Thanh toán không dùng tiền mặt - thực trạng năm 2019 và giải pháp hoàn thành mục tiêu năm 2020

Tuyên truyền, tạo niềm tin cho người dân Thứ nhất, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tuân thủ các quy định về an toàn, bảo mật tại các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán để chủ động phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Hơn 50% người dùng lo ngại về các vấn đề an ninh khi giao dịch trên mạng. Cần có biện pháp trấn áp một cách có hiệu quả vấn đề gian lận trong hoạt động này, chủ yếu liên quan đến gian lận tài khoản thẻ và thẻ giả, sau nữa là mất cắp, thất lạc thẻ, Gian lận tài khoản thẻ thường xảy ra với các giao dịch không xuất trình thẻ và chiếm tỷ lệ cao hơn đáng kể so với gian lận thẻ giả. Cần tuyên truyền về phòng, chống tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng, cảnh báo kịp thời những phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm để có biện pháp phòng, chống hiệu quả. Thứ hai, phổ biến kiến thức, giúp người dân hiểu rõ những tiện ích của thanh toán không tiền mặt, khiến họ nắm được ưu, nhược điểm của nó, rồi tự quyết định, sẽ cảm thấy an toàn và thoải mái hơn khi sử dụng dịch vụ ngân hàng cung cấp. Như vậy, mới thực sự xuất phát từ nhu cầu tự thân, khiến khách hàng bỏ thói quen và tập quán thanh toán bằng tiền mặt. Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cũng như các ngân hàng thương mại cần có giải pháp cụ thể về việc thanh toán không dùng tiền mặt. Cần tích hợp các loại thẻ để giảm thủ tục đăng ký mở thẻ và có thể sử dụng trong nhiều hệ thống ngân hàng. Cần đầu tư công nghệ tốt hơn, hạn chế các lỗi kết nối, thủ tục thực hiện cần đơn giản, dễ áp dụng./.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thanh toán không dùng tiền mặt - thực trạng năm 2019 và giải pháp hoàn thành mục tiêu năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 38Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức thanh toán đơn giản và tiện dụng nhất được sử dụng để mua bán hàng hóa một cách dễ dàng trong nền kinh tế có quy mô sản xuất nhỏ, chưa phát triển, số lượng hàng hóa ít, phạm vi trao đổi hẹp. Khi nền kinh tế phát triển cả về chất và lượng, thì thanh toán bằng tiền mặt không thể đáp ứng được nhu cầu. Việc ứng dụng một hình thức thanh toán mới, thuận tiện hơn, an toàn hơn được mọi quốc gia quan tâm. Từ đó, thanh toán không (dùng) tiền mặt ra đời, đem lại những lợi ích to lớn cho toàn bộ nền kinh tế, cho các doanh nghiệp cũng như bên sử dụng. 1. Lợi ích từ thanh toán không tiền mặt 1.1. Đối với cá nhân Thứ nhất, độ an toàn cao. Với lượng hàng hóa lớn, việc thanh toán bằng tiền mặt sẽ không an toàn, thuận tiện cho cả bên chi trả và bên thụ hưởng. Nhưng với một tài khoản ở ngân hàng thì mọi giao dịch được thực hiện thông qua bút tệ, nên THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - THỰC TRẠNG NĂM 2019 VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THÀNH MỤC TIÊU NĂM 2020 Hà Thị Tuyết Minh • Tóm tắt: Tín dụng xanh, tăng trưởng xanh, phát triển xanh, đang là những khái niệm được nói tới rất nhiều trong thời đại công nghệ 4.0. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu đó, bản thân các ngân hàng cũng phải tự “xanh hóa” chính mình và việc thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những giải pháp giúp “xanh hóa” hoạt động ngân hàng. Bài viết nhằm làm rõ một số nội dung về thanh toán không dùng tiền mặt, phân tích những nguyên nhân khiến việc thanh toán không dùng tiền mặt chưa được phổ biến hiện nay, từ đó đi tìm những giải pháp khắc phục. Từ khóa: Thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán phi tiền mặt. Abstract: Green credit, green growth, green development,... are the concepts that are talked about a lot in the era of technology 4.0. However, to achieve those goals, banks themselves must “green” themselves and the payment without cash is one of the solutions to “green” banking activities. The article aims to clarify some contents about non-cash payment, analyze the reasons why non-cash payment has not been popular at present, from which to find solutions. Keywords: Electronic payment, non-cash payment. * Giảng viên Khoa Tài chính, Trường ĐH KD&CN Hà Nội. Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 39Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 sẽ đảm bảo an toàn, tránh tình trạng cướp giật, rơi, mất. Ngoài ra, việc không dùng tiền mặt sẽ tránh được các rủi ro vật lý, như rách, mất góc, không thể sử dụng. Hơn nữa, thanh toán phi tiền mặt thông qua ứng dụng hoặc thẻ ngân hàng là cách đảm bảo quá trình giao dịch an toàn hơn, tốc độ thanh toán nhanh, xác thực dễ dàng và linh hoạt. Đơn giản, việc đi rút tiền theo cách truyền thống tại các cây ATM rất dễ có nguy cơ cho tội phạm thẻ sao chép mật khẩu, số tài khoản hay bị cướp tài sản. Thanh toán phi tiền mặt thông qua các ứng dụng QR code hay ví điện tử, thẻ tín dụng, đều an toàn hơn, bởi nó được bảo vệ qua hệ thống ngân hàng, các ứng dụng bảo mật vân tay hay nhận dạng khuôn mặt, mã OTP (mã số xác thực được ngân hàng hoặc đơn vị thanh toán trực tuyến gửi về số điện thoại đăng ký tài khoản thanh toán trực tuyến). Không những thế, tất cả các giao dịch sẽ được lưu lại, khi có sự cố, sẽ có bằng chứng cho thanh toán. Thứ hai, nhanh chóng. Khi muốn chuyển tiền đi xa hoặc thanh toán cho các giao dịch ở xa, chỉ cần chuyển khoản là đã hoàn thành. Thứ ba, chính xác. Khi thanh toán, giao dịch không tiền mặt, không cần kiểm đếm số lượng tiền, đặc biệt là số tiền lớn hoặc lẻ. Tất cả đều là những con số hiển thị trên phần mềm, chỉ cần viết chính xác là được. Thứ tư, tiết kiệm chi phí và thời gian. Khi hệ thống hạ tầng viễn thông phát triển, các cá nhân có thể giao dịch qua internet, mobile, không cần đến các cửa hàng hay siêu thị. Quá trình thanh toán được thực hiện qua hệ thống thanh toán điện tử. Như vậy, các tổ chức hoặc cá nhân có thể giao dịch không mất nhiều thời gian, chi phí đi lại, giảm bớt thời gian đợi chờ tới lượt thanh toán, Thứ năm, tiện ích. Khi mua sắm, các cá nhân không cần để tiền mặt trong túi, chỉ cần chiếc thẻ nhỏ gọn hoặc cài đặt phần mềm ngân hàng, phần mềm thanh toán điện tử, có thể thanh toán giao dịch mua, chuyển tiền trong nước và quốc tế, hoặc thanh toán những hóa đơn vượt quá số dư trong tài khoản ngân hàng của mình đối với thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng có thể nhận nhiều hơn khuyến mãi từ người bán cũng như ngân hàng. Họ sẽ thường xuyên được giảm giá khi thanh toán bằng thẻ ngân hàng, các chương trình khuyến mãi sẽ được người bán liên tục “tung” ra thị trường để khuyến khích tiêu dùng, hoặc để thúc đẩy thanh toán phi tiền mặt. Nhiều công ty fintech (công nghệ tài chính) và ngân hàng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, như giảm giá sản phẩm, giá cước sử dụng dịch vụ vận tải, khi thanh toán qua thẻ hay ví điện tử. 1.2. Đối với tổng thể kinh tế vĩ mô Thứ nhất, giảm chi phí xã hội, kiểm soát lạm phát. Thanh toán không tiền mặt giảm bớt những phí tổn to lớn của xã hội liên quan đến in phát hành và lưu thông tiền. Lượng tiền mặt lưu thông là một yếu tố tác động trực tiếp tới lạm phát. Phương thức thanh toán tiền mặt truyền thống như hiện nay sẽ mất khá nhiều chi phí in, kiểm đếm, vận chuyển từ ngân hàng tổng ra các ngân hàng nhỏ lẻ, thời gian nhân viên kiểm tiền, bảo quản hay hủy bỏ tiền cũ, tiền rách, chưa kể việc hạn chế nạn in tiền giả, Thanh toán phi tiền mặt giảm thiểu những lãng phí trên. Minh chứng là trong bốn Tết các năm 2013-2017, Ngân hàng Nhà nước không phát hành mới tiền lẻ, đã giúp tiết kiệm được 1.500 tỷ đồng. Thứ hai, minh bạch hóa giao dịch, chống thất thu ngân sách. Thanh toán phi tiền mặt còn giúp chống lại thất thu NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 40Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 thuế cho Nhà nước từ những giao dịch chui hoặc không minh bạch; giảm rủi ro rửa tiền, kiểm soát và phát hiện các thanh toán phạm pháp. Thanh toán qua ngân hàng sẽ minh bạch thu - chi của các doanh nghiệp, hạn chế việc trốn, lậu thuế. Việc trả lương qua thẻ ATM và thanh toán qua ngân hàng sẽ kiểm soát được thu nhập của các cá nhân, hạn chế tình trạng tham nhũng, kiểm soát được các giao dịch, ngăn chặn được hoạt động rửa tiền của các tổ chức tội phạm, các quan chức tham nhũng, giúp tăng thu ngân sách nhà nước. Thứ ba, huy động thêm vốn cho nền kinh tế, giúp đồng vốn luân chuyển nhanh hơn. Tiền mặt để trong két không tham gia quá trình lưu thông, còn để trong ngân hàng sẽ tạo ra nguồn vốn và tiếp tục tái đầu tư. Thanh toán không tiền mặt giảm tỷ lệ chủ thể thanh toán trữ tiền, có tác dụng huy động tích tụ các nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng của khách hàng vào cơ quan tín dụng, tạo nguồn cho tài khoản để thực hiện thanh toán. Loại tiền gửi này cũng là một nguồn vốn cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời của ngân hàng thương mại, gửi và thanh toán phải trả lãi, do vậy, giảm giá đầu vào của đi vay để cho vay. Khi ngân hàng tăng được tỷ trọng thanh toán không tiền mặt cũng là lúc ngân hàng thu hút được nhiều hơn nguồn vốn trong xã hội. Trên cơ sở đó, ngân hàng có điều kiện mở rộng cho vay, tăng vốn cho nền kinh tế. Ngoài ra, quá trình thanh toán không tiền mặt rút ngắn thời gian thanh toán, tăng đáng kể quá trình quay vòng của tiền. 2. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam năm 2019 Năm 2019, tại Việt Nam, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực công, doanh nghiệp và dân cư. Tuy nhiên, hoạt động thanh toán không tiền mặt đã có bước chuyển biến mạnh mẽ. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến 31/3/2019, thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng đạt hơn 65 triệu giao dịch và tổng giá trị hơn 171 ngàn tỷ đồng, tăng tương ứng 18,45% và 18,82% so với cùng kỳ năm 2018; qua Internet đạt hơn 101 triệu giao dịch và khoảng 4,5 triệu tỷ đồng, tăng tương ứng 65,81% và 13,46% so với cùng kỳ năm 2018; qua kênh điện thoại di động đạt hơn 76 triệu giao dịch và hơn 924.000 tỷ đồng, tăng tương ứng 97,75% và 232,3% so với cùng kỳ năm 2018. Ngoài ra, thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng cũng được đẩy mạnh. Hiện có khoảng 50 ngân hàng đã thỏa thuận phối hợp thu thuế điện tử với ngành thuế, hải quan trên phạm vi 63 tỉnh, thành và 768 quận, huyện trong cả nước. Tới 30/6/2019, giao dịch không tiền mặt tăng 30% về số lượng và 18% về giá trị; có 76 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua internet và 44 tổ chức – qua điện thoại di động. Tổng lượng giao dịch qua internet đạt 204,22 triệu lượt và 9.506 nghìn tỷ đồng, tăng 60,64% và 18,5% so với cùng kỳ năm 2018; điện thoại di động đạt 169,86 triệu lượt và 1.761 nghìn tỷ đồng, tăng 109,48% và 160,5% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy vậy, việc không dùng tiền mặt vẫn chưa đồng đều trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn, trong thương mại điện tử hiện nay vẫn chủ yếu dùng tiền mặt để giao dịch. Đến hết tháng 9/2019, khoảng một nửa (45,8 triệu) dân số có tài khoản ngân hàng, 32 tổ chức không phải ngân hàng được cấp phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó, phần lớn cung cấp dịch vụ ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, hỗ trợ thu hộ chi hộ, chuyển tiền điện tử. Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 41Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 Bên cạnh các công ty fintech, các ngân hàng cũng tích cực đẩy mạnh hoạt động thanh toán trên nền tảng công nghệ mới. Cụ thể, có 24 ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán QR code với 50.000 điểm chấp nhận thanh toán QR code, 76 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua internet và 44 tổ chức thanh toán qua di động. Thực tế cho thấy xu hướng ngân hàng số và sự trỗi dậy của các công ty fintech đang thúc đẩy thanh toán không tiền mặt ở Việt Nam. Tuy nhiên, về tổng quan, các chuyên gia cho rằng, tỷ lệ giao dịch thanh toán không tiền mặt trên tổng mức bán lẻ vẫn còn thấp. Theo kết quả khảo sát của IDG ASEAN, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam vẫn còn khá cao: 79%; thanh toán qua thẻ (Credit/ Debit card) chiếm 38%, qua Mobile banking – 30% và qua ví điện tử – 28,4% tổng giao dịch. Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ thanh toán không tiền mặt phải chiếm hơn 30% tổng phương tiện thanh toán. Đến thời điểm này, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tỷ lệ thanh toán không tiền mặt thấp trong khu vực. 3. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thanh toán không tiền mặt còn thấp Tuy tốc độ tăng thanh toán điện tử của Việt Nam thuộc loại số một thế giới, nhưng do xuất phát thấp, “tiền mặt vẫn là vua”, chiếm 90% giao dịch. Nguyên nhân như sau: 3.1. Còn nhiều bất cập khi thanh toán không tiền mặt Đầu tiên, còn nhiều khó khăn để có được một tài khoản thanh toán hay thẻ ngân hàng. Cách thanh toán vẫn bất tiện, mà giá trị thanh toán cho mỗi đơn hàng thường chỉ vài trăm ngàn. Nhiều người chưa biết sử dụng máy ATM, đổi mã PIN, hoặc đi rút tiền. Do đó, một số bệnh viện thuộc Bộ Y tế đã không thể duy trì thanh toán viện phí bằng thẻ sau một thời gian áp dụng, vì quá ít người tham gia. Mặt khác, quy trình xây dựng ví điện tử còn nhiều rào cản. Chẳng hạn, nếu tích hợp ví điện tử theo quy định trên ứng dụng (app), thì phải trải qua nhiều bước, thách thức sự kiên nhẫn của khách hàng. Chi phí phát hành, sử dụng thẻ ngân hàng hiện cũng khá cao, bình quân khoảng 5USD/thẻ (thế giới: 1 USD). Lãi suất cho vay qua thẻ cao, cộng thêm các khoản phí dịch vụ theo thẻ, như phí thường niên, phí in sao kê, phí chậm thanh toán, phí rút tiền mặt tại ATM, phí chuyển đổi ngoại tệ, phí giao dịch, góp phần hạn chế thanh toán không tiền mặt. Số người hưởng lương hưu hoặc trợ cấp xã hội ở Việt Nam rất lớn. Đa phần là người lớn tuổi, có thói quen sử dụng tiền mặt và không muốn rút tiền tại các máy ATM, sợ rủi ro, trục trặc. 3.2. Truyền thông về thanh toán không tiền mặt còn hạn chế Tuyên truyền, quảng bá về các hình thức thanh toán không tiền mặt chưa được quan tâm, chú trọng. Vì vậy, không chỉ người dân, mà cả các doanh nghiệp cũng còn hiểu biết ít hoặc mơ hồ về các dịch vụ và phương tiện thanh toán không tiền mặt. 3.3. Hạ tầng kỹ thuật thanh toán không tiền mặt chưa đáp ứng nhu cầu và thiếu đồng bộ Năm 2019, Việt Nam có trên 2.200 máy ATM, máy POS, phân bổ chủ yếu ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, tập trung trong các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, Trong khi dân cư nông thôn, miền núi khá đông, thanh toán bằng tiền mặt vẫn lớn, hạ tầng kỹ thuật phục vụ của các ngân hàng thương mại chưa đáp ứng được. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 42Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 Mặt khác, nhiều khi hệ thống máy móc, nhất là POS, vẫn thường xảy ra tình trạng quá tải, bị kẹt thẻ,... nên tác động tiêu cực tới tâm lý của người tiêu dùng khi sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt. Chìa khóa đầu tiên để ngân hàng, fintech cung cấp dịch vụ số là phải cho phép khách hàng định danh điện tử, tức là phải có khách hàng số. Tuy nhiên, quy định hiện hành vẫn yêu cầu khách hàng đến trực tiếp ngân hàng để mở tài khoản (KYC), muốn mở ví phải có tài khoản ngân hàng. Điều này khiến không chỉ Fintech mà ngay cả các ngân hàng cũng rất khó khăn trong việc mở rộng hoạt động, tìm kiếm khách hàng. Thanh toán không tiền mặt ở Việt Nam còn thấp một phần là do hiện chưa có hệ sinh thái. Chẳng hạn, địa chỉ giao hàng chưa đúng, số điện thoại của người mua chưa chính xác, chưa có điểm giao hàng trung gian,... Có thể có các điểm nhận hàng tại các địa chỉ của doanh nghiệp đó để người tiêu dùng đến nhận thay vì giao hàng trực tiếp đến địa chỉ người mua. 3.4. Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán điện tử, mặc dù thời gian vừa qua đã được cải thiện nhiều, song chưa được đánh giá đầy đủ và đồng bộ. Giá trị giao dịch thanh toán thẻ qua POS chưa nhiều, nhất là thanh toán thẻ nội địa qua POS, việc triển khai POS vẫn còn những bất cập, vẫn còn một số đơn vị bán hàng thu phụ phí khi khách hàng thanh toán qua thẻ, một số đơn vị bán hàng còn chưa sử dụng việc thanh toán qua thẻ vì không muốn công khai doanh thu bán hàng. Hơn nữa, tâm lý người dùng xưa nay thường là thanh toán tiền mặt để có thể quản lý được, kiểu “tiền trao cháo múc”. Trong khi đó, đây là giao dịch phi vật lí nên chủ thể khó kiểm soát được. Vì vậy, cần gia tăng hơn nữa niềm tin cho cộng đồng, giải bài toán tâm lý e ngại, vấn đề bảo mật, an toàn bằng hành lang pháp lý. 4. Giải pháp thúc đẩy thanh toán không tiền mặt để đạt mục tiêu năm 2020 Chính phủ có kế hoạch giảm các giao dịch bằng tiền mặt xuống dưới 10% tổng số giao dịch thị trường (cá nhân và tổ chức) vào năm 2020 và ít nhất là 70% các nhà cung cấp nước, điện tử và dịch vụ viễn thông sẽ chấp nhận thanh toán không tiền mặt từ các cá nhân và hộ gia đình, 50% tổng số hộ gia đình ở thành phố sử dụng thanh toán điện tử cho giao dịch hàng ngày, 70% công dân trên 15 tuổi có tài khoản ngân hàng vào năm 2020. Đề xuất cũng bao gồm phát triển phương thức thanh toán mới cho khu vực nông thôn để tăng khả năng tiếp cận với dịch vụ. Các hệ thống trợ cấp Chính phủ và phúc lợi xã hội cũng đang được phát triển để đảm bảo thanh toán điện tử. Mục tiêu đến năm 2020 đạt 200 triệu giao dịch/năm và có ít nhất 300.000 POS lắp đặt trong cả nước. Để có thể đạt được mục tiêu đề ra, cần có nhiều giải pháp thúc đẩy. 4.1. Nâng cấp, đồng bộ hóa công nghệ và hệ thống thanh toán Xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại là mục tiêu dài hạn của ngành ngân hàng Việt Nam. Hệ thống thanh toán được tổ chức tốt hơn, an toàn, ít rủi ro hơn không chỉ làm tăng doanh số, dịch vụ thanh toán ngày càng hoàn thiện hơn, mà còn góp phần hỗ trợ tích cực các dịch vụ khác phát triển. Hiện đại hoá hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng xây dựng được kết cấu hạ tầng hiện đại để cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng, ngày càng thoả mãn tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, giảm chi phí vận hành, tăng cường hiệu quả quản lý và tăng hiệu quả kinh doanh. Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 43Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 Hiện nay, không có một ngân hàng nào ở Việt Nam phục vụ những thanh toán nhỏ lẻ, như: cốc trà đá, vé gửi xe, hay cốc café, Người dân cũng không có thói quen dùng thẻ ngân hàng để chi trả cho những thanh toán lặt vặt này. Với thế mạnh về công nghệ, các nhà mạng có thể giúp người dân quen dần với những món chi tiêu vài chục, vài trăm ngàn. Do đó, các công ty Fintech phải phát triển đồng loạt nhiều hình thức thanh toán nhỏ để người dân có thể tiếp cận được. Cần nâng cấp, mở rộng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công, như thuế, điện nước, học phí, viện phí (Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2018). Hệ thống ngân hàng cần cung cấp nhiều dịch vụ sử dụng thẻ thanh toán hơn, đẩy mạnh số lượng và triển khai rộng hơn mạng lưới máy ATM, máy POS, 4.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo niềm tin cho người dân Một là, những quy định về KYC, các chuẩn chung kết nối kỹ thuật hay các đầu mối quản lý hiện còn chồng chéo. Cần quy hoạch lại hệ thống thanh toán tập trung, đồng bộ và có một chính sách đủ độ “mở”. Hai là, rà soát, ban hành, bổ sung, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách cho phát triển thanh toán điện tử, như khung pháp lý rõ ràng, minh bạch; tăng cường sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống ngân hàng. Thực tiễn phát triển nhanh và mạnh các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt như vậy đã đặt ra các yêu cầu đòi hỏi nhất định về cơ sở pháp lý điều chỉnh các hoạt động, dịch vụ thanh toán mới. Những nội dung cần hoàn thiện không chỉ là hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến các hoạt động thanh toán nói chung trong nền kinh tế, cả bằng tiền mặt và không tiền mặt, mà còn cần tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, bảo đảm khả năng tiếp cận thị trường, tiếp cận dịch vụ đối với các chủ thể có chức năng tương tự như nhau; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp hiệu quả và khách quan; phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể hoạt động thanh toán. Trên cơ sở đó, kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp và đảm bảo phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế được các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế khuyến nghị hoặc được áp dụng chung ở nhiều quốc gia. Ba là, hoàn thiện dự thảo và ban hành mới Nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP, bởi vì, nếu hạn chế đầu tư nước ngoài vào trung gian thanh toán có thể vi phạm các cam kết quốc tế của Việt Nam tại WTO, CPTPP. Nếu Chính phủ hoặc nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện, Việt Nam có thể đối mặt với hậu quả tốn kém và gây dư luận tiêu cực nếu thua kiện. Bốn là, muốn thực hiện thanh toán không tiền mặt, phải có tài khoản ngân hàng. Hiện chỉ có khoảng 30% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng, 70% dân số vẫn ở vùng sâu, vùng xa không có điều kiện tiếp cận với dịch vụ ngân hàng. Đây là bài toán khó cho cả ngân hàng và fintech trong việc thúc đầy thanh toán không tiền mặt. Để đẩy nhanh lộ trình phi tiền mặt hóa các giao dịch, cần đáp ứng hai vấn đề: (i) Chính phủ tạo điều kiện bằng các hành lang pháp lý, các định hướng chiến lược để ngân hàng, các công ty fintech, bigtech có thể tham gia và cùng đưa ra giải pháp thúc đẩy chi tiêu không tiền mặt; và (ii) Nâng cao ý thức người dân về thanh toán không tiền mặt, để họ thấy lợi ích và lựa chọn phương thức thanh toán điện tử. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 44Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 4.3. Tuyên truyền, tạo niềm tin cho người dân Thứ nhất, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tuân thủ các quy định về an toàn, bảo mật tại các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán để chủ động phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Hơn 50% người dùng lo ngại về các vấn đề an ninh khi giao dịch trên mạng. Cần có biện pháp trấn áp một cách có hiệu quả vấn đề gian lận trong hoạt động này, chủ yếu liên quan đến gian lận tài khoản thẻ và thẻ giả, sau nữa là mất cắp, thất lạc thẻ, Gian lận tài khoản thẻ thường xảy ra với các giao dịch không xuất trình thẻ và chiếm tỷ lệ cao hơn đáng kể so với gian lận thẻ giả. Cần tuyên truyền về phòng, chống tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng, cảnh báo kịp thời những phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm để có biện pháp phòng, chống hiệu quả. Thứ hai, phổ biến kiến thức, giúp người dân hiểu rõ những tiện ích của thanh toán không tiền mặt, khiến họ nắm được ưu, nhược điểm của nó, rồi tự quyết định, sẽ cảm thấy an toàn và thoải mái hơn khi sử dụng dịch vụ ngân hàng cung cấp. Như vậy, mới thực sự xuất phát từ nhu cầu tự thân, khiến khách hàng bỏ thói quen và tập quán thanh toán bằng tiền mặt. Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cũng như các ngân hàng thương mại cần có giải pháp cụ thể về việc thanh toán không dùng tiền mặt. Cần tích hợp các loại thẻ để giảm thủ tục đăng ký mở thẻ và có thể sử dụng trong nhiều hệ thống ngân hàng. Cần đầu tư công nghệ tốt hơn, hạn chế các lỗi kết nối, thủ tục thực hiện cần đơn giản, dễ áp dụng./. Tài liệu tham khảo 1. Chính phủ (2012), Nghị định 101/2012/NĐ-CP 2. Chính phủ (2018), Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2018. 3. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013; 4. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014; 5. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018; 6. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 93/2017/TT-BTC ngày 19/9/2017; 7. Ngân hàng Nhà nước (2017), Thông tư số 21/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017; 8. Năm lợi ích khi bạn thanh toán không dùng tiền mặt. https://plo.vn/ban-doc/5-loi-ich- khi-ban-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-841678.html. Ngày nhận bài: 13/03/2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthanh_toan_khong_dung_tien_mat_thuc_trang_nam_2019_va_giai_p.pdf
Tài liệu liên quan