ĐBSCL có vị trí rất quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội của
cả nước. Với tiềm năng nông nghiệp
to lớn, trong những năm qua, ĐBSCL
luôn đóng góp trên 50% tổng sản
lượng lương thực, có vai trò quyết định
trong việc thực hiện thành công chiến
lược an ninh lương thực quốc gia và
giữ vị trí chủ đạo trong xuất khẩu gạo
(hơn 90%). Đồng thời, ĐBSCL cũng
cung cấp khoảng 70% lượng trái cây,
trên 40% sản lượng thuỷ sản đánh bắt
và trên 70% sản lượng thuỷ sản nuôi
trồng của cả nước. Nổi bật nhất trong
kết quả tăng trưởng của vùng phải kể
đến sản lượng lúa từ 2010 đến nay
luôn đạt trên 20 triệu tấn.
Tầm quan trọng của ĐBSCL đối
với cả nước được thể hiện không chỉ
về sản lượng lúa gạo mà còn chính
nhờ vào sự ổn định an ninh lương thực
hơn hẳn so với 2 vùng Đồng bằng sông
Hồng và Duyên hải miền Trung. Bên
cạnh đó, trong tình hình diễn biến thiên
tai và khủng hoảng lương thực thường
xuyên xảy ra trên thế giới, Chính phủ
Việt Nam cũng đã khẳng định với cộng
đồng quốc tế rằng, trong nhiều năm tới,
Việt Nam không chỉ quyết tâm đảm
bảo an ninh lương thực trong nước mà
còn góp phần quan trọng cho chương
trình an ninh lương thực toàn cầu.
Song, trong quá trình phát triển,
ĐBSCL cũng phải luôn đối mặt với
không ít khó khăn và hạn chế do điều
kiện tự nhiên, cộng với những tác động
không nhỏ và khôn lường từ BĐKH và
các hoạt động ở thượng lưu, khiến lũ
lụt diễn biến ngày càng phức tạp, mực
nước biển dâng và xâm nhập mặn ngày
càng ác liệt. Những hạn chế về điều
kiện tự nhiên là rào cản không nhỏ đối
với sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt
của người dân.
Từ thiệt hại trên cây lúa do các trận
lũ lớn 2000, 2001, 2002 và gần đây là
2011, do hạn - mặn 2004, 2008, 2010,
2014 và đặc biệt năm 2016 cho thấy,
người sản xuất lúa ngày càng gặp nhiều
khó khăn, khó có thể vượt lên để phục
hồi và ổn định sản xuất nếu không có
sự trợ giúp về nguồn vốn. Qua nhiều
năm triển khai và hoạt động, đặc biệt
từ kinh nghiệm của Chương trình thí
điểm BHNN giai đoạn 2011-2013 theo
Quyết định 315, mô hình BHNN tuy
còn nhiều hạn chế và bộc lộ nhiều
khiếm khuyết cần khắc phục, cũng đã
dần khẳng định tính ưu việt, hiệu quả
và sự tin tưởng của người nông dân.
Ở ĐBSCL, cây lúa vừa là biểu trưng,
vừa là tiềm năng to lớn nhất, gắn với
cuộc sống của đại đa số hộ dân. Vì
thế, hiện nay, hơn lúc nào hết, để đồng
hành cùng người dân trong phát triển
sản xuất và giảm nhẹ thiệt hại do thiên
tai và BĐKH trên cây lúa, BHNN cho
cây lúa càng cần phải được triển khai
mạnh mẽ và tích cực hơn.
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiên tai - Biến đổi khí hậu và bảo hiểm cây lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5123(12) 12.2017
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Tình hình BHNN thời gian qua
BHNN ở Việt Nam
BHNN là một trong các hình thức
bảo hiểm trên thế giới. Wikipedia định
nghĩa BHNN như sau: “Bảo hiểm
cây trồng được mua bởi nhà sản xuất
nông nghiệp, nông dân, chủ trang trại
và nhiều người khác để bảo vệ mình
chống lại một trong hai sự tổn thất cây
trồng của họ do thiên tai, chẳng hạn
như mưa đá, hạn hán và lũ lụt, hoặc
mất thu nhập do giảm giá cả của hàng
hóa nông nghiệp. Hai loại bảo hiểm
cây trồng là bảo hiểm năng suất cây
trồng và bảo hiểm thu nhập cây trồng”.
Ngân hàng thế giới (WB) xem bảo
hiểm là một hình thức quản lý rủi ro
được sử dụng để làm hàng rào chống
lại những tổn thất bất ngờ. Định nghĩa
thông thường như sau: “BHNN là
chuyển giao một cách công bằng các
nguy cơ tổn thất của một thực thể để
đổi lấy một phí bảo hiểm, hoặc một tổn
thất nhỏ sản phẩm nông nghiệp được
định lượng và đảm bảo để ngăn ngừa
một tổn thất có thể lớn hơn. BHNN là
một hình thức đặc biệt được áp dụng
để đảm bảo sản xuất nông nghiệp”.
Một định nghĩa khác: “BHNN là một
chính sách có liên quan đến người
được bảo hiểm (nông dân), khi họ phải
trả một khoản tiền nhỏ (thông thường
ở tỷ lệ phần trăm) cho một công ty bảo
hiểm để đảm bảo giúp họ chống lại
các tổn thất do bất kỳ hiểm họa nào
(lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh...) trong một
khoảng thời gian cụ thể (thường không
quá một năm), với lời hứa là công ty
bảo hiểm phải bồi thường cho họ giá
trị của tổn thất đó nếu nó xảy ra”.
Ở Việt Nam, BHNN được định
nghĩa: “BHNN là một nghiệp vụ bảo
hiểm phi nhân thọ có đối tượng bảo
hiểm là các rủi ro phát sinh trong lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp và đời sống
nông thôn, bao gồm những rủi ro gắn
liền với cây trồng, vật nuôi, vật tư,
hàng hóa, nguyên liệu, nhà xưởng”.
Từ năm 1982, BHNN ở Việt Nam
đã được khởi động. Tuy nhiên, cho
đến nay, BHNN vẫn chưa đóng góp
nhiều cho sản xuất nông nghiệp. Công
ty Bảo hiểm Bảo Việt (sau đây gọi tắt
là Bảo Việt) là đơn vị đầu tiên triển
khai thí điểm BHNN cho cây lúa tại 2
huyện Nam Ninh và Vụ Bản, tỉnh Nam
Định. Sau 2 năm triển khai thí điểm
(1982-1983), do chuyển đổi cơ chế từ
hợp tác xã sản xuất nông nghiệp sang
kinh tế hộ gia đình, việc triển khai thí
điểm tạm thời dừng lại. Từ năm 1993
đến 1998, Bảo Việt lại tiếp tục triển
khai thí điểm bảo hiểm cây lúa tại 16
tỉnh trên phạm vi cả nước, trọng tâm là
tỉnh Hà Tĩnh - nơi thường xuyên chịu
nhiều yếu tố rủi ro nhất. Diện tích bảo
hiểm lúc đó là 208.900 ha, số hộ được
bảo hiểm là 315.200 hộ, phí bảo hiểm
thu được 13,05 tỷ đồng, trong khi tiền
bồi thường lên tới 14,40 tỷ đồng (theo
thời giá 1993-1998). Trong thời gian
Thiên tai - biến đổi khí hậu và bảo hiểm cây lúa
ở Đồng bằng sông Cửu Long
Nguyễn Ngọc Anh*
Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam
Ngày nhận bài 13/6/2017, ngày chuyển phản biện 23/6/2017, ngày nhận phản biện 1/8/2017, ngày chấp nhận đăng 16/8/2017
Tóm tắt:
Trong những năm qua, hàng loạt thiên tai đã xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gây hậu quả vô cùng
nặng nề trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Là vựa lúa trọng điểm và đảm bảo an
ninh lương thực cho cả nước, đóng vai trò chủ đạo trong xuất khẩu 5-7 triệu tấn gạo hàng năm, song cuộc sống của
người dân trồng lúa ĐBSCL tuy khá hơn nhiều so với trước đây, nhưng luôn phải đối mặt với sự bất ổn do thiên
tai, đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Trong các loại hình trợ giúp người dân nhanh chóng vượt
qua thiệt hại do thiên tai, ổn định sản xuất và đời sống, bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) có ý nghĩa quan trọng, sẽ
là phương thức hiệu quả và thực tế nhất. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, BHNN trên toàn quốc nói chung và ở
ĐBSCL nói riêng còn nhiều mặt hạn chế, chưa gắn với phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa. Hơn nữa, qua
diễn biến thiên tai và tình hình cứu trợ thiệt hại trong những năm qua, trong đó có đợt hạn - mặn 2016 cho thấy,
hình thức cứu trợ của Nhà nước với người dân vùng thiên tai như hiện nay còn nhiều bất cập, vừa chưa kịp thời,
vừa chưa sát với thực tế, đòi hỏi một cách làm mới hiệu quả hơn - đổi mới hình thức BHNN. Bài viết này chỉ bàn về
BHNN liên quan đến thiên tai và đối tượng tập trung vào cây lúa.
Từ khóa: Bảo hiểm, lúa, nông nghiệp, thiên tai.
Chỉ số phân loại: 5.2
*Email: anhn2t@yahoo.com
5223(12) 12.2017
Khoa học Xã hội và Nhân văn
thí điểm, Bảo Việt đã tập trung nhiều
công sức và coi BHNN là mặt trận
hàng đầu, có sự chỉ đạo thường xuyên
của Bộ Tài chính. Ngân sách của Hà
Tĩnh hỗ trợ 20% phí bảo hiểm cho
người dân. Tuy vậy, sau 5 năm triển
khai thí điểm, kết quả thu được không
như kỳ vọng.Sau thời gian thí điểm
không thành công, BHNN dần bị thu
hẹp và chỉ cầm chừng ở một số công
ty bảo hiểm lớn. Theo báo cáo của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NN&PTNT), tính đến cuối năm 2010,
kết quả triển khai BHNN tại Việt Nam
cũng chưa đáng kể khi chỉ có 1% giá
trị trồng trọt, 0,24% số gia súc, 0,04%
số gia cầm được bảo hiểm và doanh
thu phí BHNN chỉ đạt gần 2,5 tỷ đồng,
chiếm 0,05% tổng doanh thu phí của
ngành bảo hiểm phi nhân thọ. Hiện
nay, Bảo Việt vẫn duy trì BHNN, song
quy mô rất nhỏ, tập trung vào bảo hiểm
cây cao su ở Bình Phước, Kon Tum;
bảo hiểm bò sữa ở TP Hồ Chí Minh,
Tuyên Quang; bảo hiểm nuôi cá ở An
Giang. Doanh thu từ BHNN của Bảo
Việt khoảng trên 5 tỷ đồng/năm [1, 2].
Nhận thức rõ tầm quan trọng của
BHNN, để phục vụ và phát triển sản
xuất nông nghiệp, ổn định đời sống
người dân, Chính phủ đã quyết định
tiếp tục thực hiện thí điểm BHNN từ
năm 2011 đến 2013 bằng Quyết định
số 315/QĐ-TTg ngày 1/3/2011 của
Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết
tắt là Quyết định 315). Theo Quyết
định này, mục đích thực hiện thí điểm
BHNN là nhằm hỗ trợ cho người sản
xuất nông nghiệp chủ động khắc phục
và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu
quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra,
góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã
hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp. Rủi ro được bảo hiểm và bồi
thường bảo hiểm bao gồm: a) Thiên
tai (như bão lũ, lụt, hạn hán, rét đậm,
rét hại, sương giá và các loại rủi ro
thiên tai khác); b) Dịch bệnh (như dịch
cúm, dịch tai xanh, bệnh lở mồm long
móng, bệnh thủy sản, dịch rầy nâu,
vàng lùn, xoắn lá và các loại dịch bệnh
khác). Thí điểm BHNN được thực hiện
tại các địa phương, bao gồm: a) Bảo
hiểm với cây lúa tại Nam Định, Thái
Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận,
An Giang và Đồng Tháp; b) Bảo hiểm
với trâu, bò, lợn, gia cầm tại Bắc Ninh,
Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải
Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Bình
Dương và Hà Nội; c) Bảo hiểm với
nuôi trồng thủy sản cá tra, cá ba sa,
tôm sú, tôm chân trắng tại Bến Tre,
Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà
Mau. Để giúp đỡ người dân tham gia
bảo hiểm, Nhà nước đã thực hiện hỗ
trợ cho các đối tượng sản xuất nông
nghiệp tham gia thí điểm BHNN như
sau: 100% phí bảo hiểm cho hộ nông
dân, cá nhân nghèo; 80% phí bảo hiểm
cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo;
60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân,
cá nhân không thuộc diện nghèo, cận
nghèo; 20% phí bảo hiểm cho tổ chức.
Theo thống kê của Bộ Tài chính,
đến nay đã có 304.016 hộ nông dân
tham gia bảo hiểm, trong đó 233.361
hộ nghèo (76,8%), 45.944 hộ cận
nghèo (15,1%), 24.711 hộ bình thường
(8,1%) và 1 tổ chức sản xuất nông
nghiệp. Tổng giá trị được bảo hiểm là
7.747,9 tỷ đồng (trong đó cây lúa 2.151
tỷ đồng, vật nuôi 2.713,2 tỷ đồng,
thủy sản 2.883,7 tỷ đồng). Số tiền bồi
thường là 712,9 tỷ đồng. Doanh thu
phí bảo hiểm đạt 394 tỷ đồng [1]. Đến
nay, ngoài Bảo Việt còn có một số đơn
vị khác cùng tham gia BHNN.
Natural Disasters - Climate Changes
and Rice Insurance in the Mekong River Delta
Ngoc Anh Nguyen*
Southern Institute for Water Resources Planning (SIWRP)
Received 13 June 2017; accepted 16 August 2017
Abstract:
In recent years, many natural disasters have occurred in the Mekong River
Delta, causing severe consequences on all socio - economic aspects, especially
agricultural production. Asa major granary and the key of food security for
Vietnam, playing animportant role in annual exports of 5-7 million tons of
rice, the life of farmers in the Mekong River Delta are thoughmuch better
than the past, but they always face with instability of natural disasters,
especially the impact of climate changes. In terms of helping people quickly
overcome the damages caused by natural disasters, stabilizing production
and living, agricultural insurance is of the utmost significance and will be the
most effective and practical way. However, in the past years, there were many
limitations of agricultural insurancefor the whole country in general and for
the Mekong River Delta in particular, including that it was not linked to
agricultural development, especially in rice production. Moreover, through
the recent natural disaster occurences and relief situations, including the
2016 saline - drought season, it is shown that restricts in the official forms of
relief for the people in natural disaster areas still existed. These forms were
not timely and close to the reality, so it is necessary to have a new way to
make it more effective: Renewing the structure for agricultural insurance.
This article discusses about the agricultural insurance related the natural
disasters with the focus on rice production.
Keywords: Agricultural, insurance, natural disaster,rice.
Classification number: 5.2
5323(12) 12.2017
Khoa học Xã hội và Nhân văn
BHNN ở ĐBSCL
Trong đợt thí điểm BHNN từ năm
2011 đến 2013, ĐBSCL có 7 tỉnh tham
gia, gồm An Giang, Đồng Tháp (cây
lúa), Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh,
Bạc Liêu, Cà Mau (nuôi trồng thủy
sản). Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ,
sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm, đến
2013, BHNN đã giải quyết bồi thường
cho hơn 4.000/6.400 hộ bị thiệt hại,
với số tiền hơn 280 tỷ đồng, giúp cho
hơn 4.000 nông hộ của 7 địa phương
vùng ĐBSCL giảm bớt khó khăn, có
điều kiện kinh tế để tiếp tục tái đầu
tư sản xuất, góp phần giải quyết khó
khăn cho nông dân. Bộ Tài chính, Bộ
NN&PTNT cũng đã tích cực ban hành
và sửa đổi nhiều quy định hướng dẫn
các địa phương thực hiện sát với thực
tế của từng tỉnh. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân, BHNN ở ĐBSCL còn
dậm chân tại chỗ, chưa triển khai một
cách đồng bộ cả theo không gian (7
tỉnh thí điểm), thời gian (2011-2013
và những năm tiếp theo), đối tượng
(cây lúa, nuôi trồng thủy sản các loại)
và hình thức (bảo hiểm như là dịch vụ
mua - bán, mà người bán có quyền cao
hơn người mua). Đến nay, sau đợt hạn -
mặn 2016, BHNN ở ĐBSCL càng cho
thấy còn quá nhiều bất cập và khiếm
khuyết, chưa thực sự vào cuộc để làm
“bà đỡ” cho người nông dân khi gặp
khó khăn.
Những thuận lợi, khó khăn và
hạn chế trong BHNN ở ĐBSCL thời
gian qua
Nhận thức được BHNN đóng vai
trò quan trọng trong tiến trình phát
triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở vùng
nông thôn, giúp người dân vượt qua
khó khăn do tổn thất từ thiên tai và
dịch bệnh, sớm ổn định sản xuất, ngoài
Quyết định 315, Nhà nước đã có nhiều
chủ trương, chính sách hỗ trợ phát trển
và thực thi loại hình bảo hiểm này. Ở
ĐBSCL, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và
các địa phương đều đã rất coi trọng
BHNN. Các bộ/ngành trung ương luôn
chỉ đạo sát sao, điều chỉnh những bất
cập, thiếu sót trong quá trình thực hiện
BHNN để giúp các địa phương dần
đưa BHNN vào cuộc sống. Bản thân
người nông dân cũng ý thức được tầm
quan trọng của BHNN đối với cuộc
sống của họ nên rất tích cực tham gia.
Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận
rằng, qua 3 năm thực hiện thí điểm và
tiếp tục một vài năm gần đây, BHNN ở
ĐBSCL còn bộc lộ quá nhiều bất cập
mà nếu không sớm khắc phục sẽ khó
có thể triển khai tiếp mô hình này và
người dân sẽ còn gặp nhiều khó khăn
hơn nữa, đặc biệt là sau các thiên tai
như hạn - mặn 2016.
Những khó khăn và hạn chế trong
thực hiện BHNN ở ĐBSCL thời gian
qua được nhận biết là:
Sản xuất nông nghiệp còn manh
mún. Sản xuất càng manh mún thì rủi
ro càng cao. Sản xuất càng manh mún
thì lợi nhuận thấp, người dân khó có
điều kiệm tham gia BHNN. Sản xuất
càng manh mún thì đơn vị bảo hiểm
càng khó đánh giá thiệt hại, công tác
bảo hiểm càng mất nhiều công sức
và kéo dài. Tuy mấy năm gần đây An
Giang và Đồng Tháp đã thực hiện mô
hình cánh đồng mẫu lớn, song tỷ lệ này
vẫn chưa nhiều. Nuôi trồng thủy sản
vẫn chủ yếu ở quy mô nông hộ.
Doanh nghiệp thực hiện BHNN
thường gặp rủi ro cao, kinh doanh
không hiệu quả và nguy cơ thua lỗ cao.
Thực tế là nếu có triển khai BHNN thì
các doanh nghiệp bảo hiểm thường lựa
chọn các đối tượng ít rủi ro nhất và
cũng triển khai một cách cầm chừng,
trong khi đối tượng BHNN ở nước
ta nói chung và ĐBSCL nói riêng rất
phong phú và trên diện rộng, nguy
cơ rủi ro cao, đặc biệt trong điều kiện
BĐKH.
Nền tảng pháp lý cho thực hiện
BHNN cũng còn nhiều vấn đề chưa
thật chặt chẽ, như các hợp đồng BHNN
chưa theo kịp với phát triển sản xuất
(tăng vụ, chuyển đổi đối tượng nuôi/
trồng, sai quy trình sản xuất, chuyển
đổi mục đích sử dụng đất, giá nông
sản không ổn định...); biến động của
thiên tai (xảy ra nhiều hơn, nghiêm
trọng hơn, quy mô lớn hơn...) gây ra
thiệt hại lớn hơn nhiều so với những gì
mà doanh nghiệp dự tính; cách xử lý
khi một bên tự ý phá vỡ hợp đồng; sự
hỗ trợ của Nhà nước (theo Quyết định
315) cũng không được như mong đợi...
Nhận thức về BHNN của đại đa
số người dân ĐBSCL còn hạn chế do
cách nghĩ và cách làm của người sản
xuất tiểu nông và sự quyết định quá
“bộc phát” của họ trên mảnh đất của
mình vì lợi ích kinh tế và chạy theo
thị trường.
Đánh giá của Bộ Tài chính sau khi
kết thúc chương trình thí điểm BHNN
giai đoạn 2011-2013 cho thấy, việc
triển khai BHNN thời gian qua là một
trong những giải pháp tích cực hỗ trợ
người nông dân trong hoạt động sản
xuất kinh doanh. Thông qua thí điểm
BHNN tạo cho người sản xuất nông
nghiệp ý thức và thói quen tuân thủ quy
trình sản xuất, canh tác, nuôi thủy sản
theo hướng chuyên canh, công nghiệp
hóa và hiện đại hóa. Đây là mục tiêu
cơ bản mà ngành nông nghiệp mong
muốn đạt được để tiến tới sản xuất
hàng hóa toàn diện, đặc biệt cho vùng
chuyên canh lúa, thủy sản và cây ăn
trái ở ĐBSCL.
Thiên tai ở ĐBSCL
Các dạng thiên tai ở ĐBSCL
Lũ lụt: Hàng năm, lũ gây ngập một
vùng rộng lớn (1,2-1,9 triệu ha), với độ
sâu 0,5-4,0 m. Lũ ở ĐBSCL phân bố
theo tỷ lệ 41% lũ lớn (mực nước tại
Tân Châu >4,5 m, tổng lượng lũ trên
400 tỷ m3), 46% lũ trung bình (mực
nước tại Tân Châu 4,0-4,5 m, tổng
lượng lũ 350-400 tỷ m3) và 13% lũ nhỏ
(mực nước tại Tân Châu <4,0 m, tổng
lượng lũ <350 tỷ m3).
Hạn - mặn: Hạn hán, cạn kiệt
nguồn nước và xâm nhập mặn là hiện
tượng thường xảy ra ở ĐBSCL, đặc
biệt trong những năm gần đây và 3
yếu tố này có quan hệ khá chặt chẽ với
nhau, tương hỗ lẫn nhau. Do có một
mùa khô kéo dài 5-6 tháng liên tục, từ
tháng 12 năm trước đến tháng 4, 5 năm
sau, nên đây là thời gian khô hạn và
5423(12) 12.2017
Khoa học Xã hội và Nhân văn
thiếu nước. Nếu mưa năm trước chấm
dứt sớm hơn (cuối tháng 11) và mùa
mưa xuất hiện muộn hơn (cuối tháng
5, tháng 6) thì hạn hán càng nghiêm
trọng hơn. Cạn kiệt dòng chảy trên
dòng chính sông Cửu Long cũng xảy
ra từ tháng 12 đến tháng 5. Trung bình
hàng năm, lưu lượng kiệt trên sông
Tiền - sông Hậu vào khoảng 2.500-
2.800 m3/s. Nếu gặp năm hạn hán hoặc
hệ thống thủy điện ở thượng lưu hoạt
động bất thường, dòng chảy xuống hạ
lưu giảm 20-30% (lưu lượng xuống
dưới 2.000 m3/s) là đã gây cạn kiệt
nghiêm trọng cho ĐBSCL. Xâm nhập
mặn ở ven biển ĐBSCL thường xảy ra
trong 3-4 tháng, từ tháng 2 đến tháng
4, 5, với ranh mặn vào sâu nhất từ 45
đến 55 km tùy từng cửa sông. Nếu gặp
năm hạn và cạn kiệt sớm, xâm nhập
mặn xuất hiện sớm, từ tháng 1, thậm
chí tháng 12 và kéo dài đến hết tháng
5, ranh mặn cũng lên cao hơn trung
bình 10-15 km, thậm chí trên 25 km.
Các dạng thiên tai khác: Ngoài 2
thiên tai ở quy mô lớn là lũ lụt và hạn -
mặn nêu trên, hàng năm ĐBSCL cũng
còn phải đối mặt với các dạng thiên
tai khác xảy ra ở quy mô và mức độ
thấp hơn, như mưa lớn, tố lốc, triều
cường và sạt lở bờ sông, kênh. Mưa
lớn thường đồng hành với lũ lụt, song
ở vùng ven biển, xa vùng ngập, cũng
thường có những trận mưa lớn lên đến
hàng trăm mm/ngày. Tố lốc và gió lớn
xuất hiện vào đầu và giữa mùa mưa,
khi vào vụ hè - thu. Triều cường làm
sạt lở bờ bao, gây ngập và đưa nước
mặn vào ruộng. Sạt lở bờ sông, kênh
xảy ra trên từng đoạn sông, kênh với
tần suất và quy mô ngày càng lớn. Một
dạng thiên tai đáng lưu ý nữa là các
đợt hạn trong mùa mưa, thường xảy ra
trong các tháng đầu mùa mưa (tháng
5-7) và tháng 9, với 6-7 đợt, năm nhiều
10-12 đợt, kéo dài 5-7 ngày, có khi đến
10 ngày. Những đợt hạn không mưa và
mưa nhỏ kéo dài liên tục từ 10-20 ngày,
thậm chí trên 20 ngày, được người dân
ĐBSCL gọi là hạn “Bà Chằng”.
BĐKH và xu thế thiên tai ở
ĐBSCL
BĐKH đã, đang và sẽ xảy ra ngày
càng rõ rệt ở ĐBSCL. Trong khoảng
hơn 10 năm gần đây, phân bố lũ ĐBSCL
có xu thế tăng dần số năm lũ trung
bình và nhỏ do cả hai yếu tố BĐKH và
điều tiết hồ chứa thượng lưu. Sau các
trận lũ lớn năm 2000, 2001 và 2002,
13 năm liền (2003-2015) ĐBSCL chỉ
có lũ vừa đến nhỏ (trừ lũ 2011), thậm
chí cực nhỏ (lũ 2015). Tổng lượng lũ
vào ĐBSCL 380-420 tỷ m3 và kéo dài
5-6 tháng như trước đây nay chỉ còn
khoảng 330-350 tỷ m3 (lũ 2015 khoảng
220 tỷ m3) và kéo dài trong 3-4 tháng.
Thêm vào đó, gần 50% vùng ngập
trung bình và 30% vùng ngập sâu đã
được các tỉnh tiến hành kiểm soát lũ
để sản xuất vụ hè - thu và thu - đông
(khoảng 700.000 ha), khiến khả năng
trữ lũ của toàn ĐBSCL giảm chỉ còn
hơn một nửa so với trước đây (từ 5-7
tỷ m3 xuống 3-4 tỷ m3). Tuy nhiên,
theo các kịch bản BĐKH ở thượng
lưu của Ủy hội sông Mê Kông và tính
toán của Viện Quy hoạch thủy lợi miền
Nam, từ nay đến 2050, lưu lượng đỉnh
lũ vào ĐBSCL có thể tăng đến 15%.
Diện tích ngập lũ lớn có thể tăng thêm
trên 300.000 ha (tổng diện tích ngập
lên đến gần 2,6 triệu ha). Thời gian
ngập lũ kéo dài hơn 1,0-1,5 tháng. Tuy
nhiên, những thiệt hại do lũ nhỏ gây
nên trong những năm gần đây cũng rất
đáng quan tâm.
Đến 2050, dòng chảy kiệt trên
sông Mê Kông cũng có xu thế chung
giảm 15-20%, và có thể giảm đến hơn
30% vào các năm hạn. Đợt hạn - mặn
2016, dòng chảy kiệt giảm hơn 30%.
Xâm nhập mặn trong 10 năm qua xảy
ra rất phức tạp và ngày càng nghiêm
trọng. Liên tiếp các năm 2004, 2005
rồi 2008, 2009, 2010 và 2014, 2015,
đặc biệt 2016, ĐBSCL đã xảy ra xâm
nhập mặn ngày càng khốc liệt. Trong
25 năm qua, mực nước ven biển
ĐBSCL dâng lên trung bình 12 cm,
trong đó đỉnh triều lên cao hơn (15-
20 cm). Theo các kịch bản BĐKH của
Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố
năm 2009 và 2011, mực nước biển sẽ
tiếp tục dâng cao với mức trung bình
0,5-1,0 cm/năm. Đến 2100, theo kịch
bản trung bình, mực nước biển dâng
lên 75 cm, đỉnh triều cũng sẽ tăng
tương ứng 100-115 cm. Theo các tính
toán của Viện Quy hoạch thủy lợi miền
Nam đến 2050, mực nước biển dâng
và BĐKH có thể làm tăng diện tích
bị mặn 4 g/l từ 350.000 đến 450.000
ha (tổng diện tích bị mặn 4 g/l sẽ lên
đến 2,0-2,1 triệu ha). Ranh giới xâm
nhập mặn 4 g/l có thể tăng thêm 25-30
km trên sông Tiền và 17-22 km trên
sông Hậu. Do BĐKH, ở ĐBSCL mưa
đầu vụ giảm, mùa khô có thể kéo dài
hơn, mưa ngày cũng lớn hơn, giông
lốc tăng, triều cường cao hơn, sạt lở
nghiêm trọng hơn.
Thiệt hại sản xuất nông nghiệp do
thiên tai ở ĐBSCL
Những năm lũ lớn, thiệt hại do lũ
gây ra là rất đáng kể. Ngoài người
chết, cơ sở hạ tầng bị phá hủy, thì sản
xuất nông nghiệp là đối tượng bị thiệt
hại nặng nhất. Trung bình các năm lũ
lớn, diện tích lúa hè - thu bị ngập là
khoảng 150.000-250.000 ha, trong
đó mất trắng 30.000-50.000 ha. Tổng
thiệt hại 1.000-2.000 tỷ đồng. Trận lũ
lịch sử năm 2000, diện tích lúa hè - thu
bị ngập là 617.000 ha, trong đó mất
trắng 374.000 ha. Các mùa vụ khác bị
ngập 51.300 ha, mất trắng 46.500 ha.
Nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản bị
ngập và mất trắng. Thiệt hại khoảng
trên 5.000 tỷ đồng. Lũ năm 2011, hàng
chục ngàn ha lúa bị ngập, trong đó
5.300 ha bị mất trắng, thiệt hại khoảng
500 tỷ đồng.
Hạn - mặn ở ĐBSCL có thể gây
thiệt hại cho vụ lúa đông - xuân và
thậm chí hè - thu sớm từ vài chục nghìn
đến vài trăm nghìn ha, cho nuôi trồng
thủy sản từ vài trăm đến vài nghìn ha.
Tổng thiệt hại nông nghiệp từ vài trăm
đến hàng nghìn tỷ đồng. Thiệt hại hạn
- mặn 2016 cho riêng sản xuất lúa lên
đến gần 3.000 tỷ đồng, với 160.000 ha
đất canh tác (chủ yếu là lúa) bị ngập
mặn.
Mưa lớn gây ngập úng cục bộ cho
nhiều diện tích lúa, đặc biệt ở 2 tỉnh
Cà Mau và Kiên Giang. Tố lốc cũng
gây thiệt hại cục bộ cho diện tích lúa từ
vài ha đến vài chục ha. Sạt lở bờ sông,
5523(12) 12.2017
Khoa học Xã hội và Nhân văn
kênh cũng có thể gây thiệt hại cho sản
xuất nông nghiệp nhưng trên quy mô
nhỏ. Triều cường ngày càng cao cũng
gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất
nông nghiệp.
BHNN cho cây lúa ở ĐBSCL
Đến nay, Chương trình thí điểm
BHNN theo Quyết định 315 đã kết
thúc. Qua báo cáo kết quả thực hiện thí
điểm BHNN từ năm 2011 đến 2013,
các địa phương và người dân đều mong
muốn tiếp tục thực hiện hoặc mở rộng
Chương trình này. Dưới đây chúng tôi
xin có một số đề xuất với mong muốn
góp phần triển khai BHNN ở ĐBSCL
một cách hiệu quả và thiết thực.
Lựa chọn đối tượng bảo hiểm
Trong các rủi ro của BHNN, rủi ro
do nhân tai và chủ quan của người dân
là khó đánh giá, bởi xảy ra trên mọi cấp
độ, quy mô, thời điểm và rất phức tạp.
Trong khi đó, rủi ro do thiên tai nhìn
chung dễ nhận biết mức độ hơn do
xảy ra theo mùa, với cùng một nguyên
nhân, trong cùng một thời điểm, trên
bình diện rộng, ảnh hưởng đến nhiều
hộ dân và được cả xã hội quan tâm.
Diễn biến sản xuất lúa ở ĐBSCL
trong nhiều năm qua cho thấy có tính
ổn định khá cao, sản lượng giảm do
thiên tai, dịch bệnh... chỉ khoảng dưới
3% (trừ năm lũ 2000, sản lượng lúa
giảm trên 7%). Đặc biệt, trong hơn 15
năm gần đây, nhờ các tiến bộ kỹ thuật,
rất ít năm và diện tích lúa bị dịch bệnh
mà thiệt hại hầu như chỉ tập trung vào
nguyên nhân thiên tai. Vì vậy, đối
tượng bảo hiểm cần tập trung vào
nguyên nhân thiên tai, trong đó, 2 yếu
tố chủ yếu là lũ - lụt và hạn - mặn.
Lựa chọn sản phẩm bảo hiểm
Kinh nghiệm và thực tiễn hoạt
động BHNN trong hơn 30 năm qua,
đặc biệt trong các năm thí điểm BHNN
theo Quyết định 315 cho thấy, nếu
thực hiện BHNN cho nhiều sản phẩm
cùng lúc, đặc biệt những sản phẩm có
nhiều yếu tố rủi ro cao và phức tạp
trong đánh giá thiệt hại như nuôi trồng
thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm...
sẽ khó có thể đảm bảo tính ổn định của
bảo hiểm cho cả 2 phía - người được
bảo hiểm và đơn vị bảo hiểm. Ví dụ
như nuôi tôm chẳng hạn, khi thực hiện
chi trả bảo hiểm, đơn vị bảo hiểm sẽ
phải gặp các tình huống sau đây: i) Do
thiên tai (mưa lớn, nắng nóng kéo dài,
cạn kiệt nguồn nước ngọt, khô hạn,
xâm nhập mặn, lũ lớn...); ii) Do nhân
tai (ô nhiễm nguồn nước, khó tiếp
cận nguồn nước mặn, dịch bệnh, giá
tôm xuống thấp, doanh nghiệp không
thu mua, kẻ xấu phá hoại...); iii) Do
chính người dân (tăng vụ, chuyển đổi
giống, chuyển đổi loài, giống không
đạt chuẩn, quy trình nuôi không đúng,
thức ăn và thuốc chữa bệnh không đảm
bảo theo yêu cầu...). Với nhiều yếu tố
rủi ro như vậy, việc kiểm đếm, tính
toán và đánh giá mức đền bù cho từng
hộ là cực kỳ khó khăn và từ đó cũng
rất dễ phát sinh mâu thuẫn và tiêu cực.
Điều này đã từng xảy ra với Bảo Minh
ở các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc
Liêu những năm trước đây.
Như vậy, trong khi các công ty bảo
hiểm còn đắn đo, cân nhắc và không
mặn mà với BHNN, người dân còn
chưa thực sự tin tưởng vào BHNN,
Nhà nước còn gặp khó khăn trong trợ
giúp người dân chi trả BHNN, cơ chế
và luật pháp liên quan đến BHNN còn
chưa chặt chẽ... thì việc xem xét lựa
chọn một sản phẩm đặc trưng và phổ
biến nhất để thực hiện BHNN thành
công trong lúc này là rất quan trọng.
Từ các phân tích trên đây, đối với
ĐBSCL, trước hết trong những năm
sắp đến, chỉ cần thực hiện BHNN cho
sản phẩm cây lúa là đủ. Ở ĐBSCL, cây
lúa có nhiều lợi thế và ổn định hơn cả.
Hàng năm ĐBSCL sản xuất 2-3 vụ lúa,
trong hàng chục năm qua chưa xảy ra
hiện tượng mất mùa hay thất thu 2 vụ
liên tiếp do thiên tai. Hơn nữa, người
dân do gắn liền cuộc sống với cây lúa,
hiểu cây lúa và những thiệt hại do
thiên tai trên cây lúa là khá rõ ràng nên
dễ dàng thương thảo với phía bảo hiểm
về mức độ tổn thất và tỷ lệ đền bù.
Lựa chọn vùng bảo hiểm
Lúa được trồng ở cả 13 tỉnh/thành
phố ĐBSCL. Tỉnh có diện tích lúa ít
nhất là Bến Tre 38.000 ha, kế đến Vĩnh
Long 71.000 ha và Bạc Liêu 78.000
ha. Tỉnh có diện tích lúa nhiều nhất là
Kiên Giang 382.000 ha, kế đến Long
An 264.000 ha, An Giang 257.000 ha,
Đồng Tháp 226.000 ha. Tổng diện tích
lúa toàn đồng bằng trên 1,91 triệu ha
(thực tế diện tích vụ hè - thu những
năm gần đây theo các thống kê lên đến
gần 2,0 triệu ha) [3]. BHNN cho cây
lúa ở ĐBSCL có thể thực hiện theo 3
phương án vùng như sau:
Một là, phương án toàn ĐBSCL:
Phương án này có diện tích lúa lên đến
trên 1,9 triệu ha, bao gồm cả 13 tỉnh/
thành phố. Số lượng mùa vụ trong năm
2-3. Tổng sản lượng lúa hiện nay dao
động trong khoảng 24,5-25,5 triệu tấn
[4]. Do diện tích và sản lượng lớn nên
số lượng BHNN cao, cần nhiều thời
gian, nhân lực và nguồn vốn đầu tư.
Tuy nhiên, phương án này có lợi thế
là do có diện tích và sản lượng lớn, lại
trải rộng trên toàn bộ ĐBSCL, nên dù
khối lượng lớn nhưng độ ổn định và
tính bù trừ cao, trung bình 4-5 năm
mới có một trận lũ lớn hay hạn - mặn
cần đến bảo hiểm nên tính an toàn
và bảo đảm đồng vốn của đơn vị bảo
hiểm cao. Tuy nhiên, phương án này
lại có hạn chế là đều hứng chịu tất cả
thiên tai xảy ra trong năm với lũ lụt và
hạn - mặn.
Hai là, phương án vùng: ĐBSCL
được chia thành 4 vùng là Đồng Tháp
Mười (bao gồm các tỉnh Long An,
Tiền Giang và phần lớn Đồng Tháp);
Tứ giác Long Xuyên (bao gồm phần
lớn các tỉnh An Giang, Kiên Giang và
một phần TP Cần Thơ); Bán đảo Cà
Mau (bao gồm các tỉnh Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, phần
lớn Cần Thơ và một phần Kiên Giang);
kẹp giữa sông Tiền - sông Hậu (bao
gồm các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh,
Bến Tre và một phần các tỉnh Đồng
Tháp, An Giang). Các đơn vị bảo
hiểm có thể chọn 1 trong 4 vùng trên.
Phương án này có phạm vi hẹp hơn,
5623(12) 12.2017
Khoa học Xã hội và Nhân văn
diện tích và sản lượng lúa ít hơn nên
cần ít vốn, nhân lực và thời gian hơn.
Tuy nhiên, ngay cả phương án này thì
mỗi vùng cũng đều gặp phải các dạng
thiên tai trong năm, dù mức độ có ít
hơn. Ví dụ vùng Đồng Tháp Mười và
Tứ giác Long Xuyên chủ yếu là ngập
lũ, hạn - mặn ở mức độ thấp hơn, trong
khi Bán đảo Cà Mau chủ yếu là hạn -
mặn, lũ lụt ở mức độ thấp hơn. Vùng
kẹp giữa có lũ lụt và hạn - mặn khá
cân bằng.
Ba là, phương án chọn một số tỉnh
điển hình (như Chương trình thí điểm
trước đây): Theo phương án này, có
thể chọn nhóm điển hình bao gồm 1
tỉnh chỉ có lũ lụt (như An Giang, Đồng
Tháp), 1 tỉnh chỉ có hạn - mặn (như
Bạc Liêu, Cà Mau) và 1 tỉnh ít bị thiên
tai (như Vĩnh Long, Hậu Giang), hoặc
nhóm điển hình bao gồm các tỉnh đều
có lũ lụt và hạn - mặn nhưng ở các mức
độ khác nhau (như Kiên Giang, Bến
Tre, Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng,
Trà Vinh...). Phương án này có diện
tích gần tương đương với phương án
2, song trải rộng ra nhiều vùng. Lũ lụt
và hạn - mặn đều có thể xảy ra nhưng
mức độ thiệt hại thấp hơn.
Triển khai BHNN cho cây lúa ở
ĐBSCL
Thực tế sản xuất lúa ở ĐBSCL
những năm qua cho thấy, người dân
rất cần BHNN và họ đã nhận ra lợi ích
và hiệu quả thực tế của mô hình này,
đặc biệt trongnhững năm gặp thiên tai
gần đây như lũ lớn 2011 và hạn - mặn
lịch sử 2016. Để triển khai BHNN trên
cây lúa ở ĐBSCL một cách hiệu quả
và thiết thực, chúng ta cần: Rà soát các
văn bản pháp luật để hoàn chỉnh cơ
chế, chính sách nhằm tạo thuận lợi và
thông thoáng cho hoạt động BHNN;
các đơn vị tham gia BHNN cần có quy
chế rõ ràng về đánh giá thiệt hại và có
mức độ đền bù hợp lý, đơn giản hóa
các thủ tục và rút ngắn thời gian đền
bù; Nhà nước xem xét tiếp tục chính
sách hỗ trợ người dân tham gia BHNN
theo phương thức của Quyết định 315
hoặc một mô hình hỗ trợ khác phù hợp
với tình hình hiện nay và đặc thù sản
xuất lúa ở ĐBSCL; các địa phương cần
tổ chức vận động người dân tham gia
đầy đủ và nhiệt tình BHNN cây lúa cả
chiều rộng (tỷ lệ tham gia) và chiều
sâu (liên tục nhiều năm); các doanh
nghiệp thu mua lúa gạo có thể xem xét
giúp đỡ người dân mua BHNN hoặc
đứng ra mua BHNN thay cho người
dân, chi phí được tính toán trong hạch
toán kinh tế; để mô hình BHNN dần
đi vào cuộc sống, giúp người dân
gắn chặt sản xuất lúa gạo với BHNN,
không quá trông cậy vào sự hỗ trợ và
giúp đỡ của Nhà nước khi gặp thiên
tai, Nhà nước cần khuyến khích và có
cơ chế phù hợp để người dân tham gia
BHNN. Sau những tổn thất nặng nề do
thiên tai gây ra, để kịp thời giúp người
dân vượt qua khó khăn, sớm ổn định
sản xuất, Nhà nước có thể tạm ứng
kinh phí cho các địa phương để phân
phối cho nông dân. Các đơn vị bảo
hiểm sẽ khấu trừ nguồn kinh phí này
sau khi thực hiện BHNN ở từng hộ dân
và hoàn trả cho Nhà nước.
Kết luận và kiến nghị
ĐBSCL có vị trí rất quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội của
cả nước. Với tiềm năng nông nghiệp
to lớn, trong những năm qua, ĐBSCL
luôn đóng góp trên 50% tổng sản
lượng lương thực, có vai trò quyết định
trong việc thực hiện thành công chiến
lược an ninh lương thực quốc gia và
giữ vị trí chủ đạo trong xuất khẩu gạo
(hơn 90%). Đồng thời, ĐBSCL cũng
cung cấp khoảng 70% lượng trái cây,
trên 40% sản lượng thuỷ sản đánh bắt
và trên 70% sản lượng thuỷ sản nuôi
trồng của cả nước. Nổi bật nhất trong
kết quả tăng trưởng của vùng phải kể
đến sản lượng lúa từ 2010 đến nay
luôn đạt trên 20 triệu tấn.
Tầm quan trọng của ĐBSCL đối
với cả nước được thể hiện không chỉ
về sản lượng lúa gạo mà còn chính
nhờ vào sự ổn định an ninh lương thực
hơn hẳn so với 2 vùng Đồng bằng sông
Hồng và Duyên hải miền Trung. Bên
cạnh đó, trong tình hình diễn biến thiên
tai và khủng hoảng lương thực thường
xuyên xảy ra trên thế giới, Chính phủ
Việt Nam cũng đã khẳng định với cộng
đồng quốc tế rằng, trong nhiều năm tới,
Việt Nam không chỉ quyết tâm đảm
bảo an ninh lương thực trong nước mà
còn góp phần quan trọng cho chương
trình an ninh lương thực toàn cầu.
Song, trong quá trình phát triển,
ĐBSCL cũng phải luôn đối mặt với
không ít khó khăn và hạn chế do điều
kiện tự nhiên, cộng với những tác động
không nhỏ và khôn lường từ BĐKH và
các hoạt động ở thượng lưu, khiến lũ
lụt diễn biến ngày càng phức tạp, mực
nước biển dâng và xâm nhập mặn ngày
càng ác liệt... Những hạn chế về điều
kiện tự nhiên là rào cản không nhỏ đối
với sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt
của người dân.
Từ thiệt hại trên cây lúa do các trận
lũ lớn 2000, 2001, 2002 và gần đây là
2011, do hạn - mặn 2004, 2008, 2010,
2014 và đặc biệt năm 2016 cho thấy,
người sản xuất lúa ngày càng gặp nhiều
khó khăn, khó có thể vượt lên để phục
hồi và ổn định sản xuất nếu không có
sự trợ giúp về nguồn vốn. Qua nhiều
năm triển khai và hoạt động, đặc biệt
từ kinh nghiệm của Chương trình thí
điểm BHNN giai đoạn 2011-2013 theo
Quyết định 315, mô hình BHNN tuy
còn nhiều hạn chế và bộc lộ nhiều
khiếm khuyết cần khắc phục, cũng đã
dần khẳng định tính ưu việt, hiệu quả
và sự tin tưởng của người nông dân.
Ở ĐBSCL, cây lúa vừa là biểu trưng,
vừa là tiềm năng to lớn nhất, gắn với
cuộc sống của đại đa số hộ dân. Vì
thế, hiện nay, hơn lúc nào hết, để đồng
hành cùng người dân trong phát triển
sản xuất và giảm nhẹ thiệt hại do thiên
tai và BĐKH trên cây lúa, BHNN cho
cây lúa càng cần phải được triển khai
mạnh mẽ và tích cực hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT, Các báo
cáo tổng kết Chương trình thí điểm BHNN.
[2] Công ty Bảo hiểm Bảo Minh, Các báo
cáo về BHNN.
[3] Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tài liệu
sử dụng đất ĐBSCL.
[4] Tổng cục Thống kê, Tài liệu thống kê
sản xuất nông nghiệp ĐBSCL.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37112_119393_1_pb_1528_2098751.pdf