Thành phần và mức độ nhiễm ký sinh trùng ở cá tầm nga (acipencer guldenstaedtii brandt and ratzeburg, 1833) và cá tầm xiberi (acipencer baerii brandt, 1869) nuôi ao và nuôi lồng tại Lâm Đồng

Thành phần ký sinh trùng ở cá tầm Nga và cá tầm Xiberi nuôi ao tại Lâm Đồng giống nhau, gồm 03 loài T. nigra, I. multifi liis, và Gyrodactylus sp. Tỷ lệ nhiễm thấp, dao động từ 5,3-25,3%, cường độ nhiễm dao động từ 1,5 trùng/lam kính (Gyrodactylus sp. ở cá tầm Nga) đến 7,8 trùng/lam kính (T. nigra ở cá tầm Xiberi). Thành phần ký sinh trùng ở cá tầm Nga và cá tầm Xiberi nuôi lồng khác nhau, bắt gặp 05 loài ký sinh trùng, gồm T. nigra, I. multifi liis, Gyrodactylus sp., Ceratomyxa sp. và Neoergasilus sp. ở cá tầm Xiberi, và 02 loài ký sinh trùng, gồm T. nigra, I. multifi liis cá tầm Nga nuôi lồng.

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần và mức độ nhiễm ký sinh trùng ở cá tầm nga (acipencer guldenstaedtii brandt and ratzeburg, 1833) và cá tầm xiberi (acipencer baerii brandt, 1869) nuôi ao và nuôi lồng tại Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
26 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC THÀNH PHẦN VÀ MỨC ĐỘ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG Ở CÁ TẦM NGA (Acipencer guldenstaedtii Brandt and Ratzeburg, 1833) VÀ CÁ TẦM XIBERI (Acipencer baerii Brandt, 1869) NUÔI AO VÀ NUÔI LỒNG TẠI LÂM ĐỒNG THE COMPOSITION, PREVALANCES AND INTENSITIES OF PARASITES OF RUSSIAN STURGEON (Acipencer guldenstaedtii Brandt and Ratzeburg, 1833) AND SIBERIAN STURGEON (Acipencer baerii Brandt, 1869) CULTURED IN PONDS AND FLOATING CAGES IN LAMDONG PROVINCE Võ Thế Dũng¹, Võ Thị Dung¹ Ngày nhận bài: 9/6/2018; Ngày phản biện thông qua: 9/11/2018; Ngày duyệt đăng: 28/9/2018 TÓM TẮT Nghiên cứu này trình bày thành phần và mức độ nhiễm ký sinh trùng bắt gặp trên cá tầm Nga (Acipencer guldenstaidtii Brandt and Ratzeburg, 1833) và cá tầm Xiberi (Acipencer baerii Brandt, 1869) nuôi ao và nuôi lồng tại Lâm Đồng. Một trăm hai mươi bảy cá thể cá tầm Nga nuôi ao (chiều dài trung bình 659,6 mm (450,0- 770,0)) và 108 cá tầm Nga nuôi lồng (chiều dài trung bình 535,1 mm (530,0-747,2)); 96 cá thể cá tầm Xiberi nuôi ao (chiều dài trung bình 652,3 mm (500,0-720,0)) và 111 cá thể cá tầm Xiberi nuôi lồng (chiều dài trung bình 558,9 mm (524,0-880,0)) được thu thập ngẫu nhiên từ các cơ sở nuôi. Kết quả đã phát hiện được 03 loài ký sinh trùng ở cá tầm nuôi ao, gồm Trichodina nigra, Ichthyophthirius multifi liis, và Gyrodactylus sp.; và 05 loài ký sinh trùng ở cá tầm nuôi lồng, gồm T. nigra, I. multifi liis, Gyrodactylus sp., Ceratomyxa sp. và Neoergasilus sp. Đây là thông báo đầu tiên về thành phần và mức độ nhiễm ký sinh trùng ở cá tầm Nga và cá tầm Xiberi nuôi ao và nuôi lồng ở Việt Nam. Từ khóa: Ký sinh trùng, cá tầm Nga, cá tầm Xiberi, Lâm Đồng ABSTRACT This paper presents the composition, prevalances and intensities of parasites of pond and cage - cultured Russian Sturgeon (Acipencer guldenstaidtii Brandt and Ratzeburg, 1833) and Siberian Sturgeon (Acipencer baerii Brandt, 1869) in Lamdong Province. One hundred and twenty seven specimens of pond - cultured Russian Sturgeon (mean length 659,6 mm (450,0-770,0)) and 108 cage - cultured Russian Sturgeon (mean length 535,1 mm (530,0-747,2)); 96 specimens of pond - cultured Siberian Sturgeon (mean length 652,3 mm (500,0-720,0)) and 111 cage - cultured Siberan Sturgeon (mean length 558,9 mm (524,0-880,0)) were randomly collected from different farms. Results showed that there were, 03 parasitic species from pond - cultured sturgeons, including Trichodina nigra, Ichthyophthirius multifi liis, and Gyrodactylus sp.; and 05 parasitic species from cage - cultured sturgeons, including T. nigra, I. multifi liis, Gyrodactylus sp., Ceratomyxa sp. and Neoergasilus sp. This is the fi rst paper on the composition, prevalances and intensities of parasites on pond and cage – cultured Russian Sturgeon and Siberian Sturgeon in Vietnam. Key words: Parasite, Rusian Sturgeon, Siberian Sturgeon, Lamdong. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá tầm Nga (Acipencer guldenstaidtii Brandt and Ratzeburg, 1833) và cá tầm Xiberi (Acipencer baerii Brandt, 1869) được nhập về nuôi tại Việt Nam từ năm 2005. Sau thời gian nuôi thử nghiệm thành công, cá tầm Nga và cá tầm Xiberi đã được nhiều địa phương trong đó có Lâm Đồng phát triển nuôi với quy mô lớn, tạo ra hàng ngàn tấn sản phẩm mỗi năm và đã trở thành nghề mới tạo ra nhiều công việc và thu nhập cho người dân (Võ Thế Dũng, 2012). Cũng như nhiều loài thủy sản khác, khi phát triển nuôi đại trà một thời gian, dịch bệnh ¹ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 27 thường phát sinh và gây nên nhiều thiệt hại cho người nuôi thủy sản, cá tầm cũng thường xuyên gặp phải dịch bệnh (Võ Thế Dũng và Võ Thị Dung, 2016; Võ Thế Dũng và Võ Thị Dung, 2014; Võ Thế Dũng và Trần Thị Bạch Dương, 2011; Võ Thế Dũng và các cộng sự, 2011), ký sinh trùng là tác nhân phổ biến trong các mô hình nuôi tại Lâm Đồng. Nghiên cứu này trình bày kết quả nghiên cứu thành phần ký sinh trùng bắt gặp trên cá tầm Nga và cá tầm Xiberi nuôi ao và nuôi lồng tại Lâm Đồng làm cơ sở cho việc phòng trị các bệnh do ký sinh trùng gây ra. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thu mẫu ngẫu nhiên: thu cá còn sống một cách ngẫu nhiên từ các ao nuôi thương phẩm tại các cơ sở nuôi cá tầm ở Lâm Đồng. Thông tin chi tiết được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1: mẫu cá tầm dùng nghiên cứu ký sinh trùng Hình 1: Sơ đồ nghiên cứu ký sinh trùng 2. Vận chuyển và lưu giữ mẫu: Toàn bộ cá mẫu được đóng bao nilông có bơm oxy, để vào thùng xốp và chuyển về Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III. Duy trì nhiệt độ nước trong quá trình vận chuyển từ 19-21ºC. Tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, giữ cá trong các bể xi măng có sục khí, nhiệt độ nước được duy trì trong khoảng 20-21ºC, pH giao động từ 8,0-8,5, mỗi ngày thay 50% lượng nước trong bể, cho ăn bằng thức ăn công nghiệp. Áp dụng phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng ở cá của Dogiel (1929; trích dẫn bởi Anon., 1964), Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007), Đỗ Thị Hòa vá cộng sự (2004), Võ Thế Dũng và cộng sự (2012a,b). 28 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018 3. Xử lý số liệu - Tính tỷ lệ nhiễm (TLN): Trong đó: A% là TLN, N1 là số cá bị nhiễm, N là số cá kiểm tra. - Cường độ nhiễm trung bình (CĐNTB): Trong đó: + Đối với các ký sinh trùng Cera- tomyxa sp.: C (cường độ nhiễm trung bình) được tính cho số ký sinh trùng trên mỗi thị trường kính 40 quan sát ngẫu nhiên ở các tiêu bản của các cá thể vật chủ bị nhiễm. Quan sát ngẫu nhiên 10 thị trường kính 40 trên mỗi cá thể vật chủ bị nhiễm, và đếm số cá thể ký sinh trùng trên các thị trường kính này. P là tổng số trùng đếm được. T là tổng số thị trường quan sát ngẫu nhiên trên các cá thể vật chủ bị nhiễm. + Đối với Trichodina nigra, Ichthyophthirius multifi liis, Gyrodactylus sp., Neoergasilus sp.: C (cường độ nhiễm trung bình) được tính cho số ký sinh trùng trung bình trên 1 lam kính đối với số lam kính (T) được quan sát từ các cá thể cá bị nhiễm. P là tổng số trùng trên tất cả các lam kính có ký sinh trùng này. - So sánh thống kê: + Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên cá tầm Nga và cá tầm Xiberi được so sánh thống kê bằng Chisquare, sử dụng phần mềm EpiInfo, mức ý nghĩa P = 0,05. + Cường độ nhiễm ký sinh trùng trên cá tầm Nga và cá tầm Xiberi được so sánh thống kê bằng Mann-Whitney U test, thực hiện bằng phần mềm Stata 9.0. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu thành phần và mức độ nhiễm ký sinh trùng ở cá tầm nuôi ao và cá tầm nuôi lồng Bảng 2: Thành phần, tỷ lệ và cường độ nhiễm ký sinh trùng ở cá tầm nuôi ao (Ghi chú: Số liệu cùng hàng có chữ cái hoặc số mũ giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê, và ngược lại) Bảng 2 cho thấy, thành phần loài ký sinh trùng ký sinh ở cá tầm nuôi ao không nhiều và hoàn toàn giống nhau giữa cá tầm Nga và cá tầm Xiberi (Cùng có 03 loài T. nigra, I. multifi liis, và Gyrodactylus sp.). Tỷ lệ nhiễm dao động từ 5,3-25,3%. Cường độ nhiễm khá thấp, ví dụ T. nigra chỉ có 1,8-7,8 trùng/lam kính, hay Gyrodactylus sp. chỉ từ 1,5-2,2 trùng/lam kính. So sánh thống kê cho thấy, tỷ lệ nhiễm khác nhau không có ý nghĩa thống kê ở cả 03 loài ký sinh trùng bắt gặp trên 02 loài cá. Cường độ nhiễm của I. multifi liis và Gyrodactylus sp. khác nhau không có ý nghĩa thống kê, nhưng cường độ nhiễm T. nigra ở cá tầm Xiberi cao hơn có ý nghĩa thống kê so với cường độ nhiễm ở cá tầm Nga. Bảng 3: Thành phần, tỷ lệ và cường độ nhiễm ký sinh trùng ở cá tầm nuôi lồng (Ghi chú: * là trùng/TTK. Số liệu cùng hàng có chữ cái hoặc số mũ giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê, và ngược lại) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 29 Bảng 3 cho thấy, cá tầm Xiberi nuôi lồng nhiễm 05 loài ký sinh trùng (T. nigra, I. mul- tifi liis, Gyrodactylus sp., Ceratomyxa sp. và Neoergasilus sp.), cá tầm Nga nhiễm 02 loài ký sinh trùng (T. nigra, I. multifi liis). Trong 5 loài ký sinh trùng được tìm thấy ở cá lồng, có 03 loài giống với ký sinh trùng bắt gặp trên cá tầm ao là T. nigra, I. multifi liis, và Gyrodacty- lus sp., có 02 loài khác là Ceratomyxa sp. và Neoergasilus sp. Nhìn chung thành phần loài ký sinh trùng ở cá tầm nuôi lồng không nhiều, tỷ lệ nhiễm dao động từ 2,1% (Neoergasilus sp. ở cá tầm Xiberi) đến 23,9% (T. nigra ở cá tầm Xiberi), và cường độ nhiễm dao động từ 1 – 7,7 trùng/lam kính ở các ngoại ký sinh trùng và 2,5 trùng/TTK đối với Ceratomyxa sp. ở cá tầm Xiberi. So sánh thống kê cho thấy, tỷ lệ nhiễm T. nigra và I. multifi liis ở cá tầm Nga và cá tầm Xiberi khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Cường độ nhiễm T. nigra khác nhau có ý nghĩa thống kê, nhưng cường độ nhiễm I. multifi liis khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa cá tầm Nga và cá tầm Xiberi. 2.Thảo luận Cá tầm ở Lâm Đồng được nuôi trong ao nước chảy hoặc trong các lồng đặt trong các hồ chứa, môi trường nuôi trong sạch, mật độ nuôi thấp, cá được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp nên khả năng bị nhiễm ký sinh trùng không cao và ít có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng nội ký sinh. Vì thế trong nghiên cứu này chỉ bắt gặp 01 loài nội ký sinh là Ceratomyxa sp., nhiều khả năng có từ con giống (Võ Thế Dũng và Võ Thị Dung, 2018). Ceratomyxa là giống ký sinh trùng có số lượng loài rất lớn, ký sinh ở nhiều loài cá khác nhau, bao gồm cả cá nước mặn- lợ như các loài cá mú (Võ Thế Dũng và cộng sự, 2012b; Đỗ Thị Hòa và cộng sự, 2004), cá nước ngọt như cá hồi (Võ Thế Dũng và Võ Thị Dung, 2018). Hầu hết các công trình nghiên cứu trước đây mới chỉ thông báo bắt gặp các loài thuộc giống ký sinh trùng này mà chưa đề cập đến tác hại của chúng; gần đây mới bắt đầu có nghiên cứu đề cập đến khả năng gây hại của ký sinh trùng này đến cá (Võ Thế Dũng và Võ Thị Dung, 2018). Trùng bánh xe (Trichodina nigra): Tricho- dina là giống ký sinh trùng có số lượng loài khá lớn, trên 170 loài đã được phát hiện và mô tả (Lom and Dyková, 1992), các loài thuộc giống này ký sinh trên nhiều loài thủy sản khác nhau, ở các loại thủy vực từ nước ngọt (Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007); bao gồm cả cá nước lạnh như cá hồi (Võ Thế Dũng và Võ Thị Dung, 2018), lợ và mặn (Võ Thế Dũng, 2010; Võ Thế Dũng và cộng sự, 2005). Nhiều loài thuộc giống Trichodina có thể gây bệnh nguy hiểm cho cá nuôi (Đỗ Thị Hòa và cộng sự, 2004). Mức độ nhiễm ký sinh trùng này ở cá không chỉ liên quan đến ký chủ mà có sự liên quan chặt chẽ đến hàm lượng các yếu tố như nitrite, nitrate, phosphate, oxy và nhiệt độ nước (Ogut và Palm, 2005). Bazari và các cộng sự (2010) đã nghiên cứu mức độ nhiễm ký sinh trùng giai đoạn cá giống và cá hương của cá tầm ba tư (Acipenser persicus), công trình cho biết đã tìm thấy Trichodina reticulata ký sinh ở cá hương ương trong bể với tỷ lệ nhiễm từ 10,0-20,0% và cá giống ương hai mươi ngày trong ao đất có tỷ lệ nhiễm từ 10,0-46,7%. Popielarczyk và Kolman (2013) đã tìm thấy Trichodina sp., từ cá tầm đại tây dương (Acipenser oxyrinchus oxyrinchus (Mitchill, 1815)) nuôi ao ở Ba Lan, với tỷ lệ nhiễm 100,0%, cường độ nhiễm tương ứng là 13,6. Trùng quả dưa (I. multifi liis): bắt gặp ký sinh ở nhiều loài cá nước ngọt ở nhiều khu vực trên thế giới; ở Việt Nam loài ký sinh trùng này cũng được bắt gặp ở nhiều loài cá khác nhau, như cá diếc (Carassius auratus auratus) (Võ Thế Dũng và cộng sự, 2016), cá chép, cá mè, cá trôi, cá rô phi (Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007), chúng có thể gây bệnh nguy hiểm cho nhiều loài cá nuôi (Đỗ Thị Hòa và cộng sự, 2004). Cá tầm nuôi ở Nga cũng nhiễm với I. multifi liis nhưng tỷ lệ và cường độ thấp và hầu như chưa đến mức gây bệnh cho cá (Ivanova và cộng sự, 1993). Sán đơn chủ (Gyrodactylus sp.): Sán đơn chủ là giống sán có thành phần loài phong phú, chúng phân bố ở cả nước ngọt, lợ và mặn ở hầu hết các khu vực trên thế giới (Võ Thế Dũng, 2010). Gyrodactylus là giống sán đẻ con, nên phát triển nhanh và có thể dễ dàng gây nên 30 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018 dịch bệnh nguy hiểm cho cá hồi giống (Võ Thế Dũng và cộng sự, 2014), Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007) công bố bắt gặp 9 loài thuộc giống Gyrodactylus ký sinh ở một số loài cá nước ngọt Việt Nam. Bauer và cộng sự (2002) khi tổng kết về ký sinh trùng của cá tầm ở Nga cho biết, sán đơn chủ bắt gặp khá thường xuyên ở cá tầm, giống sán phổ biến nhất là Nitzschia và loài thường gặp nhất là Nitzschia sturionis Abildgaard 1794. Popielarczyk và Kolman (2013) đã tìm thấy Gyrodactylus sp. từ cá tầm đại tây dương (Acipenser oxyrinchus oxyrin- chus (Mitchill, 1815)) nuôi ao ở Ba Lan, với tỷ lệ nhiễm là 27,2% và cường độ nhiễm 0,3. Giáp xác Neoergasilus sp.: Chưa có nhiều nghiên cứu về các loài giáp xác thuộc giống Neoergasilus ký sinh. Ở Việt Nam, mới chỉ có 02 loài được công bố bắt gặp ở cá, gồm Neoer- gasilus japonicas (ký sinh ở cá chép và cá mè hoa) và N. longispinosus (ký sinh ở cá diếc, cá trôi và cá trắm cỏ) (Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007). Tuy nhiên công trình này cũng chưa nói rõ khả năng gây hại của loài giáp xác này đối với loài cá bị ký sinh. Đối với cá tầm, chỉ bắt gặp một cá thể Neoergasilus sp. trên cá tầm Xiberi nuôi lồng, chứng tỏ khả năng gây hại của loài này đối với cá tầm là không lớn. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Thành phần ký sinh trùng ở cá tầm Nga và cá tầm Xiberi nuôi ao tại Lâm Đồng giống nhau, gồm 03 loài T. nigra, I. multifi liis, và Gyrodactylus sp.. Tỷ lệ nhiễm thấp, dao động từ 5,3-25,3%, cường độ nhiễm dao động từ 1,5 trùng/lam kính (Gyrodactylus sp. ở cá tầm Nga) đến 7,8 trùng/lam kính (T. nigra ở cá tầm Xiberi). Thành phần ký sinh trùng ở cá tầm Nga và cá tầm Xiberi nuôi lồng khác nhau, bắt gặp 05 loài ký sinh trùng, gồm T. nigra, I. multifi liis, Gyrodactylus sp., Ceratomyxa sp. và Neoergasilus sp. ở cá tầm Xiberi, và 02 loài ký sinh trùng, gồm T. nigra, I. multifi liis cá tầm Nga nuôi lồng. 2. Kiến nghị Tiếp tục nghiên cứu để định loại các loài ký sinh trùng ký sinh ở cá tầm, và thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về bệnh và các biện pháp phòng trị bệnh do ký sinh trùng gây ra để hỗ trợ sản xuất hiệu quả các loài cá tầm ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Võ Thế Dũng và Võ Thị Dung, 2018. Ký sinh trùng ký sinh ở cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792) nuôi thương phẩm tại Lâm Đồng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 14/2018: 65-69. 2. Võ Thế Dũng và Võ Thị Dung, 2016. Nghiên cứu bệnh xuất huyết trên cá tầm Nga giống (Acipenser guldenstaedtii) tại Lâm Đồng và đề xuất biện pháp phòng trị. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 5/2016: 87-91. 3. Võ Thế Dũng, Nguyễn Nhất Duy, Võ Thị Dung, Nguyễn Nguyễn Thành Nhơn, 2016. Nguyên sinh động vật ký sinh trên cá diếc (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) thu tại Phú Yên. Kỷ yếu Hội nghị Ký sinh trùng học toàn Quốc lần thứ 43 năm 2016, Tp. Ban Mê Thuột - Đắk Lắc, trang: 43-51. 4. Võ Võ Thế Dũng và Võ Thị Dung, 2014. Kết quả nghiên cứu bệnh xuất huyết, lở loét do vi khuẩn gây ra ở cá tầm nuôi thương phẩm tại Lâm Đồng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 23/2014: 99-105. 5. Võ Thế Dũng, Võ Thị Dung, Hòang Ngọc Hồi, Đinh Thị Thu Thùy, 2014. Nghiên cứu một số ký sinh trùng gây bệnh ở cá hồi vân (Onchorhynchus mykiss) giống tại Lâm Đồng. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 6/2014: 69-73. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 31 6. Võ Thế Dũng, 2012. Quy hoạch phát triển nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020. Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III. 7. Võ Thế Dũng, Võ Thị Dung, Nguyễn Nguyễn Thành Nhơn, Lê Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hoàn, Nguyễn Thị Hồng Tuyên, Nguyễn Viết Thùy và Nguyễn Trọng Lực, 2012a. Nghiên cứu tìm hiểu tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng, nấm và vi khuẩn trên cá hồi và cá tầm nuôi tại Lâm Đồng. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài. Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III. 8. Võ Thế Dũng, Glenn Allan Bristow, Nguyễn Hữu Dũng, Võ Thị Dung và Nguyễn Nguyễn Thành Nhơn, 2012b. Ký sinh trùng cá mú và cá chẽm ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, ISBN: 978-604-60-0543-8. 9. Võ Thế Dũng, Trần Thị Bạch Dương, 2011. Nghiên cứu tác nhân gây bệnh trên cá tầm (Acipencer baeri) và cá hồi (Oncorhynchus mykiss) trong hệ thống ao nuôi công nghiệp. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học Thuỷ sản toàn Quốc năm 2011, Nhà xuất bản Nông nghiệp: 196-200. 10. Võ Thế Dũng, Võ Thị Dung, Nguyễn Thị Hồng Tuyên, Nguyễn Viết Thùy và Lê Phước Thuần, 2011. Nghiên cứu một số tác nhân có khả năng gây bệnh xuất huyết lở loét ở cá tầm (Acipenser gueldenstaidtii và A. baeri) nuôi ở Lâm Đồng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Số 23/2011: 74-79. 11. Võ Thế Dũng, 2010. Động vật ký sinh ở cá mú thuộc giống Epinephelus. Luận án tiến sĩ sinh học. Thư viện Khoa học và công nghệ Quốc gia- Tp. Hồ Chí Minh. 12. Võ Thế Dũng, Bristow G. A., Nguyễn Hữu Dũng, Võ Thị Dung và Nguyễn Thị Thanh Thùy (2005), “Thành phần ĐVKS ở một số loài cá mú thuộc giống Epinephelus ở khu vực Khánh Hòa”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, Phụ trương 4(T5/2005): 247-254. 13. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Muội, 2004. Bệnh học thủy sản, NXB Nông Nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh. 14. Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007. Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Tiếng Anh 15. Anon. (1964), “Redogörelse för den i Sovjetunuionen använda för s.k. fullständig parasitologisk under- sökning av fi sk”, Tiedoksianto Information, 1(1): 8-11. 16. Barazi M.S., Mokhayer B., Masoumian M., Shenavar M.A., Jalilpour J., Masoumzadeh M., and Alizadeh M., 2010. Parasitic infection among larvae and fi ngerlings of the Persian Sturgeon (Acipenser persicus) in Vniro tanks and earthen ponds. Iranian Journal of Fisheries Science, 9(3): 342-351. 17. Bauer O.N., Pugachev O.N. and Voronin V.N., 2002. Study of parasites and diseases of sturgeons in Russia: a review. Journal of Applied Ichthyology, 18: 420-429. 18. Ivanova, N. S.; Golovina, V. A.; Golovin, P. P., 1993. Parasites and diseases of sturgeons artifi cially reared in the Volga-Caspian and Azov basins. Fish. Manage. Ser. Aquacult. 2: 1–34. 19. Lom J., and Dyková I., 1992. Protozoan Parasites of Fishes. Developments in Aquaculture and Fisheries science, Volume 26, Elsevier Science Publishers B. V. Netherland. 20. Ogut H. and Palm H. W., 2005. Seasonal dynamics of Trichodina spp. on whiting (Merlangius merlangus) in relation to organic pollution on the eastern Black Sea coast of Turkey. Parasitology Research, 96(2): 149- 153. 21. Popielarczyk R., Kolman R., 2013. Preliminary analysis of ectoparasites of the sturgeon Acipenser oxyrin- chus oxyrinchus (Mitchill, 1815) originating from different water habitats. Annals of Parasitology 2013, 59(3): 139–141.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthanh_phan_va_muc_do_nhiem_ky_sinh_trung_o_ca_tam_nga_acipen.pdf
Tài liệu liên quan