Các tổn thương tại VM ảnh hưởng đến TL
trong nhóm điều trị
Bước đầu chúng tôi ghi nhận như sau:
- Phù hoàng điểm là nguyên nhân hàng
đầu ảnh hưởng đến TL. Ghi nhận ở nhóm điều
trị là 55 trường hợp. Biến chứng này có thể cải
thiện bằng laser khu trú. Tuy nhiên vùng
hoàng điểm có thể giảm phù sau laser nhưng
TL có khi không cải thiện song hành.
- Kế đến là xuất huyết thể kính lan toả chiếm
22 trường hợp. Chúng tôi thường chờ đợi cho
máu tự giảm từ 3 đến 6 tháng. Nếu không giảm
thì chuyển bệnh nhân cắt thể kính.
- Cuối cùng là biến chứng bong VM do
màng tăng sinh trong thể kính chỉ chiếm 5
trường hợp. Đây là biến chứng nặng thường
xãy ra khi bệnh nhân có thời gian bệnh kéo
dài, giai đoạn tăng sinh nặng và phức tạp, đòi
hỏi phải phẫu thuật nhưng thường không đem
lại kết quả mong muốn.
KẾT LUẬN
Nếu xét theo tiêu chí không có giảm TL
trầm trọng sau điều trị thì tỉ lệ thành công đạt
92,31% sau 2 năm theo dõi. Tỉ lệ thành công này
tương đương với các nghiên cứu cuả các nước
phát triển (90%). Chúng ta có thể lạc quan vì
trước đây khi chưa có điều trị bằng laser thì gần
như chắc chắn những trường hợp này sẽ đi đến
mất thị lực trầm trọng hoặc mù loà. Tuy nhiên,
do TL khi vào nghiên cứu có ảnh hưởng đến TL
sau điều trị, nên chúng ta phải khám phát hiện
sớm, theo dõi và chỉ định điều trị đúng lúc để
bảo tồn thị lực hữu ích góp phần nâng cao chất
lượng sống của bệnh nhân.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thị lực sau điều trị bằng quang đông võng mạc đái tháo đường tăng sinh với Laser Yag 532nm theo dõi sau 2 năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỊ LỰC SAU ĐIỀU TRỊ BẰNG QUANG ĐÔNG VÕNG MẠC ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG TĂNG SINH VỚI LASER YAG 532NM THEO DÕI SAU 2 NĂM
Võ Thị Hoàng Lan*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định hiệu quả của Laser 532nm về phương diện thị lực sau khi điều trị bệnh lý võng mạc đái tháo
đường tăng sinh bằng quang đông toàn võng mạc sau 2 năm.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng, tiến cứu, có đối chứng trên 96 ĐTĐ típ 2 có
BLVMĐTĐ ở giai đoạn tăng sinh. Nhóm điều trị gồm 48 bn có 91 mắt được điều trị bằng quang đông toàn võng mạc
tại phòng laser Bệnh Viện Mắt tpHCM. Nhóm theo dõi gồm 48 bệnh nhân với 96 mắt ở giai đoạn tăng sinh được theo
dõi tại Bệnh Viện ĐHY Dược 2. Giai đoạn BLVMĐTĐ được đánh giá bằng khám lâm sàng và CMHQ. Dữ liệu được
phân tích bằng phần mềm SPSS 13.0
Kết quả: Sau điều trị 12th, TL trung bình cuả nhóm theo dõi là 1.09; trong khi đó TL trung bình cuả nhóm
QĐTVM là 0,7 (p = 0,001). Sau điều trị 24th, TL trung bình cuả nhóm theo dõi là 1,11; trong khi đó TL trung bình
cuả nhóm QĐTVM là 0,651 (p = 0,000). Tình trạng mất TL trầm trọng là 26,4% ở nhóm theo dõi và 7,69% ở nhóm
điều trị (p = 0,000) sau 2 năm. Xét ở nhóm có TL tốt (≤0,3) tỉ lệ bảo tồn được TL hoặc tăng là 70% sau 12th và 85%
sau 24th.
Kết luận: Thời gian mắc bệnh ĐTĐ có mối tương quan với độ trầm trọng cuả BLVMĐTĐ. TL khi vào nghiên
cứu có ảnh hưởng đến TL sau khi điều trị. Quang đông toàn VM bằng laser 532 giúp bảo tồn thi lực ở những bệnh
nhân có BLVMĐTĐ đạt 92,31% sau 2 năm theo dõi.
ABSTRACT
THE VISUAL OUTCOMES OF PANRETINAL-PHOTOCOAGULATION IN PROLIFERATIVE
DIABETIC RETINOPATHY WITH LASER YAG 532nm AT 2-YEAR FOLLOW-UP
Vo Thi Hoang Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 144 – 150
Objective: The visual outcomes of panretinal photocoagulation in proliferative diabetic retinopathy at 2 year -
follow up.
Method: Prospective-controlled clinical - trial in sample of 96 diabetic patients who’ve got proliferative diabetic
retinopathy (PDR). The PRP group has 91 eyes of 48 patients who were treated by panretinal photocoagulation in
Laser department in Eye Hospital of HCMC. The controlled group has 96 eyes of 48 patients who have been followed-
up in University’s Medical Center No2. Diabetic retinopathy were evaluated in clinical examination and FFA. Data is
analyzed by SPSS 13.0.
Result: After 12months, the mean VA were 1.09 for the controlled and 0.7 for the PRP (p=0.001). After 24
months, the mean VA were 1.11 for the controlled and 0.651 for the PRP (p=0.000). The severe vision loss happened in
26.4% for the controlled and in 7.69% for the PRP (p=0.000) at 2- year follow-up. In good vision group (VA≤0.3), the
preserved vision were 70% at 1 year and 85% at 2 - year follow-up.
Conclusion: The duration of diabetes has the correlation with the severity of Diabetic Retinopathy. Visual acuity
at baseline affects to post-treatment VA. Laser photocoagulation may preserve the vision in diabetic patients in 92.31%
at 2-year follow-up.
* Bộ môn Mắt, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y Tế thế giới, năm 2002 có
124 triệu người bị giảm thị lực và 37 triệu
người mù(16) Theo Aiello, năm 2005(5) có 4%
dân số toàn cầu mắc bệnh đái tháo đường
(ĐTĐ), khoảng một nửa cuả số bệnh nhân
ĐTĐ có bệnh lý võng mạc ĐTĐ (BLVMĐTĐ)
và đây là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị
lực ở độ tuổi lao động tại các nước phát triển.
BLVMĐTĐ tăng sinh sẽ tiến triển ở 60% bệnh
nhân ĐTĐ nếu không được can thiệp đúng
lúc. 30% bệnh nhân ĐTĐ bị giảm thị lực sâu
sắc hay mù do phù hoàng điểm, xuất huyết thể
kính, bong VM, glôcôm tân mạch. Nhiều
nghiên cứu về BLVMĐTĐ(6,12) cho thấy quang
đông toàn võng mạc (QĐTVM) bằng laser
Xenon, laser Argon xanh lam-xanh lục làm
giảm từ 50% đến 60% nguy cơ mù do các biến
chứng cuả BLVMĐTĐ tăng sinh. Gần đây,
laser YAG gấp đôi tần số dần dần thay thế
laser Argon trong kỹ thuật QĐVM do hiệu qủa
điều trị tương tự, cấu hình gọn nhẹ, tiêu tốn
điện năng ít hơn(11).
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh khá
phổ biến tại những nước phát triển và đang
ngày càng trở nên phổ biến tại những nước
đang phát triển theo đà tăng trưởng kinh tế và
sự thay đổi nếp sống(9,14). Tại Việt Nam qua
những điều tra gần đây cho thấy tỉ lệ bệnh
tăng lên rõ rệt(1,2,3,4).
Một trong những biến chứng gây giảm thị
lực và mù loà của bệnh ĐTĐ là bệnh lý võng
mạc ĐTĐ (BLVMĐTĐ). Người ta ước lượng
sau 15 năm mắc bệnh ĐTĐ thì có 2% bệnh
nhân bị mù và 10% bị khiếm thị(18). Để điều trị
BLVMĐTĐ, ngoài việc phải điều trị tốt bệnh
ĐTĐ để hạn chế tiến triển của BLVMĐTĐ, chỉ
có một phương pháp điều trị tại mắt dễ áp
dụng và có hiệu quả cao là quang đông VM
bằng laser (6,13,15). Phương pháp này đã được áp
dụng phổ biến từ lâu tại những nước phát
triển, những nghiên cứu tại các quốc gia này
cho thấy tỉ lệ thành công là 90%(17). Ở Việt
Nam, phương pháp này chỉ mới được áp dụng
từ vài năm.Do đó chúng tôi cố gắng đánh giá
hiệu quả cuả phương pháp này về phương
diện thị lực trong điều kiện tại nước ta với
những mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả của điều trị QĐTVM
bằng laser YAG 532nm về phương diện thị lực
trên bệnh nhân có BLVMĐTĐ tăng sinh tại
bệnh viện Mắt TP HCM từ 6/2003 –6/2005.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định
- Đặc điểm nhóm nghiên cứu
- Tình trạng BLVMĐTĐ tăng sinh trong
nghiên cứu và mối tương quan giữa các giai
đoạn cuả BLVMĐTĐ theo nhóm tuổi bệnh.
- Tình trạng thị lực của 2 nhóm trong thời
gian nghiên cứu.
- Tình trạng giảm thị lực trầm trọng cuả 2
nhóm trong thời gian nghiên cứu.
- Tình trạng thị lực cuả nhóm điều trị:
+ Thị lực logMAR ≤0.3 (# 5/10 TL thập phân).
+ Thị lực logMAR >0.3 (≤ 4 /10 TL thập phân).
+ Tình trạng giảm TL 2 dòng sau QĐTVM
– so sánh với nhóm chứng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bằng phương pháp nghiên cứu thử nghiệm
lâm sàng, tiến cứu, có đối chứng trên các bệnh
nhân được chẩn đoán có bệnh BLVMĐTĐ giai
tăng sinh tạỉi phòng laser bệnh viện Mắt TP
HCM và bệnh viện ĐH Y Dược 2 từ 6/2003 –
6/2005.
Theo công thức tính cỡ mẫu:
Theo DRS (8), theo dõi sau 24 tháng ở nhóm
theo dõi có 26,2% giảm TL trầm trọng=> p1=0,262
Trong khi đó, ở nhóm điều trị có 8,5% giảm
TL trầm trọng => p2 = 0,085.
P*=(p1+p2)/2=0,347/2=0,1735 => 1-p*=0,8265
p1 - p2 = 0,177 => (0,177)2 = 0,03132
α = 5% (sai lầm loại 1) => Z(1 - α/2) = Z(0.975) = 1.96
β = 10% (sai lầm loại 2) => 1 - β = 0,9 (năng
lực của test)
Z(1 - β) = Z(0.9) = 1,28
N=(1,96x0,53+1,28x0,52)2/(0,03129) = 90,578
Như vậy mỗi nhóm có ít nhất 91 mắt.
Tiêu chuẩn đánh giá thị lực sau điều trị
được gọi là thành công: khi không có giảm thị
lực trầm trọng*.
* Theo nghiên cứu DRS, giảm TL trầm trọng
đựơc định nghĩa là TL <5/200 trong ít nhất là 2 lần
khám liên tiếp cách nhau 4 tháng.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Bảng1: Đặc điểm chung cuả nhóm nghiên cứu
Nhóm
QĐTVM
Nhóm
theo dõi p
Số bệnh nhân 48 48
Tổng số mắt theo dõi 91 96
Tuổi bn lúc vào nghiên cứu
Trung bình 56,35 59,46
Độ lệch chuẩn 7,32 8,49
Tối đa 70 80
Tối thiểu 44 42
0,058
Tuổi bn lúc phát hiện ĐTĐ
Trung bình 47,03 50,31
Độ lệch chuẩn 8,13 10,42
Tối đa 67 74
Tối thiểu 33 35
0,089
Thời gian bị ĐTĐ đến khi vào
nghiên cứu (năm)
Trung bình 9,32 8,98
Độ lệch chuẩn 5,59 4,49
Tối đa 1 1
Tối thiểu 22 20
0,74
Giới tính: nam/nữ 13/35 18/30
Huyết áp 14/34 20/28 0,203
Như vậy, khi vào nghiên cứu 2 nhóm
không khác biệt có ý nghiã thống kê.
Số lượng mắt tham gia nghiên cứu
Bảng 2: Số mắt tham gia nghiên cứu
Nhóm QĐTVM Nhóm theo dõi
No 91 96
Sau 12 tháng 85 84
Sau 24 tháng 73 68
Sau 36 tháng 24 12
Thời gian theo dõi 26 25
Nhóm QĐTVM Nhóm theo dõi
trung bình (tháng)
Tình trạng BLVMĐTĐ tăng sinh khi vào
nghiên cứu và mối tương quan giữa các giai
đoạn cuả BLVMĐTĐụ theo nhóm tuổi bệnh
Bảng 3: Các giai đoạn BLVMĐTĐ phân theo nhóm
tuổi bệnh
Tuổi bệnh của
nhóm điều trị
(năm)
Tuổi bệnh của
nhóm chứng
(năm)
≤ 5 6 - 10 >10 ≤5 6 - 10 >10
Tăng sinh nhẹ 16 4 2 17 12 11
Tăng sinh vừa 10 9 17 8 15 17
Tăng sinh nặng 10 9 17 1 7 8
Tổng 33 22 36 26 34 36
Hệ số tương
quan Pearson
0,389 0,299
P = 0,000 P = 0,002
Chúng tôi nhận thấy thời gian mắc bệnh
càng lâu càng có nguy cơ bị BLVMĐTĐ tăng
sinh càng nặng (phép kiểm chính xác Fisher p
< 0,01). Tuy nhiên hệ số tương quan thấp, có
thể là do có nhiều yếu tố toàn thân tác động
đến sự tiến triển cuả BLVMĐTĐ.
Tình hình TL trong thời gian nghiên cứu
Bảng 4. Tình hình TL trong nghiên cứu.
N Mean Min Max F Sig
tdõi 96 0,790 0,15 2,00 1,434 0,233 TL vào
nghiên cứu QĐTVM 91 0,712 0,15 2,00
tdõi 84 1,09 0,20 3,00 11,551 0,001 TL sau 12
tháng QĐTVM 85 0,787 0,10 3,00
tdõi 68 1,11 0,20 3,50 21,359 0,000 TL sau 24
tháng QĐTVM 73 0,651 0,10 3,50
7368 7368 7368N =
GROUP
PRPtdoi
4
3
2
1
0
-1
thi luc vao nc
thi luc sau 12 thang
thi luc sau 24 thang
6
4
180
95
6495
536414495
Biểu đồ 1: Phân bố TL cuả 2 nhóm trong thời gian
nghiên cứu
Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy TL
trung bình cuả 2 nhóm khi vào nghiên cứu
không khác biệt có ý nghĩa thống kê (phân tích
phương sai ANOVA, p >0,05).
Sau khi điều trị 12 tháng trở đi, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,01 lúc 12
tháng và p <0,001 lúc 24 tháng). Trong đó TL
log MAR trung bình cuả nhóm QĐTVM lúc 24
tháng nhỏ hơn TL trung bình cuả nhóm
QĐTVM lúc 12 tháng, chứng tỏ TL thập phân
cuả nhóm này lúc 24 tháng tốt hơn lúc 12
tháng. Ngược lại, ở nhóm chứng có thị lực log
MAR trung bình ngày càng tăng, dao động
quanh trị số 1,0; chứng tỏ TL thập phân chỉ
khoảng 1/10.
Để tiện việc phân tích và so sánh với y văn,
chúng tôi chia thành 3 nhóm TL như sau:
Bảng 5: TL log MAR phân theo nhóm
Nhóm
TL log MAR
Theo dõi PRP
Tổng
≤ 0,3 15 20 35
0,4≥ TL <1 42 39 81 TL vào nghiên cứu
≤ 1 39 32 71
N = 96 N = 91 N = 187
≤ 0,3 4 22 26
0,4≥ TL <1 29 39 68 TL sau 12 tháng
≤ 1 51 24 75
N = 84 N = 85 N = 169
≤ 0,3 2 22 24
0,4≥ TL <1 26 35 61 TL sau 24 tháng
≤ 1 40 16 56
N = 68 N = 73 N = 141
0
10
20
30
40
50
60
≤
0
.3
0.
4≥
T
L
<
1
≤
1
≤
0
.3
0.
4≥
T
L
<
1
≤
1
≤
0
.3
0.
4≥
T
L
<
1
≤
1
vaøo ncöùu sau
12th
sau
24th
Nhoùm Theo doõi Nhoùm PRP
Biểu đồ 2: Phân bố TL theo nhóm trong thời gian
nghiên cứu
Theo biểu đồ trên, chúng tôi nhận thấy khi
vào nghiên cứu 2 nhóm có phân phối TL theo
nhóm tương đương nhau. Sau 12 tháng, ở
nhóm QĐTVM có TL tốt và trung bình. Ở
nhóm theo dõi, TL tập trung ở nhóm trung
bình và kém.
Tình trạng giảm thị lực trầm trọng trong thời
gian nghiên cứu
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi ghi
nhận như sau:
- Ở nhóm theo dõi có 25 mắt bị giảm TL trầm
trọng (26,04%), thời gian xuất hiện trung bình là
21 tháng (khoảng tin cậy 95% là 20 - 22 tháng).
- Ở nhóm QĐTVM có 7 mắt bị giảm TL trầm
trọng (7,69%), thời gian xuất hiện trung bình là 23
tháng (khoảng tin cậy 95% là 22 - 24 tháng).
Sự khác biệt này có ý nghiã thống kê (p =
0,006, test log Rank 11,94; độ tự do = 1)
Survival Functions
thoi gian co giam tl tram trong
3020100-10
Cu
m
Su
rv
iv
a
l
1.1
1.0
.9
.8
.7
.6
GROUP
PRP
PRP-censored
tdoi
tdoi-censored
Biểu đồ 3: Tình trạng giảm TL trầm trọng theo
phân tích Kaplan Meier
Kết quả trên tương tự với kết quả cuả
nghiên cứu DRS(8). Như vậy, nếu không tiến
hành quang đông ở mắt có BLVMĐTĐ tăng
sinh sẽ có nguy cơ bị mất TL trầm trọng nhiều
hơn một cách có ý nghiã thống kê (p <0,001).
Tiến triển cuả thị lực trong nhóm QĐTVM
Xét ở nhóm có thị tực Log MAR ≤ 0,3 khi vào
nghiên cứu (No = 20 mắt)
Bảng 6: Phân bố TL trong nhóm có TL Log MAR ≤
0,3 khi vào nghiên cứu
TL Log MAR 12 tháng (N = 20) 24 tháng (N = 20)
TL ≤ 0,3 14 (70%) 17 (85%)
TL > 0,3 5 (25%) 2 (10%)
Không tiếp tục
theo dõi 1 (5%) 1 (5%)
Ở nhóm có TL Log MAR ≤ 0,3 (TL thập
phân là ≥ 5/10) khi vào nghiên cứu, sau khi
làm QĐTVM 12 tháng kết quả TL không đổi
hoặc tăng đạt 70% tương tự cuả Kaiser (76%)(10)
và Rema (73%)(15). Trong nhóm này có đến 25%
bị giảm TL. Tuy nhiên, sau khi theo dõi đến 24
tháng, tỉ lệ bị giảm TL ở nhóm này chỉ còn
10%. Sau khi điều trị 24 tháng, tỉ lệ thành công
ở nhóm có thị lực Log MAR ≤ 0,3 là 85%.
Biểu đồ 4: Tình trạng giảm TL ở nhóm có TL ≤ 0.3
sau khi QĐTVM
Xét ở nhóm có TL Log MAR > 0,3 khi vào
nghiên cứu (N = 71 mắt)
Bảng 7: Phân bố TL trong nhóm có TL Log MAR >
0,3 khi vào nghiên cứu
TL Log MAR 12 tháng (N=71) 24 tháng (N = 71)
≤ 0.3 (Tăng) 11 (15.%) 14 (19.7%)
> 0.3 (Không đổi) 55 (77.5%) 40 (56.3%)
Không theo dõi tiếp 5 (7%) 17 (24%)
Biểu đồ 5. Tình trạng giảm TL ở nhóm có TL > 0,3
sau khi QĐTVM.
Ở nhóm có TL trung bình và kém, sau khi
điều trị điều trị 12 tháng, chỉ có 15,5% có TL
tăng. chỉ có thể tăng đến 19,7%. Sau khi điều
trị 24 tháng, tỉ lệ thành công ở nhóm có thị lực
<5/10 là 76%.
thi luc mat dieu tri sau 12 thang
3.53.02.52.01.51.0.50.0
th
i lu
c
m
a
t
di
e
u
tri
tru
o
c
n
c
2.5
2.0
1.5
1.0
.5
0.0
Biểu đồ 6. Mối tương quan giữa TL khi vào
nghiên cứu và TL sau điều trị 12 tháng.
thi luc mat dieu tri sau 24 thang
4.03.53.02.52.01.51.0.50.0
th
i l
u
c
m
a
t
di
eu
tri
tru
o
c
n
c
2.5
2.0
1.5
1.0
.5
0.0
Biểu đồ 7: Mối tương quan giữa TL khi vào
nghiên cứu và TL sau điều trị 24 tháng
Bảng 8: Bảng tương quan giữa TL vào nghiên cứu
và TL sau điều trị
TL mắt điều trị
vào nc
Hệ số tương quan
Pearson
TL mắt điều trị sau
12 tháng 0,795
TL mắt điều trị sau
24 tháng 0,668
p TL mắt điều trị sau 12 tháng 0,000
TL mắt điều trị sau
24 tháng 0,000
Số mắt nghiên cứu TL mắt điều trị sau 12 tháng 85
TL mắt điều trị sau
24 tháng 73
TL khi vào nghiên cứu có ảnh hưởng đến
TL sau khi điều trị 12 tháng và 24 tháng (p =
0,000). Do đó, phải dưạ vào giai đoạn của
BLVMĐTĐ mà quyết định điều trị bằng
QĐTVM đúng lúc chứ không phải đợi đến khi
TL rất kém rồi mới điều trị thì sẽ ảnh hưởng
đến kết quả điều trị.
Tình trạng giảm TL 2 dòng sau khi điều trị
bằng laser 532nm (chỉ xét những mắt theo
dõi liên tục 24 tháng)
Bảng 9: Tình trạng giảm TL 2 dòng sau khi điều trị
Giảm TL 2 dòng 12 tháng (%) 24 tháng (%)
Không: 38,35 Không 52,05 Có: 13,7
Có: 19,17 Có 47,95
Không: 28,77
Biểu đồ 8: Tình trạng giảm TL 2 dòng sau khi điều
trị
Sau điều trị 12 tháng, 52,05% mắt điều trị
không bị giảm TL 2 dòng. Tỉ lệ này tăng lên
đến 67,12%; trong đó 28,77% được cải thiện từ
có giảm TL 2 dòng ở thời điểm 12 tháng sang
không giảm TL 2 dòng ở thời điểm 24 tháng.
Tuy nhiên cần tiếp tục theo dõi vì ở nhóm
không bị giảm TL 2 dòng ở thời điểm 12 tháng
vẫn có thể có 13,7% bị giảm 2 dòng ở thời điểm
24 tháng.
Các tổn thương tại VM ảnh hưởng đến TL
trong nhóm điều trị
Bước đầu chúng tôi ghi nhận như sau:
- Phù hoàng điểm là nguyên nhân hàng
đầu ảnh hưởng đến TL. Ghi nhận ở nhóm điều
trị là 55 trường hợp. Biến chứng này có thể cải
thiện bằng laser khu trú. Tuy nhiên vùng
hoàng điểm có thể giảm phù sau laser nhưng
TL có khi không cải thiện song hành.
- Kế đến là xuất huyết thể kính lan toả chiếm
22 trường hợp. Chúng tôi thường chờ đợi cho
máu tự giảm từ 3 đến 6 tháng. Nếu không giảm
thì chuyển bệnh nhân cắt thể kính.
- Cuối cùng là biến chứng bong VM do
màng tăng sinh trong thể kính chỉ chiếm 5
trường hợp. Đây là biến chứng nặng thường
xãy ra khi bệnh nhân có thời gian bệnh kéo
dài, giai đoạn tăng sinh nặng và phức tạp, đòi
hỏi phải phẫu thuật nhưng thường không đem
lại kết quả mong muốn.
KẾT LUẬN
Nếu xét theo tiêu chí không có giảm TL
trầm trọng sau điều trị thì tỉ lệ thành công đạt
92,31% sau 2 năm theo dõi. Tỉ lệ thành công này
tương đương với các nghiên cứu cuả các nước
phát triển (90%). Chúng ta có thể lạc quan vì
trước đây khi chưa có điều trị bằng laser thì gần
như chắc chắn những trường hợp này sẽ đi đến
mất thị lực trầm trọng hoặc mù loà. Tuy nhiên,
do TL khi vào nghiên cứu có ảnh hưởng đến TL
sau điều trị, nên chúng ta phải khám phát hiện
sớm, theo dõi và chỉ định điều trị đúng lúc để
bảo tồn thị lực hữu ích góp phần nâng cao chất
lượng sống của bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Aiello L.P. (2005). Angiogenic Pathways in Diabetic
Retinopathy. The New England Journal of Medicine; Aug
25(8): 838 - 841.
2 Blankenship G.W. (1988). A clinical comparision of central
or peripheral argon laser panretinal photocoagulation for
PDR. Ophthalmology; 95(2): 170 - 177.
3 Diệp Thanh Bình (1992). Dịch tễ học và điều tra cơ bản về
bệnh ĐTĐ ở nội thành thành phố HCM, HNKHKT
ĐHYDược TP.HCM; 25 - 28.
4 Dogru M., Nakamura M., Inoue M., Yamamoto M. (1999).
Long–term Visual Outcome in Proliferative Diabetic
Retinopathy Patients After Panretinal Photocoagulation.
Japanese Journal Ophthalmology; 43: 217 – 224.
5 DRS group (1978). The Second Report Of DRS.
Ophthalmology; 85: 82 - 106.
6 Đỗ Thị Tính, Lưu Thị Dương Trang (2003). Tình hình bệnh
đái tháo đường điều trị nội trú tại khoa Nội tiết bệnh viện
đa khoa Việt Tiệp Hải Phòng trong 5 năm (1997 – 2001).
Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học
toàn quốc lần hai, tháng 4/2003; 48 – 57.
7 Đỗ Trung Quân (2003). Tình hình bệnh tật tại khoa Nội
tiết – Đái tháo đường bệnh viện Bạch Mai trong 3 năm
(1998 – 2000). Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội
nghị khoa học toàn quốc lần hai, tháng 4/2003; 30 - 35.
8 Finucane P., Popplewell P. (2001). Diabetes Meltilus and
impaired Glucose regulation in old age: the Scale of the
problem. Diabetes in Old Age, 2nd Edition, Wiley.
9 Kaiser R.S., Maguire M.G., Grunwald J.E. et al (2002). One-
year outcomes of panretinal photocoagulation in
proliferative diabetic retinopathy. Am. J. Ophthalmo;
129(2): 178 - 185.
10 Kleib M. (2001). Ophthalmic lasers - Different lasers used
in Ophthalmology: Indication and basics. Medicals
International Sarl, 10.
11 Massin P., Gaudric A., Chaine G. (1997). Classification de
la rétinopathie diabétique et rythme de surveillance.
Réflexion Ophtalmologique; 2(11): 11 - 16.
12 Meyer S.M. (1980). Macular edema after scatter laser
photocoagulation for proliferative diabetic retinopathy.
Am. J. Ophthalmology; 90: 210 - 216.
13 Olk R.J., Lee Carol M. (1993). Diabetic Retinopathy
practical management. J.B. Lippincott Company; 1 - 21, 51
– 112.
14 Paul Z. (1999). The rising prevalence of type 2 diabetes: A
global perspective of an epidemic in progress.
Medicographia issue 62; 21(4).
15 Rema M., Sujatha P., Pradeepa R. (2005). Visual outcomes
of Panretinal photocoaguation in Diabetic retinopathy at
one-year Follow-up and associated risk factors. Indian
Jounal of Oph.; 53(2): 93 - 99.
16 Tô Văn Hải, Vũ Mai Hương, Nguyễn văn Hoà và cs
(2003). Điều tra dịch tễ học bệnh tiểu đường ở người từ 16
tuổi trở lên thuộc 3 quận huyện Hà Nội. Kỷ yếu toàn văn
các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc lần hai,
tháng 4/2003; 13 – 17.
17 Villate-Cathelineau B. (1997). Rétinopathie diabétique pré-
proliferante et proliférante: les indications de la
photocoagulation panrétinienne. Réflexion
Ophtalmologique; 2(11).
18 WHO (2005). Magnitude and causes of visual impairment,
Accessed August 4 2005, at
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thi_luc_sau_dieu_tri_bang_quang_dong_vong_mac_dai_thao_duong.pdf