Thành phần loài động vật chân đốt y học và độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt xuất huyết tại đảo Phú Quốc - Kiên Giang

Bảng 5. Thành phần loài ruồi tại các điểm điều tra TT Taxon Dương Đông Cửa Dương Bãi Thơm Họ ruồi nhà Muscidae 1 Atherigona biseta Karl, 1939 0 + 0 2 Haematobia irritans exigua de Meijere 0 + + 3 Lispe orientalis (Wiedemann, 1824) 0 + 0 4 Musca bezzi Patton et Cragg, 1913 + + + 5 Musca conducens Walker, 1860 + + + 6 Musca convexifrons Thomson, 1868 + + + 7 Musca crassirostris Stein, 1903 + 0 0 8 Musca domestica Linnaeus, 1758* + + + 9 Musca fletcheri Patton et al., 1824 + + + 10 Musca pattoni Austen, 1910 + 0 0 11 Musca sorbens Wiedemann, 1830* + + + 12 Musca ventrosa Wiedemann, 1830 0 0 + 13 Myospila laevis (Stein, 1900) 0 0 + 14 Neomyia lauta (Wiedemann, 1830) 0 + + 15 Neomyia yunnanensis (Fan, 1965) 0 + 0 16 Stomoxys calcitrans (Linnaeus, 1758) + 0 0 17 Stomoxys indicus Picard, 1908 + 0 0 TT Taxon Dương Đông Cửa Dương Bãi Thơm 18 Stomoxys sitiens Rondani, 1873 0 0 + Họ nhặng Calliphoridae 19 Bengalia emarginata Malloch, 1927 0 0 + 20 Chrysomyia megacephala (Fab., 1794)* 0 + + 21 Chrysomyia pinguis (Walker, 1858) 0 + 0 22 Hemipyrellia ligurriens (Wied., 1830) 0 0 + 23 Lucilia cuprina (Wiedemann, 1830) 0 1 0 24 Rhyncomyia setipyga Villeneuve, 1929 0 + 0 Họ ruồi xám Sarcophagidae 25 Parasarcophaga misera (Walker, 1849) + + + 26 Parasarcophaga ruficornis (Fab., 1794) + + + 27 Parasarcophaga knabi (Parker, 1917) 0 + + Họ ruồi hoa Anthomyidae 28 Anthomyia illocata Walker, 1856 0 + 0

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 52 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần loài động vật chân đốt y học và độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt xuất huyết tại đảo Phú Quốc - Kiên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 246 THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT CHÂN ĐỐT Y HỌC VÀ ĐỘ NHẠY CẢM VỚI HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG CỦA VÉC TƠ SỐT XUẤT HUYẾT TẠI ĐẢO PHÚ QUỐC - KIÊN GIANG Nguyễn Văn Châu*, Lê Thành Đồng** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam, có vị trí kinh tế, quốc phòng quan trọng, có Vườn Quốc gia với đa dạng về loài động thực vật, còn tiềm ẩn của một số bệnh do động vật chân đốt truyền. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định thành phần động vật chân đốt y học và độ nhạy cảm của véc tơ sốt xuất huyết. Đối tượng nghiên cứu gồm bọ chét, ve, mò, mạt, muỗi và ruồi. Phương pháp nghiên cứu là điều tra cắt ngang nhóm chân đốt y học; thử nhạy cảm của muỗi với hoá chất theo phương pháp của Tổ chức y tế thế giới. Thời gian từ ngày 15/4 - 5/5/2010; tại một số điểm thuộc đảo Phú Quốc. Kết quả: Đã thu thập được 4.050 cá thể động vật chân đốt y học, thuộc 84 loài: 3 loài bọ chét (Bộ Siphonaptera), 5 loài ve (Họ ve cứng Ixodidae), 11 loài mò (Họ Trombiculidae), 9 loài mạt (Liên họ Gamasoidea), 28 loài muỗi (họ Culicidae) và 28 loài ruồi (phân bộ Brachycera); trong đó 24 loài có vai trò truyền bệnh. Muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus đã kháng với Lamdacyhalothrin, Permethrin, Deltamethrin và DDT, nhưng còn nhạy với Malathion. Kết luận: Thành phần loài động vật chân đốt y học khá phong phú (84 loài), trong đó có 24 loài có vai trò truyền bệnh. Muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus đã kháng với Lamdacyhalothrin, Permethrin, Deltamethrin và DDT, nhạy với Malathion. Từ khoá: động vật chân đốt / đảo Phú Quốc. ABSTRACT COMPOSITION OF ARTHROPOD SPECIES AND SENSITIVITY TO CHEMICAL INSECTICIDES OF THE DENGUE VECTOR IN PHU QUOC - KIEN GIANG Nguyen Van Chau, Le Thanh Dong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 246 - 250 Hypothesis: Phu Quoc is the largest island with an economic advantage and defense importance to Vietnam, and has got a national park with a variety of plant and animal species hence the potential of a number of arthropod-borne diseases. The subject was conducted to evaluate medical arthropods components and determine the sensitivity of the dengue vector. Research object is the group of medical arthropods, mosquito, mosquito larvae and flies. The method is a cross-sectional survey study, collecting, handling medical arthropods; sensitivity tests on mosquitoes with chemicals are according to the method of the World Health Organization. Results: Collected 4,050 individual arthropods, belonging to 84 species, in the 24 species having a role in transmission. Aedes aegypti and Aedes albopictus were resistant to lamdacyhalothrin, permethrin, deltamethrin and DDT, but also sensitive to Malathion. The arthropod species consist a wide varity (84 species), inclusively with 24 species with transmitting potentials. Aedes aegypti and Aedes albopictus were resistant to Lamdacyhalothrin, Permethrin, deltamethrin and DDT, sensitive to Malathion. Keywords: arthropod, Phu Quoc Island * Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung Ương ** Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. HCM Tác giả liên lạc: PGS. TS. Nguyễn Văn Châu, ĐT: 0982331949, Email: vanchaunimpe@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 247 ĐẶT VẤN ĐỀ Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam, nằm ở phía tây nam nước ta, trải dài từ 9053’ - 12028’độ vĩ bắc và 1030 49’- 1040 05’ độ kinh đông. Diện tích 574km2, dân số 93 000 người (đến tháng 5 năm 2010), gồm 2 thị trấn và 8 xã. Phú Quốc có vị trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng và đang trở thành trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước. Phú Quốc có Vườn Quốc gia với đa dạng về loài động, thực vật. Tuy nhiên, Phú Quốc còn tiềm ẩn của một số bệnh do động vật chân đốt truyền như Bệnh sốt xuất huyết(1), bệnh sốt rét(4). Do đó, việc điều tra nghiên cứu động vật chân đốt y học và xác định độ nhạy cảm của véc tơ sốt xuất huyết ở đảo Phú Quốc là hết sức cần thiết. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều tra cắt ngang, từ ngày 15/4 - 5/5/2010, tại thị trấn Dương Đông, xã Bãi Thơm (ấp Bãi Thơm) và xã Cửa Dương (ấp Bến Tràm) thuộc đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Đối tượng nghiên cứu: các nhóm động vật chân đốt y học bao gồm: bộ Bọ chét (Siphonaptera), họ Ve (Ixodidae), họ Mò (Trombiculidae), liên họ Mạt (Gamasoidea), họ Muỗi (Culicidae) và Ruồi gần người (Brachycera). Thu thập, xử lý mẫu vật động vật chân đốt y học theo các kỹ thuật thường quy của Viện Sốt rét - KST - CT TƯ. Thu thập muỗi bằng phương pháp soi bắt trong nhà ban ngày (7 - 10giờ), soi bắt ở chuồng gia súc ban đêm từ 19 - 23 giờ, bẫy dèn CDC trong và ngoài nhà (18 - 5giờ sáng hôm sau). Thu thập bọ gậy Aedes ở các dụng cụ chứa nước, dụng cụ phế thải trong và ngoài nhà; thu thập bọ gậy Anopheles ở khe, suối, sông, rạch ven biển. Thu thập ruồi bằng vợt. Thu thập chân đốt ngoại ký sinh trên gậm nhấm (chủ yếu là chuột), động vật nuôi và đất, rác. Phân loại các nhóm động vật chân đốt y học dựa vào đặc điểm hình thái, theo tài liệu các tác giả trong và ngoài nước(2,3,5,8,6). Tính hệ số tương quan về loài theo công thức của Stugren & Radulescu, 1961. Thử nhạy cảm của muỗi với hoá chất diệt côn trùng theo phương pháp của tổ chức Y tế thế giới WHO/CPC/MAL/98.12. Muỗi thử nuôi từ bọ gậy. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Bảng 1. Kết qủa thu thập động vật chân đốt y học Nhóm động vật chân đốt Số vật mẫu Số loài/giồng/họ Bọ chét (Siphonaptera) 340 3/ 2/ 1 Ve (Ixodidae) 481 5/ 3/ 1 Mò (Trombiculidae) 929 11/ 6/ 1 Mạt (Gamasoidea) 950 9/ 6/ 4 Ruồi (Brachycera) 395 28/ 14/ 4 Muỗi (Culicidae) 920 28/ 7/ 1 Cộng 4015 84/38/12 Đã thu thập 4.015 vật mẫu của các nhóm động vật chân đốt y học, trong đó nhóm mò, mạt và muỗi nhiều hơn các nhóm khác. Đã phân tích xác định được 84 loài, 38 giống, 12 họ, gồm: 3 loài bọ chét, 5 loài ve, 11 loài mò, 9 loài mạt, 28 loài muỗi và 28 loài ruồi (Bảng 1). Bảng 2. Thành phần loài chân đốt ngoại ký sinh và vật chủ của chúng TT Taxon phân loại Vật chủ Bọ chét - Họ Pulicidae Bielberg, 1820 1 Ctenocephalides felis felis Bouche, 1835 Chó, mèo 2 C. felis orientis Jordans, 1925 Chó mèo 3 Xenopsylla cheopis (Rothschild, 1903) * Chuột rừng (Rattus rattus) Ve cứng – Họ Ixodidae Murray, 1877 4 Boophilus microplus (Canet., 1897)* Bò, trâu 5 Haemaphysalis aborensis Warb., 1921 Chó 6 Haemaphysalis bispinosa Neum., 1897 Chim 7 H. hirsuta Hogstraiel et al., 1966 Chó 8 Rhipicephalus sanguineusi Lat., 1804* Chó Mò - Họ Trombiculidae Ewing, 1929 9 Ascoschoengastia (Lau.) indica (Hirst)* Chuột rừng 10 Eutrombicula hirsti (Sambon, 1927) Gà, chó 11 E. wichmanni (Oudemans, 1905)* Gà, chó 12 G. (W.) dismina Schluger, et al., 1960 Chuột rừng 13 G. (W. ) di sparunguis (Oudemans, Chuột rừng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 248 TT Taxon phân loại Vật chủ 1929) 14 G. (W.) lupella Traub & Evans, 1957 Chuột rừng 15 Leptotrombidium (L.) deliense(Walch)* Chuột rừng 16 L. (L.) fuleri (Ewing, 1945) Chuột rừng 17 Neoschoengastia gallinarum (Hatori) Gà 18 Schoengastia pseudoschuffneri (Walch) Chuột rừng 19 Schoengastia sp. Chuột rừng Liên họ Mạt Gamasoidea Họ Laelaptidae Berlese, 1892 20 Laelaps echidninus Berlese, 1887* Chuột rừng 21 L. nuttali Hirst, 1915 Chuột rừng 22 L. sedlaceki Strandtmann et al., 1963* Chuột hươu bé (N. fulvescens) 23 L. traubi Domrow,1962 Chuột hươu bé 24 Laelaps sp. Chuột rừng, rác Họ Macrochelidae Vitzthum, 1931 25 Macrocheles glaber Tsai Sams., 1962 Rác, phân Họ Macronyssidae Oudmans, 1936 26 Orthonisus bacoti (Hirst, 1913)* Gà, đất, rác 27 O. bursa Berlese,1888 Gà, đất, rác Họ Pachylaelaptidae Vitzthum, 1931 28 Pachylaelaps finitimus Doan, 1960 Chuột rừng Ghi chú: * : những loài có vai trò dịch tễ. Tại đảo Phú Quốc đã phát hiện được 28 loài chân đốt ngoại ký sinh gồm: 3 loài bọ chét, 5 loài ve, 11 loài mò và 9 loài mạt (bảng 2); nhiều hơn 7 loài so với ở Côn Đảo(9). Sự tương quan về loài chân đốt ngoại ký sinh giữa Phú Quốc và Côn Đảo ở mức “khác ít” (R = 0,20). Bảng 3. Thành phần loài muỗi Anophelinae tại các điểm điều tra TT Tên loài Điểm điều tra Dương Đông Cửa Dương Bãi Thơm 1 An. aconitus Dozenit, 1902* 0 + + 2 Anopheles barbirostris Van., 1884# + + + 3 An. maculatus Theobald, 1901* + + 0 4 An. philippinensis Ludlow, 1902 + 0 0 5 An. sawadwongporni Rattanarithikul and Reen, 1986 0 + 0 6 An. sinensis Wiedmann, 1928*# 0 + + 7 An. vagus Donitz, 1902* + + + Ghi chú: *: Muỗi truyền bệnh sốt rét; # : Muỗi truyền giun chỉ ở Việt Nam. Điều tra tại ba điểm ở đảo Phú Quốc chỉ phát hiện 7 loài muỗi Anophelinae. Đã bổ sung 3 loài: Anopheles barbirostris, An. sawadwongporni và An. maculatus so với các nghiên cứu trước đây; đưa số loài Anophelinae hiện biết ở đảo Phú Quốc là 18 loài. Hai loài truyền sốt rét chủ yếu là An. dirus và An. epiroticus đợt điều tra này các tác giả không thu thập được, nhưng Phạm Văn Tường (1992) đã thu thập được tại một số điểm ở Phú Quốc(4). Tại các điểm nghiên cứu đã phát hiện 21 loài thuộc họ muỗi Culicinae, trong đó giống Aedes 6 loài, Armigeres 4 loài, Culex 8 loài; các giống: Orthopodomya, Toxorhynchus và giống Tripteroides đều một loài. Bảy loài có vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue, viêm não Nhật Bản B hoặc bệnh giun chỉ hệ bạch huyết ở Việt Nam (Bảng 4). Số loài muỗi Culiciae đã phát hiện được ở Phú Quốc ít hơn 8 loài so với ở Côn Đảo(9). Tương quan về thành phần loài Culicidae giữa Phú Quốc và Côn Đảo ở mức “khác vừa” (R= 0,42) (Bảng 4). Bảng 4. Thành phần loài muỗi Culicinae tại các điểm điều tra TT Tên loài muỗi Điểm điều tra Dương Đông Cửa Dương Bãi Thơm 1 Aedes aegypti (Lin.,1762) * + + + 2 Ae. albopictus (Skuse, 1894)* + + + 3 Ae. desmotes (Giles, 1904) 0 + 0 4 Ae. imprimens (Walker,1861) 0 + 0 5 Ae. niveus (Lud.,1903) 0 + 0 6 Ae. vittatus (Bigot, 1866) + + + 7 Armigeres aureolinaetus + 0 0 8 Ar. flavus Leicester + + 0 9 Ar. kuchingensis (Edward, 1915) + + + 10 Ar. subalbatus (Coquillett, 1908) + + + 11 Culex bitaeniorhynchus (Giles)** 0 0 0 12 Cx. brevipalpis (Giles, 1902) + + + 13 Cx. gelidus (Theobald, 1901)** + + 0 14 Cx. mimeticus (Noe,1899) 0 + 0 15 Cx. quinquefasciatus (Say) *** + + + 16 Cx. tritaeniorhynchus (Giles)** 0 0 + 17 Cx. vishnui (Theo., 1901)** + + + Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 249 TT Tên loài muỗi Điểm điều tra Dương Đông Cửa Dương Bãi Thơm 18 Cx. whitei (Bar.,1928) + + + 19 Orthopodomya albipes + 0 0 20 Toxorhynchus sp. 0 0 + 21 Tripteroides proximus (Edward) + 0 0 Ghi chú: * : những loài truyền bệnh sốt xuất huyết; **: những loài truyền bệnh viêm não Nhật Bản B; ***: những loài truyền bệnh giun chỉ . Tại các điểm điều tra ở Phú Quốc đã phát hiện được 28 loài ruồi, thuộc 4 họ; trong đó họ ruồi nhà Muscidae có số loài phong phú nhất (18 loài); có mặt ba loài ruồi và một loài nhặng có vai trò truyền bệnh (Bảng 5). Sự tương quan về thành phần lòai ruồi giữa đảo Phú Quốc và Côn Đảo ở mức “khác vừa” (R= 0,46) (Bảng 5). Bảng 5. Thành phần loài ruồi tại các điểm điều tra TT Taxon Dương Đông Cửa Dương Bãi Thơm Họ ruồi nhà Muscidae 1 Atherigona biseta Karl, 1939 0 + 0 2 Haematobia irritans exigua de Meijere 0 + + 3 Lispe orientalis (Wiedemann, 1824) 0 + 0 4 Musca bezzi Patton et Cragg, 1913 + + + 5 Musca conducens Walker, 1860 + + + 6 Musca convexifrons Thomson, 1868 + + + 7 Musca crassirostris Stein, 1903 + 0 0 8 Musca domestica Linnaeus, 1758* + + + 9 Musca fletcheri Patton et al., 1824 + + + 10 Musca pattoni Austen, 1910 + 0 0 11 Musca sorbens Wiedemann, 1830* + + + 12 Musca ventrosa Wiedemann, 1830 0 0 + 13 Myospila laevis (Stein, 1900) 0 0 + 14 Neomyia lauta (Wiedemann, 1830) 0 + + 15 Neomyia yunnanensis (Fan, 1965) 0 + 0 16 Stomoxys calcitrans (Linnaeus, 1758) + 0 0 17 Stomoxys indicus Picard, 1908 + 0 0 TT Taxon Dương Đông Cửa Dương Bãi Thơm 18 Stomoxys sitiens Rondani, 1873 0 0 + Họ nhặng Calliphoridae 19 Bengalia emarginata Malloch, 1927 0 0 + 20 Chrysomyia megacephala (Fab., 1794)* 0 + + 21 Chrysomyia pinguis (Walker, 1858) 0 + 0 22 Hemipyrellia ligurriens (Wied., 1830) 0 0 + 23 Lucilia cuprina (Wiedemann, 1830) 0 1 0 24 Rhyncomyia setipyga Villeneuve, 1929 0 + 0 Họ ruồi xám Sarcophagidae 25 Parasarcophaga misera (Walker, 1849) + + + 26 Parasarcophaga ruficornis (Fab., 1794) + + + 27 Parasarcophaga knabi (Parker, 1917) 0 + + Họ ruồi hoa Anthomyidae 28 Anthomyia illocata Walker, 1856 0 + 0 Ghi chú: *: Những loài có vai trò truyền bệnh Bảng 6. Kết quả thử nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng với muỗi Aedes albopictus tại thị trấn Dương Đông, Phú Quốc (Khu phố 5 – từ 24 - 27/4/2010) Loại giấy tẩm hóa chất Thử nghiệm Đối chứng Số muỗi chết/ số muỗi thử (con) Tỷ lệ muỗi chết (%) Số muỗi chết/ số muỗi thử Lamdacyhalothrin 0,05% 107/111 96 0/23 Permethrin 0,75% 109/103 94 0/23 Deltamethrine 0,05% 92/100 92 0/22 Malathion 5% 100/101 99 0/21 DDT 4% 107/119 90 0/22 Nhận xét: Aedes albopictus tại thị trấn Dương Đông, Phú Quốc đã kháng với 3 hóa chất thuộc nhóm Pyrethroid (Lamdacyhalothrin 0,05%; Permethrin 0,75%; Deltamethrin 0,05%) và DDT 4%; còn nhạy với Malathion 5% (Bảng 6). Bảng 7. Kết quả thử nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng với muỗi Aedes aegypti tại TT. Dương Đông, Phú Quốc (Tổ 8 - Khu phố 8, từ 26-29/4/2010) Loại giấy tẩm Hóa Thử nghiệm Đối chứng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 250 chất Số muỗi chết/ số muỗi thử (con) Tỷ lệ muỗi chết (%) Số muỗi chết/ số muỗi thử Lamdacyhalothrin 0,05% 4/101 4 0/21 Permethrin 0,75% 5/103 5 0/22 Deltamethrin 0,05% 25/105 24 0/23 Malathion 5% 102/102 100 0/22 DDT 4% 2/100 2 0/22 Nhận xét: Aedes aegypti tại thị trấn Dương Đông, Phú Quốc đã kháng với 3 hóa chất thuộc nhóm Pyrethroid (Lamdacyhalothrin 0,05%; Permethrin 0,75%; Deltamethrin 0,05%) và DDT 4%; còn nhạy với Malathion 5% (Bảng 7). KẾT LUẬN - Thành phần loài động vật chân đốt y học ở Phú quốc khá đa dạng và phong phú, gồm 84 loài, thuộc 38 giống, 12 họ; trong đó 24 loài có khả năng truyền bệnh. Đáng chú ý là các loài muỗi truyền bệnh sốt rét và sốt xuất huyết Dengue. - Aedes aegypti và Aedes albopictus ở thị trấn Dương Đông đã kháng với Lamdacyhalothrin, Permethrin, Deltamethrin và DDT; nhưng còn nhạy với Malathion. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Hoàng San, Lê Văn Xanh, Nguyễn Thanh Buôn, Lê Quỳnh Mai, Trương Thừa Thắng, Nguyễn Thu Thủy và Trương Uyên Ninh (2006). Nhận xét về huyết thanh học, virus học bệnh sốt Dengue/xuất huyết Dengue (SD/SXHD) xảy ra tại Phú Quốc năm 2004. Tạp chí Y học dự phòng. Tập XVI, số 2 (81). 2. Nguyễn Văn Châu (1997). Tài liệu phân loại mò (Acariformes: Trombiculidae) ở Việt Nam. Nhà xuất bản Y học: 48 trang. 3. Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Thu Vân, Đỗ Sĩ Hiển (2007). Họ Mò đỏ Trombiculidae – Acarina, Bọ chét Siphonaptera. Động Vật chí Việt Nam. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật (NXBKHKT). Tập 16: 306 trang. 4. Phạm Văn Tường (2001). Nghiên cứu tác dụng một số biện pháp phòng chống sốt rét trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tóm tắt luận án Tiến sĩ. 5. Phan Trọng Cung, Đoàn Văn Thụ (2001). Bộ Ve bét (Acarina). Động Vật chí Việt Nam - Fauna of Vietnam. Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. NXBKHKT, Hà Nội. Tập 11: 434 trang. 6. Rattanarithikul R, and Green CA (1986) Formal recognization the species of Anopheles maculatus group ̣(Diptera: Culicidae) occuring in Thailand, including the descriptions of two new species and a preliminary key to female -Mosq. Syst. 18: 246 - 278 7. Stojanovich CJ and Scott HG (1966) Illustrated key to Mosquitoes of Vietnam. U. S. Department of Health, education, and welfare Public health service. Communicabale Disease Center Atlanta, Georgia 30333: 158pp. 8. Tạ Huy Thịnh (2000) Họ ruồi nhà (Diptera, Muscidae), họ nhặng (Diptera, Calliphoridae). Động Vật Chí Việt Nam. NXBKHKT, Hà Nội: 334 trang. 9. Vũ Đức Chính, Hồ Đình Trung, Nguyễn Đức Mạnh, Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Thị Bạch Ngọc, Nguyễn Thị Kha, Trần Nguyên Hùng, Nguyễn Mạnh Hùng, Võ Việt Dũng, Bảo Bôn (2006). Kết quả điều tra đa dạng tiết túc y học tại Côn Đảo. Tạp chí Phòng chống bệnh Sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. Số 4: 66 - 74.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthanh_phan_loai_dong_vat_chan_dot_y_hoc_va_do_nhay_cam_voi_h.pdf
Tài liệu liên quan