Theo dõi đặc điểm dinh duỡng của dúi mốc lớn (rhizomys pruinosus) trong điều kiện nuôi nhốt ở TP Sơn La

THEO DÕI ĐẶC ĐIỂM Dinh duỡng CỦA DÚI MỐC LỚN (RHIZOMYS PRUINOSUS) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT Ở TP SƠN LA"

pdf6 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3069 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Theo dõi đặc điểm dinh duỡng của dúi mốc lớn (rhizomys pruinosus) trong điều kiện nuôi nhốt ở TP Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ---------- NGUYỄN VĂN TOÀN THEO DÕI ĐẶC ĐIỂM DINH DƢỠNG CỦA DÚI MỐC LỚN (RHIZOMYS PRUINOSUS) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT Ở TP SƠN LA Nhóm ngành: TN 2 Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Phạm Văn Nhã Sơn La, năm 2011 KỸ THUẬT NUÔI DÚI SINH SẢN VÀ LẤY THỊT 4.1. Thời kỳ động đực Trong thời kỳ động đực Dúi cái thường bỏ ăn hoặc ăn rất ít, cắn phá chuồng trại và tìm đến chỗ có con đực và phát ra âm thanh để gọi con đực đến giao phối. Biểu hiện ở cơ quan sinh dục con cái là sưng đỏ và hơi ẩm do trong thời kỳ động đực thì lượng dịch được tiết ra nhiều hơn. Ở ngoài tự nhiên, các hang của con cái được dọn dẹp sạch sẽ bỏ hết đất đá ở của hang và tạo ra mùi để lôi cuốn Dúi đực tới giao phối. Trong giai đoạn động đực ngoài thức ăn chính là tre (thân, rễ) cần bổ sung thêm một số loại thức ăn giàu tinh bột như: ngô, khoai, sắn. 4.2. Thời kỳ giao phối Mỗi lần giao phối giao phối diễn ra trong khoảng 15 - 20 phút. Trong ngày đầu tiên chúng giao phối từ 4 - 5 lần, sau đó giảm dần cho đến khi con cái từ chối không giao phối nữa thì thôi. Quá trình giao phối thường diễn ra trong vòng 2 - 3 ngày. Trong và sau quá trình giao phối Dúi thường mệt và mất nhiều sức do vậy cần tăng cường lượng thức ăn cho Dúi và sử dụng loại thức ăn chứa nhiều năng lượng như: mía, khoai lang và bổ sung thêm các gốc rau muống, rau cần nếu có ngoài các loại thức ăn đã cung cấp hàng ngày. 4.3. Thời ký sinh sản Dúi sinh sản vào tất cả các mùa trong năm. Mỗi lứa thường là từ 1- 4 con thường là 2 con nhưng cũng có khi chúng đẻ tới 5 con nhưng rất ít. Trong quá trình mang thai lượng thức ăn chúng tiêu thụ nhiều hơn. Ở ngoài tự nhiên hang được chúng đào sâu hơn và trong đựơc lót bằng một lớp rơm, cỏ khô…trong điều kiện nuôi nhốt thì chúng cũng có những hành động tương tự đó là tìm rơm lót quanh tổ. Thời gian mang thai khoảng 45 ngày. Dúi mới sinh ra thì chưa mọc lông và chưa 5. Một số điểm cần lƣu ý trong quá trình nuôi nhốt và chăm sóc Dúi : Dúi thích ánh sáng tán xạ, cho nên chuồng nuôi nên làm nửa sáng, nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt, gió lùa và nắng nóng, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Nền và sân chuồng nên tráng bằng bê tông dốc 1 - 2%, dày 8 - 10cm để dúi không đào hang chui ra ngoài và thoát nước… Mỗi ô chuồng nuôi 1 - 2 cá thể chỉ cần khoảng 1m². : đối với nuôi vỗ béo ta có thể nuôi nhiều con trong một ô, còn nuôi sinh sản thì tiến hành nuôi theo từng cặp đực, cái. chuồng trại thiết kế và nơi đặt cần phải thoáng mát, khô ráo và tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Nếu ánh sáng chiếu vào nhiều cần có biện pháp hạn chế vì Dúi là động vật hoạt động về đêm là chủ yếu và thích ánh sáng tán xạ. * Các loại thức ăn Dúi sử dụng thường ở dạng thô là chủ yếu và chúng ăn trực tiếp không phải qua chế biến nhiều do đó không phải mất nhiều thời gian chế biến thức ăn như: mía, ngô, khoai, sắn … * Thời gian: có thể cung cấp thức ăn cho dúi vào bất kỳ thời gian nào trong ngày nhưng tốt nhất nên cho Dúi ăn 2 lần/ngày và vào thời gian cố định. Buổi sáng: 6h - 7h, buổi tối: 5h - 6h, đây là khoảng thời gian Dúi hoạt động ít hoặc đang ngủ do vậy đây là khoảng thời gian tốt nhất để cung cấp thức ăn cho chúng, sau khi thức dậy chúng sẽ có thức ăn luôn. * Khẩu phần ăn cho từng giai đoạn phát triển - Tùy theo kích thước và lứa tuổi mà ta điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp tránh Dúi không ăn hết để đến hôm sau làm thức ăn bị hỏng hoặc bị thiu làm Dúi kém ăn hoặc có thể mắc bệnh đường ruột. - Đối với nuôi Dúi vỗ béo: sau 45 ngày ta tiến hành tách Dúi con ra khỏi mẹ và tiến hành nuôi vỗ béo, thức ăn chủ yếu là mía và tinh bột. Đối với con mẹ trong thời gian mang thai và nuôi con thì cần phối hợp nhiều loại thức ăn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. - Ta có thể điều chỉnh lượng thức ăn bằng cách quan sát, nếu sau 12 giờ cho ăn thấy Dúi ăn hết thì bổ sung thêm, ngược lại nếu thức ăn còn thừa nhiều thì giảm bớt những lần cho ăn sau. Khi cho ăn đủ thức ăn rau, củ, quả tươi thì Dúi không cần uống nước. Thức ăn còn thừa sau 12 giờ, bị úa vàng, chua, mốc phải bỏ đi, đảm bảo cho Dúi thức ăn tươi, xanh, sạch đề phòng bệnh tiêu chảy, Dúi sẽ khỏe mạnh ít dịch bệnh… - Đối với Dúi thì ta không phải cung cấp nước mà thường xuyên bổ sung thêm các loại thức ăn chứa nhiều nước vì chúng sử dụng nước có luôn trong thức ăn. Do loại thức ăn của Dúi luôn biến đổi theo mùa do vậy chúng ta cần dự trữ nhiều thức ăn khi đến mùa, để đảm bảo khẩu phần ăn của dúi luôn ổn định trong suốt quá trình sinh trưởng. Các loại thức ăn có thể bảo quan lâu dài như: Ngô, khoai, sắn, lạc… còn khi nào đến mùa mía thì ta cho ăn thêm vào thức ăn bổ sung hàng ngày. - Mỗi năm dúi đẻ 4 lứa, mỗi lứa 2 - 4 con, nuôi con rất giỏi, hao hụt ít. Nên cho dúi ăn đầy đủ và đúng khẩu phần trước, trong và sau khi sinh. - Dúi cái mang thai 45 ngày. Lúc mới ra đời dúi con không có lông và chưa mở mắt. Khoảng 15 ngày sau khi sinh dúi con mở mắt và vài tuần sau sẽ mọc lông. Sau 1 tháng ở với mẹ, dúi con trưởng thành và bắt đầu ăn được thức ăn như tre, mía… tuy nhiên nên sử dụng loại tre bánh tẻ vì răng Dúi con chưa khoẻ. - Chăm sóc Dúi mang thai và sinh con: sau khi con cái được đực thì chú ý chế độ cho ăn: phải đủ tre, mía, và bổ xung thêm ngô hoặc khoai lang hoặc củ sắn. - Sau khi đã tách ra Dúi còn yếu, khả năng di chuyển kém, tiêu hóa kém và không ăn được các thức ăn quá cứng. Do vậy phải chú ý chăm sóc Dúi trong thời gian này: cung cấp các loại thức ăn giàu protein, tinh bột như: khoai, mía, cỏ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbo_giao_duc_va_dao_tao_225.pdf