Sáu là, xây dựng quan hệ lao
động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Xây
dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. Tôn
trọng và bảo vệ quyền của người lao
động trong việc thành lập và gia nhập
tổ chức của người lao động tại cơ sở
doanh nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện
quyền thương lượng tập thể thực chất.
Nâng cao năng lực của cơ quan thanh
tra lao động trong tiếp nhận, xử lý
thông tin, xử lý tranh chấp lao động để
đáp ứng các cam kết trong FTA.
Bảy là, thúc đẩy di cư lao động
an toàn và hiệu quả. Hỗ trợ cho lao
động di chuyển (dỡ bỏ các rào cản về
hành chính, tạo liên thông các dịch vụ
xã hội cơ bản, liên thông bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế .). Đối với lao động Việt Nam làm
việc tại nước ngoài theo hợp đồng, cần
tiếp tục khắc phục: i) lao động bỏ trốn
(bảo đảm cho người lao động về nước
đúng hạn) và tái hòa nhập tốt vào
TTLĐ; ii) liên kết và tạo dựng mạng
lưới ASXH; iii) chuyển tiền về nước an
toàn và sử dụng hiệu quả; iv) giảm các
tiêu cực trong tuyển dụng.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
9
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ
PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc, Ths. Trịnh Thu Nga, Ths. Đặng Đỗ Quyên
Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Tóm tắt: Trong những năm qua, tiến trình hôị nhâp̣ kinh tế quốc tế của Viêṭ Nam đã
đaṭ đươc̣ những kết quả vững chắc. Việt Nam đã gia nhâp̣ Tổ chức Thương mại Thế giới
năm 2007 và tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Đặc biệt, việc tham gia Hiệp
định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA với Liên minh châu Âu (EU)
và hình thành Cộng đồng ASEAN trong năm 2015 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng
trong hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Thị trường lao
động Việt Nam sẽ đứng trước các cơ hội và thách thức hội nhập, đồng thời cũng thể hiện
những điểm mạnh và điểm yếu trong cạnh tranh khu vực và quốc tế.
Từ khóa: thị trường lao động, hội nhập, khu vực ASEAN, quốc tế.
Abstract: In recent years, the process of international economic integration of
Vietnam has achieved solid results. Vietnam become a member of the World Trade
Organization in 2007 and participated in 16 Free Trade Agreements (FTA). In particular,
participation in the Strategic Partnership Agreement Trans-Pacific (TPP), the FTA with
the European Union (EU) and the formation of the ASEAN Economic Community in 2015
marked an important turning point of Vietnam economy in integrating into the regional
and the world economy. Vietnam's labor market will face opportunities and challenges of
integration. It will also express its strengths and weaknesses before regional and
international competition.
Keywords: labor market, integration, ASEAN, international.
I. BỐI CẢNH
Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP) đã được ký kết vào
ngày 4 tháng 2 năm 2016, tại
NewZealand giữa 12 quốc gia thành
viên1, trong đó có Việt Nam, TPP có
quy mô kinh tế chiếm 40% GDP và
30% thương mại toàn cầu. Hiệp định
TPP là FTA đầu tiên mà Việt Nam
1 Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản,
Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore,
Hoa Kỳ và Việt Nam
tham gia có chương riêng về lao động,
bao gồm: (i) cam kết thực thi nghĩa vụ
là thành viên ILO và không sử dụng
các tiêu chuẩn về lao động nhằm mục
đích bảo hộ thương mại; (ii) đảm bảo
các quyền của người lao động được
khẳng định trong Tuyên bố năm 1998
của ILO, bao gồm: Tự do hiệp hội và
thực hiện có hiệu quả quyền thương
lượng tập thể, xóa bỏ mọi hình thức lao
động cưỡng bức và lao động bắt buộc,
xóa bỏ có hiệu quả lao động trẻ em và
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
10
nghiêm cấm các hình thức lao động trẻ
em tồi tệ nhất, xóa bỏ phân biệt đối xử
trong công việc; (iii) đảm bảo điều kiện
về tiền lương tối thiểu, thời giờ làm
việc và an toàn vệ sinh lao động.
Những điều khoản về lao động trong
TPP sẽ tạo ra “sức ép” trong thực thi
chính sách và tiêu chuẩn lao động tại
các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam. Việt Nam là nước kém phát
triển nhất trong TPP, là nước xuất khẩu
dựa vào hàng hóa thâm dụng lao động
cao với lợi thế về lao động rẻ. Trong
ngắn hạn, việc chấp nhận các tiêu
chuẩn cao của Hiệp định TPP về lao
động sẽ khó tránh khỏi những tác động
bất lợi cho Việt Nam trong cạnh tranh
quốc tế.
Hình thành Cộng đồng ASEAN,
TTLĐ các nước thành viên, trong đó
có Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ
việc thực thi các biện pháp xây dựng
một cơ sở sản xuất ASEAN thống nhất,
khu vực kinh tế cạnh tranh, phát triển
kinh tế bình đẳng và hội nhập vào nền
kinh tế toàn cầu. TTLĐ của các nước
thành viên cũng sẽ có cơ hội phát triển
mạnh mẽ trong 12 ngành ưu tiên hội
nhập, gồm: 7 ngành sản xuất hàng hóa
là nông sản, thủy sản, sản phẩm cao su,
sản phẩm gỗ, dệt may, điện tử, ô tô; 2
ngành dịch vụ là hàng không và e-
ASEAN (hay thương mại điện tử); và 2
ngành vừa hàng hóa vừa dịch vụ là y
tế và công nghệ thông tin, ngành hậu
cần. Đặc biệt, việc tự do dịch chuyển
của lao động kỹ năng cao giữa các
nước thành viên sẽ mang lại nhiều lợi
ích nhưng cũng gây ra cạnh tranh gay
gắt về lao động kỹ năng giữa các nước
thành viên ASEAN.
Việt Nam đã tham gia 16 hiệp
định kinh tế - thương mại tự do, bao
gồm: các hiệp định thương mại Viêṭ
Nam - Hoa Kỳ (BTA) năm 2000,
VJEPA Viêṭ Nam - Nhâṭ Bản năm
2008 và FTA Viêṭ Nam - Chi-lê năm
2011 và các hiệp định đa phương như
các FTA giữa khối ASEAN với các đối
tác như Trung Quốc vào năm 2004, với
Hàn Quốc vào năm 2006, Nhâṭ Bản vào
năm 2008, Ôt-xtrây-lia và Niu Di-lân
vào năm 2009, Ấn Đô ̣năm 2009, FTA
với Liên minh châu Âu (EU) và Hàn
Quốc năm 2015. Nhìn chung, các Hiệp
định này chủ yếu tập trung vào các cam
kết về tự do hóa thương mại hàng hóa
và dịch vụ, song tự do hoá thương mại
hàng hoá và dịch vụ có tác động mạnh
mẽ đến nhu cầu tuyển dụng lao động,
cơ cấu việc làm, điều kiện làm việc và
xu hướng tiền lương/tiền công.
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
11
Hình 1: Thay đổi việc làm theo ngành, kịch bản
AEC so với kịch bản cơ sở, năm 2025 (nghìn)
Nguồn: ILO&ADB, 2015.
II. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
VIỆT NAM VÀ HỘI NHẬP
1. Cơ hội và điểm mạnh
1.1. Cơ hội
Gia tăng việc làm và nâng cao
chất lượng việc làm. Hội nhập sâu hơn
với kinh tế thế giới dẫn đến thu hút
được nhiều vốn đầu tư và công nghệ từ
bên ngoài, tham gia sâu hơn vào chuỗi
sản xuất và cung ứng toàn cầu, mở rộng
các kênh dịch chuyển lao động. Hội
nhập mở ra các cơ hội phát triển nghề
nghiệp, kèm theo là việc thực hiện các
quyền cơ bản của người lao động, cơ
chế đối thoại xã hội và bảo đảm ASXH
sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất
lượng việc làm của Việt Nam.
Theo ILO đến năm 2025, khi tham
gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN
(AEC) Việt Nam sẽ tăng thêm 6 triệu
việc làm so với kịch bản cơ sở, chiếm
10% tổng việc làm tăng thêm của khối
(60 triệu), chủ yếu ở các ngành sản xuất
lúa gạo, xây dựng, vận tải, dệt may và
chế biến lương thực.
Chuyển dịch tích cực cơ cấu việc
làm. Các dòng vốn đầu tư và công nghệ
sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu từ
những ngành kinh tế năng suất thấp
sang những ngành có năng suất lao
động cao hơn và tham gia vào chuỗi giá
trị nhiều hơn. Việt Nam có cơ hội thu
hút lao động có trình độ cao như các
bác sỹ từ Singapore, kỹ sư từ Hàn Quốc
hay Nhật Bản, các nhà quản lý dự án từ
Philippines, v.v... nhằm bù đắp sự thiếu
hụt lao động chất lượng cao trong
nước, thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng, thu
hẹp khoảng cách phát triển. Tham gia
mạng sản xuất toàn cầu sẽ tạo ra những
việc làm với trình độ công nghệ cao
(công nghệ thông tin và internet, vận tải
đa phương thức và dịch vụ logistics, tự
động hóa....), mức lương cao và điều
kiện làm việc tốt.
Tạo điều kiện để đổi mới hệ
thống giáo dục – đào tạo. Đề đảm bảo
cho lao động Việt Nam hội nhập tốt
vào TTLĐ, hệ thống giáo dục- đào tạo
đứng trước áp lực và có điều kiện đổi
mới căn bản và toàn diện nhằm đáp ứng
nhu cầu lao động kỹ năng của
TTLĐ trong nước và quốc tế
cả về số lượng, cơ cấu ngành
nghề- cấp trình độ và chất
lượng sinh viên ra trường.
Tạo xung lực để cải
cách TTLĐ Việt Nam và kết
nối hiệu quả với thế giới.
Hội nhập tạo điều kiện để cải
cách TTLĐ Việt Nam theo
hướng an ninh-linh hoạt, kết
nối với TTLĐ quốc tế và thúc
đẩy dịch chuyển lao động kỹ
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
12
Hình 2: Dự báo 10 ngành có nhu cầu việc làm cao nhất
theo kịch bản AEC 2010-2025 (nghìn)
Nguồn: ILO&ADB, 2015
năng. Trước mắt, lao động thuộc 8
nhóm nghề được tự do di chuyển trong
các nước ASEAN thông qua các thỏa
thuận công nhận tay nghề tương đương:
kỹ sư, kiến trúc sư, kế toán, khảo sát,
bác sỹ, nha sỹ, điều dưỡng, du lịch với
trình độ tiếng Anh thông thạo sẽ có
điều kiện di chuyển tự do với cơ hội
việc làm tốt hơn, đóng góp nhiều hơn
cho phát triển đất nước.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 500
nghìn lao động đang làm việc tại hơn 40
nước và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó,
Việt Nam cũng thu hút được ngày càng
đông đội ngũ các chuyên gia, các nhà
quản lý nước ngoài đến làm việc, tính
đến 2015, cả nước có 83,6 nghìn lao
động nước ngoài đến chủ yếu từ
Trung quốc (31%), Hàn Quốc
(18%), Đài Loan (13%), Nhật Bản
(10%) và nhiều nước Châu Âu,
Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á
khác.
1.2. Điểm mạnh
So với các nước trong
ASEAN, Việt Nam có mức độ hội
nhập sâu rộng nhất và tác động
tích cực nhất đến TTLĐ. Hội
nhập sâu rộng khuyến khích cả lao
động có kỹ năng và không có kỹ
năng tham gia vào chuỗi cung ứng
toàn cầu và các cơ hội sẽ tiếp tục
gia tăng mạnh trong thời gian tới.
Tự do hóa thương mại, tăng trưởng
xuất khẩu và dịch vụ cũng thúc đẩy áp
dụng công nghệ mới và hình thành
những hình thức tổ chức sản xuất mới.
Điều này sẽ tạo ra những cơ hội phát
triển việc làm trong những ngành công
nghệ cao, giá trị gia tăng lớn và có tính
cạnh tranh toàn cầu. Cùng với hội nhập
sâu rộng, hệ thống luật pháp, chính
sách về việc làm, TTLĐ ngày càng
được hoàn thiện sẽ là cơ sở pháp lý
quan trọng, tạo ra những chuyển biến
mạnh mẽ trong phát triển TTLĐ Việt
Nam hướng tới mục tiêu việc làm bền
vững và năng suất cho mọi người lao
động.
Cùng với quá trình hội nhập, Hội
đồng Tiền lương Quốc gia đi vào hoạt
động ổn định với những nội dung thiết
thực, bước đầu tạo ra sự chuyển biến
mạnh mẽ trong xã hội về đối thoại và
thương lượng về tiền lương.
Việt Nam đang trong thời kỳ
“cơ cấu dân số vàng” với LLLĐ trẻ
và dồi dào. Đến năm 2015, lực lượng
lao động cả nước đạt gần 54,79 triệu
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
13
Hình 3: Tỷ lệ lao động di chuyển trong ASEAN của các nước
thành viên ASEAN
Ghi chú: Dữ liệu về ASEAN đưa ra tỷ lệ tổng hợp cho khu vực
Nguồn: ILO&ADB, Báo cáo Cộng đồng ASEAN 2015, Quản lý
hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn.
người, trong đó thanh niên (15-29
tuổi) chiếm gần 30% LLLĐ. Giai đoạn
2005-2015, LLLĐ tăng với tốc độ bình
quân 2,11%/năm, gấp 2 lần tốc độ tăng
dân số, phản ánh “lợi ích cơ cấu dân số
vàng”. Với cơ cấu này, chúng ta có lợi
thế khá lớn so với các nước trong khu
vực như Thái Lan, Malayxia,
Singapore.
Người lao động Việt Nam khéo
tay, cần cù, chịu khó, ham học hỏi,
tiếp thu nhanh và có ưu thế trong
một số ngành nghề. Lao động Việt
Nam được đánh giá là có những kỹ
năng cơ bản như đọc, viết, tính toán tốt.
Việt Nam cũng có ưu thế về lao động
chuyên gia ở một số nhóm ngành nghề
như toán học, vật lý, công nghệ thông
tin, bác sĩ, điều dưỡng, kiến trúc sư....
Việt Nam đã chú trọng phát triển
TTLĐ gắn với giải quyết các vấn đề
xã hội và hỗ trợ các nhóm lao động
yếu thế. Các chính sách hỗ trợ việc
làm, tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thất nghiệp... đã góp phần giảm nghèo,
đào tạo, tạo việc làm cho những đối
tượng lao động yếu thế. Hội nhập sâu
rộng cùng với các cam kết và thỏa
thuận đa phương hay song phương về
lao động và xã hội giữa các nước trong
khu vực và quốc tế sẽ tiếp tục
tạo ra mạng lưới ASXH rộng
khắp, kết nối với hệ thống của
các nước và khu vực.
2. Thách thức và điểm yếu
2.1. Thách thức
Nội luật hóa, tuân thủ các
nguyên tắc và chuẩn mực
hội nhập. Các cam kết, thông
qua việc ký kết các Hiệp định,
đặt ra yêu cầu về sự phù hợp
giữa hệ thống luật pháp quốc
gia với các nguyên tắc và
chuẩn mực quốc tế, đảm bảo
sự minh bạch, trách nhiệm giải
trình theo các cam kết quốc tế.
Do đó, đặt ra yêu cầu về sửa
đổi và hướng dẫn các luật liên quan cho
phù hợp với thông lệ quốc tế (như sửa
đổi Bộ luật Lao động, Luật Việc làm,
Luật Người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật
Bảo hiểm Xã hội; hướng dẫn các luật
mới như Luật Giáo dục Nghề nghiệp,
Luật An toàn Vệ sinh Lao động). Môi
trường hội nhập tạo ra sự thay đổi lớn
trên TTLĐ về nguyên lý vận hành và
cách thức tổ chức. Theo đó, cả cơ quản
quản lý nhà nước, doanh nghiệp và
người lao động Việt Nam cần được
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
14
chuẩn bị đầy đủ để thích nghi và hoạt
động hiệu quả trong môi trường kinh
doanh đa văn hóa, đa quốc gia.
Chất lượng nguồn nhân lực Việt
Nam đang ở mức thấp của bậc thang
năng lực quốc tế. Tỷ troṇg lao đôṇg
qua đào taọ có bằng cấp/chứng chỉ mới
chỉ đạt 20,5% năm 2015, tương ứng với
khoảng 11 triêụ người. Việt Nam đang
thiếu lao động có trình độ tay nghề,
công nhân kỹ thuật bậc cao. Đặc biệt,
lao động Việt Nam còn thiếu và yếu về
ngoại ngữ và các kỹ năng mềm như
làm việc nhóm, giao tiếp, tác phong
công nghiệp (trách nhiệm và đạo đức
nghề nghiệp) và kỷ luật lao động
kém. Theo đánh giá của Ngân
hàng Thế giới, chất lượng nhân
lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79
điểm (thang điểm 10), xếp thứ
11 trong số 12 nước châu Á
tham gia xếp hạng; chỉ số cạnh
tranh nguồn nhân lực Việt Nam
đạt 4,3/10 điểm và năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế Việt
Nam xếp thứ 56/133 nước được
xếp hạng (WB, 2015).
Do chất lượng nguồn nhân lực
thấp, lao động Việt Nam chủ yếu làm
việc trong các ngành sử dụng nhiều lao
động, tiền lương thấp. Việc làm trong
các ngành then chốt của CNH- HĐH
chiếm tỷ trọng thấp, một số ngành mũi
nhọn như công nghiệp chế biến chế tạo,
điện từ - viễn thông, năng lượng mới và
năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng thấp
(21% tổng việc làm). Sự phát triển của
doanh nghiệp trong các ngành công
nghiệp chế biến chế tạo không đồng
đều, sự bứt phá tập trung chủ yếu tại
các doanh nghiệp có yếu tố xuất khẩu,
đầu tàu là khối FDI. Doanh nghiệp nội
địa còn gặp nhiều khó khăn trong hội
nhập và môi trường kinh doanh, tiếp
cận các nguồn lực và tìm thị trường cho
xuất khẩu. Năng lực cạnh tranh của lao
động Việt Nam thấp. Năng suất lao
động của Việt Nam rất thấp, bằng 1/18
của Singapore, bằng 1/6,5 Malaysia,
1/3 Thái Lan và Trung Quốc. Trong
khu vực ASEAN, năng suất lao động
Việt Nam chỉ cao hơn Myanmar,
Cambodia và đang xấp xỉ Lào.
Thách thức trong thu hút và giữ
nhân tài. Việt Nam phải đối mặt với
tình trạng thiếu nhân lực chuyên môn
kỹ thuật cao vì thiếu sự hấp dẫn của
tiền lương và môi trường, điều kiện làm
việc. Những vị trí việc làm tốt, đặc biệt
là trong các doanh nghiệp FDI sẽ dễ rơi
vào lao động nước ngoài bởi họ luôn có
lợi thế về ngoại ngữ, tính chuyên
nghiệp và tác phong công nghiệp.
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
15
Xuất hiện một số hình thức rủi ro
mới. Hội nhập sẽ làm tăng nguy cơ mất
việc làm đối với các doanh nghiệp và
ngành có sức cạnh tranh thấp (doanh
nghiệp nhỏ và vừa, ngành chăn nuôi,
ngành dệt may) hay điều kiện làm
việc thiếu an toàn đối với một số nhóm
lao động yếu thế, trong khi hệ thống
bảo hiểm xã hội và các đảm bảo xã hội
còn yếu và thiếu (độ bao phủ của
BHXH đối với người lao động mới chỉ
20% LLLĐ, chưa có cơ chế đóng-
hưởng hay chuyển tiếp BHXH cho lao
động di cư Việt Nam và nước ngoài).
Đặc biệt, lao động trong các doanh
nghiệp nhà nước được bảo hộ nhiều sẽ
có nguy cơ bị mất việc hàng loạt, dẫn
đến các thách thức về ASXH. Với
khoảng 50% LLLĐ Việt Nam tham gia
chuỗi cung ứng toàn cầu (con số này sẽ
tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian
tới), nhưng phần lớn vẫn là lao động
giản đơn và thường làm việc trong khu
vực phi chính thức hay các cơ sở sản
xuất nhỏ với môi trường và điều kiện
lao động không an toàn, mức lương
thấp, quan hệ lao động yếu, thiếu các
đảm bảo về xã hội. Những năm gần
đây, số vụ tai nạn lao động tiếp tục tăng
bình quân 2,6% giai đoạn 2007-2014,
xảy ra nghiêm trọng trong lĩnh vực khai
thác mỏ, xây dựng, gia công kim loại,
cơ khí, vận hành máy, thiết bị. Trong
thời gian tới, sự phát triển mạnh của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ với trình
độ công nghệ còn lạc hậu hay việc nhập
khẩu và đưa vào sử dụng các máy, công
nghệ, vật liệu mới chưa kiểm soát được
sẽ còn tiềm ẩn những nguy cơ về an
toàn- vệ sinh lao động khó lường.
2.2. Điểm yếu
TTLĐ bị phân mảng giữa các
khu vực, quy mô khu vực chính thức
nhỏ bé. Năm 2015, tỷ lệ lao động làm
công ăn lương mới đạt gần 40%, còn ở
mức thấp so với các nước trong khu
vực (năm 2013: Campuchia là 40,6%,
Indonexia là 46,5%, Philippines 58,2%,
Thái Lan 41,4%, Malayxia 75%,
Singapore 85,1%, theo ADB và ILO,
2014). Việt Nam vẫn là nước có cơ cấu
lao động lạc hậu trong ASEAN với tỷ
lệ lao động nông nghiệp cao thứ 4 (sau
Lào, Campuchia và Myanmar) –
khoảng 45% LLLĐ Việt Nam vẫn làm
việc trong lĩnh vực nông nghiệp với
năng suất và thu nhập thấp và gần 2/3
LLLĐ làm các công việc dễ bị tổn
thương.
Kết quả nghiên cứu được Trường kinh doanh
INSEAD (Pháp), Viện nghiên cứu nguồn
nhân lực lãnh đạo HCLI (Singapore) và Tập
đoàn dịch vụ tuyển dụng nhân sự Adecco
(Thụy Sĩ) khảo sát trong cả năm 2014 cho
thấy: Việt Nam xếp hạng thứ 75 trong tổng số
93 nước về năng lực cạnh tranh tài năng toàn
cầu (Global Talent Competitiveness Index –
GTCI), phản ánh sự xếp hạng dựa trên khả
năng phát triển, thu hút, giữ chân nhân tài,
cũng tình trạng nghịch lý giữa chỗ làm việc
trống và tỉ lệ thất nghiệp tăng cao. Theo báo
cáo này, Việt Nam có điểm số khá cao trong
kỹ năng tri thức toàn cầu, nhưng lại có hiệu
suất thấp đối với việc phát triển tài năng
thông qua hệ thống giáo dục chính quy.
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
16
Quan hệ lao động tại doanh
nghiệp chưa hài hòa, ổn định và tiến
bộ. Quản trị TTLĐ còn yếu, đối thoại
và thương lượng tập thể, ký kết thỏa
ước lao động tập thể chưa được thực
hiện hoặc chỉ là hình thức. Tranh chấp
lao động và đình công còn nhiều và
phức tạp, vai trò của tổ chức công đoàn
chưa được phát huy tốt, trong khi năng
lực hòa giải và trọng tài còn yếu kém.
Cơ sở hạ tầng của TTLĐ còn
thiếu và yếu. Hệ thống dự báo và
thông tin TTLĐ, hệ thống dịch vụ việc
làm và đào tạo nghề chưa đáp ứng nhu
cầu của TTLĐ. Công tác tư vấn,
hướng nghiệp chưa hiệu quả, dẫn đến
việc phân luồng học sinh sau THCS và
THPT vào học nghề hạn chế.
Mức độ sẵn sàng hội nhập và sự
vào cuộc của doanh nghiệp, người
lao động Việt Nam chậm. Mức độ
sẵn sàng hội nhập và năng lực quản trị
TTLĐ thích ứng với điều kiện hội
nhập khu vực và quốc tế còn hạn chế
về thể chế, thủ tục hành chính, đội ngũ
cán bộ và công tác thanh tra. Phần lớn
các doanh nghiệp chưa hiểu rõ về nội
dung TPP, FTA; 76% doanh nghiệp
không biết hoặc không hiểu gì về
AEC, 94% doanh nghiệp không biết
về nội dung đàm phán trong AEC,
63% doanh nghiệp không hiểu gì về
thách thức và cơ hội khi tham gia
AEC. 28% số sinh viên năm cuối được
hỏi không biết đến AEC, trong số sinh
viên biết AEC có tới 81% cho rằng
thách thức lớn nhất thuộc về ngoại ngữ
(phỏng vấn 240 sinh viên năm cuối tại
5 trường ĐH ở Tp.HCM, đầu tháng
2/2016).
III. HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Một là, hoàn thiện thể chế về lao
động- xã hội theo tiêu chuẩn khu vực
và quốc tế. Chủ động nghiên cứu, ký
kết Công ước cơ bản của ILO (đặc biệt
là 3 Công ước cơ bản còn lại về quyền
tự do liên kết và thương lượng tập thể
của người lao động và người sử dụng
lao động, xóa bỏ lao động cưỡng bức
và lao động bắt buộc). Nội luật hóa các
điều ước, tiêu chuẩn và cam kết quốc tế
về lao động- xã hội mà Việt Nam là
thành viên. Áp dụng các phương pháp
tiếp cận, tiêu chí đánh giá về lao động-
xã hội theo thông lệ quốc tế và khu
vực. Chủ động dự báo, xử lý kịp thời
các vấn đề lao động- xã hội phát sinh
trong quá trình phát triển, thực thi các
cam kết quốc tế. Lồng ghép bình đẳng
Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu
năm 2015-2016 do Diễn đàn Kinh tế thế
giới (WEF) công bố, điểm năng lực cạnh
tranh (GCI) của Việt Nam là 4,3/7, đứng
thứ 56/140 quốc gia được khảo sát về 12
tiêu chí cạnh tranh bao gồm: thể chế pháp
luật, cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục, quy
mô thị trường, môi trường kinh tế vĩ mô,
mức độ phát triển của thị trường tài chính,
hiệu quả thị trường lao động Việt Nam
chỉ được 3,8/7 điểm về đào tạo và giáo dục
bậc cao (higher education and training),
đứng thứ 95/140; được 4,4/7 điểm về hiệu
quả của thị trường lao động, xếp thứ
52/140; được 3,3/7 điểm về mức độ sẵn
sàng về công nghệ, đứng thứ 92/140.
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
17
Hình 4: Việt Nam cần thời gian bao lâu để bắt kịp
với các nước láng giềng phát triển hơn về năng
suất lao động?
Nguồn: Vũ Minh Khương, 2014, “Nâng cao năng suất lao động
là phương pháp chiến lược để tăng cường cải cách kinh tế
giới trong quá trình xây dựng, hoàn
thiện thể chế về lao động- xã hội theo
yêu cầu hội nhập quốc tế.
Hai là, tăng cường truyền thông,
phổ biến kiến thức và nâng cao nhận
thức. Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng
chủ trương hội nhập quốc tế về lĩnh vực
lao động- xã hội trên các
phương tiện thông tin đại
chúng; xây dựng cổng thông
tin điện tử hội nhập quốc tế về
lao động- xã hội. Tổ chức bồi
dưỡng kiến thức hội nhập quốc
tế về lao động- xã hội trong
các Bộ, ngành, cơ quan trung
ương, địa phương và các
doanh nghiệp nhằm nâng cao
nhận thức về nhu cầu, nội
dung, cơ hội và thách thức
trong hội nhập quốc tế, trong
việc thực hiện các cam kết
quốc tế, tạo đồng thuận và tăng
cường trách nhiệm, có hành
động thống nhất thực hiện các
hoạt động và hợp tác quốc tế.
Ba là, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực sẽ là nhân tố quyết định
mức độ thành công của hội nhập.
Tập trung vào: (i) Đổi mới đào tạo,
trong đó chú trọng việc xác định lại cơ
cấu đào tạo; hoàn thiện thể chế đào tạo,
gắn kết đào tạo với nhu cầu TTLĐ và
tham gia của doanh nghiệp; tăng cường
liên kết, tham gia vào “chuỗi giá trị đào
tạo toàn cầu hoặc khu vực”,v.v. Đào
tạo theo các tiêu chuẩn năng lực khu
vực và quốc tế; (ii) Xây dựng và hoàn
thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề
quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn quốc
tế, chuyển đổi sang hệ thống tiêu chuẩn
năng lực phù hợp; tổ chức đánh giá,
cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
cho người lao động. Triển khai các hoạt
động hợp tác đánh giá và công nhận kỹ
năng nghề giữa Việt Nam và các nước
ASEAN.
Bốn là, hoàn thiện và phát triển
TTLĐ trong nước. Kết nối cung- cầu
lao động hiệu quả. Tổ chức tốt hệ thống
thông tin TTLĐ, bao gồm thị trường
trong nước để giới thiệu và chắp nối
việc làm trong nước và TTLĐ ngoài
nước. Đặc biệt, tăng cường và nâng cao
chất lượng dự báo nhu cầu lao động.
Đổi mới và đẩy mạnh công tác tư vấn
hướng nghiệp, đảm bảo phân luồng học
sinh hiệu quả ngay từ cấp trung học cơ
sơ và trung học phổ thông. Tổ chức lại
và nâng cao năng lực của hệ thống
trung tâm dịch vụ việc làm nhằm tăng
cường sự liên kết, chia sẻ thông tin, hỗ
trợ nhau trong công tác cung ứng và
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
18
tuyển dụng lao động cho các doanh
nghiệp. Thành lập Hội đồng nghề
nghiệp Quốc gia theo từng nhóm nghề
(gồm đại diện doanh nghiệp, hiệp hội
nghề nghiệp, công đoàn, cơ quan quản
lý các cấp, trường đào tạo, viện nghiên
cứu), trước mắt ưu tiên những nghề
có khả năng phát triển mạnh hoặc bị tác
động lớn của hội nhập quốc tế (như
nghề chăn nuôi, trồng rau củ quả, da
giày, dệt may, điện tử); Hội đồng có
nhiệm vụ đánh giá khả năng phát triển,
nhu cầu lao động về số lượng, cơ cấu,
chất lượng và đề xuất nhu cầu đào tạo
nhân lực gắn với các chính sách phát
triển công nghiệp.
Năm là, chú trọng theo đuổi các
mục tiêu của việc làm bền vững. Chú
trọng vào cả 4 trụ cột của việc làm bền
vững về bảo đảm quyền và tiếng nói
của người lao động, cơ hội việc làm,
ASXH và thực hiện cơ chế đối thoại xã
hội. Các nhiệm vụ cấp bách bao gồm:
phát triển mọi cơ hội việc làm và nghề
nghiệp; chủ động xây dựng những
chính sách, biện pháp bảo vệ an toàn
cho người lao động; khuyến khích
nghiên cứu và phổ biến các sáng kiến
cải thiện điều kiện lao động, tăng năng
suất và chất lượng sản phẩm; phát huy
năng lực toàn diện của các doanh
nghiệp trong tự cải thiện điều kiện lao
động, đảm bảo AT-VSLĐ; chính sách
tiền lương tối thiểu bảo đảm mức sống
tối thiểu cho người lao động; áp dụng
các mô hình tiền lương hiệu quả trong
thương lượng tiền lương ở những
ngành có mức tăng trưởng nhanh và
năng suất lao động cao; lồng ghép bình
đẳng giới trong mọi mục tiêu lao động-
việc làm.
Sáu là, xây dựng quan hệ lao
động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Xây
dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. Tôn
trọng và bảo vệ quyền của người lao
động trong việc thành lập và gia nhập
tổ chức của người lao động tại cơ sở
doanh nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện
quyền thương lượng tập thể thực chất.
Nâng cao năng lực của cơ quan thanh
tra lao động trong tiếp nhận, xử lý
thông tin, xử lý tranh chấp lao động để
đáp ứng các cam kết trong FTA.
Bảy là, thúc đẩy di cư lao động
an toàn và hiệu quả. Hỗ trợ cho lao
động di chuyển (dỡ bỏ các rào cản về
hành chính, tạo liên thông các dịch vụ
xã hội cơ bản, liên thông bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế.). Đối với lao động Việt Nam làm
việc tại nước ngoài theo hợp đồng, cần
tiếp tục khắc phục: i) lao động bỏ trốn
(bảo đảm cho người lao động về nước
đúng hạn) và tái hòa nhập tốt vào
TTLĐ; ii) liên kết và tạo dựng mạng
lưới ASXH; iii) chuyển tiền về nước an
toàn và sử dụng hiệu quả; iv) giảm các
tiêu cực trong tuyển dụng.
Tám là, tăng cường thực hiện các
chính sách ASXH. Mở rộng đối tượng
hưởng các chính sách ASXH, xây dựng
sàn ASXH và các lưới bảo vệ người lao
động khi bị rơi vào yếu thế, dễ bị tổn
thương. Tiếp tục hoàn thiện thể chế
chính sách ASXH phù hợp với thông lệ
quốc tế trong bối cảnh già hoá dân số./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thi_truong_lao_dong_viet_nam_trong_boi_canh_hoi_nhap_khu_vuc.pdf