Hệ thống cung cấp điện là hệ thống gồm các khâu sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng. Ngày nay điện năng đã trở thành dạng năng lượng không thể thiếu được trong hầu hết các lĩnh vực. Khi xây dựng một nhà máy, một khu vực kinh tế, một thành phố . Trước hết chúng ta phải xây dựng hệ thống cung cấp điện để đảm bảo đủ điện năng cho máy móc, các nhà máy và nhu cầu sinh hoạt của con người. Sự phát triển của sản xuất và nhu cầu sử dụng năng lượng điện đã dẫn đến việc hình thành các hệ thống điện ngày càng lớn với điện áp chuyển tải ngày càng cao làm nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp. Những người làm chuyên môn cần nắm vững kiến thức cơ bản và hiểu biết sâu rộng về hệ thống điện thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Bản đồ án này đối với em là một sự tập dượt qúy báu khi bước vào thực tế đầy khó khăn. Đồ án gồm 2 phần:
Phần 1: Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho nhà máy sản xuất vòng bi gồm có 5 chương:
Chương 1: Thiết kế mạng hạ áp của phân xưởng sửa chữa cơ khí.
Chương 2; 3: Thiết kế mạng cao áp cho nhà máy.
Chương 4: Tính bù công suất phản kháng cho nhà máy
Chương 5: Thiết kế nối đất cho nhà máy
Phần 2 : Thiết kế chiếu sáng cho phân xưởng sửa chữa cơ khí.
Chương 1: Khái niệm về ánh sáng.
Chương 2 : Thiết kế hệ thống chiếu sáng cho phân xưởng sửa chữa cơ khí.
97 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2957 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho nhà máy sản xuất vòng bi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BATT-B4 16 80 1,47 0,117 1348,73 2,12
BATT-B5 16 200 1,47 0,294 773,84 1,76
BATT-B7 25 0,05 0,93 0,0465 2609,14 3,17
B3 -B5 16 0,21 1,47 0,308 1021,08 3,2
ΔP∑3 = 20,51kw
• Chi phí tính toán :
ΔA3 = ΔP∑3.τ = 20,51 . 3300 = 67683 kwh
→ Z3=0,3.K3+ C.ΔA3 = 0,3 . 52770.103+750.67683=66593 . 103đ
→ Z3 = 66593 .103đ
7.2. So sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các phương án:
Các tuyến cáp đã chọn vượt cấp, các TBAPX rất gần TBATT, các
phương án coi như điều kiện tổn thất điện áp đã đạt yêu cầu và không đem
so sánh nữa.
Bảng 3-9
Phương án Ki .103đ ΔAi kwh Zi .103đ
1 51045 66693 65333
2 55920 83886 79690
3 52770 67683 66593
Theo bảng trên ta thấy :
- Xét về mặt kinh tế thì phương án 1 có chi phí tính toán hàng năm (Z) là
nhỏ nhất.
- Xét về mặt kỹ thuật thì phương án 1 có tổn thất điện năng hàng năm bé nhất
- Xét về mặt quản lý vận hành thì phương án 1 có sơ đồ hình tia → thuận
lợi cho vận hành, sửa chữa.
Vậy chọn Phương án 1 làm phương án tối ưu của mạng cao áp.
8. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ THUYẾT MINH VẬN HÀNH CỦA PHƯƠNG ÁN TỐI
ƯU:
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 48
8.1. Sơ đồ nguyên lý : (sơ đồ ở trang sau.)
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 49
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 50
Hình 3.4. Sơ đồ nối trạm biến áp phân xưởng đặt 1 MBA
Hình 3.5. Sơ đồ đấu nối các trạm phân xưởng đặt 2 MBA.
Tủ cao áp
CD - CC
MBA
10/0,4KV
Tủ Aptomat
tổng
Tủ Aptomat
nhánh
Tủ cao
áp
Máy biến
áp
10/0,4K
Tủ
aptômát
tổng
Tủ
aptômát
nhánh
Tủ A
phân
đoạn
Tủ
áptômát
Tủ
aptômát
tổng
Máy biến
áp
10/0,4K
Tủ cao
áp
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 51
Sơ đồ nguyên lý mạng cao áp toàn xí nghiệp
35KV
CSV
MC
BATT
MC BU
TG 10 KV MCLL TG 10 KV
0,4 KV
B6
CC
CD
B1 B2 B3 B4 B5 B7
Hình 3 - 6
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 52
8.2. Các thiết bị và nguyên tắc vận hành:
a. Các thiết bị:
- Đường dây trên không 35kv dùng dây AC-95, có đặt máy cắt loại SF6.
- Phía cao áp của trạm BATT đặt máy cắt SF6 và đầu vào trạm đặt chống sét
van.
- Phía hạ áp (10kv) của trạm BATT sử dụng hệ thống một thanh góp gồm hai
phân đoạn, chúng được liên hệ với nhau bằng máy cắt liên lạc (MCLL).
+ Các máy cắt cấp 10kv được sử dụng máy cắt hợp bộ.
+ Trên mỗi phân đoạn ta đặt các biến điện áp 3 pha 5 trụ ( BU ).
- Phía cao áp (10Kv) trạm biến áp phân xưởng dùng tủ cầu dao- cầu chì trọn
bộ.
- Phía hạ áp (0,4Kv) của trạm BAPX đặt Aptomat tổng (AT) và các Aptomat
nhánh, trạm 2 MBA ta đặt thêm Aptomat liên lạc (ATLL).
b. Nguyên tắc vận hành:
- Bình thường các MCLL, ATLL luôn mở, các máy biến áp làm việc độc lập
với nhau (vận hành hở).
- Khi một trong hai MBA bị sự cố hay được đưa ra sửa chữa thì các MC (CD-
CC) phía cao áp và MC (AT) hạ áp sẽ cắt ra và MCLL (ATLL) sẽ được đóng lại để
liên thông giữa hai phân đoạn
- Khi sự cố hay sửa chữa thanh cái của phân đoạn nào thì các MC nối với
phân đoạn đó được cắt ra.
- Bảng thông số kỹ thuật các máy biến áp phân xưởng :
Bảng 3-10
Sđm,kVA UC, kv UH, kv ΔP0, W ΔPN, W UN%
1000 10 0,4 1750 13000 5,5
800 10 0,4 1400 10500 5,5
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 53
+ Tổng hợp lại ta thấy rằng phương án 1 có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt
hơn phương án 2, vì vậy chọn phương án cung cấp điện 1 cho nhà máy.
Sơ đồ nguyên lý mạch cao áp của nhà máy được trình bày ở bản vẽ 2.6
dưới đây.
Chương III
TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH
VÀ LỰA CHỌN KIỂM TRA THIẾT BỊ ĐIỆN.
I- TÍNH NGẮN MẠCH:
1/ Sơ đồ thay thế:
Sơ đồ hệ thống điện có thể biểu diễn như sau:
Sơ đồ thay thế như sau:
Zc1: Tổng trở của đoạn cáp từ trạm biến áp khu vực đến trạm phân
phối của nhà máy.
N1 N2
~
HT BAPX
Uht Xht ZC1 ZC2
N2
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 54
Zc2: Tổng trở của đoạn cáp từ trạm phân phối của nhà máy đến trạm
biến áp phân xưởng.
- Các tham số trong sơ đồ thay thế.
Trong phần này, để chọn máy cắt điện & cáp cao áp, ta chỉ cần tính
dòng ngắn mạch tại 2 điểm N1 & N2 (hình vẽ trên). Vì chỉ tính trong một cấp
điện áp nên tính trong hệ đơn vị có tên sẽ thuận lợi.
+ Điện kháng của hệ thống
Như đã biết công suất ngắn mạch tại thanh góp 10KV của trạm biến
áp khu vực là SN1 = 200 (MVA). Vì hệ thống có công suất vô cùng lớn nên có
thể coi UHT là không đổi & UHT = 10,5KV. Điện kháng của hệ thống được
xác định như sau:
XHT = )(55,0200
5,10 2
1
2
Ω==
S
U
N
HT (3.1)
+ Tổng trở của đoạn cáp từ trạm biến áp khu vực đến Zc1. .Đường dây
từ trạm biến áp khu vực đến nhà máy là đường cáp kép có tiết diện là
150mm2 & chiều dài là 3km
r0 = 0,123 (Ω/km)
X0 = 0,079 (Ω/km)
Điện trở & điện kháng của đường dây là:
Rc1 = )(1845,02
3.123,0
2
.0 Ω==lr
Xc1 = )(1185,02
3.079,0
2
.0 Ω==lx
Zc1 = 146,0079,0123,0 2222 =+=+ XR (Ω) = 0,21927
2/ Xác định dòng ngắn mạch tại N1.
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 55
Vì hệ thống được coi là nguồn công suất vô cùng lớn, điểm N1 ở xa
nguồn nên có thể bỏ qua quá trình quá độ khi ngắn mạch, dòng ngắn mạch
thay đổi rất ít & có thể coi là I" = I∞ = IN
Dòng ngắn mạch tại N1 được xác định như sau:
IN1 = 11
3.5,10
200
3.
==
U
S
dm
N (KA)
Dòng ngắn mạch xung kích được xác định như sau:
IXk = KXk . IN . 2811.2 = (KA)
- Kxk : Hệ số xung kích, trong trường hợp này có thể lấy Kxk = 1,8.
3/ Xác định dòng ngắn mạch tại điểm N2
Biến đổi sơ đồ thay thế như sau:
1
1 1
2 222
( ) (0,55 0,1185)0,1845 0,693( )dt ht c
c c htR X X
Z X ntZ + + + += = = = Ω
Dòng ngắn mạch tại N2 là:
10,5
8,78( )
3 0,69. 3
ht
N
dt
U
I KA
Z
= = =
Dòng xung kích tại điểm N2
IXK = Kxk . 2 . IN2 = 1,8 . 2 . 8,79 = 22,4 (KA)
II- CHỌN THIẾT BỊ ĐIỆN
1/ Kiểm tra ổn định nhiệt của cáp
a/ Kiểm tra ổn định nhiệt của cáp từ trạm biến áp khu vực đến trạm
phân phối của nhà máy:
Uht Zđt
N2
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 56
Dòng ngắn mạch lớn nhất có thể chạy qua đoạn cáp này là.
IN1 = 11 KA
Tiết diện nhỏ nhất của cáp có ổn định nhiệt được xác định theo công
thức sau:
Fmin = α . I∞ t (mm2) (3.3)
α: Hệ số phụ thuộc vật dẫn, ở đây dùng cáp lõi đồng có α = 7
I∞: Dòng ngắn mạch duy trì lớn nhất có thể đi qua cáp (KA)
t: Thời gian duy trì ngắn mạch, phụ thuộc vào thời gian tác động của
bảo vệ rơle, ở đoạn đường dây này thì t = 1 (s)
Theo công thức (3.3) thì tiết diện nhỏ nhất của cáp có ổn định nhiệt khi
xảy ra ngắn mạch trên đoạn này là:
Fmin 1= α . IN1 . t = 7 . 11 = 77 (mm2)
So sánh với tiết diện của cáp đã chọn ở phần trên là 150mm2 >77mm2,
vậy cáp đã chọn như vậy là thỏa mãn điều kiện ổn định nhiệt.
b/ Kiểm tra ổn định nhiệt của cáp từ trạm phân phối của nhà máy
đến các trạm biến áp phân xưởng.
Dòng ngắn mạch lớn nhất có thể chạy qua đoạn cáp này là IN2 = 8,79
(KA).
Thời gian tồn tại ngắn mạch ở đoạn này là t = 1,5 (s). Theo công thức
(3.3) tiết diện nhỏ nhất của cáp có ổn định nhiệt trong đoạn này là:
IN = α . IN2 . t = 7 . 8,79 . 5,1 = 75,36 mm2
Vậy cáp có tiết diện 50mm2 < 75,36 mm2 như đã chọn ở trên là không
thỏa mãn. Do vậy theo điều kiện ổn định nhiệt, chọn cáp đồng có tiết diện là
95mm2 cho các đường dây nối từ trạm phân phối của nhà máy đến các trạm
biến áp phân xưởng.
2/ Chọn và kiểm tra máy cắt.
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 57
- Các điều kiện chọn, kiểm tra máy cắt
+ Điều kiện chung:
Uđm ≥ Um
Iđm ≥ ILVmax
+ Điều kiện kiểm tra:
Ildd ≥ IXK
2 2. .nh nhI t I t∞≥
Iđmcắt ≥ I"
Trong đó:
Um: Điện áp định mức của mạng điện
ILVmax : Dòng điện làm việc lớn nhất đi qua máy cắt
Ildd: Dòng ổn định động của máy cắt
Inh: Dòng ổn định nhiệt của máy cắt ở thời gian Inh
t: Thời gian duy trì ngắn mạch, ở đây t = 1,5 (s)
I": Dòng ngắn mạch siêu quá độ, ở đây như đã trình bày ở trên
I" = I∞ = 8,79 (KA)
- Chọn máy cắt đầu vào trạm phân phối
Dòng điện làm việc lớn nhất qua máy cắt là:
ILVmax = SbΣ' / (2 . .3 Iđm) = 10692 / (2 . .3 10) = 308 (A)
Vậy có thể chọn máy cắt BMΓ 133-I có các thông số như sau:
Uđm = 10 (KV)
Iđm = 630 (A)
Ildd = 52 (KA)
Icắtđm = 11,6 (KA)
Inh / tnh = 20/5 (KA/sec)
+ Kiểm tra ổn định động
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 58
Như đã tính ở phần tính toán ngắn mạch IXk2 = 22,4 (KA)
Vậy là máy cắt vừa chọn thỏa mãn điều kiện ổn định động
+ Kiểm tra ổn định nhiệt
I nh2 .tnh = 202 . 5 = 2000 (KA2.sec)
tI .2∞ = 5,1.79,8
2 = 115,9 (KA2.sec)
⇒ I nh2 tnh > tI .2∞ , vậy máy cắt vừa chọn thỏa mãn điều kiện ổn định
nhiệt.
+ Kiểm tra khả năng cắt
Icắtdm = 11,6 (KA) > I" = 8,79 (KA)
Vậy là máy cắt vừa chọn thỏa mãn khả năng cắt ngắn mạch.
- Tất cả các máy cắt ở trạm phân phối được chọn cùng một loại, vì vậy
các máy cắt đường dây ra cũng là loại BMΓ 133-I. Vì máy cắt đầu vào đã
thỏa mãn các điều kiện kiểm tra rồi, mà dòng làm việc đi qua máy cắt đầu vào
lớn hơn nhiều so với dòng làm việc đi qua các máy cắt đầu ra, nên máy cắt
vừa chọn cũng thỏa mãn cho các đường dây ra, không cần kiểm tra lại nữa.
- Trạm phân phối được ghép bởi các tủ phân phối hợp bộ loại KCO -
2YM do Liên Xô chế tạo. Sơ đồ nguyên lý của trạm phân phối trình bày trên
bản vẽ 2.4, còn sơ đồ ghép nối các tủ hợp bộ của trạm phân phối được trình
bày trên bản vẽ 3.1.
Đặc tính kỹ thuật của tủ phân phối hợp bộ KCO-2YM như sau:
Bảng 17
Uđm
(KV)
Iđm (A) Iđm thanh
góp (A)
Kiểu máy
cắt
Iđmcắt
(KA)
Ildd
(KA)
Kiểu
truyền
động
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 59
10 600 900 BMΓ-133I 11,6 52 ΠC-10
- Chọn thiết bị cho trạm biến áp phân xưởng
Trạm biến áp phân xưởng được ghép bởi các tủ phân phối hợp bộ &
các máy biến áp đã chọn ở phần trên.
+ Đầu vào máy biến áp là tủ dao cách ly loại tủ KCO-2YM có dòng
định mức là 600(A)
+ Lộ ra là các tủ phân phối hạ áp kiểu OЩ, trong đó sử dụng áptômát
kiểu AB10, AB15 của Liên Xô chế tạo.
+ Sơ đồ ghép nối các trạm có một máy biến áp được trình bày trên
bảng vẽ 3.2, sơ đồ ghép nối của các trạm có hai máy biến áp thể hiện trên bản
vẽ 3.3.
Chương IV
BÙ CÔNG SUẤT
PHẢN KHÁNG CHO NHÀ MÁY SẢN XUẤT VÒNG BI
Như chúng ta đã biết, các phụ tải động lực tiêu thụ rất nhiều công suất
phản kháng, công suất phản kháng dùng để từ hóa mạch từ, bộ phận không
thể thiếu được trong các máy điện & máy biến áp. Việc chuyển tải công suất
phản kháng trên đường dây gây ra rất nhiều tốn kém do phải tăng thiết bị
đường dây & thiết bị phân phối, làm tăng tổn thất điện năng cũng như tổn thất
điện áp trong hệ thống điện & làm giảm khả năng tải của đường dây ... Trong
khi đó lại có thể tạo ra được công suất phản kháng tại nơi tiêu thụ bằng các
thiết bị bù như là máy bù đồng bộ & tụ điện tĩnh. Vì vậy việc bù công suất
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 60
phản kháng cho các phụ tải tiêu thụ nhiều công suất phản kháng là vô cùng
cần thiết. Đối với hệ thống điện việc bù công suất phản kháng phải dựa trên
các tính toán kinh tế kỹ thuật. Nhưng đối với một xí nghiệp công nghiệp nhỏ,
việc bù công suất phản kháng chủ yếu là để thỏa mãn hệ số công suất cosϕ
mà công ty điện đã quy định.
Trong hệ thống cung cấp điện cho nhà máy sản xuất vòng bi cũng vậy,
chúng ta sẽ bù công suất phản kháng cho nhà máy để đạt hệ số công suất
cosϕ mong muốn & phân bố các công suất bù sao cho hợp lý nhất.
I- XÁC ĐỊNH DUNG LƯỢNG BÙ CẦN THIẾT.
Theo kết quả tính toán của phần trên công suất tính toán của nhà máy
như sau:
Ptt = 7229,3 (KW)
Qtt = 5422,0 (KVAR)
Stt = 9036,8 (KVA)
Hệ số công suất của nhà máy là:
cosϕ = Ptt / Stt = 7229,3 / 9036,8 = 0,7999 ≈ 0,8
Mục tiêu là bù một lượng công suất phản kháng sao cho hệ số công
suất của nhà máy cosϕ = 0,95
Lượng công suất phản kháng cần bù thêm được tính như sau:
Qbù = Ptt (tgϕ1 - tgϕ2) (KVAR) (4.1)
ϕ1 : Góc lệch pha của nhà máy trước khi bù
ϕ2: Góc lệch pha của nhà máy sau khi bù
Ở đây: cosϕ1 = 0,8 ⇒ tgϕ1 = 0,75
cosϕ2 = 0,95 ⇒ tgϕ2 = 0,329
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 61
Thay các giá trị này vào công thức 4.1 ta tìm được lượng công suất
phản kháng cần bù là:
Qbù = Ptt (tgϕ1 - tgϕ2) = 7229,3 (0,75 - 0,329) = 3043,5 (KVAR)
Như vậy để đạt hệ số công suất cosϕ = 0,95 thì nhà máy phải bù thêm
một lượng công suất phản kháng nữa là 3043,5 (KVAR).
Việc bù công suất phản kháng có thể thực hiện bằng tụ điện tĩnh hoặc
máy bù đồng bộ. Trong trường hợp này, nhà máy là một phụ tải nhỏ, lượng
công suất phản kháng cần bù chỉ có 3043,5 (KVAR), diện tích nhỏ hẹp nên
thích hợp với thiết bị bù là tụ điện tĩnh. Vì tụ điện tĩnh có đặc điểm là giá tiền
rẻ, lắp đặt vận hành đơn giản, kích thước nhỏ.
II- PHÂN BỐ DUNG LƯỢNG BÙ CHO CÁC NHÁNH:
Khi đã biết tổng dung lượng công suất phản kháng cần phải bù tại nhà
máy, thì việc tiếp theo là phân bố chúng trên các nhánh một cách kinh tế nhất.
Mạng cao áp của nhà máy thuộc kiểu hình tia. Dựa trên tiêu chuẩn của
sự tổn thất công suất ít nhất trên các nhánh đường dây của mạng hình tia,
người ta xây dựng được công thức xác định dung lượng bù hợp lý tại mỗi
nhánh trong mạng điện hình tia như sau:
Qbùi = Qi -
r
QQ
i
bï− . rtd (KVAR)
Qbù : Dung lượng bù ở nhánh thứ i (KVAR)
Q: Tổng phụ tải phản kháng của nhà máy (KVAR)
Qbù= Tổng dung lượng cần phải bù cho mạng điện của nhà máy
(KVAR)
ri: Điện trở đường dây của nhánh thứ i (Ω)
ri = r0 . l1 / n
n: Số đường dây song song
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 62
r0 : Điện trở của 1 km đường dây cáp đồng 95 mm2 có r0 = 0,2 (Ω/km)
Điện trở đường dây của nhánh thứ nhất là:
r1 = r0 . l1 / n = 0,2 . 0,107 / 2 = 0,0107 (Ω)
Điện trở đường dây của các nhánh khác cũng cũng tính toán tương tự
như vậy, kết quả được ghi ở bảng 19
Rtđ: Điện trở tương đương của tất cả các nhánh đường dây (Ω), nó
được xác định như sau:
∑=
=
n
i itd rR 1
11
(4.3)
Thay các giá trị cụ thể vào công thức (4.3) tính được điện trở tương
đương của các nhánh là:
Rtđ = 00142,01
1
1
=
∑
=
n
i ir
(Ω)
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 63
- Áp dụng công thức (4.2) tính được dung lượng cần bù ở nhánh 1 là:
Qbù1 = Q1 - 1,75200142,0.0107,0
5,304352881050.
1
=−−=− r
r
QQ
td
bu (KVAR)
- Dung lượng cần bù ở các nhánh còn lại cũng được tính toán tương tự,
kết quả tính thể hiện ở bảng 19.
Bảng 19
Tên đường
dây
r0
(Ω/km)
l (km) r (Ω) Rtđ
(Ω)
Qi
(KVAR)
Qbùi
(KVAR)
TPP - T1 0,2 2x0,107 0,0107 1050 752,1
TPP - T2 0,2 2x0,05 0,005 1236 598,6
TPP - T3 0,2 2x0,079 0,0079 0,00142 900 496,6
TPP - T4 0,2 1x0,043 0,0086 750 379,4
TPP - T5 0,2 2x0,06 0,006 1352 820,8
III- XÁC ĐỊNH DUNG LƯỢNG BÙ TỐI ƯU PHÍA HẠ ÁP:
Như chúng ta đã biết, giá tiền của tụ bù cao áp rẻ tiền hơn tụ bù hạ áp
có cùng dung lượng. Nhưng việc bù phía hạ áp lại có ưu điểm hơn là giảm
được lượng công suất phản kháng truyền trong mạng hạ áp & truyền qua máy
biến áp do đó mà giảm được đáng kể tổn thất điện năng & tổn thất điện áp
trong mạng hạ áp. Vì vậy mà việc đặt thiết bị bù phía hạ áp hay cao áp còn
phải tùy thuộc & từng trường hợp cụ thể. Giải bài toán tìm cực đại của hàm
hiệu quả kinh tế khi bù phía hạ áp, người ta xác định được dung lượng bù tối
ưu phía hạ áp theo công thức sau:
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 64
)5.4(
....2
10.).(
)4.4()(
32
tkn
UaaM
KVAR
RR
MQQ
caothap
tdb
buthap
β
−=
+−=
Q: Phụ tải phản kháng của trạm biến áp phân xưởng
athap: Giá tiền 1 KVAR tụ hạ áp, athap= 120.000 đ/ KVAR
acao: Giá tiền 1 KVAR tụ cao áp, acao= 100.000đ/ KVAR
U: Điện áp định mức của mạng hạ áp, U=0,38KV
n: Thời gian thu hồi vốn đầu tư, thời gian thu hồi vốn đầu tư tiêu chuẩn
theo quy định là n = 8năm
k: Hệ số có xét đến số ca làm việc trong ngày, ở đây nhà máy làm việc
3 ca nên k = 0,75
β: Giá tiền của 1kwh điện năng, β = 500đ/ kwh
t: Số giờ làm việc trong năm, t = 8760h
Rb: Điện trở của máy biến áp quy về phía điện áp thấp
Rtđ: Điện trở tương đương của mạng hạ áp, ở đây tạm lấy Rtđ = 0,4. Rb
+ Thay giá trị cụ thể vào công thức (4.5) ta xác định được giá trị của M
là:
+ Phụ tải phản kháng của trạm biến áp phân xưởng bao gồm cả tổn thất
công suất phản kháng trong máy biến áp.
Q = Qtt + ΔQb (KVAR) (4.6)
Tổn thất công suất phản kháng trong máy biến áp được tính như sau:
05495,0
8760.5,0.75,0.8.2
10.38,0).100120(
....2
10.).( 3232 =−=−=
tkn
UaaM caothap β
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 65
ΔQb = n . ΔQ0 + XnU
S
b
tt .
.10. 32
2
(KVAR) (4.7)
ΔQ0 : Tổn thất công suất phản kháng không tải
+ Với máy TM 1600/10 thì ΔQ0 = 20,78 (KVAR)
+ Với máy TM 1000/10 thì ΔQ0 = 14 (KVAR)
Xb: Điện kháng rò của máy biến áp quy về phía cao áp
+ Với máy TM 1600/10 thì Xb = 3,39 (Ω)
+ Với máy TM 1000/10 thì Xb = 5,36 (Ω)
Stt: Phụ tải tính toán của trạm biến áp đó (KVA)
+ Thay các giá trị cụ thể vào công thức (4.7) tính được tổn thất công
suất phản kháng trong các máy biến áp của trạm T1 là:
ΔQb1= nΔQ0+ 2.10.10
7,177178,20.2.
.10. 32
2
132
2
+=XnU
S
b
tt .3,39 = 94,8(KVAR)
Áp dụng công thức (4.6) tính được phụ tải phản kháng của trạm biến áp
T1 là:
Q = Qtt + ΔQb = 1050 + 94,8 = 1144,8 (KVAR)
+ Phụ tải phản kháng của các trạm biến áp phân xưởng khác cũng tính
toán tương tự như vậy, kết quả thể hiện trong bảng 20
Bảng 20:
Tên
trạm
biến áp
Số ba ΔQ0
(KVAR)
Xb
(Ω)
Stt
(KVA)
ΔQb
(KVAR)
Qtt
(KVAR)
Q
(KVAR)
T1 2 20,78 3,39 1771,9 94,8 1050 1144,8
T2 2 20,78 3,39 2100 110,4 1236 1346,4
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 66
T3 2 14 5,36 1515,6 89,6 900 989,6
T4 1 20,78 3,39 1264,6 75 750 825
T5 2 14 5,36 2180,3 122,1 1352 1474,1
+ Điện trở quy về phía điện áp thấp của máy biến áp là
rb =
k
Rb
2
(Ω)
rb : Điện trở của máy biến áp quy về phía hạ áp
k: Tỉ số biến áp, k = 10/0,38 = 26,32
Với máy biến áp TM 1600/10 rb = 0,7/ 26,32 = 1.10-3
Với máy biến áp 1000/10 rb = 1,22/ 26,32 = 1,76 . 10-3
+ Thay các giá trị cụ thể vào công thức (4.4), tính được dung lượng bù tối
ưu phía hạ áp của trạm biến áp T1 là:
Qbuthap1 = Q -
10.2
1).4,01(
05495,08,1144
3−+
−=+ RR
M
tdb
= 1066 (KVAR)
+ Đối với các nhánh khác cũng tính toán tương tự như vậy & được kết
quả như ở bảng 21.
Bảng 21:
Tên trạm biến áp Qbù thap tu
(kvAR)
Qbù
(kvAR)
Dung lượng bù
thực tế (kvAR)
T1 1066 752,1 21 x 36
T2 1267,9 589,6 17 x 36
T3 945,0 496,6 14 x 36
T4 785,8 379,4 11 x 36
T5 1395,6 820,8 23 x 36
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 67
Thấy rằng dung lượng bù hạ áp tối ưu ở các nhánh đều lớn hơn lượng
công suất phản kháng cần bù tại các nhánh đó. Vì vậy có thể kết luận rằng
nên bù toàn bộ phía hạ áp.
IV- CHỌN THIẾT BỊ BÙ:
Như đã trình bày ở phần trên, ở nhà máy này chúng ta bù công suất phản
kháng bằng tụ điện tĩnh. Điện áp định mức của tụ là 0,38KV, Gồm các bộ tụ
3 pha nối tam giác & được bảo vệ bằng áptômát. Các bộ tụ điện tĩnh này sẽ
được đặt ở các tủ động lực của các phân xưởng.
Chọn loại tụ KC2 - 0,38-36-3Y3 có điện áp định mức là 0,38KV, công
suất là 36 (KVAR) do Liên Xô chế tạo.
Với nhánh số 1, công suất phản kháng cần bù là 752,1(KVAR), số bộ tụ
cần dùng là: n = 752,1 / 36 = 20,89, vậy ở nhánh số 1 sẽ chọn 21 bộ tụ KC2-
0,38-36-3Y3 với công suất bù là 21 x 36 = 756 (KVAR)
Với các nhánh khác cũng tính toán tương tự như trên, số lượng tụ bù sử
dụng ở mỗi nhánh được ghi ở bảng 20. Tổng công suất phản kháng được bù
cho nhà máy chính xác là:
QbùΣ = (21 +17 + 14 + 11 + 23). 36 = 3096 (KVAR)
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 68
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 69
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 70
Chương V
TÍNH TOÁN NỐI ĐẤT
Như chúng ta đã biết, trong nhà máy thường xuyên có người làm việc
& tiếp xúc với các thiết bị điện. Nếu cách điện bị hỏng thì các bộ phận bằng
kim loại (vỏ thiết bị, tay cầm ...) sẽ mang điện áp & gây nguy hiểm cho người
vận hành chúng. Vì vậy việc nối đất các bộ phận bằng kim loại mà có khả
năng có điện áp khi cách điện bị hỏng nhằm đảm bảo cho điện thế tiếp xúc
luôn ở giá trị không gây nguy hiểm cho con người. Tùy theo tính chất của
từng mạng điện (dòng điện chạm đất nhỏ hay lớn, thời gian tồn tại lâu hay
ngắn ...), tùy vào mức độ quan trọng của việc nối đất an toàn, mà yêu cầu
điện trở nối đất có trị số phù hợp. Điện trở nối đất của một cọc hay một vật
nối đất có kích thước nhỏ thường không thỏa mãn được trị số cần thiết nên
thường phải dùng cả hệ thống nối đất mới đạt yêu cầu.
I- TÍNH ĐIỆN TRỞ NỐI ĐẤT CẦN THIẾT.
Hệ thống cung cấp điện của nhà máy gồm có hai cấp điện áp là 10KV
& 0,4KV. Mạng điện 10KV có trung điểm cách điện với đất, dòng điện chạm
đất nhỏ & tồn tại khá lâu. Mạng điện 0,4KV có trung tính trực tiếp nối đất
nhưng dòng điện chạm đất thường không đủ làm cho bộ phận bảo vệ cắt
mạch. Vì vậy xác suất bị điện giật do chạm vỏ rất cao, vì vậy việc nối đất an
toàn cho các thiết bị ở nhà máy là rất cần thiết. Các thiết bị ở cả hai cấp điện
áp này sẽ được sử dụng chung một hệ thống nối đất. Theo quy định về an
toàn trong trường hợp này điện áp tiếp xúc không được vượt quá 125V.
Dòng điện chạm đất trong mạng 10kV là 30A, điện trở nối đất được
xác định như sau:
I
Ur
d
d
d = (Ω) (5.1)
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 71
rd: Điện trở nối đất (Ω)
Ud: Điện áp rơi trên điện trở nối đất (V)
Id: Dòng điện chạm đất (A)
Theo quy định điện trở nối đất cần thực hiện ở đây là:
rd = TX
d
U
I
= 16,4
30
125 = (Ω)
Điện trở nối đất trong mạng 0,4KV không được vượt quá 4 (Ω), do vậy
điện trở nối đất cần thực hiện ở đây là 4 (Ω).
II- XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ NỐI ĐẤT TỰ NHIÊN.
Khi xây dựng hệ thống nối đất cần sử dụng triệt để hệ thống nối đất tự
nhiên. Các vật nối đất tự nhiên có thể là vỏ chì của các đường dây cáp chôn
dưới đất, đường ống nước bằng kim loại, móng bê tông cốt sắt của các công
trình xây dựng ...
Ở đây ta đã có hệ thống nối đất tự nhiên gồm vỏ cáp bằng chì, móng bê
tông của các phân xưởng, điện trở nối đất tự nhiên của tất cả là 8 (Ω).
Trong khi đó điện trở nối đất yêu cầu là:
4 (Ω) < 8 (Ω), vì vậy phải xây dựng thêm hệ thống nối đất nhân tạo.
Điện trở của hệ thống nối đất nhân tạo phải đạt giá trị sau:
. 4.8
8( )
8 4
d tn
nt
tn nt
R RR R R
= = = Ω− −
III- THIẾT KẾ NỐI ĐẤT NHÂN TẠO.
Thiết bị nối đất thường được sử dụng là các cọc sắt (ống thép hoặc thép
góc) & các thanh sắt (dẹt hoặc là tròn), tiết diện của chúng cần đảm bảo được
độ bền cơ yêu cầu.
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 72
Chọn cọc là thép góc (60 x 60mm), có độ dài là 2,5m, chôn dưới đất
với đầu trên của cọc cách mặt đất là 70cm. Chọn thanh dẹt (60mm), hàn ở
đầu trên của các cọc nối đất cách mặt đất là 70cm.
Điện trở suất của đất là ρ = 2.104 (Ω.cm)
- Hệ số mùa đối với thanh là : Kt = 2.
Hệ số mùa đối với cọc là: kc = 1,5
Điện trở của một cọc được xác định như sau:
R1c = ).4
.4lg..2(lg..366,0
lt
lt
d
l
kl c −
+ρ (Ω) (5.2)
R1c: Điện trở nối đất của một cọc (Ω)
:ρ Điện trở nối đất của một cọc
l : Độ dài của cọc (cm)
d: Đường kính của cọc (cm), ở đây sử dụng thép góc thì lấy giá trị tương
đương là a = 0,95. b = 0,95. d = 5,7 cm
t: độ chôn sâu của cọc, độ chôn sâu của cọc đươc tính từ giữa cọc đến mặt
đất , ở đây t = 0,7 + 2,5/2 =1,95
Thay các giá trị cụ thể vào công thức 5.2, tính đươc điện trở nối đất của
một cọc là
)
250195.4
250195.4lg.
2
1
7,5
250.2.(lg5,1.10.2.250
366,0 4
1 −
++=R c = 91,13 (Ω)
Bố trí các cọc theo vòng kín chữ nhật, khoảng cách giữa 2 cọc gần nhau
là:
a = 5m; tỉ số 2
5,2
5 ==
l
a
Tra phụ lục với cách bố trí cọc theo vòng kín hình chữ nhật & tỉ số
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 73
l
a = 2 tìm được hệ số sử dụng của cọc là 0,64, xác định được sơ bộ số cọc
cần là: 8,17
64,0.8
3,91 = (cọc), số cọc cần dùng khoảng 16 cọc vì còn tính đến
điện trở nối đất của thanh.
Với số cọc là 16 thì sẽ phải sử dụng thanh dài l = 5 . 16 = 80 (m), chôn
sâu 0,7m, hệ số sử dụng của thanh là: ksdt = 0,3.
Điện trở nối đất của thanh được xác định như sau:
Rt = tb
lk
kl
t
sd .
.2lg...
.
366,0 2ρ (Ω)
Rt: Điện trở nối đất của thanh (Ω)
kt: Hệ số mùa kể đến sự thay đổi điện trở suất của đất theo thời tiết
l: Độ dài của thanh (cm)
b: Độ rộng của thanh (cm)
t: Độ chôn sâu của thanh (cm)
Thay các giá trị cụ thể vào công thức 5.3, tính được điện trở nối đất của
thanh là:
Rt = 5,3370.6
8000.2lg.2.10.2.3,0.8000
366,0
.
.2lg..
.
366,0 242 ==
tb
lk
kl
t
sd
ρ (Ω)
Vậy điện trở nối đất chính xác của hệ thống cọc cần thiết là:
Rc = 5,1085,33
5,33.8. =−=− RR
RR
dt
td (Ω)
Vậy số cọc cần dùng chính xác là:
n = 6,13
5,10.64,0
3,91
.
1 ==
Rk
R
csd
c (Ω)
Vậy chọn số cọc là 16, khi đó điện trở nối đất của hệ thống cọc là:
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 74
Rc = 92,816.64,0
3,91
.
1 ==
nk
R
sd
c (Ω)
Điện trở nối đất nhân tạo là:
Rnt = 75,3392,8
5,33.92,8. =+=+ RR
RR
tc
tc (Ω)
Điện trở nối đất của cả hệ thống nối đất thực tế là:
Rtt = . 7.8 3,73
7 8
tn nt
tn nt
R R
R R
= =+ +
(Ω)
Vậy hệ thống nối đất của nhà máy gồm hệ thống nối đất tự nhiên (8Ω) &
hệ thống nối đất nhân tạo (7Ω). Hệ thống nối đất nhân tạo gồm 16 cọc có kích
thước nói trên, đóng sâu xuống đất 0,7m & bố trí theo vòng kín quanh trạm
phân phối trung gian của nhà máy, mỗi cọc cách nhau là 5m, & thanh sắt dẹt
được hàn vào đầu trên của cọc. Điện trở nối đất của cả hệ thống nối đất
là:3,73 (Ω)
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 75
PHẦN II
HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG PHÂN XƯỞNG
SỬA CHỮA CƠ KHÍ
Chương 1: KHÁI NIỆM VỀ ÁNH SÁNG
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ÁNH SÁNG
1. ÁNH SÁNG:
ánh sáng là những bức xạ điện từ có chiều dài sóng nằm giữa khoảng 400
đến 760nm, đó là ánh sáng nhìn thấy hoặc gọi đơn giản là ánh sáng.
2. PHỔ ÁNH SÁNG.
Phổ ánh sáng là tập hợp của các bức xạ có tần số khác nhau, được xếp
theo chiều dài sóng của chúng. Phổ có thể là liên tục hoặc gián đoạn. Phổ ánh
sáng nhìn thấy được là phổ liên tục. Người ta chứng minh được rằng phổ của
các bước sóng ánh sáng gồm 7 màu sắc khác nhau từ cận màu tím tương ứng
với bước sóng λ = 400nm đến cận màu đỏ tương ứng với bước sóng λ =
760nm. Trong quang phổ nhìn thấy được mắt ta nhạy cảm nhiều nhất đối với
ánh sáng có bước sóng λ = 550nm. Còn đối với hai cận màu tím & màu đỏ
tương ứng với các bước sóng λ = 400nm & λ =760nm thì mắt ta hầu như
không có tác dụng gây cảm giác sáng. Vì vậy, trong thiết kế chiếu sáng ta cần
chú ý tới điểm này để tạo ra ánh sáng phù hợp với điều kiện hoạt động của
mắt.
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 76
1.2. CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐO ÁNH SÁNG.
1. Góc đặc hay góc khối Ω.
Góc khối Ω là phần không gian hình nón có đỉnh nằm tại tâm của nguồn
sáng & có đường sinh tựa trên chu vi của mặt được chiếu sáng.
Giả thiết rằng một nguồn sáng điểm đặt tại tâm O của 1 hình cầu rỗng bán
kính R & ký hiệu S là nguyên tố mặt của hình cầu này.
Hình nón đỉnh O cắt S trên hình cầu biểu diễn góc khối hay góc đặc Ω,
nguồn nhìn mặt S dưới góc này.
Góc khối Ω được định nghĩa là tỷ số của diện tích S với bình phương của
bán kính R.
Ω =
R
S
2
Ta có giá trị cực đại của góc khối Ω khi từ tâm O ta chắn cả không gian,
tức là toàn bộ mặt cầu:
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 77
Ω = ππ 44
2
2
2
==
R
R
R
S
Đơn vị của góc khối là stêradian, ký hiệu là Sr.
Vậy: Sr là góc đặc hay góc khối mà dưới góc đó một người quan sát đứng
ở tâm một quả cầu có bán kính 1m nhìn thấy diện tích 1m2 trên mặt cầu này.
Nếu bán kính là X mét thì mặt chắn X2m2.
2. Quang thông.
Ký hiệu: Φ
Đơn vị: Lumen - lm
quang thông là đại lượng đo quang cơ bản, nó liên quan đến thông lượng
bức xạ thông qua đường cong tương đối có thể nhận được của người bằng
mắt thường.
Lumen là quang thông do nguồn phát ra trong một góc đặc bằng một
stéradian.
3. Cường độ ánh sáng.
Ký hiệu: I
Đơn vị: candela - cd
Cường độ ánh sáng I của một nguồn sáng dạng điểm theo một phương
cho là tỷ lệ giữa quang thông dΦ phát ra từ trong một góc đặc cơ bản ở xung
quanh hướng này & giá trị dΩ của góc đặc này:
I = Ω
Φ
d
d
Từ trên suy ra: l cd =
Sr
lm
1
1
4. Độ rọi:
Ký hiệu: E
Đơn vị: lux = lx
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 78
Độ rọi E của một diện tích ở tại một điểm, là tỷ lệ giữa quang thông dΦ
nhận được bởi một vi phân diện tích ở xung quanh điểm này với diện tích dS
của nó:
E =
dS
dΦ
Từ trên suy ra: 1lux = 2
1
1
lm
m
Khi sự chiếu sáng trên bề mặt không đều, ta nên tính trung bình số học ở
các điểm khác nhau để tính độ rọi trung bình.Một số giá trị thông thường khi
chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo:
- Ngoài trời, buổi trưa trời nắng: 100.000lx
- Trời có mây: Từ 2000 đến 10.000lx
- Phòng làm việc: 400 ÷ 600lx
- Trăng tròn: 0,25lx
- Nhà ở 159 ÷ 300lx
- Chiếu sáng đường phố: 20 ÷ 50lx
Khái niệm về độ rọi ngoài ra còn liên quan đến vị trí của mặt được chiếu
sáng. Giả thiết có một nguồn sáng O, diện tích được chiếu sáng dS có phương
pháp tuyến n. Thông lượng của nguồn O đi qua diện tích dS là: dΦ = IdΩ.
Gọi là góc hợp bởi pháp tuyến n của ds với phương r. Góc đặc dΩ chắn
trên một hình cầu bán kính r, một diện tích ds cosα.
dΩ =
r
ds
2
cosα
Suy ra: E =
r
I
dSr
I
dS
d
22
coscos αα ==Φ
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 79
Vậy độ rọi của nguồn sáng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng & tỉ lệ
nghịch với bình phương khoảng cách từ nguồn tâm điện tích được chiếu sáng,
ngoái ra còn phụ thuộc vào hướng tới của nguồn.
5. Độ chói.
Ký hiệu: L
Đơn vị: cd/m2
Các nguyên tố diện tích của các vật chiếu sáng nói chung phản xạ ánh
sáng nhận được một cách khác nhau & tác động như một nguồn sáng thứ cấp
phát cường độ ánh sáng khác nhau theo mọi hướng.
Để đặc trưng cho các quan hệ của nguồn, kể cả nguồn sơ cấp lẫn nguồn
thứ cấp đối với mắt, người ta bổ sung cách xuất hiện ánh sáng. Quan hệ này
được minh họa bởi ví dụ:
Một đèn sợi đốt công suất 40W, thực tế phát ra cùng một quang thông, do
vậy sẽ có cùng một cường độ theo mọi hướng dù là thủy tinh trong hay thủy
tinh mờ. Rõ ràng đối với mắt, cách xuất hiện của hai loại bóng đèn này rất
khác nhau, đối với bóng đèn thủy tinh trong ta nhận thấy chói mắt hơn đối
với bóng đèn thủy tinh mờ.
Người ta định nghĩa độ chói L trong một phương cho trước, của một diện
tích mặt phát dS nhưng tỉ số của cường độ sáng dI phát bởi dS phương này
trên diện tích mặt biểu kiến của dS:
L = αcos.dS
dI (cd/m2)
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 80
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 81
Chương 2:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
2.1/ CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN KHI THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG.
Ánh sáng là phần không thể thiếu được trong các quá trình sản xuất ở các
nhà máy xí nghiệp. Để đảm bảo sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm được
tốt, năng suất lao động cao, đảm bảo an toàn cho công nhân thì ngoài ánh
sáng tự nhiên cần có một hệ thống ánh sáng nhân tạo trong nhà máy. Chiếu
sáng nhân tạo bằng điện hiện nay được sử dụng rất rộng rãi. Sở dĩ như vậy
bởi chiếu sáng bằng điện có rất nhiều ưu điểm: Thiết bị đơn giản, sử dụng
thuận tiện, giá thành rẻ, tạo được ánh sáng gần giống với ánh sáng tự nhiên,
với tầm quan trọng đó vấn đề chiếu sáng đã được chú ý nghiên cứu trên nhiều
lĩnh vực chuyên sâu như: Nguồn sáng, chiếu sáng công nghiệp ... ở đây, trong
yêu cầu thiết kế hệ thống chiếu sáng cho nhà máy cơ khí ta chỉ quan tâm đến
thiết kế chiếu sáng công nghiệp.
Khi thiết kế chiếu sáng, điều quan trọng nhất là phải đáp ứng được yêu
cầu về độ rọi & hiệu quả của ánh sáng đối với thị giác. Ngoài độ rọi, hiệu quả
của chiếu sáng còn phụ thuộc vào quang thông, màu sắc ánh sáng, sự lựa
chọn hợp lý các chao đèn, sự bố trí chiếu sáng vừa đảm bảo tính kinh tế, mỹ
quan. Thiết kế chiếu sáng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Không lóa mắt:
Vì với cường độ ánh sáng mạnh mẽ làm cho mắt có cảm giác lóa, thần
kinh bị căng thẳng, thị giác bị mất chính xác.
2. Không lóa do phản xạ:
Ở một số mặt công tác có các tia phản xạ khá mạnh & trực tiếp. Do đó
khi bố trí đèn cần chú ý tranh hiện tượng này.
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 82
3. Không có bóng tối:
Ở nơi sản xuất, các phân xưởng không nên có bóng tối mà phải sáng đồng
đều có thể quan sát được toàn bộ phân xưởng. Muốn khử các bóng tối cục bộ
thường sử dụng bóng mờ & treo cao đèn.
4. Độ rọi yêu cầu phải đồng đều:
Nhằm mục đích khi quan sát từ vị trí này sang vị trí khác mắt người
không được điều tiết quá nhiều, gây mỏi mắt.
5. Phải tạo được ánh sáng giống như ánh sáng ban ngày:
Để thị giác đánh giá được chính xác
2.2/ PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC CHIẾU SÁNG.
1. Chiếu sáng chung, chiếu sáng cục bộ & chiếu sáng hỗn hợp.
a/ Chiếu sáng chung.
Chiếu sáng chung là hình thức chiếu sáng tạo độ rọi đồng đều trên toàn
diện tích phân xưởng. Ở hình thức chiếu sáng này thường các bóng đèn được
treo cao trên trần nhà theo một quy luật nào đó để tạo nên độ rọi đồng đều
trong phân xưởng. Trong chiếu sáng chung các đèn thường được phân bố
theo hai cách:
Phân bố đều & phân bố chọn lọc. Phân bố đều là cách phân bố mà các
bóng đèn được bố trí theo một quy luật nhất định để đạt được yêu cầu về độ
rọi trên toàn diện tích. Phương pháp phân bố này hay dùng ở các phân xưởng
có máy giống nhau, các máy phân bố đều trên toàn diện tích phân xưởng.
Phân bố chọn lọc là phân bố các đèn ở nơi thích hợp để tạo ra ánh sáng có lợi
nhất cho người công nhân vận hành ở các cụm máy tập trung. Cách này
thường dùng trong các phân xưởng có máy móc phân bố không đều hoặc có
các máy treo cao gây nên những khoảng tối trong phân xưởng.
Chiếu sáng chung được sử dụng chiếu sáng trong các phân xưởng có diện
tích làm việc rộng, có yêu cầu về độ rọi như nhau tại mọi điểm trên bề mặt
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 83
nào đó. Chiếu sáng chung còn được sử dụng phổ biến ở các nơi mà ở đó quá
trình công nghệ không đòi hỏi mắt phải làm việc căng thẳng như ở phân
xưởng rèn, đường đi ...
Các phương án bố trí đèn trong phương pháp chiếu sáng chung:
b/ Chiếu sáng cục bộ.
Ở những nơi có yêu cầu quan sát chính xác, tỉ mỷ & phân biệt các chi tiết
... thì cần có độ rọi cao mới làm việc kết quả. Muốn vậy phải dùng phương
pháp chiếu sáng cục bộ, tức là đèn được đặt gần nơi quan sát. Khi để gần, ta
chỉ cần bóng đèn có công suất bé cũng tạo nên độ rọi lớn trên bề mặt chi tiết
cần quan sát, do vậy giảm được chi phí vốn đầu tư.
Chiếu sáng cục bộ thường dùng để chiếu sáng các chi tiết gia công trên
máy công cụ, chiếu sáng ở các bộ phận kiểm tra... tại đây chiếu sáng chung sẽ
không đủ độ rọi cần thiết nên phải sử dụng thêm chiếu sáng cục bộ. Các loại
đèn chiếu cục bộ trên máy công cụ hoặc các đèn cầm tay di động thường
dùng với điện áp 36V hay 12V.
Ở những nơi quá ẩm ướt, bụi bặm hay có khí dễ cháy & nổ thì người ta
thường dùng những loại đèn kiểu kín.
c. Chiếu sáng hỗn hợp.
Chiếu sáng hỗn hợp là hình thức chiếu sáng bao gồm chiếu sáng chung &
chiếu sáng cục bộ. Chiếu sáng hỗn hợp được dùng ở những phân xưởng gia
công, các phân xưởng khuôn mẫu, đúc ... trong nhà máy cơ khí để phân biệt
màu sắc, độ lồi, lõm của các chi tiết máy.
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 84
2. Chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố:
Ngoài hệ thống chiếu sáng làm việc, phải đặt thêm hệ thống chiếu sáng
sự cố. Độ rọi của hệ thống chiếu sáng sự cố phái thiết kế lớn hơn 10% độ rọi
của hệ thống chiếu sáng làm việc, ở những nơi nếu hệ thống chiếu sáng làm
việc bị mất điện mà có khả năng phát sinh cháy, nổ, gây nguy hiểm hoặc ảnh
hưởng đến chính trị, kinh tế cần đặt hệ thống chiếu sáng sự cố, đảm bảo cho
công nhân tiếp tục làm việc trong thời gian chờ sửa chữa. Khi chiếu sáng làm
việc bị mất điện, nếu cần phân tán người ra khỏi phân xưởng để tránh tai nạn
thì các đèn chiếu sáng sự cố phải đặt ở những nơi máy còn quay, hố dầu, cầu
nối, lan can, cầu thang ... Độ rọi của các đèn này không được nhỏ hơn 0,1 lux.
Điện cung cấp cho hệ thống chiếu sáng sự cố phải lấy ở nguồn dự trữ hoặc
nguồn ắc quy. Hệ thống chiếu sáng sự cố phải làm việc đồng thời với hệ
thống chiếu sáng làm việc hoặc phải có thiết bị tự động đóng, đưa hệ thống
chiếu sáng sự cố vào làm việc đồng thời với hệ thống chiếu sáng làm việc khi
hệ thống chiếu sáng làm việc bị mất điện. Các đèn thuộc hệ thống chiếu sáng
sự cố cần đánh dấu riêng để tiện kiểm tra.
2.3/ DỤNG CỤ CHIẾU SÁNG VÀ CHAO ĐÈN.
1. Bóng đèn.
Hiện nay có các loại bóng đèn chính được sử dụng rộng rãi nhất đó là:
Bóng đèn nung sáng, bóng đèn huỳnh quang.
a/ Bóng đèn dây tóc.
Bóng đèn sợi tóc được sử dụng rộng rãi. Đèn dây tóc dựa trên cơ sở bức
xạ nhiệt. Khi dòng điện đi qua sợi dây tóc, dây tóc sẽ phát nóng & phát
quang. Dây tóc thường dùng là vônfram, tungsten, vặn xoắn ốc hoặc để thẳng
mắc dích dắc trên các cực phụ & hai cực chính trong bóng đèn. Trong bóng
có chứa các loại khí trơ hoặc chân không, thông số cơ bản của đèn gồm: Điện
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 85
áp, công suất, quang thông, hiệu suất quang thông, hiệu suất quang & tuổi thọ
của đèn.
Đặc tính của đèn phụ thuộc rất nhiều vào điện áp đặt vào hai cực của
bóng đèn. Khi điện áp đặt vào đèn tăng cao thì dòng điện, nhiệt độ quang
thông & hiệu suất quang đều tăng. Nhưng dây tóc sẽ bị bốc hơi nhiều, tuổi
thọ giảm nhanh. Khi điện áp giảm sẽ có hiện tượng ngược lại, do đó để đảm
bảo tuổi thọ của đèn đúng định mức, hiệu suất quang tốt thì điện áp đặt lên
hai cực chỉ được dao động trong phạm vi ± 2,5%
* Các ưu điểm của đèn:
- Chế tạo đơn giản
- Nối trực tiếp vào lưới điện
- Kích thước nhỏ
- Bật sáng ngay
- Giá thành thấp
- Tạo màu sắc ấm áp
* Nhược điểm của bóng đèn dây tóc:
- Tính năng của đèn thay đổi khá đáng kể theo biến thiên điện áp
- Tiêu thụ nhiều điện
- Phát nóng
b/ Đèn huỳnh quang.
Nguyên lý phát quang của đèn huỳnh quang dựa trên cơ sở phóng điện
trong các chất khí. Sau khi rút chân không, người ta nạp vào trong bóng một
ít khí argôn & thủy ngân, Phía trong ống bôi một lớp bột huỳnh quang, hai
điện cực đặt ở hai đầu ống, khi điện áp đặt vào hai cực đủ lớn thì xảy ra quá
trình phòng điện. Các sóng điện từ tần số cao phóng qua, phóng lại giữa hai
điện cực của bóng đèn đồng thời đập vào lớp bột huỳnh quang ở vách trong
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 86
của bóng đèn làm phát ra tia phóng xạ thứ cấp ở các bước sóng mà mắt người
cảm nhận được.
* Ưu điểm của đèn huỳnh quang là:
c Hiệu suất quang lớn, dùng ở nơi có độ rọi lớn
d Thành phần quang phổ tốt, diện tích phát quang lớn
e Tuổi thọ cao, ít phát nóng
f Khi điện áp thay đổi trong phạm vi cho phép quang thông giảm ít
* Nhược điểm của đèn huỳnh quang là:
c Chế tạo phức tạp, giá thành cao, cosϕ thấp
d Quang thông phụ thuộc vào nhiệt độ, phạm vi phát quang cũng phụ
thuộc vào nhiệt độ.
Hiện nay đèn huỳnh quang được sử dụng rộng rãi & có mẫu mã khá
phong phú.
2. Chao đèn
Chao đèn là bộ phận bao bọc ngoài bóng đèn. Nó được sử dụng để phân
phối lại quang thông của bóng đèn một cách hợp lý & theo yêu cầu nhất định.
Chao đèn còn có tác dụng bảo vệ cho mắt khỏi bị chói, bảo vệ cho bóng đèn
khỏi bị va đập bụi bám & bị phá hủy bởi các chất khí ăn mòn ... chao đèn còn
có tác dụng thẩm mỹ, làm tăng vẻ đẹp của hệ thống chiếu sáng.
Nhờ có các loại chao đèn khác nhau nên người ta có thể phân bố quang
thông của các đèn theo yêu cầu khác nhau. Theo yêu cầu người ta có thể
chiếu rộng, chiếu sâu, chiếu đều hoặc chiếu hẹp. Mỗi nơi làm việc có yêu cầu
phân bố quang thông riêng, nếu diện tích làm việc là một khoảng rộng thì
phải dùng hình thức chiếu sáng rộng hoặc đều. Khi cần tập trung ánh sáng
vào một vùng nào đó thì phải dùng hình thức chiếu sáng sâu & hẹp.
Chao đèn có hai chỉ tiêu chủ yếu là hiệu suất & góc bảo vệ.
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 87
- Hiệu suất của chao đèn là tỷ số quang thông của đèn có chao & quang
thông của bản thân bóng đèn, vì chao đèn hấp thụ một số quang thông của
nguồn sáng nên hiệu suất của chao đèn chỉ còn khoảng 0,5 ÷ 0,9.
- Góc bảo vệ (β):
Góc bảo vệ càng lớn tác dụng làm chói mắt càng nhỏ & ngược lại. Góc
bảo vệ tính như sau:
tgβ =
Rr
h
+
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 88
Trong đó:
β: Góc bảo vệ
h: Khoảng cách từ sợi dây tóc đến mép dưới của chao đèn.
r: Bán kính của vòng dây sợi đốt của đèn
R: Bán kính của miệng chao đèn.
Góc bán kính bảo vệ cần lớn hoặc bé là tùy thuộc vào đặc điểm của nơi
làm việc. Theo cách phân bố quang thông của nguồn sáng ta có thể chia chao
đèn ra 3 loại chính. Chao đèn chiếu trực tiếp, chao đèn phản xạ & chao đèn
khuyếch tán. Chao đèn trực tiếp có thể tập trung hơn 90% quang thông của
nguồn sáng phía dưới. Ngược lại chao đèn phản xạ tập trung hơn 90% quang
thông của nguồn sáng lên phía trên rồi phản xạ trở xuống. Chao đèn khuyếch
tán tạo ra ánh sáng khuyếch tán chứ không chiếu sáng trực tiếp.
2.4/ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG:
1. Phương pháp hệ số sử dụng:
Phương pháp này dùng để tính toán chiếu sáng chung, không chú ý đến
hệ số phản xạ của tường, của trần & của vật cảnh. Phương pháp này thường
dùng để tính chiếu sáng cho các phân xưởng có diện tích lớn hơn 10m2,
không thích hợp để tính toán chiếu sáng cục bộ & chiếu sáng ngoài trời. Theo
phương pháp này thì F quang thông được xác định:
F =
nk
ESKZ
sd
Với:
F: Là quang thông của mỗi đèn, lm
E: Độ rọi, lx.
S: Diện tích cần chiếu sáng, m2
k: Hệ số dự trữ
n: Số bóng đèn sử dụng trong phân xưởng
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 89
ksd: Hệ số sử dụng của đèn, nó phụ thuộc vào loại đèn, kích thước & điều
kiện của phản xạ phòng. Khi tra bảng để tìm hệ số sử dụng phải xác định
được trị số gọi là chỉ số của phòng:
Trong đó:
- a,b: Chiều dài, chiều rộng của phòng, m
- H: Khoảng cách từ đèn đến mặt công tác, m
- Z: Hệ số tính toán, phụ thuộc vào loại đèn & tỷ số
H
L , với L khoảng
cách giữa các đèn, nó được xác định: Z=
E
Etb
min
2. Phương pháp tính theo từng điểm:
Phương pháp này dùng để tính chiếu sáng cho các phân xưởng có yêu
cầu quan trọng & khi tính không quan tâm đến hệ số phản xạ. Để đơn giản
trong tính toán người ta coi đèn là một đểm sáng để áp dụng được luật bình
phương khoảng cách. Trong phương pháp này ta phải phân biệt để tính độ rọi
cho ba trường hợp điển hình:
- Tính độ rọi trên mặt phẳng nằm ngang, Eng.
- Tính độ rọi trên mặt phẳng đứng, Ed.
- Tính độ rọi trên mặt phẳng nghiêng một góc θ, Engh
a/ Tính độ rọi trên mặt phẳng nằm ngang.
Với hệ thống cấp điện cho xưởng máy, nên để cho hệ thống chiếu sáng đi
theo mạng riêng (đường dây riêng, tủ điện riêng), tránh cho việc đóng mở
động cơ làm dao động điện áp lớn trên cực đèn.
).(
.
baH
ba
+=ϕ
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 90
2. Độ lệch điện áp mạng động lực cho phép ±5%Udm, đối với mạng chiếu
sáng chỉ cho phép ±2,5%Udm,
3. Tủ chiếu sáng nên dùng áptômát (cả tổng, cả nhánh) để khi mất điện
có thể đóng trở lại nhanh, không mất thời gian dây chì.
4. Tủ, bảng chiếu sáng nên đặt ở gần cửa ra vào của nhà xưởng, phòng
làm việc.
5. Tại các nhà xưởng, ngoài chiếu sáng làm việc còn cần thiết kế chiếu
sáng sự cố đề phòng trường hợp mất điện lưới. Nguồn chiếu sáng sự cố
thường là các bộ ắc quy 12V, 36V chỉ nhằm chiếu sáng an toàn cho công
nhân vận hành khi mất điện lưới.
6. Lựa chọn áptômát cho tủ chiếu sáng cũng theo công thức như chọn
áptômát mạng động lực.
7. Lựa chọn dây dẫn, cáp cho mạng chiếu sáng cũng chọn theo dòng phát
nóng cho phép & phải kiểm tra theo điều kiện kết hợp với thiết bị bảo vệ:
- Nếu bảo vệ bằng cầu chì: k.Icp ≥ 8,0
I dc
- Nếu bảo vệ bằng áptômát: k.Icp ≥ 5,1
.25,1
5,1
II dmAkdnh =
8. Cần hết sức lưu ý việc phân pha cho đều, trách trường hợp điện áp quá
chênh lệch trên đầu cực đèn ở đầu & cuối đường dây.
2.6/ THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG CHO PHÂN XƯỞNG SỬA CHỮA CƠ KHÍ.
1. Xác định số lượng & công suất của bóng đèn.
a/ Chọn nguồn sáng.
Phân xưởng sửa chữ a cơ khí là phân xưởng có phụ tải được xếp vào phụ
tải loại 3 không có yêu cầu cao về độ rọi, hiệu quả chiếu sáng, là phân xưởng
sản xuất có bụi bặm, khói & có độ chói giữa dụng cụ sản xuất & bên ngoài
làm giảm năng lượng cảm thấy nên phân xưởng cần có ánh sáng thật, ổn
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 91
định, không gây mỏi mắt cho người sản xuất ... Vì những đặc điểm đó ta
quyết định chọn bóng đèn dây tóc loại đèn vạn năng để chiếu sáng cho phân
xưởng. Bóng đèn dây tóc có ưu điểm là phát ra ánh sáng thật, ít bị nhạy cảm
với độ thay đổi của điện áp, ánh sáng không gây mỏi mắt, đèn có giá thành rẻ,
có hệ số công suất cosϕ cao.
b/ Chọn hệ thống chiếu sáng.
Để làm giảm độ tương phản, đảm bảo độ rọi đồng đều trên toàn bộ diện
tích ta dùng hệ thống chiếu sáng với cách bố trí đèn ở 4 góc của hình vuông:
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 92
⊗ ⊗ ⊗ ⊗ ⊗
⊗ ⊗ ⊗ ⊗ ⊗
⊗ ⊗ ⊗ ⊗ ⊗
2. Tính chọn công suất đèn.
Vì chiếu sáng chung nênta dùng phương pháp hệ số sử dụng (phương
pháp quang thông) để tính chọn công suất cho đèn. Theo phương pháp này sử
dụng công thức:
F =
kn
ZkSE
sd.
...
Với:
F: Là quang thông của mỗi đèn, lm
E: Độ rọi, lx.
S: Diện tích cần chiếu sáng, m2.
k: Hệ số dự trữ
n: Số bóng đèn sử dụng trong phân xưởng
ksd: Hệ số sử dụng của đèn, nó phụ thuộc vào loại đèn, kích thước & điều
kiện của phản xạ phòng.
* Thực hiện tính toán:
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 93
Trong đó:
hlv: Độ cao của mặt công tác so với nền nhà, m
H: Khoảng cách từ đèn đến mặt công tác, m
hc: Khoảng cách từ đèn đền trần, m
Căn cứ vào độ cao của nhà xưởng 4,5m, độ cao của mặt công tác so với
nền nhà: hlv = 0,8m, đèn treo cách trần hc = 0,7m, ta có khoảng cách từ đèn
đến mặt công tác:
H = 4,50 - 0,7 - 0,8 = 3m.
Tra bảng với đèn vạn năng được trị số
H
L = 1,8 là tích hợp, Suy ra
khoảng cách giữa các đèn:
L = 1,8 . H = 1,8 . 3 = 5,4m
Dựa vào chiều dài, chiều rộng của phân xưởng ta chọn L = 5m.
Do đó ta bố trí phân xưởng 30 bóng chia làm 3 dãy, mỗi dãy 10 bóng,
mỗi bóng cách nhau 5m, cách tường 2,5m.
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 94
Xác định chỉ số của phòng:
ϕ = 225,3
)1250.(3
12.50
).(
. =+=+ baH
ba
Lấy hệ số của phản xạ của tường là ρtg = 50% và của trần là ρtrần = 30%.
Tra bảng phụ lục tìm được hệ số sử dụng là ksd = 0,46
Xác định quang thông F:
Chọn độ rọi E = 30lx, hệ số dự trữ k = 1,3 & hệ số tính toán Z = 1,2
Quang thông của mỗi đèn:
F = lm
kn
ZSEk
sd
2035
46,0.30
2,1.600.30.3,1
.
... ==
Tra bảng chọn bóng đèn dây tóc chao vạn năng công suất 200W, điện áp
Udm = 220V có quang thông F = 2528lm.
3. Chọn sơ đồ cung cấp điện cho hệ thống chiếu sáng của phân xưởng
sửa chữa cơ khí.
Để cấp điện cho hệ thống chiếu sáng của phân xưởng sửa chữa cơ khí,
dùng một tủ chiếu sáng. Sơ đồ điện nguyên lý của tủ này thể hiện ở hình vẽ
dưới đây:
- Lộ vào tủ chiếu sáng có cầu dao 3 pha, được cấp điện từ tủ phân phối
của phân xưởng bằng cáp đồng 4 lõi, thiết diện là 4mm2. Các bóng đèn đều là
thiết bị điện một pha nên tủ chiếu sáng có 3 lộ ra 1 pha, mỗi lộ cấp điện cho
10 bóng đèn theo sơ đồ phân nhánh & được đóng cắt bằng cầu dao 1 pha &
được bảo vệ bằng cầu chì.
Dòng điện định mức của mỗi lộ là:
10.200
I 9,1( )
220dm
A= =
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 95
Chọn cầu dao có Iđm = 15 (A)
Idc = 10(A)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Công Hiền
Giáo trình cung cấp điện tập I, II
2. A.A.Fedorov
Sách tra cứu về cung cấp điện, Tập I, II
(Bộ môn hệ thống điện trường Đại học bách khoa dịch)
3. Bộ môn hệ thống điện
Hướng dẫn thiết kế cung cấp điện xí nghiệp công nghiệp
4. Ngô Hồng Quang
Thiết kế cấp điện
5. Giáo trình kỹ thuật điện cao áp
Võ Viết Đạm
6. Một số vấn đề kỹ thuật điện cao áp ở siêu cao áp & cực cao áp
7. Hướng dẫn thiết kế tốt nghiệp phần quá điện áp khí quyển
8. Bảo vệ chống sét
9 PA TRICK VAN DE PLAN QUE
Kỹ thuật chiếu sáng ( Người dịch : Lê Văn Doanh – Đặng Văn
Đào)
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 96
KHOA ĐIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BK
HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---WX---
BỘ MÔN: HỆ THỐNG ĐIỆN
NGÀNH HỌC: HỆ THỐNG ĐIỆN
NHIỆM VỤ
THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên:
Ngành:
Khoa: ĐIỆN
I- ĐẦU ĐỀ THIẾT KẾ:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY SẢN XUẤT VÒNG BI
II- CÁC SỐ LIỆU BAN ĐẦU:
1. Điện áp nguồn U = 10KV
2. Công suất nguồn vô cùng lớn, SN = 200 MVA
3. Khoảng cách từ nhà máy đến trạm biến áp khu vực là l = 3km
4. Nhà máy làm việc 3 ca
5. Phụ tải điện của nhà máy sản xuất vòng bi
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cung
cấp điện
Trang 97
6. Sơ đồ mặt bằng của nhà máy sản xuất vòng bi
7. Danh sách các thiết bị trong phân xưởng sửa chữa cơ khí
8. Sơ đồ mặt bằng của phân xưởng sửa chữa cơ khí
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Công Hiền
Giáo trình cung cấp điện tập I, II
2. A.A.Fedorov
Sách tra cứu về cung cấp điện, Tập I, II
(Bộ môn hệ thống điện trường Đại học bách khoa dịch)
3. Bộ môn hệ thống điện
Hướng dẫn thiết kế cung cấp điện xí nghiệp công nghiệp
4. Ngô Hồng Quang
Thiết kế cấp điện
5. Giáo trình kỹ thuật điện cao áp
Võ Viết Đạm
6. Một số vấn đề kỹ thuật điện cao áp ở siêu cao áp & cực cao áp
7. Hướng dẫn thiết kế tốt nghiệp phần quá điện áp khí quyển
8. Bảo vệ chống sét
9 PA TRICK VAN DE PLAN QUE
Kỹ thuật chiếu sáng ( Người dịch : Lê Văn Doanh – Đặng Văn
Đào)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dant_thiet_ke_cung_cap_dien_9623.pdf