Thị trường và giá cả xuất khẩu cà phê Việt Nam

Mục lục I. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài . 1.2 Mục tiêu . 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.4 Phương pháp nghiên cứu II. NỘI DUNG 1. Tổng quan tình hình sản xuất cà phê 1.1 Tiềm năng sản xuất cà phê của Việt Nam 1.2 Các giống cà phê chủ yếu ở Việt Nam hiện nay 1.3. Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê của Việt Nam 2. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam 2.1 . Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu 2.2 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 2.3 Tình hình xuất khẩu cà phê 2.4 Một số thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam. 3. Một số thương hiệu cà phê nổi tiếng ở Việt Nam 3.1 Cà phê Trung nguyên 3.2 Cà phê Buôn Ma Thuột 4. Thuận lợi,khó khăn và giải pháp. 4.1 Thuận lợi 4.2 Khó khăn 4.3 Giải pháp 4.4 Mục tiêu 5. Kiến nghị và đề xuất III. KẾT LUẬN I, Phần mở đầu 1.1 Đặt vấn đề Cùng với xu hướng vận động mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới đặc biệt là sự tác động sâu sắc của xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa của nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới, hoạt động xuất khẩu đã trở thành một chiến lược phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước là cánh cửa mở ra các hoạt động giao dịch kinh tế của một nước một quốc gia Trên con đường hội nhập kinh tế, việt nam chủ chương mở rộng giao thương kinh tế với bạn bè thế giới, đặc biệt với hoạt động xuất khẩu đẫ có nhiều tiến bộ vượt bậc cả về chất và lượng.Hàng hóa Việt Nam nay đã xuất hiện trên nhiều quốc gia với chingr loại mẫu mã phong phú Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam và là mặt hàng năng xuất đứng thứ hai về kim nghạch sau gạo.Nhờ sản xuất và xuất khẩu cà phê, việt nam đã dần quyết định được việc làm đối với người lao động đồng thời mở rộng phát triển kinh tế hộ gia đình trang trại từ việc thu mua, sản xuất cà phê cho xuất khẩu và cũng đóng góp một nguồn thu lớn vào doanh thu cả nước song việc xuất khẩu cà phê còn gặp nhiều bất cập đòi hỏi mỗi doanh nghiệp và nhà nước phải tìm ra hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu với măt hàng cà phê nói riêng và mặt hàng xuất khẩu nói chung 1.2 Tính cấp thiết của đề tài . Trong những năm qua, cà phê luôn giữ vai trò là 1 trong số ít những mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế quốc dân, đây là mặt hàng năng xuất đứng thứ hai về kim ngạch sau gạo Hàng năm, cà phê đóng tới 10% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với tầm quan trọng của mình, cà phê được xếp vào danh sách mặt hàng trọng điểm cần phát huy trong giai đoạn 2005-2010. Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu và sự bấp bênh, không ổn định luôn là đặc tính cố hữu của thị trường này. 1.3 Mục tiêu . - Nghiên cứu tình hình giá cả và thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam, từ đó đưa ra ý kiến để góp phần phát triển ngành cà phê của nước ta để khai thác hết tiềm năng vốn có của ngành. 1.4 Phạm vi nghiên cứu. + Không gian nghiên cứu : Thị trường cà phê trong nước và thị trường cà phê xuất khẩu ra thế giới. + Thời gian nghiên cứu : Thu thập số liệu từ năm 1992 đến nay. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các vấn đề đăt ra của chủ đề nghiên cứu tình hình giá cả và thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam nhóm tôi dung những phương pháp nghiên cứu sau: + Thu thập số liệu từ sách báo, tạp chí, internet +Phương pháp phân tích tổng hợp +Phương pháp thống kê, đối chiếu so sánh

doc18 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2510 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thị trường và giá cả xuất khẩu cà phê Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục I. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài . 1.2 Mục tiêu . 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.4 Phương pháp nghiên cứu II. NỘI DUNG 1. Tổng quan tình hình sản xuất cà phê 1.1 Tiềm năng sản xuất cà phê của Việt Nam 1.2 Các giống cà phê chủ yếu ở Việt Nam hiện nay 1.3. Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê của Việt Nam 2. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam 2.1 . Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu 2.2 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 2.3 Tình hình xuất khẩu cà phê 2.4 Một số thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam. 3. Một số thương hiệu cà phê nổi tiếng ở Việt Nam 3.1 Cà phê Trung nguyên 3.2 Cà phê Buôn Ma Thuột 4. Thuận lợi,khó  khăn và giải pháp. 4.1 Thuận lợi 4.2 Khó khăn 4.3 Giải pháp 4.4 Mục tiêu 5. Kiến nghị và  đề xuất III. KẾT LUẬN I, Phần mở đầu  1.1 Đặt vấn đề Cùng với xu hướng vận động mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới đặc biệt là sự tác động sâu sắc của xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa của nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới, hoạt động xuất khẩu đã trở thành một chiến lược phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước là cánh cửa mở ra các hoạt động giao dịch kinh tế của một nước một quốc gia Trên con đường hội nhập kinh tế, việt nam chủ chương mở rộng giao thương kinh tế với bạn bè thế giới, đặc biệt với hoạt động xuất khẩu đẫ có nhiều tiến bộ vượt bậc cả về chất và lượng.Hàng hóa Việt Nam nay đã xuất hiện trên nhiều quốc gia với chingr loại mẫu mã phong phú Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam và là mặt hàng năng xuất đứng thứ hai về kim nghạch sau gạo.Nhờ sản xuất và xuất khẩu cà phê, việt nam đã dần quyết định được việc làm đối với người lao động đồng thời mở rộng phát triển kinh tế hộ gia đình trang trại từ việc thu mua, sản xuất cà phê cho xuất khẩu và cũng đóng góp một nguồn thu lớn vào doanh thu cả nước song việc xuất khẩu cà phê còn gặp nhiều bất cập đòi hỏi mỗi doanh nghiệp và nhà nước phải tìm ra hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu với măt hàng cà phê nói riêng và mặt hàng xuất khẩu nói chung 1.2 Tính cấp thiết của đề tài . Trong những năm qua, cà phê luôn giữ vai trò là 1 trong số  ít những mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế quốc dân, đây là mặt hàng năng xuất đứng thứ hai về kim ngạch sau gạo Hàng năm, cà phê đóng tới 10% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với tầm quan trọng của mình, cà phê được xếp vào danh sách mặt hàng trọng điểm cần phát huy trong giai đoạn 2005-2010. Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu và sự bấp bênh, không ổn định luôn là đặc tính cố hữu của thị trường này. 1.3 Mục tiêu . - Nghiên cứu tình hình giá cả và thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam, từ đó đưa ra ý kiến để góp phần phát triển ngành cà phê của nước ta để khai thác hết tiềm năng vốn có của ngành. 1.4 Phạm vi nghiên cứu. + Không gian nghiên cứu : Thị trường cà phê trong nước và thị trường cà phê xuất khẩu ra thế giới. + Thời gian nghiên cứu : Thu thập số liệu từ  năm 1992 đến nay. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các vấn đề đăt ra của chủ đề nghiên cứu tình hình giá cả và thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam nhóm tôi dung những phương pháp nghiên cứu sau: + Thu thập số liệu từ sách báo, tạp chí, internet… +Phương pháp phân tích tổng hợp +Phương pháp thống kê, đối chiếu so sánh II/ NỘI DUNG 1. Tình hình sản xuất 1.1 Tiềm năng sản xuất cà phê của Việt Nam - Về khí hậu: Nước ta năm trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, trải dài theo phương kinh tuyến từ 80 30’ đến 230 30’ vĩ độ bắc. Điều kiện địa lý và khí hậu rất thích hợp với việc phát triển cây cà phê và đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng. Hai loại cà phê chủ yếu đang được trồng phổ biến ở nước ta là cây cà phê vối và cà phê chè có những yêu cầu sinh thái khác nhau. Cây cà phê vối ưa thời tiết nóng ẩm và lượng ánh sáng dồi dào nên thích hợp trồng ở các tỉnh phía Nam. Cà phê chè ưa thời tiết mát, có cường độ ánh sáng mặt trời thấp và chịu được nhiệt độ thấp (thấp hơn cà phê vối 5-7 C) nên thích hợp trồng ở các tỉnh phía Bắc. - Về thổ nhưỡng. Cây cà phê phát triển tốt trên đất bazan và các loại đất biến chất khác. Loại hình đất tốt đối với cây cà phê là: đất tơi xốp, có tầng dày trên 1 mét. Nước ta có vùng đất bazan ở Tây Nguyên, Tây Quảng Trị, Tây Nghệ An và nhiều loại đất khác ở trung du đều thích hợp với cây cà phê. 1.2. Các giống cà phê chủ yếu ở Việt Nam hiện nay. Người Pháp du nhập cây cà phê vào Việt Nam từ hơn một trăm năm trước. Có ba họ cà phê chính: cà phê chè ( Arabica), cà phê vối (Robusta) và cà phê mít. Hiện nay gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng cà phê vối, 10% trồng cà phê chè, khoảng 1% còn lại được trồng cà phê mít. - Cà phê vối (Robusta): là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này. Nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới là Việt Nam. Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp để trồng cây là dưới 1000 m. Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm. Cà phê vối được trồng đại đa số ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là 2 vùng chủ lực sản xuất cà phê ở Viêt Nam với năng suất khá cao. Cà phê vối chứa hàm lượng caffein cao hơn và có hương vị không tinh khiết bằng cà phê chè, do vậy mà được đánh giá thấp hơn - Cà phê chè ( Arabica): Đây là loại cà phê có giá trị kinh tế nhất trong các loại cà phê, ưa khí hậu mát mẻ, có khả năng chịu rét, thường được trồng ở độ cao trên dưới 200m. Cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giớiỞ Việt Nam cà phê chè thích hợp với các vùng núi trung du phía bắc tập chung ở Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. - Cà phê mít: Tại Việt Nam cây cà phê mít trồng chủ yếu ở các tỉnh như Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum là những tỉnh có điều kiện phù hợp cho phát triển cây công nghiệp nhưng không hoàn toàn thuận lợi cho cà phê phát triển. Đây cũng chính là lý do Đắk Lắk và nhất là Buôn Ma Thuột vốn được xem là thủ phủ cà phê nhưng lại có rất ít diện tích trồng loại cà phê mít. Một số hình ảnh về cà phê: 1.3. Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê của Việt Nam - Diện tích, sản lượng : Niên vụ Diện tích ( ha) Số diện tích tăng so với niên vụ trước đó ( nghìn ha) Sản lượng (tấn) Số lượng tăng so với niên vụ trước (tấn) 1992-1993 140.000 10.000 140.4 - 1993-1994 150.000 65.000 181.2 40.8 1994-1995 215.000 80.000 211.92 30.72 1995-1996 295.000 55.000 236.28 24.36 1996-1997 350.000 60.000 242.3 6.02 1997-1998 410.000 50.000 413.58 171.28 1998-1999 460.000 60.000 404.206 -9374 1999-2000 520.000 -20.000 700 295.794 2000-2001 500 40 900 200 2001-2002 540 -27 1.050.000 150 2002-2003 513 -10 931.5 118.5 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ bảng số liệu ta có biểu đồ: Từ bảng trên kết hợp biểu đồ ta có thể thấy rằng : Về diện tích: Trong những năm qua, diện tích cà phê tăng với tốc độ nhanh chóng. Chỉ trong 10 năm mà diện tích đã tăng lên gần gấp 4 lần, tuy nhiên tăng không đều. Trong niên vụ 1996/1997 diện tích cà phê tăng chậm hơn so với năm trước đó thị trường cà phê thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng thừa vào năm 1994/1995. Tuy nhiên, do tình hình khan hiếm cà phê trong niên vụ 1998/1999, giá cà phê tăng cao nên đến niên vụ 1999/2000 diện tích cà phê lại tăng với tốc độ lớn hơn và diện tích cà phê đạt con số lớn nhất từ trước tới nay, 520.000 ha, cà phê được trồng tràn lan ở khắp nơi trong cả nước. Đến niên vụ 2000/2001, do giá cà phê trên thị trường thế giới sụt giảm nghiêm trọng, nhiều hộ nông dân trong nước đã chặt bỏ cây cà phê để trồng các loại cây công nghiệp khác khiến cho lần đầu tiên diện tích cà phê trong nước giảm khoảng 20.000ha xuống còn 500.000ha. Nhưng sang năm 2002, giá cà phê lại phục hồi và diện tích trồng cà phê tăng trở lại và đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm qua. Nhìn chung, diện tích cà phê tăng qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là điều kiện đất đai ở Việt Nam rất thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây cà phê và là một trong những loại cây công nghiệp mang lại lợi nhuận cao hơn so với cây lương thực. Về sản lượng: Năm 2002 vừa qua là năm đột phá của ngành cà phê Việt Nam về sản lượng, đưa Việt Nam vươn lên vị trí thứ hai thế giới về sản lượng cà phê và đứng đầu thế giới về sản lượng cà phê vối (cà phê vối của Việt Nam chiếm 18% sản lượng cà phê vối toàn cầu). Đây là kết quả tất yếu của năng suất cao và diện tích cà phê ngày càng được mở rộng. Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn cây cà phê cho năng suất cao nhất. Có thể nói, nếu xét về năng suất và sản lượng thì ngành cà phê Việt Nam không thua kém bất kỳ một ngành cà phê nào trên thế giới. Đơn vị: Nghìn tấn Nguồn: Bộ NN và PTNN Từ biểu đồ trên ta thấy rằng: Nhìn chung trong những năm gần đây sản lượng cà phê tăng đặc biệt năm 2010 sản lượng đạt cao nhất (1082 nghìn tấn). So với năm 2007, năm 2010 sản lượng tăng 26,4 nghìn tấn. Đây là kết quả đáng mừng cho ngành cà phê Việt Nam hiện nay. - Năng suất Một điều mà ngành cà phê Việt Nam đáng tự hào là năng suất cà phê Việt Nam được đánh giá là cao nhất thế giới, vượt xa năng suất của các nước sản xuất cà phê khác, kể cả những nước luôn dẫn đầu về sản lượng như Brazil, Colombia, Indonesia. Đấy chính là điểm mạnh và cũng là lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam khiến cho nhiều nước sản xuất cà phê trên thế giới phải kinh ngạc. Năng suất bình quân qua các giai đoạn Đơn vị: Tạ/ha Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Năng suất 14 14.4 15 15.2 16 20 21 22 Nguồn: VINACAFE - Trong hội nghị tổng kết niên vụ cà phê 2007- 2008 hiệp hội cà phê Việt nam cho biết trong niên vụ này sản lượng cà phê đạt khoảng 1.080.000 tấn. Cung ra thị trường thế giới cũng chỉ bằng vụ trước. - Đến năm 2009 theo hiệp hội cà phê Việt Nam sản lượng cà phê niên vụ này ước đạt 960.000 tấn, giảm sút so voi năm trước là 0.65% so với năm 2008 tương đương với 6.300 tấn. Như vậy năng suất cà phê Việt Năm mấy năm gân đây có xu hướng giảm nhẹ. Chất lượng cà phê cũng giảm số lượng hạt nhỏ cũng tăng so với niên vụ trước. Biểu đồ sản lượng cà phê thế giới và phần đóng góp của các nước qua các năm Nguồn: www.gov.gso.vn Nhìn vào biểu đồ: Sản lượng cà phê của Brazil chiếm 40% trên tổng sản lượng và đứng thứ nhất, của Việt nam chiếm 13% trên tổng sản lượng và đứng thứ nhì thế giới.  Sản lượng cà phê Việt nam giữ mức ổn định suốt 5 năm qua và giao động ở mức 17,5-19,5 triệu bao/năm. Trong đó Robusta ước đạt 18,2 triệu bao, do đó trong năm 2010/11 Việt nam tiếp tục là nước có sản lượng cà phê loại này lớn nhất thế giới. 2. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam 2.1 . Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu - Thuận lợi: + Chúng ta có nguồn nguyên liệu rất dồi dào cho xuất khẩu. Ở Việt Nam, 80% khối lượng cà phê xuất khẩu có nguồn gốc từ các hộ nông dân. Đó là thế mạnh của chúng ta trong khâu tạo ra nguồn nguyên liệu. + Là nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới, mức tăng trưởng lượng xuất khẩu hàng năm lớn (khoảng 20,35%) + Trong công tác xuất khẩu cà phê, Việt Nam với lợi thế là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương nên có thể đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Trung Quốc - hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn của thế giới. - Khó khăn: + Khi xuất khẩu cà phê Việt Nam thường phải chịu giá thấp + Khâu chế biến vẫn còn manh mún: Nhờ hương vị đậm đà tự nhiên, cà phê Việt Nam được nhiều khách hàng ưa chuộng. Nhưng công nghệ chế biến lạc hậu nên khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới còn hạn chế. + Chất lượng cà phê xuất khẩu còn nhiều tồn tại: độ ẩm, hương vị… + Sản phẩm cà phê được bán tự do trên thị trường không có tổ chức. 2.2 Sản lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu Trong những năm vừa qua, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh và cà phê đã trở thành một trong những mặt hàng chiến lược của Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu tương đối cao. Hiện nay cà phê đứng thứ hai sau gạo về kim ngạch xuất khẩu nông sản. Biểu đồ : Thống kê khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 – tháng 3/2010 Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, vụ xuất khẩu cà phê của Việt Nam thường từ cuối quý IV năm trước đến quý I năm sau. quý I năm 2010, giá và lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt mức thấp nhất so với cùng kỳ ba năm trở lại đây (từ năm 2007). Biểu đồ: Thống kê khối lượng, đơn giá và trị giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam Tính đến hết tháng 3/2010, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 345 nghìn tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước, trị giá là 483 triệu USD, giảm 27,8%, tương ứng giảm 186 triệu USD; trong đó, phần trị giá giảm do lượng giảm là 147 triệu USD và phần trị giá giảm do giá giảm là 39 triệu USD. Như vậy, lượng và trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong trong quý I/2010 đạt mức thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm trở lại đây. 2.3 Tình hình xuất khẩu cà phê  - Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam so với thế giới: Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua còn thấp so với giá cà phê cùng loại xuất khẩu trên thị trường thế giới 5070USD/tấn, có thời điểm thấp hơn tới 100 USD/tấn. - Ảnh hưởng của giá cà phê xuất khẩu đến giá trị kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh tín hiệu đáng mừng về tăng sản lượng xuất khẩu, chúng ta cần để ý tới một thực trạng khác đó là trong những năm gần đây sản lượng xuất khẩu tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu lại giảm. Có hiện tượng nghịch lý này là do sự biến động của giá cả cà phê xuất khẩu. Nguồn: VINACAFE Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy rằng: Qua các năm giá cà phê của Việt Nam luôn thấp hơn so với thế giới. Nguyên nhân giá xuất khẩu cà phê Việt Nam thấp hơn so với thế giới là: + khả năng đàm phán và tiếp thị cho sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê còn hạn chế, và cà phê Việt Nam chưa có thương hiệu dẫn đến việc bị khách hàng nước ngoài ép giá. + chất lượng cà phê của ta còn kém + Việt Nam thường xuất khẩu cà phê nhân theo giá FOB do ít có điều kiện thuê tàu và do không có đủ kinh nghiệm buôn bán theo giá CIF. Biểu đồ: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam qua các năm Nguồn: Bộ NN và PTNN Tình hình xuất khẩu cà phê trong thời gian gần đây: Tính hết quý I/2011, giá xuất khẩu trung bình đạt 2.080 USD/tấn, tăng rất mạnh 48,5% so với cùng kỳ năm 2010. Như vậy, chỉ tính hết tháng 3/2011, xuất khẩu cà phê của cả nước đã hoàn thành được 43,3% kế hoạch đặt ra trong năm nay. Chỉ tính riêng tháng 3/2011, xuất khẩu cà phê của cả nước đã đạt tới 160,5 nghìn tấn, trị giá 365 triệu USD, tăng 11,3% về lượng và tăng 20,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010, giá xuất khẩu trung bình trong tháng đạt 2.273 USD/tấn, tăng 8% so với tháng 2/2011 2.4 Một số thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Cà phê của Việt Nam xuất khẩu hơn 95% sản lượng, với tốc độ phát triển bình quân như hiện nay trên 25%/năm thì Việt Nam đã trở thành nước đứng đầu Châu Á về xuất khẩu cà phê và đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta. Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng không ngừng tăng lên. Đến nay cà phê Việt Nam đã được xuất sang trên 50 nước trên các Châu lục như Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan, Bỉ… Theo số liệu thống kê của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), từ năm 2000 lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt qua Côlômbia để vươn lên trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ hai cung cấp cà phê ra thị trường thế giới, chiếm tỷ trọng khoảng 15,3% trong giai đoạn 2000 -2008. Hiện nay, Việt Nam chỉ đứng sau Braxin với tỷ trọng chiếm gần ¼ lượng cà phê xuất khẩu của thế giới. Trong nhiều năm qua, Đức và Hoa Kỳ vẫn là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng tính chung khoảng 22% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Bảng 2: Thống kê 10 thị trường lớn nhất nhập khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam trong quý I/2010 Thứ hạng Thị trường Lượng (tấn) Trị giá (USD) 1 Đức 48,227 67,861,086 2 Hoa Kì 39,633 60,355,531 3 Italia 21,759 30,080,389 4 Tây Ban Nha 18,018 24,594,023 5 Nhật Bản 16,814 26,204,599 6 Bỉ 15,027 20,742,211 7 Anh 11,657 15,437,7 8 Nga 9,906 13,430,776 9 Indonexia 9,565 13,256,168 10 Angiêri 7,736 11,000,919, 11 Các thị trường khác 146,825 199,641,260 Tổng 345,217 482,604,667 Nguồn: Tổng cục hải quan Từ bảng trên ta có biểu đồ: + Cộng hoà LB Đức: Đức đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các nước EU. Mức tiêu thụ của Đức thống nhất là 9,7 triệu bao năm 1992. Đây là thị trường cà phê lớn đặc biệt là cà phê pha nhanh. Trong những năm lại đây, nhu cầu cà phê trộn với chất lượng cao đang tăng nhanh vì giá thấp hơn, được phổ biến với người tiêu dùng Đông Đức. Cà phê Việt Nam xuất sang Đức với sản lượng 48.000 tấn, kim ngạch 67 triệu USD chiếm 14% tỉ trọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam + Thị trường Hoa Kì: Mỹ là nước có dân số đông, là thị trường tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới. Trong mấy năm lại đây cà phê Việt Nam đã xâm nhập vào thị trường Mỹ và số lượng xuất khẩu sang Mỹ tăng lên nhanh chóng, với 39.633 tấn, đạt kim ngạch 60 triệu USD chiếm 11% sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong đầu năm 2011. + Italia: lượng nhập khẩu của Italia là 4,6 triệu bao, đứng thứ 3 trong các nước Cà phê Việt Nam hiện nay được xuất sang Italia với số lượng ngày càng tăng + Tây Ban Nha: là nước nhập khẩu cà phê đứng thứ 4 trong các nước EU. Thị trường nhập khẩu cà phê chủ yếu là Arabica. Tây Ban Nha là thị trường mới đầy hấp dẫn,cà phê Việt Nam xuất sang Tây Ban Nha tăng 24,2% về lượng và 117,9% về kim ngạch so với cùng kì năm ngoái. 3) Một số thương hiệu cà phê nổi tiếng ở Việt Nam 3.1 Cà phê Trung nguyên Trung Nguyên là một tập đoàn gồm 10 công ty hoạt động trong các lĩnh vực trồng chế biến, xuất khẩu cà phê, kinh doanh bất động sản. Hiện nay tập đoàn đã bao gồm các công ty: Công ty cổ phần TM và DV G7 và công ty sản xuất cà phê,… Tập đoàn có mục tiêu phát triển một mạng lưới kênh phân phối nội địa thông suốt, bao gồm khoảng 100 nhà phân phối trên khắp cả nước, song lĩnh vực chủ đạo của công ty vẫn là cà phê. Để đi sâu vào tìm hiểu hoạt động của tập đoàn, chúng tôi đã thiết lập ma trận SWOT cho hãng cà phê Trung nguyên như sau: Ma trận SWOT Những cơ hội (O) Được nhà nước bảo hộ về quyền lợi và thương hiệu tạo điều kiện xuất khẩu ra nước ngoài VN gia nhập WTO Các rào cản ngăn chặn việc ra khỏi ngành gần như không có Năng lực thương lượng của khách hàng gần như là thấp Những nguy cơ (T) Lạm phát tăng Tỉ lệ lãi suất cao (16%-18%) Đối thủ cạnh tranh đáng gờm như Nescafe của Nestle, Vinacafe của côn ty cổ phần Biên Hòa… Sản phẩm thay thế đa dạng Nguy cơ phải cạnh tranh với các hãng cafe lớn trên thế giớ như Starbuck, Dukin Donut Những điểm mạnh (S) Nhà máy sản xuất đặt ngay tại thủ phủ của cây cà phê là Buôn Ma Thuột Cơ sở hạ tầng vững chắc Có một hệ thống phân phối kênh rộng khắp Tiên phong trong hình thức đối chứng và nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam Chất lượng sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của người Việt Nam Đội ngũ nhân viên trẻ Các chiến lược SO Chính sách ưu đãi của Nhà nước Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội để khai thác các lợi thế và uy tín và khả năng phù hợp vói người tiêu dùng Việt Nam Cơ sở vật chất đầy đủ là động lực để mở rộng sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm Các chiến lược ST Giá cả tăng nhưng với thị phần đáng kể sẽ không tác động lớn tới nhu cầu về sản phẩm Giá cả nguyên vật liệu tăng nhưng với nguồn nguyên liệu sẵn có dồi dào thì việc chèn ép giá sẽ khó xảy ra Sự gia tăng nhu cầu của khách hàng luôn được nắm bắt kịp thời Đối thủ cạnh tranh khó có thể chền ép được sản phẩm bởi lợi thế “sân nhà” Những điểm yếu (W) Hệ thống nhượng quyền ồ ạt thiếu nhất quán Sự thay đổi liên tục về màu sắc, kiểu dáng, bảng hiệu Sự thay đổi nhân sự liên tục Tập đoàn có nhiều dự án và tham vọng trong cùng 1 thời điểm Các chiến lược về WO Cần đưa ra bản công bố chi tiết vể hoạt động nhượng quyền cung cấp cho đối tác nhằm cụ thể hóa họa động nhượng quyền tạo điểu kiện thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Chú trọng hơn trong việc đăng kí bản quyền các nhãn hiệu, kiểu dáng sản phẩm Tuyển dụng nguồn nhân lực có kinh nghiệm và tầm nhìn chiến lược Các chiến lược về WT Đưa ra tiên chuẩn đồng nhất về hình thức và dịch vụ của hệ thống nhuownhj quyền nhằm tạo phong cách dấu ấn riêng cho thương hiệu ca phê Trung Nguyên Tăng cường đội ngũ giám sát và phát triển nhượng quyền Cần phải tập chung vốn đầu tư nhiều hơn cho Công ty cà phê Trung Nguyên so với hệ thống G7 Mart tránh mất định hướng về chính sách và chiến lược 3.2 Cà phê Buôn Ma Thuột bị mất thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột là một trong những thương hiệu nổi tiếng của cà phê Việt Nam được trồng trên cao nguyên Buôn Ma Thuột, hiện chiếm khoảng 50% sản lượng cà phê cả nước và được xuất khẩu ra 56 quốc gia, vùng lãnh thổ.             Tuy nhiên mới đây, một công ty luật quốc tế có chi nhánh tại Việt Nam đã phát hiện ra một doanh nghiệp Trung Quốc đã đăng ký sử dụng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột trên lãnh thổ Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc cà phê Buôn Ma Thuột của Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với kiện cáo nếu có mặt tại thị trường này. Nhãn hiệu "Cà phê Buôn Ma Thuột" được công ty TNHH cà phê Quảng Châu - Buôn Ma Thuột, có trụ sở tại Trung Quốc đăng ký sở hữu tại nước này vào ngày 14/11/2010.  Còn nhãn hiệu "Buôn Ma Thuột cà phê 1896", cũng bị doanh nghiệp này đăng ký vào ngày 14/6/2011.   Cả 2 nhãn hiệu này đều được Trung Quốc bảo hộ trong thời hạn 10 năm. Nghĩa là, trong 10 năm tới, các DN cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột của Việt Nam có thể sẽ bị ngăn chặn nếu xuất khẩu vào Trung Quốc. Mất thương hiệu đồng nghĩa với việc mất thị trường.       - Qua đây, chúng ta cần thấy rằng việc đăng kí bảo hộ độc quyền thương hiệu đối với các mặt hàng nông sản là điều hết sức cần thiết, điều đó sẽ đảm bảo cho sản phẩm của chúng ta có chỗ đứng trên thị trường thế giới          4 Thời cơ, thách thức, giải pháp, mục tiêu 4.1 Thời cơ -Diện tích đất cho sản xuất cà phê rộng lớn,điều kiện khí hậu thuận lợi cho trồng cây cà phê. -Nhu cầu tiêu dùng cà  phê ngay càng tăng. - Mở rộng thương mại với thế giới - Tạo thị trường tiêu thụ rộng lớn cho cà phê Việt Nam - Hệ thống cơ sở vật chất ổn định 4.2 Thách thức - Mở rộng diện tích cà phê một cách tự phát, ồ ạt không kiểm soát. - Thường bị ép giá cho chất lượng cà phê chưa cao - Tổ chức bộ máy hoạt động xuất khẩu cà phê còn yếu kém, hoạt động chưa có hiệu quả. - Sản xuất tự phát, nhỏ lẻ còn diễn ra phổ biến - Các chính sách cho cây cà phê còn thiếu linh hoạt -Chất lượng của cà phê vối Việt Nam chưa cao do yếu kém về  khâu thu hái (hái lẫn quả xanh đỏ), công nghệ  chế biến lạc hậu  - Các hoạt động khoa học - công nghệ và công tác khuyến nông chưa  đáp ứng kịp yêu cầu của thực tiễn sản xuất. - Cơ cấu giống cà phê còn bất hợp lý, hiện nay khoảng 90% sản lượng cà phê nước ta là giống cà phê vối (Robusta), cà phê chè chỉ chiếm khoảng 10%. Điều này là bất hợp lý vì trên thị trường thế giới cà phê chè thường cao hơn cà phê vối từ 20-30%, có lúc cao hơn trên 42%. Xu hướng tiêu thụ cà phê chè ngày càng tăng, đặc biệt ở nước có mức sống cao như Hoa Kỳ. 4.3 Giải pháp - Chế biến cà phê: Nghiên cứu và học hỏi các phương pháp chế biến mới, phù hợp với điều kiện hiện nay nhằm nâng cao chất lượng cà phê - Đẩy mạnh xuất khẩu: hoàn thiện khâu trồng và chế biến, hoàn thiện khâu tổ chức nguồn hàng và xuất khẩu, thực hiện các giải pháp trợ cấp cho xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại ở cấp Chính phủ - Đối với người sản xuất cà phê: hiểu rõ tương quan giữa hiệu quả kinh tế và mức chi phí, tạo lập môi trường kinh tế và pháp lí. 4.4 Mục tiêu * Mục tiêu định tính: - Tiếp tục thâm canh diện tích cà phê hiện có nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê. Bên cạnh đó vẫn tiếp tục mở rộng diện tích trồng cà phê trên những khoảng đất trống đồi trọc, phát triển cà phê chè để tăng sức cạnh tranh và thu nhập của chúng ta trên thị trường. - Đầu tư thêm các cơ sở chế biến với công nghệ mới đảm bảo công suất chế biến sản lượng cà phê xuất khẩu cao. Thu hút các nguồn vốn để xây dựng các cơ sở hạ tầng về đường xá, thuỷ lợi, điện,... tăng cường các hoạt động dịch vụ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu cà phê. - Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người sản xuất cà phê. - Mở rộng thị trường ra các nước theo quan điểm giảm bớt các thị trường trung gian, tăng tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp. Chú ý khai thác lại các thị trường truyền thống cũ trước đây như các nước Đông Âu. * Mục tiêu định lượng: Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 là 19% sản lượng cà phê Việt Nam được tinh chế trước khi xuất khẩu, cà phê xuất khẩu loại tốt, giá cao chiếm trên 80%. 5. Kiến nghị và  đề xuất Từ những phân tích về tình hình thị trường và giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua, nhóm tôi xin có một số kiến nghị như sau: 1. Nhà nước cần coi cà phê là cây trồng mũi nhọn, có nhiều tiềm năng khai thác và cần xác định rõ đây là một mặt hàng chủ lực trong chiến lược phát triển nông nghiệp - cây công nghiệp - nông sản xuất khẩu để có chính sách đầu tư phát triển hợp lý. 2. Nhà nước cần có chính sách bảo hộ cho người sản xuất cà phê để họ có điều kiện duy trì phát triển và thâm canh năng suất cây trồng khi mức giá cà phê xuống ngang bằng hoặc thấp hơn giá thành sản xuất. 3. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp Nhà nước có hiệu quả cao để các doanh nghiệp này có đủ mạnh về tài chính, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay, có điều kiện, khả năng để cạnh tranh trên thương trường quốc tế. 4. Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm cà phê, không nên để tình trạng quá nhiều đơn vị kiểm tra chất lượng cà phê xuất khẩu như hiện tại mà thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ cà phê. 5. Ngành cà phê cần đa dạng hoá sản phẩm cà phê xuất khẩu, nhất là cà phê chế biến dạng thành phẩm, đồng thời phải nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu đủ sức cạnh tranh trên thế giới. 6. Ngành cà phê cần có chiến lược thị trường cụ thể, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ thị trường và cần có chiến dịch tuyên truyền quảng cáo trên thị trường quốc tế, mở rộng khả năng tiếp thị, xây dựng những bạn hàng lớn ổn định lâu dài. 7. Xây dựng và củng cố hệ thống thông tin trong toàn ngành cà phê, thường xuyên liên tục để nắm bắt và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác, thống nhất trong công tác kinh doanh xuất nhập khẩu, tranh thủ thời cơ thuận lợi trong kinh doanh. 8. Cần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động của các doanh nghiệp cà phê và nhất là đội ngũ làm công tác xuất nhập khẩu có đủ điều kiện, năng lực trong hoạt động tiếp thị và kinh doanh cà phê. III. Kết luận Đất nước ta đang trên đường hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, do vậy hoạt động xuất nhập khẩu là động lực phát triển kinh tế quan trọng. Nhờ hoạt động xuất khẩu mà đất nước ta đã từng bước mở rộng thị trường, đẩy mạnh nền kinh tế quốc dân và hòa nhập cùng xu thế của nền kinh thế giới. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là sản phẩm quan trọng thu nhiều ngoại tệ góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặc dù cây cà phê trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, nhưng nó luôn là cây công nghiệp mũi nhọn, chiến lược, gắn liền với cuộc sống và sự đổi đời của hàng vạn người sản xuất, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc ít người. Việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê luôn là mối quan tâm, là mục tiêu lâu dài của chúng ta. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc phát triển sản xuất cà phê một cách quá nhanh, đồng thời với sự biến động mạnh của giá cả thị trường cà phê thế giới, làm cho chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải có những chính sách, kế hoạch đúng đắn nhằm hạn chế những khó khăn, đưa ngành cà phê Việt Nam thực sự trở thành một ngành hàng kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ đầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2.Tổng cục thống kê 3.Tổng cục hải quan 4.tailieu.vn 5. vinacafe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthi_truong_va_gia_ca_xuat_khau_ca_phe_viet_nam_6491.doc
Tài liệu liên quan