- Nhiều năm gần đây, người Việt đang ngày
một quen thuộc với những nhãn hiệu thủy sản
chế biến sẵn của các công ty trong nước như Agifish, Afiex, Saigon Food, Cầu Tre, Saigonfood,
Cofidec . Để duy trì được vị trí thương hiệu của
mình đối với người tiêu dùng các doanh nghiệp
chế biến thủy sản phải phải đầu tư sáng tạo hơn
nữa trong việc tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng,
tìm tòi phát triển sản phẩm mới, nâng cao giá trị
gia tăng cho sản phẩm và duy trì chiến lược phát
triển bền vững.
- Một trong những hướng đi đó là tích cực
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
chế biến, bảo quản thủy sản, gồm: Công nghệ
cấp đông siêu nhanh, sấy chân không thăng hoa,
sấy bức xạ hồng ngoại, công nghệ enzyme, công
nghệ bảo quản thủy sản sống bằng phương pháp
ngủ đông, bao gói MAP. Áp dụng các tiêu chuẩn
quốc tế như: HACCP, Codex, ISO, BRC-food,
Halal nhằm đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng
và an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo ra sản phẩm có
giá trị cao. Đơn cử như việc sử dụng công nghệ
hút chân không trong bảo quản thực phẩm tiệt
trùng. Thực phẩm khi được đóng trong bao bì ở
tình trạng chân không sẽ giữ lại được hết vị tươi
ngon, vitamin và khoáng chất. Và vì được chế
biến sau khi đóng hộp nên các nguy cơ tiềm tàng
về vi khuẩn sẽ không còn nữa. Thực phẩm chế
biến theo công nghệ mới hoàn toàn vô hại với
16 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thị hiếu và thái độ của người tiêu dùng khu vực thành phố hồ chí minh đối với sản phẩm thủy sản chế biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g động và tương tác, nó
chịu sự tác động từ môi trường và cũng có tác
động ngược trở lại đối với môi trường ấy.
Hoạt động nghiên cứu hành vi của người
tiêu dùng không chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu
những hành động riêng lẻ, cụ thể của người
tiêu dùng thực hiện trong quá trình mua sắm,
tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ mà còn được mở
rộng theo hướng tìm hiểu xu hướng thái độ của
người tiêu dùng.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
mua của người tiêu dùng
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua của
người tiêu dùng được chia làm bốn nhóm: các
ảnh hưởng xã hội, các ảnh hưởng cá nhân, các
ảnh hưởng marketing và các ảnh hưởng vị trí.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
15SỐ 09 - THÁNG 11/2015
Các yếu tố xã hội: Tầng lớp xã hội, văn hóa
và ảnh hưởng nhóm tiêu dùng có ảnh hưởng đến
mua hàng và quyết định mua hàng. Những ảnh
hưởng này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đến
tiến trình mua hàng.
- Văn hóa là một trong những nhân tố cơ bản
nhất ảnh hưởng đến nhu cầu, mong muốn và
hành vi của người tiêu dùng.
- Tầng lớp xã hội dựa trên sự giàu có, kỹ năng
và năng lực con người. Sự khác biệt về tầng lớp
xã hội biểu hiện ở những hành xử và những giá
trị khác nhau mà những hành xử và những giá trị
này ảnh hưởng đến hành vi của những cá nhân
của nhóm tầng lớp đó.
- Nhóm tham khảo bao gồm người thân và
bạn bè, trong tổ chức hay những khuyến cáo
từ chuyên gia. Nhóm tham khảo có ảnh hưởng
mạnh hơn đối với những sản phẩm đại chúng,
những sản phẩm mà sử dụng thì những người
khác thấy được, giống như quần áo, xe cộ.
Các yếu tố thuộc về cá nhân: Kotler và Arm-
strong (2011, tr.177) cho rằng “Quyết định của
người mua cũng bị chi phối bởi các yếu tố cá
nhân, như tuổi tác và giai đoạn trong vòng đời,
nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, phong cách sống,
tính cách và sự nhận thức về bản thân”. Trong
đó:
- Tuổi tác và giai đoạn trong vòng đời: thói
quen mua sắm hàng hóa và sử dụng dịch vụ của
con người thay đổi qua thời gian, hành vi mua
hàng vì thế cũng thay đổi theo.
- Nghề nghiệp: nghề nghiệp của người tiêu
dùng ảnh hưởng đến sản phẩm và dịch vụ mà họ
mua bởi vì nhu cầu liên quan đến nghề nghiệp là
khác nhau.
- Điều kiện kinh tế: điều kiện kinh tế của một
cá nhân sẽ quyết định đến sản phẩm cũng như
cửa hàng mà người đó lựa chọn.
- Phong cách sống: những người có cùng địa
vị và tầng lớp xã hội hay nghề nghiệp vẫn có thể
có phong cách sống hoàn toàn khác nhau. Phong
cách sống nhấn mạnh các khía cạnh quan trọng
của người tiêu dùng, bao gồm: Hành động (việc
làm, thói quen, mua sắm, hoạt động thể thao,
hoạt động xã hội), Sở thích (ăn uống, thời trang,
gia đình, giải trí) và Quan điểm (về bản thân, các
vấn đề xã hội, công việc, kinh doanh, sản phẩm).
Tất cả đều có tác động đến hành vi mua hàng vì
thứ mà người tiêu dùng mua không chỉ là sản
phẩm, mà còn là giá trị cũng như phong cách
sống mà sản phẩm này đại diện.
- Tính cách và sự tự nhận thức: tính cách là
những đặc điểm tâm lý để phân biệt một cá nhân,
là nét đặc trưng của mỗi người nên sẽ ảnh hưởng
đến hành vi mua hàng của người đó.
Các yếu tố marketing: Mỗi yếu tố marketing
mix (sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị) có
thể ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng theo
nhiều cách khác nhau:
- Sản phẩm: nhiều thuộc tính của sản phẩm
như: thương hiệu, chất lượng, tính mới mẻ, thời
hạn sử dụng có thể ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng.
- Giá cả: giá cả sản phẩm hay dịch vụ thường
ảnh hưởng đến quyết định mua hàng dù cho
người mua hàng có quan tâm hay không. Đôi khi
người tiêu dùng cho rằng giá đắt liên quan đến
hàng chất lượng cao.
- Phân phối: phân phối sản phẩm ảnh hưởng
đến người tiêu dùng bằng nhiều cách. Gia tăng
khả năng có được sản phẩm đồng nghĩa với việc
gia tăng cơ hội người tiêu dùng có thể tìm thấy và
mua hàng. Những sản phẩm bán độc quyền trong
những cửa hàng riêng biệt cũng có thể được cảm
nhận là những sản phẩm có chất lượng cao.
- Chiêu thị: quảng cáo, khuyến mãi bán hàng,
người bán hàng và các hoạt động truyền thông
có thể ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng hướng
đến một sản phẩm riêng biệt nào đó. Những biện
pháp truyền thông này là công cụ hữu hiệu để
thông tin với người tiêu dùng, nơi mua hàng và
tạo ra cảm nhận cũng như hình ảnh mong muốn
về hàng hóa hay dịch vụ.
Các yếu tố vị trí mua hàng: Những ảnh hưởng
vị trí mua hàng bao gồm các nhân tố cụ thể về
thời gian và nơi quan sát thấy mà ở đó sự hiện
diện và trưng bày hệ thống ảnh hưởng đến hành
vi hiện tại của người tiêu dùng. Vị trí có thể ảnh
hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng nhưng
cũng có thể chỉ tác động đến các yếu tố thuộc về
hành vi. Ảnh hưởng của vị trí được chia thành
năm loại:
- Yếu tố vật chất xung quanh bao gồm địa
điểm hiện trạng và địa lý, thiết kế, âm thanh, mùi
vị, ánh sáng đèn, thời tiết và trưng bày hàng hóa
hoặc các phụ liệu quảng cáo.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
16 SỐ 09 - THÁNG 11/2015
- Yếu tố xã hội xung quanh bao gồm những
thể hiện của những người khác mà có thể ảnh
hưởng đến hành vi của người mua hàng.
- Bối cảnh thực tế nơi mua hàng ảnh hưởng
đến hành vi mua hàng. Nó có thể từ thời gian
mua hàng trong ngày cho đến mua trong năm.
- Khái niệm về bổn phận liên quan đến mục
đích hay những lý do có sự cam kết (trung thành)
ở nơi mà người mua hàng tới mua.
- Tình thế trước đó lôi cuốn người tiêu dùng
mà trước đó họ chưa trải qua hoặc tồn tại. Những
điều kiện hay tâm trạng xảy ra tức thời hay tạm
thời.
2.5. Các mô hình hành vi người tiêu dùng
Mô hình quá trình cảm nhận
Cảm nhận là quá trình mà con người lựa chọn,
tổ chức và giải thích thông tin để định dạng bức
tranh mang ý nghĩa về những gì xảy ra chung
quanh. Con người có thể có cảm nhận khác nhau
với cùng một kích tác vì khác biệt đó có thể xảy
ra ở một trong 3 bước của quá trình cảm nhận,
gồm: chú ý có chọn lọc, bóp méo có chọn lọc và
lưu giữ có chọn lọc. Để nghiên cứu sâu hơn về
cảm nhận, Horward & Sheth (1969) đã trình bày
mô hình giản lược hành vi người mua trong đó
đi sâu vào xem xét hộp đen người mua như sau:
Ở đây Horward & Sheth (1969) muốn chỉ ra
rằng: mỗi sự cảm nhận của con người về kích
tác sẽ qua quá trình cảm nhận để trở thành kiến
thức mà người mua học được. Những kiến thức
này có thể ảnh hưởng ngược trở lại cảm nhận của
người mua ở lần sau khi tiếp xúc với kích tác cũ,
có thể điều chỉnh cảm nhận về kích tác.
Mô hình hành vi mua hàng
Hàng ngày người tiêu dùng đưa ra rất nhiều
quyết định mua hàng, và quyết định mua hàng
chính là tâm điểm cho những nỗ lực của chuyên
gia tiếp thị. Câu hỏi trung tâm của các nhà làm
marketing là: Khách hàng đáp ứng như thế nào
đối với các nỗ lực mà công ty sử dụng? Kotler
& Amstrong (2011) đã giới thiệu mô hình kích
thích - đáp ứng của hành vi mua hàng.
Các kích thích marketing bao gồm bốn biến
số của phối thức marketing là sản phẩm, giá,
phân phối và chiêu thị. Những kích thích khác
bao gồm những nhân tố và hiện tượng trong môi
trường xung quanh khách hàng như môi trường
kinh tế, công nghệ, chính trị và văn hóa. Tất cả
những yếu tố này là đầu vào được xử lý trong hộp
đen của khách hàng và đưa ra các đáp ứng của
khách hàng mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát
được: lựa chọn sản phẩm, nhãn hiệu, nhà cung
ứng, thời gian mua và số lượng mua. Và cách
thức mà các kích thích được chuyển hóa thành
phản ứng trong hộp đen của người tiêu dùng là
một quy trình gồm 2 phần. (1) các đặc điểm của
người mua ảnh hưởng đến cách mà người đó
cảm nhận và phản ứng lại với kích thích. (2) bản
thân quy trình quyết định của người mua cũng
tác động đến hành vi của người đó.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
17SỐ 09 - THÁNG 11/2015
Tiến trình quyết định mua hàng
Để đi đến hành động mua hàng, người tiêu
dùng phải trải qua một tiến trình bao gồm năm
giai đoạn như sau: Nhận diện nhu cầu: người
tiêu dùng bắt đầu tiến trình ra quyết định với giai
đoạn nhận diện nhu cầu. Đó chính là sự khác
biệt giữa trạng thái thực tế (những gì mà người
tiêu dùng đang cảm nhận tồn tại) và trạng thái
mong muốn (những gì mà người tiêu dùng muốn
có. Tìm kiếm thông tin: từ hai nguồn thông tin
sẵn có bên trong và thu thập bên ngoài. Trong
đó thông tin bên trong thường có sẵn trong trí
nhớ, từ những lần thu thập thông tin trước đây
hoặc từ những học hỏi và kinh nghiệm. Thông
tin bên ngoài bao gồm các nguồn thông tin từ
quan hệ cá nhân bản thân người tiêu dùng có
được từ bạn bè, người thân hoặc những thông
tin độc lập từ những nhóm người tiêu dùng trong
xã hội, những nguồn thông tin tiếp thị (người
tiếp thị, quảng cáo) và những nguồn thông tin
có được từ kinh nghiệm (dùng thử hay xem xét
sản phẩm trước đó). Đánh giá các lựa chọn:
bước này bao gồm những đánh giá sự thay thế
giữa các lựa chọn khác nhau. Sau khi đánh giá,
người tiêu dùng tiến hành ra quyết định theo một
luật nào đó và lựa chọn sự thay thế. Những đánh
giá này là rất phức tạp và khác nhau với những
người tiêu dùng khác nhau và cũng tùy thuộc vào
trạng thái lúc quyết định. Quyết định mua hàng:
việc mua hàng bao gồm các quyết định về kiểu
hàng hóa, thương hiệu, lựa chọn cửa hàng mua,
thời gian mua hàng, số lượng mua, phương thức
thanh toán Ứng xử sau khi mua hàng: sau khi
thực hiện quyết định mua hàng, người tiêu dùng
tiếp tục đánh giá dựa trên mức độ thỏa mãn hay
không thỏa mãn với sản phẩm hay dịch vụ họ đã
sử dụng.
Mô hình tiêu dùng thực phẩm
Mô hình các yếu tố quyết định hành vi tiêu
dùng thực phẩm đã được đề xuất trong nhiều
nghiên cứu. Một trong những mô hình sớm nhất
và có ảnh hưởng nhất được đề xuất bởi Pilgrim
(1957, trích bởi Jan-Benedict, 1993) cho rằng
tiêu thụ thực phẩm phụ thuộc vào nhận thức.
Nhận thức về thực phẩm là một chức năng của
ba yếu tố: (1) tác dụng sinh lý của thực phẩm,
(2) nhận thức của các thuộc tính cảm giác, và
(3) ảnh hưởng từ môi trường. Pilgrim đưa ra giả
thuyết rằng những yếu tố này sẽ tương tác và
ảnh hưởng đến tiêu thụ thực phẩm, nhưng ông
đã không khám phá những mối tương quan này.
Shepherd (1990, trích bởi Menrad, 2006) cho
rằng sự lựa chọn thực phẩm là một hành vi phức
tạp của con người ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
liên quan đến nhau. Thông thường có ba yếu tố
ảnh hưởng đến quá trình quyết định lựa chọn
thực phẩm của người tiêu dùng: (1) những thuộc
tính của thực phẩm, (2) những yếu tố liên quan
đến con người và (3) những yếu tố từ môi trường
mua. Ngoài ra Shepherd cũng đề cập tới vai trò
của truyền thông được tích hợp và đặt ở vị trí
trung tâm của mô hình, bởi vì giao tiếp có liên
quan với cả ba yếu tố trên. Tất cả chúng đều ảnh
hưởng đến quá trình ra quyết định của người tiêu
dùng và kết hợp với nhau hình thành nên cơ sở
của mô hình lựa chọn thực phẩm tổng quát.
Mặc dù một số sự khác biệt có thể được quan
sát thấy giữa các mô hình này, chúng thường
phân biệt giữa ba loại yếu tố quyết định: (1) Tính
chất của thực phẩm bao gồm các tính chất vật
lý và hóa học, và hàm lượng dinh dưỡng, chẳng
hạn như hình thức vật lý, tỷ lệ chất dinh dưỡng,
lượng chất xơ, giá trị năng lượng, và lượng chất
cụ thể (đường, muối, gia vị, vv.) Các tính chất
thực phẩm ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực
phẩm thông qua sinh lý (ví dụ, đói, thoả mãn, sự
thèm ăn) và hiệu ứng cảm giác, (2) Các yếu tố
liên quan đến người tham gia tiêu thụ thực phẩm
bao gồm các yếu tố sinh học (ví dụ, tuổi tác, giới
tính, trọng lượng cơ thể), các yếu tố tâm lý, và cá
tính, (3) Các yếu tố môi trường bao gồm văn hóa
xã hội, các yếu tố kinh tế, và tiếp thị.
3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp định tính và định lượng
trong nghiên cứu, bằng cách thiết lập các câu hỏi
mở, câu hỏi dài, câu hỏi gây tranh luận nhằm
thu thập nguồn dữ liệu bằng chữ, mô tả, đánh
giá, phân tích đặc điểm mục tiêu cần hướng đến.
Đồng thời kết hợp hệ thống câu hỏi soạn sẵn,
nhanh, nhỏ, ngắn gọn, xúc tích, có sự lựa chọn
nhằm tiếp cận thông tin dữ liệu bằng số và giải
quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo
quan điểm diễn dịch.
Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý
bằng Excel và phần mềm SPSS. Sau khi mã hóa
và làm sạch, dữ liệu sẽ được đưa vào xử lý và
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
18 SỐ 09 - THÁNG 11/2015
STT Phương pháp phân tích Chủ đề
1 Mô tả Phân bố mẫu
Thái độ của người tiêu dùng đối với SP (nhận thức, xu hướng hành vi)
2 Khác biệt và quan hệ Sự khác biệt thái độ theo giới tính, độ tuổi, thu nhập
Tương quan giữa các biến
phân tích để mô tả thái độ và hành vi tiêu dùng
của khách hàng đối với sản phẩm thủy sản qua
các công cụ phân tích như Bảng 1.
3.1. Kích thước mẫu
Để đảm bảo ý nghĩa thống kê, nguyên tắc
chọn mẫu đầu tiên được tuân thủ là kích thước
tối thiểu của mẫu không được phép nhỏ hơn 30
đơn vị nghiên cứu, đồng thời đảm được một
kích thước mẫu sao cho những thông tin thu
thập thực trạng tiêu dùng sản phẩm đủ để đại
diện và suy rộng cho cả tổng thể. Nghiên cứu
này sử dụng phép chọn không lặp, với yêu cầu
mức độ tin cậy (t) là 99,7%, với giá trị của hệ
số tin cậy được tính sẵn theo hàm Ф(t) của Lia-
pu-nốp = 3,0 sai số chọn mẫu (ε) không vượt
quá 10% kích thước mẫu. Kích thước mẫu cho
nghiên cứu không lặp lại được tính toán theo
công thức sau:
Trong đó: N là kích thước của tổng thể; n là kích
thước mẫu; t là mức độ tin cậy; € là phạm vi
sai số chọn mẫu; pq là phương sai của tiêu thức
thay phiên. Các tiêu thức thay phiên là những
phương án trả lời loại trừ nhau, trong đó p là xác
suất để tiêu thức có sử dụng thực phẩm chế biến
xuất hiện, q là xác xuất để tiêu thức đó không
xuất hiện. Như vậy, p + q = 100% = 1, hay p =
1 – q. Tổng của p và q là một số không đổi nên
tích của chúng lớn nhất khi p = q = 0,5, nghĩa là
chọn pq = 0,25 để tính kích thước mẫu cho tổng
thể nghiên cứu nhằm đạt được tình đại diện cao
nhất. Cụ thể, kích thước mẫu được tính như sau:
Theo số liệu Điều tra dân số năm 2013 của
Tổng Cục thống kê, dân số của TP.HCM là
7,818,200 người (gso.gov.vn). Theo công thức
(1), kích thước mẫu được tính toán như sau:
Với cách tính toán trên, kích thước mẫu tại
Bảng 1: Phương pháp và chủ đề phân tích
TP.HCM là 225 mẫu, đây là kích thước của khối
mẫu chính. Trên thực tế, khi tiến hành điều tra
có thể gặp phải một tỷ lệ từ chối, hoặc tỷ lệ rủi
ro khi gặp đối tượng khảo sát nên nghiên cứu bổ
sung thêm một mẫu phụ bằng khoảng 10% mẫu
chính, tức là cộng thêm 25 mẫu. Tổng kích thước
mẫu của nghiên cứu này là 250.
3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Để trả lời câu hỏi có hay không mối liên
hệ giữa các đặc điểm cá nhân của người trả lời
như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập
đến mức độ ưa thích sản phẩm, phương pháp
kiểm định phi tham số được sử dụng. Cụ thể
trong nghiên cứu này tác giả sử dụng kiểm định
Kruskal-Wallis để kiểm định sự khác biệt về
phân phối cho trường hợp có nhiều hơn 2 mẫu
độc lập. Với mức ý nghĩa alpha chọn trong đề tài
này là 5% (α = 0.05). Theo đó giả thuyết thống
kê được đặt ra như sau: H0: hai biến độc lập với
nhau, ví dụ: không có mối liên hệ giữa độ tuổi
và sở thích; H1: hai biến có liên hệ với nhau, ví
dụ: có mối liên hệ giữa độ tuổi và sở thích. Tuy
nhiên, một bất tiện của kiểm định phi tham số
Kruskal-Wallis là phương pháp này không cho
chúng ta biết hai nhóm nào khác nhau, mà chỉ
cho một trị số p-value chung là có ý nghĩa hay
không có ý nghĩa. Do đó, tác giả kết hợp thêm
phương pháp thống kê mô tả bằng cách lập bảng
chéo cùng kiểm định Chi-bình phương nhằm có
thể giải thích được xu hướng hành vi của người
tiêu dùng. Vì kiểm định Chi-bình phương chỉ có
ý nghĩa khi số quan sát đủ lớn, nghĩa là nếu có
quá 20% số ô trong bảng chéo Crosstab có tần số
lý thuyết nhỏ hơn 5 thì giá trị χ2 nói chung không
còn đáng tin cậy (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn
Mộng Ngọc, 2008), nên các biểu hiện của các
biến độ tuổi và thu nhập đã được gom lại nhằm
tăng số lượng quan sát trong mỗi nhóm lên. Đối
với các câu hỏi còn lại về địa điểm mua hàng,
mục đích mua, yếu tố ảnh hưởng quyết định
mua, lý do ưa thích/không thích sản phẩm, tác
giả đã dùng bảng tần số đơn giản để thống kê các
số liệu thu thập được.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
19SỐ 09 - THÁNG 11/2015
4. Kết quả nghiên cứu
Tổng số phiếu điều tra nhận về sau quá trình
khảo sát là 241 mẫu. Sau khi mã hóa và làm sạch,
tổng số phiếu hồi đáp hợp lệ có được là n = 233
phiếu, đáp ứng yêu cầu về kích thước mẫu qui
định.
4.1. Tỷ lệ và tần suất sử dụng sản phẩm
thủy sản chế biến
Trong số 233 người được hỏi thì có 228 người
trả lời đã từng sử dụng sản phẩm thủy sản chế
biến, chiếm tỷ lệ 97.9%. Điều đó cho thấy mức
độ phổ biến của sản phẩm đã được rất đông người
tiêu dùng biết đến và sử dụng qua.
Với 228 người đã từng sử dụng sản phẩm thủy
sản chế biến thì phần lớn khách hàng sử dụng
sản phẩm với tần suất 1-2 lần/tháng (54.8%). Tỷ
lệ khách hàng hiếm khi sử dụng sản phẩm và sử
dụng thường xuyên (1 lần/tuần) không có sự khác
biệt lớn, lần lượt là 18.4% và 18.9%.
4.2. Địa điểm mua và mục đích mua sản
phẩm thủy sản chế biến
Phần lớn người tiêu dùng mua sản phẩm tại
siêu thị với 199 lựa chọn, chiếm tỷ lệ khá cao
87.2%. Ngoài siêu thị, khách hàng còn mua sản
phẩm TSCB ở những nơi khác với tỷ lệ thấp như
chợ truyền thống (21.5%), cửa hàng thực phẩm
gần nhà (14%), cửa hàng thực phẩm gần nơi làm
Tần suất sử dụng Số lượng Tỷ lệ
Luôn luôn (trên 3 lần/tuần)
Thường xuyên (1 lần/tuần trở lên)
Thỉnh thoảng (1-2 lần/tháng)
Hiếm khi
Tổng
18
42
125
43
228
7.9%
18.4%
54.8%
18.9%
100.0%
Bảng 2: Tần suất sử dụng sản phẩm
việc (5.3%). Điều này cũng dễ hiểu vì TP.HCM là
một trung tâm thương mại lớn với số lượng siêu
thị ngày càng tăng thì người tiêu dùng dễ dàng tiếp
cận và mua sắm tại siêu thị nhiều hơn. Mặt khác
đa phần sản phẩm thủy sản chế biến cần được bảo
quản lạnh nên cũng cần địa điểm phù hợp để trưng
bày và lưu trữ hàng.
Về mục đích mua sản phẩm, do thủy sản là
nhóm thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày,
do đó phần lớn người tiêu dùng mua các sản phẩm
chế biến từ thủy sản với mục đích phục vụ cho
bữa ăn.
4.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng và đồng ý
với các nhận định về đặc điểm sản phẩm
Theo bảng 4, yếu tố thời hạn sử dụng của sản
phẩm với giá trị trung bình mean = 4.2456 là cao
nhất trong các yếu tố khác, thể hiện mức ý nghĩa
Hoàn toàn ảnh hưởng của yếu tố này đến quyết
định chọn mua của người tiêu dùng. Tiếp đến các
yếu tố về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP),
chất lượng mùi vị, giá trị dinh dưỡng, giá cả,
thương hiệu, sự tiện dụng và thông tin thành phần
sản phẩm có giá trị trung bình theo thứ tự từ cao
đến thấp nằm trong khoảng từ 4.1 đến 3.5 chứng
tỏ mức độ có ảnh hưởng nhất định đến lựa chọn
của khách hàng. Hai yếu tố còn lại về kiểu dáng
đóng gói và sự đa dạng của sản phẩm được khách
Bảng 4: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố đặc điểm sản phẩm đến lựa chọn của khách hàng
Số lượng Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị TB Độ lệch chuẩn
Thời hạn sử dụng
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Chất lượng mùi vị
Giá trị dinh dưỡng
Giá cả
Thương hiệu sản phẩm
Sự tiện dụng
Thông tin thành phần sản phẩm
Kiểu dáng đóng gói
Sự đa dạng
228
228
228
228
228
228
228
228
228
228
1.00
2.00
2.00
1.00
1.00
1.00
1.00
1.00
1.00
1.00
5.00
5.00
5.00
5.00
5.00
5.00
5.00
5.00
5.00
5.00
4.2456
4.1974
4.1930
3.8816
3.8509
3.6316
3.5877
3.5482
3.1886
3.1272
0.84020
0.81321
0.78955
1.00615
0.91230
0.96423
1.20433
0.98103
1.07615
1.03955
Tần suất sử dụng Số lượng Tỷ lệ
Siêu thị
Chợ truyền thống
Cửa hàng thực phẩm gần nhà
Cửa hàng thực phẩm gần chỗ làm
Tổng
199
49
32
12
228
87.3%
21.5%
14.0%
5.3%
Bảng 3: Tổng hợp địa điểm mua sản phẩm
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
20 SỐ 09 - THÁNG 11/2015
hàng đánh giá ở mức độ bình thường, không ý
kiến.
Qua bảng 5, tác giả nhận thấy với giá trị trung
bình nằm trong khoảng từ 3.7 đến 3.41 theo thứ
tự cao đến thấp tương ứng với các nhận định
so sánh giữa thủy sản chế biến và thủy sản tươi
sống sau:
(i) Thủy sản chế biến có thời hạn sử dụng lâu
hơn
(ii) Thủy sản chế biến cung cấp đủ thông tin
Số lượng Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
TSCB có thời hạn sử dụng lâu hơn
TSCB cung cấp đủ thông tin thành phần sản
phẩm hơn
TSCB tiện dụng hơn
TSCB có kiểu dáng bắt mắt hơn
Sử dụng TSCB yên tâm về thương hiệu hơn
TSCB đảm bảo VSATTP hơn
TSCB đa dạng để lựa chọn hơn
TSCB có giá rẻ hơn
TSCB có giá trị dinh dưỡng cao hơn
TSCB có mùi vị ngon hơn
228
228
228
228
228
228
228
228
228
228
1.00
1.00
1.00
1.00
1.00
1.00
1.00
1.00
1.00
1.00
5.00
5.00
5.00
5.00
5.00
5.00
5.00
4.00
4.00
5.00
3.7851
3.7719
3.6754
3.4474
3.4123
3.2149
3.1009
2.2895
2.1623
2.1404
1.02495
0.79686
1.03673
0.95347
0.92742
1.07119
1.07572
0.82070
0.84216
0.90886
Bảng 5: Thống kê mô tả mức độ đồng ý với các nhận định về đặc điểm sản phẩm
thành phần sản phẩm hơn
(iii) Sử dụng sản phẩm thủy sản chế biến tiện
dụng hơn
(iv) Thủy sản chế biến có kiểu dáng đóng gói,
bao bì bắt mắt hơn
(v) Sử dụng sản phẩm thủy sản chế biến yên
tâm về thương hiệu hơn
Điều đó chứng tỏ mức độ đồng ý của người
tiêu dùng đồng ý với các nhận định trên.
4.4. Về thời hạn sử dụng của sản phẩm
Kết quả nghiên cứu cho thấy thời hạn sử
dụng của sản phẩm có tỷ lệ khá cao khách hàng
chọn mức độ ảnh hưởng (41.7%) và hoàn toàn
ảnh hưởng (44.3%) đến quyết định chọn mua
sản phẩm thủy sản chế biến của mình. Tương tự
với nhận định “Thủy sản chế biến có thời hạn sử
dụng lâu hơn thủy sản tươi sống” tổng cộng có
83.4% khách hàng thể hiện sự đồng ý và hoàn
toàn đồng ý. Điều đó nói lên rằng người tiêu
dùng ngày nay khi lựa chọn các loại thực phẩm
chế biến sẵn nói chung và thủy sản chế biến nói
riêng quan tâm nhiều nhất đến thời hạn sử dụng
của sản phẩm. Đây cũng chính là ưu điểm của
sản phẩm thủy sản chế biến mà nhà sản xuất cần
Hình 3: So sánh tỷ lệ mức độ ảnh hưởng/đồng ý của yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm
duy trì và phát huy.
4.5. Về an toàn vệ sinh thực phẩm
Hình 3 cho thấy tính vệ sinh an toàn thực
phẩm có tỷ lệ khá cao khách hàng chọn mức
độ ảnh hưởng (48.7%) và hoàn toàn ảnh hưởng
(38.6%) đến quyết định chọn mua sản phẩm thủy
sản chế biến của mình. Tuy nhiên, với nhận định
“Sử dụng thủy sản chế biến đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm hơn thủy sản tươi sống” thì mức
độ đồng ý và hoàn toàn đồng ý của khách hàng
không cao, lần lượt là 36.4% và 10.1%. Và bên
cạnh đó một tỷ lệ không nhỏ (31.6%) khách hàng
không đồng ý với nhận định trên. Điều đó chứng
tỏ người tiêu dùng chưa hoàn toàn tin tưởng về
vấn đề an toàn vệ sinh của sản phẩm thủy sản
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
21SỐ 09 - THÁNG 11/2015
Hình 4: So sánh tỷ lệ mức độ ảnh hưởng/đồng ý của yếu tố Chất lượng mùi vị
Hình 5: So sánh tỷ lệ mức độ ảnh hưởng/đồng ý của yếu tố Giá trị dinh dưỡng
Hình 6: So sánh tỷ lệ mức độ ảnh hưởng/đồng ý của yếu tố Giá cả sản phẩm
chế biến nói riêng hay thực phẩm chế biến sẵn
nói chung. Điều này có thể được lý giải vì người
tiêu dùng đã có kinh nghiệm, đã nghe biết nhiều
về các trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực
phẩm qua các phương tiện thông tin đại chúng
nên đã có cảnh giác về vấn đề này. Như vậy các
nhà sản xuất cần đặt yếu tố an toàn vệ sinh thực
phẩm làm mối quan tâm hàng đầu để lấy lại lòng
tin nơi người tiêu dùng.
4.6. Về chất lượng mùi vị và giá trị dinh
dưỡng của sản phẩm
Hình 4 cho thấy chất lượng mùi vị của sản
phẩm rất được khách hàng quan tâm, với tỷ lệ
52.6% khách hàng đánh giá là ảnh hưởng và
36.4% khách hàng thấy hoàn toàn ảnh hưởng đến
quyết dịnh mua sản phẩm thủy sản chế biến. Và
khi so sánh với thủy sản tươi sống thì đại đa số
khách hàng (75.4%) không đồng ý với nhận định
“Thủy sản chế biến có chất lượng mùi vị ngon
hơn thủy sản tươi sống”.
Tương tự như vậy, giá trị dinh dưỡng của sản
phẩm cũng là yếu tố được khách hàng quan tâm
với tổng cộng 74.1% khách hàng đánh giá là ảnh
hưởng và rất ảnh hưởng (hình 5). Trong khi đó
chỉ có 7.5% khách hàng đồng ý rằng “thủy sản
chế biến có mùi vị ngon hơn thủy sản tươi sống”,
còn đa số khách hàng (70.2%) không đồng ý với
nhận định này.
4.7. Về giá cả của sản phẩm
Giá của sản phẩm là một yếu tố quan trọng
tác động đến tâm lý lựa chọn và quyết định mua
của khách hàng, với tỷ lệ cao 74.1% khách hàng
lựa chọn là có ảnh hưởng đã chứng minh điều.
Và một tỷ lệ lớn khách hàng cũng không đồng ý
với nhận định về giá cả của sản phẩm thủy sản
chế biến là rẻ hơn thủy sản tươi sống (60,1%
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
22 SỐ 09 - THÁNG 11/2015
Hình 7: So sánh tỷ lệ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
Thương hiệu, Thông tin thành phần sản phẩm và Sự tiện dụng
không đồng ý và 11.4% hoàn toàn không đồng
ý). Với tâm lý quen dùng sản phẩm tươi sống có
thể dễ dàng mua được tại các chợ địa phương,
người tiêu dùng hẳn có mối quan ngại về các loại
thực phẩm chế biến sẵn là đắt hơn. Tuy nhiên họ
không suy xét kỹ lắm đến những công đoạn sơ
chế đã được thực hiện cho sản phẩm thủy sản
chế biến, những giá trị gia tăng, những lợi ích
khi tiết kiệm thời gian nấu nướng mà sản phẩm
này mang lại. Do đó, bằng những chính sách giá
linh hoạt theo từng thời điểm, từng loại thủy sản,
từng công đoạn sơ chế các nhà sản xuất có thể
chứng minh được giá trị lợi ích mà sản phẩm của
mình mang lại cho người tiêu dùng
4.8. Về thương hiệu, thông tin thành phần
và tính tiện dụng của sản phẩm
Hình 7 cho thấy ba yếu tố thương hiệu sản
phẩm, thông tin sản phẩm và tính tiện dụng đều
có ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu
dùng, với tỷ lệ khách hàng thấy ảnh hưởng lần
lượt là (43%, 51.3% và 53.9%) và rất ảnh hưởng
lần lượt là (18%, 12.3% và 18.4%).
Bên cạnh đó, đối với các nhận định về sản
phẩm thủy sản chế biến yên tâm về thương hiệu
hơn, cung cấp đủ thông tin sản phẩm hơn, tiện
dụng hơn khi so sánh với thủy sản tươi sống
cũng nhận được sự đồng ý cao của người tiêu
dùng. Bằng chứng là tổng tỷ lệ khách hàng đồng
ý và hoàn toàn đồng ý cho các nhận định trên về
thương hiệu, thông tin thành phần sản phẩm và
sự tiện dụng lần lượt là (49.5%, 69.3% và 76.4%)
(Hình 8).
Đây là một tín hiệu đáng mừng cho các nhà
sản xuất và marketing vì điều đó cho thấy mức
độ nhận biết sản phẩm của người tiêu dùng và
một xu hướng, thói quen quan tâm đến thương
hiệu, nhãn hiệu, thông tin thành phần sản phẩm
đã được hình thành. Bên cạnh đó cũng là một
áp lực cho nhà sản xuất phải luôn luôn đảm bảo
chất lượng sản phẩm để duy trì hình ảnh thương
hiệu của mình. Ngoài ra sự ghi nhận của khách
hàng về tính tiện dụng của sản phẩm thủy sản
chế biến cũng cho thấy khách hàng đã quan tâm
hơn đến giá trị lợi ích gia tăng mà sản phẩm mang
lại, từ đó sẽ phát sinh nhu cầu tiêu dùng sản phẩm
vì giá trị gia tăng này. Đây là một lợi thế mà các
nhà sản xuất cần duy trì và phát huy hơn nữa, nhất
là trong “thời buổi công nghiệp” hiện nay.
4.9. Đánh giá mức độ ưa thích và các yếu
tố ảnh hưởng đến sở thích của khách hàng đối
với sản phẩm thủy sản chế biến
Mức độ ưa thích: Kết quả nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ khách hàng chọn mức độ thích và rất
thích lần lượt là 31.6% và 6.6%. Trong khi đó với
Hình 8: So sánh tỷ lệ mức độ đồng ý với các nhận định
về Thương hiệu, Thông tin thành phần sản phẩm và Sự tiện dụng
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
23SỐ 09 - THÁNG 11/2015
tỷ lệ 43.9% thì đa số khách hàng chọn mức độ
ưa thích là bình thường đối với sản phẩm. Điều
này chứng tỏ khách hàng chưa thấy ấn tượng hay
bị thu hút bởi các đặc điểm của sản phẩm, cũng
có thể vì khách hàng vốn có nhiều lựa chọn thực
phẩm khác để thay thế cho nhóm hàng thủy sản
chế biến này. Bên cạnh đó tỷ lệ khách hàng chọn
không thích cũng ở mức đáng kể 18% cho thấy
các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần phải nỗ
lực hơn rất nhiều để có thể phát triển thị trường
nội địa cho các sản phẩm chế biến của mình
trong thời kỳ hội nhập toàn cầu với những cạnh
tranh ngày càng gay gắt hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sở thích của
khách hàng: Để trả lời câu hỏi có hay không
mối liên hệ giữa các đặc điểm cá nhân của người
trả lời như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu
nhập đến mức độ ưa thích sản phẩm, tác giả
sử dụng kiểm định Kruskal-Wallis để kiểm định
sự khác biệt về phân phối cho trường hợp có
nhiều hơn 2 mẫu độc lập, với mức ý nghĩa alpha
chọn trong đề tài này là 5% (α = 0.05). Đồng
thời tác giả kết hợp thêm phương pháp thống kê
mô tả bằng cách lập bảng chéo cùng kiểm định
Chi-bình phương nhằm có thể giải thích được xu
hướng hành vi của người tiêu dùng.
Về giới tính: Với giá trị P-value = 0.822 >
0.05 chứng tỏ chưa đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết
H0, hay nói cách khác giới tính khách hàng
không ảnh hưởng đến mức độ ưa thích sản phẩm
thủy sản chế biến.
Về độ tuổi và số thành viên trong gia đình:
Trong khảo sát này, tương quan giữa độ tuổi và
sở thích đối với sản phẩn thủy sản chế biến được
khẳng định với giá trị P-value < 0.05. Bằng biện
pháp mã hóa lại biến và kết hợp sử dụng bảng
chéo tác giả nhận thấy nhóm khách hàng lớn tuổi
từ 30 – 50 tuổi và trên 50 tuổi có khuynh hướng
ưa thích sản phẩm hơn so với nhóm khách hàng
trẻ tuổi (< 30 tuổi), với tỷ lệ chênh lệch 44% và
25% so với 20.8%. Những người tiêu dùng từ 30
tuổi trở xuống có tỷ lệ thích sản phẩm ít hơn và
mức độ quan tâm đối với sản phẩm chỉ ở mức
bình thường.
Về thu nhập: Kết quả kiểm định cho thấy thu
nhập của khách hàng cũng là một yếu tố ảnh
hưởng đến mức độ ưa thích sản phẩm thủy sản
chế biến (P < 0.05). Bằng cách mã hóa lại biến
và kết hợp sử dụng bảng chéo tác giả nhận thấy
nhóm khách hàng có thu nhập của bản thân ở
mức khá (5 – 10 triệu/tháng) có khuynh hướng
ưa thích sử dụng sản phẩm hơn các nhóm khách
hàng có thu nhập trung bình (< 5 triệu/tháng) và
thu nhập cao (> 10 triệu/tháng).
Nguyên nhân có thể do nhận định ban đầu
về giá cả của các sản phẩm thủy sản chế biến
còn cao, và phù hợp hơn với những người có thu
nhập khá (5 – 10 triệu/tháng), hơn nữa với mức
thu nhập này, người dân có xu hướng mua thực
phẩm tại siêu thị nhiều hơn. Với mức thu nhập
trung bình dưới 5 triệu/tháng, người dân có thói
quen mua thực phẩm tại các chợ truyền thống,
chủ yếu mua thủy sản tươi sống, ít quan tâm đến
sản phẩm đã chế biến sẵn. Đối với người có thu
nhập cao (trên 10 triệu/tháng) thường sẽ quan
tâm nhiều đến chất lượng và chấp nhận mua giá
cao, họ thường có lựa chọn khắt khe hơn về vấn
đề vệ sinh an toàn thực phẩm và cũng liên quan
nhiều đến sở thích nên chủ yếu hướng đến các
sản phẩm cao cấp hơn.
Về nghề nghiệp: Với giá trị p-value = 0.001
< 0.05 chứng tỏ có mối liên hệ giữa nghề nghiệp
và mức độ ưa thích của khách hàng. Kết hợp sử
dụng bảng chéo tác giả nhận thấy nhóm người
làm việc trong văn phòng, trong các ngành nghề
có thời gian cố định thích dùng sản phẩm thủy
sản chế biến hơn ngành nghề khác (35.3%).
Nhóm nghề buôn bán kinh doanh do hạn chế thời
gian nấu nướng cũng có tỷ lệ cao (22.7) chọn
mức độ “rất thích” đối với sản phẩm so với nghề
khác.
Tuy nhiên do có 35% (>20%) số ô trong bảng
chéo có tần số lý thuyết nhỏ hơn 5 nên giá trị
kiểm định Chi-bình phương nói chung không
còn đáng tin cậy (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn
Mộng Ngọc, 2008). Hay nói cách khác, mối liên
hệ giữa nghề nghiệp và sở thích là có, nhưng trên
tổng thể chưa chứng minh được ngành nghề nào
có khuynh hướng ưa thích/không ưa thích sản
phẩm hơn như kỳ vọng ban đầu của tác giả.
Lý do ưa thích sản phẩm thủy sản chế
biến: Với câu hỏi “Lý do khiến bạn ưa thích sản
phẩm thủy sản chế biến là gì?”, một danh sách
các đặc điểm của sản phẩm được đặt ra để người
tiêu dùng lựa chọn. Kết quả sự lựa chọn đó được
thể hiện trong bảng sau:
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
24 SỐ 09 - THÁNG 11/2015
Tổng hợp lý do
ưa thích sản phẩm
Số
lượng
Tỷ lệ
Thời gian nấu nhanh
Thời hạn sử dụng dài
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Thông tin sản phẩm đầy đủ
Sản phẩm đa dạng
Giá cả hợp lý
Thương hiệu sản phẩm uy tín
Bao bì đóng gói đẹp
Chất lượng mùi vị ngon
Hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao
Tổng cộng
146
99
90
69
54
50
36
36
33
6
78.1%
52.9%
48.1%
36.9%
28.9%
26.7%
19.3%
19.3%
17.6%
3.2%
100.0%
Bảng 6: Tổng hợp lý do ưa thích sản phẩm
Theo đó, với sự khẳng định của 78.1% khách
hàng, lý do chính khiến người tiêu dùng ưa thích
và lựa chọn sản phẩm thủy sản chế biến cho các
bữa ăn gia đình chính là giảm thời gian nấu ăn.
Yếu tố kế tiếp khiến cho người tiêu dùng ưa
thích sản phẩm thủy sản chế biến là có thời hạn
sử dụng dài, với 52.9% khách hàng lựa chọn.
Một yếu tố không kém phần quan trọng khác là
việc đảm bảo an toàn vệ sinh của sản phẩm, được
48.1% khách hàng lựa chọn trả lời.
Thương hiệu sản phẩm uy tín cũng là yếu tố
thúc đẩy người tiêu dùng ra quyết định mua sản
phẩm với tỷ lệ 19.3% khách hàng đồng ý. Trong
sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau,
các nhãn hiệu càng được người tiêu dùng biết
đến nhiều thì càng có cơ hội để bán nhiều sản
phẩm. Khi mà đa số người dân biết đến thương
hiệu của một công ty chế biến thủy sản chỉ sau
khi dùng qua sản phẩm thì sự hạn chế trong việc
quảng cáo thương hiệu là điểm bất lợi cho những
doanh nghiệp thủy sản hiện nay
Bên cạnh đó những yếu tố thuộc về marketing
cũng tạo được sự ưa thích trong khách
hàng. Các yếu tố đó bao gồm thông tin
sản phẩm đầy đủ (36.9%), sản phẩm đa
dạng (28.9%), giá cả hợp lý (26.7%),
bao gói đẹp tiện lợi (19.3%), chất lượng
mùi vị ngon (17.6%). Bởi vì tâm lý
khách hàng thường sẽ thích những sản
phẩm có bao bì đẹp, thông tin sản phẩm
rõ ràng, sản phẩm sạch sẽ, trình bày đẹp,
ngay ngắn, không bị móp méo, Giữa
hai sản phẩm cùng loại nhưng có hình
thức khác nhau thì sản phẩm có hình
thức đẹp sẽ dễ bán hơn sản phẩm có hình
thức không đẹp.
Lý do không thích sản phẩm thủy sản chế
biến
Lý do chính khiến khách hàng không thích
ở sản phẩm thủy sản chế biến chính là lo sợ về
chất bảo quản thường có ở các loại thực phẩm
chế biến với 69.5% khách hàng lựa chọn. Bên
cạnh đó một tỷ lệ không nhỏ (34.5%) khách
hàng cũng thấy chưa yên tâm về tính vệ sinh an
toàn của thực phẩm (Hình 9). Có thể thấy người
tiêu dùng ngày nay rất quan tâm đến vấn đề sức
khỏe trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn cho
bản thân và gia đình mình. Trong ngành công
nghiệp chế biến biến thực phẩm nói chung và
thủy sản chế biến nói riêng, việc dùng các chất
phụ gia thuộc nhóm chất bảo vệ thực phẩm
(thường gọi chung là chất bảo quản) là cần thiết
nhằm mục đích kéo dài thời gian sử dụng của
thực phẩm. Mặc dù, những chất bảo quản này
nằm trong danh mục cho phép và an toàn nếu
dùng đúng liều lượng. Thế nhưng trên thực tế,
do chạy đua theo lợi nhuận và cả kém hiểu biết
nên rất nhiều nhà sản xuất đã không trang bị quy
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
25SỐ 09 - THÁNG 11/2015
trình sản xuất, nguyên liệu không tốt, sản phẩm
làm ra tiêu thụ chậm đã lạm dụng các chất bảo
quản một cách vô tội vạ như dùng hóa chất công
nghiệp thay cho hóa chất thực phẩm, vượt liều
lượng cho phép nhiều lần để kéo dài thời gian
chờ phân phối trên thị trường. Vì vậy, chúng lại
trở nên vô cùng nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Từ thực tế đã có nhiều trường hợp vi phạm vệ
sinh an toàn thực phẩm khiến người tiêu dùng trở
nên cảnh giác và không ưa thích sản phẩm thủy
sản chế biến vì lý do này cũng là lẽ chính đáng.
Khẩu vị của khách hàng cũng là điều đáng quan
tâm khi có 49.7% khách hàng cho rằng sản phẩm
thủy sản chế biến không hợp khẩu vị với họ, chủ
yếu là đối với những sản phẩm giá trị gia tăng
hay còn gọi là sản phẩm tinh chế. Đó là những
sản phẩm trong quá trình chế biến, người sản xuất
đã thêm gia vị vào theo công thức riêng của họ,
hương vị sản phẩm gần như được quyết định bởi
nhà sản xuất; khi sử dụng, khách hàng chỉ cần
làm chín là ăn được, không cần cần phải tẩm ướp
gia vị thêm. Chính vì vậy, làm cách nào để hương
vị của sản phẩm phù hợp với khẩu vị của tất cả
mọi người tiêu dùng là điều rất khó.
Về giá cả là một yếu tố rất quan trọng tác
động đến tâm lý lựa chọn và quyết định mua của
khách hàng. Sản phẩm có giá cả phù hợp sẽ kích
thích sức mua của người tiêu dùng hơn. Khảo sát
cho thấy có 40.7% khách hàng cho rằng giá của
sản phẩm thủy sản chế biến còn cao. Sở dĩ như
vậy vì khách hàng thường so sánh giá với sản
phẩm thủy sản tươi sống được mua dễ dàng ở
chợ truyền thống. Trong khi đó sản phẩm thủy
sản chế biến thường được bày bán trong siêu thị,
tại các cửa hàng thực phẩm với chế độ bảo quản
riêng sẽ phải có giá cao hơn. Đó là chưa kể đến
các công đoạn sơ chế sản phẩm, biến sản phẩm
thủy sản thông thường thành các sản phẩm giá
trị gia tăng như: há cảo, bánh hải sản, tôm cuộn
khoai tây, tôm tẩm bột xù, bắp cải cuộn basa,
surimi cua để khi đến tay người tiêu dùng sẽ
không phải mất nhiều thời gian công sức chế
biến nữa.
Một số lý do khác khiến khách hàng không
ưa thích sản phẩm được nhắc đến là: thời gian
rã đông dài (32.2%), sản phẩm chưa đa dạng
(24.9%), thông tin sản phẩm còn ít (18.1%)
Đánh giá về chất lượng sản phẩm và xu
hướng tiêu dùng trong tương lai: Đối với chất
lượng sản phẩm thủy sản chế biến nhìn chung
được đại đa số người tiêu dùng chấp nhận với
tỷ lệ hài lòng lên đến 92%. Đây là một tín hiệu
đáng mừng cho thấy sản phẩm thủy sản chế biến
đã thâm nhập được thị trường trong nước, được
khách hàng chấp nhận, sử dụng và tin tưởng. Do
đó, khi được hỏi về dự định trong tương lai, có
95.7% người tiêu dùng khẳng định sẽ tiếp tục
sử dụng, trong đó bao gồm cả tỷ lệ 3.7% khách
hàng đã từng không hài lòng về chất lượng sản
phẩm.
Sự hài lòng
Dự định tương lai
Tiếp tục sử dụng Ngưng sử dụng Tổng cộng
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Có hài lòng
Không hài lòng
Tổng cộng
172
7
179
92.0%
3.7%
95.7%
0
8
8
0.0%
4.3%
4.3%
172
15
187
92.0%
8.0%
100.0%
Bảng 7: Xu hướng tiêu dùng sản phẩm thủy sản chế biến
Tổng hợp lý do tiếp tục sử dụng sản phẩm Số lượng Tỷ lệ (%)
Thời gian nấu nướng hạn chế hơn
Sản phẩm thủy sản chế biến đa dạng hơn
Sản phẩm thủy sản chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn
Thu nhập sẽ tăng lên
Khác
Tổng cộng
112
86
55
19
0
178
62.9%
48.3%
30.9%
10.7%
0.0%
100.0%
Bảng 8: Tổng hợp lý do tiếp tục sử dụng sản phẩm
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
26 SỐ 09 - THÁNG 11/2015
Lý do chính khiến cho người tiêu dùng nghĩ
rằng họ sẽ tiếp tục dùng sản phẩm thủy sản chế
biến trong tương lai bao gồm nhận định cho rằng
thời gian nấu nướng sẽ trong tương lai sẽ hạn
chế hơn (62.9%). Người tiêu dùng cũng hy vọng
rằng sản phẩm thủy sản chế biến sẽ đa dạng hơn,
đáp ứng yêu cầu tốt hơn (48.3%) và họ cũng tin
tưởng sản phẩm thủy sản chế biến sẽ được đảm
bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm hơn trong tương
lai (30.9%). Ngoài ra có tỷ lệ 10.7% khách hàng
nghĩ rằng sẽ sử dụng nhiều sản phẩm khi thu
nhập tăng lên trong tương lai.
Chính vì lẽ đó, nắm bắt được xu hướng, thị
hiếu và thái độ của người tiêu dùng là vấn đề
quan trọng đối với các doanh nghiệp chế biến
thủy sản.
5. Kết luận và đề xuất
Qua nghiên cứu về thị hiếu và thái độ đối
với sản phẩm thủy sản chế biến của người tiêu
dùng ở TP.HCM cho thấy sản phẩm đã trở nên
phổ biến với tỷ lệ 97.9% người trả lời đã từng
sử dụng sản phẩm. Khách hàng thường mua sản
phẩm thủy sản chế biến ở siêu thị và chợ với tần
suất phổ biến từ 1-2 lần/tháng. Mục đích chính
mua sản phẩm là để phục vụ bữa ăn gia đình
hàng ngày, ngoài ra còn có mua ăn thử cho biết
và mua để đãi tiệc, tiếp khách.
Xu hướng của người tiêu sẽ tiếp tục sử dụng
các sản phẩm thủy sản chế biến trong tương lai
khá cao (95.7%). Lý do chính khiến cho người
tiêu dùng nghĩ rằng họ sẽ tiếp tục dùng sản phẩm
thủy sản chế biến trong tương lai bao gồm nhận
định cho rằng thời gian nấu nướng sẽ trong
tương lai sẽ hạn chế hơn (62.9%), hy vọng rằng
sản phẩm thủy sản chế biến sẽ đa dạng hơn, đáp
ứng yêu cầu tốt hơn (48.3%) và tin tưởng sản
phẩm thủy sản chế biến sẽ được đảm bảo vệ sinh,
an toàn thực phẩm hơn trong tương lai (30.9%).
Để các sản phẩm thủy sản chế biến được ưa
chuộng và tiêu dùng phổ biến hơn, các doanh
nghiệp chế biến thủy sản nên chú trọng đến
việc nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm, gia tăng tính tiện dụng và nâng cao giá
trị gia tăng cho sản phẩm, cũng như tiến hành
nhiều chiến lược marketing khác nhau để xây
dựng những thương hiệu thủy sản uy tín trên thị
trường nội địa.
Chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực
phẩm
- Kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng khách hàng
ngày nay rất quan tâm đến vấn đề an toàn vệ
sinh thực phẩm. Mức độ đồng ý của khách
hàng đối với nhận định sản phẩm thủy sản chế
biến đảm bảo vệ sinh an toàn hơn thủy sản tươi
sống không cao, chứng tỏ họ vẫn chưa yên tâm
về vấn đề này khi sử dụng sản phẩm. Nếu như
các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu ở
nước ta đạt nhiều chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế
như VietGAP, GlobalGAP, ASC, BAP để có
thể thâm nhập được các thị trường khó tính như
EU, Mỹ, Nhật, Canadathì đối với thị trường
nội địa lại bị bỏ ngỏ vấn đề chất lượng. Có một
thực tế hiện nay các doanh nghiệp không chú
trọng thị trường trong nước, cung ứng những sản
phẩm chưa đạt tiêu chuẩn vì vậy chưa tạo được
sự tin tưởng cho người tiêu dùng. Do đó, nhà sản
xuất cần thay đổi quan điểm kinh doanh, phải
hiểu rằng thị trường trong nước hay xuất khẩu
đều quan trọng như nhau, đều có nhu cầu và yêu
cầu được sử dụng những sản phẩm có chất lượng
tốt, tiêu chuẩn cao.
- Doanh nghiệp chế biến thủy sản trong nước
cần thực hiện nghiêm túc các quy định tiêu chuẩn
về vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá
trình chế biến thủy sản; đầu tư hệ thống băng
chuyền chế biến hiện đại, tăng cường áp dụng
kỹ thuật mới trong chế biến nhằm đảm bảo giữ
được giá trị dinh dưỡng của thủy sản. Có một xu
hướng mới trên thị trường thực phẩm chế biến
nói chung, thủy sản chế biến nói riêng là các sản
phẩm không có chất bảo quản hay bất kỳ yếu
tố nhân tạo nào để đảm bảo hoàn toàn độ tươi
ngon và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Tất
cả các yếu tố này đều phải được thông tin rõ ràng
trên bao bì sản phẩm để người tiêu dùng có khả
năng lựa chọn chính xác nhất. Làm được điều
này doanh nghiệp sẽ tạo được chỗ đứng riêng
trong thị trường cung cấp sản phẩm “sạnh” và
được người tiêu dùng đón nhận.
- Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần thực
hiện quảng bá rộng rãi, cung cấp thông tin minh
bạch về qui trình sản xuất chế biến, về những
chứng nhận, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn đã đạt
được cho người tiêu dùng được biết. Và trên hết
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
27SỐ 09 - THÁNG 11/2015
doanh nghiệp phải luôn duy trì cam kết cung cấp
sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng để tạo được sự
tin dùng lâu dài của người tiêu dùng.
Đẩy mạnh tiếp cận thị trường trong nước
bằng các chiến lược markting phù hợp
- Đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản được chế
biến theo hướng tiện dụng hơn cho khách hàng,
phong phú về phương pháp chế biến và cách sử
dụng, từ sản phẩm sơ chế, sản phẩm tinh chế, sản
phẩm gia tăng... đồ ăn nhanh hay cần phải làm
chín trước khi ăn...
- Đa dạng thực đơn cho sản phẩm thủy sản
chế biến để có thể phục vụ mọi nhu cầu ăn uống
hàng ngày, hay trong những dịp đặc biệt cần tiếp
đãi thực khách, từ những món ăn quen thuộc như
chả giò, cá viên, chạo cá, cá basa kho tộ, cá nục
sốt cà, tôm lăn bột đến những món ăn tiệc tùng
như lẩu hải sản, lẩu cá hồi, tôm tổ yến, tôm càng
xanh, bao tử cá
- Đa dạng hóa về chủng loại thủy sản, cung
cấp các loại thủy sản đặc biệt theo mùa tự nhiên
như cá linh, cá lóc đồng, cá lòng tong, cá kèo, cá
mè dinh, cá rô bí, cá bống trứng ở dạng sơ chế,
đông lạnh hay chế biến tẩm ướp gia vị sẵn đều
được. So với mua cá đồng tươi sống thì có thể giá
sẽ cao hơn nhưng có hai yếu tố sẽ tạo nên lợi thế
cho sản phẩm chính là đáp ứng nhu cầu thưởng
thức cá đồng “nghịch mùa” của người dân thành
phố và sự tiện dụng vì đã sơ chế, làm sạch mà vẫn
giữ được hương vị ban đầu.
- Chú trọng đến qui cách đóng gói, bao bì,
thông tin nhãn hiệu. Qui cách đóng gói sản phẩm
rất quan trọng vì có liên quan đến cách thức sử
dụng, chế biến sản phẩm, bằng hộp thiếc có khoen
để giật nắp mở tiện dụng cho những món ăn liền,
thố đựng bằng nồi đất để tiện kho nấu thêm, hay
bao bì màng nhôm, vỉ nhựa chuyên dụng đễ hâm
nóng, nướng chín đều là vấn đề cần lưu tâm.
Thông tin nhãn hiệu phải chi tiết thành phần sản
phẩm; có hướng dẫn sử dụng cụ thể và hấp dẫn
bằng hình vẽ minh họa, tránh sự nhàm chán và
đơn điệu trong cách ghi; thông tin thời hạn sử
dụng phải rõ ràng, ở vị trí dễ nhìn, không chồng
lấn vào các thông tin khác
- Tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng và phát
triển những sản phẩm độc quyền, tạo thị trường
ngách cho sản phẩm của mình. Như trường hợp
những khay thủy sản kèm theo rau củ để người
tiêu dùng mua về nấu canh, nấu lẩu thì đã có
nhiều công ty cung cấp, nhưng mấu chốt là phải
có nước dùng ngon mới thành món ngon. Và
SG Fisco là công ty đầu tiên đã nghiên cứu sản
xuất gói nước dùng pha chế sẵn để nấu lẩu đủ
mùi vị, từ lẩu thái, lẩu hải sản đến lẩu mắm; và
quan trọng là không có chất bảo quản, có thể giữ
nguyên hương vị trong tủ lạnh một năm.
- Bên cạnh đó, các nhà sản xuất thủy sản chế
biến cũng cần mở rộng mối liên kết với các hệ
thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tiện
lợi để đa dạng mạng lưới phân phối, hay có thể
mở thêm các điểm bán hàng giới thiệu sản phẩm
riêng của công ty mình nhằm tạo ra tính khác biệt
trong cạnh tranh.
Nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững
- Nhiều năm gần đây, người Việt đang ngày
một quen thuộc với những nhãn hiệu thủy sản
chế biến sẵn của các công ty trong nước như Agi-
fish, Afiex, Saigon Food, Cầu Tre, Saigonfood,
Cofidec. Để duy trì được vị trí thương hiệu của
mình đối với người tiêu dùng các doanh nghiệp
chế biến thủy sản phải phải đầu tư sáng tạo hơn
nữa trong việc tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng,
tìm tòi phát triển sản phẩm mới, nâng cao giá trị
gia tăng cho sản phẩm và duy trì chiến lược phát
triển bền vững.
- Một trong những hướng đi đó là tích cực
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
chế biến, bảo quản thủy sản, gồm: Công nghệ
cấp đông siêu nhanh, sấy chân không thăng hoa,
sấy bức xạ hồng ngoại, công nghệ enzyme, công
nghệ bảo quản thủy sản sống bằng phương pháp
ngủ đông, bao gói MAP. Áp dụng các tiêu chuẩn
quốc tế như: HACCP, Codex, ISO, BRC-food,
Halal nhằm đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng
và an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo ra sản phẩm có
giá trị cao. Đơn cử như việc sử dụng công nghệ
hút chân không trong bảo quản thực phẩm tiệt
trùng. Thực phẩm khi được đóng trong bao bì ở
tình trạng chân không sẽ giữ lại được hết vị tươi
ngon, vitamin và khoáng chất. Và vì được chế
biến sau khi đóng hộp nên các nguy cơ tiềm tàng
về vi khuẩn sẽ không còn nữa. Thực phẩm chế
biến theo công nghệ mới hoàn toàn vô hại với
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
28 SỐ 09 - THÁNG 11/2015
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Minh Đức, Tô Thị Kim Hồng (2008), “Xuất khẩu nông sản Việt Nam trong thời kỳ
khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay – Thách thức và cơ hội”, Tọa đàm: Khủng hoảng tài
chính và giải pháp phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam, TP.HCM, tháng 12/2008,
Vụ Kinh Tế (VP TW Đảng) và ĐH Mở TP.HCM.
[2] Kotler. P (2005), Phan Thăng và ctg dịch (2007), Marketing căn bản – Marketing Essentials 3rd
edition, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
[3] Lê Quang Bình (2008), Thái độ người tiêu dùng đối với chiêu thị trong việc xây dựng giá trị
thương hiệu kem đánh răng tại thị trường TP.HCM, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế
TP.HCM.
[4] Nguyễn Hải Ninh (2012), Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng đối với hoạt
động Mobile Marketing tại khu vực nội thành Hà Nội, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
[5] Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nguyên lý Marketing, NXB Đại học Quốc
gia TP.HCM, TP.HCM.
[6] AMA Dictionary, nd “Consumer Behavior Definition”, ngày truy cập 15/07/2014.
[7] Kotler. P và Keller, K (2012), Marketing Management, 14th ed., New Jersey: Prentice Hall.
[8] Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, (2001), Quyết định số 68/2001/QĐ-BKHCNMT Về
việc ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam, Hà Nội.
[9] Nguyễn Viết Đăng, Ruckes (2003), “Thị trường thủy sản Việt Nam – hiện trạng và triển vọng
phát triển”, Báo cáo tổng quan Dự án Nghiên cứu Thị trường và Tín dụng nghề Cá tại Việt Nam
(FAO và Bộ Thủy Sản Việt Nam, 2003).
[10] Quyết định số 68/2001/QĐ-BKHCNMT (Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường, ngày
28/12/2001 đã ban hành 64 bộ Tiêu chuẩn Việt Nam (moj.gov.vn). Trong đó Tiêu chuẩn Việt
Nam số 4378:2001 (thay thế cho TCVN 4378:1996)
[11] FPT Securities (2013), Báo cáo ngành thủy sản.
[12] Lê Thanh Dũng (2008), Hành vi người tiêu dùng – nghiên cứu trường hợp ngành hàng thuốc
bổ (Vitamin, thực phẩm bổ sung và khoáng chất) thuộc thuốc không kê toa (OTC), Luận văn
thạc sĩ, Trường Đại học Mở TP.HCM.
[13] Jan-Benedict, E.M.S, (1993), “Food Consumption Behavior”, European Advances in Con-
sumer Research, Volume 1, pp. 401-409.
[14] Menrad, K (2006), “Consumers’ attitudes and expectations concerning Functional Food”
Working Paper, University of Applied Sciences of Weihenstephan - Science Centre Straubing.
người tiêu dùng, kể cả để trong một thời gian dài
(trong hạn sử dụng).
- Xây dựng hệ thống chế biến thủy sản phát
triển bền vững theo hướng hiện đại, tổ chức sản
xuất theo hướng tăng cường liên kết đồng bộ từ
sản xuất, cung ứng nguyên liệu đến chế biến và
tiêu thụ sản phẩm với khả năng cạnh tranh cao,
đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong
nước.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
29SỐ 09 - THÁNG 11/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thi_hieu_va_thai_do_cua_nguoi_tieu_dung_khu_vuc_thanh_pho_ho.pdf