Thiết kế cốp pha trượt đổ bê tông hầm điều áp nước nhà máy Thuỷ điện A Vương
Nhà máy thủy điện A Vương là một trong những công trình thủy điện có tầm cỡ lớn của đất nước với nguồn vốn đầu tư gần 3.780 tỷ đồng được chính thức khởi công vào ngày 01/9/2003 tại xã Ma Cooih , huyện miền núi Đông Giang tỉnh Quảng Nam .
Công trình gồm có đập dâng và đập tràn , tuyến năng lượng của nhà máy gồm hai tổ máy với tổng công suất 210 MW và điện lượng trung bình nhiều năm là 815 triệu KW.
Nhiệm vụ và chức năng chính của nhà máy thủy điện A Vương là phát điện liên hệ thống quốc gia và cung cấp bổ sung nước , đẩy mặn về mùa kiệt và làm chậm lũ cho khu vực hạ ducông trình . Dự kiến công trình sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2008.
Với nhiệm vụ như vậy có thể coi công trình có nhiều ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước ta tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên . Đây là một trong tổng số 8 dự án thủy điện trên hệ thống sông Vu Ga –Thu Bồn của tỉnh Quảng Nam theo thiết kế bậc thang . Kết điều tra quả cho thấy tiềm năng thủy điện của hệ thống sông Vu Ga – Thu Bồn là rất lớn gần 5 tỷ KW/năm , xếp thứ tư về tiềm năng thủy điện ở Việt Nam sau hệ thống sông Đà , sông Đồng Nai và sông Sê San.
Nước cung cấp cho nhà máy thủy điện hoạt động được lấy từ hồ chứa nước thông qua đường hầm dẫn nước với L=5.313 m , D= 5,2m.
Tháp điều áp được bố trí cách cửa lấy nước khoảng 5062,5m.
7 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2513 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế cốp pha trượt đổ bê tông hầm điều áp nước nhà máy Thuỷ điện A Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp đúc hẫng.
I1 Giới thiệu
Đúc hẫng là phương pháp đổ bêtông tại chỗ theo phương pháp phân đợt thành từng đoạn trong ván khuôn di động treo trên đầu xe đúc . Ưng dụng khi thi công kết cấu có mặt cắt hình hộp có khẩu độ từ 60 tới 200m.
*Đặc điểm :
+ Đúc các đốt dầm theo nguyên tắc cân bằng sau đó nối các nhịp giữa có thể bằng các chốt giữa ,dầm treo.
+ Mỗi bên trụ có một xe đúc,mỗi xe di chuyển về một phía để đúc một nửa nhịp theo phương dọc cầu .
+ Ván khuôn được điều chỉnh về cao độ và độ nghiêng . + Lắp dựng khung cốt thép thường và các ống rỗng chứa cáp chủ trong ván khuôn.
* Công tác bêtông chia làm từng đợt:
+ Đổ bản đáy
+ Đổ hai thành bên
+ Đổ bản mặt cầu
* Bảo dưỡng bêtông trong 2- 3 ngày.Sau đó luồn cáp chủ vào trong ống rồi kéo căng chúng và neo lại.
II. Quy trình công nghệ thi công
1.Lắp ráp xe đúc
Các lỗ chờ để lắp ráp (Kiểm tra lại vị trí các lỗ chờ)
Lắp đặt dầm ray
Lắp đặt dầm ngang
Lắp đặt các dàn chính ,dàn liên kết ngang (trước,sau)
Các thanh ứng suất dùng để treo ván khuôn.
2.Lắp ván khuôn
Ván khuôn cánh gà và ván khuôn nóc được lắp cùng dầm trượt và dầm ngang đỡ dầm trượt phía ngoài.
V án khuôn trong ,ngoài được liên kết với ván khuôn cánh, nóc lien kết với nhau bằng bulông.
Ván khuôn đáy được treo bởi các thanh ứng suất liên kết với bản đáy của khối đỉnh trụ và dàn ngang trước .
* Điều chỉnh cao độ ván khuôn phải được xác định trước đó có xét tới độ vòng của cầu, độ biến dạng của dàn chính xe đúc và độ dãn dài của thanh ứng suất .
*Tránh mấtm vữa bêtông do ván khuôn không kín bằn cách đặt tại chỗ tiếp xúc giữa ván khuôn và khối bêtông đã đổ một dải xốp ép chặt giữa chúng.
*Ván khuôn đầu được chế tạo sẵn bằng các mảnh gỗ rồi ghép lại tại vị trí cần thiết.
3.Buộc cốt thép và ống PVC tạo lỗ
Cốt thép được đặt vào vị trí thiết kế (bản đáy, hai bên thành và bản mặt).
Các ống PVC được đưa vào vị trí để tạo lỗ chờ cho các khối sau( thường trong ống cos cát và bịt kín để tranh bêtông rơi vào).Sau khi đổ bêtông xong thì rút ống ra.
4. Đổ bêtông
Sử dụng bơm bêtông có thể cần thêm phụ gia nếu chiều cao đổ lớn chiều dài vận chuyển lớn.
Trình tự đổ
Đổ bản đáy : đổ từ trong ra phía ngoài đầu khối, đổ ở vị trí hai thành hộp sau đó đổ vào trong , đổ từng lớp một.
Đổ bản cánh :qua các cửa sổ của ván khuôn trong, chiều cao mỗi lớp <50cm, độ chênh chiều cao hai bên thành không quá 50cm.
Đổ bản lắp hộp.
Các ụ neo nếu có thì được đổ cùng với khối đúc.
*Sau khi đổ bêtông khoảng 12-15h thì tiến hành tháo ván khuôn bịt đầu rồi đục nhám để tạo liên kết với khối sau đó.
*Đầm bêtông: tránh va chạm vào ống PVC,
5. Di chuyển ván khuôn
III. Chọn máy phục vụ công tác bêtông
III1. Chọn máy trộn bêtông:
* Chọn máy trôn bêtông quả lê (loại trọng lực).
* Các thông số:
-Nước sản xuất : Nga.
-Động cơ công suất thiết kế : 3(Cv/kw).
-Trọng lượng 1,82T.
-Tốc độ nâng máy (v/ph): 0.25
-Tốc độ quay của thùng (v/ph): 18
-Dung tích thùng (l): 500 (xuất liệu 330l ).
-Kích thước :+ Dài : 2500mm
+ Rộng : 2000mm
+Cao : 2730mm.
III2 . Thiết bị vận chuyển bêtông:
*Chọn ô tô vận chuyển bêtông . Ký hiệu : S-924.
*Các thông số:
-Dung tích một lần vận chuyển : 3200l
-Dung tích nạp : 6100l
-Tốc độ quay của thùng : + 9và15
-Kích thước cửa nạp : 770x685
-Dung tích thung nước : 0.7(m3)
-Động cơ thùng trộn (D-37M) : Tốc độ (v/ph) : 1600
-Ô tô cơ sở :KRAZ-256
-Chiều cao nạp liệu : 3520mm
-Khối lượng :13,22T
-Kích thước : + Dài : 9255mm
+ Rộng : 2750mm
+Cao : 3420mm
III3 . Thiết bị vận chuyển ở công trường
*Do tính chất làm việc ở công trương là nên ta chọn bơm bê tông có năng suất phù hợp.
-Năng suất : 75m3/h
-Aps suất bêtông : 71-105 Ba
-Đường kính ống bêtông : 150mm
-Cao độ : 9,7m
-Công suất
-Khối lượng :6
-Kích thước : + Dài : 6000mm
+ Rộng : 2250mm
+Cao : 1950mm
III4 . Thiết bị làm chặt
*Đây là nguyên công quan trọng trong công tác bêtông. Vậy để thuận tiện cho vị trí làm việc thì ta dùng đầm dùi loại cầm tay nhóm M, trục mềm kiểu hành tinh có hai lớp cách điện .
-Ký hiệu : MSP-32
-Biên độ : 1,9m
-Tần số 12000v/ph.Nguồn năng lượng vào 0,43KVA ra 280W
-Trọng lượng động cơ 2,2T
-Kích thước trục : + Đường kính D=32mm
+ Chiều dài A= 781mm
Tổng chiều dài 1045mm
IV. Ván khuôn
IV1 Hình dạng
+ Ván khuôn cánh gà được lắp cùng với dầm trượt và dầm ngang đỡ dầm trươt phía ngoài .Các thanh ứng suất sẽ treo ván khuôn cánh gà và dầm treo phía trước với mặt cầu.
+ Ván khuôn nóc : Lắp các khung đã có ổ trượt các dầm đỡ ván khuôn nóc sau đó đặt ván khuôn nóc vào vị trí .
+ Ván khuôn thành trong và ván khuôn thành ngoài được lắp vào vị trí liên kết với ván khuôn nóc và ván khuôn cánh gà .
+ Ván khuôn đáy: Có trọng lượng lớn nhất trong số các ván khuôn của xe đúc ,vị trí đặt nằm ngang bên dưới xe đúc .Các thanh ứng suất dùng để treo ván khuôn đáy vào dàn ngang phía trước của xe đúc.
V. Vật tư và xe đúc tạo dự ứng lực
1. Thanh thép cường độ cao
*Các đặc tính của thanh dự ứng lực Ф32:
+ Đường kính danh định của thanh : 32(mm)
+Khối lượng danh định: 6,31( kG/m)
+Diện tích mặt cắt danh định :804,2(mm2)
+Giới hạn chảy:95(Kg/mm2)
+Giới hạn bền:120(Kg/mm2)
+Độ dãn dài tối thiểu:5%
+Độ tự chùng tối đa:1,5%
+Tải trọng phá hoại tối thiểu:96,5%
Pittông
Lựa chọn pittông phù hợp với
VI. Xe đúc hẫng
1. Khái niệm về xe đúc hẫng
Xe đúc hẫng (bao gồm cả hệ ván khuôn treo) có 2 nhiệm vụ:
+Bảo đảm đúng vị trí hình học của các đốt kết cấu nhịp trong không gian .
+Treo đỡ trọng lượng của các đốt kết cấu nhịp trong thời gian bêtông của chung hoá cứng và khi đang kéo căng cốt thép dự ứng lực.
Bộ xe đúc hẫng gồm phần ván khuôn treo và một khung đỡ bằng thép được liên kết chắc chắn với phàn kết cấu nhịp vừa làm xong trước đó.
2. Các loại xe đúc hẫng
2.1 Kiểu cổ điển
a). Xe đúc hẫng c dàn khung đỡ đặt trên kết cấu nhịp
Ở loại xe này có kết cấu bao gồm các dầm dọc chủ của khung đỡ được đặt bên trên đỉnh đốt kết cấu nhịp vừa thi công xong, còn ván khuôn ngoài, sàn đỡ đáy, sàn đi lại và thao tác của công nhân đều được treo vào các dầm dọc chủ của dàn khung đỡ đó. Ván khuôn trong có thể treo vào một xe goòng di chuyển trên kết cấu nhịp. Ổn
định của xe đúc tại vị trí đỏ bêtông được đảm bảo nhờ việc neo các đầu dầm dọc chủ của khung đỡ vào các đốt kết cấu nhịp trước đó đã đúc xong. Khi di chuyển xe đúc nhờ đối trọng để chống lật với các đối trọng có thể là các khối bêtông hay vật nặng nào đó. Các dầm chủ của khung đỡ có thể biến dạng lớn trong quá trình đổ bêtông gây ra như biến dạng nứt tại các chỗ tiếp giáp các đốt kết cấu nhịp. Như vậy cần tăng cường kết cấu chịu lực cho xe đúc nhưng cũng cần đảm bảo trọng lượng của xe đúc không lớn quá (thương vào khoảng 250kg cho 1 mét vuông bề mặt ván khuôn).
b). Xe đúc hẫng có dàn khung đỡ bên cạnh nhịp
So với loại trên loại này có ưu điêm là dàn khung đỡ nằm bên cạnh kết cấu nhịp do vậy không ảnh hưởng nhiều tới các thao tac thi công như lắp dựng ván khuôn, đặt cốt thép, đổ bêtông nên thi công nhanh hơn.
Kiểu tự treo
Khác với kiểu cổ điên nêu ở trên trong kết cấu kiểu tự treo các van khuôn cũng tham gia cung chịu lực chung với khung đỡ .Do vậy chúng có các ưu điểm là:
+ Tránh được các khó khăn khi kiểm tra và hiệu chỉnh dạng hình học của kết cấu nhịp.
+Tránh được các vết nứt tại chỗ tiếp giáp giữa các đốt kết cấu nhịp do sự biến dạng của xe đúc.
+ Tránh được sự vướng víu trên bề mặt thi công.
Ngoài ra còn có các loại xe đúc kiểu dàn hinh thoi, xe đúc kiểu dàn tam giác …. để phù hợp với từng loại mặt cắt cầu cùng độ nghiêng của chúng.
* Di chuyển xe đúc
Việc di chuyển xe đúc được tiến hành bằng kích thuỷ lực đặc chủng theo trình tự như sau:
Căng tất cả các thanh ứng suất để gông dầm ray xuống mặt cầu .
Tách tất cả ván khuôn rời khỏi bề mặt bêtông .
Hạ kích trước tại chân trước sao cho các bệ trượt gắn ở dầm ngang phía trước gối hoàn toàn xuống bề mặt của dầm ray .
Hạ ứng suất tháo các thanh dự ứng suất gông ở dầm ngang phía sau rời khỏi bề mựt bêtông sao cho các guốc hãm ở dầm ngang phía sau tiếp xúc với mặt dưới của cánh trên của dầm ray.
Bôi mỡ vào các bề mặt tiếp xúc giữa dầm ray với các ổ trượt để giảm ma sát.
Đảm bảo chắc chắn rằng không có bất cứ một vật gì cản trở sự di chuyển của xe đúc về phía trước trong lúc di chuyển xe đúc( ví dụ thanh xuyên giữa các ván khuôn thành…..).
Nối kíchvới bơm, bơm hoạt động sẽ đẩy xe đúc về phía trước tới vị trí đúc các đốt tiếp sau đó (quá trình này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần do hành trình của kích là có hạn ).
Vậy bước đầu tiên có thể tóm tắt lại như sau:
Cố định hệ khung xe đúc (dàn chính) với đốt dầm bằng dầm ngang phía sau .
Nối các thanh thép cường độ cao Ф38 và giải phóng các liên kết với dầm trượt.
Đẩy dầm trượt của dàn chính về phía trước tới vị trí mới một đoạn bằng đoạn di chuyển của xe đúc(dàn chính).
Kiểm tra lại cao độ và hướng của dầm trượt (có thể chêm nếu thấy cần thiết).
Xiết chặt bulông với lực thiết kế để cố định dầm trượt của dàn chính.
Kết thúc một công đoạn di chuyển dầm trượt của dàn chính(dầm dẫn).
*Bước di chuyển xe đúc:
Căng thanh liên kết để cố định dầm ngang và hệ sàn trượt ván khuôn nóc.
Thaos bulông để tách ván khuôn ra khỏi bề mặt bêtông.
Tháo các thanh ngang trong lòng hộp.
Giải phóng các tăng đơ ở phía trong để tháo các ván khuôn thành bên.
Giải phóng các tăng đơ ở dầm định vị tại các vị trí sàn đỡ ván khuôn dưới để tháo các ván khuôn thành hộp phía ngoài.
Cố định hệ dầm treo của dầm trượt để phục vụ cho các dầm trượt phía trong và phía ngoài.
Giải phong các liên kết của dầm trượt trong ngoài
Tháo các bulông ở cột chính phía trước của xe đúc
Hạ trọng tâm xe đúc xuống thấp nhất.
Di chuyển dàn chính về phía trước bởi hệ kích dọc.
Khi xe đúc di chuyển được nửa đường thì dừng lại cố định dầm trượt phía trong ngoài của hệ đỡ ván khuôn đỉnh và bản cánh.
Cố định dàn chính với khối đã đúc, tiếp tục cho dầm trượt dàn chính tiến về phía trước.
Kết thúc một chu kỳ di chuyển xe đúc, các chu kỳ này sẽ lặp đi lặp lại cho tơi khi xe đúc tới vị trí tiếp theo để đổ bêtông.
*Xe đúc ở vị trí mới :
Khi xe đúc ở vị trí mới cần kiểm tra vị trí các lỗ mà thanh Ф38 đi qua, nếu cần có thể kích cho xe đúc vồng lên để tạo độ vồng cho cầu.
Cố định dầm ngang phía sau với bản mặt cầu .
Cố định dầm trượt phía ngoài và ván khuôn vào bản phía ngoài ở đốt đã đúc.
Đưa sàn công tác tới độ cao phù hợp để cố định vào đốt đã đúc .
*Di chuyển ván khuôn trong:
Lắp đặt cốt thép theo thiết kế
Điều chỉnh kích thước ván khuôn trong để có độ dày đúng thiết kế .
Cố định dầm trên phía trong vào bản phía trên ở đốt đã đúc.
Di chuyển các ván khuôn bên trong về phía trước nhờ hệ trượt ván khuôn nóc.
Lắp các bulông vào ván khuôn thành bên có thể là trực tiếp sau khi đúc sẽ bỏ các bulông đi hoặc là thông qua các ông nhựa để có thể lấy lại bulông sau khi bêtông đã đủ cường độ
Cố định các thanh ngang vào ván khuôn phía trong hôp kiểm tra lại chiều cao cho tới khi đạt yêu cầu.