Thiết kế Chung cư C9 khu qui hoạch dân cư P2 và 7 - Q10

TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH A/SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TRÌNH 1 . VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TRÌNH: Công trình được xây tại khu quy hoạch dân cư phường 2 & 7 Q10 TP .HCMTrong những năm gần đây, mức độ đô thị hóa ngay càng nhanh, mức sống của người dân ngày một nâng cao kéo theo đó là nhu cầu về sinh hoạt ăn ở, nghỉ ngơi, giải trí cũng tăng lên không ngừng, đòi hỏi một không gian sống tốt hơn, tiện nghi hơn.Mặt khác với xu hướng hội nhập, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hòa nhập cùng xu thế phát triển của thời đại nên sự đầu tư xây dựng các công trình nhà ở cao tầng thay thế các công trình thấp tầng, các khu dân cư xuống cấp là rất cần thiết.Bên cạnh đó, việc hình thành các cao ốc văn phòng, chung cư cao tầng không những đáp ứng nhu cầu về cơ sở hạ tầng mà còn góp phần tích cực vào việc tạo nên một bộ mặt cảnh quan đô thị của thành phố, với tầm vóc của một thành phố năng động, hội nhập.Công trình được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho nhân dân trong và ngoài thành phố. 2 . ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TRÌNH: Công trình gồm một tầng trệt và 11 tầng lầu .Công trình có tất cả hai hồ nước mái được đặt trên tầng mái, máy bơm sẽ đưa nước từ dưới lên hai bể nước này, nước từ mỗi hồ nước mái này sẽ dành một nửa cung cấp nước sinh hoạt cho các căn hộ, một nửa của mỗi hồ dành cho việc phòng hỏa.Hệ thống giao thông công trình: gồm có hai thang bộ và bốn thang máy, phục vụ cho việc đi lại của các thành viên trong các căn hộ .Hệ thống điện, điện thoại được đưa tới tất cả các căn hộ .Công trình nằm trong một khu qui hoạch dân cư với nhiều chung cư. Vấn đề thiết kế và qui hoạch kiến trúc của công trình cũng được quan tâm. 3 . MỘT SỐ CÁC THÔNG SỐ VỀ KÍCH THƯỚC CỦA CÔNG TRÌNH: Tổng chiều cao công trình là 38.8m ( tính từ mặt đất ).Tổng chiều dài công trình là 63.35m, tổng chiều rộng là 25m.Tầng trệt cao 4 m Tiện cho việc giao tiếp, họp hành nơi tập thểCác tầng lầu cao 3.2m, bao gồm các căn hộ. 4 . CẤP CÔNG TRÌNH: Do yêu cầu sử dụng lâu dài, đồng thời do yếu tố quan trọng của công trình nên công trình được xây dựng với công trình cấp 1.Bậc chịu lửa: 1.Độ bền vững: 100 năm. B/GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC VÀ QUY HOẠCH Kiến trúc của công trình đảm bảo đúng chức năng là một khối văn phòng làm việc, thể hiện kiến trúc mang tính trang nghiêm nhưng cũng đảm bảo sự hài hòa và phù hợp.Các phân khu của công trình phù hợp với từng chức năng riêng, được bố trí phù hợp với hướng ánh sáng, hướng gió đảm bảo thông thoáng tự nhiên.Mặt bằng bố trí mạch lạc, rõ ràng, thuận lợi cho việc bố trí giao thông trong công trình, đơn giản hơn cho các giải pháp kết cấu và các giải pháp kiến trúc khác.Mặt bằng ít có diện tích phụ.Về mặt tạo hình kiến trúc, kiến trúc của công trình rất phù hợp về chiều cao của công trình bên cạnh. So với các công trình bên cạnh, tuy công trình cao hơn nhưng chiều cao được nâng dần rất hài hòa .Các ô cửa kính khung nhôm, các ban công với các chi tiết cột tròn kết hợp với đường cong của mái tạo thành mảng trang trí độc đáo cho công trình. 1/ Phân Khu Chức Năng Của Công Trình: Công trình bao gồm 11 tầng :tầng trệt. 11 tầng điển hình Phân khu chức năng: Tầng trệt (cao 4m): - Tiện cho việc giao tiếp, họp hành nơi tập thể. - Phòng làm việc chuyên viên . Tầng 1-11 (cao 3.2m): - Là tầng điển hình được bố trí các phòng giống nhau, phân khu chức năng theo chiều cao. - Phòng ở của dân. 2/ Giao Thông Nội Bộ: - Hệ thống giao thông nội bộ được bố trí phù hợp. Giao thông trên từng tầng thông qua hệ thống hành lang rộng rãi vách ngăn nhẹ, dễ di chuyển, chạy dọc và nằm ở hai bên khối tháp của công trình, bảo đảm lưu thông ngắn gọn, tiện lợi đến từng văn phòng của tầng. - Hai hệ thống cầu thang chính được bố trí tại trục giữa hệ thống giao thông phục vụ cho hai khối nhà riêng biệt. Thêm vào đó là hệ thống cầu thang nhỏ nội bộ thỏa mãn nhu cầu giao thông chính. - Ở giữa bố trí hệ thống cầu thang máy giúp tăng độ ổn định của công trình đồng thời liên lạc đến các tầng. Hệ thống bao gồm 4 thang máy khách, mỗi cái 13 người, tốc độ 120mpm, chiều rộng cửa 1000m, đảm bảo nhu cầu lưu thông cho khoảng 200 người với thời gian chờ đợi khoảng 40 giây. 3/ Hệ Thống Cấp Điện: - Nguồn điện được lấy từ mạng lưới của tỉnh 15KW được nối trực tiếp vào mạng lưới điện quốc gia. Ống dẫn điện được đặt ngầm dưới đất đi vào trạm biến thế của công trình. - Điện áp sử dụng: 380/220V. - Điện năng phục vụ cho các khu vực của tòa nhà được cung cấp từ máy biến áp đặt tại tầng trệt theo các ống riêng chạy từ máy biến áp lên các tầng. - Điện dự phòng cho toà nhà do 02 máy phát điện diezel cung cấp. Khi nguồn điện cung cấp chính bị mất vì bất kỳ lý do nào, máy phát điện sẽ cung cấp cho những thiết bị sau: + Hệ thống chiếu sáng. + Biến áp điện và hệ thống cáp. + Các hệ thống phòng cháy chữa cháy. + Hệ thống máy vi tính điều khiển. + Các văn phòng làm việc chính. + Hệ thống thang máy. Hệ thống đường dây điện được đặt ngầm, được bố trí theo yêu cầu an toàn cao, tránh nhiệt, tránh ẩm, dễ sửa chữa khi bị hỏng và dễ thi công. 4/ Hệ Thống Cấp Thoát Nước: - Nước từ hệ thống cấp nước chính của thành phố được bơm trực tiếp vào bể nước đặt tại tầng mái. Việc điều khiển quá trình bơm được thực hiện hoàn toàn tự động thông qua hệ thống van phao tự động. Từ đó theo các đường ống dẫn đến mọi vị trí trong công trình. - Ống được bố trí trong các hệ thống gen kỹ thuật. - Nước mưa trên mái, ban công được thu vào phễu và chảy theo riêng một ống đặt ở 4 cạnh nhà và thoát ra một hệ thống chung. - Nước thải từ các buồng vệ sinh có riêng 1 hệ thống để dẫn về bể xử lý nước thải, sau khi xử lý mới được thoát ra ống chung. 5/ Hệ Thống Chiếu Sáng: Chủ yếu lấy nguồn ánh sáng thiên nhiên với một hệ thống cửa kính phân bố rộng khắp. 6/ Hệ Thống Chống Sét: Tất cả các khu nhà, máy móc đều có dây nối đất. Đo điện trở suất của đất để thiết kế. 7/ Hệ Thống Điện Lạnh, Thông Gió: - Sử dụng hệ thống điều hòa không khí trung tâm, khí tươi sau khi được xử lý và làm lạnh sẽ được thổi đến các khu vực bằng những đường ống chạy theo các hộp gen đặt trong khối cầu thang theo phương thẳng đứng và chạy trong trần theo phương ngang phân bố đến các vị trí tiêu thụ. - Tại mỗi vị trí tiêu thụ sẽ có bộ điều chỉnh và rơle nhiệt tự động để bảo đảm duy trì nhiệt độ phù hợp với yêu cầu cá nhân. - Bố trí hệ thống quạt gió tại tất cả các khu vực có yêu cầu làm lạnh để thu hồi khí bẩn và thải ra ngoài, đồng thời làm cho không khí được tuần hoàn và trong sạch. 8/ Hệ Thống Phòng Cháy -Chữa Cháy: Hệ thống báo cháy: Thiết bị phát hiện báo cháy được bố trí ở mỗi tầng và mỗi phòng. Ở nơi công cộng ở mỗi tầng, mạng lưới báo cháy có gắn đồng hồ và đèn báo cháy khi phát hiện được, phòng quản lý nhận tín hiệu báo cháy thì kiểm soát và khống chế hỏa hoạn cho công trình. Hệ thống cứu hỏa: (bằng hóa chất và nước) - Trang bị các bộ súng cứu hỏa (ống vải gai đường kính 20, dài 25m, lăng phun đường kính 13mm) đặt tại phòng trực, có 1 hoặc 2 vòi cứu hỏa ở mỗi tầng tùy thuộc vào khoảng không ở mỗi tầng và ống nối được cài từ tầng 01 đến vòi chữa cháy và có bảng thông báo cháy. - Các đầu phun nước được lắp đặt ở tất cả các tầng theo khoảng cách 3m một cái và được nối với các hệ thống chữa cháy các thiết bị khác bao gồm bình chữa cháy khô tại tất cả các tầng, đèn báo các cửa thoát hiểm, đèn báo khẩn cấp tại tất cả các tầng. - Nước cứu hỏa được dẫn trực tiếp từ hồ nước mái . - Sử dụng một số lượng lớn các bình cứu hỏa hóa chất đặt tại các nơi quan yếu (cửa ra vào, kho, chân cầu thang mỗi tầng ) Khu vực thang bộ thoát hiểm: - Cửa vào ***g thang dùng loại tự sập nhằm ngăn ngừa khói xâm nhập, cửa được làm bằng kim loại chịu nhiệt đảm bảo chịu được đám cháy trong 2 giờ. - Trong ***g thang bố trí hệ thống điện chiếu sáng tự động. - Hệ thống thông gió động lực cũng được thiết kế để hút khói ra khỏi luồng thang chống ngạt. 9/ Hệ Thống Kỹ Thuật Khác: Hệ thống truyền hình: - Hệ thống thu tín hiệu truyền hình chính được đặt ở nóc nhà tiếp nhận các kênh truyền hình từ vệ tinh và đài truyền hình, phối hợp và khuyếch đại rồi truyền đến các phòng bằng cáp chuyên dụng. Hệ thống điện thoại fax: - Đường dây điện thoại chính được nối vào đường dây điện thoại và trạm dịch vụ liên lạc đặt tại tầng trệt, từ đây được nối với các hộp dây đặt tại mỗi tầng rồi dẫn đến các vị trí đặt điện thoại vệ tinh. - Các điện thoại nội bộ nối kết với bên ngoài bằng tổng đài nội bộ tự động đặt tại tầng trệt. C/ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU THUỶ VĂN Khu vực khảo sát nằm ở TP HCM nên mang đầy đủ tính chất chung của vùng. Đây là vùng có nhiệt độ tương đối ôn hoà. Nhiệt độ hàng năm 270C chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng cao nhất (thường là tháng 4) và thấp nhất (thường tháng 12 ) khoảng 100C. Khu vực TP giàu nắng, hàng năm có từ 2500-2700 giờ nắng. Thời tiết hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (trung bình có 160 ngày mưa trong năm). Độ ẩm trung bình từ 75-80 %. Hai hướng gió chủ yếu là Tây-Tây Nam và Bắc- Đông Bắc. Tháng có sức gió mạnh nhất là tháng 08.Tháng có sức gió yếu nhất là tháng 11. Tốc độ gió lớn nhất là 28m/s. Nhìn chung TP.HCM ít ảnh hưởng của bão và áp thấp thiệt đới từ vùng biển Hoa Nam mà chỉ chịu ảnh hưởng gián tiếp. CÓ ĐẦY ĐỦ BẢN VẼ VÀ THUYẾT MINH

doc38 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế Chung cư C9 khu qui hoạch dân cư P2 và 7 - Q10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG V: TÍNH TOÁN KHUNG NGANG TRỤC 5 (KHUNG NGUY HIỂM ) I) SƠ ĐỒ MẶT BẰNGVÀ MẶT ĐỨNG: II)SƠ BỘ CHỌN KÍCH THƯỚC TIẾT DIỆN: Số liệu tính toán : Bê tông M300 :Rn=130 KG/cm2 ,Rk =10 KG/cm2 Cốt thép A I và A II :F <12 có Ra = 2300 KG/cm2 : F>12 có Ra = 2800 KG/cm2 1/Kích thước dầm: a)Dầm ngang +Nhịp công son :200x400mm +Nhịp AB=CD =>chọn hdn=600mm ,bdn=300mm +Nhịp BC: =>chọn hdn=500mm ,bdn=250mm b)Dầm dọc =>chọn hdd=500mm ,bdd=250mm Dầm môi :200x400mm 2/Kích thước cột: Sơ đồ mặt bằng truyền tải vào cột Xét tải trọng truyền xuống một cột bất kì,giả sử cột C.Gọi diện tích truyền tải tầng i Là:Si = Tổng lực dọc tầng bất kỳ truyền xuống cột: N= Tải trọng tính toán gồm: -Trọng lượng bản thân các lớp cấu tạo sàn là gs (KG/m2) -Hoạt tải:Ps (KG/m2) -Trọng lượng bản thân dầm dọc gdd= 0.25´(0.5-0.12)´1,1´2500=261.25KG/m -Trọng lượng bản thân dầm ngang +Nhịp công son: gcs=0.2*(0.4-0.12)*1.1*2500=154 KG/m +Nhịp AB=CD gAB= 0.3´(0.6-0.12)´1,1´2500=396 KG/m +Nhịp BC: gBC= 0.25´(0.5-0.12)´1,1´2500=261.25 KG/m - Trọng lượng bản thân tường gt == 0.2 ´3.2´1,1´1800=1267 KG/m *Cột trục A-5 (D-5): -Diện tích truyền tải: SA5= *Tầng 9-10 NA(9-10)=[(gs+ps)Si +gdn(trongS)+gdd(trongS) +gt(trongS)] =[(429.6+180)*33+(154+1267)*1.5+(396 +1267)*4+(261.25+1267)*6]*2 =38069.8*2=76140KG Thực tế cột còn chịu mô men do gió nên ta tăng lực dọc tính toán lên 1,2Nc Ntt =1,2Nc=1,2´77438=91368 KG Tiết diện cột đựơc xác định sơ bộ như sau: Fc== 703 cm2. Chọn cột có kích thước :bcxhc=25*30 cm Gc=0.25*0.3*3.2*2500*1.1=660 KG *Tầng 7-8 NA(7-8)=NA(9-10)*4+gc=38069.8*4+660*2=153599KG Thực tế cột còn chịu mô men do gió nên ta tăng lực dọc tính toán lên 1,2Nc Ntt =1,2Nc=1,2´153599=184319 KG Tiết diện cột được xác định sơ bộ như sau: Fc==1418 cm2. Chọn cột có kích thước :bcxhc=30x40 cm Gc=0.30*0.4*3.2*1.1*2500= 1056 KG *Tầng 5-6 NA(5-6)=NA(9-10)*6+gc=38069.8*6+660*2+1056*2 =231851 KG Thực tế cột còn chịu mô men do gió nên ta tăng lực dọc tính toán lên 1,2Nc Ntt =1,2Nc=1,2´231851 =278221KG Tiết diện cột đựơc xác định sơ bộ như sau: Fc==2140 cm2 Chọn cột có kích thước :bcxhc=40x50cm Gc=0.4*0.5*3.2*1.1*2500=1760 KG *Tầng 3-4 NA(3-4) =NA(9-10)*8+gc=38069.8*8+660*2+1056*2+1760*2 =311510 KG Thực tế cột còn chịu mô men do gió nên ta tăng lực dọc tính toán lên 1,2Nc Ntt =1,2Nc=1,2´311510 = 373812 KG Tiết diện cột đựơc xác định sơ bộ như sau: Fc==2875cm2. Chọn cột có kích thước :bcxhc=50x60cm Gc=0.5*0.6*3.2*1.1*2500=2640 KG *Tầng trệt-1-2 NA(T-1-2) =NA(9-10)*11+gc=38069.8*11+660*2+1056*2+1760*2+ +2640*2 =431000 KG Thực tế cột còn chịu mô men do gió nên ta tăng lực dọc tính toán lên 1,2Nc Ntt =1,2Nc=1,2´438139 =517200 KG Tiết diện cột được xác định sơ bộ như sau: Fc==3978 cm2. Chọn cột có kích thước :bcxhc=50x70cm *Cột trục B-5 (C-5): -Diện tích truyền tải: SB5= *Tầng 9-10 NB(9-10)=[(gs+ps)Si +gdn(trongS)+gdd(trongS) +gt(trongs)] =[(429.6+180)*42+(396+1267)*4+(261.25+1267)*3+(261.25+1267)*6]*2 =46010*2=92020 KG Thực tế cột còn chịu mô men do gió nên ta tăng lực dọc tính toán lên 1,2Nc Ntt =1,2Nc=1,2´92020=110424 KG Tiết diện cột đựơc xác định sơ bộ như sau: Fc== 850cm2. Chọn cột có kích thước :bcxhc=30*30 cm Gc=0.3*0.3*3.2*2500*1.1=792 KG *Tầng 7-8 NB(7-8)=NB(9-10)*4+gc=46010*4+792*2=185624 KG Thực tế cột còn chịu mô men do gió nên ta tăng lực dọc tính toán lên 1,2Nc Ntt =1,2Nc=1,2´185624 =222749 KG Tiết diện cột được xác định sơ bộ như sau: Fc==1714 cm2. Chọn cột có kích thước :bcxhc=30x40cm Gc=0.3*0.4*3.2*1.1*2500= 1056 KG *Tầng 5-6 NB(5-6)=NB(9-10)*6+gc=46010*6+792*2+1056*2 =279756 KG Thực tế cột còn chịu mô men do gió nên ta tăng lực dọc tính toán lên 1,2Nc Ntt =1,2Nc=1,2´279756 = 335707 KG Tiết diện cột đựơc xác định sơ bộ như sau: Fc==2582cm2. Chọn cột có kích thước :bcxhc=40x50cm Gc=0.4*0.5*3.2*1.1*2500=1760 KG *Tầng 3-4 NB-34 =NB- 910*8+gc=46010*8+792*2+1056*2+1760*2 =375296KG Thực tế cột còn chịu mô men do gió nên ta tăng lực dọc tính toán lên 1,2Nc Ntt =1,2Nc=1,2´375296 = 450355 KG Tiết diện cột được xác định sơ bộ như sau: Fc==3464cm2. Chọn cột có kích thước :bcxhc=50x60cm Gc=0.5*0.6*3.2*1.1*2500=2640 KG *Tầng trệt-1-2 NB-T12 =NB- 910*11+gc=46010*11+792*2+1056*2+1760*2 +2640*2 =518606 KG Thực tế cột còn chịu mô men do gió nên ta tăng lực dọc tính toán lên 1,2Nc Ntt =1,2Nc=1,2´518606=622327 KG Tiết diện cột đựơc xác định sơ bộ như sau: Fc==4787 cm2. Chọn cột có kích thước :bcxhc=60x70cm Bảng kết quả chọn sơ bộ tiết diện cột *Cột trục A-5 (D-5 ) Tầng Số tầng N (KG) Hệ số Rn (KG/cm2) Fc (cm2) B (cm) H (cm) 9 -10 2 76140 1.2 130 703 30 30 7 - 8 2 153599 1.2 130 1418 30 40 5 - 6 2 231851 1.2 130 2140 40 50 3 - 4 2 311510 1.2 130 2875 50 60 Trệt-1-2 3 431000 1.2 130 3978 50 70 *Cột trục B-5 (C-5 ) Tầng Số tầng N (KG) Hệ số Rn (KG/cm2) Fc (cm2) B (cm) H (cm) 9 -10 2 92020 1.2 130 850 30 30 7 - 8 2 185624 1.2 130 1714 30 40 5 - 6 2 279756 1.2 130 2582 40 50 3 - 4 2 375296 1.2 130 3464 50 60 Trệt-1-2 3 518606 1.2 130 4787 60 70 III)XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN DẦM KHUNG TRỤC 5 1)Sơ dồ truyền tải: A)TĨNH TẢI: 1/Xét tầng mái a)Tải phân bố đều: -Trọng lượng bản thân dầm khung +Dầm công son: gcs=0.2*(0.4-0.12)*1.1*2500=154 KG/m +Nhịp AB=CD gAB= 0.3´(0.6-0.12)´1,1´2500=396 KG/m +Nhịp BC: gBC= 0.25´(0.5-0.12)´1,1´2500=261 KG/m -Tải trọng do sàn truyền vào: *NhịpAB=CD: + Do sàn Ô1: Tải có dạng hình thang,trị số lớn nhất là gs1*6/2(KG/m) g1=6*gS1=6*429.6=2577.6 KG /m * Nhịp BC : +Do sàn Ô8 truyền vào : Tải có dạng hình thang trị số lớn nhất là gs8*4.4/2(KG /m) g8 = 4.4*429.6/2 = 945.12 KG/m +Do sàn Ô5 truyền vào : Tải có dạng hình thang trị số lớn nhất : gs5*3.5/2(KG /m) g5 = 3.5*429.6/2 = 751.8 KG/m b/ Tải tập trung tại các nút *Nút ở đầu côngson cách trục A -Do sàn truyền vào dầm môi Gcs=KG -Do trọng lượng dầm môi truyền vào: KG =>Ncs=1933.2+924=2857.2 KG *Nút trục A(Trục D) -Do sàn truyền vào Gs=(4.5+9)*429.6=5800 KG -Do dầm dọc truyền vào Gd = bdd*(hdd –hs)*n*g*B = 0.25*(0.5-0.12)*1.1*2500*(3+3) = 1567.5 KG =>NAm=Gs+Gd=5800+1567.5=7367.5 KG *Nút trục B (=nút trụcC) -Do sàn truyền vào GS= (9+3.95)*429.6= 5563 KG -Do dầm dọc truyền vào Gd = bdd*(hdd –hs)*n*g*B = 0.25*(0.5-0.12)*1.1*2500*(3+3) = 1567.5 KG =>NBm=Gs+Gd=5563+1567.5=7130.5 KG TẠI NÚT A VÀ B DO CỘT HỒ NƯỚC MÁI TRUYỀN XUỐNG +Khối lượng hồ nước mái - Trọng lượng cột Gd = bc*hc*h*n*g = 0.3*0.3*2.8*1.1*2500 = 693 KG -Trọng lượng bản nắp Gbn = Sdi* ni * gi * l1 * l2 = 448.1*6*8 = 21509KG -Trọng lượng dầm nắp Dn1 GDn1 = bd*(hd –hb)*n*g*l*2 = 0.3*(0.5-0.1)*1.1*2500*8*2 =5280 KG -Trọng lượng dầm nắp Dn2 GDn2 = bd*(hd –hb)*n*g*l*2 = 0.2*(0.4-0.1)*1.1*2500*6*2 =1980 KG -Trọng lượng dầm nắp Dn3 GDn3 = bd*(hd –hb)*n*g*l = 0.2*(0.4-0.1)*1.1*2500*6 =990 KG -Trọng lượng bản thành Gbt = Sdi* ni * gi * l1 * l2 = 374 *8*2 = 5984 KG -Trọng lượng bản đáy Gbđ = Sdi* ni * gi * l1 * l2 = 536.1*6*8 = 25733 KG -Trọng lượng dầm đáy Dd1 GDđ1 = bd*(hd –hb)*n*g*l*2 = 0.3*(0.7-0.15)*1.1*2500*8*2 =7260 KG -Trọng lượng dầm đáy Dd2 GDđ2 = bd*(hd –hb)*n*g*l*2 = 0.3*(0.5-0.15)*1.1*2500*6*2 =3465 KG -Trọng lượng dầm đáy Dd3 GDđ3 = bd*(hd –hb)*n*g*l*2 = 0.3*(0.5-0.15)*1.1*2500*6 =1732.5 KG -Trọng lượng nước trong hồ Gn = gn *n*v = 1000 *1.1*8*6*2 = 105600 KG =>SG = 693 + 21509 + 5280 + 1980 +990 +5984 + 25733 + 7260 + 3465+1732.5 + 105600 = 180226.5 KG Bảng kết quả tính tải tập trung tại các nút tầng mái Nút Tải(KG) Công son Nút trục A Nút trục B Nút trục C Nút trục D Nm 2857.2 7367.5 7130.5 7130.5 7367.5 G( hồ nước) 45057 45057 Tổng 2857.2 52425 52188 7130.5 7367.5 2/Tầng trệt đến tầng 11 a.Tải phân bố đều -Trọng lượng bản thân dầm khung +Dầm công son: gcs=0.2*(0.4-0.12)*1.1*2500=154 KG/m +Nhịp AB=CD gAB= 0.3´(0.6-0.12)´1,1´2500=396 KG/m +Nhịp BC: gBC= 0.25´(0.5-0.12)´1,1´2500=261.25 KG/m -Trọng lượng tường xây trên dầm quy về tải chử nhật: gt = bt.ht.ng.gt =0.2x3.2x1,1´1800= 1267.2 KG/m -Tải trọng do sàn truyền vào: *NhịpAB=CD: + Do sàn Ô1: Tải có dạng hình thang,trị số lớn nhất là gs1*6/2(KG/m) g1=6*gS1=6*429.6=2577.6 KG /m * Nhịp BC : +Do sàn Ô8 truyền vào : Tải có dạng hình thang trị số lớn nhất là gs8*4.4/2(KG /m) g8 = 4.4*429.6/2 = 945.12 KG/m +Do sàn Ô5 truyền vào : Tải có dạng hình thang trị số lớn nhất : gs5*3.5/2(KG /m) g5 = 3.5*429.6/2 = 751.8 KG/m b/ Tải tập trung tại các nút *Nút ở đầu công son cách trục A -Do sàn truyền vào dầm môi Gcs=KG -Do trọng lượng dầm môi truyền vào: KG -Do tường truyền vào Gt = bt.ht.ng.gt =0.1x3.2x1,1´1800= 634KG =>Ncs=1933+924+634=3491 KG *Nút trục A (=Trục D) -Do sàn truyền vào Gs=(4.5+9)*429.6=5800 KG -Do dầm dọc truyền vào Gd = bdd*(hdd –hs)*n*g*B = 0.25*(0.5-0.12)*1.1*2500*(3+3) = 1567.5 KG -Do tường xây trên dầm dọc truyền vào Gt = bt.ht.ng.gt*B =0.2x3.2x1,1´1800*6= 7603 KG -Do trọng lượng cột truyền xuống Gc9-10==0.3*0.3*3.2*1.1*2500=660 KG Gc7-8==0.3*0.4*3.2*1.1*2500=1056 KG Gc5-6==0.4*0.5*3.2*1.1*2500=1760 KG Gc3-4==0.5*0.6*3.2*1.1*2500=2640 KG Gc1-2==0.5*0.7*3.2*1.1*2500=3080 KG Gctrệt ==0.5*0.7*4*1.1*2500=3850 KG Bảng tính kết quả lực tập trung tại nút trục A Tải N Gs Gd Gt Gc9-10 Gc7-8 Gc5-6 G3-4 Gc1-2 Gct Tổng NA9-10 5800 1567.5 7603 660 15631 NA7-8 5800 1567.5 7603 1056 16027 NA5-6 5800 1567.5 7603 1760 16731 NA3-4 5800 1567.5 7603 2640 17611 NA1-2 5800 1567.5 7603 3080 18051 NAtr 7603 3850 11453 *Nút trục B (=nút trục C) -Do sàn truyền vào GS= (9+3.95)*429.6= 5563 KG -Do dầm dọc truyền vào Gd = bdd*(hdd –hs)*n*g*B = 0.25*(0.5-0.12)*1.1*2500*(3+3) = 1568 KG -Do tường xây trên dầm dọc truyền vào Gt = bt.ht.ng.gt*B =0.2x3.2x1,1´1800*6= 7603 KG -Do trọng lượng cột truyền xuống Gc9-10==0.3*0.3*3.2*1.1*2500=792 KG Gc7-8==0.3*0.4*3.2*1.1*2500=1056 KG Gc5-6==0.4*0.5*3.2*1.1*2500=1760 KG Gc3-4==0.5*0.6*3.2*1.1*2500=2640 KG Gc1-2==0.6*0.7*3.2*1.1*2500=3696 KG Gctrệt ==0.6*0.7*4*1.1*2500=4620 KG Bảng tính kết quả lực tập trung tại nút trục B Tải N Gs Gd Gt Gc9-10 Gc7-8 Gc5-6 G3-4 Gc1-2 Gct Tổng NB9-10 5563 1568 7603 792 15526 NB7-8 5563 1568 7603 1056 15790 NB5-6 5563 1568 7603 1760 16494 NB3-4 5563 1568 7603 2640 17374 NB1-2 5563 1568 7603 3696 18430 NBtr 7603 4620 12223 B.HOẠT TẢI 1/Tầng trệt đến tầng mái a)Tải phân bố: -Tải trọng do sàn truyền vào: *NhịpAB=CD: + Do sàn Ô1 : Tải có dạng hình thang,trị số lớn nhất : ps1=6*p1=6*180=1080KG/m * Nhịp BC : +Do sàn Ô8 truyền vào : Tải có dạng hình thang trị số lớn nhất : KG/m +Do sàn Ô5 truyền vào : Tải có dạng hình thang trị số lớn nhất : KG/m b/ Tải tập trung tại các nút *Nút ở đầu công son cách trục A -Do sàn truyền vào dầm môi Pcs=KG *Nút trục A (=Nút trục D) -Do sàn truyền vào PA1=4. 5*240=1080 KG PA2=9*180=1620 KG *Nút trục B và dầm (=nút trùc C và dầm) -Do sàn truyền vào PB1=9*180=1620 KG PB2=180*(2.2*2.2)/2 + 360*(1.75*1.75)/2=435.6+551.25=987 KG Nút Công son A B C D Tải(KG) A1 A2 B1 B2 C1 C2 D1 D2 P 1080 1080 1620 1620 987 1620 987 1080 1620 Tổng 1080 2700 2607 2607 2700 2. Hoạt tải gió Tải trọng gió tác dụng lên khung gồm 2 phần :gió động và gió tĩnh ,ở đây ta chỉ xét phần gió tĩnh.( do công trình có chiều cao 36m<40m nên không cần tính gió động) -Gió đẩy :Wđ=Wo*k*c*n*B -Gió hút: Wh=Wo*k*c’*n*B -Trong đó: Wo=95 KG/m2 : áp lực gió tiêu chuẩn tra bảng ,theo bản đồ phân vùng địa danh hành chánh ( TCQP –TCVN-2737 -1995) công trình nằm ở TP.HCM ,thuộc vùng IIA ít chịu gió bảo. K :hệ số ảnh hưởng kể đến độ cao so với mốc chuẩn và địa hình (bảng 5 TCVN-2737-1995) ng=1.2 :hệ số tin cậy B=6 :bề rộng đón gió của khung đang xét C và c’ :hệ số khí động phụ thuộc vào hình dạng công trình. Giã sữ công trình nằm ở địa hình IIA ,tra trong TCQP 2737-1995 ta được : C=+0.8 và c’ = -0.6 Bảng kết quả tính cường độ gió Z (m) k Wo (KG/m2) C C’ n B (m) Wđ (KG/m) Wh (KG/m) 4 0.84 95 0.8 -0.6 1.2 6 459.648 -344.74 7.2 0.93 95 0.8 -0.6 1.2 6 508.896 -381.67 10.4 1.01 95 0.8 -0.6 1.2 6 552.672 -414.5 13.6 1.05 95 0.8 -0.6 1.2 6 574.56 -430.92 16.8 1.1 95 0.8 -0.6 1.2 6 601.92 -451.44 20.0 1.13 95 0.8 -0.6 1.2 6 618.336 -463.75 23.2 1.16 95 0.8 -0.6 1.2 6 634.752 -476.06 26.4 1.19 95 0.8 -0.6 1.2 6 651.168 -488.38 29.6 1.22 95 0.8 -0.6 1.2 6 667.584 -500.69 32.8 1.24 95 0.8 -0.6 1.2 6 678.528 -508.9 36 1.26 95 0.8 -0.6 1.2 6 689.472 -517.1 IV XÁC ĐỊNH NỘI LỰC: Để tìm được nội lực nguy hiểm trong khung ,ta tiến hành chất tải lên khung theo các trường hợp .Dùng phần mềm sap 2000 để giải và dùng phần mềm RCD để tổ hợp nội lực và tính cốt thép theo trường hợp nội lực nguy hiểm nhất trong khung V.CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤT TẢI 1 /Tĩnh tải chất đầy 2/ Hoạt tải cách tầng chẵn 3/ Hoạt tải cách tầng lẻ 4/ Hoạt tải cách nhịp chẵn 5/Hoạt tải cách nhịp lẻ 6/ Hoạt tải liền nhịp 7/ Hoạt tải liền nhịp 8/ Gió trái 9/ Gió phải Tổ hợp tải trọng: -Cấu trúc tổ hợp Tổ hợp chính :1-2;1-3;1-4;1-5;1-6;1-7;1-8;1-9 ;1-2-3 Hệ số : 1-1;1-1;1-1;1-1;1-1;1-1; 1-1;1-1 ;1-1-1 Tổ hợp phụ: 1 2 8 ; 1 3 8 ; 1 4 8 ; 1 5 8; 1 6 8; 1 7 8 ; 1 2 3 8 Hệ số : 1 0.9 0.9;1 0.9 0.9;1 0.9 0.9;1 0.9 0.9; 1 0.9 0.9 ;1 0.9 0.9; 1 0.9 0.9 0.9; 1 2 9; 1 3 9 ; 1 4 9 ; 1 5 9 ; 1 6 9 ; 179 ; 1 2 3 9 1 0.9 0.9;1 0.9 0.9;1 0.9 0.9;1 0.9 0.9;1 0.9 0.9 ;1 0.9 0.9 ; 1 0.9 0.9 0.9 Dùng phần mềm Sap 2000 để giải và từ kết quả đó ta tính được cốt thép cho Khung VI.CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ BAO : BIỂU ĐỒ BAO LỰC CẮT BIỂU ĐỒ BAO MOMENT VII/BỐ TRÍ CỐT THÉP TÍNH TOÁN CỐT THÉP KHUNG Tính toán cốt thép cho dầm khung Chọn cặp Mmax, Mmin để tính cốt dọc, Qmax để tính cốt đai, xiên. Tính cốt thép dọc: tính với tiết diện chữ nhật bxh chiều cao làm việc ho = h-a. Chọn a = 5cm Kết quả tính thép dọc dầm khung xem Phụ lục 3. Tính cốt thép ngang - Kiểm tra điều kiện hạn chế về lực cắt: Consol: AB: BC: Vậy điều kiện hạn chế thoả -Kiểm tra điều kiện tính toán: consol: AB: BC: Þ Vậy cần tính cốt đai . -Chọn đai 6 ,fđ = 0.283cm2 ,cốt đai 2 nhánh n=2 ; Rađ = 2300 KG/cm2 * Consol -Lực cốt đai phải chịu: -Khoảng cách tính cốt đai: -Khoảng cách tối đa giữa 2 cốt đai -Khoảng cách cấu tạo cốt đai h=40cm<45cm thì Uct= => Chọn U = min(Utt,Umax ,Uct)=15cm -Tính lại khả năng chịu lực -Khả năng chịu cắt của bê tông và cốt đai: Vậy cốt đai đã chọn thỏa điều kiện chịu cắt * Nhịp AB=CD -Lực cốt đai phải chịu: -Khoảng cách tính cốt đai: -Khoảng cách tối đa giữa 2 cốt đai -Khoảng cách cấu tạo cốt đai thì Uct= => Chọn U = min(Utt,Umax ,Uct)=20cm -Tính lại khả năng chịu lực -Khả năng chịu cắt của bê tông và cốt đai: Vậy cốt đai đã chọn thỏa điều kiện chịu cắt ¼ nhịp từ gối: f6a200 nhịp giữa: f6a300 * Nhịp BC -Lực cốt đai phải chịu: -Khoảng cách tính cốt đai: -Khoảng cách tối đa giữa 2 cốt đai -Khoảng cách cấu tạo cốt đai thì Uct= => Chọn U = min(Utt,Umax ,Uct)=15cm -Tính lại khả năng chịu lực -Khả năng chịu cắt của bê tông và cốt đai: Vậy cốt đai đã chọn thỏa điều kiện chịu cắt ¼ nhịp từ gối: f6a150 ¾ nhịp giữa: f6a200 b)Tính toán cốt thép cho cột - Đối với cột ta chỉ lấy kết quả tổ hợp nội lực ở hai đầu tiết diện cột . - Chọn ra 3 cặp nội lực : M+max – Ntư ; M-max - Ntư ; Nmax – Mtư -Chọn trong bản tổ hợp nội lực các cặp được coi là nguy hiểm ,không cần chú ý đến dấu moment. Cặp nội lực nguy hiển có thể là cặp có Nmax, Mtu, hoặc cả M và N cùng lớn để tính cốt thép đối xứng cho tất cả các cặp . - Cột chịu nén N là chủ yếu .Ngoài ra còn có thể bị uốn theo một phương hoặc hai phương . - Khi cột chỉ chịu một lực nén N đặt đúng dọc theo trục của nó ,cột chịu nén đúng tâm .Thực ra nén đúng tâm chỉ là trường hợp lý tưởng ,trong thực tế rất ít khi gặp . Tính cốt thép dọc Tính thép dọc cho cột theo cấu kiện chịu nén lệch tâm có tiết diện chữ nhật bxh, trường hợp thép đặt dối xứng. a) Tính dộ lệch tâm ban đầu: + Cột có độ mảnh: < 8 à không cần xét uốn dọc và từ biến. > 8 à cần xét uốn dọc và từ biến. + Xét cặp nội lực nguy hiểm nhất để tính.Theo tiêu chuẩn TCXDVN 356-2005 độ lệch tâm ea trong mọi trường hợp lấy không nhỏ hơn 1/600 chiều dài cấu kiện và 1/30 chiều cao tiết diện .Độ lệch tâm ban đầu eo lấy như sau : eo = max (e1 ; ea) + Tính độ lệch tâm do lực: e1 = M/N (cm) + Tính độ lệch tâm ngẩu nhiên: ea max b) Tính hệ số uốn dọc: h = ; Nth = ; l0 = 0,7.Hi S = 0,84 khi e0 < 0,05h khi 0,05h £ e0 £ 5h 1,22 khi e0 > 5h Kdh: hệ số kể đến tính chất dài hạn của tải trọng Kdh = 1 + Mdh và Ndh: nội lực do tải trọng dài hạn gây ra Nếu Mdh ngược chiều với M thì Mdh mang dấu âm, khi tính ra Kdh < 1 thì lấy Kdh = 1 Eb, Ea: module đàn hồi của bê tông và cốt thép Eb = 290.10-3 KG/cm2 (bê tông mác 300); Jb =(cm4 ) Ea = 21.105 kg/cm2; Ja = mt.b.ho(0,5.h - a)2 (cm4) c) Tính độ lệch tâm tính toán: e = h.e0 +h/2- a ; e' = h.e0 +h/2 - a' d) Xác định trường hợp lệch tâm: Chiều cao vùng chịu nén x = N/Rn .b Nếu x £ a0.h0 : lệch tâm lớn Nếu x > a0.h0 : lệch tâm bé e) Tính thép dọc: - Trường hợp lệch tâm lớn: Nếu x < 2a thì: + Giả thiết: tính J (cm4) , Js(cm4), Nth ; ; e + Tính diện tích cốt thép đối xứng: + Tính theo trường hợp đặc biệt : Fa = Fa' = Tính hàm lượng cốt thép Nếu x ³ 2a thì tính: Fa = Fa' = Tính hàm lượng cốt thép: ; Trường hợp lệch tâm bé: Tính lại x: Khi h.e0 £ 0,2h0 thì x = h - (1,8 + - 1,4a0) .h.e0 Khi h.e0 > 0,2h0 thì x = 1,8(e0gh - h.e0) + a0.h0 x = 1,8[0,4(1,25h - a0.h0) - h.e0] + a0.h0 Tính Fa = Fa' = Kiểm tra lại m.  Đánh giá và xử lý kết quả tính toán : Từ kết quả tính được ta thấy nhiều tiết diện có As<0 ta kết luận là kích thước tiết diện khá lớn so với yêu cầu , theo tính toán thì không cần cốt thép chịu lực ,cần thay đổi kích thước tiết diện để tính lại nhưng để đảm bảo độ cứng giữa cột và dẩm chỉ phải đặt cốt thép theo yêu cầu tối thiểu : Tính cốt thép ngang Do lực cắt trong cột khá bé nên chỉ cần đặt cốt đai theo cấu tạo : Đường kính cốt đai ³ 5và 0,25d1 (d1: đường kính lớn nhất của cốt dọc). Khoảng cách các cốt đai £ 15d2 (d2: đường kính nhỏ nhất của cốt dọc) Trong đoạn nối buộc cốt thép dọc, khoảng cách đai phải £ 10d2 Xin Xem bản vẽ KIỂM TRA ĐỘ VÕNG - Theo TCVN 5574-1991 Kết cấu bê tông cốt thép- tiêu chuẩn thiết kế , mục 1.8, độ võng giới hạn của 1 dầm có nhịp là L: + Khi L < 6m : fgh= L + Khi 6 £ L £ 7.5m : fgh= 3cm (5.44) + Khi L > 7.5 m : fgh= L - Khi qui định độ võng giới hạn , không phải do yêu cầu về công nghệ sản xuất và cấu tạo mà chỉ do yêu cầu về thẩm mĩ nên để tính toán độ võng f chỉ lấy các tải trọng tác dụng dài hạn. - Trong phần mềm SAP cho phép xuất trực tiếp giá trị chuyển vị của nút các phần tử, từ đó kiểm tra được độ võng của các dầm ta dùng các giá trị này để kiểm tra độ võng theo tiêu chuẩn trên. ------------oOo------------ + Số liệu cho trước :b,h,lo,M,N,ea + Chủng loại vật liệu bê tông cốt thép + Chuẩn bị sô liệu tính toán : + Rb,Eb ,Rs ,Rsc ,Es, + Giả thiết a,a’ ,tính ho,Za + Xét uốn dọc ,tính Ncr, + Tính e1,e0,e Tính thép đối xứng Rsc=Rs,tính x1= x x As= Đánh giá xử lý kết quả Lệch tâm lớn Lệch tâm bé TRÌNH TỰ TÍNH TOÁN CỘT NÉN LỆCH TÂM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhunghoanchinh.doc
  • docBANG COT THÉP COT.doc
  • doccauthanghoanchinh.doc
  • docChuong1_2 tongquankientruc.doc
  • docDamdochoanchinh.doc
  • docHonuoc-in.doc
  • docLoi cam on.doc
  • docMONGEP B5.doc
  • docMongEpD5.doc
  • docMongnhoiB5.doc
  • docMongnhoiD5.doc
  • docSanin.doc
  • docSOSNHV~1.DOC
  • docTILIUT~1.DOC
  • dwg1-kien truc di in.dwg
  • dwgbanvediin.dwg
Tài liệu liên quan