Máy biến áp dùng cho lò hồ quang có nhiều đặc điểm khác với các loại máy biến áp điện lực thông thường. Trong quá trình làm việc của máy, do đặc điểm của dòng hồ quang là dòng điện trong chất khí, điện áp rơi trên thân hồ quang thấp, dòng điện qua lò hồ quang rất lớn, mặt khác các điện cực của lò cũng thường chạm vào kim loại trong giai đoạn nấu chảy nên hiện tượng ngắn mạch thường xuyên xẩy ra, hiện tượng ngắn mạch này gọi là ngắn mạch làm việc.
69 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2144 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế máy biến áp lò hồ quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a ba trụ, ngâm dầu, làm lạnh bằng đối lưu tự nhiên.
2.2. TÍNH CÁC ĐẠI LƯỢNG CƠ BẢN
Dựa vào nhiệm vụ thiết kế trước hết xác định các đại lượng cơ bản sau đây:
Dung lượng mỗi trụ của lõi thép.
Trong đó t là số trụ tác dụng t=3, S là công suất lớn nhất của máy biến áp ứng với điện áp thứ cấp U2 = 320 V.
Dòng điện pha định mức.
Do cả phía cao áp và hạ áp đều nối tam giác nên ta có:
- Phía cao áp
- Phía hạ áp
Điện áp pha định mức.
- Điện áp pha định mức phía cao áp
- Điện áp pha định mức phía hạ áp
Điện áp thử dây quấn:
Để xác định khoảng cách cách điện giữa các dây quấn, các phần dẫn điện khác và các bộ phận nối đất của máy biến áp cần phải biết các trị số điện áp thử của chúng. Dựa theo cấp điện áp của dây quấn chọn điện áp thử tương ứng.
Theo bảng 14-5 trang 105 tài liệu 1 ta có:
- Điện áp thử dây quấn cao áp có điện áp làm việc 10KV
Ut1=25 (KV)
- Điện áp thử dây quấn hạ áp có điện áp làm việc 320V
Ut2=3(KV)
Các thành phần điện áp ngắn mạch.
- Thành phần tác dụng của điện áp ngắn mạch
Pn : tổn hao ngắn mạch (W)
S : dung lượng máy biến áp (kVA)
Thay số vào ta được
- Thành phần phản kháng của điện áp ngắn mạch
2.3. THIẾT KẾ SƠ BỘ LỖI SẮT VÀ TÍNH TOÁN CÁC KÍCH THƯỚC CHỦ YẾU CỦA MÁY BIẾN ÁP.
2.3.1. Thiết kế sơ bộ lõi sắt.
Lõi sắt của máy biến áp gồm hai bộ phận chính, trụ và gông. Lõi sắt là phần mạch từ của máy biến áp do đó thiết kế nó cần phải làm sao cho tổn hao chính cũng như tổn hao phụ nhỏ, dòng điện không tải nhỏ, trọng lượng tôn silic ít và hệ số điền đầy của lõi sắt cao. Mặt khác lõi sắt còn làm khung mà trên đó để nhiều bộ phận quan trọng của máy biến áp như dây quấn, giá đỡ dây dẫn ra. Hơn nữa, lõi sắt có thể chịu những lực cơ học lớn khi dây quấn bị ngắn mạch. Vì vậy yêu cầu thứ hai của lõi sắt là phải bền và ổn định về cơ khí.
Để tăng hệ số lợi dụng lõi thép và tiết kiệm dây quấn thì trụ được làm từ lá thép kỹ thuật điện ghép lại thành hình bậc thang vì vậy lá thép dùng để làm trụ gồm nhiều thếp có kích thước khác nhau. Số bậc thang của trụ càng nhiều thì tiết diện trụ càng gần tròn, nhưng số tập lá thép càng nhiều, nghĩa là số lượng các lá tôn có kích thước khác nhau càng nhiều làm cho quá trình chế tạo lắp ráp lõi thép càng phức tạp.
Để đảm bảo được đường kính tiêu chuẩn, kích thước lá thép từng tệp trong trụ và số bậc của trụ cũng được tiêu chuẩn hóa.
Ép trụ có rất nhiều cách, tùy theo công suất và đường kính trụ máy biến áp. Để giảm tổn hao trong mạch từ và đảm bảo cho mạch từ chắc chắn và lực ép phân bố đều trên lõi thép ta dùng băng vải thủy tinh.
2.3.2. Tính toán lựa chọn phương án.
Hình 2.1: Kích thước cơ bản và khoảng cách
cách điện chính của máy biến áp.
Trên hình 2.1:
D: đường kính trụ sắt
lv: chiều cao dây quấn
Ds: đường kính trung bình của dây quấn
Trong tính toán thiết kế máy biến áp khi xác định được các kích thước cơ bản trên thì ta xác định được các kích thước khác cũng như hình dáng của máy biến áp. Có nhiều phương pháp để tìm hình dáng tối ưu của máy biến áp, trong số đó ta sử dụng phương pháp hệ số hình dáng b của học giả Tihomirov. Trị số b dùng để chỉ quan hệ giữa đường kính trung bình của các dây quấn Ds với chiều cao của nó lv:
Với máy biến áp thường trị số này biến thiên trong khoảng rộng 1,0 đến 3,6. Với máy biến áp lò b=1,6¸2 và ảnh hưởng rất lớn tới đặt tính kỹ thuật và kinh tế của máy biến áp.
2.3.2.1 Chọn các số liệu xuất phát và tính các kích thước chủ yếu.
Các số liệu xuất phát được chọn theo điện áp thử của các cuộn dây cao áp và hạ áp
-D là khoảng cách giữa cuộn cao áp và hạ áp. Theo bảng 10 trang 12 tài liệu 3 ta có
-D1, D2 là bề dày của cuộn cao áp và hạ áp, theo công thức (20-13a) tài liệu 1 ta có thể ước tính: D1+ D2 =K.
Với máy biến áp đang thiết kế chọn K=1,5.
D1+ D2 =K.
- Chiều rộng qui đổi từ trường tản
- Hệ số qui đổi từ trường tản: kr qui đổi từ trường tản thực tế về từ trường tản lý tưởng hệ số này thay đổi rất ít trong tính toán sơ bộ ta chọn kr =0,95
-Theo (20-41d) tài liệu 1 chọn tỉ số d=Ds/D=1,4
-Theo (20-41e) tài liệu 1 chọn b=2.D2/D=0,25
2.3.2.2. Chọn vật liệu.
Chọn tôn cán lạnh mã hiệu 3404 dày 0,35mm của cộng hòa liên bang Nga, mật độ từ cảm Bt=1,62T.
Chọn số bậc của trụ là 9 bậc, của gông ít hơn trụ một bậc, tấc là 8 bậc, tiết diện của gông lớn hơn của trụ với hệ số kG==1,03.
Do đó BG==1,57T
Suất tổn hao sắt trong trụ và gông: Đối với tôn cán lạnh 3404 dày 0,35mm. Tra bảng 44-1b trang 592 tài liệu 1 ta có:
pt = 1,353(W/Kg); qt=1,958(Var/Kg);
pG=1,230(W/Kg); qG=1,625(Var/Kg);
2.3.2.3. Các khoảng cách cách điện chính.
Dựa vào điện áp thử của cuộn cao áp và cuộn hạ áp, đối với dây quấn xen kẽ tra bảng 10 trang 12 tài liệu 3 ta có các khoảng cách cách điện chính.
- Trụ và dây quấn e=25mm
- Giữa dây quấn cao áp và hạ áp D=16mm
- Từ dây quấn đến đến gông d=40mm
- Khoảng cách giữa các dây quấn của các pha cạnh nhau c=20mm
2.3.2.4. Thiết lập công thức tính khối lượng vật liệu tác dụng.
Xuất phát từ công thức tính đường kính trụ (20-40) tài liệu 1: (2-1)
Ta có những nhận xét sau:
- Đối với máy biến áp thiết kế thì St, unx, f đã biết
- Từ cảm Bt được chọn tương ứng với mã hiệu thép được chọn
- Các hệ số kld, kr,, ar hầu như thay đổi rất ít. Vậy trong biểu thức đường kính D chỉ còn lại là biến đổi trong phạm vi rộng quyết định sự thay đổi của đường kính D, ta đặt D=A.x
A=(2-2)
x= (2-3)
Tìm hình dáng tối ưu của máy biến áp tức là tìm b để cho máy biến áp có chi phí vật liệu tác dụng thấp nhất mà vẫn thoả mãn được các chỉ tiêu kỷ thuật.
2.3.2.4.1. Khối lượng vật liệu tác dụng của máy biến áp.
a) Khối lượng tác dụng của lõi sắt
Lõi sắt gồm hai phần trụ và gông. Căn cứ vào kích thước hình học của nó, biết khối lượng riêng của sắt ta tính được khối lượng của nó.
-Khối lượng trụ: Theo công thức (20-41a) tài liệu 1 ta có:
Trong đó: A1=5.663.10-2.d.A3kld (kg)
A2=3.605.10-2 A2.kld.d (kg)
A là hệ số tính theo công thức (2-2)
- Khối lượng gông : Theo công thức (20-41a) tài liệu 1 ta có:
Gg= B1x3+B2x2 (kg)
Trong đó: B1=2,4.10-2 kG.kld.A3(d+b+0,411):
B2=2,4.10-2.kG.kld.A2(D+c)
b) Khối lượng dây quấn: Theo công thức (20-41b) tài liệu 1 ta có :
Trong đó
Đối với máy biến áp dầu, dây quấn đồng chọn kdq=2,46.10-2
2.3.2.5. Tính các hệ số.
Hệ số lợi dụng lõi thép: kld=kp.kc, với kp=
Trong đó St là tiết diện hình bậc thang của trụ, Sk là tiết diện của hình tròn có bán kính Dt của trụ. Với trụ có 9 cấp, tra bảng 13.2 tài liệu 4 ta có kp=0,929.
kc là hệ số ép chặt, chọn kc = 0,93
A=
A1=5,66.10-2.d.A3.kld=
A2=3,60.10-2A2.kld.d=(kg)
B1=2,4.10-2kG.kld.A3(d+b+0,411)
=(kg)
B2=2,4.10-2.kG.kld.A2(D+c)=(kg)
2447,4(kg)
2.3.2.6. Tiết diện trụ: sơ bộ tính theo công thức (20-46) của tài liệu 1
812.x2
2.3.2.7. Tiết diện khe hở không khí: Đối với mối nối nghiêng ta có
=1148x2
2.3.2.8. Tổn hao không tải: xác định theo công thức (20-45) tài liệu 1
Với kp là hệ số tổn hao phụ, tra bảng (20-1a) tài liệu 1 ta được kp = 1,25.
Thay số vào ta được
2.3.2.9. Công suất từ hóa: theo công thức (2-63) trang 49 tài liệu 2 ta có
Q0 = k”f(Qc+Qf+Qk)
kf” là hệ số kể đến sự phục hồi từ tính không hoàn toàn sau khi ủ lại lá tôn cũng như sự uốn nắn và ép lõi thép, tra bảng 4-1a tài liệu 1, với Bt= 1,62T ta được k”f = 2,18
Qc là công suất tổn hao chung của trụ và gông.
Qc= qt.G’t+qg.Gg=1,958G’t+1,625Gg
Qf là công suất từ hóa phụ đối góc có mối nối thẳng.
Qf=40qtG0
Với G0 là khối lượng của một góc mạch từ.
G0=0,492.10-2.kG.kld.A3.x3=0492.10-2.0,864.1,03.34,63.x3=181.x3
Qf=40.1,958.181.x3=14176.x3
Qk là công suất từ hóa ở những khe hở nối giữa các lá thép.
Qk=3,2.qk.Sk
qk là suất từ hóa khe hở ứng với Bt, tra bảng 5.13 của tài liệu 4 ta được qk=2,51(VA/cm2),
Qk=3,2.2,51.1148x2=9220x2
Thay số vào ta được:
Q0=2,18(1,958G’t+1,625Gg+14176.x3+9220x2)
Q0=4,27G’t+3,54Gg+30903,7x3+20099,6x2
2.3.2.10. Dòng điện không tải.
- Dòng điện không tải tác dụng
ior=%
- Dòng điện không tải phản kháng
i0x=%
- Dòng điện không tải toàn phần
io =%
Các số liệu tính toán được ghi trong bảng sau.
b
1,2
1,6
1,8
2,0
2,2
2,4
1,047
1,125
1,158
1,189
1,218
1,245
1,095
1,265
1,342
1,414
1,483
1,549
1,147
1,423
1,554
1,682
1,806
1,928
2709,51
2521,48
2448,32
2384,67
2328,52
2278,41
A2x2=149x2
163,22
188,47
199,90
210,71
221,00
230,83
G’t=(A1/x)+A2x2
2872,73
2709,95
2648,22
2595,39
2549,52
2509,24
B1x3
2090,47
2593,86
2833,43
3066,41
3293,63
3515,73
B2x2
100,78
116,37
123,43
130,10
136,45
142,52
Gg=B1x3+B2x2
2191,252
2710,241
2956,861
3196,521
3430,091
3658,264
Gt=G’t+Gg
5063,98
5420,19
5605,08
5791,91
5979,60
6167,51
kP.pt.G’t
4854,92
4579,82
4475,40
4386,21
4308,73
4240,60
kp.qg.Gg
3374,52
4173,77
4553,56
4922,64
5282,33
5633,77
P0
8229,44
8753,59
9029,06
9308,85
9591,03
9874,35
k”f.qt.G’t
12266,56
11571,51
11307,91
11082,31
10886,47
10714,49
k”f.qg.Gg
7757,03
9594,25
10467,28
11315,68
12142,52
12950,25
30903,7x3
35432,06
43964,33
48024,72
51973,62
55824,84
59589,38
20099,6x2
22018,00
25424,20
26966,44
28425,12
29812,52
31138,16
Q0
77473,66
90554,30
96766,37
102796,7
108666,3
114392,2
i0x%=Q0/10S
0,775
0,906
0,968
1,028
1,087
1,144
Gdd
2370,221
2052,671
1935,277
1835,965
1750,524
1675,999
kFeGdd=2,6.Gdd
6162,574
5336,945
5031,720
4773,509
4551,362
4357,598
C’td
11226,55
10757,14
10636,80
10565,42
10675,97
10780,11
Dựa vào kết quả của bảng trên ta thấy: Với các giá trị của b đã chọn thì P0 và i0% đều thoã mãn yêu cầu thiết kế:P0<13.000W; io%<2%. Nhưng để chi phí vật liệu tác dụng nhỏ nhất thì ta chọn b nằm trong khoảng từ 1,8÷2,2. Để thấy rõ hơn điều này ta vẽ các quan hệ P0=f(b), i0%=f(b),C’td=f(b) trên các hình 2.2 và 2.3.
Để thuận lợi cho việc tiêu chuẩn hoá các lá thép, theo kinh nghiệm khi thiết kế máy biến áp lò người ta thường chọn b=1,8.
Theo hình 2.3 chi phí vật liệu tác dụng nhỏ nhất khi b»2,0, nhưng với b nằm trong khoảng 1,8÷2,2 thì chi phí vật liệu tác dụng cũng thay đổi không đáng kể. Vậy ta có thể chọn b=1,8 để phù hợp với kinh nghiệm thiết kế máy biến lò.
Từ đó ta có các kích thước cơ bản của máy biến áp:
Đường kính trụ lõi thép
D==45,05 cm
Chọn D= 45 cm
Tiết diện sơ bộ của trụ St=kld.=0,864.=0,1450 m2
Đường kính trung bình của dây quấn
Ds=d.D=1,4.45=63 cm
Chiều cao sơ bộ của dây quấn
LV=
Lấy Lv= 110 cm
CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN DÂY QUẤN MÁY BIẾN ÁP LÒ
3.1.CÁC YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI DÂY QUẤN
Yêu cầu chung về dây quấn có thể chia thành hai loại yêu cầu đó là yêu cầu về vận hành và yêu cầu về chế tạo.
3.1.1. Yêu cầu về vận hành
Có thể chia thành yêu cầu về mặt điện, mặt cơ và nhiệt.
a) Về mặt điện
Khi vận hành dây quấn máy biến áp phải chịu được điện áp và dòng điện định mức. Cách điện của máy biến áp phải đủ tốt để không bị đánh thủng do hiện tượng quá điện áp của lưới điện. Dây quấn cũng phải chịu được dòng điện ngắn mạch thường xuyên xẩy ra.
b) Về mặt cơ học
Dây quấn không bị biến dạng hoặc hư hỏng dưới tác dụng của lực cơ học do dòng điện ngắn mạch gây nên.
c) Về mặt chịu nhiệt
Khi vận hành bình thường cũng như trong trường hợp ngắn mạch, trong một thời gian nhất định, dây quấn không được nóng quá nhiệt độ cho phép. Vì lúc đó chất cách điện sẽ bị nóng qúa mà chóng hư hỏng hoặc bị già hóa làm cho nó mất tính đàn hồi, hóa giòn và mất tính chất cách điện.
3.1.2. Yêu cầu về chế tạo
Yêu cầu sao cho kết cấu đơn giản, tốn ít nguyên liệu và nhân công, thời gian chế tạo ngắn và giá thành hạ nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu về mặt vận hành.
3.2. THIẾT KẾ DÂY QUẤN HẠ ÁP
3.2.1. Lựa chọn kết cấu dây quấn hạ áp
Việc lựa chọn kết cấu dây quấn kiểu nào là phải tùy thuộc vào yêu cầu về vận hành và chế tạo trong nhiệm vụ thiết kế. Những yêu cầu chính là: đảm bảo độ bền về mặt điện, cơ, nhiệt, đồng thời chế tạo đơn giản và rẻ tiền.
Đối với máy biến áp lò có công suất lớn, để thuận lợi cho việc lấy đầu dây ra người ta thường bố trí xen kẽ cuộn dây sơ cấp và thứ cấp, cuộn dây xen kẽ còn có một số đặc điểm phù hợp với máy biến áp lò như: tản nhiệt tốt, điện kháng tản lớn, lực hướng tâm trong trường hợp ngắn mạch nhỏ do vậy đối với máy biến áp đang thiết kế ta chọn kiểu dây quấn xen kẽ
Vì máy biến áp lò có điện áp sơ cấp nhỏ (10KV) mà khoảng cách cách điện lớn nên để dễ bố trí phần dây quấn điều chỉnh điện áp và sắp xếp dây dẫn ra ta có thể bố trí cuộn cao áp ở gần xà mà vẫn đảm bảo cách điện giữa cuộn cao áp và xà. Phần dây quấn trên 1 trụ được chia làm 6 nhóm xen kẽ như hình vẽ 3.1
3.2.2. Tính toán dây quấn hạ áp
Điện áp vòng sơ bộ tính theo công thức (4) trang 14 tài liệu 3.
Uvòng=(0,8¸0,9)=(0,8¸0,9)=46,2¸54 (V)
Chọn Uvòng= 53,3V
Số vòng dây cuộn hạ áp: W2= (Vòng)
Tính lại điện áp vòng Uvòng= =53,333 (V)
Mật độ từ cảm trong trụ
Bt==1,6621 T»1,66T
Chọn mật độ dòng điện s2=2,8 A/mm2
Tiết diện dây quấn hạ áp s2=
Chọn kiểu dây quấn xoắn ốc liên tục từ dây dẫn chữ nhật, dùng 4 sợi ghép song song.
Chọn dây 4x tiết điện mỗi sợi là 50,4 mm2
Dây quấn hạ áp được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm 6 cặp galét, cách nối các cặp bánh dây mỗi nhóm được mô tả trong hình 3.2 và cách nối các nhóm được mô tả trong hình 3.3. Hình 4.4 là bánh dây kép hạ áp.
Tiết diện thực của dây quấn hạ áp là: s2=4.6.3.50,4=3628,8 mm2
Mật độ dòng điện thực A/mm2
Chiều cao hướng trục của một nhóm hạ áp
Chiều cao phần dây quấn : 2.6.9,8=117,6mm
Khoảng cách giữa 2 galét : (2.6-1).hr=11.5=55mm
Tổng chiều cao một nhóm: 117,6+55=172,6mm
hr là chiều cao rãnh dầu làm mát giữa các galét, chọn hr=5mm.
Tổng chiều cao của ba nhóm hạ áp 172,6.3=517,8mm
Bề dày của dây quấn hạ áp: đối với dây quấn xoắn ốc liên tục ta có
a2=12.6=72mm
Đường kính trong của dây quấn hạ áp
D2’=D+2.e=45+2.2,5=50cm
Đường kính ngoài của dây quấn hạ áp
D2’’=D2’+2.a2=45+2.7,2=64,4 cm
Khối lượng dây quấn hạ áp
Theo công thức 4.4b tài liệu 2 ta có
Gcu2=
Trong đó:
t là số trụ có dây quấn
s’2 là tiết diện của một vòng dây, s’2=50,4.4=201,6 mm2
W’2 là số vòng dây trên một trụ, W’2=3.6.3=108 vòng
Thay số vào ta được khối lượng dây quấn hạ áp
Gcu2==1042 Kg
Bề mặt làm lạnh của dây quấn hạ áp: theo công thức (3-71a) tài liệu 2 ta có.
M2=3.2.t.k.p(D2’+a2)(a2+b’)12=3.2.3.0,75.3,14.(0,5+0,072)(0,072+0,0098).12
M2=28,72m2
Trong đó k=0,75 là hệ số kể đến sự che khuất bề mặt dây quấn do que nêm và các chi tiết cách điện khác .
3.3. THIẾT KẾ DÂY QUẤN CAO ÁP
Sơ đồ điều chỉnh điện áp.
Như đã trình bày ở phần đầu (chương 1), quá trình luyện thép bằng lò hồ quang trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, ứng với mỗi giai đoạn đó công suất của máy biến áp lò khác nhau, để thay đổi công suất ra của máy biến áp ta phải thay đổi điện áp thứ cấp của máy biến áp cho phù hợp với từng giai đoạn nấu luyện.
Do máy biến áp lò có dòng điện rất lớn nên việc điều chỉnh dưới tải là rất khó thực hiện, mặt khác hồ quang dễ dàng được mồi lại khi nhiệt độ lò đang cao do đó việc điều chỉnh điện áp của máy biến áp lò thường là điều chỉnh không điện.
Trong sơ đồ điều chỉnh điện áp ở hình 3.5 dưới đây ta điều chỉnh điện áp thứ cấp bằng cả hai cách là: đổi nối D-Y và thay đổi số vòng dây cuộn sơ cấp. Cuộn kháng chỉ được sử dụng khi sơ cấp nối D, còn khi sơ cấp nối Y cuộn kháng được loại khỏi hệ thống.
Hoạt động của sơ đồ điều chỉnh điện áp hình 3.5 được mô tả ở bảng sau.
Nấc
Cặp tiếp điểm
Tổ đấu dây
Cuộn dây cao thế
Cuộn kháng
Số vòng cao thế
Điện áp thứ cấp
1
A2-A3,Y6-Y7
D/D12
F
Có
188
320
2
A3-A4,Y6-Y7
D/D12
F và E
Có
212
283
3
A2-A5,Y6-Y7
D/D12
F và G
Có
242
248
4
A4-A5,Y6-Y7
D/D12
F, G và E
Có
266
226
5
A2-A3,O-Y7
Y/D11
F
Không
188
185
6
A3-A4,O-Y7
Y/D11
F và E
Không
212
163
7
A2-A5,O-Y7
Y/D11
F và G
Không
242
143
8
A4-A5,O-Y7
Y/D11
F, G và E
Không
266
130
Theo bảng trên thì số vòng của dây quấn cao áp là W1=266 vòng.
Số vòng dây của các cuộn dây.
Cuộn dây F =188 vòng
Cuộn dây E=24 vòng
Cuộn dây G=55 vòng
Chọn mật độ dòng điện trong dây quấn cao áp là s1=3,2 A/mm2
Tiết diện dây quấn cao áp
Thực hiện dây quấn xoắn ốc liên tục bằng dây dẫn chữ nhật, để dễ bố trí sao cho chiều rộng hướng kính của cuộn cao áp bằng cuộn hạ áp ta chọn dây quấn cao áp và hạ áp cùng loại. Số sợi chập của dây quấn cao áp là 2 sợi.
Chọn dây có tiết diện mỗi sợi là 50,4mm2
Tiết diện thực của dây quấn cao áp s1=2.50,4=100,8mm2
Mật độ dòng điện thực A/mm2
Bố trí cuộn cao áp
Cuộn dây F được chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần gồm
14 galét loại 6 vòng =84vòng
2 galét loại vòng =10 vòng
Tổng cộng =2.(84+10)=188 vòng.
Cuộn dây E được quấn thành 4 galét, mỗi galét 6 vòng
Cuộn dây G được chia thành 9 galét, mỗi galét 6 vòng
Tổng số vòng dây cuộn cao áp W1=188+4.6+9.6=266 vòng
Vậy cuộn cao áp có tất cả 45 galét được chia thành 4 nhóm như hình 3.6, nhóm giữa là hai cuộn điều chỉnh E và G, nhóm trên và dưới là của cuộn F.
Chèn thêm cách điện dày 9,2mm vào các galét có 5 vòng dây để có các galét có cùng chiều dày theo phương bán kính.
Chiều cao hướng trục các nhóm cao áp:
-Cuộn dây F:
Phần dây quấn 32.9,8=313,6 mm
Khoảng cách giữa hai galét 30.5=150mm
Tổng chiều cao cuộn dây F 313,6+150=463,6mm
-Cuộn dây E:
Phần dây quấn 4.9,8=39,2 mm
Khoảng cách giữa hai galét 3.5=15mm
Tổng chiều cao cuộn dây E 39,2+15=54,2mm
-Cuộn dây G
Phần dây quấn 9.9,8=88,2mm
Khoảng cách giữa hai galét 8.5=40mm
Tổng chiều cao cuộn G 88,2+40=128,2mm
Tổng chiều cao cuộn cao áp 463,6+54,2+128,2=646mm
Chọn khoảng cách giữa các nhóm cao áp và hạ áp xen kẽ là D=16mm
Tổng chiều cao dây quấn là: Lv= 518+646+6.16=1240mm
Bề dày của dây quấn cao áp a1 = a2=72mm
Đường kính trong của dây quấn cao áp D1’ = D2’=50(cm)
Đường kính ngoài của dây quấn cao áp D1” = D2”=64,4 (cm)
Khối lượng dây quấn cao áp
Theo công thức 4.4b tài liệu 2 ta có
Gcu1=
Trong đó:
t là số trụ có dây quấn
s’1 là tiết diện của một vòng dây, s’1=50,4.4=201,6 mm2
W’1 là số vòng dây trên một trụ, W’1=3.6.3=108 vòng
Thay số vào ta được khối lượng dây quấn hạ áp
Gcu1==1284 Kg
Bề mặt làm lạnh của dây quấn cao áp
Theo công thức (3-71a) tài liệu 2.
M1=45.2.t.k.p(D1’+a1)(a1+b’)=45.2.3.0,75.3,14.(0,5+0,072)(0,072+0,0098)
M1»35m2
Trong đó k=0,75 là hệ số kể đến sự che khuất bề mặt dây quấn do que nêm và các chi tiết cách điện khác .
CHƯƠNG 4
TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH
4.1. XÁC ĐỊNH TỔN HAO NGẮN MẠCH
Tổn hao ngắn mạch của máy biến áp là tổn hao trong dây quấn khi ngắn mạch một dây quấn còn dây quấn kia đặt điện áp ngắn mạch Un để cho dòng điện trong cả hai dây quấn đều bằng định mức.
Tổn hao ngắn mạch có thể chia ra các thành phần như sau:
- Tổn hao chính, tức là tổn hao đồng trong dây quấn cao áp và hạ áp do dòng điện gây ra pCu1 và pCu2
- Tổn hao phụ trong hai dây quấn do từ thông tản xuyên qua dây quấn làm cho dòng điện phân bố không đều trong tiết diện gây ra pf1và pf2
- Tổn hao chính trong dây dẫn ra pr1, pr2
- Tổn hao phụ trong dây dẫn ra. Tổn hao này rất nhỏ ta có thể bỏ qua
- Tổn hao trong vách thùng dầu và các kết cấu kim loại khác pt do từ trường tản gây nên
Thường tổn hao phụ được gộp vào trong tổn hao chính bằng cách thêm vào hệ số tổn hao phụ. Vậy tổn hao ngắn mạch sẽ được tính theo biểu thức:
pn=pCu1.kf1+pCu2.kf2+pr1+pr2+pt (W)
4.1.1. Tổn hao chính
- Tổn hao trong dây quấn hạ áp
pCu2=2,4 GCu2=2,4.2,882. 1042=19385,7(W)
- Tổn hao trong dây quấn cao áp
pCu1=2,4 GCu1=2,4.3,33.1284=29727,1(W)
4.1.2 . Tổn hao phụ trong dây quấn
Như trên đã nói tổn hao phụ thường được ghép vào tổn hao chính bằng cách thêm hệ số kf vào tổn hao chính: pCu+pf=pCu.kf
Do đó việc xác định tổn hao phụ là xác định trị số kf. Trị số này đôi với mỗi loại dây quấn sẽ khác nhau. Nó phụ thuộc vào kích thước hình học của mỗi loại dây dẫn, vào sự sắp xếp của dây dẫn trong từ trường tản ... Người ta đã tìm ra biểu thức tính toán của kf như sau:
- Dây quấn hạ áp
Đối với dây dẫn hạ áp với dây quấn hình chữ nhật với n=36 theo công thức
4-10b tài liệu 2 ta có.
kf2=1+0,095.108.a4.n2,
Trong đó =, m=12 số thanh dẫn song song với từ trường tản, b=4,1mm kích thước thanh dẫn song song với từ trường tản , kr=0,95 hệ số Ragovski. Thay số vào ta được
n=36 số thanh dẫn thẳng góc với từ trường tản, a=12,5mm kích thước của thanh dẫn thẳng góc với từ trường tản
kf2=1+0,095.108.a4.n2=1+0,095.108.0,0482.(12,5.10-3)4.362= 1,35
- Dây quấn cao áp
Đối với dây dẫn cao áp với dây quấn hình chữ nhật với n=45 theo công thức
4-10b tài liệu 2 ta có.
kf1=1+0,095.108.a4.n2,
Trong đó =, m=12 số thanh dẫn song song với từ trường tản, b=4,1mm kích thước thanh dẫn song song với từ trường tản , kr=0,95 hệ số Ragovski. Thay số vào ta được
n=45 số thanh dẫn thẳng góc với từ trường tản, a=12,5mm kích thước của thanh dẫn thẳng góc với từ trường tản
kf1=1+0,095.108.a4.n2=1+0,095.108.0,0482.(12,5.10-3)4.452= 1,43
- Tổn hao đồng trong dây quấn
pCu1.kf1+pCu2.kf2=pCu+pf=29727,1.1,43+19385,7. 1,35=85513,6 (W)
4.1.3. Tổn hao chính trong dây dẫn ra
Tương tự như tổn hao trong dây quấn tổn hao trong dây dẫn ra xác định bằng biểu thức:
- Đối với dây quấn hạ áp
pr2=2,4..Gr2 (W)
s2=2,88 (A/mm2) lấy bằng mật độ dòng điện trong dây dẫn hạ áp
Gr2=lr2.sr2.(kg) , lr2 chiều dài của dây dẫn ra gần đúng có thể lấy như sau:
Đối với dây quấn hạ áp nối D theo 4-15 trang 107 tài liệu 2 ta có:
lr2=14l=14.0,98= 13,2m , sr2 tiết diện của dây dẫn ra lấy bằng tiết diện vòng dây của cuộn hạ áp sr2= 3628,8mm2, = 8900 (kg/m3) khối lượng riêng của đồng
Gr2=lr2.sr2.= 13,2.3628,8.10-6. 8900=443 (kg)
Từ đó ta có pr2=2,4..Gr2=2,4.2,882. 443=8818,6 (W)
- Đối với dây quấn cao áp
pr1=2,4..Gr1 (W)
=3,3 (A/mm2) lấy bằng mật độ dòng điện trong dây dẫn cao áp
Gr1=lr1.sr1. (kg), lr1 chiều dài của dây dẫn ra gần đúng có thể lấy như sau:
Đối với dây quấn cao áp nối D theo 4-15 trang 107 tài liệu 2 ta có: lr1=14l=14.0,98=13,2 m, sr1 tiết diện của dây dẫn ra lấy bằng tiết diện vòng dây của cuộn cao áp sr1=100,8 mm2 , = 8900 (kg/m3) là khối lượng riêng của đồng
Gr1=lr1.sr1.= 13,2.100,8.10-6.8900=11,8 (kg)
Từ đó pr1=2,4..Gr1=2,4. 3,32. 11,8=308,4 (W)
4.1.4. Tổn hao vách thùng và các chi tiết kim loại khác
Như đã biết, một phần từ thông tản của máy biến áp khép mạch qua vách thùng dầu, các xà ép gông, các bu lông và các chi tiết bằng sắt khác. Tổn hao phát sinh trong các bộ phận này chủ yếu là vách thùng dầu có liên quan đến tổn hao ngắn mạch.
Đối với máy biến áp có dòng điện lớn như máy biến áp lò, đầu dây ra là các thanh đồng dẹt thì tổn hao vách thùng và các chi tiết kim loại khác được tính theo công thức 81 trang 30 tài liệu 3.
Pt=
Trong đó Kvỏ là hệ số phụ thuộc vào cách mắc cuộn hạ áp mà có quan hệ với giá trị M, với M là giá trị phụ thuộc vào cách đấu dây ở trong vỏ máy hay ở ngoài vỏ máy và dây quấn mắc D hay Y.
Khi mắc D hay Y trên nắp thùng dầu, theo công thức 84 trang 30 tài liệu 3 ta có:
M=
Trong đó: S: Dung lượng biến áp
n: Số cặp dây ra hạ thế, n=3
U: Điện áp giữa hai đầu dây ra, U=320V
Vậy M=
Với M=3,61 tra bảng 19 trang 30 tài liệu 3 ta có Kvỏ=9,7
Từ đó ta có Pt==5649,2W
4.1.5. Tổng tổn hao ngắn mạch của máy biến áp
pn=pCu1.kf1+pCu2.kf2+pr1+pr2+pt=80513,6 +308,4+8818,6+5649,2
=95289,8(W) »95,3(KW)
4.2. XÁC ĐỊNH ĐIỆN ÁP NGẮN MẠCH
Điện áp ngắn mạch của máy biến áp lò cũng như của máy biến áp hai dây quấn nói chung un là điện áp đặt vào một dây quấn với tần số định mức, còn dây kia nối ngắn mạch sao cho dòng điện cả hai phía đều bằng các dòng điện định mức tương ứng.
Trị số un là một tham số rất quan trọng ảnh hưởng tới những đặc tính vận hành cũng như kết cấu của máy biến áp.
Vì ở máy biến áp lò hiện tượng ngắn mạch thường xuyên xẩy ra do đó có thể nói chế độ ngắn mạch là chế độ làm việc định mức của máy biến áp lò, vì vậy điện áp ngắn mạch của máy biến áp lò phải đủ lớn để hạn chế dòng ngắn mạch ở mức Ing» 4.Iđm. Nhưng ung cũng không được quá lớn để gây ra sụt áp lớn trong máy biến áp. Người ta thấy đối với máy biến áp có công suất 10000KVA thì un bằng khoảng 8% là dễ thiết kế nhất.
4.2.1. Tính thành phần điện áp ngắn mạch tác dụng
Thành phần điện áp ngắn mạch tác dụng là thành phần điện áp rơi trên điện trở cuộn cao áp và hạ áp của máy biến áp được xác định theo công thức 4-22 trang 110 tài liệu 1
unr= = 0,953%
Trong đó: pn là tổn hao ngắn mạch của máy biến áp (W)
S là dung lượng định mức của máy biến áp (kVA)
4.2.2. Thành phần điện áp ngắn mạch phản kháng unx
Thành phần điện áp ngắn mạch phản kháng là thành phần điện áp ngắn mạch rơi trên điện kháng tản của dây quấn cao áp và hạ áp. Đối với cuộn dây xen kẽ nó được tính theo công thức 85 trang 32 tài liệu 3.
unx =(4.1)
Trong đó : f: Tần số, f= 50 Hz
Uvòng : Điện áp vòng(V), Uvòng= 53,33 V
IW : Ampe vòng
R : Bán kính bình quân cuộn dây(cm), R= cm
hp :Bề dày theo phương bán kính của cuộn dây, hp =7,2 cm
n: Số nhóm, n= 6
D: Chiều cao của khe rò
D=
a12 khoảng cách giữa cuộn cao áp và hạ áp, a12=1,6 cm. a1, a2 là chiều cao phần đồng của toàn bộ galét cuộn cao áp và hạ áp.
a1=51,8/6=8,63cm; a2 =64,3/6=10,7 cm;
Kp và Km . Tùy theo số galét cuộn cao áp và hạ áp nó được tính theo công thức sau:
Km=
Kp=
Với m và p là số galét trong một nhóm cuộn dây cao áp và hạ áp, m=11; p=12 do đó
Km=3,3; Kp = 3,6.
Dm, Dp là khoảng cách từ phần đồng này đến phần đồng khác giữa các galét cuộn cao áp và hạ áp. Dm =DP=0,51mm.
Thay số vào biểu thức tính D ta được:
D==9,051
Trị số KR trong công thức 4.1 là hệ số Rogotski nó là hàm số đối với u và v
u= và v =
Với s là khoảng cách từ mặt trong cuộn dây đến lõi sắt s= 2,5 cm
t là chiều cao một nhóm theo hướng trục, t=17,3 cm
Vậy u=; v=
Từ u và v tra đồ thị hình 22 trang 34 tài liệu 3 ta được KR=0,51
Thay số vào biểu thức 4.1 ta được:
unx==8,11%
4.2.3. Điện áp ngắn mạch toàn phần
Sau khi đã xác định được unr, unx ta có thể tính được un theo biểu thức
un=
4.2.4. Sai lệch của điện áp ngắn mạch so với tiêu chuẩn
<5%
Vây sai lệch này không vượt quá giới hạn cho phép 5% dây quấn thiết kế đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn về điện áp ngắn mạch.
4.3. TÍNH LỰC CƠ HỌC CỦA DÂY QUẤN MÁY BIẾN ÁP
Khi máy biến áp có thứ cấp bị ngắn mạch thì cả dòng điện sơ cấp và thứ cấp đều rất lớn. Hiện tượng ngắn mạch làm dòng điện tăng lên đột ngột, lực cơ học sinh ra do sự tác dụng giữa dòng ngắn mạch và từ trường tản tác dụng lên dây quấn rất lớn, do vậy để máy biến áp vận hành được an toàn khi thiết kế ta phải chú ý những lực đó và kiểm tra độ bền cơ của dây quấn cũng như cách điện của máy biến áp.
Ở dây quấn xen kẽ của máy biến áp lò do từ trường tản chủ yếu có phương ngang trục nên lực ngắn mạch chủ yếu có phương dọc trục, lực hướng kính rất nhỏ và có thể bỏ qua. Do có lực dọc trục nên các bánh dây đầu và cuối có xu hướng bị nén vào xà và các bánh dây giữa thì đẩy lẫn nhau.
4.3.1. Tính dòng điện ngắn mạch cực đại
Trị số hiệu dụng của dòng điện ngắn mạch xác lập
Dòng điện ngắn mạch của máy biến áp lò được tính theo công thức 5.11 tài liệu 1.
In= (A)
Trong đó Sun% là tổng điện áp ngắn mạch của mạng, của điện kháng và của máy biến áp.
Điện áp ngắn mạch của mạng điện chọn theo bảng 22.1 tài liệu 1.
un%(mạng)=27%
Điện áp ngắn mạch của điện kháng được tính ở chương 6
un%(cuộn kháng)=5%
Vậy tổng điện áp ngắn mạch là:
Sun%=8,16+27+5=40,16
- Dòng điện ngắn mạch xác lập phía sơ cấp
Dòng điện ngắn mạch phía sơ cấp có giá trị lớn nhất ứng với trường hợp máy biến áp làm việc ở chế độ nặng nề nhất, lúc đó I1f=333,3A.
Từ đó ta có In1== 820,9(A)
- Dòng điện ngắn mạch xác lập phía thứ cấp
In2==25938(A)
Trị số cực đại (hay xung kích) của dòng điện ngắn mạch. Theo công thức 5.12 tài liệu 1 ta có.
- Dòng điện ngắn mạch cực đại sơ cấp
Iko1=1,8.In1=1,8. .820,9=2089,67(A)
- Dòng điện ngắn mạch cức đại thứ cấp
Iko2=1,8.In2=1,8. .25938=66027(A)
4.3.2. Tính lực tác dụng lên các dây quấn
Đối với cuộn dây xen kẽ lực tác dụng lên dây quấn chủ yếu là lực dọc trục, lực hướng kính không đáng kể và có thể bỏ qua.
Theo công thức 102 trang 40 tài liệu 3 thì lực dọc trục tác dụng lên dây quấn xen kẽ là:
Ftrục=
Trong đó:
Iko là dòng điện ngắn mạch cực đại
W là số vòng dây định mức
ltb là chiều dài trung bình của một vòng dây,
ltb=
KR là hệ số Rogotsky, KR= 0,51
n là số nhóm xen kẽ, n = 6
a là chiều rộng hướng kính của dây quấn, a= 7,2 cm
Vì lực tác dụng lên dây quấn cao áp và hạ áp là lực tương tác, tức là các cuộn dây hút và đẩy lẫn nhau do đó lực tác dụng lên cả hai cuộn dây này là bằng nhau.
Ftrục=3490 Kg
Bố trí 8 căn ngăn cách nằm cách đều giữa cuộn cao áp và hạ áp, chiều rộng mỗi căn là 5 cm. Vậy ứng suất lên căn ngăn cách là
Kg/cm2 <180(Kg/cm2)
Ta thấy giá trị ứng suất này đạt yêu cầu.
CHƯƠNG 5
TÍNH TOÁN MẠCH TỪ VÀ TỔN HAO KHÔNG TẢI
Kích thước sơ bộ của máy biến áp đã được xác định ở chương 2. Phần này ta tính toán cụ thể các kích thước của mạch từ và khối lượng lõi sắt... Sau đó tính toán dòng điện không tải, tổn hao không tải và hiệu suất của máy biến áp.
5.1 XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC CỤ THỂ CỦA LÕI SẮT
Ta chọn kết cấu lõi thép ba pha ba trụ, mạch từ phẳng, lá thép ghép xen kẽ làm bằng tôn cán lạnh 3404 dày 0,35 mm. Trụ ép bằng đai vải thủy tinh, không có tấm sắt đệm, gông được ép bằng xà ép gông. Trụ và gông đều được ghép thành hình bậc thang từ các lá tôn có các kích thước khác nhau.
Trong một nhà máy thì kích thước các lá tôn của các cấp trụ thường được tiêu chuẩn hóa để thuận lợi cho việc cắt tôn, tránh việc phải cắt quá nhiều lá tôn với các kích thước khác nhau ứng với các máy biến áp có công suất khác nhau.
Với đường kính trụ D=0,45m ta chọn trụ gồm 14 bậc, gông gồm 11 bậc. Kích thước các tập lá thép như sau:
Thứ tự tập
Trụ
Gông
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
440x47
425x27
410x19
385x23
368x13
350x12
325x14
310x8
295x7
270x10
250x7
230x6
195x6
175x8
440x47
425x27
410x19
385x23
368x13
350x12
325x14
310x8
295x7
270x10
250x27
Tổng chiều dày các lá thép của tiết diện trụ
Dt=2.=2(47+27+19+23+13+12+14+8+7+10+7+6+6+8)=414 mm=0,414 m Tiết diện toàn bộ bậc thang của trụ: tra bảng 42b tài liệu 2 ta có
Sbt=1479,2(cm2) =0,14792(m2)
Tiết diện hữu hiệu thuần sắt của trụ
St=kđSbt =0,97.0,14792= 0,1435 m2
Số lá thép trong từng bậc của trụ
nt1===130
nt2===75
nt3===53
nt4===64
nt5===36
nt6===33
nt7===37
nt8=nt14===22
nt9=nt11===19
nt10===28
nt12=nt13===17
Trong đó: kđ là hệ số điền đầy, =0,35 mm bề dày lá thép
Số lá thép cần thiết để làm trụ
n=2.(130+75+53+64+36+33+37+22+22+19+19+28+17+17)= 1144 lá thép
Chiều cao của trụ sắt
lt=Lv+2.d=126+2.4=132 cm = 1,32 m
Trong đó: d là khoảng cách từ dây quấn đến gông, d=4 cm.
Lv là chiều cao dây quấn, Lv=124 cm
Khoảng cách giữa hai tâm trụ cạnh nhau
C=D1’’+c=0,644+0,02= 0,664 m
Trong đó: c là khoảng cách giữa dây quấn của hai pha cạnh nhau, c= 2 cm
Tiết diện thuần thép của gông: tra bảng 42b tài liệu 2 ta được
Sg=0,1455 m2
Thể tích của một góc mạch từ : Tra bảng 42b tài liệu 2 ta được
V0=56560 cm3
Thể tích thuần sắt của một góc mạch từ
V0=0,97.56560=54863,2 cm3=0,054863 m3
Khối lượng sắt một góc mạch từ
G0=0,054863.7650=419,7 Kg
Khối lượng sắt gông: Theo công thức 5.14 tài liệu 2 ta có.
Gg=2.(t-1)C.Sg.g+2.G0
Gg=2.(3-1).0,664.0,1455.7650+2.419,7=3689 Kg
Khối lượng trụ: theo công thức 5.15 tài liệu 2 ta có.
Gt=t.St.lt.g+t(St.a1g.g-G0)
Gt=3.0,1435.1,32.7650-3.(0,1435.0,44.7650-419,7)
Gt=4537 Kg
Trong đó t =3 là số trụ sắt, St, Sg tiết diện thuần của trụ và của gông, lt chiều cao trụ, g là khối lượng riêng của thép.
Trọng lượng sắt toàn bộ trụ và gông
GFe=Gt+Gg=4537+3689=8226 (kg)
5.2. TÍNH TỔN HAO KHÔNG TẢI, DÒNG ĐIỆN KHÔNG TẢI VÀ HIỆU SUẤT CỦA MÁY BIẾN ÁP
Khi cấp điện áp xoay chiều có tần số định mức vào cuộn dây sơ cấp và các cuộn đây khác hở mạch gọi là chế độ không tải. Tổn hao ứng với chế độ không tải gọi là tổn hao không tải.
Tổn hao không tải của máy biến áp gồm có: tổn hao trong lá thép silic, tổn hao trong vỏ máy và các chi tiết bằng sắt khác, tổn hao đồng trong dây quấn do dòng điện không tải gây ra, tổn hao do dòng điện rò trong các chất cách điện.
Do máy biến áp làm việc với tần số công nghiệp nên tổn hao trong chất cách điện rất nhỏ không đáng kể. Tổn hao đồng lúc không tải ở dây quấn sơ cấp rất nhỏ có thể bỏ qua do dòng điện từ hóa rất nhỏ so với dòng điện định mức. Tổn hao trong vỏ máy được tính gộp trong tổn hao phụ nên chỉ còn lại tính tổn hao trong lá thép silic.
5.2.1. Tổn hao không tải
Ta có thể xem tổn hao không tải gồm hai phần: tổn hao trong trụ sắt và tổn hao trong gông từ
Mật độ từ cảm trong trụ
Bt==1,6621 T»1,66T
Mật độ từ cảm trong gông
Bg==1,6413 T»1,64T
Tra bảng 45 tài liệu 2 ta có suất tổn hao của thép
Bt=1,66 T ta có pt=1,472 (W/kg), Bg=1,64 có pg=1,411 (W/kg)
Tổn hao không tải: được tính theo công thức 5.18 tài liệu 2
P0=kf(pt.Gt+pg.Gg)
Trong đó kf là hệ số tổn hao phụ xét đến các yếu tố như Bt và Bg phân bố không đồng đều hoặc do công nghệ chế tạo các lá thép bị bavia, hay xếp không cùng chiều làm P0 tăng lên.
Tra bảng 43 tài liệu 2 ta được kf=1,05. Vậy
P0=1,05.(1,472.4537+1,411.3689)=12640W=12,640KW
- Sai số của tổn hao không tải so với tiêu chuẩn
.100=2,7%<5%
Vậy tổn hao không tải của máy biến áp nằm trong giới hạn cho phép
5.2.2. Công suất từ hóa
Công suất từ hóa gồm ba bộ phần: phần trong gông, phần trong trụ và trong khe hở không khí. Nó được tính theo công thức 4.10b tài liệu 1.
Qo=k’f.k”( qt.Gt+qg.Gg+)
Trong đó:
k’f là hệ số kể đến việc phục hồi từ tính không hoàn toàn sau khi ủ
k” là hệ số kể đến tổn hao phần góc ở lõi thép
Tra bảng 4.1a tài liệu ta được kb= k’f.k”=2,1.
qtvà qg là suất tổn hao từ hóa trong gông
Với Bt= 1,66 T, Bg=1,64 T tra bảng 41.1b tài liệu 1 ta được:
qt=2,556 VAr/kg; qg=2,131 VAr/kg
qds là công suất từ hóa 1 m2 khe hở không khí.
Theo công thức 4.9b tài liệu 1 thì qds=2,5.f.kd.Bt2.d.106 VAr/m2
Với f =50 Hz là tần số, kd là hệ số phụ thuộc cách điện giữa các lá thép làm cho diện tích khe hở lớn hơn diện tích lõi thép, d là chiều dài khe hở. Chọn kd=0,94; d=5.10-4m
Từ đó ta được qds=2,5.f.kd.Bt2.d =2,5.50.0,94.5.10-4.106.Bt2=58750Bt2.
nm=7/3 theo 4.3 tài liệu 1.
St là tiết diện trụ.
Thay các giá trị trên vào biểu thức của Q0 ta được:
Qo=k’f.k”( qt.Gt+qg.Gg+)
Q0=2,1(2,556.4537+2,131.3689+58750.1,662.(7/3).0,1435)= 154695Var
5.2.3. Dòng điện không tải:
Sau khi tính được tổn hao không tải và công suất từ hóa ta tính được dòng điện không tải
- Thành phần dòng điện không tải tác dụng
ior= =0,1264 %
- Thành phần dòng điện không tải phản kháng
iox=1,547%
- Thành phần dòng điện không tải toàn phần
io==1,552%
5.2.4. Hiệu suất của máy biến áp
»98,5%
CHƯƠNG 6
THIẾT KẾ CUỘN KHÁNG
6.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CUỘN KHÁNG.
Cuộn kháng được sử dụng trong mạch điện để tăng điện kháng. Cuộn kháng có thể là một pha hay ba pha, có lõi thép hay không có lõi thép.
Ở máy biến áp lò cuộn kháng được mắc nối tiếp vào phía sơ cấp để hạn chế dòng ngắn mạch do dòng hồ quang hoặc khi điện cực chạm vào bề mặt kim loại nấu luyện gây ra.
Cuộn kháng dùng cho máy biến áp lò là loại có lõi thép. Để tăng điện kháng cho cuộn kháng người ta đặt các chất phi từ tính vào đường đi của từ thông, tức là để các khe hở không khí ở mạch từ của điện kháng.
Để cho cuộn kháng hạn chế được dòng ngắn mạch một cách hiệu quả thì ta phải thiết kế cuộn kháng sao cho khi dòng ngắn mạch tăng lên bao nhiêu lần thì điện áp tăng lên bấy nhiêu, tức là đặc tính làm việc của cuộn kháng gần tuyến tính(hình 6.1). Để đạt được điều này thì cường độ từ cảm trong lõi thép của cuộn kháng phải chọn nhỏ hơn với máy biến áp thông thường, giá trị này đối với tôn cán nguội là 0,9T đến 1,5T.
Mạch từ của cuộn kháng phải được cố định vững chắc với sắt kẹp, có bu lông xuyên. Vì khi vận hành lực từ sẽ làm cho các khe hở co lại gây nên rung và ồn. Với đường kính trụ bé hơn 25 cm thì dùng một dãy vít ép, lớn hơn thì dùng hai dãy vít ép.
Tất cả các trụ cắt của cuộn kháng phải được tiếp đất ngoài ra các kết cấu cơ bản khác của nó đều giống với máy biến áp. Việc tính toán cuộn kháng tương tự như tính máy biến áp.
Theo bảng 22.1 tài liệu 1 với máy biến áp lò có công suât 10.000KVA thì nên chọn điện áp ngắn mạch của cuộn kháng là uk%= 5%.
6.2 XÁC ĐỊNH CÁC ĐẠI LƯỢNG CƠ BẢN CỦA CUỘN KHÁNG.
6.2.1 Sơ đồ đấu cuộn kháng vào máy biến áp.
Cuộn kháng có thể được đấu vào điện áp dây hoặc điện áp pha của máy biến áp. Sau đây ta chọn sơ đồ đấu cuộn kháng vào điện áp pha của máy biến áp(hình 6.2).
Cuộn kháng chỉ được sử dụng khi sơ cấp của máy biến áp lò đấu tam giác, khi sơ cấp đấu sao cuộn kháng được loại bỏ theo sơ đồ điều chỉnh điện áp hình 3.5.
6.2.2 Các thông số cơ bản của cuộn kháng.
Điện áp định mức của cuộn kháng.
UKĐ=
Dòng điện định mức của cuộn kháng
IKĐ=I1f=333,3 A
Công suất của cuộn kháng
SKĐ=3.UKĐ.IKĐ=3.500.333,33=499,99 KVA»500KVA
6.3 THIẾT KẾ LÕI SẮT CUỘN KHÁNG
Tiết diện trụ được tính theo công thức 18.12 tài liệu 1
St=(4¸6)=(231¸346) cm2
Chọn tiết diện trụ là 288 cm2
Với tiết diện này, tra bảng 42b tài liệu 2 ta có đường kính trụ là Dt=0,2 m.
Chọn số cấp của trụ là 7 cấp, gông có 5 cấp . Ghép từ tôn cán lạnh 3034 dày 0,35mm
Kích thước cụ thể của từng cấp trụ và gông như sau:
Cấp
Trụ
Gông
Số lá thép
1
2
3
4
5
6
7
190x22
175x26
155x15
135x11
120x6
105x5
75x7
190x22
175x26
155x15
135x11
120x18
61
72
42
30
17 (gông 50lá)
14
19
Tiết diện thuần thép của trụ St=0,97.288=280 cm2
Tra bảng 42b tài liệu 2 ta được tiết diện gông là 296,2 cm2
Tiết diện thuần thép của gông là SG=0,97.296,2=287,3 cm2
Hình 6.3 và 6.4 là tiết diện của trụ và gông của cuộn kháng.
6.4 THIẾT KẾ DÂY QUẤN CHO CUỘN KHÁNG
Chọn cường độ từ cảm trong trụ là Bt=1,12 T.
Cường độ từ cảm trong gông là
Bg=Bt.
Điện áp vòng của cuộn kháng là
Uv= 4,44.Bt.St.f=4,44.1,12.0,028.50=6,94V
Số vòng dây
WKĐ= vòng
Vì cuộn kháng được mắc nối tiếp với cuộn cao áp nên ta chọn mật độ dòng điện của kháng điện giống như của cuộn cao áp tức là sKĐ=3,3 A/mm2.
Chọn dây quấn của kháng điện giống như của dây quấn cao áp.
Dây quấn thực hiện theo kiểu đồng trục xoắn ốc liên tục. Tổng cộng có 24 galét, mỗi ga lét quấn 3 vòng.
Chiều rộng hướng kính của cuộn dây
aKĐ =3.2.6=36 mm
Chiều cao của dây quấn.
Phần dây quấn 24.9,8=235,2mm
Chọn khoảng cách giữa các ga lét là 3mm
Vậy tổng khe hở giữa các galét là 23.3=69 mm
Tổng chiều cao dây quấn
hKĐ=235+69=304mm
Chọn cách điện giữa trụ và dây quấn là e= 20 mm
Đường kính trong của dây quấn
D1=Dt+2.e=20+2.2=24 cm
Đường kính ngoài dây quấn
D2=D1+2.aKĐ=24+2.3,6=31,2cm
Chọn khoảng các giữa hai cuộn dây của hai trụ cạnh nhau là c = 20mm
Khoảng cách giữa hai tâm trụ cạnh nhau là
C=D2+c=31,2+2=33,2 cm.
Chọn c=34 cm
Khe hở không khí ở trụ
Theo công thức 122 trang 52 tài liệu 3 thì tổng chiều dài khe hở không khí được tính theo công thức:
Trong đó: k’ là hệ số xét đến từ thông rò ở khe hở không khí, k’= 1,1¸1,2.
Bt là mật độ từ thông trong trụ tính theo Gauss.
Chia khe hở thành 6 phần, mỗi phần 7 mm.
Kích thước cụ thể của mạch từ kháng điện được trình bày ở hình 6.5.
6.5 TÍNH TOÁN TỔN HAO CUỘN KHÁNG.
Tổn hao đồng trong dây quấn
Khối lượng đồng được tính theo công thức 4.4b tài liệu 2:
Gcu= 28.t..WKĐ.sKĐ.103
= Kg
Vậy tổn hao đồng là
Pcu= 2,4.s2KĐ.Gcu=2,4.3,32.168,6=4406 W
Tổn hao trong lõi thép
Chiều cao của trụ
lt= hKĐ +2.d=304+2.10=324 mm
Với d là khoảng cách từ dây quấn cuộn kháng đến xà, d= 10mm
Do ở trụ có các khe hở không khí nên chiều cao phần thép của trụ là
lt =324-Sd=324-42=282 mm
Với Sd là tổng chiều dài các khe hở không khí ở trụ.
Tra bảng 42b tài liệu 2 ta được khối lượng một góc mạch từ là
G0=Kđ.V0.gFe=0,97.4811.7650.10-6=35,7 Kg
Trong đó
Kđ là hệ số điền đầy của lõi thép
V0 là thể tích một góc mạch từ
Khối lượng gông được tính theo công thức 5.14 tài liệu 2
Gg=2.(t-1)C.Sg.g+2.G0
Gg=2.(3-1)0,34,02873.7650+2.35,7=363 Kg
Khối lượng của trụ được tính theo công thức 5.15 tài liệu 2
Gt=t.St.lt.g+t(St.a1g.g-G0)
Gt=3.0,0280.0,282.7650+3(0,0280.0,19.7650-35,7)=196 Kg
Tổng khối lượng thép của trụ và gông là
GKĐ=Gg+Gt=363+196=559 Kg
Suất tổn hao trong trụ và gông.
Tra bảng 41-1b tài liệu 1 ta được:
Bt=1,12 T Þ pt = 0,595 W/kg
Bg=1,08 T Þ pg =0,555 W/Kg
Vậy tổn hao trong lõi thép của kháng điện là:
P0= kf (pt.Gt+pg.Gg)=1,02.(0,595.196+0,555.363)=324W.
CHƯƠNG 7
TÍNH TOÁN NHIỆT CỦA MÁY BIẾN ÁP
7.1. ĐẠI CƯƠNG
Tính toán nhiệt của máy biến áp là tính toán về nhiệt ở trạng thái làm việc dài hạn với tải định mức. Đó là trạng thái xác lập, trong quá trình này toàn bộ nhiết sinh ra được khuếch tán ra ngoài môi trường. Đường đi của dòng nhiệt ra môi trường có thể phân ra thành các đoạn sau:
- Từ lòng cuộn dây hay bề mặt lõi sắt ra mặt tiếp xúc với dầu, đây là quá trình dẫn nhiệt.
- Quá độ từ mặt ngoài dây quấn hay lõi sắt vào dầu
- Từ dầu ở mặt ngoài dây quấn hay lõi sắt truyền tới mặt trong thùng dầu bằng đối lưu
- Quá trình quá độ từ dầu vào vách thùng dầu
- Cuối cùng là nhiệt truyền từ vách thùng truyền ra không khí xung quanh bằng bức xạ và đối lưu.
Qua mỗi quá trình truyền đó thì nhiệt độ giảm dần, nghĩa là nó gây nên một lượng giảm nhiệt độ, kết quả là so với môi trường không khí xung quanh thì các bộ phận trong máy biến áp có một nhiệt độ chênh nào đó so với môi trường không khí xung quanh. Trị số dòng nhiệt càng lớn thì nhiệt độ chênh càng lớn.
Tính toán nhiệt trong máy biến áp gồm các phần sau đây:
- Tính nhiệt độ chênh qua từng phần
- Chọn kích thước thùng dầu bảo đảm tỏa nhiệt tốt, nghĩa là làm sao cho nhiệt độ dây quấn, lõi sắt và dầu không quá mức qui định
7.2. TÍNH NHIỆT ĐỘ CHÊNH QUA TỪNG PHẦN
7.2.1. Tính toán độ chênh nhiệt của dây quấn
- Nhiệt độ chênh của dây quấn hạ áp
Nhiệt độ chênh này chủ yếu là hiệu số nhiệt độ của các lớp cách điện
Gọi nhiệt độ chênh này là theo công thức 6-1 tài liệu 2 ta có
=, oC
Trong đó: =0,5.10-3m là chiều dày cách điện một phía (m)
là suất dẫn nhiệt của lớp cách điện của dây dẫn, tra theo bảng 54 tài liệu 2 ta có =0,17 (w/m oC)
q2 là mật độ dòng nhiệt trên bề mặt dây quấn tính theo công thức:
q2=
kf2 là hệ số tổn hao phụ của dây quấn hạ áp kf2=1,35
pCu2 là tổn hao đồng trong dây quấn hạ áp pCu2=19385,7 W
M2 là bề mặt tỏa nhiệt của dây quấn hạ áp M2=28,72 m2
Thay số vào ta có:
q2=== 911,2 W/m2
- Độ chênh nhiệt của dây quấn hạ áp:
===2,68 oC
Nhiệt độ chênh của dây quấn cao áp
Tương tự như dây quấn hạ áp ta có:
= oC
trong đó: =0,5.10-3 m là chiều dày cách điện một phía (m)
là suất dẫn nhiệt của lớp cách điện của dây dẫn, tra theo bảng 54 tài liệu 1 ta có =0,17 (w/m oC)
q1 là mật độ dòng nhiệt trên bề mặt dây quấn tính theo công thức:
q1=
kf1 là hệ số tổn hao phụ của dây quấn hạ áp kf1=1,43
pCu1 là tổn hao đồng trong dây quấn hạ áp pCu1=29727,1 W
M1 là bề mặt tỏa nhiệt của dây quấn hạ áp M1=35 m2
Thay số vào ta có:
q1===1214,5 (W/m2)
- Độ chênh nhiệt của dây quấn cao áp:
===3,57 oC
7.2.2. Nhiệt độ chênh giữa mặt ngoài dây quấn đối với dầu
Hiệu số nhiệt độ này phụ thuộc vào năng lượng tổn hao của dây quấn và thường được xác định theo công thức kinh nghiệm gần đúng
- Dây quấn hạ áp đối với dầu
Dây quấn hạ áp làm bằng dây dẫn hình chữ nhật, dây quấn hình ống có rãnh dầu ngang trục được tính theo công thức 6-10b tài liệu 2.
=k1.k2.k3.035.q20,6Trong đó:
k1 là hệ số kể đến tốc độ chuyển động của dầu trong dây quấn, phụ thuộc vào hệ thống làm lạnh, đối với trường hợp làm lạnh bằng dầu tự nhiên k1=1,0
k2 là hệ số kể cách bố trí dây quấn, đối với dây quấn xen kẽ k2=1,0
k3 là hệ số có tính đến sự đối lưu khó khăn của dầu do bề rộng ( hay cao) tương đối của rãnh dầu ngang gây nên. Nó phụ thuộc vào tỉ lệ hr/a, với hr/a=72/5=0,069. Tra ở bảng 55 tài liệu 2 ta được k3=1,1
q2 là mật độ dòng nhiệt của dây quấn hạ áp, thay số vào ta được:
=k1.k2.k3.035.q20,6=1,0.1,0.1,1.0,35.911,20,6=18,97oC
- Dây quấn cao áp đối với dầu
Tương tự như dây quấn hạ áp ta có:
=k1.k2.k3.035.q10,6 =1,0.1,0.1,1.0,35.1214,50,6= 19,29oC
7.2.3 Nhiệt độ chênh trung bình của dây quấn đối với dầu
- Dây quấn hạ áp
=2,68+22,97=25,65oC
- Dây quấn cao áp
=3,57+27,29=30,86 oC
7.3. TÍNH TOÁN THÙNG DẦU
Thùng dầu đồng thời là vỏ máy của máy biến áp trên đó có đặt các chi tiết quan trọng như sứ ra của dây quấn cao áp và hạ áp, ống phòng nổ, bình giản dầu ... vì vậy thùng dầu ngoài yêu cầu tản nhiệt tốt còn phải đảm bảo các tính năng về điện như đảm bảo khoảng cách cách điện cho phép giữa dây quấn với vách thùng, có độ bền cơ học đảm bảo, chế tạo đơn giản và có khả năng rút gọn được kích thước bên ngoài.
Việc tính toán ở đây chủ yếu căn cứ vào yêu cầu tản nhiệt để thiết kế được một loại thùng thích hợp, sau đó kiểm tra lại xem với kết cấu thùng như vậy nhiệt độ chênh của các bộ phận của máy biến áp có đạt tiêu chuẩn nhà nước qui định không.
7.3.1. Chọn loại thùng
Đối với máy biến áp công suất 10.000 KVA, theo bảng 57 tài liệu 2 ta chọn loại thùng có bộ tản nhiệt kiểu ống cong. Đáy thùng có dạng hình ô van.
Dây quấn
Dây dẫn ra cao áp
s
2
d1
s
1
Dây quấn
s
4
Dây dẫn ra hạ áp
s
3
d
2
7.3.2. Tính chọn các kích thước cơ bản của thùng dầu.
- Chiều rộng thùng
Căn cứ vào kích thước đã biết của lõi sắt, dây quấn, để chọn các khoảng cách cách điện tối thiểu từ dây dẫn ra đến các bề mặt của dây quấn, đến vách thùng và các bộ phận nối đất khác của máy biến áp. Từ đó sẽ tính được chiều rộng thùng.
Hình 6-1: Các khoảng cách tối thiểu bên trong thùng
Chiều rộng tối thiểu của thùng dầu là:
B= D”2+(s1+s2+d2+s3+s4+d1).10-3
Trong đó:
s1 là khoảng cánh từ dây dẫn ra cao áp đến vách thùng và bằng s2 khoảng cách của dây dẫn ra của dây quấn cao áp đến chính dây quấn cao áp, tra bảng 31 tài liệu 2 ta có s1=s2=15 mm
d1 là đường kính dây dẫn ra có bọc cách điện của dây quấn cao áp, với điện áp 10 KV thì d1=25 mm
s3 là khoảng cách từ dây dẫn ra của dây quấn hạ áp đến vách thùng tra bảng 32 tài liệu 2 ta có s3=15 mm
s4 là khoảng cách từ dây dẫn ra của dây quấn hạ áp đến dây quấn cao áp tra bảng 32 tài liệu 2 ta có s4=15 mm
d2 là kích thước dây dẫn ra không bọc cách điện của dây quấn hạ áp d2=6mm
Từ đó ta có: B= D”2+(s1+s2+d2+s3+s4+d1).10-3=
B=0,644+(15+15+6+15+15+25).10-3=91,64 cm
Để tâm trụ nằm ở giữa thùng ta chọn B=140 cm
- Chiều dài thùng
Chiều dài tối thiểu của thùng là
A=2.C+B
Trong đó C là khoảng cách giữa hai tâm trụ cạnh nhau, C= 0,664m
Thay số vào ta được:
A=2.C+B=2.0,664+1,4=2,728m
Chọn A= 2,8 m
- Chiều cao của thùng
Chiều cao của thùng dầu gồm hai phần:
H=H1+H2 (m)
H1 là khoảng cách từ đáy thùng đến hết chiều cao lõi sắt, được xác định như sau
H1=lt+2.hg+n.10-3 (m)
Trong đó n là chiều dày tấm đệm lót dưới gông n=30-50 mm chọn n=40 mm
lt chiều cao trụ lt=1,32 m
hg là chiều cao của gông, hg= 0,44 m. Thay số vào ta được:
H1=1,32+2. 0,44+40.10-3=1,8 m
H2 Chiều cao tối thiểu từ gông đến nắp thùng: Chọn H2= 0,4 m
Vậy chiều cao của thùng dầu là:
H=H1+H2=1,8+0,4=2,2m
7.3.3 Sơ bộ tính bề mặt bức xạ, đối lưu của thùng dầu
- Bề mặt bức xạ của thùng
Diện tích mặt thùng phẳng có đáy ô van là:
Môv=H(2(A-B)+ pB)=2,2.(2.(2,8-1,4)+ p.1,4)=27,1 m2
Diện tích bề mặt bức xạ của thùng ô van là:
Mbx=Môv.k=27,1.2=54,2 m2
Trong đó k là hệ số kể đến sự tăng diện tích mặt thùng do ống tản nhiệt, tra bảng 59 tài liệu 2 ta được k=2.
- Bề mặt đối lưu của thùng
Căn cứ vào tổng tổn hao, vào nhiệt độ chênh giữa vách thùng và môi trường xung quanh sơ bộ xác định bề mặt đối lưu của thùng theo công thức 6-22 tài liệu 2
Mđl’=
là tổng tổn hao không tải và ngắn mạch =po+pn=12640+95300=107940(W)
- Nhiệt độ chênh trung bình cho phép của dầu đối với không khí: =65-=65-30,86=34,14 oC
- Nhiệt độ chênh của lớp dầu trên so lới không khí
1,2. =1,2. 34,14=40,968oC<60 oC
- Nhiệt độ chênh trung bình của vách thùng đối với không khí
Trị số chênh nhiệt độ giữa dầu và vách thùng biến thiên trong khoảng 2-6 oC
trong tính toán sơ bộ ta chọn =4oC, lấy dự phòng 2oC từ đó ta có
=--2=34,14-4-2=28,14 oC
Sơ bộ ta có bề mặt đối lưu của thùng
Mđl’=== 454,43(m2)
- Tính bề mặt đối lưu của nắp thùng
Diện tích nắp thùng
Mn=0,5[(A-B)(B+0,20)+]
=0,5[(2,8-1,4)(1,4+0,20)+]=2,13 m2
Trong đó 0,2 là bề rộng của hai bên vành nắp, 0,5 là hệ số kể đến sự che khuất bề mặt thùng.
- Bề mặt đối lưu của các bộ tản nhiệt
=Mđl’-Mn-Môv=454,43-2,13-27,1=425,2 m2
Theo số liệu về bề mặt đối lưu của bộ tản nhiệt, theo bảng 62 tài liệu 2 ta chọn bộ tản nhiệt kép với các số liệu của bộ tản nhiệt như sau:
Chiều cao của bộ tản nhiệt A=2485 mm, bề mặt đối lưu của mỗi bộ Môđl=29,1m2
- Bề mặt đối lưu của bộ tản nhiệt qui về bề mặt thùng phẳng
Mbđl=Môđl.khd+Mgđl
khd =1,4 là hệ số qui đổi tra ở bảng 56 tài liệu 1
Mgđl =0,34 là bề mặt đối lưu của hai ống góp
Thay số vào ta được: Mbđl=29,1.1,4+0,34=41,08 (m2)
Số bộ tản nhiệt cần thiết: nb==10,35 bộ
Ta chọn số bộ tản nhiệt là 12 bộ và bố trí như hình vẽ.
Hình vẽ 6-4: Bố trí các bộ tản nhiệt:
Vậy bề mặt đối lưu thực của thùng sẽ là:
Mđl=+Mfđl+Mnđl=12.41,08+27,1+2,13=552,19 (m2)
- Bề mặt bức xạ của thùng dầu
Bề mặt bức xạ của thùng dầu có thể tính gần đúng là
Mbx=Môv.k=27,1.2=54,2 m2
7.4.TÍNH TOÁN KIỂM TRA LẠI
Sau khi đã thiết kế được những kích thước cơ bản của thùng dầu, tính toán bề mặt bức xạ, bề mặt đối lưu của thùng cần phải kiểm tra lại nhiệt độ chênh thực tế của dây quấn và dầu đối với không khí.
-Nhiệt độ chênh của thùng dầu đối với không khí:
Tính theo công thức 6.47 tài liệu 2
== 30,27 oC
- Nhiệt độ chênh của dầu sát vách thùng so với thùng: được tính theo công thức 6-48 tài liệu 2
Trong đó: k1 là hệ số k1=1 khi làm lạnh bằng đối lưu tụ nhiên
=nb.Môđl+Mfđl+Mnđl=12.29,1+27,1+2,13=378,43 (m2) là tổng bề mặt đối lưu của vách thùng phẳng, ống, nắp không kể đến điều kiện đối lưu tốt hay xấu.
Thay số vào ta được: =5,05 oC
- Nhiệt độ chênh của dầu so với không khí
=5,05+30,27 =35,32 oC
- Nhiệt độ chênh của dầu lớp trên so với không khí
=1,2(5,05+30,27)=41,58oC<60oC đạt tiêu chuẩn cho phép
- Nhiệt độ chênh của dây quấn đối với không khí
Dây quấn hạ áp =2,68+18,97+41,58 =63,23oC<65 oC
Dây quấn cao áp =3,57+19,29+41,58=64,44<65 oC
Như vậy thùng dầu đã thiết kế đảm bảo được yêu cầu về tản nhiệt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BK1.docx