55 40,87±0,55 47,30±1,03 44,33±0,38
5 -amyrin(5) >100 >100 >100 >100
6 Axit ursolic (6) 31,84±0,52 11,54±0,26 40,22±0,41 9,31±0,12
7 3β,28-dihydroxy-urs-12-ene (7) 46,94±0,54 49,17±0,76 45,79±0,95 47,66±0,82
8 Axit oleanolic (8) >100 >100 >100 >100
9 16β-hydroxylup-20(29)-ene-3-one
(9)
47,84±0,19 51,43±0,26 48,60±0,26 50,97±0,43
10 Trans 2-phyten-1-ol (10) >100 >100 >100 >100
Ellipticine 2,35±0,16 1,46±0,08 2,60±0,12 1,50±0,12
4. KẾT LUẬN
Từ cặn chiết EtOAc lá cây Vót dạng cơm cháy
chúng tôi đã phân lập và thử hoạt tính gây độc tế
bào của 10 hợp chất. Kết quả thử hoạt tính gây độc
tế bào cho thấy hợp chất 1 và 3 có hoạt tính mạnh
trên cả 4 dòng tế bào ung thƣ thử nghiệm. Đây là 2
hợp chất tritecpenoid nordammarane ít gặp trong tự
nhiên. Các hợp chất phân lập từ cặn ethyl acetate
của lá cây Vót dạng cơm cháy phần lớn là lớp chất
triterpenoid bao gồm các khung nordammarane,
ursane, oleanane.... Lớp chất này phân bố rộng rãi
trong giới thực vật và có cấu trúc hóa học khá phức
tạp. Chính cấu trúc đặc biệt của bộ khung
triterpenoid đã quy định tính đa dạng về hóa học và
dẫn đến nhiều dẫn xuất mới có hoạt tính dƣợc lý,
đặc biệt là khả năng chống ung thƣ [16, 17].
Lời cảm ơn. Công trình này được hỗ trợ kinh phí từ
dự án hợp tác khoa học Việt-Pháp và đề tài NCCS
mã số HSB16-CS09. Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn
tới Thạc sĩ Đặng Vũ Lương đã đo phổ NMR và Tiến
sĩ Nguyễn Quốc Bình đã thu hái và định tên mẫu
thực vật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mondal S., Bandyopadhyay S., Ghosh MK,
Mukhopadhyay S., Roy S., Mandal C. Natural
Products: Promising Resources for Cancer Drug
Discovery, Anticancer Agents Med. Chem., 12(1),
49-75 (2012).
2. Lobstein A., Haan-Archipoff G., Englert J., Kuhry J.
G., Anton R. Chemotaxonomical investigation in the
genus Viburnum, Phytochemistry, 50, 1175-1180
(1999).
TCHH, 54(5) 2016 Nguyễn Thanh Trà và cộng sự
619
3. Nguyễn Tiến Bân. Danh lục các loài thực vật, Nxb.
Nông nghiệp, 3, 18-20 (2005).
4. Xiao-Yu Wang, Hai-Ming Shi, Xiao-Bo Li.
Chemical Constituents of Plants from the Genus
viburnum, Chemistry and Biodiversity, 7, 567-593
(2010).
5. Xuan-Qin Chen, Yan LI, Juan HE, Xiao Cheng, Kou
Wang Ming-Ming Lfdi, Zheng-Hong Pan, Li-Yan
Peng, Qin-Shi Zhao. Triterpenoids and Diterpenoids
fromViburnum chingii, Chem. Pharm. Bull, 59(4),
496-498 (2011).
6. Y. Fukuyama, Y. Minoshima, Y. Kishimoto, IS.
Chen, H. Takahashi, T. Esumi. Cytotoxic iridoid
aldehydes from Taiwanese Viburnum luzonicum.
Chem. Pharm. Bull, 53(1), 125-127 (2005).
7. M. Kubo, Y. Kishimoto, K. Harada, H. Hioki, Y.
Fukuyama. NGF-potentiating vibsane-type
diterpenoids from Viburnum sieboldii, Bioorg. Med.
Chem. Lett, 20(8), 2566-71 (2010).
8. Nguyen Thanh Tra, Truong Bich Ngan, Doan Thi
Mai Huong, Vu Van Nam, Do Thi Thao, Marc
Litaudon, Nguyen Van Hung, Chau Van Minh, Pham
Van Cuong. Terpenoids from leaves of Viburnum
sambucinum Reinw. Ex. Blume (Caprifoliaceae) in
Vietnam, 53(2e), 158-161 (2015).
9. Mosmann T. Rapid colorimetric assay for cellular
growth and survival: application to proliferation and
cytotoxicity assays, J. Immunol. Methods, 65, 55-63
(1983).
10. Soek Sin Teh, Gwendoline Cheng Lian Ee, Siau Hui
Mah, Yang Mooi Lim, Mawardi Rahman. Mesua
beccariana (Clusiaceae), A Source of Potential Anti-
cancer Lead Compounds in Drug Discovery,
Molecules, 17, 10791-10800 (2012).
11. Chen XQ, Shao LD, Pal M, Shen Y, Cheng X, Xu G,
Peng LY, Wang K, Pan ZH, Li MM, Leng Y, He J
and Zhao QS. Hupehenols A-E, Selective 11β-
Hydroxysteroid Dehydrogenase Type 1 (β–HSD1)
inhibitors from Viburnum hupehense, Journal of
Natural Products, 78, 330-334 (2015).
12. Cao P, Liang G, Gao X, Wang X, Li Z. Three new
nor-dammarane triterpenoids from Dysoxylum
hainanense with particular cytotoxicity against
glioma cell line, Archives of Pharmacal Research,
36(3), 322-326 (2013).
13. Ki Hyun Kim, Sang Wook Chang, Shi Yong Ryu,
Sang Un Choi, Kang Ro Lee. Phytochemical
constituents of Nelumbo nucifera, Natural product
sciences, 15(2), 90-95 (2009).
14. Wang X, Wang W. Cytotoxic and Radical
Scavenging NorDammarane Triterpenoids from
Viburnum mongolicum, Molecules, 18, 1405-1417
(2013).
15. Batra P, Sharma AK. Anti-cancer potential of
flavonoids: recent trends and future perspectives, 3
Biotech, 3(6), 439-459 (2013).
16. Zhang W, Men X, Lei P. Review on anti-tumor effect
of triterpene acid compounds, Journal of Cancer
Research and Therapeutics, 10(5), 14-19 (2014).
17. Barbara Bednarczyk Cwynar. An Overwiew on the
Chemistry and Biochemistry of Triterpenoids, Mini-
Reviews in Organic Chemistry, 11(3), 251-252
(2016).
Liên hệ: Nguyễn Thanh Trà
Phòng Hóa sinh ứng dụng, Viện Hóa học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Số 18, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
E-mail: nguyenthanhtravast@gmail.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9073_33619_1_pb_5687_2084275.pdf