Từ các kết quả nghiên cứu ở trên có thể rút
ra một số kết luận như sau:
Hải miên thu mẫu ở vùng biển Nam Trung
Bộ thuộc 13 chi như sau: Aaptos, Xestospongia,
Dasychalina, Gelliodes, Haliclona, Stylissa,
Lipastrotethya, Suberites, Hippospongia,
Clathria, Paratetilla, Biemna, Spheciospongia. Trong đó, đã phân loại được 11
loài hải miên như sau: Aaptos suberitoides (Brøndsted, 1934), Xestospongia sp.,
Haliclona sp., Dasychalina sp., Gelliodes
fibulata, Haliclona (Gellius) amboinensis
(Lévi, 1961), Lipastrotethya sp., Paratetilla
bacca (Selenka, 1867), Stylissa sp., Biemna
fortis (Topsent, 1897) và Spheciospongia sp
thu mẫu ở vùng Vịnh Nha Trang - Khánh
Hòa.
Dịch chiết methanol từ các mẫu hải miên
thu mẫu ở vùng biển Nam Trung Bộ đều chứa
các chất có hoạt tính sinh học như polyphenol,
terpenoid, fl avonoid và alkaloid. Hải miên sinh
trưởng ở vùng biển Nam Trung Bộ đều có hoạt
tính chống oxy hóa tổng và hoạt tính khử khử
sắt.
Dịch chiết methanol từ các mẫu hải miên thu
mẫu ở vùng ở vùng biển Nam Trung Bộ đều có
hoạt tính ức chế enzyme β glucosidase. Do vậy,
hải miên ở vùng ở vùng biển Nam Trung Bộ là
nguồn tài nguyên quý cho việc nghiên cứu hỗ
trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.
9 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần loài và hoạt chất sinh học của hải miên ở vùng biển Nam Trung Bộ, Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 17
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
THÀNH PHẦN LOÀI VÀ HOẠT CHẤT SINH HỌC CỦA HẢI MIÊN Ở VÙNG
BIỂN NAM TRUNG BỘ, VIỆT NAM
SPECIES COMPOSITION AND BIOACTIVE SUBSTANCES OF SPONGE IN CENTRAL
SOUTHERN AREA, VIETNAM
Đặng Xuân Cường¹, Vũ Ngọc Bội², Trần Khắc Trí Nhân³,
Nguyễn Thị Phương Hiền4, Thái Minh Quang5
Ngày nhận bài: 9/7/2018; Ngày phản biện thông qua: 11/9/2018; Ngày duyệt đăng: 28/9/2018
TÓM TẮT
Hải miên thuộc nhóm động vật thân lỗ còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam. Trong bài báo này, chúng tôi
công bố kết quả nghiên cứu về thành phần loài và một số hoạt chất sinh học có trong những loài hải miên đã
được thu mẫu ở vùng biển Nam Trung Bộ - Việt Nam nhằm định hướng nghiên cứu và ứng dụng. Trong các năm
2016 và 2017, chúng tôi thực hiện 6 chuyến khảo sát và thu được 21 mẫu hải miên. Kế t quả phân loạ i đượ c 13
chi, trong đó riêng vù ng Vị nh Nha Trang – Khá nh Hò a phân loạ i đượ c 11 loà i. Đồ ng thờ i, kết quả cho thấy sự
hiện diện của các chất sinh học như polyphenol, alkaloid, terpenoid và steroid. Dịch chiết từ 21 mẫu hải miên
có hoạt tính chống oxy hóa và ức chế enzyme β-glucosidase. Từ đó thấy rằng hải miên khá đa dạng về thành
phần loài và hoạt chất sinh học.
Từ khóa: hải miên, hoạt chất sinh học, Nam Trung Bộ, polyphenol, alkaloid, terpenoid và steroid.
ABSTRACT
Sponge belongs to group of basalmost clade animal, and the study on them was less in Vietnam. Thus,
the paper presents the results of species components and some bioactive substances of sponges collected in
Central Southern area of Vietnam. In the years 2016 and 2017, we conducted six surveys and collected 21
sponge samples. The results showed total 13 genera were classifi ed, in which 11 species were found only in
Nha Trang Bay, Khanh Hoa. Also, the results of our analysis showed the presence of biological substances
such as polyphenols, alkaloids, terpenoids and steroids. The extract from 21 samples expressed antioxydant
and β glucosidase inhibition activity. These results showed that the sponge is quite diverse in terms of species
composition and biological activity.
Keywords: sponge, biosubstance, Central southern area of Vietnam, polyphenol, application
I. LỜI MỞ ĐẦU
Hải miên (bọt biển) là động vật thân lỗ xuất
hiện nhiều ở các rạn san hô chết. Nhiều nghiên
cứu cho thấy trong hải miên có rất nhiều chất
chuyển hóa thứ cấp, có hoạt tính sinh học cao
[1]. Hải miên được cho là loài sinh vật biển có
chứa tới 4.851 hợp chất tự nhiên trong tổng số
hơn 15.000 hợp chất tự nhiên đã được phát hiện
từ sinh vật biển. Các chất tự nhiên có trong hải
miên có nhiều hoạt tính sinh học có giá trị như
hoạt tính chống oxy hóa, kháng viêm, kháng u,
tăngtí nh miễn dịch, kháng virus, chống sốt rét,
bảo vệ thần kinh, trừ giun sán, chống lại các
tế bào ung thư,[2]. Một số chất có hoạt tính
sinh học có trong hải miên đã được nghiên cứu
về cấu trúc, hoạt tính sinh học và sản xuất phục
vụ điều trị bệnh cho con người như: di-isobutyl
phthalate, di-n-butyl phthalate, acid linoleic,
β-sitosterol, cholesterol, bis-[2-ethyl]-hexyl-
phthylester, acid triglyceride béo ester,[2].
Mặt khác, người ta cũng phát hiện trong hải
miên có các loại polyphenol có hoạt tính chống
oxy hóa cao như: spongouridine, spongothymi-
dine, spongosine, crotonoside,[2].
¹ Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang, VAST
² Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang
³ Trường Cao đẳng nghề Phú Yên
4 Công ty Cổ phẩn Nước giải khát Yến Sào Khánh Hòa
5 Viện Hải dương học, VAST
18 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
Biển Việt Nam và đặc biệt là vùng biển
Nam Trung Bộ được coi là nơi có nguồn tài
nguyên hải miên khá đa dạng về thành phần
loài và sản lượng. Tuy vậy, việc nghiên cứu về
hải miên tại Việt Nam còn ít được quan tâm.
Do vậy chúng tôi tiến hành thu mẫu và xác
định thành phần loài, đánh giá hoạt tinh sinh
học của dịch chiết hài miên làm cơ sở cho
việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu về hải miên
tại vùng biển Nam Trung Bộ. Trong bài báo
này, chúng tôi chỉ công bố một số kết quả
nghiên cứu ban đầu về thành phần loài và
sơ bộ đánh giá một số hoạt chất sinh học có
trong các mẫu hải miên thu mẫu tại vùng
biển Nam Trung Bộ.
II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁ P
NGHIÊN CỨU
1. Nguyên liệu
Tiến hành thu mẫu hải miên tại vùng biển
thuộc hòn Mun, hòn Một - Nha Trang - Khánh
Hòa và thu mẫu tại vùng ven biển Ninh Thuận.
Sau khi thu mẫu, hải miên được rửa sạch bằng
nước biển, bao gói riêng từng mẫu bằng bao
nilon, cột kín miệng túi, bảo quản bằng nước
đá và vận chuyển vào đất liền.
Các mẫu hải miên sử dụng để làm tiêu bản
khung xương và gai xương dùng cho phân
loại sẽ được rửa 2 lần bằng ethanol 50% và
lưu giữ trong ethanol 70-80%. Mẫu làm tiêu
bản khung xương được cắt vuông góc với bề
mặt. Tiêu bản gai xương được phá hữu cơ
bằng NaClO. Toàn bộ các tiêu bản được cố
định trên lam kính bằng Canada balsan. Quá
trình quan sát, phân loại theo đặc điểm sinh
học được thực hiện dưới kính hiển vi quang
học Olympic BX41, hình ảnh khung xương và
gai xương được chụp bằng máy ảnh kĩ thuật
số qua vật kính 4x, 10x,và 40x. phân loại hải
miên do Thái Minh Quang - Viện Hải Dương
học Nha Trang thực hiện.
Mẫu hải miên dùng cho nghiên cứu sẽ
được rửa sạch bằng nước biển ngay sau khi
thu mẫu và bảo quản lạnh ở nhiệt độ <4ºC và
vận chuyển về phòng thí nghiệm. Tại phòng thí
nghiệm, mẫu được lưu giữ ở nhiệt độ -20ºC,
sau đó được phá vỡ cấu trúc bằng nitơ lỏng,
đồng hóa và bảo quản bột hải miên trong tủ
đông. Bột hải miên được sử dụng làm nguyên
liệu trong toàn bộ quá trình nghiên cứu. Chất
có hoạt tính sinh học từ hải miên được chiết
bằng dung môi methanol 99,8% [3].
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp định lượng polyphenol
Định lượng polyphenol tổng (TPC) theo
phương pháp so mà u bằ ng cá ch sử dụng Folin-
Ciocalteu với phloroglucinol là chất chuẩn. 300
μl dịch mẫu bổ sung 01 ml Folin-Ciocalteu
10%, giữ 5 phút. Sau đó, thêm vào hỗn hợp 2 ml
Na2CO3 10%, trộn đều, giữ 90 phút trong bóng
tối và đo độ hấp thụ quang ở bước sóng 750 nm,
đo trên máy UV-Vis Spectrophotometer JenWay
6400/ 6405 [4].
2.2. Phương pháp định tính các chất
Định tính chất béo theo TCVN 4331-86:
nhỏ dịch chiết lên giấy lọc và làm khô dung
môi. Nếu trên giấy lọc tồn tại vết mờ thì dịch
chiết có chất béo.
Tinh dầu: Định tính tinh dầubằng cách cho
bốc hơi dịch chiết tới khi thu được cặn có mùi
thơm [5].
Terpenoid: Định tính terpenoid bằng cách
dùng thuốc thử Liebermann-Burchard cho vào
dịch chiết, màu hỗn hợp chuyển từ đỏ nâu - tím
chuyển sang màu xanh lục chứng tỏ dịch chiết
có terpenoid [3].
Flavonoid: Định tính Flavonoid bằng phản
ứng đặc trưng với Mg/HCl đậm đặc: Dung dịch
có màu hồng (đỏ) [3].
Alkaloid: định tính Alkaloid bằng phản
ứng đặc trưng với thuốc thử Mayer cho kết tủa
trắng [3].
2.3. Xác định một số hoạt tính sinh học của
dịch chiết hải miên
Xác định hoạt tính chống oxy hóa tổng:
Lấy 900µl nước cất và 3 ml dung dịch A
(H2SO4 0,6 M, sodium phosphate 28 mM
and ammonium Molybdate 4 mM) bổ sung
vào 100 µl mẫu. Hỗn hợp được giữ ở 95ºC
trong 90 phút. Sau đó,tiến hành đo độ hấp
thụ quang của hỗn hợp ở bước sóng 695 nm
với chất chuẩn là acid ascorbic [6].
Hoạt tính khử Fe: hoạt tính khử sắt được
xác định theo cách: lấy 500 µl dịch chiết hải
miên, bổ sung 0,5 ml đệm phosphate pH 7,2 và
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 19
0,2 ml K3[Fe(CN)6] 1%. Sau đó, hỗn hợp được
giữ ở 50ºC trong 20 phút. Sau đó, tiếp tục bổ
sung vào hỗn hợp 500 µl CCl3COOH 10%, 300
µl nước cất, 80 µl FeCl3 0,1% và đo độ hấp thụ
quang của của hỗn hợp ở bước sóng 655 nm
với chất chuẩn là FeSO4 [7].
Hoạt tính ức chế enzyme β glucosidase:
hoạt tính ức chế enzyme β glucosidase được
đánh giá theo phương pháp của Hengameh và
cộng sự (2016) [8]: lấy 0,5 mL dung dịch
p-nitro phenyl-β-D- glucopyranoside 02
mM và 0,3 mL đệm potassium phosphate
50 mM (pH 5) cho vào 200 mL dịch chiết
và giữ hỗn hợp ở 37° trong 10 phút. Sau
đó, bổ sung 20 mU enzyme β-glucosidase
(hoạt độ 3.500U/mg) vào hỗn hợp và giữ tiếp ở
37° trong 30 phút. Kết thúc phản ứng tiếp tục
bổ sung vào hỗn hợp 2,6 mL đệm potassium
phosphate (pH 10). Thuốc Acarbose được sử
dụng làm mẫu đối chứng. Nếu mẫu đối chứng
bị âm, tiến hành bổ sung thêm đệm phosphate
(pH 10) để khóa phản ứng enzyme. Độ hấp thụ
quang của hỗn hợp được đo ở bước sóng 410
nm. Phần trăm ức chế enzyme được tính theo
công thức: % ức chế enzyme β glucosidase =
[A410 kiểm soát - A 410 dịch chiết/A 410 kiểm soát] x100%
Trong nghiên cứu này, p-nitro phenyl-β-D-
glucopyranoside (PNGP) được sử dụng làm cơ
chất thủy phân.
3. Phương pháp xử lý số liệu
Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần (n =
3). Kết quả là giá trị trung bình của 3 lần thí
nghiệm lặp lại. Phân tích thống kê đượ c thự c
hiệ n bằng thuậ t toá n tính giá trị trung bình và
độ lệch chuẩn trên phần mềm MS. Excel 2010.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
1. Thành phần loài hải miên ở khu vực Nam
Trung Bộ
Kết quả phân loại 21 mẫu hải miên thu mẫu
ở vùng biển thuộc Hòn Mun, Hòn Một - Nha
Trang - Khánh Hòa và thu mẫu tại vùng ven
biển Ninh Thuận trong 2 năm 2016 và 2017 đã
xác định các mẫu trên thuộc 13 chi như sau:
Aaptos, Xestospongia, Dasychalina, Gelliodes,
Haliclona, Stylissa, Lipastrotethya, Suberites,
Hippospongia, Clathria, Paratetilla, Biemna,
Spheciospongia. Trong đó, có 17 mẫu đã được
phân loại đến loài. Mặt khác kết quả phân
loại cũng cho thấy vùng biển Ninh Thuận và
Nha Trang có thành phần loài khá giống nhau.
Riêng vùng Vịnh Nha Trang - Khánh Hòa đã
phát hiện và phân loại được 11 loài hải miên
như sau: Aaptos suberitoides (Brøndsted, 1934),
Xestospongia sp., Haliclona sp., Dasychalina
sp., Gelliodes fi bulata, Haliclona (Gellius)
amboinensis (Lévi, 1961), Lipastrotethya sp.,
Paratetilla bacca (Selenka, 1867), Stylissa sp.,
Biemna fortis (Topsent, 1897) và Spheciospongia
sp (Hình 1). Trong đó, tại Hòn Mun có 05 loài,
Hòn Một có 02 loài, Hòn Rùa có 03 loài. Chúng
phân bố ở các độ sâu khác nhau từ 0,500 ÷ 15m
(so với mực nước biển) và đặc điểm chung về
môi trường sinh sống là ở các vùng nước trong,
ít sóng, có san hô chết. Như vậy, hải miên thu
mẫu ở vùng biển Ninh Thuận và Nha Trang
khá đa dạng về hình dáng, màu sắc và cấu trúc
thân. Tuy nhiên, tần suất bắt gặp các loài hải
miên rất khác nhau, phụ thuộc vào mùa vụ thu
mẫu. Kết quả quan sát hình thái cho thấy, tất cả
các loài hải miên sinh trưởng ở vùng biển Nha
Trang và Ninh Thuận đều có cấu trúc xương
hình trụ (Hình 2).
Vùng biển Đông có 388 loài hải miên thuộc
24 bộ, 78 họ và 158 chi hải miên, trong đó Sin-
gapore có 130 loài, biển phía Đông Malaysia có
25 loài, vùng – Vị nh Thá i Lan có 90 loài, biển
Việt Nam có 141 loài, biển Nam Trung Hoa có
138 loài và biển Đài Loan có 64 loài. Trong 388
loài, chỉ có 16 loài phân bố rộng chiếm 4%, bao
gồm Aaptos suberitoides, Acanthella caverno-
sa, Biemna fortis, Cinachyrella australiensis,
Clathria (Thalysias) reinwardti, Coelocart-
eria singaporensis, Echinodictyum asperum,
Hyrtios erectus, Haliclona (Gellius) cymae-
formis, Iotrochota baculifera, I. purpurea,
Mycale (Zygomycale) parishii, Neopetrosia
exigua, Oceanapia sagittaria, Spheciospongia
vagabunda, Xestospongia testudinaria. Only
X. testudinaria, M. (Zygomycale) parishii và
C. australiensis [9]. Vùng biển Việt Nam có
299 loài thuộc 124 chi, 65 họ, 18 bộ và 4 lớp,
trong đó 201 loài đã xác định được tên [10].
20 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
Hình 1. Hình ảnh, phân loại và một số đặc tính phân bố của các loài Hải Miên thu mẫu tại
Vịnh Nha Trang - Khánh Hòa
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 21
2. Thành phần các chất sinh học có trong hải
miên Nam Trung Bộ
Một số chất có hoạt tính sinh học như poly-
phenol, terpenoid, fl avonoid và alkaloid đã
được phát hiện có trong tất cả các loài hải miên
thu mẫu tại vùng biển Nam Trung Bộ (Bảng
1). Trong đó, thành phần alkaloid ở trong hải
miên là ít hơn so với các thành phần khá như
polyphenol, terpenoid và fl avonoid. Kết quả
phân tích cũng cho thấy, hải miên Aaptos su-
beritoides có hàm lượng polyphenol cao nhất,
tiếp theo là Lipastrotethya sp., Stylissa sp. Hàm
lượng polyphenol thấp nhất được xác định ở
loài Haliclona (Gellius) cymaeformis (Esper,
1794), tương ứng là 0,26 mg phloroglucinol/g
DW. Kết quả cũng cho thấy loài Aaptos suber-
itoides được thu mẫu ở 2 khu vực gần nhau
trong vịnh Nha Trang, có cùng đặc điểm nền
đáy nhưng kích thước cá thể khác nhau và có
sự khác nhau về hàm lượng polyphenol. Mặt
khác, sự khác biệt về hàm lượng polyphenol
giữ 2 mẫu của loài Aaptos suberitoides là sự
khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Kết quả này
chứng tỏ hàm lượng polyphenol ở trong hải
miên có thể phụ thuộc vào độ tuổi sinh học thể
hiện qua kích thước của hải miên. Các nghiên
cứu sâu về vấn đề này sẽ được chúng tôi tiếp tục
công bố ở các bài báo tiếp theo. Kết quả nghiên
Hình 2. Hình ảnh về khung xương của một số loài hải miên thu mẫu ở vùng biển Nam Trung Bộ
22 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
cứu cũng cho thấy sự khác biệt về hàm lượng
các chất có hoạt tính sinh học như polyphenol,
terpenoid, fl avonoid và alkaloid trong các loài
hải miên ở khu vực Nam Trung Bộ, Việt Nam.
Nhiều kết quả trên thế giới cũng cho thấy hải
miên chứa rất nhiều chất sinh học khác nhau. Các
chất alkaloid, triterpenoid, phenolic, fl avanoid
được phát hiện ở 2 loài hải miên: Spongia offi -
cinalis var. ceylonensis và Sigmadocia carnosa
[11]. Thành phần các chất sinh học ở hải miên
phụ thuộc vào loài, loài Aurora globostellata có
alkaloid và fl avanol, không có tannin, nhưng loài
Spirastrella inconstans varmoeandrina Dendy
có tannin, fl avonol và alkaloid [12]. Thành phần
các chất trong dich chiết hải miên phụ thuộc vào
dung môi chiết và loài hải miên, cụ thể dịch chiết
trong methanol từ loài Dysidea herbacea chứa
cả tannin, fl avonoid, alkaloid và phenol, dịch
chiết methanol từ loài Sigmadocia pumila có
fl avonoid, phenol, alkaloid và thêm cả quinone,
nhưng không có tannin, đối với dịch chiết metha-
nol từ loài Acanthella elongate lại chỉ tìm thấy
alkaloid, phenol và tannin; đối với dịch chiết dich
loromethane từ các loài Dysidea herbacea,
Sigmadocia pumila và Acanthella elongate thì
phenol chỉ tìm thấy trong dịch chiết dich lo-
romethane từ loài Dysidea herbacea, quinone
lại tìm thấy ở dịch chiết dich loromethane từ
các loài Sigmadocia pumila và Acanthella
elongate [13]. Từ các phân tích ở trên cho thấy
sự đa dạng về thành phần các chất sinh học có
trong hải miên ở những vùng khác nhau, loài
khác nhau. Mặt khác, kết quả phân tích cũng
cho thấy hải miên ở khu vực Nam Trung Bộ
hoàn toàn có thể là nguồn nguyên liệu phục vụ
nghiên cứu thu nhận các chất có hoạt tính sinh
học dùng trong các lĩnh vực thực phẩm chức
năng, dược phẩm.
Bảng 1. Hàm lượng polyphenol và chất có hoạt tính sinh học khác trong hải miên
ở khu vực Nam Trung Bộ, Việt Nam
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 23
3. Hoạt tính sinh học của dịch chiết hải miên
3.1. Hoạt tính chống oxy hóa tổng và hoạt
tính khử sắt
Kết quả đánh giá hoạt tính chống oxy hóa
và hoạt tính khử sắt của dịch chiết trong metha-
nol từ các loài hải miên thu mẫu tại vùng biển
Nam Trung Bộ cho thấy, loài Lipastrotethya
sp có hoạt tính chống oxy hóa tổng cao nhất,
tương ứng 331,18 mg acid ascorbic/g DW và
loài Aaptos suberitoides có hoạt tính khử sắt
cao nhất, tương ứng 278,11 mg FeSO4/g DW.
Loài Xestospongia sp. có hoạt tính chống oxy
hóa tổng và hoát tính khử sắt thấp nhất, tương
ứng 1,38 mg acid ascorbic/g DW và 0,94 mg
FeSO4/g DW (Hình 3). Sự tương quan giữa
hàm lượng polyphenol và hoạt tính chống oxy
hóa tổng (R² > 0,8) lớn hơn so với mối tương
quan giữa hàm lượng polyphenol và hoạt tính
khử sắt của dịch chiết (R² < 0,8) (Hình 3).
Chứng tỏ hàm lượng polyphenol của hải miên
ảnh hưởng không mạnh tới hoạt tính khử sắt
mà ảnh hưởng mạnh đến hoạt tính chống oxy
hóa tổng.
Điều này cho thấy, hải miên vùng biển
Hình 3. Hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết hải miên thu nhận ở vùng biển Nam Trung Bộ
Nam Trung Bộ là nguồn tài nguyên sử dụng
cho nghiên cứu thu nhận và sản xuất các
chất có hoạt tính chống oxy hóa dùng cho
sản phẩm thực phẩm chức năng, dược phẩm,
mỹ phẩm,. Hiện nay, một số chế phẩm có
nguồn gốc từ hải miên đã được nghiên cứu
ứng dụng trong thực tế như: Suberitine A-D
dùng trong điều chế thuốc chống lại các tế bào
khối u P388; polyphenol dùng sản xuất viên
uống chống lão hóa, hỗ trợ điều trị Alzheimer
và Parkinson; 3-Alkyl Pyridinium alkaloid từ
loài Haliclona viscosa được sử dụng để điều
chế chất kháng khuẩn, kháng nấm da và chế
phẩm sinh học hỗ trợ trong quá trình điều trị
và chữa bệnh ung thư,. [14], [15]. Như vậy,
các loài hải miên ở khu vực Nam Trung Bộ là
đối tượng tiềm năng trong nghiên cứu phục vụ
y học và thực phẩm chức năng.
3.2. Hoạt tính ức chế enzyme β- glucosidase
của dịch chiết hải miên
Hình 4. Hoạt tính ức chế enzyme β glucosidase của các mẫu hải miên thu nhận
ở vùng biển Nam Trung Bộ, Việt Nam
24 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
Hoạt tính ức chế enzyme β-glucosidase cao
nhất được tìm thấy ở loài A. suberitoides, tương
ứng 68,34% và loài Stylissa sp. có hoạt tính ức
chế enzyme β-glucosidase thấp nhất, tương ứng
21,17%. Trong các mẫu hải miên được đánh giá,
hoạt tính ức chế enzyme β-glucosidase đạt giá
trị trung bình là 53,91%. Mối tương quan mạnh
giữa hàm lượng polyphenol của dịch chiết hải
miên và hoạt tính ức chế enzyme β-glucosidase
cũng được tìm thấy (p < 0,02). Kết quả này
chứng tỏ polyphenol của hải miên có hoạt tính
ức chế enzyme β-glucosidase – đây là hoạt tính
quyết định khả năng sử dụng polyphenol từ hải
miên trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường typ
2. Hoạt tính ức chế enzyme β-glucosidase đều
được tìm thấy ở các dịch chiết từ các loài hải
miên thu mẫu tại vùng biển Nam Trung Bộ.
Do vậy, hải miên vùng biển Nam Trung Bộ là
nguồn tài nguyên có tiềm năng ứng dụng trong
sản xuất thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị
bệnh đái tháo đường tuýp 2.
IV. KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu ở trên có thể rút
ra một số kết luận như sau:
Hải miên thu mẫu ở vùng biển Nam Trung
Bộ thuộc 13 chi như sau: Aaptos, Xestospongia,
Dasychalina, Gelliodes, Haliclona, Stylissa,
Lipastrotethya, Suberites, Hippospongia,
Clathria, Paratetilla, Biemna, Sphecio-
spongia. Trong đó, đã phân loại được 11
loài hải miên như sau: Aaptos suberitoi-
des (Brøndsted, 1934), Xestospongia sp.,
Haliclona sp., Dasychalina sp., Gelliodes
fibulata, Haliclona (Gellius) amboinensis
(Lévi, 1961), Lipastrotethya sp., Paratetilla
bacca (Selenka, 1867), Stylissa sp., Biemna
fortis (Topsent, 1897) và Spheciospongia sp
thu mẫu ở vùng Vịnh Nha Trang - Khánh
Hòa.
Dịch chiết methanol từ các mẫu hải miên
thu mẫu ở vùng biển Nam Trung Bộ đều chứa
các chất có hoạt tính sinh học như polyphenol,
terpenoid, fl avonoid và alkaloid. Hải miên sinh
trưởng ở vùng biển Nam Trung Bộ đều có hoạt
tính chống oxy hóa tổng và hoạt tính khử khử
sắt.
Dịch chiết methanol từ các mẫu hải miên thu
mẫu ở vùng ở vùng biển Nam Trung Bộ đều có
hoạt tính ức chế enzyme β glucosidase. Do vậy,
hải miên ở vùng ở vùng biển Nam Trung Bộ là
nguồn tài nguyên quý cho việc nghiên cứu hỗ
trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tài liệu tham khảo
1. Müller W. E., Wang X., Proksch P., Perry C. C., Osinga R., Gardères J., Schröder H. C., 2013. Principles of
biofouling protection in marine sponges: a model for the design of novel biomimetic and bio-inspired coatings
in the marine environment. Mar. Biotechnol. (NY), 15(4), 375-398.
2. Mohamed S., Howaida I. A. A., Amal Z. H., Hanan F. A., Mohamed A. G., 2012. Chemical characterization,
antioxidant and inhibitory effects of some marine sponges against carbohydrate metabolizing enzymes. Org.
Med. Chem. Lett., 2(1), 30.
3. Nguyễn K. P. P., 2007. Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, Nxb. ĐH Quốc Gia TP. HCM.
4. Swanson A. K., Druehl L. D., 2002. Induction, exudation and the UV protective role of kelp phlorotannins.
Aquat. Bot., 73, 241253.
5. Trần D. T., Vũ V. Đ., Ngô K. S., 2010. Bước đầu trồng thử nghiệm và tách chiết hoạt chất miraculin trong trái
cây thần kỳ (Synsepalum dulcifi cum Daniell). Science & Technology Development, 13, 54-61.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 25
6. Prieto P., Pineda M., Aguilar M., 1999. Spectrophotometric quantitation of antioxidant capacity through the
formation of a phosphomolybdenum complex: Specifi c application to the determination of vitamin E. Anal.
Biochem., 269, 337–341.
7. Zhu Q. Y., Hackman R. M., Ensunsa J. L., Holt R. R., Keen C. L., 2002. Antioxidative activities of oolong
tea. J. Agric. Food Chem, 50, 6929–6934.
8. Hengameh P., Rajkumar H. G., 2016, Evaluation of some lichen extracts for β-glucosidase inhibitory as a
possible source of herbal anti-diabetic drugs. American Journal of Biochemistry, 6(2), 46-50.
9. Swee-Cheng L., Sumaitt P., Minh-Quang T., Dexiang W., Yusheng M. H., 2016. Inventory of sponge fauna
from the Singapore strait to Taiwan strait along the western coastline of the South China Sea. Raffl es Bull.
Zool., Supplement No. 34, 104–129.
10. Thai M. Q., 2013. A review of the diversity of sponges (porifera) in Vietnam. The 2nd international work-
shop on marine bioresources of Vietnam, Hanoi, 109-115.
11. Athira K. K. A., Keerthi T. R., 2016. Analyses of methanol extracts of two marine sponges, Spongia offi ci-
nalis var. ceylonensis and Sigmadocia carnosa from southwest coast of india for their bioactivities. Int. J. Curr.
Microbiol. App. Sci., 5(2), 722-734.
12. Chairman K., Ranjit S. A. J. A., Ramesh M., 2012. Screening twelve species of sponges for biomedical
activity in gulf of mannar tuticorin coast. International Journal of Marine Science, 2(6), 43-50.
13. Yuvarani T., Sudarsanam D., Habeeb S., Joe K.K., 2017. Screening of bioactive compounds from marine
sponges collected from Kovalam, Chennai. Asian J. Pharm. Clin. Res., 10(5), 231-236.
14. Hengameh P., Rajkumar H.G., 2016. Evaluation of some lichen extracts for β-glucosidase inhibitory as a
possible source of herbal anti-diabetic drugs. American Journal of Biochemistry, 6(2), 46-50.
15. Caixia L., Xuli T., Pinglin L., Guoqiang L., 2012. Suberitine A-D, four new cytotoxic dimeric aaptamine
alkaloids from the marine sponge Aaptos suberitoides. Org. Lett., 14(8), 1994-1997.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thanh_phan_loai_va_hoat_chat_sinh_hoc_cua_hai_mien_o_vung_bi.pdf