Thiết kế chung cư Him Lam - Nam Khanh, P 6 - Q 8 - TP. Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU 1.1 SỰ CẦN THIẾT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG. Trong một vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và của Tp HCM nói riêng, mức sống của người dân cũng được nâng cao, nhất là về nhà ở, giao thông, cơ sở hạ tầng, cùng với sự mở cửa của nền kinh tế, ngành xây dựng giữ vai trò ngày càng thiết yếu trong chiến lược phát triển đất nước, vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm rất lớn trong ngân sách nhà nước, kể cả đầu tư nước ngoài Trong đó, về nhà ở, không đơn thuần là nơi để ở, sinh hoạt, mà nó còn phải đáp ứng một số yêu cầu về tiện nghi, thẩm mỹ, mang lại tâm trạng thoải mái cho người ở. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các cao ốc chung cư, văn phòng trong các thành phố không những đáp ứng được nhu cầu về nơi ở cho một thành phố đông dân như Tp Hồ Chí Minh, nhu cầu về cơ sở hạ tầng mà còn góp phần tích cực vào việc tạo nên một bộ mặt mới của các thành phố: một thành phố hiện đại, văn minh, xứng đáng là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật của cả nước. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các nhà cao tầng cũng đã góp phần tích cực vào việc phát triển lĩnh vực xây dựng của thành phố và của cả nước, thông qua việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới trong tính toán, thiết kế, thi công Vì vậy, việc xây dựng công trình này là cần thiết đối với nhu cầu về nhà ở, góp phần vào sự phát triển kinh tế và cảnh quan đô thị của thành phố hiện nay. 1.2 ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH. 1.2.1 Quy mô công trình. CHUNG CƯ CAO TẦNG HIMLAM- NAMKHANH được xây dựng tại số 18 - Tạ Quang Bửu- P6- Q8- Tp HCM. Mặt chính của công trình tiếp giáp với đường Tạ Quang Bửu các mặt bên tiếp giáp với các công trình lân cận. Mặt bằng công trình có tổng diện tích khoảng 450m2, khoảng cách công trình đến các ranh đất kế cận là 8m. Quy mô công trình là chín lầu và một tầng mái. Mật độ xây dựng là 50.58%. Toàn bộ bề mặt chính diện của công trình được lắp các cửa sổ bằng nhôm để lấy sáng (cao 2m), xen kẽ với tường xây (cao 1.2m), các vách ngăn phòng bằng tường xây, kiến hoặc nhôm. 1.2.2 Vài nét về công trình . - Mặt bằng điển hình, mặt cắt , mặt đứng . 1.3 GIẢI PHÁP MẶT BẰNG VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG. - Số tầng: một tầng hầm, một tầng trệt, chín tầng lầu và một tầng mái. - Phân khu chức năng. Công trình được chia khu chức năng từ dưới lên. Tầng trệt: dùng làm văn phòng, sảnh, shop, cửa hàng và các khu vui chơi giải trí, hệ thống phòng kỹ thuật .Tầng 2 – 8: dùng làm căn hộ.Tầng áp mái: dùng làm phòng kỹ thuật thang máy và hồ nước mái phục vụ sinh hoặt, chữa cháy.Tầng mái: bố trí hệ thống thoát nước mưa và cột chống sét. 1.4 GIẢI PHÁP GIAO THÔNG TRONG CÔNG TRÌNH. 1.4.1. Giao thông đứng. Công trình sử dụng thang máy và thang bộ làm phương tiện vận chuyển đứng, phục vụ việc đi lại của người dân. 1.4.2 Giao thông ngang. Bao gồm các hành lang, sảnh và hiên. Hệ thống các cầu thang máy và cầu thang bộ trong công trình được đặt ở vị trí trung tâm nhằm đảm bảo cho việc đi lại thuận tiện hơn, an toàn trong việc phòng cháy chữa cháy. 1.5 CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT KHÁC. 1.5.1 Hệ thống điện. Công trình sử dụng điện được cung cấp từ 2 nguồn: lưới điện thành phố và máy phát điện riêng (kèm thêm một máy biến áp). Toàn bộ hệ thống điện được đi ngầm, ở mỗi tầng đều có lắp đặt hệ thống an toàn diện, hệ thống ngắt điện tự động . 1.5.2 Phòng cháy chữa cháy. Là nơi tập trung đông người và là nhà cao tầng nên việc phòng cháy chữa cháy rất quan trọng. Công trình được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy ở mỗi tầng và trong mỗi phòng. Các hệ thống báo cháy tự động được lắp đặt ở từng khu vực. Ngoài ra công trình cũng được trang bị thêm hệ thống chữa cháy cục bộ bằng bình khí CO2 , 1.5.3 Hệ thống điều hoà không khí. Ở các tầng đều có cửa sổ tạo sự thông thoáng tự nhiên. Ở tầng lững có khoảng thông tầng tạo sự thông thoáng cho tầng trệt, là nơi có mật độ người tập trung cao nhất. Riêng tầng hầm có bố trí thêm các khe thông gió và chiếu sáng. 1.5.4 Hệ thống cấp thoát nước. - Công trình sử dụng nước từ hai nguồn: nước ngầm và nước máy. Được chứa trong bể nước ngầm đặt dưới sảnh, sau đó máy bơm sẽ đưa nước lên bể chứa nước ở máy và từ đó sẽ phân phối đến các tầng của công trình theo các đường ống dẩn chính. - Các đường ống đứng qua các tầng đều được đi trong các hộp Gain. Hệ thống cấp nước đi ngầm trong các hợp kỹ thuật. Các đường ống cứu hoả chính được bố trí ở mỗi tầng. - Nước mưa từ mái sẽ được thoát qua hệ thống thoát nước mưa (f = 140mm) đi xuống hệ thống cống chung. Hệ thống thoát nước thải được bố trí một đường ống riêng. 1.5.5 Ánh sáng, thông thoáng. - Toàn bộ tòa nhà được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên và bằng điện. Ở các lối đi lên xuống cầu thang, sảnh, hành lang, tầng hầm đều có lắp đặt thêm đèn chiếu sáng. 1.5.6 Hệ thống rác. - Rác thải được chứa ở Gain rác, bố trí ở tầng hầm, có bộ phận đưa rác ra ngoài. Gain rác được thiết kế kín đáo, tránh làm ô nhiễm. 1.5.7 Các hệ thống khác. - Hệ thống thông tin liên lạc ; - Hệ thống giám sát - Hệ thống đồng hồ.; - Hệ thống Radio, Tivi - Hệ thống nhắn tin cục bộ. 1.6 NHỮNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT LIÊN QUAN. - Sân bãi, đường bộ, giao thông công cộng. - Vườn hoa, cây xanh, hồ nước. Trồng cây che nắng và gió, tạo môi trường xanh , thoáng . 1.7 GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHO CÔNG TRÌNH. - Kết cấu chính của công trình là hệ khung chịu lực, sàn BTCT đúc toàn khối. - Tường ngăn giữa các căn hộ 200mm, tường phân chia phòng, không gian cục bộ 100mm, được xây bằng gạch ống. - Các sàn tầng bê tông cốt thép, tầng thượng có phủ vật liệu chống thấm. - Móng, cột, dầm là hệ chịu lực chính cho công trình. CÓ ĐẦY ĐỦ BẢN VẼ VÀ THUYẾT MINH

doc8 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế chung cư Him Lam - Nam Khanh, P 6 - Q 8 - TP. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I KIẾN TRÚC GVHD: ThS NGUYỄN VĂN GIANG CHƯƠNG I GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TRÌNH Hình 1.1 1.1 SỰ CẦN THIẾT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG. Trong một vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và của Tp HCM nói riêng, mức sống của người dân cũng được nâng cao, nhất là về nhà ở, giao thông, cơ sở hạ tầng, cùng với sự mở cửa của nền kinh tế, ngành xây dựng giữ vai trò ngày càng thiết yếu trong chiến lược phát triển đất nước, vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm rất lớn trong ngân sách nhà nước, kể cả đầu tư nước ngoài… Trong đó, về nhà ở, không đơn thuần là nơi để ở, sinh hoạt, mà nó còn phải đáp ứng một số yêu cầu về tiện nghi, thẩm mỹ,… mang lại tâm trạng thoải mái cho người ở. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các cao ốc chung cư, văn phòng trong các thành phố không những đáp ứng được nhu cầu về nơi ở cho một thành phố đông dân như Tp Hồ Chí Minh, nhu cầu về cơ sở hạ tầng… mà còn góp phần tích cực vào việc tạo nên một bộ mặt mới của các thành phố: một thành phố hiện đại, văn minh, xứng đáng là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật của cả nước. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các nhà cao tầng cũng đã góp phần tích cực vào việc phát triển lĩnh vực xây dựng của thành phố và của cả nước, thông qua việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới trong tính toán, thiết kế, thi công … Vì vậy, việc xây dựng công trình này là cần thiết đối với nhu cầu về nhà ở, góp phần vào sự phát triển kinh tế và cảnh quan đô thị của thành phố hiện nay. 1.2 ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH. 1.2.1 Quy mô công trình. CHUNG CƯ CAO TẦNG HIMLAM- NAMKHANH được xây dựng tại số 18 - Tạ Quang Bửu- P6- Q8- Tp HCM. Mặt chính của công trình tiếp giáp với đường Tạ Quang Bửu các mặt bên tiếp giáp với các công trình lân cận. Mặt bằng công trình có tổng diện tích khoảng 450m2, khoảng cách công trình đến các ranh đất kế cận là 8m. Quy mô công trình là chín lầu và một tầng mái. Mật độ xây dựng là 50.58%. Toàn bộ bề mặt chính diện của công trình được lắp các cửa sổ bằng nhôm để lấy sáng (cao 2m), xen kẽ với tường xây (cao 1.2m), các vách ngăn phòng bằng tường xây, kiến hoặc nhôm. 1.2.2 Vài nét về công trình . - Mặt bằng điển hình, mặt cắt , mặt đứng . Hình 1.3 Hình 1.4 1.3 GIẢI PHÁP MẶT BẰNG VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG. - Số tầng: một tầng hầm, một tầng trệt, chín tầng lầu và một tầng mái. - Phân khu chức năng. Công trình được chia khu chức năng từ dưới lên. Tầng trệt: dùng làm văn phòng, sảnh, shop, cửa hàng và các khu vui chơi giải trí, hệ thống phòng kỹ thuật . Tầng 2 – 8: dùng làm căn hộ. Tầng áp mái: dùng làm phòng kỹ thuật thang máy và hồ nước mái phục vụ sinh hoặt, chữa cháy. Tầng mái: bố trí hệ thống thoát nước mưa và cột chống sét. 1.4 GIẢI PHÁP GIAO THÔNG TRONG CÔNG TRÌNH. 1.4.1. Giao thông đứng. Công trình sử dụng thang máy và thang bộ làm phương tiện vận chuyển đứng, phục vụ việc đi lại của người dân. 1.4.2 Giao thông ngang. Bao gồm các hành lang, sảnh và hiên. Hệ thống các cầu thang máy và cầu thang bộ trong công trình được đặt ở vị trí trung tâm nhằm đảm bảo cho việc đi lại thuận tiện hơn, an toàn trong việc phòng cháy chữa cháy. 1.5 CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT KHÁC. 1.5.1 Hệ thống điện. Công trình sử dụng điện được cung cấp từ 2 nguồn: lưới điện thành phố và máy phát điện riêng (kèm thêm một máy biến áp). Toàn bộ hệ thống điện được đi ngầm, ở mỗi tầng đều có lắp đặt hệ thống an toàn diện, hệ thống ngắt điện tự động . 1.5.2 Phòng cháy chữa cháy. Là nơi tập trung đông người và là nhà cao tầng nên việc phòng cháy chữa cháy rất quan trọng. Công trình được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy ở mỗi tầng và trong mỗi phòng. Các hệ thống báo cháy tự động được lắp đặt ở từng khu vực. Ngoài ra công trình cũng được trang bị thêm hệ thống chữa cháy cục bộ bằng bình khí CO2 , 1.5.3 Hệ thống điều hoà không khí. Ở các tầng đều có cửa sổ tạo sự thông thoáng tự nhiên. Ở tầng lững có khoảng thông tầng tạo sự thông thoáng cho tầng trệt, là nơi có mật độ người tập trung cao nhất. Riêng tầng hầm có bố trí thêm các khe thông gió và chiếu sáng. 1.5.4 Hệ thống cấp thoát nước. - Công trình sử dụng nước từ hai nguồn: nước ngầm và nước máy. Được chứa trong bể nước ngầm đặt dưới sảnh, sau đó máy bơm sẽ đưa nước lên bể chứa nước ở máy và từ đó sẽ phân phối đến các tầng của công trình theo các đường ống dẩn chính. - Các đường ống đứng qua các tầng đều được đi trong các hộp Gain. Hệ thống cấp nước đi ngầm trong các hợp kỹ thuật. Các đường ống cứu hoả chính được bố trí ở mỗi tầng. - Nước mưa từ mái sẽ được thoát qua hệ thống thoát nước mưa (f = 140mm) đi xuống hệ thống cống chung. Hệ thống thoát nước thải được bố trí một đường ống riêng. 1.5.5 Ánh sáng, thông thoáng. - Toàn bộ tòa nhà được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên và bằng điện. Ở các lối đi lên xuống cầu thang, sảnh, hành lang, tầng hầm… đều có lắp đặt thêm đèn chiếu sáng. 1.5.6 Hệ thống rác. - Rác thải được chứa ở Gain rác, bố trí ở tầng hầm, có bộ phận đưa rác ra ngoài. Gain rác được thiết kế kín đáo, tránh làm ô nhiễm. 1.5.7 Các hệ thống khác. - Hệ thống thông tin liên lạc ; - Hệ thống giám sát - Hệ thống đồng hồ.; - Hệ thống Radio, Tivi… - Hệ thống nhắn tin cục bộ. 1.6 NHỮNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT LIÊN QUAN. - Sân bãi, đường bộ, giao thông công cộng. - Vườn hoa, cây xanh, hồ nước. Trồng cây che nắng và gió, tạo môi trường xanh , thoáng . 1.7 GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHO CÔNG TRÌNH. - Kết cấu chính của công trình là hệ khung chịu lực, sàn BTCT đúc toàn khối. - Tường ngăn giữa các căn hộ 200mm, tường phân chia phòng, không gian cục bộ 100mm, được xây bằng gạch ống. - Các sàn tầng bê tông cốt thép, tầng thượng có phủ vật liệu chống thấm. - Móng, cột, dầm là hệ chịu lực chính cho công trình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong1 Kiến Trúc.doc
  • rarBản Vẽ.rar
  • docChương2 Tính Sàn.doc
  • docChương3 Cầu Thang Bộ.doc
  • docChương4 Tính Hồ Nước Mái.doc
  • docChương5 Tính Khung.doc
  • docChương6 Số Liệu Địa Chất.doc
  • docChương7 Tính Móng Cọc Ép.doc
  • docChương8 Tính Móng Cọc Nhồi.doc
Tài liệu liên quan