Kết quả soi tĩnh mạch trên trẻ em
Khi chiếu BVDD ở chế độ khởi động (hình
6a) bằng mắt thường đã có thể quan sát thấy
những tĩnh mạch có kích thước lớn. Tuy
nhiên, kết quả quan sát này dễ bị ảnh hưởng
bởi ánh sáng ngoài môi trường cũng như bề
dày của lớp mỡ dưới da.
Hình 6. Kết quả soi tĩnh mạch trên bàn tay trẻ em
bằng thiết bị BVDD. (a) chế độ khởi động, (b) chế
độ test nông, (c) chế độ test sâu, (d) chiếu BVDD
trên cổ tay ở chế độ test sâu
Khi chiếu BVDD ở chế độ test nông (hình 6b)
bằng mắt thường đã có thể quan sát thấy
những tĩnh mạch. Quá trình quan sát này ít bị
ảnh hưởng của ánh sáng ngoài môi trường
cũng như bề dày của lớp mỡ dưới da. Ở chế
độ này, những người ít có kinh nghiệm cũng
có thể tiến hành thao tác lấy tĩnh mạch một
cách dễ dàng. Ở chế độ này, việc tăng nhiệt
độ cục bộ ở vùng được chiếu cũng không quá
lớn. Chúng tôi khuyến cáo ưu tiên sử dụng ở
chế độ này.
Khi chiếu BVDD ở chế độ test sâu (hình 6c)
hình ảnh tĩnh mạch có thể quan sát thấy là rất
rõ nét. Với chế độ này hình ảnh quan sát được
gần như không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng
ngoài môi trường cũng như bề dày lớp mỡ
dưới da. Tuy nhiên, ở chế độ này việc tăng
nhiệt độ cục bộ ở những vùng được chiếu
trong khoảng thời gian lớn bắt đầu có ý nghĩa.
Chúng tôi khuyến cáo, chỉ sử dụng chế độ này
với những trường hợp đặc biệt hoặc sử dụng
trong việc giảng dạy cho những người mới
bắt đầu làm quen với kĩ thuật này.
Khi chiếu BVDD ở chế độ test sâu trên cổ tay
(hình 6d) hình ảnh tĩnh mạch có thể quan sát
thấy vẫn hết sức rõ nét. Bề dày lớp mô mà
bức xạ phải truyền qua lớn hơn ở ba trường
hợp trước nhưng kết quả hình ảnh tĩnh mạch
thu được vẫn đáp ứng khá tốt yêu cầu ban đầu
đề ra.
Kết quả quan sát tĩnh mạch trên các vị trí
khác của cơ thể như cánh tay, bàn chân bước
đầu cũng cho thấy hết sức khả quan. Ở những
vùng đó chúng tôi chủ yếu sử dụng chế độ
chiếu test nông và test sâu. Chúng tôi đang
mở rộng nghiên cứu ứng dụng của BVDD
trong việc hỗ trợ quan sát hình ảnh một số
bệnh ung thư nông.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 5 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế, chế tạo và ứng dụng thiết bị soi mạch máu BVDD trong hỗ trợ xác định tĩnh mạch trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN: 1859-2171
e-ISSN: 2615-9562
TNU Journal of Science and Technology 225(06): 362 - 366
362 Email: jst@tnu.edu.vn
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ ỨNG DỤNG THIẾT BỊ SOI MẠCH MÁU BVDD
TRONG HỖ TRỢ XÁC ĐỊNH TĨNH MẠCH TRẺ EM
Trịnh Ngọc Hiến1*, Mai Hữu Thuấn2, Nguyễn Đức Thắng3
1Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền Thông - ĐH Thái Nguyên,
2Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, 3Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thiết bị soi mạch máu bằng chip LED ánh sáng đỏ (Blood vessels detection device BVDD) là thiết
bị được tự phát triển bởi nhóm nghiên cứu. Thiết bị hoạt động dưạ trên nguyên lý hấp thụ bức xạ
điện từ của khối chất (hồng cầu trong máu). BVDD hỗ trợ trong quan sát mạch máu nhỏ gần da
bằng mắt thường. Kết quả thử nghiệm ban đầu trong phòng thí nghiệm cho thấy BVDD là một
thiết bị nhỏ gọn, dễ vận hành sử dụng, hỗ trợ tốt quá trình quan sát những tổ chức ở độ sâu 3 ÷ 5
cm dưới lớp da, hình ảnh thu được rõ nét. BVDD ra đời vì mục đích hỗ trợ các y bác sỹ, điều
dưỡng giảm bớt một phần gánh nặng trong tiêm, truyền, lấy máu... Trong bài báo này, chúng tôi
sẽ trình bày về nguyên lý chế tạo, nguyên tắc hoạt động và một số kết quả ban đầu khi sử dụng
BVDD soi bắt tĩnh mạch cho trẻ em.
Từ khóa: Thiết bị soi mạch máu; chip LED đỏ; tiêm truyền; tĩnh mạch; trẻ em.
Ngày nhận bài: 10/10/2019; Ngày hoàn thiện: 29/4/2020; Ngày đăng: 29/5/2020
THE DESIGN, MANUFACURE AND APPLICATION BLOOD VESSELS
DETECTION DEVICE IN DEFINING THE CHILDREN’S VEINS
Trinh Ngoc Hien1*, Mai Huu Thuan2, Ngyen Duc Thang3
1TNU - University of Information and Communication Technology,
2Hanoi University of Science and Technology,
3TNU - University of Medicine and Pharmacy
ABSTRACT
Blood vessels detection device (BVDD) is a device that was developed by our research team. This
device is based on the principle of electromagnetic radioactive absorption of the mass (red blood
cells). BVDD helps to see the small blood vessels under skin by the eyes. The initial testing results
in the laboratory showed that BVDD was a decide which was small, easy to use and helpful for
process to see the structures at 3 ÷ 5 cm depth under skin, clearly observed images. BVDD was
invented to help the doctors and nurses to reduce difficulties in injection, infusion and taking
blood In this article, we talked about the theory of manufacture, operating principles and initial
results when BVDD was used to detect the children’s vein.
Keywords: Blood vessels detection device; red LED chip; infusion; venous; pediatric.
Received: 10/10/2019; Revised: 29/4/2020; Published: 29/5/2020
* Corresponding author. Email: tnhien@ictu.edu.vn
Trịnh Ngọc Hiến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(06): 362 - 366
Email: jst@tnu.edu.vn 363
1. Giới thiệu
Tiêm, truyền, lấy máu không an toàn gây ra
những tác động hết sức to lớn cả về sức
khỏe, kinh tế, tâm lý Những nghiên cứu
của WHO cho thấy, khoảng 50% các mũi
tiêm, truyền ở các nước đang phát triển thiếu
an toàn [1].
Tại nước ta vấn đề tiêm, truyền, lấy máu an
toàn cũng giành được sự quan tâm đặc biệt
từ bộ Y tế. Việc thực hành an toàn đã được
hướng dẫn cụ thể thông qua quyết định
3671/QĐ-BYT ngày 27/09/2012 [2], [3].
Tiêm, truyền, lấy máu là một trong những kĩ
thuật được thực hiện nhiều nhất của người
điều dưỡng. Việc tuân thủ quy trình tiêm an
toàn là bắt buộc đối với điều dưỡng viên
nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh [4].
Mặc dù vậy, trong thực tế những kĩ thuật này
vẫn có thể gây ra những đau đớn, thậm chí là
chấn thương không cần thiết. Việc tiến hành
thủ thuật này còn khó hơn nếu áp dụng với
trẻ em và những người thừa cân [4], [5].
Trong điều trị cho những bệnh nhân nhi
không hiếm những trường hợp lấy lệch tĩnh
mạch, làm vỡ tĩnh mạch khi tiêm hoặc lấy
máu. Những trường hợp đó gây ảnh hưởng
xấu đến bệnh nhân. Quá trình xác định tĩnh
mạch cần thao tác chuẩn xác, nhanh chóng
của những người có kinh nghiệm [4], [5].
Trên thế giới, đã có một số các thiết bị soi
bắt tĩnh mạch với các kiểu dáng, cấu hình
khác nhau (Veinviewer, astodia, Vein E-Z,
AccuVein AV400). Tuy nhiên, các thiết bị
này thường có giá thành cao, cồng kềnh,
phức tạp trong quá trình sử dụng cho các
bệnh nhân nhi hoặc không phù hợp với điều
kiện tự nhiên và con người ở nước ta.
Thiết bị BVDD là một thiết bị soi tĩnh mạch
cầm tay nhỏ gọn, dễ dàng trong vận hành, sử
dụng phù hợp với đặc điểm về tự nhiên và con
người ở nước ta. Đặc biệt, thiết bị này có giá
thành cạnh tranh hơn rất nhiều so với các thiết
bị nhập ngoại. Vì vậy, BVDD có thể được trang
bị rộng rãi cho các tuyến y tế cơ sở.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Nguyên tắc vật lý
Khi phân tích máu trên thiết bị quang phổ ta
thu được phổ hấp thụ có cực đại trong vùng
540 nm ÷ 580 nm. Phổ hấp thụ này được thể
hiện qua hình 1.
Hình 1. Phổ hấp thụ của máu
Qua hình 1 có thể thấy, cực đại của phổ hấp
thụ xảy ra với bức xạ có bước sóng lần lượt là
1 =542 nm, 2 =556 nm, 3 =578 nm [6]-[10].
Hệ số hấp thụ 0,210 ± 0,002 mm-1, hệ số tán
xạ 77,3 ± 0,5 mm-1 và hệ số G 0,994 ± 0,001.
Sự gia tăng tỷ lệ phần trăm theo thể tích của
hồng cầu lên tới 50% sẽ dẫn đến sự gia tăng
tuyến tính của sự hấp thụ và giảm sự tán xạ.
Sự biến đổi của độ thẩm thấu là một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi
của cả ba tham số trên, trong khi sự thay đổi
độ bão hòa oxy chỉ dẫn đến sự thay đổi đáng
kể về hệ số hấp thụ. Một phổ của cả ba tham
số được đo ở bước sóng 400 ÷ 2500 nm đối
với máu bị oxy hóa và khử oxy hóa cho thấy
sự hấp thụ bức xạ của máu bị ảnh hưởng bởi
sự hấp thụ của hemoglobin và nước. Hệ số tán
xạ giảm đối với bước sóng λ = 500 nm, hệ số
này xấp xỉ 1,7, hệ số G cao hơn 0,9 so với
toàn bộ dải bước sóng. Dựa trên các yếu tố
trên, chúng tôi thiết kế và chế tạo thiết bị soi
mạch máu BVDD [10].
2.2. Thiết kế chế tạo
Để BVDD hoạt động ổn định và hiệu quả,
việc đầu tiên chúng tôi quan tâm tới là thiết
kế mạch ổn áp và ổn dòng cho LED. Mô hình
mạch ổn áp, ổn dòng cho LED thể hiện qua
hình 2.
Trịnh Ngọc Hiến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(06): 362 - 366
Email: jst@tnu.edu.vn 364
Hình 2. Mạch nguyên lý ổn dòng cho LED
Để BVDD có kích thước nhỏ gọn, trọng
lượng thấp, phù hợp với mục đích sử dụng
trong thực tế. Bước tiếp theo, chúng tôi tiến
hành thiết kế và chế tạo vỏ thiết bị. Mô hình
vỏ thiết bị thể hiện qua hình 3.
Hình 3. Mô hình vỏ thiết bị
Vỏ thiết bị: nhôm
Vật liệu đầu chiếu: nhựa cứng
Kích thước thiết bị, đường kính đầu chiếu,
chiều dài đầu chiếu được thể hiện đầy đủ trên
hình vẽ.
2.3. Quá trình đo đạc
Thực nghiệm 1: sau khi thiết kế → kiểm tra
các phần tử của thiết bị → tiến hành lắp ráp
thiết bị theo sơ đồ thiết kế → tiến hành đo các
thông số về điện cơ bản của BVDD như điện
áp, cường độ dòng khi hoạt động bằng đồng
hồ vạn năng (Kyoritsu 1052 - Japan).
Thực nghiệm 2: tiến hành khảo sát một số
thông số của BVDD như cường độ sáng với ba
chế độ của thiết bị (khởi động, test nông, test
sâu) bằng thiết bị Lux Meter (Testo 0500 Mỹ).
Thực nghiệm 3: tiến hành soi chiếu BVDD
lên bề mặt da tay của bệnh nhân và kiểm tra
sự tăng nhiệt của vùng cơ thể bệnh nhân bị soi
chiếu trong thời gian từ 1 đến 25 phút bằng
nhiệt kế điện tử (Testo 608-H2).
Thực nghiệm 4: tiến hành thực nghiệm xác
định tĩnh mạch trên tay 20 trẻ em bằng ba chế
độ: khởi động, test nông và test sâu. Trẻ em
được lựa chọn có độ tuổi từ 6 đến 12, trong
đó có một số em bị thừa cân.
3. Kết quả và bàn luận
3.1. Thông số kỹ thuật của thiết bị
Hình 4. Ảnh sơ đồ mạch in và BVDD khi lắp ráp
hoàn thiện
Thông số kỹ thuật:
Nguồn điện: 220V ~ 50Hz
Công suất tiêu thụ: 7W
Kích thước: 200,00 x 38,20 x 50,06 mm;
Φ 32,90 ± 0,02 mm
Trong lượng: 720 g
Khả năng chiếu sâu qua lớp mô 3 5 cm
3.2. Đo cường độ sáng
Để tìm hiểu khả năng hỗ trợ quan sát mạch
máu, bước đầu chúng tôi tiến hành khảo sát
cường độ sáng phát ra từ BVDD tương ứng
với chế độ khởi động, test nông, test sâu.
Kết quả thu được cho bởi bảng 1.
Bảng 1. Kết quả đo cường độ sáng của thiết bị
STT
Cường độ sáng (lux)
Chế độ
khởi động
Chế độ test
nông
Chế độ
test sâu
1 4007 63030 98240
2 4009 63040 98230
3 4012 63040 98240
4 4006 63030 98230
5 4008 63020 98250
TB 4008,4 63032 l 98238
Từ bảng số liệu 1 cho thấy cường độ sáng của
bức xạ phát ra ở cả ba chế độ của thiết bị là
tương đối cao. Cường độ bức xạ này có thể
đảm bảo hình ảnh thu được rõ nét hơn. Qua
đó, tăng khả năng hỗ trợ cho các y bác sĩ
trong quá trình tiêm truyền, lấy máu.
3.3. Đo nhiệt cục bộ vùng bị soi chiếu
Với đối tượng hướng đến hỗ trợ là trẻ em nên
một thông số hết sức quan trọng được chúng
tôi quan tâm nghiên cứu là sự tăng nhiệt cục
Trịnh Ngọc Hiến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(06): 362 - 366
Email: jst@tnu.edu.vn 365
bộ tại vùng cơ thể đươc soi chiếu. Kết quả thu
được thể hiện ở hình 5.
Hình 5. Quan hệ giữa nhiệt đột trên bề mặt da và
thời gian soi
Khi nhìn vào bảng số liệu 1 ta thấy cường độ
sáng phát ra tương đối cao. Mặc dù cường độ
sáng cao nhưng qua hình 5 ta thấy: nhiệt độ
vùng bị chiếu bức xạ trên cơ thể có mức tăng
nhiệt độ không đáng kể. Với mức tăng nhiệt
độ này chưa đủ để gây ra hiệu ứng nhiệt đối
với cơ thể một cách rõ ràng. Bức xạ phát ra
thuộc vùng ánh sáng đỏ nên khả năng gây ra
hiệu ứng phi nhiệt đối với cơ thể cũng không
thực sự cao [11].
3.4. Kết quả soi tĩnh mạch trên trẻ em
Khi chiếu BVDD ở chế độ khởi động (hình
6a) bằng mắt thường đã có thể quan sát thấy
những tĩnh mạch có kích thước lớn. Tuy
nhiên, kết quả quan sát này dễ bị ảnh hưởng
bởi ánh sáng ngoài môi trường cũng như bề
dày của lớp mỡ dưới da.
Hình 6. Kết quả soi tĩnh mạch trên bàn tay trẻ em
bằng thiết bị BVDD. (a) chế độ khởi động, (b) chế
độ test nông, (c) chế độ test sâu, (d) chiếu BVDD
trên cổ tay ở chế độ test sâu
Khi chiếu BVDD ở chế độ test nông (hình 6b)
bằng mắt thường đã có thể quan sát thấy
những tĩnh mạch. Quá trình quan sát này ít bị
ảnh hưởng của ánh sáng ngoài môi trường
cũng như bề dày của lớp mỡ dưới da. Ở chế
độ này, những người ít có kinh nghiệm cũng
có thể tiến hành thao tác lấy tĩnh mạch một
cách dễ dàng. Ở chế độ này, việc tăng nhiệt
độ cục bộ ở vùng được chiếu cũng không quá
lớn. Chúng tôi khuyến cáo ưu tiên sử dụng ở
chế độ này.
Khi chiếu BVDD ở chế độ test sâu (hình 6c)
hình ảnh tĩnh mạch có thể quan sát thấy là rất
rõ nét. Với chế độ này hình ảnh quan sát được
gần như không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng
ngoài môi trường cũng như bề dày lớp mỡ
dưới da. Tuy nhiên, ở chế độ này việc tăng
nhiệt độ cục bộ ở những vùng được chiếu
trong khoảng thời gian lớn bắt đầu có ý nghĩa.
Chúng tôi khuyến cáo, chỉ sử dụng chế độ này
với những trường hợp đặc biệt hoặc sử dụng
trong việc giảng dạy cho những người mới
bắt đầu làm quen với kĩ thuật này.
Khi chiếu BVDD ở chế độ test sâu trên cổ tay
(hình 6d) hình ảnh tĩnh mạch có thể quan sát
thấy vẫn hết sức rõ nét. Bề dày lớp mô mà
bức xạ phải truyền qua lớn hơn ở ba trường
hợp trước nhưng kết quả hình ảnh tĩnh mạch
thu được vẫn đáp ứng khá tốt yêu cầu ban đầu
đề ra.
Kết quả quan sát tĩnh mạch trên các vị trí
khác của cơ thể như cánh tay, bàn chân bước
đầu cũng cho thấy hết sức khả quan. Ở những
vùng đó chúng tôi chủ yếu sử dụng chế độ
chiếu test nông và test sâu. Chúng tôi đang
mở rộng nghiên cứu ứng dụng của BVDD
trong việc hỗ trợ quan sát hình ảnh một số
bệnh ung thư nông.
3.5. Đánh giá, nhận xét
Thiết bị BVDD tạo ra hình ảnh 2D, 3D (nếu
kết hợp với các thiết bị khác) của vùng soi
chiếu trên cơ thể. Quan sát trực tiếp bằng mắt
thường vào hình ảnh ta thấy được một số cấu
trúc bên trong da là hệ thống mạch máu từng
lớp theo chiều sâu.
Trịnh Ngọc Hiến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(06): 362 - 366
Email: jst@tnu.edu.vn 366
Thiết bị có ưu điểm là đơn giản, dễ dàng sử
dụng, hình ảnh rõ nét có thể quan sát bằng
mắt. Vùng ánh sáng phát ra nằm trong vùng
màu đỏ của quang phổ vì thế gần như không
có hại cho mắt cũng như da.
Phương pháp chụp hình ảnh dựa trên nguyên
lý hấp thụ năng lượng của khối chất là
phương pháp mới trong chẩn đoán hình ảnh
tại Việt Nam, vì thế chúng tôi vẫn tiếp tục
nghiên cứu, nâng cấp và mở rộng ứng dụng
cho thiết bị.
4. Kết luận
Đã thiết kế chế tạo thành công BVDD với các
thông số cơ bản (khả năng chiếu sâu qua lớp
mô lớn nhất 35 cm). Thiết bị không gây
bỏng phần soi chiếu, phát ánh sáng đỏ (bước
sóng chính 633 nm là bức xạ lành, không gây
tác dụng phụ), có ba chế độ soi chiếu, cường
độ sáng cực đại 98238 lux, hình ảnh quan sát
trực tiếp bằng mắt thường.
Đã tiến hành khảo sát các thông số an toàn khi
sử dụng thiết bị ở các chế độ (khởi động, kiểm
tra nông, kiểm tra sâu) trong lấy tĩnh mạch.
Tiến hành đo thử nghiệm trên tình nguyện viên
là trẻ em cho kết quả ban đầu tương đối tốt.
Thiết bị BVDD hứa hẹn có thể nâng cấp, kết
hợp... để tạo ra những kết quả tốt hơn nữa
trong việc hỗ trợ cho y bác sĩ khi thực hiện
các kĩ thuật tiêm truyền và lấy máu.
Lời cảm ơn
Cảm ơn đề tài T2018 –PC-125 đã hỗ trợ
hoàn thành công trình trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES
[1]. WHO, Strategy for the safe and appropriate
use of injection worldwide, Geneva, 2010.
[2]. Ministry of Health, Basic competence
standards of Vietnamese nurses issued with
decision No. 1352/QD-BYT dated April
4,2012 of Ministry of Health, Hanoi, 2012.
[3]. Ministry of Health, Guideline on safe
injection in healthcare facilities issued with
decision No. 3671/QD-BYT dated September
27,2012 of Ministry of Health, Hanoi, 2012.
[4]. Nguyen. T. H. T, “Safety injection and
associated factors among nurses in national
hospital of pediactrics,” Journal of medicine
research, vol. 112, no. 3, pp. 101-109, 2018.
[5]. Pham. V. T, Tran. T. M. P, and Bui. T. M. A,
“The evaluation of safe injection at Ha Dong
general hospital, Hanoi, 2012,” Journal of
practical medicine, vol. 841, no. 9, pp. 82-88,
2012.
[6]. A. Roggan, M. Friebel, K. Dirschel, A. Hahn,
and G. Muller, “Optical properties of
circulating human blood in the wavelength
range 400–2500 nm,” Journal of Biomedical
Optics, vol. 4, no. 11, pp. 36-46, 1999.
[7]. M. Uyuklu, M. Canpolat, H. J. Meiselman,
and O. K. Baskurt, “Wave length selection in
measuring red blood cell aggregation based
on light transmittance,” Journal of Biomedical
Optics, vol. 16, no. 11, pp. 1-9, 2011.
[8]. O. K. Baskurt, M. Uyuklu, M. R. Hardeman,
and H. J. Meiselman, “Photometric
measurements of red blood cell aggregation:
light transmission versus light reflectance,”
Journal of Biomedical Optics, vol. 14, no. 5,
pp. 1-6, 2009.
[9]. A. Gaspar-Rosas, and G. B. Thurston,
“Erythrocyte aggregate rheology by
transmitted and reflected light,” Biorheology,
vol. 25, no. 3, pp. 471-487, 1988.
[10]. S. Shin, Y. Yang, and J. S. Suh,
“Measurement of erythrocyte aggregation in a
microchip-based stirring system by light
transmission,” Hemorheology and
Microcirculation, vol. 41, no. 3, pp. 197-200,
2009.
[11]. G. M. Van Leeuven, J. J. Lagendijk, B. J.
Van Leersum, A. P. Zwamborn, S. N.
Hornsleth, and A. N. Kotte, “Calculation of
change in brain temparature due to exposure
to a mobile phone,” Phys. Med. Biol, vol. 44,
no. 26, pp. 2367-2379, 1999.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
thiet_ke_che_tao_va_ung_dung_thiet_bi_soi_mach_mau_bvdd_tron.pdf