Thành phần loài cá khai thác ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa

Không có sự khác biệt quá lớn giữa thành phần loài giữa hai vụ cá. Nhóm cá đáy sống tương đối sâu là cá mắt lồi (Champsodon vorax), cá đai đuôi dài (Xiphasia setifer), cá sao sọc (Uranoscopus bicinctus) và nhóm cá nổi ven bờ xuất hiện nhiều vào tháng 3 - 9 (vụ cá nam). Trong số 351 loài đã được ghi nhận có 342 loài đánh bắt được trong vụ cá nam (chiếm 97,4%) và vụ cá bắc có 269 loài (chiếm 76,6%). Các loài cá nổi di cư thường xuất hiện trong vịnh khi thời tiết xấu, biển động trong vụ bắc, một số loài cá có kích thước lớn thuộc họ cá thu ngừ chỉ bắt gặp vào vụ này như cá thu vạch (Scomberomorus commerson), cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis). Sự thay đổi này có ảnh hưởng đến một số nghề khai thác ở đây như nghề lưới cản chỉ đánh bắt các loài thuộc họ cá thu ngừ trong vịnh vào thời gian này. Vào vụ cá nam các nghề hoạt động mạnh, đặc biệt là nghề lặn. Nghề lưới giã trước đây thường hoạt động từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, tuy nhiên hiện nay hoạt động gần như quanh năm. Các nghề lưới đánh bắt quanh rạn san hô hoặc thảm cỏ biển cũng diễn ra tương tự. Lời cảm ơn: Công trình này là kết quả nghiên cứu đề tài cơ sở năm 2013 của phòng Động vật có xương sống. Các tác giả xin cảm ơn sự hỗ trợ kinh phí của Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam.

pdf19 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần loài cá khai thác ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
70 Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2014, tập 20: 70 - 88 THÀNH PHẦN LOÀI CÁ KHAI THÁC Ở VỊNH VÂN PHONG, TỈNH KHÁNH HÒA Trần Thị Hồng Hoa, Võ Văn Quang, Nguyễn Phi Uy Vũ, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam Tóm tắt Bài báo trình bày các kết quả điều tra, nghiên cứu về tính đa dạng loài của nguồn lợi cá khai thác ở vịnh Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) được tiến hành trong năm 2013. Kết quả phân tích đã xác định được 351 loài cá thuộc 19 bộ, 100 họ và 215 giống, chủ yếu là nhóm cá đáy ven bờ và nhóm cá rạn san hô (283 loài chiếm 80,63%), nhóm cá nổi có 68 loài (chiếm 19,37%). Bộ cá vược (Perciformes) gồm 50 họ (chiếm 60,68%) với sự ưu thế là họ cá khế (Carangidae) có 19 loài. Trong số 351 loài nói trên, có 68 loài được xem là những đối tượng có giá trị kinh tế như cá thu, cá ngừ, cá mú, cá cơm, cá trích, cá đối, cá phèn, cá nhồng Trong 5 nghề chính, nghề giã cào đánh bắt được 237 loài, nghề lặn: 140 loài, lưới rạn: 158 loài, lưới giũ: 12 loài, lưới vây: 47 loài. Số lượng loài khai thác trong vụ cá nam (342 loài, chiếm 97,4%) cao hơn so với vụ cá bắc (269 loài, chiếm 76,6%). SPECIES COMPOSITION OF EXPLOITED FISHES IN VAN PHONG BAY, KHANH HOA PROVINCE Tran Thi Hong Hoa, Vo Van Quang, Nguyen Phi Uy Vu, Le Thi Thu Thao, Tran Cong Thinh Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology Abstract This paper presents the results of the survey of exploited fish resources in Van Phong bay (Khanh Hoa province) conducted in 2013. A total of 351 species of fish belonging to 19 orders, 100 families and 215 genera were identified. Of which, the coastal-benthic fishes and coral reef fishes were the major groups with 283 species (80.63%) recorded; the pelagic fishes were 68 species (19.37%). The order Perciformes was the most diverse with 50 families (60.68%) found, in which the family Carangidae was the most common (19 species). Among 351 species mentioned above, there were 68 species considered as target fishes (occupying with 19.4% of total species) such as mackerels and tunas (Scombridae), groupers (Serranidae), anchovies (Engraulidae), herrings (Clupeidae), mullets (Mugilidae), Goatfishes (Mullidae), Barracudas (Sphyraenidae) Among the five fishing gears, the number of species caught by trawling net was the highest (237 species) and then diving (140 species), reef nets (158 species), anchovy purse seines (12 species) and seines (47 species). The number of species caught in the southwest monsoon (342 species, 97.4%) was higher than that in the northeast monsoon (269 species, 76.6%). 71 I. MỞ ĐẦU Vân Phong là vịnh lớn ven bờ, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Vùng này đã được điều tra nghiên cứu tổng hợp cơ bản về điều kiện tự nhiên, thủy văn động lực, sinh vật. Đã có nhiều nghiên cứu về thành phần loài cá tại vùng biển này. Song các tài liệu nghiên cứu chủ yếu là các báo cáo khoa học chuyên đề chưa xuất bản. Các công trình nghiên cứu đã đưa ra thành phần loài cá với số lượng còn ít hoặc các kết quả chỉ hạn chế trong một số khu vực nhỏ thuộc vịnh Vân Phong (Bùi Hồng Long, 1997; Hoàng Xuân Bền, 2005). Năm 1997, Bùi Hồng Long và cs. (1997) đã xác định có 54 loài cá đáy với trữ lượng 800 - 1.700 tấn, trong đó cá tạp chiếm 65%; 8 loài cá nổi với trữ lượng 250 - 300 tấn; 100 loài cá rạn san hô có trữ lượng 140 - 270 tấn; cá nước lợ gồm 20 loài có trữ lượng 3 - 5 tấn. Nghiên cứu của Nguyễn Tác An (1997) đã xác định được 159 loài và cho rằng quần xã cá khá đa dạng về thành phần loài, nhưng mật độ của chúng đều rất thấp so với các thủy vực tương tự khác ở Đông Nam Á. Tuy nhiên cả hai nghiên cứu nói trên này đều không đưa ra danh mục loài nên không thể so sánh đối chiếu. Kết quả nghiên cứu khu vực Rạn Trào đã ghi nhận có 60 loài cá rạn san hô và 114 loài cá khai thác tại Xuân Tự và lân cận (Hoàng Xuân Bền, 2005). Trên cơ sở tập hợp các kết quả nghiên cứu trước đó, Võ Sĩ Tuấn và cs. (2005) đã thống kê được 114 loài thuộc 45 họ và 10 bộ cá ở vịnh Vân Phong – Bến Gỏi, trong đó có 100 loài cá rạn san hô thuộc 41 giống và 23 họ với mật độ dao động trong khoảng 133 - 1.081 cá thể/400m2. Nghiên cứu này góp phần cung cấp dữ liệu về thành phần nguồn lợi cá khai thác, đồng thời làm rõ đặc điểm các nghề, mùa vụ khai thác. Kết quả này sẽ là cơ sở cho việc định hướng khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi ở vịnh Vân Phong. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Thực hiện 02 đợt khảo sát thu mẫu khai thác trong 2 vụ cá của năm 2013: vụ cá nam (tháng 5) và vụ cá bắc (tháng 10). Chúng tôi chọn 6 bến cá ven vịnh Vân Phong: Đầm Môn, Tuần Lễ, Vạn Giã, Xuân Tự (huyện Vạn Ninh) và Ninh Hải, Mỹ Giang (huyện Ninh Hòa) là địa điểm thu mẫu thành phần loài. Các làng nghề ven bờ suốt từ phía bắc đến nam vịnh với đầy đủ các kiểu hình hệ sinh thái đại diện cho toàn vịnh. Các mẫu vật thu thập trực tiếp từ các loại nghề đánh bắt trong vịnh (Hình 1). Nhằm đánh giá đặc điểm nguồn lợi chúng tôi khảo sát những nghề khai thác hải sản có ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế xã hội và nguồn lợi sinh vật, những nghề có sản lượng đánh bắt cao, lực lượng lao động đông đảo, sản phẩm khai thác có giá trị cao. Căn cứ vào những tiêu chí trên lựa chọn các nghề: giã cào, lặn, lưới cước đánh trên rạn (lưới rạn), lưới vây cá cơm (lưới giũ), lưới vây. Thu mẫu nguồn lợi tại 3 khu vực bến cá tập trung đại diện cho toàn vịnh: phía bắc là Đầm Môn, khu vực trung tâm Vạn Giã và phía nam là Mỹ Giang. Mỗi vụ cá thu một mẫu/nghề (Bảng 1). Đầm Môn có đội tàu công suất lớn làm nghề lưới vây, lưới cản đánh bắt xa bờ hoặc ven bờ nhưng không khai thác trong vịnh, vì vậy đối với những tàu này chỉ thu thập thông tin dùng tham khảo. Mẫu vật có thể phân tích thành phần loài ngay tại hiện trường hoặc được xử lý để chụp ảnh và được cố định bằng formaline 8%. Tất cả các mẫu cá được định loại bằng phương pháp phân loại hình thái (Pravdin, 1973). Tài liệu chính được sử dụng trong định loại dựa vào các tài liệu của Shen và cs. (1993); Allen và Steene (1996); Randall và cs. (1997) và Nakabo (2002). Phân tích, tổng hợp số liệu từ bộ mẫu thành phần loài thu thập từ 10 nghề (896 con) và 20 mẫu nguồn lợi (Bảng 1). Sau khi mẫu đã định danh, chỉnh lý tài liệu, chuẩn hóa tên loài theo Froese & Pauly (2004) và Eschemeyer (1998). Tên tiếng Việt được dựa theo Danh mục cá biển 72 Việt Nam (Nguyễn Hữu Phụng và cs., 1994-1999). Các loài được nhập bảng danh mục và sắp xếp theo hệ thống phân loại của Lindberg (1971) (Nelson, 2006). Thống kê và quản lý các bảng dữ liệu trên phần mềm Excel. Sử dụng PRIMER 6 để phân tích mức độ giống/khác nhau về thành phần loài giữa các loại nghề. Hình 1. Sơ đồ các trạm thu mẫu ở vịnh Vân Phong Fig. 1. The sampling sites in Van Phong bay Bảng 1. Số lượng mẫu nguồn lợi cá khai thác thu thập từ các loại nghề tại các địa phương khai thác chính xung quanh vịnh Vân Phong Table 1. Number of samples collected from different fishing gears at key locations in Van Phong bay Địa điểm thu mẫu Nghề khai thác Giã cào Lặn Lưới rạn Lưới giũ Lưới vây Đầm Môn 2 2 Vạn Giã 2 2 2 Mỹ Giang 2 2 2 2 2 Tổng số 4 4 4 4 4 QĐ. Trường Sa QĐ. Hoàng Sa 73 III. KẾT QUẢ 1. Cấu trúc thành phần loài cá ở vịnh Vân Phong Kết quả phân tích đã xác định được 351 loài cá thuộc 19 bộ, 100 họ và 215 giống (Phụ lục 1). Qua bảng cấu trúc thành phần loài (Bảng 2), bộ ưu thế là bộ cá vược (Perciformes) chiếm 60,68%, tiếp theo là bộ cá nóc (Tetraodontiformes) chiếm 7,41%, bộ cá bơn (Pleuronectiformes) chiếm 6,27%, bộ cá mù làn (Scorpaeniformes) và bộ cá chình (Anguilliformes) cùng chiếm 4,84%. Một số bộ chiếm tỷ lệ thấp là bộ cá Trích (Clupeiformes): 3,70%, bộ cá đối (Mugili- formes): 2,85%, bộ cá nhói (Beloniformes): 2,28%, bộ cá đèn lồng (Myctophiformes) và bộ cá chìa vôi (Syngnathiformes): 1,42%, bộ cá tráp mắt vàng (Beryciformes): 1,14% và 8 bộ khác mỗi bộ chỉ có 1 - 2 loài (< 1%). Trong các họ cá đã được phát hiện, họ cá khế (Carangidae) có số lượng loài lớn nhất (19 loài), tiếp đến là họ cá bống (Gobiidae): 15 loài, họ cá mú (Serranidae), họ cá bàng chài (Labridae) và họ cá sơn (Apogonidae) cùng có 12 loài. Các họ cá phèn (Mullidae), họ cá bướm (Chaetodontidae) và họ cá nóc (Tetraodontidae) mỗi họ đều có 11 loài. Xem xét cấu trúc thành phần loài cá khai thác ở vịnh Vân Phong cho thấy chủ yếu là nhóm cá đáy ven bờ và cá rạn san hô với 283 loài (chiếm 80,63% tổng số loài), trong đó cá rạn san hô là 135 loài (chiếm 38,46%). Các loài thuộc họ cá bàng chài, họ cá sơn, họ cá bướm, họ cá mó (Scaridae), họ cá thia (Pomacentridae) thường xuyên có trong vịnh, đời sống gắn liền với các rạn san hô. Đặc biệt, trong vịnh có sự xuất hiện của một số loài thường sống ở vùng nước tương đối sâu như cá mắt lồi (Champsodon vorax), cá đai đuôi dài (Xiphasia setifer), cá sao sọc (Uranos- copus bicinctus) và điều này có thể do vịnh có độ sâu khá lớn nên có sự phân bố của các loài này. Nhóm cá nổi có 68 loài (chiếm 19,37%), chủ yếu là các loài thuộc họ cá khế (Carangidae), họ cá thu ngừ (Scombridae), họ cá trích (Clupeidae), họ cá cơm (Engraulidae), họ cá nhói (Belonidae), họ cá đối (Mugillidae) và họ cá liệt (Leiognathidae). So sánh với các vũng vịnh ven bờ khác cho thấy, thành phần loài cá ở vịnh Vân Phong đa dạng hơn vịnh Cô Tô – Thanh Lâm (136 loài) và vịnh Quy Nhơn (116 loài) (Trần Đức Thạnh và cs., 2008), vịnh Bình Cang- Nha Phu (190 loài, Võ Văn Quang và cs., 2012). Do tính chất biển khơi của vùng nước vịnh Vân Phong (Bùi Hồng Long, 1997), không có sông suối lớn đổ vào, cùng với đó là sự đa dạng các kiểu sinh cảnh với các đảo, rạn đá, rạn san hô, thảm cỏ biển và cây ngập mặn nên thành phần cá khai thác ở đây có nguồn gốc biển chiếm ưu thế, với các loài sống trong rạn san hô và các hệ sinh thái khác đã làm cho sự đa dạng thành phần loài cá tương đối cao. Tuy cùng tính chất như nhau, nhưng vịnh Nha Trang (796 loài, Vo Si Tuan và cs., 2002) có các sông lớn đổ vào nên cũng có sự đa dạng môi trường sống cho các loài, số lượng loài cá ở đây nhiều hơn ở Vân Phong. Trong số 351 loài cá đã được phát hiện có 68 loài xếp vào nhóm cá có giá trị kinh tế gồm họ cá thu ngừ, họ cá mú, họ cá khế, họ cá mối, họ cá đối, họ cá trích, họ cá cơm, họ cá trác, cá nhồng (Phụ lục 1). Loài cá nhói chấm (Ablennes hians) được xem là cá kinh tế của vùng (Hình 2). Hình 2. Cá Nhói chấm Ablennes hians (Valenciennes, 1846) Fig. 2. Flat needlefish Ablennes hians (Valenciennes, 1846) 74 Bảng 2. Số lượng loài, giống và họ cá khai thác theo các bộ Table 2. Number of species, genera and families between orders of exploited fish STT Bộ Cá Họ Giống Loài SL % SL % SL % 1 Bộ cá đuối Rajiformes 1 1,03 1 0,47 1 0,28 2 Bộ cá đuối ó Myliobatiformes 1 1,03 2 0,93 2 0,57 3 Bộ cá cháo biển Elopiformes 2 2,06 2 0,93 2 0,57 4 Bộ cá chình biển Anguilliformes 6 6,19 12 5,58 17 4,84 5 Bộ cá trích Clupeiformes 3 3,09 8 3,72 13 3,70 6 Bộ cá nheo Siluriformes 1 1,03 1 0,47 1 0,28 7 Bộ cá đèn lồng Myctophiformes 1 1,03 3 1,40 5 1,42 8 Bộ cá tuyết Gadiformes 1 1,03 1 0,47 2 0,57 9 Bộ cá chồn Ophidiiformes 1 1,03 1 0,47 1 0,28 10 Bộ cá nhái Lophiiformes 1 1,03 1 0,47 1 0,28 11 Bộ cá suốt Atheriniformes 1 1,03 1 0,47 1 0,28 12 Bộ cá nhói Beloniformes 3 3,09 6 2,79 8 2,28 13 Bộ cá tráp mắt vàng Beryciformes 1 1,03 3 1,40 4 1,14 14 Bộ cá chìa vôi Syngnathiformes 2 2,06 3 1,40 5 1,42 15 Bộ cá mù làn Scorpaeniformes 8 8,25 15 6,98 17 4,84 16 Bộ cá đối Mugiliformes 3 3,09 6 2,79 10 2,85 17 Bộ cá vược Perciformes 50 51,55 117 54,42 213 60,68 18 Bộ cá bơn Pleuronectiformes 6 6,19 15 6,98 22 6,27 19 Bộ cá nóc Tetraodontiformes 5 5,15 17 7,91 26 7,41 Tổng số 97 100,00 215 100,00 351 100,00 2. So sánh tính chất thành phần loài cá giữa các nghề khai thác Trong vùng vịnh Vân Phong các nghề khai thác cá khá đa dạng gồm nghề đăng, giã đơn, lưới vây cá cơm (lưới giũ), lưới trũ bao ánh sáng, cản, vây, pha xúc, vó mành, lưới cước, soi bộ, lặn đêm (săn), lặn ngày, lưới cước đánh trên rạn (lưới rạn), câu, soi bộ, lội bộ, lưới rùng, lưới quây Kết quả phân tích thành phần loài cá theo các loài nghề ghi nhận có 338/351 loài thuộc 95 họ và 18 bộ được ghi nhận trong 5 nghề chính ở Đầm Môn, Vạn Giã, Mỹ Giang. Trong đó nghề giã cào có thành phần đa dạng nhất (237 loài), tiếp theo là lặn (140 loài), lưới rạn (158 loài), lưới giũ (12 loài) và lưới vây (47 loài). Tỷ lệ thành phần loài cá theo nghề khai thác ở vịnh Vân Phong thể hiện qua biểu đồ hình 3. Phân tích nhóm trung bình dựa trên ma trận giống nhau Bray-Curtis cho thấy có sự khác nhau về tính chất thành phần loài giữa các nghề khai thác. Nghề lặn và lưới rạn có mức độ giống nhau cao nhất (khoảng 71%) có thể do phạm vi hoạt động của các nghề này giống nhau, đánh bắt chủ yếu trên và xung quanh các rạn san hô nên thành phần khai thác chủ yếu là nhóm cá rạn. Nghề giã cào sản phẩm đánh bắt khá đa dạng và có sự tương đồng với nghề lưới rạn (khoảng 52%) và với nghề lặn (khoảng 38%). Nghề lưới giũ và lưới vây đánh bắt các loài cá nổi với mức độ giống nhau của hai nghề này với các nghề còn lại thấp (< 20%) (Hình 4). Các làng nghề mỗi vùng có các thế mạnh riêng. Đầm Môn nằm gần cửa vịnh, độ sâu lớn, tại đây có đội tàu đánh bắt rất hiện đại, công suất lớn nên các nghề đánh bắt thường 75 tập trung vào các đối tượng có giá trị kinh tế cao tập trung các nghề cá nổi: lưới vây, trũ, lưới cản, lặn. Vạn Giã rất đa dạng nghề khai thác, tập trung các nghề đánh bắt cá đáy: nghề giã cào, lưới rạn,... Trong nhóm 5 nghề khảo sát thì nghề giã cào là thế mạnh địa phương. Nghề cá ở Mỹ Giang khá đa dạng. Các nghề đánh bắt cá nổi nhỏ và cá rạn san hô phát triển: lưới giũ, lặn, lưới rạn Nghề lặn rất phát triển. Hình 3. Tỉ lệ thành phần loài cá theo nghề khai thác ở vịnh Vân Phong Fig. 3. Proportion of species of exploited fish between fishing gears in Van Phong bay Hình 4. Mức độ giống nhau về thành phần loài cá khai thác giữa các loại nghề Fig. 4. The similarity of species of exploited fishes between fishing gears 76 3. So sánh tính chất thành phần loài giữa các mùa vụ khai thác Không có sự khác biệt quá lớn giữa thành phần loài giữa hai vụ cá. Nhóm cá đáy sống tương đối sâu là cá mắt lồi (Champsodon vorax), cá đai đuôi dài (Xiphasia setifer), cá sao sọc (Uranoscopus bicinctus) và nhóm cá nổi ven bờ xuất hiện nhiều vào tháng 3 - 9 (vụ cá nam). Trong số 351 loài đã được ghi nhận có 342 loài đánh bắt được trong vụ cá nam (chiếm 97,4%) và vụ cá bắc có 269 loài (chiếm 76,6%). Các loài cá nổi di cư thường xuất hiện trong vịnh khi thời tiết xấu, biển động trong vụ bắc, một số loài cá có kích thước lớn thuộc họ cá thu ngừ chỉ bắt gặp vào vụ này như cá thu vạch (Scomberomorus commerson), cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis). Sự thay đổi này có ảnh hưởng đến một số nghề khai thác ở đây như nghề lưới cản chỉ đánh bắt các loài thuộc họ cá thu ngừ trong vịnh vào thời gian này. Vào vụ cá nam các nghề hoạt động mạnh, đặc biệt là nghề lặn. Nghề lưới giã trước đây thường hoạt động từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, tuy nhiên hiện nay hoạt động gần như quanh năm. Các nghề lưới đánh bắt quanh rạn san hô hoặc thảm cỏ biển cũng diễn ra tương tự. Lời cảm ơn: Công trình này là kết quả nghiên cứu đề tài cơ sở năm 2013 của phòng Động vật có xương sống. Các tác giả xin cảm ơn sự hỗ trợ kinh phí của Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO Allen G. R. and R. Steene, 1996. Indo Pacific coral reef field guide. Singapore, Tropical Reef Research, 378p. Bùi Hồng Long, 1997. Định hướng qui hoạch khai thác, sử dụng hợp lý vùng vịnh Vân Phong – Bến Gỏi. Viện Hải dương học. Báo cáo tổng kết chương trình biển và hải đảo, 209 trang. Eschemeyer W. N., 1998. Catalog of fishes. Special publication No.1 of the Center for Biodiversity Research and Information. California Academy of Sciences, 2905p. Froese R. and D. Pauly, 2004. Fishes base. World Fish & FAO, DVD disk data for world fish. Hoàng Xuân Bền, 2005. Nghiên cứu phân vùng chức năng cho khu bảo tồn biển Rạn Trào – Vạn Ninh. Viện Hải dương học. Báo cáo tổng kết đề tài, 71 trang. Lindberg G. U., 1971. Fishes of the world. Israel program for scientific translation, Jerusalem-London, p.233-244. Nakabo T., 2002. Fishes of Japan with pictorial keys to the species. English edition II, Tokai University Press, 1740p. Nelson J. S., 2006. Fishes of the world. 4th ed. Hoboken (New Jersey, USA): John Wiley & Sons. xix+601 p. Nguyễn Hữu Phụng và Trần Hoài Lan, 1994. Danh mục cá biển Việt Nam. Tập I, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 116 trang. Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Nhật Thi, 1994. Danh mục cá biển Việt Nam. Tập II, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 270 trang. Nguyễn Hữu Phụng, Lê Trọng Phấn, Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Phi Đính, Đỗ Thị Như Nhung và Nguyễn Văn Lục, 1995. Danh lục cá biển Việt Nam. Tập III, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 607 trang. Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Phi Đính & Đỗ Thị Như Nhung, 1997. Danh mục cá biển Việt Nam. Tập IV, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 424 trang. Nguyễn Hữu Phụng, 1999. Danh mục cá biển Việt Nam. Tập V, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 308 trang. Nguyễn Tác An, 1997. Đánh giá khả năng khai thác các hệ sinh thái biển điển hình phục vụ hoạt động du lịch Vân Phong – Đại Lãnh. Viện Hải dương học. Báo cáo đề tài, 72 trang. 77 Pravdin I. F., 1973. Hướng dẫn nghiên cứu cá. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, trang 18-40 và 62-69 (Bản dịch của Phạm Thị Minh Giang). Randall J. E., G. R. Allen, R. C. Steene, 1997. Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. University of Hawaii Press, Honolulu, 507p. Shen S. C., S. C. Lee, K. T. Shao, C. T. Chen, C. H. Chen & H. K. Mok, 1993. Fishes of Taiwan. Department of Zoology, National Taiwan University, Taiwan, 956p. Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung và Đặng Ngọc Thanh, 2008. Vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam và tiềm năng sử dụng. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, trang 118-120. Võ Sĩ Tuấn (Chủ biên), Nguyễn Huy Yết và Nguyễn Văn Long, 2005. Hệ sinh thái rạn san hô biển Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, trang 134-141. Vo Si Tuan, Nguyen Van Long, Hoang Xuan Ben, Phan Kim Hoang, Nguyen Xuan Hoa, Hua Thai Tuyen, Lyndon De Vantier, 2002. Biodiversity of marine flora and fauna of Nha Trang bay and Hon Mun MPA, review of taxonomic studies 1930 – 2001. Biodiversity report No.3, 50p. Võ Văn Quang, Lê Thị Thu Thảo, Nguyễn Phi Uy Vũ, Trần Công Thịnh, 2012. Đặc điểm quần xã và hiện trạng nguồn lợi cá vùng Bình Cang và Nha Phu, tỉnh Khánh Hòa. Kỷ yếu Hội nghị quốc tế Biển Đông 2012. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, trang 294-301. 78 Phụ lục 1. Thành phần loài cá theo các loại nghề và mùa vụ khai thác Annex 1. Species composition of exploited fishes between fishing gears and seasons Loại nghề khai thác Mùa vụ STT Tên Latinh giã lặn lưới lưới lưới mùa mùa cào rạn giũ vây nam bắc I RAJIFORMES Rajidae 1 Okamejei kenojei (Müller & Henle, 1841) + + + II MYLIOBATIFORMES Dasyatidae 2 Dasyatis akajei (Müller & Henle, 1841)* + + + + + 3 Himantura gerrardi (Day, 1851) + + + + III ELOPIFORMES Elopidae 4 Elops saurus Linnaeus, 1766 + + Megalopidae 5 Megalops cyprinoides (Broussonet, 1782) + IV ANGUILLIFORMES Muraenidae 6 Evenchelys macrura (Bleeker, 1854) + + 7 Gymnothorax fimbriatus (Bennett, 1832) + + + + 8 Gymnothorax reevesii (Richardson, 1845) + + + + 9 Gymnothorax reticularis Bloch, 1795 + + + 10 Gymnothorax undulatus (Lacepede, 1803) + + + 11 Gynothorax favagineus Bloch &Schneider, 1801 + + + + 12 Gynothorax sp. + + Synaphobranchidae 13 Dysomma anguillare Barnard, 1923 + + + + Ophichthidae 14 Parabathymyrus macrophthalmus Kamohara,1938 + + + 15 Muraenichthys gymnopterusBleeker, 1853 + + 16 Brachysomophis crocodilinus (Bennett, 1833) + + + 17 Ophichthus evermani (Jordan & Richardson, 1911) + + + 18 Pisodonophis boro (Hamilton-Buchanan, 1822) + Congridae 19 Uroconger lepturus (Richardson, 1845) + + + 20 Ariosoma anago (Temminck & Schlegel, 1846) + + + Muraennesocidae 21 Muraenesox cinereus (Forskal, 1775)* + + + + Nettastomatidae 22 Saurenchelys fierasfer (Jordan an Snyder, 1901) + + V CLUPEIFORMES Clupeidae 23 Anodontostoma chacunda (Hamilton, 1822)* + + + + 24 Sardinella gibbosa (Bleeker, 1849)* + + + + 79 25 Sardinella melanura (Cuvier, 1829) + + + 26 Sardinella sindensis (Day, 1878) + + + 27 Sardinella dispilonotus (Bleeker, 1852) + + + 28 Spratelloides delicatulus (Bennett, 1832)* + + + 29 Escualosa thoracata (Valenciennes, 1847) + + + Engraulidae 30 Encrasicholina punctifer Fowler, 1938* + + + + 31 Stolephorus indicus (van Hasselt, 1823)* + + + + 32 Stolephorus tri (Bleeker, 1852) + + + 33 Stolephorus commersonii Lacepede, 1803* + + + + 34 Thryssa dussumieri (Valenciennes, 1848) + + Chirocentridae 35 Chirocentrus dorab (Forskal, 1775)* + + + + VI SILURIFORMES Plotosidae 36 Plotosus lineatus (Thunberg, 1787) + + + + VII MYCTOPHIFORMES Synodontidae 37 Saurida tumbil (Bloch, 1795)* + + + + 38 Saurida gracilis (Quoy & Gaimard, 1824)* + + + + 39 Saurida undosquamis (Richardson, 1848)* + + + + 40 Trachinocephalus myops (Forster, 1801)* + + + + 41 Synodus variegatus (Lacepède, 1803) + + + + VIII GADIFORMES Bregmacerotidae 42 Bregmaceros mcclellandi Thompson, 1840 + + + 43 Bregmaceros sp. + + IX OPHIDIIFORMES Ophidiidae 44 Sirembo imberbis (Temminck & Schlegel, 1846) + + X LOPHIIFORMES Antennaridae 45 Antennarius striatus (Shaw, 1794) + + + + XI ATHERINIFORMES Atherinidae + 46 Atherinomorus lacunosus (Forster, 1801) + + XII BELONIFORMES Belonidae 47 Strongylura leiura (Bleeker, 1850) + + + 48 Ablennes hians (Valenciennes, 1846)* + + + + 49 Tylosurus acus melanotus (Bleeker, 1850) + + + 50 Tylosurus crocodilus (Péron & Lesueur,1821) + + + Hemirhamphidae 51 Hyporhamphus limbatus (Valenciennes, 1847) + + 52 Hyporhamphus quoyi (Valenciennes, 1847) + 53 Hemirhamphus far (Forskal, 1775) + 80 Exocoetidae 54 Cheilopogon cyanopterus (Valenciennes, 1847) + + XIII BERYCIFORMES Holocentridae 55 Sargocentron rubrum (Forskal, 1775) + + + 56 Neoniphon sammara (Forsskål, 1775) + + + + 57 Myripristis hexagona (Lacepède, 1802) + + + + 58 Myripristis murdjan (Forsskål, 1775) + + + + XIV SYNGNATHIFORMES Fistulariidae 59 Fistularia petimba Lacede, 1803 + + + + Syngnathidae 60 Syngnathoides biaculeatus (Bloch, 1785) + + + + 61 Hippocampus kuda Bleeker, 1852* + + + 62 Hippocampus histrix Kaup, 1856* + + + + 63 Hippocampus spinosissimus Weber, 1913 + + + + XV SCORPAENIFORMES Scorpaenidae 64 Apistus carinatus (Bloch & Schneider, 1801) + + + + 65 Scorpaenopsis diabolus (Cuvier, 1829) + + + + + 66 Dendrochirus zebra (Cuvier, 1829) + + + + + Tetrarogidae 67 Ablabys macracanthus (Bleeker, 1852) + + + 68 Vespicula trachinoides (Cuvier, 1829) + + + + Synanceidae 69 Inimicus didactylus (Pallas, 1769) + + + + 70 Inimicus sp. + + 71 Minous monodactylus (Bloch & Schneider, 1801) + + + 72 Minous quincarinatus (Fowler, 1943) + + + + + Aploactinidae 73 Erisphex potti (Steindachner,1897) + + + Dactylopteridae 74 Dactyloptena orientalis (Cuvier, 1829) + + + Triglidae 75 Pterygotrigla hemisticta (Temm. & Schlegel,1843) + + Hoplichthyidae 76 Hoplichthys langsdorfii Cuvier & Valenciennes, 1829 + + + Platicephalidae 77 Elates ransonnettii (Steindachner, 1876) + + + 78 Inegocia japonica (Cuvier, 1829) + + + + + 79 Sunagocia carbunculus (Valenciennes, 1833) + + + 80 Platycephalus indicus (Linnaeus, 1758) + + + + + XVI MUGILIFORMES Sphyraenidae 81 Sphyraena forsteri Cuvier, 1829 + + + + + 81 82 Sphyraena obtusata Cuvier, 1829 + + + + + 83 Sphyraena barracuda (Edwards, 1771) + + + + + + 84 Sphyraena jello Cuvier, 1829* + + + + + + Mugilidae 85 Ellochelon vaigiensis (Quoy & Gaimard, 1825) + + 86 Crenimugil crenilabis (Forsskal, 1775) + + 87 Moolgarda engeli (Bleeker, 1858) + + 88 Moolgarda seheli (Forsskal, 1775)* + + 89 Mugil cephalus Linnaeus, 1758* + Polynemidae 90 Polydactylus sextarius (Bloch & Schneider, 1801) + + + XVII PERCIFORMES Ambassidae 91 Ambassis kopsi Bleeker, 1858 + + + + Latidae 92 Lates calcarifer (Bloch, 1790)* + + + + + Serranidae 93 Cephalopholis boenak (Bloch, 1790) + + + + + 94 Cephalopholis formosa (Shaw anf Nodder, 1812) + + + + + 95 Cephalopholis miniata (Forsskal, 1775) + + + + 96 Epinephelus bleekeri (Vaillant, 1878) + + + + + 97 Epinephelus coioides (Hamilton, 1822) + + + + 98 Epinephelus longispinis (Kner, 1864) + + + 99 Epinephelus quoyanus (Valenciennes, 1830) + + + + + 100 Epinephelus awoara (Temminck & Schlegel, 1842) * + + + + 101 Epinephelus latifasciatus (Temm. & Schleg., 1842) + + + + 102 Epinephelus sexfasciatus (Valenciennes, 1828) * + + + 103 Pseudogramma sp. + + + 104 Triso dermopterus (Temminck & Schlegel, 1842) + + + + Theraponidae 105 Terapon jarbua (Forskal, 1775) + + + + + + 106 Terapon theraps Cuvier, 1829 + + + + + + 107 Terapon puta Cuvier, 1829 + + + + 108 Pelates quadrilineatus (Bloch, 1790) + + + + Priacanthidae 109 Priacanthus tayenus Richardson, 1846) * + + + + + + 110 Priacanthus macracanthus Cuvier, 1829 * + + + + + + Apogonidae 111 Apogon kiensis Jordan &Snyder, 1901 + + + + 112 Apogon ellioti Day, 1875 + + + + 113 Apogon semilineatus Temminck & Schlegel, 1842 + + + + 114 Apogon nigripinnis Cuv. & Val., 1828 + + + + 115 Apogon striatus (Smith & Radcliffe, 1912) + + + 116 Apogon melas Bleeker, 1848 + + + 117 Apogon sp. + + + 82 118 Ostorhinchus compressus (Smith & Radcliffe, 1911) + + + + 119 Archamia lineolata (Cuvier, 1828) + + + + 120 Archamia fucata (Cantor, 1849) + + + + 121 Cheilodipterus quinquelineatus Cuv. & Val., 1859 + + + + + 122 Cheilodipterus macrodon (Lacepede, 1802) + + + + Sillaginidae 123 Sillago sihama (Forskal, 1775) * + + + + + 124 Sillago maculata Jordan & Evermann, 1902 + + + + + Lactariidae 125 Lactarius lactarius (Bloch & Schneider, 1801)* + + + + Rachycentridae 126 Rachycentron canadum (Linnaeus, 1766) * + + + + + + Carangidae 127 Seriolina nigrofasciata (Rüppell, 1829) + + + + + 128 Scomberoides commersonnianus Lacepède, 1801 * + + + + + 129 Scomberoides lysan (Forsskål, 1775) * + + + + + + 130 Scomberoides tol (Cuvier, 1832) + + + + + + 131 Trachinotus blochii (Lacepède, 1801) + + + + 132 Atule mate (Cuvier, 1833) * + + + + + + 133 Alepes djedaba (Forsskål, 1775) + + + + + 134 Carangoides armatus (Rüppell, 1830) + + + + 135 Carangoides malabaricus(Bloch & Schneider,1801) + + + 136 Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833) * + + + + + 137 Caranx ignobilis (Forskal, 1775) + + + 138 Caranx melampygus Cuvier, 1833 + + + + 139 Selar crumenophthalmus (Bloch, 1793) + + + 140 Decapterus macrosoma Bleeker, 1851 * + + + 141 Decapterus maruadsi(Temminck & Schlegel, 1843)* + + + 142 Decapterus kurroides Bleeker, 1855* + + + 143 Megalaspis cordyla (Linnaeus, 1758)* + + + 144 Alectis indica (Ruppell, 1830)* + + + + + 145 Parastromateus niger (Bloch, 1795)* + + + + + Coryphaenidae 146 Coryphaena hippurus Linnaeus, 1758 * + + + Menidae 147 Mene maculata (Bloch & Schneider, 1801) * + + + + Leiognathidae 148 Gazza minuta (Bloch, 1795) + + + 149 Equulites elongatus (Günther, 1874) + + + 150 Leiognathus equulus (Forsskal, 1775) * + + + + 151 Leiognathus berbis (Valenciennes, 1835) * + + + + 152 Leiognathus splendens (Cuvier, 1829) + + + 153 Leiognathus brevirostris (Cuvier&Valenciennes,1835) + + + Lutjanidae 154 Symphorus nematophorus (Bleeker, 1860) + + + + + 83 155 Lutjanus lutjanus Bloch, 1790 * + + + + + 156 Lutjanus carponotatus (Richardson, 1842) + + + + 157 Lutjanus erythropterus Bloch, 1790 * + + + + + 158 Lutjanus vitta (Quoy & Gaimard, 1824) * + + + 159 Lutjanus sebae (Cuvier, 1816) + + + + + Caesionidae 160 Pterocaesio chrysozona (Cuvier, 1830) * + + + + + 161 Pterocaesio tile (Cuvier, 1830) + + + + + 162 Dipterygonotus balteatus (Valenciennes, 1830) + + 163 Pterocaesio digramma (Bleeker, 1864) + + + + + Gerreidae 164 Gerres filamentosus Cuvier, 1829 + + + + + 165 Gerres oyena (Forsskål, 1775) + + + + 166 Gerres erythrourus (Bloch, 1791) + + + + + Haemulidae 167 Plectorhinchus pictus (Cuvier, 1830) * + + + + + 168 Plectorhinchus lineatus (Linnaeus, 1758) + + + + + 169 Pomadasys maculatus (Bloch, 1793) + + + + + Sparidae 170 Evynnis cardinalis (Lacepède, 1802) * + + + + 171 Argyrops bleekeri Oshima, 1927 + + Lethrinidae 172 Lethrinus nebulosus (Forsskål, 1775) + + + + + 173 Lethrinus harak (Forsskål, 1775) + + + + + 174 Lethrinus ornatus Valenciennes, 1830 + + + + + 175 Lethrinus lentjan (Lacepède, 1802) * + + + + + 176 Gymnocranius griseus (Temminck & Schlegel, 1843) + + + + + Nemipteridae 177 Nemipterus metopias (Bleeker, 1852) + + + + 178 Nemipterus hexodon (Quoy & Gaimard, 1824) + + + + 179 Nemipterus virgatus (Houttuyn, 1782) + + + + 180 Pentapodus setosus (Valenciennes, 1830) + + 181 Scolopsis vosmeri (Bloch, 1792) + + + + 182 Scolopsis ciliata (Lacepède, 1802) + + + 183 Scolopsis taenioptera (Cuvier, 1830) + + + + 184 Scolopsis margaritifera (Cuvier, 1830) + + + 185 Scolopsis lineatus (Quoy and Gaimard, 1824) + + + Sciaenidae 186 Pennahia argentata (Houttuyn, 1782) + + + Mullidae 187 Parupeneus multifasciatus (Quoy & Gaimard, 1825) + + + + + 188 Parupeneus barberinoides (Bleeker, 1852) + + + 189 Parupeneus pleurostigma (Bennett, 1831) + + + 190 Parupeneus barberinus (Lacepède, 1801) + + + 191 Parupeneus indicus (Shaw, 1803) + + + 84 192 Parupeneus heptacanthus (Lacepède, 1802) + + + + 193 Upeneus sulphureus Cuvier, 1829 * + + + + 194 Upeneus moluccensis (Bleeker, 1855) * + + + 195 Upeneus japonicus(Houttuyn, 1782) * + + + 196 Upeneus tragula (Richardson, 1846) + + + + 197 Upeneus vittatus(Forsskal, 1775) + + + Pempheridae 198 Pempheris vanicolensis Cuvier, 1831 + + Branchiostegidae 199 Branchiostegus japonicus (Houttuyn, 1782) + + + Chaetodontidae 200 Chaetodon octofasciatus Bloch, 1787 + + + + 201 Chaetodon auripes Jordan and Snyder, 1901 + + 202 Chaetodon auriga Forskal, 1775 + + + + + 203 Chaetodon speculum Cuvier, 1831 + + 204 Chaetodon ephippium Cuvier, 1831 + + 205 Chaetodon rafflesii Bennett, 1830 + + + + 206 Chaetodon wiebeli Kaup, 1863 + + + + 207 Chaetodon melannotus Bloch & Schneider, 1801 + + 208 Chaetodon ulietensis Cuvier, 1831 + + 209 Chaetodon lineolatus Cuvier, 1831 + + + + 210 Heniochus acuminatus (Linnaeus, 1758) + + + Pomacanthidae 211 Chaetodontoplus mesoleucus (Bloch, 1787) + + 212 Centropyge tibicen (Cuvier, 1831) + + + Pomacentridae 213 Amphiprion polymmus (Lieaus, 1758) + + 214 Neoglyphidodon nigroris (Cuvier, 1830) + + + 215 Amblyglyphidodon curacao (Bloch, 1787) + + + 216 Dischistodus prosopotaenia (Bleeker, 1952) + + + 217 Chrysiptera tricincta (Allen & Randall, 1974) + + + + 218 Abudefduf sexfasciatus (Lacepede, 1801). + + + + 219 Abudefduf vaigiensis (Quoy and Gaimard, 1825) + + + + Cepolidae 220 Acanthocepola indica (Day, 1888) + + + 221 A. krusensternii (Temminck & Schlegel,1845) + + + Labridae 222 Anampses caeruleopunctatus Rüppell, 1829 + + + + 223 Xyrichtys pavo (Valenciennes, 1840) + + + 224 Xyrichtys evides (Jordan & Richardson, 1909) + + 225 Oxycheilinus digramma (Lacepède, 1801) + + 226 Halichoeres bicolor (Bloch & Schneider, 1801) + + + + 227 Halichoeres argus (Bloch & Schneider, 1801) + + + + 228 Halichoeres sp. + + + + 229 Cheilinus fasciatus (Bloch, 1791) + + + + 85 230 Cheilinus trilobatus Lacepède, 1801 + + 231 Cheilinus chlorourus (Bloch, 1791) + + 232 Choerodon anchorago (Bloch, 1791) + + + 233 Thalassoma lunare (Linnaeus, 1758) + + + Scaridae 234 Chlorurus japanensis (Bloch, 1789) + + + + + 235 Chlorurus bowersi (Snyder, 1909) + + 236 Scarus rivulatus Valenciennes, 1840 + + + + 237 Scarus schlegeli (Bleeker, 1861) + + + + 238 Scarus ghobban Forsskal, 1775 + + + + Opisthognathidae 239 Opistognathus nigromarginatus Rüppell, 1830 + + 240 Opistognathus evermanni(Jordan & Snyder, 1902) + + + Champsodon 241 Champsodon vorax Günther, 1867 + + + Uranoscopidae 242 Uranoscopus tosae (Jordan & Hubbs, 1925) + + 243 Uranoscopus bicinctusTemminck & Schlegel,1843 + + Pinguipedidae 244 Parapercis xanthozona (Bleeker, 1849) + + + 245 Parapercis pulchella(Temminck & Schlegel, 1843) + + Blenidae 246 Petroscirtes variabilis Cantor, 1849 + + + 247 Xiphasia setifer Swainson, 1839 + + Callionymidae + 248 Bathycallionymus kaianus (Gunther, 1880) + + + 249 Callionymus schaapi Bleeker, 1852 + + 250 Callionymus meridionalis (Suwardji, 1965) + + + 251 Callionymus filamentosus (Valenciennes, 1837) + + + 252 Callionymus sp. + + + 253 Synchiropus lateralis(Richardson, 1844) + + + 254 Dactylopus dactylopus(Valenciennes, 1837) + + Eleotridae 255 Butis butis (Hamilton, 1822) + + + Gobiidae 256 Glossogobius biocellatus (Cuv.&Val.1931) + + 257 Gobius bynoensis (Richardson, 1844) + + + + 258 Oplopomus cannoides (Bleeker, 1852 + + + 259 Aulopareia janetae (Smith, 1945) + + 260 Oxyurichthys papuensis (Cuv. & Val., 1837) + + + 261 Oxyurichthys tentacularis (Cuv. & Val., 1857) + + + 262 Oxyurichthys microlepis (Bleeker, 1849) + + + 263 Oxyurichthys sp. + + + 264 Parachaeturichthys polynema (Bleeker, 1853) + + + 265 Myersina filifer (Valenciennes, 1837) + + + 86 266 Acentrogobius caninus (Valenciennes, 1837) + + + 267 Acentrogobius nebulosus (Forsskal, 1775) + + + 268 Cryptocentrus leptocephalus Bleeker, 1876 + + + 269 Cryptocentrus pavoninoides (Hamilton, 1822) + + + 270 Cryptocentrus sp. + + Taenioididae 271 Odontamblyopus rubicundus (Hamilton, 1822) + + + 272 Trypauchen taenia Koumans, 1953 + + + Microdesmidae 273 Trypauchen taenia (Jordan & Snyder, 1901) + + Scatophagidae 274 Scatophagus argus (Linnaeus, 1766) * + + + + Ephippidae 275 Ephippus orbicularis (Forskal, 1775) * + + + + 276 Drepane punctata (Linnaeus, 1758) * + + + Siganidae 277 Siganus spinus (Linnaeus, 1758) + + + + + 278 Siganus fuscescens (Houttuyn, 1782) + + + + + 279 Siganus virgatus (Valenciennes, 1835) + + + + 280 Siganus punctatus (Schneider & Forster, 1801) + + + + 281 Siganus canaliculatus (Park, 1797) + + + + 282 Siganus guttatus (Bloch, 1787) + + + + Gempylidae 283 Gempylus serpens Cuvier, 1829 + + + Trichiuridae 284 Trichiurus lepturus Linnaeus, 1758 * + + + + + Scombridae 285 Thunnus tonggol (Bleeker, 1851) * + + 286 Auxis rochei (Risso, 1810) * + + 287 Auxis thazard (Lacepède, 1800) * + + + 288 Rastrelliger kanagurta (Cuvier, 1816)* + + 289 Scomberomorus commerson (Lacepède, 1800) * + 290 Scomberomorus guttatus(Bloch & Schneider,1801) * + + + 291 Scomber japonicus Houttuyn, 1782 * + + 292 Katsuwonus pelamis (Linnaeus, 1758) * + + 293 Euthynnus affinis (Cantor, 1849) * + + + Stromateidae 294 Pampus argenteus (Euphrasen, 1788) * + + + Centrolophidae 295 Psenopsis anomala(Temminck & Schlegel, 1844) * + + + + Acanthuridae 296 Acanthurus nigricans (Linnaeus, 1758) + + + + 297 Acanthurus mata (Cuvier, 1829) + + 298 Ctenochaetus striatus (Quoy & Gaimard, 1825) + + + + 299 Naso lituratus (Forster, 1801) + + 87 300 Naso brevirostris (Cuvier, 1829) + + + + 301 Naso annulatus (Quoy & Gaimard, 1825) + + + + 302 Zebrasoma veliferums (Bloch, 1795) + + Caproidae 303 Antigonia capros Lowe, 1843 + + XVII I PLEURONECTIFORMES Citharidae 304 Brachypleura novaezeelandiae Günther, 1862 + + + Paralichthyidae 305 Pseudorhombus pentophthalmus Günther, 1862 + + + 306 Pseudorhombus oligodon (Bleeker, 1854) + + + 307 Pseudorhombus levisquamis (Oshima, 1927) + + + Bothidae 308 Crossorhombus azureus (Alcock, 1889) + + 309 Arpoglossus japonicus Hubbs, 1915 + + + 310 Arpoglossus sp. + + + 311 Engyprosopon grandisquama (Temm. & Schle., 1846) + + + 312 Laeops pauceps Gunther, 1880 + + + + 313 Grammatobothus polyophthalmus (Bleeker, 1865) + + + 314 Bothus myriaster (Temminck & Schlegel, 1846) + + + Samaridae 315 Samaris cristatus Gray, 1831 + + Soleidae 316 Aesopia cornuta Kaup, 1858 + + + 317 Pardachirus pavoninus (Lacepède, 1802) + + + 318 Zebrias quagga (Kaup, 1858) + + + 319 Aseraggodes kobensis (Steindachner, 1801) + + 320 Soleichthys heterorhinos (Bleeker, 1856) + + + Cynoglossidae 321 Cynoglossus bilineatus (Lacepède, 1802) + + + 322 Cynoglossus puncticeps (Richardson, 1846) + + + 323 Cynoglossus melampetalus (Richardson, 1846) + + + 324 Cynoglossus arel (Bloch & Schneider, 1801) * + + + 325 Cynoglossus itinus (Snyder, 1909) + + + XIX TETRAODONTIFORMES Balistidae 326 Sufflamen chrysopterum(Bloch & Schneider, 1801) + + 327 Canthidermis maculata (Bloch, 1786) + + 328 Pseudobalistes flavimarginatus (Rüppell, 1829) + + + Monacanthidae 329 Aluterus monoceros (Linnaeus, 1758) * + + + + 330 Aluterus scriptus (Osbeck, 1765) + + + + 331 Paramonacanthus pusillus (Rüppell, 1829) + + + + 332 Paramonacanthus japonicus (Tilesius, 1809) + + + + 88 333 Paramonacanthus sulcatus (Hollard, 1854) + + + 334 Anacanthus barbatus Gray, 1830 + + 335 Acreichthys tomentosus (Linnaeus, 1758) + + 336 Monacanthus chinensis (Osbeck, 1765) + + + Ostraciontidae 337 Lactoria cornuta (Linnaeus, 1758) + + + + 338 Ostracion rhinorhynchos Bleeker, 1851 + + + + + 339 Ostracion cubicus Linnaeus, 1758 + + + + + Tetraodontidae 340 Arothron hispidus (Linnaeus, 1758) + + + 341 Arothron stellatus (Anonymous, 1798) + + + 342 Arothron immaculatus (Bloch & Schneider, 1801) + + + 343 Lagocephalus spadiceus (Richardson, 1845) + + + 344 Lagocephalus lunaris (Bloch & Schneider, 1801) + + + 345 Lagocephalus suezensis (Clark & Gohar, 1953) + + + 346 Torquigener brevipinnis (Regan, 1903) + + + 347 Torquigener pallimaculatus (Hardy, 1983) + + + 348 Takifugu oblongus (Bloch, 1786) + + + 349 Tylerius spinosissimus (Regan, 1908) + + 350 Canthigaster bennetti (Bleeker, 1854) + + + Diodotidae 351 Diodon holacanthus Linnaeus, 1758 + + + + Tổng số 237 140 158 12 47 346 266 * : Cá kinh tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf09_tranthihonghoa_trang70_88_4555_2070863.pdf
Tài liệu liên quan