Việc thiết kế các hoạt động TH theo chủ đề môn Hóa
học có mục tiêu là hình thành và phát triển NLTH cho
HS. Trên cơ sở lí luận về NLTH, bài viết đưa ra quy trình
thiết kế các hoạt động TH theo chủ đề môn Hóa học theo
định hướng phát triển NLTH cho HS và minh họa thông
qua quy trình cụ thể với chủ đề “Ankan với môi trường”
trong giảng dạy TN. Kết quả TN cho thấy tính khả thi và
hiệu quả trong việc phát triển NLTH của HS. Chúng tôi
sẽ tiếp tục nghiên cứu về hiệu quả của quy trình này khi
có thêm những kết quả TN và hoạt động triển khai sâu
rộng để có cơ sở đánh giá toàn diện, triệt để hơn.
HS đã trở thành một tuyên truyền viên tham gia tích cực
vào hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ đó, HS
bước đầu hình thành động cơ nghiên cứu khoa học.
HS được trải nghiệm trong cuộc sống thông qua tìm
hiểu thực tế và khai thác thông tin trên các kênh đa
phương tiện để xây dựng các ấn phẩm, tập san, tờ rơi;
qua đó HS ý thức được trách nhiệm với vấn đề bảo vệ
môi trường, tiết kiệm năng lượng và ứng phó với biến đổi
khí hậu. Sau khi thực hiện HĐTN, HS hiểu rõ hơn về
hoạt động hưởng ứng “Giờ Trái Đất”.
Việc tổ chức các HĐTN gắn với bối cảnh thực tiễn
trong dạy học đã tạo cơ hội cho người học phát triển năng
lực. Bởi thông qua các HĐTN đó, người học lĩnh hội
được các kiến thức, kĩ năng, đặc biệt là say mê học tập.
3. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy tính khả thi của các
HĐTN ở trường trung học phổ thông. Với mục đích bồi
dưỡng năng lực cho HS, việc tổ chức các HĐTN gắn với
bối cảnh thực tiễn nhằm tạo hứng thú, động cơ giải quyết
vấn đề là rất cần thiết. HĐTN góp phần đổi mới nội dung
và phương pháp dạy học ở trường phổ thông, đáp ứng
được yêu cầu về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT
hiện nay.
Tuy nhiên, để tổ chức HĐTN hiệu quả, các trường
cần quan tâm xây dựng kế hoạch dạy học các môn học
cho phù hợp, chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng chuyên đề
dạy học, tạo không gian và thời gian cho HS tham gia
HĐTN
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế hoạt động tự học theo chủ đề môn hóa học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông - Vương Cẩm Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 439 (Kì 1 - 10/2018), tr 39-44; 38
39
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN HÓA HỌC
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Vương Cẩm Hương - Trường Đại học Phạm Văn Đồng, Quảng Ngãi
Ngày nhận bài: 09/08/2018; ngày sửa chữa: 12/08/2018; ngày duyệt đăng: 22/08/2018.
Abstract: Developing students’ self-study ability is a major goal in present general education.
With the aim to develop this ability, teachers should design self-study activities for students during
teaching process. This article mentions the literature views on students’ self-study ability and
presents design process for self-study activities in Chemistry education (including four steps:
forming self-study motivation; planning self-study schedule; implementing self-study plan;
evaluation and adjustment).
Keywords: Self-study activities, Self-study ability, chemistry topic.
1. Mở đầu
Trong Chương trình giáo dục phổ thông - chương
trình tổng thể của Bộ GD-ĐT, mục tiêu của giáo dục
trung học phổ thông là: “giúp học sinh (HS) tiếp tục phát
triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người
lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học
(TH) và ý thức học tập suốt đời” [1]. Năng lực tự học
(NLTH) là một trong những năng lực chung cần được
hình thành và phát triển cho HS trung học phổ thông. Do
vậy, hình thành và phát triển NLTH cho HS là một yêu
cầu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
Đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về
TH và phát triển NLTH. Ở Việt Nam có một số tác giả
nghiên cứu về NLTH của HS trong dạy học Hóa học ở
trung học phổ thông như: Trong luận án tiến sĩ của
Nguyễn Thị Ngà đã sử dụng biện pháp xây dựng và sử
dụng tài liệu TH có hướng dẫn theo module [2]; Cao Cự
Giác nghiên cứu thực trạng phát triển NLTH của HS ở
một số trường trung học phổ thông đối với môn Hóa học
[3],... Bài viết đề xuất quy trình thiết kế các hoạt động
TH theo chủ đề môn Hóa học nhằm phát triển NLTH cho
HS trung học phổ thông và đánh giá NLTH của các em
thông qua các hoạt động học tập.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Năng lực tự học
Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [1]:
NLTH được xác định là một trong 3 năng lực chung cốt
lõi, cần được hình thành và phát triển cho HS phổ thông
trong các môn học. Có nhiều quan niệm khác nhau về
NLTH: là năng lực thể hiện ở tính tự lực, TH, tự giải
quyết vấn đề của một chủ thể hoạt động [4]; là khả năng
người học sử dụng các năng lực trí tuệ, có khi cả năng
lực cơ bắp cùng các động cơ, tình cảm, nhân sinh quan,
thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực kiến thức nào
đó [5].
Thông qua tìm hiểu các khái niệm: năng lực, TH,
NLTH của các tác giả trong và ngoài nước, theo chúng
tôi: NLTH là khả năng tự suy nghĩ, hoạt động dựa trên
sự phối hợp giữa kiến thức, kĩ năng và thái độ của người
học để thực hiện có hiệu quả các hoạt động học tập.
Dựa vào cơ sở phương pháp luận của NLTH, các
biểu hiện của NLTH [1], chúng tôi đưa ra cấu trúc
khung NLTH gồm 4 thành tố và 9 biểu hiện ở bảng 1
như sau:
Bảng 1. Cấu trúc khung NLTH của HS trung học phổ thông
TT
Các NLTH
thành phần
Các biểu hiện
1
Hình thành
động cơ TH
1) Hứng thú TH
2) Ý thức TH
2
Xây dựng
kế hoạch TH
3) Xác định mục tiêu học tập
4) Xác định nhiệm vụ học
tập
3
Thực hiện
kế hoạch TH
5) Thu thập/tìm kiếm thông
tin
6) Lựa chọn và xử lí thông
tin
7) Vận dụng kiến thức
4
Tự đánh giá
và điều chỉnh
8) Nhận ra những ưu, nhược
điểm của bản thân dựa trên
kết quả đạt được
9) Khắc phục và điều chỉnh
những sai sót, hạn chế, tự
điều chỉnh cách học
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 439 (Kì 1 - 10/2018), tr 39-44; 38
40
2.2. Các mức độ đánh giá năng lực tự học của học sinh
trường trung học phổ thông
Căn cứ vào cấu trúc NLTH và các tiêu chí đánh giá
NLTH, chúng tôi xây dựng bảng đánh giá mức độ phát
triển NLTH của HS như sau:
Bảng 2. Bảng đánh giá mức độ phát triển NLTH của HS (do giáo viên (GV) đánh giá hoặc HS tự đánh giá)
Trong đó: Mức 1: Chưa đạt (1 điểm); Mức 2: Đạt (2 điểm); Mức 3: Tốt (3 điểm); Mức 4: Rất tốt (4 điểm)
Các tiêu chí
Đánh giá mức độ
1 2 3 4
Hình thành động cơ TH
1. Hứng thú TH
Chưa có hứng thú
trong TH
Có hứng thú trong
TH nhưng không
thường xuyên
Thường xuyên hứng
thú, vui vẻ trong TH
Luôn hứng thú và
say mê khi TH
2. Ý thức TH Chưa có ý thức TH
Có ý thức TH
nhưng đôi khi còn
chưa chủ động và
tự giác
Thường xuyên chủ
động, tự giác và ý
thức trong TH
Luôn chủ động, tích
cực và quyết tâm
trong quá trình TH
Xây dựng kế hoạch TH
3. Xác định mục tiêu
học tập
Gần như không có
mục tiêu học tập
Có mục tiêu học
tập nhưng chưa rõ
ràng, chưa có mục
tiêu cụ thể
Xác định được mục
tiêu học tập rõ ràng
nhưng chưa xác định
được trọng tâm
Xác định được mục
tiêu học tập đầy đủ
và đúng trọng tâm
4. Xác định nhiệm vụ
học tập
Gần như không
xác định được
nhiệm vụ học tập
Xác định được
nhiệm vụ học tập
nhưng chưa đầy
đủ, cụ thể cho từng
nội dung
Xác định được nhiệm
vụ học tập đầy đủ cho
từng nội dung nhưng
chưa xác định rõ các
hoạt động cần tiến
hành
Xác định được
nhiệm vụ học tập
đầy đủ cho từng nội
dung, xác định rõ
các hoạt động cần
tiến hành, thời gian
cho các hoạt động
Thực hiện kế hoạch TH
5. Thu
thập/tìm
kiếm
thông tin
Xác định chủ
đề cần tìm
kiếm
Chưa xác định
được chủ đề
Xác định chủ đề
chưa chính xác
Xác định đúng chủ đề
nhưng chưa đầy đủ
Xác định đúng chủ
đề và đầy đủ
Xác định các
loại thông tin
cần tìm
Chưa xác định
được loại thông tin
cần tìm kiếm
Xác định được rất
ít thông tin cần tìm
Xác định được khá
nhiều các loại thông
tin cần tìm nhưng
chưa đầy đủ
Xác định đầy đủ các
loại thông tin cần
tìm
Tìm kiếm các
nguồn tài liệu
Chưa xác định
được các nguồn tài
liệu
Xác định được
một số ít các tài
liệu tham khảo
Xác định được khá
nhiều các nguồn tài
liệu nhưng độ tin cậy
chưa cao
Xác định được
nhiều nguồn tài liệu
tin cậy, có tính chọn
lọc cao
Phương pháp
thu thập thông
tin
Chưa có phương
pháp thu thập
thông tin
Thu thập thông tin
bằng một số
phương pháp cơ
bản như đọc và
viết
Thu thập thông tin
bằng nhiều hình thức
khác nhau nhưng
chưa chú trọng tới
mục tiêu, nhiệm vụ
học tập
Thu thập thông tin
bằng nhiều hình
thức khác nhau phù
hợp với các mục
tiêu, nhiệm vụ học
tập
6. Lựa
chọn và
xử lí
thông tin
So sánh, phân
biệt các thông
tin phù hợp và
không phù hợp
với chủ đề
Chưa biết so sánh,
phân biệt các
thông tin
So sánh, phân biệt
được một số các
thông tin phù hợp
và không phù hợp
với chủ đề
Biết so sánh, phân biệt
được khá nhiều các
thông tin phù hợp và
không phù hợp với
chủ đề
So sánh, phân biệt
được đầy đủ các
thông tin phù hợp
và không phù hợp
với chủ đề
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 439 (Kì 1 - 10/2018), tr 39-44; 38
41
Lựa chọn và
sắp xếp các
thông tin thu
thập được theo
từng nội dung
Chưa biết lựa chọn
và sắp xếp các
thông tin thu thập
được theo từng nội
dung
Lựa chọn và sắp
xếp được một số
thông tin thu thập
được theo từng nội
dung
Lựa chọn và sắp xếp
được khá nhiều thông
tin thu thập được theo
từng nội dung
Lựa chọn đầy đủ và
sắp xếp các thông
tin thu thập được
chính xác theo từng
nội dung
Phân tích, so
sánh, đối chiếu,
giải thích các
thông tin thu
thập được và
rút ra kết luận
Chưa biết phân
tích, so sánh, đối
chiếu, giải thích
các thông tin thu
thập được
Bắt đầu biết phân
tích, so sánh, đối
chiếu, giải thích
được một số thông
tin thu thập được
Phân tích, so sánh, đối
chiếu, giải thích được
khá nhiều thông tin đã
thu thập được và rút ra
kết luận cho một số
trường hợp
Phân tích, so sánh,
đối chiếu, giải thích
được các thông tin
thu thập được và rút
ra kết luận cho các
trường hợp
Biết cách kiểm
tra độ chính xác
của các thông
tin
Chưa biết cách
kiểm tra độ chính
xác của các thông
tin
Biết cách kiểm tra
độ chính xác của
một số thông tin
Biết cách kiểm tra độ
chính xác của khá
nhiều thông tin thu
thập được
Biết cách kiểm tra,
đánh giá độ chính
xác, đầy đủ của các
thông tin thu thập
được
7. Vận dụng kiến thức
Chưa biết vận
dụng kiến thức vào
các tình huống
khác nhau
Biết vận dụng kiến
thức vào một số
tình huống cụ thể
Biết vận dụng kiến
thức để giải quyết khá
nhiều tình huống khác
nhau
Biết vận dụng kiến
thức để giải quyết
hầu hết những tình
huống khác nhau
Tự đánh giá và điều chỉnh
8. Nhận ra những ưu,
nhược điểm của bản thân
dựa trên kết quả đạt được
Không nhận ra
được những ưu,
nhược điểm của
bản thân
Nhận được những
ưu, nhược điểm
của bản thân, tuy
nhiên chưa xác
định được nguyên
nhân
Nhận biết được những
ưu, nhược điểm của
bản thân, bắt đầu xác
định được một số
nguyên nhân
Nhận biết được rõ
ràng những ưu,
nhược điểm của bản
thân, xác định được
nguyên nhân dựa
trên kết quả đạt
được
9. Khắc phục và điều chỉnh
những sai sót, hạn chế, tự
điều chỉnh cách học
Chưa biết khắc
phục và điều chỉnh
những sai sót, hạn
chế, chưa tự điều
chỉnh cách học
Biết khắc phục và
điều chỉnh được
một số sai sót, hạn
chế nhưng chưa
biết tự điều chỉnh
cách học
Biết khắc phục và
điều chỉnh những sai
sót, hạn chế và biết tự
điều chỉnh cách học,
tuy nhiên còn có một
số điểm chưa phù hợp
với mục tiêu và nhiệm
vụ học tập
Biết khắc phục và
điều chỉnh những
sai sót, hạn chế và
biết tự điều chỉnh
cách học sao cho
phù hợp với mục
tiêu và nhiệm vụ
học tập
2.3. Quy trình thiết kế các hoạt động tự học theo chủ
đề môn Hóa học
Từ cấu trúc khung NLTH được trình bày ở bảng 1 và
nghiên cứu mối quan hệ giữa dạy và học trong việc tổ
chức các hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động TH
của HS, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế các hoạt động
TH theo chủ đề môn Hóa học gồm 4 bước cơ bản như
sau (xem sơ đồ 1 trang bên).
Ví dụ minh họa: Quy trình thiết kế các hoạt động TH
theo chủ đề “Ankan với môi trường” trong chương trình
Hóa học 11 nâng cao.
Bước 1. Hình thành động cơ TH.
- GV tạo tình huống có vấn đề thông qua thông tin
sau: Vào tháng 7/2018, Nhật Bản vừa cho biết đợt nắng
nóng đang diễn ra ở nước này làm ít nhất 65 người tử
vong. Ở một số vùng, nhiệt độ cao ở mức “chưa từng có”,
hơn 22 ngàn người phải vào bệnh viện vì bị đột qụy,
trong đó quá nửa là người cao tuổi, giới chức Nhật. Ở Hi
Lạp đang phải chống chọi với nạn cháy rừng khủng khiếp
nhất trong hơn một thập kỉ do nắng nóng kéo dài và gió
lớn gây ra. Ít nhất 74 người đã thiệt mạng trong các vụ
cháy rừng ở vùng Attica, gần thủ đô Athens. Ở Thụy
Điển đang nỗ lực đương đầu với hậu quả của hạn hán,
cháy rừng dữ dội và vẫn đang tiếp tục, kết hợp với nhiệt
độ tăng cao ở mức kỉ lục. Vào chiều Chủ nhật 22/7/2018,
có 53 vụ cháy rừng riêng rẽ xảy ra từ vùng phía Bắc Thụy
Điển cho tới TP. Malmo ở phía Nam.
- GV đặt câu hỏi: Dựa vào các thông tin trên, các em
hãy cho biết nguyên nhân nào làm cho trái đất nóng lên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 439 (Kì 1 - 10/2018), tr 39-44; 38
42
dẫn đến những hậu quả như trên? Làm thế nào để hạn
chế sự nóng lên của Trái Đất?
- Phân tích tình huống gợi động cơ TH: Đây là câu
hỏi thực tiễn, gắn liền với cuộc sống và môi trường mà
con người phải đối mặt. Do vậy, tình huống này gợi cho
HS sự tò mò để tìm hiểu nguyên nhân, mong muốn khám
phá, từ đó hình thành động cơ TH, tìm hiểu để giải quyết
vấn đề.
Bước 2. Xây dựng kế hoạch TH.
- GV phát phiếu, hướng dẫn HS TH chủ đề “Ankan với
môi trường” có nội dung như sau (xem bảng 3 trang bên).
- Nhiệm vụ của các nhóm: + Trình bày ưu, nhược điểm
khi sử dụng các loại nhiên liệu: khí gas, biogas, xăng và
xăng sinh học. Đưa ra được biện pháp sử dụng hợp lí các
nhiên liệu thân thiện với môi trường; + Trình bày nguyên
nhân dẫn đến việc gia tăng hiệu ứng nhà kính, tìm kiếm
bằng chứng chứng minh cho sự nóng lên của trái đất và đề
xuất những giải pháp hạn chế quá trình nóng lên đó.
- Nguồn tìm kiếm thông tin: Có thể sử dụng các từ
khóa sau để tìm kiếm thông tin: biogas; khí sinh học; tiết
kiệm năng lượng; an ninh năng lượng; hiệu ứng nhà kính;
global climate change; climate change and global warning.
C
h
ư
a
đ
ạ
t
GIÁO VIÊN
Đặt vấn đề, kích thích động cơ
TH
Hướng dẫn HS TH: Phát phiếu
TH, nguồn tài liệu và giao nhiệm
vụ cho HS
Quan sát, hỗ trợ HS thực hiện kế
hoạch TH
Tổ chức các hoạt động học tập
trên lớp: HS trao đổi, thảo luận và
hướng dẫn HS rút ra kết luận
Tổ chức cho HS đánh giá và GV
nhận xét, đánh giá. GV rút kinh
nghiệm và điều chỉnh phương
pháp dạy học
HỌC SINH
Hình thành động cơ TH
Lập kế hoạch TH cho chủ đề:
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ
học tập
Báo cáo kết quả TH, trao đổi,
thảo luận, bổ sung kết quả TH
và rút ra kết luận
Đánh giá kết quả TH và điều
chỉnh cách học. Làm bài kiểm
tra đánh giá khi kết thúc chủ đề
Đ
ạ
t
Bước 1.
Hình
thành
động cơ
TH
Bước 2.
Xây dựng
kế hoạch
TH
Bước 3.
Thực hiện
kế hoạch
TH
Bước 4.
Đánh giá
và điều
chỉnh
Thu thập, lựa chọn và xử lí
thông tin, vận dụng kiến thức
vào các tình huống
Sơ đồ 1. Quy trình thiết kế các hoạt động TH theo chủ đề cho HS
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 439 (Kì 1 - 10/2018), tr 39-44; 38
43
Bước 3. Thực hiện kế hoạch TH: là quá trình người
học tự triển khai các hoạt động học tập dự kiến trong bản
kế hoạch đã lập thành các công việc cụ thể. Kết quả của
quá trình thực hiện kế hoạch TH là HS cần tạo ra các sản
phẩm cụ thể, đáp ứng yêu cầu về TH. Để thực hiện tốt
các nội dung đã đề xuất trong bản kế hoạch TH, cần thực
hiện thành thạo các kĩ năng, thành tố của NLTH như: Thu
thập/tìm kiếm thông tin, lựa chọn và xử lí thông tin, vận
dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau. GV
đóng vai trò quan sát, hỗ trợ HS thực hiện kế hoạch TH.
Sau khi thực hiện kế hoạch TH, GV tổ chức các hoạt
động học tập trên lớp: Cho HS báo cáo kết quả TH, trao
đổi, thảo luận, bổ sung kết quả TH và hướng dẫn các em
rút ra kết luận.
Bước 4. Đánh giá và điều chỉnh. GV đánh giá NLTH
của HS thông qua các sản phẩm sau: - Vở TH của HS:
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của chủ đề “Ankan với môi
trường” và hoàn thành phiếu hướng dẫn TH; - Sản phẩm
trình bày của các nhóm: Bài báo cáo, số liệu, tranh ảnh,
các trang web sưu tầm; - Phiếu đánh giá NLTH của HS
(do GV đánh giá), phiếu đánh giá đồng đẳng và phiếu tự
đánh giá của HS; - HS làm bài kiểm tra sau khi kết thúc
chủ đề “Ankan với môi trường”.
Dựa vào các kết quả đánh giá trên, GV tổng kết, rút
kinh nghiệm khi dạy học chủ đề.
2.4. Thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm (TN) sư phạm trong
năm học 2017-2018 tại 4 lớp 11 của hai trường: Trung học
phổ thông Số 1 Tư Nghĩa - tỉnh Quảng Ngãi, Trung học
phổ thông Mai Anh Tuấn - tỉnh Thanh Hóa). Các hoạt động
TH được thiết kế theo chủ đề “Ankan với môi trường” với
quy trình đề xuất ở trên và kết hợp với phương pháp dạy
Bảng 3. Phiếu hướng dẫn TH chủ đề “Ankan với môi trường”
Câu hỏi hướng dẫn TH Chủ đề: Ankan với môi trường
1) Dựa vào đặc điểm cấu tạo của ankan, kết hợp với nghiên
cứu sách giáo khoa, hãy dự đoán tính chất hóa học của
ankan?
2) Dựa vào bài: Metan đã học ở lớp 9, hãy viết phương
trình hóa học của metan với clo có ánh sáng ứng với các tỉ
lệ mol: 1: 1, 1: 2, 1: 3, 1: 4.
3) Các đồng đẳng của metan cũng tham gia phản ứng thế
tương tự, hãy viết 2 phản ứng thế giữa propan với clo và
brom có ánh sáng với tỉ lệ 1:1. Cho biết tỉ lệ giữa các sản
phẩm? Phản ứng thế H bằng halogen còn có tên gọi là gì?
Sản phẩm phản ứng là gì?
4) Viết phương trình hóa học phản ứng tách hiđro của
C2H6. Đối với CH4 có tham gia phản ứng tách không? Vì
sao? Viết phương trình hóa học tổng quát?
5) Viết phương trình hóa học phản ứng cracking
n-butan. Viết phương trình hóa học tổng quát?
6) Viết phương trình hóa học phản ứng đốt cháy metan, n-
hexan. Từ đó, viết phương trình hóa học tổng quát phản
ứng cháy của ankan. So sánh số mol của CO2 và H2O. Liên
hệ ứng dụng của loại phản ứng này trong đời sống?
7) Trong điều kiện thiếu oxi, ankan cháy không hoàn toàn
tạo ra những sản phẩm gì? Ảnh hưởng như thế nào đến
môi trường?
8) Viết phương trình hóa học oxi hóa không hoàn toàn của
metan khi có xúc tác, nhiệt độ thích hợp?
9) Nêu các phương pháp điều chế metan trong phòng thí
nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. Viết
được phương trình hóa học của các phản ứng điều chế đó.
10) Trình bày các ứng dụng của ankan dựa vào tính chất
vật lí và hóa học của chúng.
1) Tính chất hóa học
Phân tử ankan chỉ có liên kết ..... vì thế ankan tương đối
..... Ankan có khả năng tham gia phản ứng .....
a) Phản ứng thế
- Khi chiếu sáng hoặc đốt nóng, hỗn hợp metan và clo xảy
ra phản ứng thế lần lượt các nguyên tử H bằng Cl:
...............................................................................................
- Các đồng đẳng của metan cũng tham gia phản ứng thế
tương tự metan. Ví dụ:
Phản ứng thế H bằng halogen là phản ứng..., sản phẩm của
phản ứng gọi là .....
b) Phản ứng tách (gãy liên kết C-H, C-C)
...............................................................................................
...............................................................................................
c) Phản ứng oxi hóa
..... Nếu không đủ oxi, ankan bị cháy không hoàn toàn tạo
ra những sản phẩm ..... không những làm giảm năng suất
tỏa nhiệt mà còn ..... cho môi trường. Khi có xúc tác, nhiệt
độ thích hợp, ankan bị oxi hóa không hoàn toàn tạo thành
dẫn xuất chứa oxi.
Ví dụ:.....................................................................................
...............................................................................................
2) Điều chế và ứng dụng
a) Điều chế
- Trong công nghiệp:
Metan và các đồng đẳng được ..............................................
- Trong phòng thí nghiệm:.....................................................
b) Ứng dụng
...............................................................................................
...............................................................................................
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 439 (Kì 1 - 10/2018), tr 39-44; 38
44
học tích cực. Để đánh giá mức độ phát triển NLTH của HS
sau khi học chủ đề “Ankan với môi trường”, chúng tôi đã
sử dụng các sản phẩm đánh giá như ở bước 4.
Kết quả bài kiểm tra và phiếu đánh giá NLTH ở lớp
TN và đối chứng (ĐC) được biểu diễn qua đồ thị hình 2,
hình 3 và bảng 4 như sau:
Hình 2. Đường lũy tích lớp TN1 và ĐC1
Hình 3. Đường lũy tích lớp TN2 và ĐC2
Bảng 4. Bảng tổng hợp các tham số thống kê đặc trưng
Tham số
thống kê
Lớp
TN1 ĐC1 TN2 ĐC2
Số lượng
HS
36 37 35 34
Điểm
trung bình
(X̅)
7,69 6,35 6,6 5,59
Phương sai
(S2)
1,42 2,51 2,36 2,49
Độ lệch
chuẩn (S)
1,19 1,58 1,54 1,58
Hệ số biến
thiên (V)
15,47% 24,88% 23,33% 28,26%
Sai số tiêu
chuẩn (m)
0,198 0,260 0,260 0,271
Giá trị p 0,000530 0,000917
Mức độ
ảnh hưởng
(SMS)
0,85 0,64
Kết quả TN cho thấy: - Đồ thị đường lũy tích của lớp
TN luôn ở phía bên phải và thấp hơn so với lớp ĐC. Vì
vậy, tỉ lệ phần trăm HS yếu - kém, trung bình ở các lớp
TN ít hơn các lớp ĐC và tỉ lệ HS khá, giỏi ở các lớp TN
lớn hơn các lớp ĐC; - Nhìn chung, độ lệch chuẩn của lớp
TN thấp hơn lớp ĐC. Như vậy, kết quả thu được ở lớp
TN ít bị phân tán hơn lớp ĐC; - Giá trị p của phép kiểm
chứng t-test độc lập nhỏ hơn 0,05. Vì vậy, có thể kết luận
sự chênh lệch giữa giá trị trung bình của các bài kiểm tra
sau tác động là có ý nghĩa, các biện pháp đề xuất hiệu
quả và có tính khả thi; - Hệ số biến thiên V của lớp TN
nhỏ hơn lớp ĐC cho thấy chất lượng của lớp TN đồng
đều hơn lớp ĐC.
Như vậy, việc thiết kế các hoạt động TH theo chủ đề
“Ankan với môi trường” định hướng phát triển NLTH
đã góp phần nâng cao kết quả học tập cho HS. Thông qua
chủ đề bài học “Ankan với môi trường”, HS đã học được
cách lập và thực hiện kế hoạch TH, biết thu thập, lựa
chọn và xử lí thông tin, vận dụng kiến thức hóa học vào
thực tiễn. HS có khả năng tự đánh giá NLTH của bản
thân và của bạn, làm việc hợp tác theo nhóm, dần phát
triển kĩ năng trình bày và thuyết trình. Bên cạnh đó, hình
thành cho HS ý thức bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng
đồng, từ đó bồi dưỡng cho các em niềm say mê học tập
môn Hóa học và khả năng TH suốt đời.
3. Kết luận
Việc thiết kế các hoạt động TH theo chủ đề môn Hóa
học có mục tiêu là hình thành và phát triển NLTH cho
HS. Trên cơ sở lí luận về NLTH, bài viết đưa ra quy trình
thiết kế các hoạt động TH theo chủ đề môn Hóa học theo
định hướng phát triển NLTH cho HS và minh họa thông
qua quy trình cụ thể với chủ đề “Ankan với môi trường”
trong giảng dạy TN. Kết quả TN cho thấy tính khả thi và
hiệu quả trong việc phát triển NLTH của HS. Chúng tôi
sẽ tiếp tục nghiên cứu về hiệu quả của quy trình này khi
có thêm những kết quả TN và hoạt động triển khai sâu
rộng để có cơ sở đánh giá toàn diện, triệt để hơn.
(Xem tiếp trang 38)
0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
120.00
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
%
H
S
đ
ạ
t
đ
iể
m
x
i
tr
ở
x
u
ố
n
g
Điểm xi
TN1 ĐC1
0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
120.00
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11%
H
S
đ
ạ
t
đ
iể
m
x
i
tr
ở
x
u
ố
n
g
Điểm xi
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 439 (Kì 1 - 10/2018), tr 35-38
38
HS đã trở thành một tuyên truyền viên tham gia tích cực
vào hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ đó, HS
bước đầu hình thành động cơ nghiên cứu khoa học.
HS được trải nghiệm trong cuộc sống thông qua tìm
hiểu thực tế và khai thác thông tin trên các kênh đa
phương tiện để xây dựng các ấn phẩm, tập san, tờ rơi;
qua đó HS ý thức được trách nhiệm với vấn đề bảo vệ
môi trường, tiết kiệm năng lượng và ứng phó với biến đổi
khí hậu. Sau khi thực hiện HĐTN, HS hiểu rõ hơn về
hoạt động hưởng ứng “Giờ Trái Đất”.
Việc tổ chức các HĐTN gắn với bối cảnh thực tiễn
trong dạy học đã tạo cơ hội cho người học phát triển năng
lực. Bởi thông qua các HĐTN đó, người học lĩnh hội
được các kiến thức, kĩ năng, đặc biệt là say mê học tập.
3. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy tính khả thi của các
HĐTN ở trường trung học phổ thông. Với mục đích bồi
dưỡng năng lực cho HS, việc tổ chức các HĐTN gắn với
bối cảnh thực tiễn nhằm tạo hứng thú, động cơ giải quyết
vấn đề là rất cần thiết. HĐTN góp phần đổi mới nội dung
và phương pháp dạy học ở trường phổ thông, đáp ứng
được yêu cầu về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT
hiện nay.
Tuy nhiên, để tổ chức HĐTN hiệu quả, các trường
cần quan tâm xây dựng kế hoạch dạy học các môn học
cho phù hợp, chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng chuyên đề
dạy học, tạo không gian và thời gian cho HS tham gia
HĐTN.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ GD-ĐT (2018). Dự thảo Chương trình giáo dục
phổ thông môn Vật lí.
[2] Bộ GD-ĐT (2014). Tài liệu tập huấn dạy học và
kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng
phát triển năng lực học sinh môn Vật lí cấp trung
học phổ thông.
[3] Đặng Vũ Hoạt - Hà Nhật Thăng (1998). Tổ chức
hoạt động giáo dục. NXB Giáo dục.
[4] Nguyễn Thị Liên (chủ biên) - Nguyễn Thị Hằng -
Tưởng Duy Hải - Đào Thị Ngọc Minh (2016). Tổ
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà
trường phổ thông. NXB Giáo dục.
[5] Đinh Thị Kim Thoa (2014). Hoạt động trải nghiệm
sáng tạo - góc nhìn từ lí thuyết “Học từ trải
nghiệm”. Kỉ yếu Hội thảo về hoạt động trải nghiệm
sáng tạo của học sinh phổ thông.
[6] Đỗ Hương Trà (chủ biên) - Nguyễn Văn Biên - Trần
Khánh Ngọc - Trần Trung Ninh - Trần thị Thanh
Thủy - Nguyễn Công Khanh - Nguyễn Vũ Bích
Hiền (2015). Dạy học tích hợp phát triển năng lực
học sinh (quyển 1: Khoa học tự nhiên). NXB Đại
học Sư phạm.
[7] Đỗ Hương Trà (2011). Các kiểu tổ chức dạy học
hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông.
NXB Đại học Sư phạm.
[8] Lê Đình Trung - Phan Thị Thanh Hội (2016). Dạy học
theo định hướng hình thành và phát triển năng lực
người học ở trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm.
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC...
(Tiếp theo trang 44)
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ
thông - Chương trình tổng thể.
[2] Nguyễn Thị Ngà (2010). Xây dựng và sử dụng tài
liệu tự học có hướng dẫn theo module phần kiến
thức cơ sở hóa học chung - chương trình trung học
phổ thông chuyên hóa góp phần nâng cao năng lực
tự học cho học sinh. Luận án tiến sĩ Giáo dục học,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[3] Cao Cự Giác (2017). Thực trạng phát triển năng lực
tự học của học sinh ở một số trường trung học phổ
thông đối với môn Hóa học. Tạp chí Giáo dục, số
414, tr 40-42.
[4] Thái Duy Tuyên (2008). Phương pháp dạy học
truyền thống và đổi mới. NXB Giáo dục.
[5] Vũ Quốc Chung - Lê Hải Yến (2001). Để tự học đạt
được hiệu quả. NXB Đại học Sư phạm.
[6] Nguyễn Ngọc Duy (2014). Phát triển năng lực tự
học cho sinh viên thông qua việc sử dụng sơ đồ tư
duy trong dạy học phần Hóa học vô cơ lớp 11 trung
học phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, số 59 (6), tr 132-142.
[7] Đỗ Thị Thu Huyền (2016). Bồi dưỡng năng lực tự
học cho học sinh thông qua xây dựng phương pháp
giải bài tập xác định tên kim loại. Tạp chí Khoa học,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 6A, tr 66-71.
[8] Lưu Thị Lương Yến - Nguyễn Thị Ngọc Bích
(2016). Phát triển năng lực tự học của học sinh
thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học
Phần hiđrocacbon - Hóa học 11 trung học phổ
thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, số 6A, tr 136-145.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 09vuong_cam_huong_3786_2110516.pdf