This study was conducted in March and April 2016 in Vu Quang National Park, Ha Tinh province to estimate
the species composition and distribution based habitat of small mammals belonging to 6 orders: Dermoptera,
Lagomorpha, Erinaceomorpha, Soricomorpha, Scandentia and Rodentia. Two methods that were line transects
survey and recaptured by cage are used to investigate and determine small mammals’ status in study field.
Besides, essential information was inherited from interviews. The study has pointed out 19 species, 8 families
and 5 orders of small mammals in Vu Quang National Park based on selecting study objects criteria. Moreover,
habitats and distribution of objects were also determined, in which natural evergreen broad leaved wood forest
is habitat of almost species. The mixed broadleaf and bamboo forest is habitat for a poor diversity of small
mammals. The study results have provided helpful information on status, distribution based on habitat of small
mammals which effectively contribute to forest resources conservation in Vu Quang National Park.
8 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần loài và phân bố theo sinh cảnh sống của một số loài thú nhỏ tại vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
31TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ THEO SINH CẢNH SỐNG
CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ NHỎ
TẠI VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG, TỈNH HÀ TĨNH
Trần Văn Dũng1, Vũ Tiến Thịnh2, Giang Trọng Toàn3, Tạ Tuyết Nga4
Nguyễn Hữu Văn5, Đinh Văn Thịnh6
1,2,3,4,5,6Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện vào tháng 3 và tháng 4 năm 2016 tại VQG Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm xác
định thành phần loài và phân bố theo sinh cảnh của các loài thú nhỏ thuộc 6 bộ: Cánh da (Dermoptera), Thỏ
(Lagomorpha), Chuột voi (Erinaceomorpha), Chuột chù (Soricomorpha), Nhiều răng (Scandentia) và bộ Gặm
nhấm (Rodentia). Các phương pháp nghiên cứu gồm điều tra theo tuyến, bắt thả bằng bẫy lồng được sử dụng để
điều tra và xác định tình trạng của các loài thú nhỏ tại thực địa. Bên cạnh đó, các thông tin về các loài thú nhỏ
còn được thu thập qua phương pháp phỏng vấn. Kết quả điều tra đã ghi nhận 19 loài, 8 họ và 5 bộ thú nhỏ tại
VQG Vũ Quang theo các tiêu chí lựa chọn đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, sinh cảnh sống và phân bố của các
loài thú nhỏ cũng được xác định trong đợt điều tra này, trong đó sinh cảnh rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng
thường xanh có nhiều loài cư trú nhất. Sinh cảnh rừng hỗn giao gỗ - tre nứa là dạng sinh cảnh có ít các loài thú
nhỏ cư trú hơn so với các dạng sinh cảnh khác. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp các thông tin hữu ích về tình
trạng, các sinh cảnh phân bố các loài thú nhỏ phục vụ công tác bảo tồn tài nguyên rừng tại VQG Vũ Quang.
Từ khóa: Bảo tồn, đa dạng sinh học, thú nhỏ, Vũ Quang.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thú nhỏ là các loài thú có khối lượng cơ thể
trưởng thành dưới 5 kg (Shukor Md.Nor,
2001). Các loài thú nhỏ là các mắt xích quan
trọng trong các chuỗi và mạng lưới thức ăn, có
có giá trị về mặt thực phẩm, dược liệu và khoa
học. Bên cạnh đó, các loài thú nhỏ rất nhạy
cảm với sự biến đổi của môi trường nên mức
độ đa dạng của chúng là một trong những chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá diễn biến của môi
trường (Đỗ Quang Huy và cộng sự, 2009). Tuy
nhiên, thông tin về các loài thú nhỏ hiện nay
còn hạn chế, các nghiên cứu mới chủ yếu tập
trung vào các loài thú lớn, các loài thú có giá
trị kinh tế.
Nhằm bảo vệ tài nguyên rừng, Việt Nam đã
thành lập trên 160 khu rừng đặc dụng từ Bắc đến
Nam. Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang cũng
nằm trong hệ thống này, được thành lập năm
2002 và nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ. Đây là
khu vực có nguồn tài nguyên đa dạng và nhiều
loài đặc hữu nhất của cả nước. Từ khi thành lập
đến nay, VQG Vũ Quang được nhiều nhà khoa
học trong và ngoài nước tiến hành nghiên cứu về
tài nguyên động, thực vật rừng. Gần đây nhất có
một số công trình nghiên cứu được thực hiện bởi
Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Bắc Trung
Bộ (2005), Phạm Quốc Bảo (2009) đã ghi nhận
được 586 loài động vật có xương sống bao gồm
94 loài thú, 315 loài chim, 58 loài bò sát, 31 loài
ếch nhái và 88 loài cá. Trong số đó có nhiều loài
là những nguồn gen quý hiếm, có giá trị bảo tồn
như Voi châu Á (Elephas maximus), Bò tót (Bos
frontalis), Voọc hà tĩnh (Trachypithecus
hatinhensis... và nhiều loài thú vừa được ghi
nhận trong những năm gần đây như Sao la
(Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn
(Muntiacus vuquangensis), Thỏ vằn (Nesolagus
timminsi),). Tuy nhiên, chưa có công trình
nghiên cứu về thành phần loài và đặc điểm phân
bố theo sinh cảnh của các loài thú nhỏ tại VQG
Vũ Quang. Vì vậy, nghiên cứu ngày được thực
hiện nhằm cung cấp các thông tin về thành phần
các loài và sự phân bố theo các dạng sinh cảnh
khác nhau của các loài thú nhỏ có phân bố tại
VQG Vũ Quang. Hơn nữa, kết quả của nghiên
cứu còn là cơ sở để phục vụ công tác quản lý và
bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực.
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
32 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này chỉ tiến hành trên đối tượng
thú nhỏ không bay thuộc 6 bộ: Cánh da
(Dermoptera), Thỏ (Lagomorpha), Chuột voi
(Erinaceomorpha), Chuột chù (Soricomorpha),
Nhiều răng (Scandentia) và bộ Gặm nhấm
(Rodentia).
2.2. Phương pháp phỏng vấn
Trong nghiên cứu này, 30 người là cán bộ
quản lý VQG, thợ săn, người dân đi rừng có
kinh nghiệm, sống xung quanh VQG Vũ
Quang được phỏng vấn nhằm lựa chọn các
tuyến điều tra phù hợp và thu thập các thông
tin ban đầu về thành phần loài và vùng phân bố
của các loài thú nhỏ. Các câu hỏi được thiết kế
dưới dạng các phiếu phỏng vấn và được ghi
đầy đủ thông tin sau khi kết thúc phỏng vấn.
Bên cạnh đó, hình ảnh về các loài thú nhỏ cũng
được sử dụng để kiểm tra lại các thông tin sau
khi các đối tượng phỏng vấn đã cung cấp các
đặc điểm về loài.
2.3. Phương pháp tuyến điều tra
Ba tuyến điều tra thú nhỏ được thực hiện tại
vùng lõi của VQG Vũ Quang nhằm ghi nhận
thành phần loài và sinh cảnh sống của các loài
thú nhỏ trong khu vực nghiên cứu. Mỗi tuyến
điều tra có chiều dài 4 - 5 km đi qua nhiều
dạng sinh cảnh khác nhau, trên mỗi tuyến điều
tra lập các tuyến phụ có chiều dài 300 – 500 m
(hình 01).
Hình 01. Bản đồ các tuyến điều tra thú nhỏ tại VQG Vũ Quang
Trong quá trình điều tra trên tuyến, các
thông tin về loài như tên loài, số lượng, dấu
hiệu, tọa độ ghi nhận, thời gian, sinh cảnh ghi
nhận... được ghi chép vào bảng biểu thiết kế
sẵn và sổ tay ngoại nghiệp, hình ảnh của các
loài cũng được chụp lại nếu có thể.
2.4. Phương pháp bắt bằng bẫy lồng
Phương pháp bắt bằng bẫy lồng để xác định
thành phần các loài thú nhỏ thường sống chui
lủi, khó phát hiện trong quá trình điều tra trên
tuyến, đặc biệt ở các khu vực có địa hình hiểm
trở. Trong nghiên cứu này, 60 bẫy lồng bằng
sắt có kích thước dài, rộng, cao tương ứng là:
29 x 14,5 x 14,5 cm được bố trí đều trên 3
tuyến điều tra (20 bẫy/tuyến). Các bẫy lồng
được đặt trên các tuyến điều tra phụ theo hình
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
33TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
xương cá với khoảng cách các bẫy cách nhau
20 – 25 m/bẫy. Các bẫy được đặt trong 3 ngày
liên tục và được kiểm tra thường xuyên vào
sáng sớm và chiều tối để thu mẫu và thay mồi.
Các mẫu thu được được xác định tên loài, đo
đếm các chỉ tiêu về dài thân, dài đuôi, cao tai,
giới tính, mô tả đặc điểm, được đánh dấu và
thả lại tại nơi bẫy bắt. Thông tin thu thập được
ghi chép vào bảng biểu thiết kế sẵn và sổ tay
ngoại nghiệp.
2.5. Xử lý số liệu
Thành phần các loài thú nhỏ tại VQG Vũ
Quang được ghi nhận qua 5 nguồn thông tin là:
(1) tài liệu ghi nhận từ các nghiên cứu trước đó
về các loài thú nhỏ có trong khu vực; (2) các
nguồn thông tin phỏng vấn đáng tin cậy và
được kiểm chứng thông qua tài liệu và điều tra
hiện trường; (3) Quan sát được loài thông qua
điều tra theo tuyến; (4) mẫu vật về thú nhỏ
được lưu giữ tại bảo tàng của VQG Vũ Quang
hoặc trong các hộ gia đình, (5) thú nhỏ bẫy bắt
thu được bằng lồng. Hệ thống phân loại, tên
khoa học và tên phổ thông của các loài thú nhỏ
được cập nhật theo Wilson and Readertrong
Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009).
Các loài thú nhỏ thu được từ ngoài thực địa
được định loại bằng sách hướng dẫn nhận biết
có hình vẽ màu của Francis (2008); Darrin
Lunde và Nguyễn Trường Sơn (2001).
Tình trạng của các loài thú nhỏ quý hiếm
được đánh giá dựa trên 4 tài liệu đang được sử
dụng phổ biến hiện nay: Sách đỏ Việt Nam
(2007), Danh lục đỏ thế giới (IUCN - Redlist,
2016), Nghị định 32/NĐ-CP (2006) và Công
ước CITES (2015).
Sinh cảnh sống của các loài thú nhỏ trong
khu vực nghiên cứu được thu thập dựa trên nền
bản đồ kiểm kê rừng năm 2013. Vùng phân bố
của các loài thú nhỏ theo sinh cảnh sống được
thống kê từ các nguồn thông tin ghi nhận về
loài và dựa trên tài liệu của Nguyễn Xuân
Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009). Mức độ khác
biệt giữa các dạng sinh cảnh sống của các loài
thú nhỏ được tính toán hệ số tương tự giữa các
sinh cảnh độc lập theo công thức sau:
X =
Trong đó: c là số loài có phân bố ở cả hai
sinh cảnh quan tâm, a là số loài của sinh cảnh
1, b là số loài của sinh cảnh 2. Hệ số tương tự
càng lớn thì sự khác biệt giữa các sinh cảnh
càng nhỏ.
Xác định các sinh cảnh ghi nhận được các
loài thú nhỏ dựa vào tọa độ ghi nhận trên thực
địa và bản đồ Kiểm kê rừng năm 2013 bao
gồm: Sinh cảnh rừng gỗ tự nhiên núi đất lá
rộng thường xanh (LRTX): Đây là dạng sinh
cảnh phổ biến nhất trong khu vực nghiên cứu,
có đa dạng sinh học cao tổ thành loài khá
phong phú gồm các loài cây thuộc họ Dẻ
(Fagaceae), họ Vang (Meliaceae), họ Long não
(Lauraceae), họ Côm (Elaeocarpaceae).v.v.
Thảm thực vật ở dạng sinh cảnh này có độ che
phủ cao, cấu trúc tầng thứ khá đa dạng. Để
phân chia các sinh cảnh rừng giàu, rừng trung
bình, rừng nghèo và rừng phục hồi, nghiên cứu
dựa và vị trí tọa độ GPS ghi nhận được các loài
và bản đồ Kiểm kê rừng năm 2013. Sinh cảnh
rừng hỗn giao gỗ - tre nứa: Hệ thực vật được
bao phủ bởi những loài thuộc họ tre nứa xen
lẫn là những cây gỗ như Sến mật, Giổi, Re
hương... Trước đây một số diện tích của khu
vực này là địa bàn sinh sống hoạt động của
người dân nhưng hiện nay ít bị tác động của
con người nên khá rậm rạp. Sinh cảnh trảng cỏ
cây bụi (đất chưa có rừng): Sinh cảnh này chủ
yếu tập trung bởi các khu vực đất trống, các
trảng cây bụi với thành phần chính chủ yếu là
như Ba soi, Lòng mang, Chuối rừng...
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần các loài thú nhỏ tại VQG
Vũ Quang
Trong tổng số 6 bộ thú nhỏ được lựa chọn là
đối tượng nghiên cứu, kết quả điều tra đã ghi
nhận được 5 bộ với 8 họ và 19 loài từ các
nguồn thông tin khác nhau (bảng 01).
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
34 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
Bảng 01. Danh sách các loài thú nhỏ được ghi nhận tại VQG Vũ Quang
TT Tên phổ thông Tên khoa học
Nguồn thông
tin
Tình trạng bảo tồn
IUCN
(2016)
SĐVN
(2007)
NĐ32
(2006)
CITES
(2015)
I Bộ Nhiều Răng Scandentia
1. Họ Đồi Tupaiidae
1 Đồi
Tupaia belangeri
(Wagner, 1841)
QS,BB,PV,TL II
II Bộ Cánh Da Dermoptera
2. Họ Chồn Dơi Cynocephalidae
2 Cầy bay
Galeopterus variegatus
(Audebert, 1799)
PV, TL EN IB
III Bộ Thỏ Lagomorpha
3. Họ Thỏ Rừng Leporidae
3 Thỏ nâu
Lepus peguensis
(Blyth, 1855)
PV, TL
4 Thỏ vằn
Nesolagus timminsi
(Averianov, Abramov &
Tikhonov, 2000)
MV, PV, TL DD EN IB
IV Bộ Chuột Voi Erinaceomorpha
4. Họ Chuột Voi Erinaceidae
5 Chuột voi đồi
Hylomys suillus
(Müller, 1840)
TL
V Bộ Gặm Nhấm Rodentia
5. Họ Sóc Sciuridae
6 Sóc đen
Ratufa bicolor
(Sparrman, 1778)
QS,MV,PV,TL NT VU II
7 Sóc bay đen trắng
Hylopetes alboniger
(Hodgson, 1836)
PV, TL VU IIB
8 Sóc bay bé
Hylopetes spadiceus
(Blyth, 1847)
TL IIB
9 Sóc bay trâu
Petaurista philippensis
(Elliot, 1839)
PV, TL VU
10 Sóc bụng đỏ
Callosciurus erythraeus
(Pallas, 1779)
QS,MV,PV,TL
11 Sóc bụng xám
Callosciurus inornatus
(Gray, 1867)
PV, TL
12 Sóc mõm hung
Dremomys rufigenis
(Blanford, 1878)
PV, TL
13 Sóc chuột lửa
Tamiops rodolphii
(Milne-Edwards, 1867)
6. Họ Dúi Spalacidae
14 Dúi mốc lớn
Rhizomys pruinosus
(Blyth, 1851)
QS, BB, MV,
PV, TL
7. Họ Chuột Muridae
15 Chuột mốc lớn
Berylmys bowersi
(Anderson, 1879)
QS, PV, TL
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
35TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
TT Tên phổ thông Tên khoa học
Nguồn thông
tin
Tình trạng bảo tồn
IUCN
(2016)
SĐVN
(2007)
NĐ32
(2006)
CITES
(2015)
16 Chuột xu - ri
Maxomys surifer
(Miller, 1900)
TL
17 Chuột hươu bé
Niviventer fulvescens
(Gray, 1847)
QS,BB,PV,TL
8. Họ Nhím Hystricidae
18 Nhím đuôi ngắn
Hystrix brachyura
(Linnaeus, 1758)
PV, TL
19 Đon
Atherurus macrourus
(Linnaeus, 1758)
PV, TL
Ghi chú:
Nguồn thông tin: QS - quan sát; BB - bẫy bắt;
MV - mẫu vật; PV - phỏng vấn; TL - Tài Liệu
Tình trạng: SĐVN – Sách đỏ Việt Nam; IUCN –
Sách đỏ thế giới; NĐ32 – Nghị định 32 quy định về
quản lý các loài động thực vật rừng nguy cấp quý
hiếm; CITES – Công ước quốc tế về buôn bán
độngthực vật hoang dã.
+ CR: Loài ở cấp rất nguy cấp ; EN: Loài ở cấp
nguy cấp; VU: Loài ở cấp sẽ nguy cấp; NT: Gần
bị đe dọa;
+ IB: Động vật rừng cấm khai thác, sử dụng vì
mục đích thương mại;
+ IIB: Động vật rừng hạn chế khai thác, sử
dụng vì mục đích thương mại.
Việc ghi nhận các loài thú nhỏ có phân bố
tại khu vực trong đợt điều tra là rất đáng tin
cậy, với 84,2% tổng số loài được ghi nhận từ 2
nguồn thông tin trở lên và đặc biệt có 36,8%
tổng số loài được quan sát trực tiếp, bẫy bắt
được hoặc hiện đang lưu giữ mẫu vật tại phòng
bảo tàng của VQG Vũ Quang. Đợt điều tra
không ghi nhận sự xuất hiện của loài thú nhỏ
mới nào tại VQG Vũ Quang so với các tài liệu
trước đó.
Trong tổng số 5 bộ thú nhỏ đã ghi nhận, đa
dạng nhất là bộ Gặm nhấm (Rodentia) với 4
họ, 14 loài chiếm 50% tổng số họ và 73,7%
tổng số loài được ghi nhận trong nghiên cứu
này. Mức độ đa dạng của bộ Gặm nhấm
(Rodentia) ở VQG Vũ Quang cũng được phản
ánh từ mức độ đa dạng chung của bộ thú nhỏ
này ở Việt Nam và các điều kiện thuận lợi cho
sự cư trú của các loài tại khu vực nghiên cứu.
Về tình trạng của các loài, 7 trong tổng số
19 loài thú nhỏ được ghi nhận tại VQG Vũ
Quang hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng hoặc
được bảo vệ trong các văn bản pháp luật, cụ
thể: 5 loài thuộc SĐVN năm 2007 (trong đó có
3 loài thuộc NĐ32/NĐ-CP, 2006; 2 loài thuộc
IUCN và 01 loài thuộc Công ước CITES,
2015; ngoài ra có 02 loài khác thuộc NĐ32 và
Công ước CITES). Các loài thú có giá trị bảo
tồn cao điển hình là loài Cầy bay (Galeopterus
variegatus) và loài Thỏ vằn (Nesolagus
timminsi).
3.2. Đặc điểm phân bố các loài thú nhỏ theo
sinh cảnh sống
Kết quả điều tra đã xác định được 6 sinh
cảnh sống chủ yếu của các loài thú nhỏ tại
VQG Vũ Quang đó là: Rừng gỗ tự nhiên núi
đất lá rộng thường xanh giàu (SC1); Rừng gỗ
tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung
bình (SC2), Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng
thường xanh nghèo (SC3); Rừng gỗ tự nhiên
núi đất lá rộng thường xanh phục hồi (SC4);
Rừng tự nhiên hỗn giao gỗ tre nứa (SC5);
Trảng cỏ cây bụi (SC6). Tổng hợp kết quả điều
tra phân bố của các loài trên các sinh cảnh
được thể hiện trong hình 02.
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
36 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
Hình 02. Biểu đồ biểu diễn tổng số các loài thú nhỏ được ghi nhận tại các sinh cảnh
Các loài thú nhỏ tại VQG Vũ Quang được
ghi nhận chủ yếu tại sinh cảnh rừng gỗ tự
nhiên núi đất lá rộng thường xanh và ít phân bố
nhất là sinh cảnh rừng hỗn giao gỗ và tre nứa.
Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX (giàu, trung
bình, nghèo) có nhiều nguồn thức ăn như hoa
quả, côn trùng, động vật nhỏ... nhiều hang hốc
để lấn tránh kẻ thù phù hợp với nhiều loài thú
nhỏ. Ngoài ra, đặc điểm sinh thái của từng
loài cũng là yếu tố tạo nên sự chênh lệch về
vùng phân bố của các loài thú nhỏ trong khu
vực nghiên cứu. Sự phân bố của các loài thú
nhỏ theo sinh cảnh sống được trình bày trong
bảng 02.
Bảng 02. Sự ghi nhận của các loài thú nhỏ theo các dạng sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu
STT Tên phổ thông SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 SC6 Nguồn thông tin
1 Chồn bay + + TL, PV
2 Chuột hươu bé + + + + + + MV, PV, TL
3 Chuột mốc lớn + + + + QS, PV, TL
4 Chuột voi đồi + + + + + + TL
5 Chuột xuri + + + TL
6 Đồi + + + + + QS, MV, PV,TL
7 Don + + + + + PV, TL
8 Dúi mốc lớn + MV, PV, TL
9 Nhím + + + + + PV, TL
10 Sóc bay bé + + + TL
11 Sóc bay đen trắng + + + TL, PV
12 Sóc bay trâu + + + + TL, PV
13 Sóc bụng đỏ + + + + + + QS, PV, TL
14 Sóc bụng xám + + + + PV,TL
15 Sóc chuột lửa + + + + + TL
17 loài 17 loài
16 loài
10 loài
6 loài
10 loài
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 SC6
lo
ài
Sinh cảnh
Số loài
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
37TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
STT Tên phổ thông SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 SC6 Nguồn thông tin
16 Sóc đen + + + QS, PV, TL
17 Sóc mõm hung + + + + + PV, TL
18 Thỏ nâu + + + + TL, PV
19 Thỏ vằn + + TL, PV
Ghi chú: TL – nguồn thông tin về sinh cảnh
sống theo Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh
(2009);
SC 1: Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường
xanh (LRTX) giàu;
SC 2: Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX trung bình;
SC 3: Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX nghèo;
SC 4: Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX phục hồi;
SC 5: Rừng tự nhiên hỗn giao gỗ tre nứa;
SC 6: Trảng cỏ cây bụi.
Các loài thú nhỏ được ghi nhận trong
nghiên cứu này có sinh cảnh sống khá rộng với
từ 2 đến 6 sinh cảnh sống tại VQG Vũ Quang
(ngoại trừ loài Dúi mốc lớn (Rhizomys
pruinosus) chỉ thích hợp với rừng tre nứa).
Mức độ đa dạng về sinh cảnh sống của các loài
thú nhỏ giúp chúng có thể thích ứng với những
thay đổi bất lợi do con người hoặc do cạch
tranh về nguồn thức ăn và nơi ở.
Đánh giá mức độ khác biệt giữa các dạng
sinh cảnh sống của các loài thú nhỏ trong khu
vực nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 03
thông qua xác định hệ số tương tự giữa các
sinh cảnh.
Bảng 03. Hệ số tương tự giữa các sinh cảnh theo sự phân bố của các loài thú nhỏ
Sinh cảnh SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 SC6
SC1 1,000 1,000 0,909 0,667 0,348 0,667
SC2 1,000 0,909 0,667 0,348 0,667
SC3 1,000 0,769 0,455 0,769
SC4 1,000 0,500 0,900
SC5 1,000 0,500
SC6 1,000
Từ bảng 03 cho thấy: sinh cảnh rừng tự
nhiên lá rộng thường xanh giàu, trung bình và
nghèo có hệ số tượng tự cao nên ít có sự khác
biệt về phân bố loài giữa 3 sinh cảnh này, đặc
biệt là sinh cảnh 1 và sinh cảnh 2. Do vậy, cả 3
sinh cảnh này có thể gộp chung thành 01 dạng
sinh cảnh là rừng tự nhiên núi đất lá rộng
thường xanh. Sinh cảnh rừng hỗn giao tre nứa
– gỗ là dạng sinh cảnh có nhiều sự khác biệt
nhất với các sinh cảnh khác do có thành phần
thực vật kém đa dạng chỉ thích hợp với một số
loài có nguồn thức ăn đặc trưng. Sinh cảnh
rừng phục hồi và sinh cảnh trảng cỏ cây bụi
cũng có sự khác biệt khá lớn, bởi đây là các
sinh cảnh bị tác động mạnh bởi điều kiện ngoại
cảnh, đặc biệt là con người nên nhiều loài thú
nhỏ không sống ở dạng sinh cảnh này.
IV. KẾT LUẬN
Kết quả của nghiên cứu đã ghi nhận 19 loài
thú nhỏ thuộc 8 họ và 5 bộ từ các nguồn thông
tin đáng tin cậy đã cập nhật được tình trạng của
các loài cho khu vực nghiên cứu. Trong đó, bộ
Gặm nhấm (Rodentia) được xác định là bộ thú
nhỏ có số lượng loài lớn nhất trong khu vực.
Các loài thú nhỏ được ghi nhận tại VQG Vũ
Quang sinh sống chủ yếu ở sinh cảnh rừng gỗ
tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh. Sinh
cảnh rừng hỗn giao gỗ và tre nứa là sinh cảnh
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
38 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
có ít loài thú nhỏ cư trú hơn so với các sinh
cảnh khác. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để xác
định sinh cảnh điều tra phù hợp cho nghiên
cứu tiếp theo và bổ sung thông tin vào công tác
bảo tồn tài nguyên rừng tại VQG Vũ Quang.
Lời cảm ơn
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến IDEA
WILD đã hỗ trợ kinh phí và thiết bị điều tra
thực địa để chúng tôi hoàn thành tốt các cuộc
điều tra thực địa của nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ khoa học và Công nghệ (2007). Sách đỏ Việt
Nam (phần I: Động vật). Nhà xuất bản Khoa học tự
nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
2. Phạm Quốc Bảo (2009). Điều tra thành phần thú
ở Vườn quốc gia Vũ Quang - Hà Tĩnh. Khóa luận tốt
nghiệp Khoa học Lâm nghiệp, Đại học Nông lâm TP.
Hồ Chí Minh.
3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006).
Nghị định số: 32/2006/ NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của Thủ
tướng chính phủ về:Quản lý thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý hiếm.
4. Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009).
Phân loại học lớp thú (Mammalia) và đặc điểm khu hệ
thú hoang dã Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên
và Công nghệ, Hà Nội.
5. Darrin Lunde and Nguyen Truong Son (2001). An
indentification guide to rodents of Viet Nam. Copyright
© 2001 American Museum of Natural History, ISBN 1-
930456-09-2
6. Francis, C. M., 2008. A Guide to the Mammals of
Southeast Asia. USA: Princeton University Press.
7. Shukor Md.Nor (2001). Elevational Diversity
Patterns of Small Mammals on Mount Kinabalu, Sabah,
Malaysia. Global Ecology and Biogeography, Vol. 10,
No. 1, Special Issue: Diversity Patterns in Small
Mammals among Elevational Gradients (Jan., 2001), pp.
41-62.
SPECIES COMPOSITION AND DISTRIBUTION BASED HABITATS OF
SMALL MAMMALS IN VU QUANG NATIONAL PARK,
HA TINH PROVINCE
Tran Van Dung1, Vu Tien Thinh2, Giang Trong Toan3, Ta Tuyet Nga4,
Nguyen Huu Van5, Dinh Van Thinh6
1,2,3,4,5,6Vietnam National University of Forestry
SUMMARY
This study was conducted in March and April 2016 in Vu Quang National Park, Ha Tinh province to estimate
the species composition and distribution based habitat of small mammals belonging to 6 orders: Dermoptera,
Lagomorpha, Erinaceomorpha, Soricomorpha, Scandentia and Rodentia. Two methods that were line transects
survey and recaptured by cage are used to investigate and determine small mammals’ status in study field.
Besides, essential information was inherited from interviews. The study has pointed out 19 species, 8 families
and 5 orders of small mammals in Vu Quang National Park based on selecting study objects criteria. Moreover,
habitats and distribution of objects were also determined, in which natural evergreen broad leaved wood forest
is habitat of almost species. The mixed broadleaf and bamboo forest is habitat for a poor diversity of small
mammals. The study results have provided helpful information on status, distribution based on habitat of small
mammals which effectively contribute to forest resources conservation in Vu Quang National Park.
Keywords: Biodiversity, conservation, small mammal, Vu Quang.
Người phản biện : PGS.TS. Đồng Thanh Hải
Ngày nhận bài : 08/11/2016
Ngày phản biện : 15/11/2016
Ngày quyết định đăng : 22/11/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thanh_phan_loai_va_phan_bo_theo_sinh_canh_song_cua_mot_so_lo.pdf