Với các quy định trên tác giả cho rằng khi
thanh toán tiền thi hành án, Chấp hành viên phải
xác định những người được thi hành án của tất
cả các bản án, quyết định đang do các cơ quan
thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành
trước thời điểm có quyết định cưỡng chế thi
hành án. Như vậy, khi thu được tiền của người
phải thi hành án mà số tiền không đủ để thanh
toán cho các nghĩa vụ của người phải thi hành
án thì Chấp hành viên phải xác định những
người được thi hành án ở những bản án, quyết
định đang do chính cơ quan mình tổ chức thi
hành án và những người được thi hành án ở các
bản án, quyết định đang do các cơ quan thi hành
án dân sự khác trực tiếp tổ chức thi hành án
trước thời điểm có quyết định cưỡng chế thi
hành án. Tuy nhiên, với thực tiễn quản lý công
tác thi hành án dân sự hiện tại trường hợp người
phải thi hành án không hợp tác với Chấp hành
viên thì việc xác định người phải thi hành án
hiện đang phải thi hành cho bao nhiêu người, số
tiền là bao nhiêu thì cũng là việc khó khăn đối
với các Chấp hành viên. Tuy nhiên, để đảm bảo
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ
chức trong mọi bản án, quyết định thì tác giả
đồng tình với quan điểm thứ hai nhưng chi
thanh toán cho những người được thi hành án
trong các bản án, quyết định đang do các cơ
quan thi hành án khác nhau tổ chức thi hành án
mà Chấp hành viên biết được.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thanh toán tiền thi hành án - Một số vướng mắc và kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 6/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
37
THANH TOÁN TIỀN THI HÀNH ÁN - MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ
Nguyễn Thị Phíp1
Tóm tắt: Trước tình hình khiếu nại, tố cáo về hoạt động thi hành án dân sự có chiều hướng gia
tăng và phức tạp. Một trong các giải pháp nhằm hạn chế việc khiếu nại, tố cáo trong thi hành án
dân sự chính là việc hoàn thiện các quy định pháp luật và kịp thời hướng dẫn các vướng mắc của
các cơ quan thi hành án dân sự. Với sự sửa đổi, bổ sung Điều 47 Luật thi hành án dân sự năm 2008
về thanh toán tiền thi hành án đã có nhiều quan điểm giải quyết khác nhau. Để thống nhất cách hiểu
và áp dụng các quy định về thanh toán tiền thi hành án theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành
án dân sự năm 2014. Tác giả đã đưa ra các quan điểm giải quyết khác nhau từ một vụ việc thực tế,
từ đó đưa ra những vướng mắc và những kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về
thi hành án dân sự.
Từ khóa: Thanh toán tiền thi hành án dân sự; vướng mắc trong hoạt động thanh toán tiền thi
hành án dân sự.
Nhận bài: 05/10/2017; Hoàn thành biên tập:15/11/2017; Duyệt đăng:28/11/2017.
Abstract: Since the activity of denunciations and complaints in civil judgment execution is
increasing and complicated, one of the solutions to limit that is finalizing legal regulations and
timely providing support to civil judgment executing agencies in handling difficulties. There are
different solutions upon the amendment, supplement of Article 47 of the Law on Civil Judgement
execution 2008 on Judgement execution fee payment. To unify the understanding and applying
regulations on Judgement execution fee payment under the Law amending, supplying the Law on
Civil Judgement execution 2014, the author brings forward different viewpoints from an actual case
to point out difficulties and make suggestions to finalize legal regulations on civil judgement
execution.
Keywords: payment of civil judgement fee; difficulties in payment of civil judgement fee
Date of receipt:05/10/2017; Date of revision: 15/11/2017; Date of approval:28/11/2017.
Vụ việc
Nguyễn Văn Đ, hiện đang phải thi hành án
02 bản án của Tòa án nhân dân ở hai địa phương
khác nhau, cụ thể như sau.
Vụ việc thi hành án thứ nhất: Tại bản án dân
sự phúc thẩm số 89/2016/DS-PT ngày 11/4/2016
của Tòa án nhân dân thành phố B xét xử phúc
thẩm bản án dân sự sơ thẩm số 05/2016/DS-ST
ngày 04/01/2016 của Tòa án nhân dân quận 3
thành phố B đã tuyên: Buộc ông Nguyễn Văn Đ
phải trả cho ngân hàng S số tiền là 2,5 tỷ đồng và
khoản lãi chậm thi hành án, kể từ ngày ngân hàng
S có đơn yêu cầu thi hành án. Nếu ông Đ không
trả sẽ phát mại tài sản thế chấp là nhà, đất của
ông Đ tọa lạc tại số 14 đường X, phường 2, quận
3, thành phố B để thi hành án. Bản án này đang
do Chấp hành viên V, Chi cục Thi hành án dân sự
quận 3 tổ chức thi hành. Quá trình tổ chức thi
hành án của Chi cục Thi hành án dân sự quận 3
như sau:
Ngày 10/5/2016, Chi cục thi hành án dân sự
quận 3 ra quyết định thi hành án theo đơn yêu
cầu thi hành án của ngân hàng S đúng quy định
pháp luật.
Ngày 24/5/2016, do ông Đ không tự nguyện
thi hành án, Chấp hành viên đã tiến hành xác
minh điều kiện thi hành án của ông Đ được biết
hiện ông Đ có 02 nhà, đất gồm: 01 nhà, đất tọa
lạc tại số 14 đường X, phường 2, quận 3, thành
phố B (là tài sản thế chấp) có giá trị khoảng 02 tỷ
đồng và 01 nhà, đất tọa lạc tại tổ 10, xã An
Nghĩa, huyện X, tỉnh Y. có giá trị khoảng 01 tỷ
1 Thạc sỹ, Phó Trưởng Khoa Đào tạo các chức danh thi hành án dân sự, Học viện Tư pháp.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
38
đồng. Chi cục thi hành án quận 3 đã ủy quyền
cho Chi cục thi hành án huyện X tiến hành xác
minh về nhà đất tại tổ 10, xã An Nghĩa, huyện X,
tỉnh Y. Tại biên bản xác minh ngày 01/6/2016
của Chấp hành viên T, chi cục Thi hành án dân sự
huyện X, tỉnh Y có nội dung: Nhà đất tại tổ 10 xã
An Nghĩa, huyện X, tỉnh Y. hiện đang do ông Đ
đứng tên quyền sở hữu, sử dụng, nhà đất này
không bị cầm cố, thế chấp và không có tranh
chấp”.
Ngày 13/6/2016, Chấp hành viên V đã ra
quyết định kê biên, xử lý nhà, đất thế chấp của Đ
và đã thẩm định giá với giá là 02 tỷ đồng. Sau
khi thẩm định giá nhà, đất thế chấp của ông Đ, do
giá trị nhà, đất thế chấp không đủ để thi hành án
cho Ngân hàng S, ngày 13/7/2016, Chấp hành
viên V đã gửi văn bản đến Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất huyện X, tỉnh Y yêu cầu Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện X, tỉnh
Y không được chuyển dịch quyền sở hữu, sử
dụng nhà, đất của ông Đ tọa lạc tại tổ 10, xã An
Nghĩa, huyện X, tỉnh Y để tiếp tục thi hành nghĩa
vụ của ông Đ phải trả cho ngân hàng S số tiền là
2,5 tỷ và khoản lãi chậm thi hành án theo bản án
số 89/2016/DS-PT ngày 11/4/2016 của Tòa án
nhân dân thành phố B.
Vụ việc thi hành án thứ hai: Tại bản án dân
sự số 122/2016/DS-ST ngày 06/4/2016 của Tòa
án nhân dân huyện X, tỉnh Y tuyên buộc ông
Nguyễn Văn Đ phải trả cho ông Huỳnh Thanh
Nam số tiền là 500 triệu đồng, bà Vũ Thị Thơm
số tiền là 400 triệu đồng, ông Vũ Văn Hồng số
tiền 100 triệu đồng và khoản lãi chậm thi
hành án.
Ngày 06/6/2016, Chi cục thi hành án dân sự
huyện X, tỉnh Y đã ra quyết định thi hành án theo
đơn yêu cầu thi hành án của ông Nam, bà Thơm
theo đúng quy định pháp luật và giao cho Chấp
hành viên tổ chức thi hành. Hiện tại ông Hồng
chưa yêu cầu thi hành án.
Hết thời gian tự nguyện thi hành án do ông Đ
không tự nguyện thi hành án, ngày 15/6/2016,
Chấp hành viên đã tiến hành xác minh điều kiện
thi hành án của ông Đ được biết hiện ông Đ đang
sở hữu, sử dụng 01 nhà đất tại tổ 10, xã An
Nghĩa, huyện X, tỉnh Y và 01 nhà, đất tọa lạc tại
số 14 đường X, phường 2, quận 3, thành phố B
(là tài sản thế chấp hiện đang do chi cục Thi hành
án dân sự quận 3, thành phố B kê biên, định giá
bán đấu giá nhưng chưa bán được). Ngoài ra, ông
Đ không còn tài sản nào khác.
Ngày 20/6/2016, Chấp hành viên đã ra quyết
định kê biên, xử lý nhà, đất của ông Đ tại tổ 10,
xã An Nghĩa, huyện X, tỉnh Y. để thi hành án và
đã thẩm định giá, bán đấu giá nhà, đất trên với số
tiền thu được là 900 triệu đồng.
Ngày 03/10/2016, Chi cục thi hành án dân sự
huyện X đã tổ chức giao nhà, đất cho người mua
tài sản đấu giá.
Được biết, tại thời điểm này nhà, đất số 14
đường X, phường 2, quận 3, thành phố B chi cục
Thi hành án dân sự quận 3 chưa bán được. Hiện
nhà, đất này đã giảm giá trị nhà đất còn là
1.780.000.0000 đồng.
Vấn đề đặt ra, chi cục Thi hành án dân sự
huyện X sẽ thực hiện việc thanh toán như thế nào
đối với số tiền thu được là 900 triệu đồng. Về vấn
đề này hiện có hai quan điểm giải quyết như sau:
Quan điểm thứ nhất: Số tiền 900 triệu đồng
sẽ trừ vào các chi phí thi hành án theo quy định
tại khoản 1 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự. Số
tiền còn lại sẽ chia theo tỷ lệ cho ông Nam, bà
Thơm và ông Hồng. Sau đó, Chấp hành viên sẽ
thông báo cho ông Nam, bà Thơm đến nhận tiền
thi hành án theo tỷ lệ mà họ được nhận. Số tiền
còn lại (phần của ông Hồng) sẽ được gửi vào
ngân hàng theo loại tiền gửi kỳ hạn 01 tháng,
đồng thời sẽ thông báo và ấn định thời hạn không
quá 01 tháng cho ông Hồng về quyền yêu cầu thi
hành án. Trường hợp trong thời hạn trên ông
Hồng làm đơn yêu cầu thi hành án thì Chấp hành
viên sẽ làm thủ tục chi trả tiền cho ông Hồng.
Trường hợp hết thời hạn thông báo trên mà cơ
quan thi hành án không nhận được yêu cầu thi
hành án của ông Hồng thì số tiền đã gửi và số
tiền lãi từ số tiền gửi sẽ thanh toán tiếp cho ông
Nam và bà Thơm theo tỷ lệ. Số tiền còn lại (nếu
còn) sẽ thanh toán cho Ngân hàng S là người
được thi hành án theo bản án phúc thẩm số
89/2016/DS-PT ngày 11/4/2016 đang do Chi cục
Soá 6/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
39
thi hành án dân sự quận 3, thành phố B tổ chức
thi hành. Sau khi chi trả cho Ngân hàng S mà vẫn
còn tiền thì số tiền còn lại sẽ trả lại cho ông Đ.
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 47 Luật
Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 và
khoản 1 Điều 49 Nghị định 62/2015/NĐ-CP
ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự
và khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số
11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày
01/8/2016 quy định một số vấn đề về thủ tục thi
hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi
hành án dân sự.
Quan điểm thứ hai: Số tiền 900 triệu đồng
thu được sau khi trừ các chi phí thi hành án theo
quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Thi hành án
dân sự, Chấp hành viên sẽ chia theo tỷ lệ cho ông
Nam, bà Thơm, ông Hồng và Ngân hàng S. Vì
lúc này ngân hàng S cũng là người được thi hành
án theo bản án phúc thẩm số 89/2016/DS-PT
ngày 11/4/2016 nhưng đang do cơ quan thi hành
án dân sự khác (quận 3) tổ chức thi hành. Sau đó,
Chấp hành viên sẽ thông báo cho ông Nam, bà
Thơm và Ngân hàng S đến nhận tiền thi hành án
theo tỷ lệ mà họ được nhận. Số tiền còn lại gửi
vào ngân hàng theo loại tiền gửi kỳ hạn 01 tháng,
đồng thời sẽ thông báo và ấn định thời hạn không
quá 01 tháng cho ông Hồng về quyền yêu cầu thi
hành án. Trường hợp trong thời hạn trên ông
Hồng làm đơn yêu cầu thi hành án thì Chấp hành
viên sẽ làm thủ tục chi trả tiền cho ông Hồng.
Trường hợp hết thời hạn thông báo trên mà cơ
quan thi hành án không nhận được yêu cầu thi
hành án của ông Hồng thì số tiền đã gửi và số
tiền lãi từ số tiền gửi Chấp hành viên sẽ thanh
toán tiếp cho ông Nam và bà Thơm và Ngân
hàng S theo tỷ lệ. Đồng thời khi Chi cục thi hành
án dân sự quận 3, thành phố B mà thu được tiền
từ việc bán đấu giá tài sản thế chấp sau khi đã ưu
tiên thanh toán cho ngân hàng S. Số tiền còn lại
sẽ được thanh toán cho ông Nam, bà Thơm và
ông Hồng theo tỷ lệ. Trường hợp nhà, đất của
ông Đ không phải là tài sản thế chấp cho ngân
hàng S thì toàn bộ số tiền thu được sau khi trừ
các chi phí về thi hành án theo khoản 1 Điều 47
Luật Thi hành án dân sự sẽ được thanh toán theo
tỷ lệ cho Ngân hàng S, ông Nam, bà Thơm và
ông Hồng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều
47 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm
2014 và khoản 1 Điều 49 Nghị định 62/2015/
NĐ-CP ngày 18/7/2015 và khoản 2 Điều 6
Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-
TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016.
Bình luận
Như vậy, cùng cơ sở pháp luật (03 điều luật)
cùng một chủ thể áp dụng (Chấp hành viên) lại
có hai cách hiểu và áp dụng khác nhau. Hai quan
điểm này tác giả cho rằng đều đúng nhưng chưa
thấu tình, đạt lý. Tác giả xin phân tích lý do dẫn
đến hai quan điểm giải quyết khác nhau trên cùng
một cơ sở pháp luật như sau:
Tại khoản 2 Điểu 6 Thông tư liên tịch số
11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy
định “Trường hợp thực hiện theo quy định tại
điểm b khoản 2 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự
và khoản 1 Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-
CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Thi hành án dân sự thì cơ quan
thi hành án dân sự xác định rõ những bản án,
quyết định đang trực tiếp tổ chức thi hành có
trước thời điểm có quyết định cưỡng chế thi
hành án mà có nhiều người được thi hành án để
xác định người đã yêu cầu thi hành án, người
chưa yêu cầu thi hành án; số tiền được thanh
toán của người đã yêu cầu thi hành án và của
người chưa yêu cầu thi hành án theo các bản án,
quyết định đó.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận
được tiền, cơ quan thi hành án dân sự chi trả cho
người đã yêu cầu thi hành án số tiền theo tỷ lệ
mà họ được nhận, đồng thời thông báo cho
những người được thi hành án chưa yêu cầu thi
hành bản án, quyết định đó về quyền yêu cầu thi
hành án. Việc thông báo được thực hiện theo địa
chỉ có tại bản án, quyết định qua dịch vụ bưu
chính bằng thư bảo đảm.
Trong thời hạn đã ấn định mà tiếp tục nhận
được yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành
án dân sự ra quyết định thi hành án theo quy
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
40
định và chi trả cho họ số tiền đã gửi, tiền lãi theo
tỷ lệ đã được xác định. Số tiền của những người
không yêu cầu thi hành án còn lại được thanh
toán tiếp cho những người đã có yêu cầu thi
hành bản án, quyết định đó tính đến thời điểm
hết thời hạn thông báo. Số tiền còn lại được
thanh toán cho những người được thi hành án
theo các quyết định thi hành án khác tính đến
thời điểm thanh toán.”
Mặt khác, tại mục 12 Công văn số 1103/TC
THADS.NV1 ngày 30/3/2017 của Tổng cục Thi
hành án dân sự hướng dẫn một số vấn đề về
nghiệp vụ thi hành án dân sự đã hướng dẫn về
việc xác định người được thi hành án theo đó
người được thi hành án trước thời điểm có quyết
định cưỡng chế được xác định còn bao gồm cả
những người được thi hành án trong các bản án,
quyết định đang do cơ quan thi hành án dân sự
trực tiếp tổ chức thi hành các khoản chủ động thi
hành án. Từ những quy định trên tác giả xin bình
luận về các quan điểm giải quyết trên như sau:
Thứ nhất, những người đồng ý với quan
điểm thứ nhất, họ cho rằng khi xác định những
người được thi hành án trong các bản án, quyết
định có trước thời điểm có quyết định cưỡng chế
là những bản án, quyết định đang do chính cơ
quan thi hành án dân sự của mình (nghĩa là chỉ
trong một cơ quan thi hành án dân sự) đang trực
tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo
yêu cầu và các bản án, quyết định đang thi hành
án khoản chủ động. Vì vậy, họ xác định những
người được thi hành án trước khi có quyết định
cưỡng chế thi hành án chỉ gồm ông Nam, bà
Thơm và ông Hồng. Còn bản án phúc thẩm số
89/2016/DS-PT ngày 11/4/2016 của Tòa án nhân
dân thành phố B mặc dù là bản án có trước thời
điểm ra quyết định cưỡng chế nhưng lại đang do
cơ quan thi hành án dân sự khác (Quận 3) tổ
chức thi hành và ngân hàng S sẽ không được xác
định là người được thi hành án đang do cơ quan
thi hành án trực tiếp tổ chức thi hành. Vì vậy,
ngân hàng S sẽ không được thanh toán trong
khoản tiền thu được 900 triệu đồng của Chi cục
thi hành án dân sự huyện X, tỉnh Y. Mặt khác,
họ cho rằng Chấp hành viên không có trách
nhiệm phải biết hoặc rất khó biết những người
được thi hành án trước thời điểm có quyết định
cưỡng chế đang do các cơ quan thi hành án dân
sự khác tổ chức thi hành. Vì vậy, họ hiểu cụm
từ “Bản án, quyết định đang trực tiếp tổ chức thi
hành án” là những bản án, quyết định đang do
chính cơ quan họ tổ chức thi hành kể cả các bản
án, quyết định mà họ đang tổ chức thi hành
khoản chủ động như hướng dẫn tại Công văn
1103/TCTHADS-NV1 của Tổng cục thi hành án
dân sự ngày 30/3/2017 chứ không phải các bản
án, quyết định đang do cơ quan thi hành án dân
sự khác tổ chức thi hành.
Thứ hai, những người đồng ý với quan điểm
thứ hai lại cho rằng những bản án, quyết định
đang trực tiếp tổ chức thi hành án phải bao gồm
tất cả các bản án, quyết định có trước thời điểm
ra quyết định cưỡng chế và đang do các cơ quan
thi hành án dân sự khác nhau tổ chức thi hành. Vì
vậy, trong tình huống trên phải xác định cả hai
bản án: Bản án dân sự sơ thẩm số 122/2016/DS-
ST ngày 06/4/2016 của Tòa án nhân dân huyện
X, tỉnh Y và bản án phúc thẩm số 89/2016/DS-
PT ngày 11/4/2016 của Tòa án nhân dân thành
phố B là những bản án đang trực tiếp tổ chức thi
hành. Vì vậy, họ xác định những người được thi
hành án trước thời điểm có quyết định cưỡng chế
phải gồm ông Nam, bà Thơm, ông Hồng và ngân
hàng S.
Quan điểm của tác giả, nếu thanh toán tiền
theo quan điểm thứ nhất thì sẽ thuận lợi cho các
cơ quan thi hành án dân sự là chỉ thanh toán cho
những người được thi hành án trong các bản án,
quyết định đang do chính cơ quan mình trực
tiếp tổ chức thi hành mà không phải biết hoặc
xem xét những bản án, quyết định đang do các
cơ quan thi hành án dân sự khác tổ chức thi
hành. Mặt khác, họ cho rằng các Chấp hành
viên khi tổ chức thi hành án không buộc phải
biết hoặc rất khó biết được việc người phải thi
hành án đang phải thi hành những bản án, quyết
định nào? Cho những ai? và đây là một việc vô
cùng khó khăn và không thể biết được nên chỉ
cần xác định những người được thi hành án
trong các bản án, quyết định đang do chính cơ
Soá 6/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
41
quan mình trực tiếp tổ chức thi hành án là hoàn
toàn phù hợp với thực tiễn. Với cách hiểu và
thực hiện theo quan điểm thứ nhất, tác giả cũng
chưa thực sự đồng tình vì điều luật chỉ đề cấp
đến các bản án, quyết định đang do cơ quan thi
hành án trực tiếp tổ chức thi hành án chứ không
đề cập rõ là đang do cơ quan thi hành án nào
trực tiếp tổ chức thi hành. Theo đó, những bản
án, quyết định đang do cơ quan thi hành án dân
sự trực tiếp tổ chức thi hành phải bao gồm tất cả
các bản án, quyết định đang do các cơ quan thi
hành án dân sự khác nhau trực tiếp tổ chức thi
hành chứ không chỉ là do một cơ quan thi hành
án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành. Mặt khác,
nếu thanh toán tiền theo quan điểm thứ nhất
phần nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và
lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là
người được thi hành án trong các bản án, quyết
định đang do các cơ quan thi hành án dân sự
khác tổ chức thi hành. Mặt khác, việc xác định
người phải thi hành án hiện đang phải thi hành
án những bản án, quyết định nào và cho những
ai là việc làm không quá khó khăn, việc xác
định này chỉ cần thông qua chính người phải thi
hành án là sẽ biết được. Hơn nữa, hiện nay cơ
quan quản lý công tác thi hành án dân sự cũng
đang từng bước hoàn thiện việc quản lý các vụ
việc thi hành án trong phạm vi toàn quốc bằng
hệ thống điện tử. Từ đó, các Chấp hành viên sẽ
dễ dàng tra cứu các bản án, quyết định đang do
các cơ quan thi hành án dân sự khác nhau tổ
chức thi hành trên phạm vi toàn quốc. Như vậy,
việc tra cứu các thông tin về người phải thi
hành, người được thi hành án sẽ rất thuận lợi
cho các Chấp hành viên nói riêng và các cơ
quan thi hành án dân sự nói chung.
Kiến nghị
Với các quy định trên tác giả cho rằng khi
thanh toán tiền thi hành án, Chấp hành viên phải
xác định những người được thi hành án của tất
cả các bản án, quyết định đang do các cơ quan
thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành
trước thời điểm có quyết định cưỡng chế thi
hành án. Như vậy, khi thu được tiền của người
phải thi hành án mà số tiền không đủ để thanh
toán cho các nghĩa vụ của người phải thi hành
án thì Chấp hành viên phải xác định những
người được thi hành án ở những bản án, quyết
định đang do chính cơ quan mình tổ chức thi
hành án và những người được thi hành án ở các
bản án, quyết định đang do các cơ quan thi hành
án dân sự khác trực tiếp tổ chức thi hành án
trước thời điểm có quyết định cưỡng chế thi
hành án. Tuy nhiên, với thực tiễn quản lý công
tác thi hành án dân sự hiện tại trường hợp người
phải thi hành án không hợp tác với Chấp hành
viên thì việc xác định người phải thi hành án
hiện đang phải thi hành cho bao nhiêu người, số
tiền là bao nhiêu thì cũng là việc khó khăn đối
với các Chấp hành viên. Tuy nhiên, để đảm bảo
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ
chức trong mọi bản án, quyết định thì tác giả
đồng tình với quan điểm thứ hai nhưng chi
thanh toán cho những người được thi hành án
trong các bản án, quyết định đang do các cơ
quan thi hành án khác nhau tổ chức thi hành án
mà Chấp hành viên biết được.
Với phân tích trên, để các cơ quan thi hành
án dân sự nói chung và các Chấp hành viên nói
riêng áp dụng một các thống nhất về việc thanh
toán tiền thi hành án trong trường hợp một
người phải thi hành án cho nhiều người trong
các bản án, quyết định theo quy định tại điểm b
khoản 2 Điều 47 Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014, và
Điều 49 Nghị định 62/2015/NĐ-CP và Điều
6 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-
TANDTC-VKSNDTC thì cần sớm có văn bản
hướng dẫn cụ thể về cụm từ “đang trực tiếp thi
hành” trong khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch
số 11/2016/TTLT- BTP-TANDTC-VKSNDTC
là những bản án do một cơ quan thi hành án dân
sự đang trực tiếp tổ chức thi hành hay do các cơ
quan thi hành án dân sự khác nhau đang trực
tiếp tổ chức thi hành. Đồng thời kiến nghị các
cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự
sớm hoàn thiện việc quản lý công tác thi hành
án dân sự nói chung, các hồ sơ thi hành án của
các Chấp hành viên nói riêng trong phạm vi
toàn quốc bằng hệ thống điện tử./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thanh_toan_tien_thi_hanh_an_mot_so_vuong_mac_va_kien_nghi.pdf