Thành phần loài, phân bố và sinh lượng các loài rong biển ở khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi

Dung Quat economic zone is a major industrial zone in Vietnam. It belongs to Quang Ngai province in Central Vietnam. Until now, there have been few studies on seaweeds at Dung Quat. This article presents results of two field surveys, conducted in February, 2012 and September, 2012 under the research project “Surveying and assessing status of biodiversity in the coasts of Dung Quat economic zone (including expanded area), for the proposal mitigation measures of environmental impacts on biodiversity”. It was found that at the Dung Quat economic area, there are totally 112 seaweed species. Among them, 56 species are Rhodophytes, 27 Chlorophytes, 18 Ochrophytes (Phaeophytes) and 11 Cyanobacteriophytes. The species Scinaia okamurae (Setchell.) Huisman is recorded for the first time in Viet Nam . Number of species at surveyed transects I to VIII varies from 5 species/transect to 61 species/transect and in average 33 species/transect. The Sorensen index varies from 0.00 to 0.667, and in average 0.243. For the depth distribution, among 112 seaweed species, there are 103 species found in the intertidal zone and 82 species found in the subtidal zone (among them, there are 73 species found both in the intertidal and subtidal zones). The majority of species distribute in the mid-tidal zone to a depth of 5m below chart datum. The algal flora nature at Dung Quat economic area is tropical with the ratio C = 4.611. For the biomass, highest are species Sargassum polycystum and Spathoglossum vietnamense; the lowest biomass is species Amphiroa dilatata . There are two valuable and rare species inscribed in the Red data book of Viet Nam as Hypnea cornuta and Kappaphycus cottonii.

pdf7 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần loài, phân bố và sinh lượng các loài rong biển ở khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
342 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 4; 2013: 342-348 ISSN: 1859-3097 THÀNH PHẦN LOÀI, PHÂN BỐ VÀ SINH LƯỢNG CÁC LOÀI RONG BIỂN Ở KHU KINH TẾ DUNG QUẤT - QUẢNG NGÃI Vũ Thanh Ca1*, Phạm Văn Hiếu1, Mai Kiên Định1, Đàm Đức Tiến2 1Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Hải đảo 125 Trung Kính, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam *E-mail: vuthanhca@gmail.com 2Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 246 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam Ngày nhận bài: 14-12-2012 TÓM TẮT: Khu kinh tế Dung Quất được quy hoạch trở thành khu công nghiệp trọng tâm vùng Trung- Trung Bộ nước ta, thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về rong biển tại khu vực. Đây là kết quả của hai chuyến khảo sát vào tháng 2 và tháng 9 năm 2012 tại Khu kinh tế Dung Quất trên 8 mặt cắt của đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh Quảng Ngãi: “Điều tra, khảo sát, đánh giá đa dạng sinh học vùng biển Khu kinh tế Dung Quất (kể cả phần mở rộng), đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác hại môi trường đến đa dạng sinh học”. Kết quả nghiên cứu về rong biển tại Khu kinh tế Dung Quất đã xác định được 4 ngành với 111 loài trong đó: ngành rong Đỏ (Rhodophyta) có 55 loài; ngành rong Lục (Chlorophyta) có 27 loài; ngành rong Nâu (Ochrophyta/Phaeophyta) có 18 loài; ngành rong Lam (Cyanobacteriophyta) có 11 loài. Có 1 loài mới phát hiện cho khu hệ rong biển Việt Nam đó là loài Scinaia okamurae (Setchell.) Huisman. Số lượng loài tại các mặt cắt I đến VIII dao động trong khoảng 5 loài/mặt cắt đến 61 loài/mặt cắt và trung bình là 33 loài/mặt cắt. Hệ số tương đồng Sorensen tại các mặt cắt dao động từ 0,00 đến 0,667 và trung bình là 0,243. Về phân bố sâu, trong số 111 loài có 103 loài phân bố ở vùng triều và 81 loài phân bố ở vùng dưới triều (trong đó có 73 loài phân bố ở cả vùng triều và dưới triều). Phần lớn các loài phân bố trên dải từ vùng triều giữa xuống đến độ sâu khoảng 5m so với 0m hải đồ. Khu hệ rong biển vùng Khu kinh tế Dung Quất mang tính nhiệt đới C = 4,556. Về sinh khối, cao nhất là các loài S. polycystum. C.Ag; Spathoglossum vietnamense Phamh; thấp nhất là loài Amphiroa dilatata Lamouroux và tại đây chúng tôi xác định được 2 loài rong quý hiếm là rong đông sao: Hypnea cornuta; rong kỳ lân: Kappaphycus cottonii. Từ khóa: Rong biển, Khu kinh tế Dung Quất, Thành phần loài, Phân bố, Sinh lượng MỞ ĐẦU Khu kinh tế (KKT) Dung Quất nằm ở tỉnh Quảng Ngãi, thuộc khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam, cách Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 860km, tiếp giáp Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và là điểm đầu của một trong những tuyến đường xuyên Á kết nối với Lào, Campuchia và Thái Lan. KKT Dung Quất được Chính phủ Việt Nam quy hoạch trở thành một khu kinh tế đa ngành - đa lĩnh vực, với trọng tâm là công nghiệp lọc dầu, hóa dầu, công nghiệp nặng quy mô lớn (luyện cán Thành phần loài, phân bố và sinh lượng 343 thép, đóng tàu, cơ khí, sản xuất xi măng, chế tạo ô tô ...), các ngành công nghiệp nhẹ, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, bất động sản ... Vùng biển Dung Quất có hệ sinh vật biển khá đa dạng và phong phú với nhiều nhóm loài khác nhau trong đó phải kể đến các loài rong biển. Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về rong biển của các khu vực lân cận nhưng chưa có nghiên cứu chi tiết nào về thành phần, sinh lượng và các loài quý hiếm tại Dung Quất. Việc nghiên cứu đầy đủ về thành phần loài, cấu trúc khu hệ, các loài quý hiếm của rong biển ở đây sẽ đóng góp thêm dữ liệu nhằm quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học cũng như môi trường biển khu vực, đồng thời đánh giá tác động của Khu kinh tế tới môi trường biển. Bài báo này trình bày kết quả của hai chuyến khảo sát vào tháng 2/2012 và tháng 9/2012 tại 8 vị trí mặt cắt của đề tài: “Điều tra, khảo sát, đánh giá đa dạng sinh học vùng biển Khu kinh tế Dung Quất (kể cả phần mở rộng), đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác hại môi trường đến đa dạng sinh học”. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tài liệu Bài báo được xây dựng dựa trên kết quả của hai chuyến khảo sát vào tháng 2/2012 và tháng 9/2012 tại 8 mặt cắt khảo sát tại KKT Dung Quất, Quảng Ngãi được mô tả trên sơ đồ hình 1. Hình 1. Các mặt cắt khảo sát đa dạng sinh học tại vùng biển KKT Dung Quất (2/2012 - 9/2012) Phương pháp Điều tra thực địa Việc khảo sát vùng triều dựa vào Quy phạm tạm thời điều tra tổng hợp biển (phần Rong biển) của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành năm 1981 [4]. Khảo sát vùng dưới triều dựa vào tài liệu hướng dẫn của English, Wilkinson & Baker [5] bằng thiết bị lặn SCUBA, máy chụp ảnh dưới nước hiệu OLYMPUS kỹ thuật số (sản xuất tại Nhật Bản). Mẫu rong tươi sau khi thu, được ngâm trong dung dịch Formol 5%, còn mẫu khô (tiêu bản) được đặt trên giấy Croki sau đó ép trong giấy thấm. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Xác định thành phần loài Mẫu vật được phân tích, định lượng trong phòng thí nghiệm của Phòng Sinh thái và Tài nguyên Thực vật Biển, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển. Việc định loại chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn về hình thái ngoài và cấu tạo trong. Lát cắt tiêu bản được soi trên kính hiển vi Leica. Việc phân loại Rong biển tuân theo nguyên tắc chung phân loại thực vật. Tài liệu định loại căn cứ vào các tác giả như: Nguyễn Hữu Đại, Phạm Hoàng Hộ, Nguyễn Hữu Dinh và nnk [2, 3, 1] và những tài liệu về định loại Rong biển khác. Các loài quý hiếm được tra theo sách đỏ Việt Nam, 2008, PII. Thực vật. Nghiên cứu phân bố * Phân bố thẳng đứng (phân bố sâu) Việc nghiên cứu phân bố thẳng đứng của rong biển dựa vào nguyên tắc phân chia vùng triều của Phạm Hoàng Hộ [3]; bao gồm các vùng: vùng trên triều, vùng triều (triều cao, triều giữa và triều thấp) và vùng dưới triều. * Phân bố địa lý của Rong biển (phân bố rộng) Phân bố rộng được hiểu theo nghĩa phân bố rộng trong không gian theo chiều nằm ngang của Rong biển. Để nghiên cứu sự phân bố địa lý của rong biển, chúng tôi đã sử dụng chỉ số tương đồng Sorresson. Với S = 2C/(A+ B). Trong đó: A là số loài tại điểm A, B là số loài tại điểm B, C là số loài chung giữa hai điểm A, B Các số liệu này được đưa vào các hàm của Excel để tính toán cho ra kết quả cuối cùng. Nghiên cứu khu hệ Việc nghiên cứu khu hệ rong biển vùng biển KKT Dung Quất dựa theo phương pháp Cheney. Phương pháp này căn cứ vào tỷ số giữa tổng số loài rong Đỏ và rong Lục chia cho rong Nâu. Nếu tỷ số Vũ Thanh Ca, Phạm Văn Hiếu 344 này nhỏ hơn 3, khu hệ mang tính ôn đới. Nếu lớn hơn 3 là nhiệt đới và nằm trong khoảng giữa 3 và 6 là hỗn hợp [6]. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thành phần loài rong biển Kết quả phân tích các bậc taxon của khu hệ rong biển ở Khu kinh tế Dung Quất qua 2 đợt khảo sát vào tháng 2/2012 và tháng 9/2012 đã xác định được 4 ngành với 111 loài trong đó: Ngành rong Đỏ (Rhodophyta) có 55 loài (chiếm 49,5%); Ngành rong Lục (Chlorophyta) có 27 loài (chiếm 24,3%); Ngành rong Nâu (Phaeophyta) có 18 loài (chiếm 16,3%); Ngành rong Lam (Cyanophyta) có 11 loài (chiếm 9,9%). Trong số các loài rong phát hiện tại Khu kinh tế Dung Quất có 01 loài mới lần đầu tiên phát hiện cho khu hệ rong biển Việt Nam là loài Scinaia okamurae (Setchell.) Huisman. Kết quả được trình bày như trong bảng (bảng 1). Bảng 1. Thành phần loài, sinh lượng và phân bố của rong biển Dung Quất STT Taxon SL g/m2 Phân bố rộng PB sâu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 I Cyanophyta 1 Brachytrichia maculans Gom. - X X X X X 2 B. quoyi (C. Ag.) Born. Et Fl. - X X X 3 Calothrix pilosa Harvey X X 4 C. parietina Thuret - X X X X 5 Hormothamnion solutum Born. et Fl. - X X X X X 6 Lyngbya aestuarii Liebm. ex Gom. - X X 7 Microcoleus chthonoplaste Thur. et Gom - X X X X X 8 Oscillatoria miniata (Zanard.) Hauck - X X X 9 O. simplicissima Gom. - X X X 10 Phormidium corium Gom. - X X X 11 Symploca hydnoides Kuetz. ex Gom. - X X X X II Chlorophyta 12 Acetabularia parvula Solms-Laubach 11 X X X X X X 13 Anadyomene plicata C. Ag. - X X X 14 Boergesenia forbesii (Harv.) Feldm. 15 X X 15 Boodlea composita CHary. in Hook.) Brand. 8 X X X X X 16 Bornetella sphaeria (Zan.) Solms-Laubach 11 X X X X X X 17 Bryopsis pennata Lamx. - X X X X 18 Caulertia leniilifera J. Ag. 45 X X X X X 19 C. racemosa (Forsk.) J. Ag. 54 X X X X 20 C. serrulata (Forsk.) J.Ag. - X X X 21 C. taxifolia (Vahl) J. Ag. 28 X X X 22 Cladophora albida (Huds.) Kuetz. 31 X X X X X 23 C. inserta Dickie 12 X X 24 C. rugulosa Martens 21 X X X 25 Codium arabicum Kuetz. 12 X X X X X X 26 Chaetomorpha crassa (C. Ag.) Kuetz. 27 X X X X X 27 Dictyospharia verluysii W. v. Bosse 21 X X X X X 28 Enteromorpha clathrata (Roth.) Grev. 26 X X X X X X X 29 E. kvlinii Bliding - X X X 30 Halimeda cuneata Barton 26 X X X X X 31 H. opuntia (L.) lamx. 28 X X X 32 Neomeris annulata Dickie 33 X X X X X X X 33 Rhizoclonium kochianum Kuetz. 12 X X X X X X X 34 Struvea anastomosans (Harv.) Piccone 12 X X X X X X X 35 Ulva lactuca Linnaeus - X X X 36 U. papenfussii Phamh. - X X Thành phần loài, phân bố và sinh lượng 345 37 U. reticulata Forsk. - X X 38 Valonia fastigiata Harv. ex. J. Ag. 21 X X X X III Phaeophyta 39 Chnoospora implexa Hering ex J. Ag. 240 X X X X X X 40 Colpomenia sinuosa (Roth) Derbes et Sol. 93 X X X X 41 Dictyota bartayresii Lamouroux 34 X X X X X X 42 D. dichotoma (Huds.) Lamouroux 47 X X X X 43 D. divaricata Lamx. 28 X X X X 44 Feldmannia irregularis (Kuetz.) Ham. 39 X X X X X X 45 Hydroclathrus clathratus (C. Ag.) Howe 88 X X X X X X 46 Padina australis Hauck. 37 X X X X X X 47 P. boryana Thivy 21 X X X X X X 48 Sargassum berberifolium J. Ag. 427 X X X 49 S. crassifolium J. Ag. 325 X 50 S. polycystum. C. Ag. 618 X X 51 S. tribuloides Meneghini 24 X X X X X 52 Spathoglossum vietnamense Phamh. 438 X X 53 Sphacelaria diuaricata Mont. 32 X X X X X X X 54 Turbinaria conoides (J. Ag.) Kuetz. - X X X X 55 T. decurrens Bory - X X X X 56 T. ornata (Turn.) J.Az. - X X X X IV Rhodophyta 57 Amphiroa anceps (Lamark) Decaisne - X X X 58 A. foliacea Lamouroux 7 X X X X 59 A. fragiliesima (L.) Lamouroux 11 X X X X 60 Acrocystis nana Zanardini - X X X X 61 Actinotrichia fragilis (Forsk) Boerg. 8 X X X X X 62 Aglaothamnion neglectum Fel. – Mazoyer - X X 63 Amphiroa dilatata Lamouroux 5 X X X X X 64 Bostrychia binderi Harv. 29 X X X X 65 Bryocladia cervicornis (Kuetz.) Schmitz 11 X X X 66 Ceramiuni cingulatum W. v. Bosse - X X X X 67 Centroceras clavulatum (.C. Ag.) Mont. - X X X 68 C. clarionense Setch. Et Gardner - X X X X 69 C. gracillimuni (Kuetz.) Griffith et Harv. - X X X 70 C. mazatlanense Dawson - X X X 71 Ceratodictyon spongiosum Zanardini 94 X X X X X X 72 Cheilosporum. spectabile Harvey 21 X X X X X 73 Chondria armaia (Kuetz.) Okam. 16 X X X X X X 74 Chroodactylon ornatum (C.Ag.) Basson 16 X X X 75 Galaxaura obtusata (Ellis et Sol.) Lamx 22 X X X 76 Gracilaria arcuata Zanardini - X X X 77 G. salicornia (C. Ag.) Dawson - X X 78 Ganonema farinosa (Lamx.) Fan et Wang - X X X 79 Gelidium crinale (Turn.) Lamouroux - X X 80 Halymenia dilatata Zanardini 9 X X X X X X 81 Hypne boergesenii Tanaka 27 X X X X X X 82 Hypnea charoides Lamouroux 32 X X X X X 83 Hypnea cornuta (Lamx.) J. Ag. 9 X X X 84 H. esperi Borv 16 X X X 85 H. maculata J. Ag. 30 X X X X 86 H. pannosa J. Ag. - X X X 87 Herposiphonia tenella (C. Ag.) Ambronn - X X X X 88 Hydropuntia eucheumoides (Har.) G.et F. - X X X Vũ Thanh Ca, Phạm Văn Hiếu 346 89 Jania adhaerens Lamouroux 6 X X X X 90 J. ungulata Yendo f. brevior Yendo 7 X X X 91 Kappaphycus cottonii (W.v. Bosse) Doty 66 X X X X 92 Laurencia cartilaginea Yamada 32 X X X X X X 93 L. orientalis J. Ag. 19 X X X X 94 L. papillosa (C. Ag.) Greville 37 X X X 95 L. parvipapillata Tseng 32 X X X 96 Liagora divaricata Tseng 32 X X X X X X X 97 Lithophyllum okamurae Foslie 9 X X X 98 Lophosiphonia oillum (J.Ag.) Set/ et Gar. - X X X X 99 Mastophora pacifica (Heydrich) Foslie 39 X X X X 100 M. rosea (c. Ag.) Setch. 27 X X X X 101 Melanamansia glomerata (C. Ag.) Norris 15 X X X 102 Mesophyllum erubescens (Fos.) Lemoine 17 X X X X X 103 Polysiphonia harlandii Harvey - X X X X 104 Pterocladia paroa Dawson - X X X 105 Rhodymenia anastomosans W. V. Bosse - X X X X 106 Scinaia okamurae (Setchell.) Huisman - X 107 Stylonema alsidii (Zan.) Drew - X X X 108 Taenioma perpusillum. (J. Ag.) J. Ag. - X X 109 Tolypiocladia glomerulata (C. Ag.) Schm. 34 X X X X X 110 Wrangelia argus (Mont.) Mont. - X X X X 111 Wurdemannia miniata (L.et Dc.) F et H. - X X X X X Tổng số 5 6 8 39 40 47 60 56 103 81 Ghi chú: Sinh lượng: tính sinh lượng tươi (theo g/m2) 1, 2, 38: số các mặt cắt khảo sát từ mặt cắt I (MC I). đến mặt cắt 8 ( MC VIII) 9: vùng triều; 10: dưới triều Phân bố Phân bố rộng Qua bảng 1, ta thấy rằng số lượng loài tại các mặt cắt I đến VIII dao động khá lớn trong khoảng 5 loài/mặt cắt (mặt cắt I) đến 61 loài (mặt cắt VII) và trung bình là 33 loài/mặt cắt. Số lượng loài giữa các mặt cắt có sự khác nhau rất lớn do đa dạng nền đáy, cấu trúc nền khác nhau tại các vị trí khảo sát. Phân bố quần xã rong biển được mô tả trong hình 2. Hình 2. Bản đồ phân bố quần xã rong biển KKT Dung Quất Thành phần loài, phân bố và sinh lượng 347 Hệ số tương đồng Sorrenson tại các mặt cắt dao động từ 0,00 (giữa mặt cắt I và IV, giữa I và III) đến 0,667 (giữa mặt cắt I và II) và trung bình là 0,243 (bảng 2). Bảng 2. Hệ số tương đồng của rong biển tại vùng biển KKT Dung Quất MC1 MC2 MC3 MC4 MC5 MC6 MC7 MC8 MC8 0,098 0,127 0,125 0,458 0,417 0,369 0,615 MC7 0,152 0,147 0,145 0,436 0,356 0,519 MC6 0,154 0,111 0,109 0,414 0,345 MC5 0,089 0,085 0,042 0,350 MC4 0,00 0,085 0,250 MC3 0,00 0,133 MC2 0,677 MC1 Hệ số tương đồng giữa mặt cắt I và mặt cắt III, giữa mặt cắt I và mặt cắt IV là nhỏ nhất do điều kiện (đặc biệt là chất đáy) ở hai mặt cắt này đồng nhất với nền đáy là đá gốc và rạn san hô (phần lớn là san hô chết) nên không có loài nào trùng nhau tại 2 vị trí nghiên cứu. Tương tự, hệ số tương đồng giữa mặt cắt I và II là lớn nhất vì có các điều kiện tương đối giống nhau nên có số loài trùng nhau lớn. Phân bố sâu Từ kết quả của bảng 1, chúng ta thấy rằng trong số 111 loài rong biển đã phát hiện được ở vùng biển KKT Dung Quất, có tới 103 loài phân bố ở vùng triều và 81 loài phân bố ở vùng dưới triều (trong đó có 73 loài phân bố ở cả vùng triều và dưới triều). Nhìn chung, các loài rong biển vùng nghiên cứu chủ yếu phân bố trên dải từ vùng triều giữa xuống đến độ sâu khoảng 5m so với 0m hải đồ. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho việc khai thác nhưng sẽ không thuận lợi cho việc tồn tại và phát triển của rong biển khi có gió mùa với sóng cùng hướng có cường độ mạnh. Khi sóng lớn, các loài phân bố ở vùng triều và không sâu lắm vùng dưới triều dễ bị tàn phá bởi sóng lớn và nhiệt độ cao (mùa hè). Đặc trưng khu hệ Áp dụng tỷ số Cheney để tính toán đặc trưng khu hệ rong biển cho vùng nghiên cứu ta thấy rằng, tỷ lệ giữa tổng số loài Rong đỏ và Rong lục chia cho số loài Rong nâu là C = (55 + 27)/18 = 4,556; lớn hơn 3. Như vậy, khu hệ rong biển vùng biển KKT Dung Quất mang tính nhiệt đới. Sinh khối và các loài rong tảo quý hiếm Về sinh khối: Kết quả nghiên cứu cho thấy loài có sinh lượng cao nhất là loài S. polycystum.C.Ag có sinh lượng là 618g/m2 và tiếp đến là loài Spathoglossum vietnamense Phamh có sinh lượng 438g/m2; thấp nhất là loài Amphiroa dilatata Lamouroux chỉ có sinh lượng là 5g/m2. Còn lại một số loài do sinh lượng quá thấp nên chúng tôi chỉ xác định được thành phần định tính loài. Tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi xác định được hai loài rong quý hiếm là rong đông sao: Hypnea cornuta và rong Kỳ lân: Kappaphycus cottonii. KẾT LUẬN Tại vùng biển KKT Dung Quất, chúng tôi đã xác định được 4 ngành với 111 loài trong đó: ngành rong Đỏ (Rhodophyta) có 55 loài; ngành rong Lục (Chlorophyta) có 27 loài; ngành rong Nâu (Ochthophyta/Phaeophyta) có 18 loài; ngành rong Lam (Cyanophyta) có 11 loài. Trong số các loài rong phát hiện tại khu kinh tế Dung Quất loài Scinaia okamurae (Setchell.) Huisman là lần đầu tiên phát hiện cho khu hệ rong biển Việt Nam. Số lượng loài từ mặt cắt I đến VIII dao động khá lớn trong khoảng 5 - 61 loài/mặt cắt và trung bình là 33 loài/mặt cắt. Hệ số tương đồng Sorrenson tại các mặt cắt dao động từ 0,00 đến 0,667 và trung bình là 0,243. Về phân bố sâu, trong số 111 loài rong biển có 103 loài phân bố ở vùng triều và 81 loài phân bố ở vùng dưới triều (trong đó có 73 loài phân bố ở cả vùng triều và dưới triều). Nhìn chung, các loài rong biển vùng nghiên cứu chủ yếu phân bố trên dải từ vùng triều giữa xuống đến độ sâu khoảng 5m so với 0m hải đồ. Khu hệ rong biển vùng biển Dung Quất mang tính nhiệt đới C = 4,556. Về sinh khối, cao nhất là loài rong mơ Sargassum polycystum có sinh lượng là 618g/m2; Vũ Thanh Ca, Phạm Văn Hiếu 348 loài Spathoglossum vietnamense với sinh lượng 438g/m2; thấp nhất là loài Amphiroa dilatata sinh lượng chỉ đạt 5g/m2. Tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi xác định được 2 loài rong quý hiếm là rong Đông sao (Hypnea cornuta ) và rong Kỳ lân (Kappaphycus cottonii) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng, Trần Ngọc Bút, Nguyễn Văn Tiến, 1993. “Rong biển Việt Nam” (phần phía Bắc). Nxb. KH&KT. Hà Nội. 364 tr. 2. Nguyễn Hữu Đại, 1997. Rong Mơ (Sargassaceae) Việt Nam, nguồn lợi và sử dụng. Nxb. Nông Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. 199 tr. 3. Phạm Hoàng Hộ, 1969. “Rong biển Việt Nam” (phần phía Nam). Trung tâm học liệu, Sài Gòn. 558 tr. 4. Uỷ ban KH & Kỹ thuật Nhà nước, 1981. Quy phạm tạm thời điều tra tổng hợp biển. Nxb. KH&KT. Hà Nội. 5. English S., C. Wilkinson, V. Baker, 1997. Survey manual for tropical marine resources. 2nd Edition. H. P. Australian Institute of Marine Science. 390 p. 6. Cheney P., 1977. “R + C/p - a new and improved ratio for comparing seaweed Flores”. J. playral. 13 No 2 supl. 12. SPECIES COMPOSITION, DISTRIBUTION AND BIOMASS OF SEAWEEDS AT DUNG QUAT ECONOMIC ZONE, QUANG NGAI PROVINCE, VIETNAM Vu Thanh Ca1, Pham Van Hieu1, Mai Kien Dinh1, Dam Duc Tien2 1Research Institute for Management of Seas and Islands 2Institute of Marine Environment and Resources-VAST ABSTRACT: Dung Quat economic zone is a major industrial zone in Vietnam. It belongs to Quang Ngai province in Central Vietnam. Until now, there have been few studies on seaweeds at Dung Quat. This article presents results of two field surveys, conducted in February, 2012 and September, 2012 under the research project “Surveying and assessing status of biodiversity in the coasts of Dung Quat economic zone (including expanded area), for the proposal mitigation measures of environmental impacts on biodiversity”. It was found that at the Dung Quat economic area, there are totally 112 seaweed species. Among them, 56 species are Rhodophytes, 27 Chlorophytes, 18 Ochrophytes (Phaeophytes) and 11 Cyanobacteriophytes. The species Scinaia okamurae (Setchell.) Huisman is recorded for the first time in Viet Nam . Number of species at surveyed transects I to VIII varies from 5 species/transect to 61 species/transect and in average 33 species/transect. The Sorensen index varies from 0.00 to 0.667, and in average 0.243. For the depth distribution, among 112 seaweed species, there are 103 species found in the intertidal zone and 82 species found in the subtidal zone (among them, there are 73 species found both in the intertidal and subtidal zones). The majority of species distribute in the mid-tidal zone to a depth of 5m below chart datum. The algal flora nature at Dung Quat economic area is tropical with the ratio C = 4.611. For the biomass, highest are species Sargassum polycystum and Spathoglossum vietnamense; the lowest biomass is species Amphiroa dilatata . There are two valuable and rare species inscribed in the Red data book of Viet Nam as Hypnea cornuta and Kappaphycus cottonii. Keywords: Seaweeds, Dung Quat economic zone, Compostion, Distribution, Biomass

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3542_11985_1_pb_6704_2079604.pdf
Tài liệu liên quan