KẾT LUẬN
Thiết kế thuốc hợp lý với sự hỗ trợ của máy
tính và dược tinh học là chuyên ngành mới của
Hóa Dược và đã ứng dụng thành công trong
nghiên cứu và phát triển thuốc mới. Trong
nghiên cứu này, Sử dụng chương trình mô tả
phân tử DOCK 6.2, khả năng gắn kết ở mức độ
phân tử của các chất tương đồng BCP với phức
hợp ADN:TOP1 được phân tích. Kết quả cho
thấy các cấu trúc tương đồng BCP có xu hướng
gắn kết với ADN hơn là TOP1 và cần thực hiện
các thử nghiệm xác định mức độ gắn kết với
ADN và enzym riêng rẽ để khẳng định lại kết
quả này. Phương pháp máy vector hỗ trợ SVM
được sử dụng với mục đích xây dựng mô hình
dự đoán và phân loại 73 chất tương đồng
benzo[c]phenanthridine trên hoạt tính kháng
topoisomerase I. Mô hình SVM tốt nhất được
xây dựng bằng gói SVM - e1071 trong R với
thông số tối ưu của hàm kernel (C=4, γ=0,25).
Ngoài ra, mô hình còn được đánh giá lại trên tập
hợp thử ngoại (gồm các chất không dùng để xây
dựng mô hình) cho độ đúng 89% (dự đoán đúng
8/9 chất) và tập hợp ứng dụng cho độ đúng 80%
(dự đoán đúng 8/10 chất). Mô hình chứng tỏ khả
năng phân loại chính xác chất có hoạt tính (80-
100% tùy tập hợp). Kết quả này chứng tỏ mô
hình có khả năng phân loại các chất có khả năng
ức chế TOP-I trên dãy chất tương đồng BCP. Mô
hình này có thể ứng dụng trong thực tế để dự
đoán hoạt tính ức chế TOP-I của các cấu trúc
tương đồng BCP mới trước khi tổng hợp, góp
phần vào việc tìm kiếm các chất có hoạt tính
kháng TOP-I tốt để phát triển thành các thuốc
kháng ung thư có khả năng sử dụng trong điều
trị. Kết quả nghiên cứu này cũng có thể ứng
dụng để thiết kế ra các cấu trúc tương đồng BCP
có hoạt tính sinh học cao hơn.
Ứng dụng phương pháp thiết kế thuốc hợp
lý này giúp giảm chi phí trong nghiên cứu tìm ra
thuốc mới vì loại bỏ ngay từ đầu các chất dự
đoán không có hoạt tính, tăng tỷ lệ thành công
và đồng thời rút ngắn thời gian trong tìm kiếm
các chất có hoạt tính kháng TOP-I. Bên cạnh ý
nghĩa khoa học, đề tài còn xây dựng được
protocol thực hiện quá trình docking bằng
cách kết nối các chương trình miễn phí và ứng
dụng triển khai ở qui mô phòng thí nghiệm.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế thuốc hợp lý trong nghiên cứu tác dụng ức chế Topoisomerase-L của các chất tương đồng Benzo[C]Phenathridin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề Dược – YTCC – RHM – YHCT 1
THIẾT KẾ THUỐC HỢP LÝ TRONG NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ỨC CHẾ
TOPOISOMERASE-I CỦA CÁC CHẤT TƯƠNG ĐỒNG
BENZO[C]PHENATHRIDIN
Thái Khắc Minh*, Huỳnh Thị Ngọc Phương*, Nguyễn Thúy Quyên*, Đỗ Thị Ngọc Mai*,
Bùi Quang Huynh*
TÓM TẮT
Mở đầu: Trong những năm gần đây các enzym topoisomerase, enzym cần thiết cho hoạt động sao chép,
phiên mã và tái tổ hợp ADN, trở thành một trong những mục tiêu đầy hứa hẹn trong việc nghiên cứu tổng hợp
các thuốc kháng ung thư mới. Trong số những hợp chất thể hiện hoạt tính ức chế topoisomerase, nhiều chất
tương đồng tổng hợp của họ alkaloid benzo[c]phenanthridin (BCP) được nghiên cứu. Trong đó, các chất
ethoxidin, NK-109 và topoval (ARC 111) là những chất có tiềm năng sử dụng trong hóa trị liệu ung thư.
Mục tiêu: Nghiên cứu khả năng gắn kết của các chất tương đồng BCP với phức hợp TOP-I:ADN và xây
dựng mô hình phân loại các chất tương đồng BCP có khả năng ức chế TOP-I bằng phương pháp máy vector hỗ
trợ SVM.
Phương pháp: Phương pháp mô hình mô tả phân tử docking và phương pháp máy học SVM được sử dụng
trên cơ sở dữ liệu các chất tương đồng BCP với hoạt tính ức chế TOP-I.
Kết quả: Sử dụng chương trình mô tả phân tử DOCK 6.2, khả năng gắn kết ở mức độ phân tử của các dẫn
chất BCP với phức hợp DNA:TOP-I được phân tích. Hệ thống vòng của tất cả dẫn chất BCP có khả năng tạo
liên kết π-π với Guanin G11 của ADN và nằm ở vị trí song song và xen vào giữa các cặp base G11/C112 và
A113/T10 của cấu trúc ADN và hạn chế khả năng tạo thành phức hợp giữa DNA và TOP-I. Kết quả docking cho
thấy các chất tương đồng BCP có xu hướng gắn kết với DNA hơn là TOP-I. Phương pháp máy vector hỗ trợ
SVM được sử dụng với mục đích xây dựng mô hình dự đoán và phân loại 73 chất tương đồng BCP trên hoạt
tính kháng TOP-I. Mô hình SVM tốt nhất được xây dựng bằng gói SVM - e1071 trong R với thông số tối ưu của
hàm kernel (C=4, γ=0,25) và thông số mô tả xác định bằng phương pháp rừng ngẫu nhiên RF. Mô hình SVM
này có khả năng dự đoán đúng 93% các chất trong tập huấn luyện và 87% các chất trong tập hợp kiểm tra.
Ngoài ra, mô hình còn được đánh giá lại trên tập hợp thử ngoại (không dùng để xây dựng mô hình) cho độ đúng
89% (dự đoán đúng 8/9 chất) và tập hợp ứng dụng cho độ đúng 80% (dự đoán đúng 8/10 chất). Mô hình SVM
được xây dựng chứng tỏ khả năng phân loại chính xác chất có hoạt tính (80-100% tùy tập hợp).
Kết luận: Mô hình docking cho thấy các chất tương đồng BCP có xu hướng gắn kết mạnh với ADN hơn là
TOP-I và cần thực hiện các thử nghiệm xác định mức độ gắn kết với ADN và enzym riêng rẽ để khẳng định lại
kết quả này. Mô hình phân loại SVM được áp dụng trong sàng lọc, phân loại các chất tương đồng BCP dựa trên
tác dụng sinh học của các chất tương đồng BCP đã và sắp tổng hợp. Từ nghiên cứu này, các cấu trúc BCP mới sẽ
được thiết kế, tổng hợp và thử tác dụng với mục tiêu tìm kiếm chất có tác dụng ức chế TOP-I và kháng ung thư
mạnh.
Từ khóa: Kháng ung thư, topoisomerase, benzo[c]phenanthridin, thiết kế thuốc, docking, máy vector hỗ
trợ, SVM, phân loại.
* Bộ môn Hóa Dược – Khoa Dược - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên hệ: TS.DS. Thái Khắc Minh ĐT: 0909 680 385 Email: thaikhacminh@gmail.com
Chuyên Đề Dược – YTCC – RHM – YHCT 2
ABSTRACT
RATIONAL DRUG DESIGN OF BENZO[C]PHENANTHRIDINE DERIVATIVES WITH
TOPOISOMERASE-I INHIBITORY ACTIVITY
Khac Minh Thai, Huynh Thi Ngoc Phuong, Nguyen Thuy Quyen, Do Thi Ngoc Mai,
Bui Quang Huynh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 1 - 2010: 6-14
Background: For recent years, the topoisomerases are promising antitumor drug targets for design new
anticancer novels. Among the compounds expressing a topoisomerase-targeting activity, the alkaloid family of
benzo[c]phenanthridine (BCP) is well known including nitidine, fagaronine, chelerythrine, sangunarine
Ethoxidine, NK-109 and topoval (ARC 111), BCP synthetic analogues, are expressed as potential agents using in
cancer chemotherapy.
Objective: Aims of this research are the molecular modeling study of the interaction between BCP analogues
and DNA-TOP-I complexes as well as design the support vector machine SVM model for classification BCP
compounds with topoisomerase-I inhibitory property.
Method: Both ligand-based and structure-based approaches are applied on a series of BCP with
antitopoisomerase activity. For the ligand-based design, the machine learning method namely support vector
machine (SVM) is used to classify and to predict BCP compounds.
Results: Based on crystal structure of DNA:TOP-I complex, 53 BCP derivatives were successfully docked
into the complex by DOCK 6.2 program. Docked BCP:DNA:TOP-I complexes indicated that BCPs tend to
establish strong interaction with DNA more than TOP-I. The interaction between BCP analogues and
DNA:TOP-I complex was also analysized. The best SVM model based on 73 BCP analogues was built from the
SVM-e1071 package in R with the optimal settings of the Kernel (C = 4, γ = 0.25). The final SVM model with
total accuracy of 93% for training set of 58 compounds was archived using a set of 7 descriptors identified out of a
large set via a random forest algorithm. Moreover, the power for SVM classifier was validated internally by a test
set of 15 compounds. This SVM model gained the overall accuracy up to 87% and the Matthews correlation
coefficient (MCC) of 0.71. For two external test sets, 89% and 80% BCP compounds, respectively, were correctly
predicted. The SVM model has proved its ability to classify correctly BCP analogues that have a positive activity,
with an accuracy from 80 to 100% overall.
Conclusion: These in silico models including molecular modeling and SVM clasification could be applied to
search and to design the new analogues of BCPs which express highly topoisomerase I inhibitory activity.
Keywords: anticancer, topoisomerase, benzo[c] phenanthridine, drug design, docking, support vector
machine, SVM, classification
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự xuất hiện các dòng tế bào ung thư
kháng thuốc thúc đẩy các nhà khoa học tìm
kiếm không ngừng những tác nhân kháng ung
thư mới. Trong những năm gần đây,
topoisomerase-ADN (TOP-ADN) - một enzym
cần thiết cho các hoạt động sao chép, phiên mã
và tái tổ hợp ADN bình thường của tế bào - trở
thành một trong những mục tiêu đầy hứa hẹn
cho việc tìm kiếm và phát triển các thuốc
kháng ung thư (1,10,15). Nhiều thuốc nguồn
gốc tổng hợp kháng ung thư được sử dụng
hiện nay có cơ chế kháng topoisomerase-2 như
amsacrin, asulacrin, mitoxantron, loxoxantron,
piroxantron, hoặc kháng topoisomerase-1
(TOP-1) như topotecan, irrinotecan(4,5,6)
Trong số những hợp chất thể hiện tác động
kháng TOP-ADN, nhóm alcaloid
benzo[c]phenanthridin (BCP) được biết đến
nhiều. Nhiều công trình nghiên cứu được thực
hiện để tìm những con đường tổng hợp BCP
thiên nhiên (fagaronin, nitidin Hình 1) đáp
Chuyên Đề Dược – YTCC – RHM – YHCT 3
ứng cho việc nghiên cứu cơ chế tác động ở
mức độ phân tử của chúng (6,14). Bên cạnh đó
các chất tương đồng BCP cũng được tổng hợp
và nghiên cứu độc tính tế bào cũng như khả
năng ức chế TOP-ADN. Trong số những chất
tương đồng tổng hợp này, ARC-111 và NK109
(Hình 1) hiện là hai ứng viên tiềm năng sử
dụng trong hóa trị liệu ung thư (12). Bên cạnh
đó ethoxidin, một dẫn chất 12-ethoxy BCP, thể
hiện độc tính tế bào có ý nghĩa trong thử
nghiệm in vitro trên những dòng tế bào ung
thư máu (leukemia) ở người. Những thử
nghiệm sinh hóa cũng cho thấy ethoxidin có ái
lực gắn kết với ADN và khả năng ức chế TOP-
1 đáng kể, trong đó vai trò của nhóm 12-
ethoxy được cho là cần thiết trong tác động ức
chế TOP-1 của phân tử này (6). Các nghiên cứu
về mối quan hệ cấu trúc của các chất tương
đồng BCP và độc tính tế bào cũng cho thấy chức
amid lactam đóng vai trò quan trọng vì có thể
làm tăng sinh khả dụng của các hợp chất này (1).
Với mục tiêu tìm hiểu thêm về cơ chế tác
động ở mức độ phân tử cũng như thiết kể và
tổng hợp ra các chất tương đồng BCP chống ung
thư mạnh, các phương pháp của thiết kế thuốc
hợp lý được ứng dụng nghiên cứu các chất
tương đồng BCP và hoạt tính kháng
topoisomerase-I (TOP-I). Nghiên cứu kết hợp 2
phương pháp (i) phương pháp dựa vào cấu
trúc mục tiêu tác động là nghiên cứu mô hình
mô tả phân tử docking và (ii) phương pháp
dựa vào cấu tử ligand là phân loại các chất có
hoạt tính ức chế TOP-I bằng máy vector hỗ trợ
SVM. Kết quả từ nghiên cứu này có thể ứng
dụng để dự đoán hoạt tính sinh học của các
chất tương đồng BCP và định hướng tổng hợp
các chất tương đồng BCP có tác dụng kháng
ung thư mạnh. Từ đó, các chất tương đồng
BCP được lựa chọn để tổng hợp và thử nghiệm
độc tế bào cũng như khả năng ức chế enzym
TOP-I.
N
OCH3
OH
H3CO
H3CO CH3
fagaronin
Cl N
O
O
H3CO
H3CO CH3 Cl
nitidin
N
OCH3
OCH3
H3CO
H3CO CH3
OC2H5
CH3SO3
ethoxidin
H3CO
OH
N
O
O
CH3
HSO4
N
NH3CO
H3CO O
O
O N
CH3
CH3
ARC-111
AB
CD
NK109
Hình 1. Cấu trúc hóa học của các dẫn chất và chất tương đồng BCP có hoạt tính ức chế TOP-I
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở dữ liệu
Tổng cộng 82 chất tương đồng BCP với hoạt
tính trên TOP-I được thu thập từ các công trình
nghiên cứu của La Voie và cộng sự (8, 10, 14, 18,
19). Hoạt tính trên TOP-I của các chất này được
đánh giá dựa vào chỉ số thể hiện sự ức chế quá
trình tách ADN gián tiếp thông qua TOP-I (TOP-
I-mediated DNA cleavage). Chỉ số hoạt tính trên
TOP-I được biểu hiện bằng nồng độ hiệu quả
tương đối (relative effective concentration - REC)
giữa dẫn chất thử nghiệm và topotecan (một
chất được chứng minh là có hiệu quả trên TOP-
I). Chỉ số hoạt tính trên TOP-I của topotecan
được ấn định là 1 (10, 14). Dựa trên hoạt tính
TOP-I, các chất được phân làm 2 nhóm hoạt tính
là mạnh hơn và yếu hơn topotecan. Các chất có
hoạt tính mạnh hơn so với topotecan cho giá trị
chỉ số hoạt tính trên TOP-I nhỏ hơn 1, và ngược
lại, dẫn chất có hoạt tính yếu hơn cho giá trị lớn
hơn 1. Đồng thời, các giá trị hoạt tính ức chế
Chuyên Đề Dược – YTCC – RHM – YHCT 4
TOP-I cũng như các giá trị độc tính tế bào (IC50)
trên dòng tế bào ung thư RPMI8402 của 53 chất
tương đồng BCP được thu thập (10,14).
Phương pháp dựa vào cấu trúc mục tiêu tác
động – Mô hình mô tả phân tử docking
Docking là phương pháp thiết kế thuốc dựa
vào cấu trúc mục tiêu tác động, nghiên cứu khả
năng gắn kết của một hay nhiều phân tử thuốc
(hay cấu tử, ligand) lên trên mục tiêu tác động
(thụ thể, enzym hay các protein, ADN) trong
không gian 3 chiều. Chương trình DOCK 6.2
được sử dụng để tiến hành thí nghiệm (2).
Cấu trúc tinh thể tia X cuả
ADN:TOP1:Indenoisoquinolein (pdb 1SC7)
trình bày ở Hình 2 có độ phân giải là 3Å được
tải về máy tính từ ngân hàng cơ sở dữ liệu
protein (protein data bank
(16, 17). Điểm tác động
trên phức hợp ADN:TOP1 (pdb 1SC7) được xác
định là tất cả các acid amin và acid nucleic
trong phạm vi không gian 6Å tính từ trung tâm
phân tử indenoisoquinolein(16).
Hình 2. Cấu trúc tinh thể phức hợp ADN:TOP-
I:Indenoisoquinolin MJ-II-38 (pdb 1SC7)
Phương pháp dựa vào cấu tử ligand – Phân
loại các chất có hoạt tính ức chế TOP-I
bằng phương pháp máy học SVM
Máy vector hỗ trợ SVM là phương pháp
máy học có sự giám sát được sử dụng trong dự
đoán phân loại và định lượng (13, 17). SVM giải
quyết cả hai trường hợp, tuyến tính và không
tuyến tính bằng một hàm kernel, cũng như các
phương pháp thống kê khác, hàm này phụ
thuộc vào một số tham số mà khi giải quyết
được các tham số đó xem như đã cơ bản thực
hiện được sự phân loại. Hàm kernel hiện diện 4
loại cơ bản (9, 13, 21), mỗi loại tương ứng với
những tham số khác nhau, trong nghiên cứu sử
dụng hàm RBF kernel, với cặp tham số (C và γ).
Trình tự tiến hành xây dựng mô hình phân
loại SVM (7, 21) trình bày ở Hình 3 bao gồm các
bước (i) Chuẩn bị cơ sở dữ liệu (cấu trúc và hoạt
tính sinh học), (ii) Tính toán thông số mô tả phân
tử (sử dụng phần mềm Dragon), (iii) Lựa chọn
thông số mô tả phân tử, (iv) Xử lý cơ sở dữ liệu
(tập hợp huấn luyện, kiểm tra), (v) Xây dựng
mô hình phân loại SVM (xác định thông số
hàm Kernel tối ưu bao gồm 2 giá trị [C, γ], độ
đúng, độ chính xác, đánh giá chéo Leave-one-
out, hệ số tương quan Matthews MCC), (vi)
Đánh giá lại mô hình trên tập hợp kiểm tra,
tập hợp bên ngoài không dùng xây dựng mô
hình, (vii) Ứng dụng mô hình phân loại các
chất có hoạt tính ức chế TOP-I.
1. Chuẩn bị cơ sở dữ liệu
(Cấu trúc hoá học 2D - Hoạt tính sinh học)
2. Tính toán thông số mô tả phân tử
Phần mềm Dragon
4. Xử lý cơ sở dữ liệu
Quy đổi tỷ lệ, phân chia tập hợp
3. Lựa chọn thông số mô tả phân tử
3 phương pháp: mRMR, GA, RF
6. Đánh giá – So sánh – Ứng dụng
5. Phân loại máy vector hỗ trợ
Chọn tham số tối ưu (C, γ) cho SVM
Độ đúng, độ chính xác, giá trị MCC
Hình 3. Tiến trình xây dựng mô hình phân loại máy
vector hỗ trợ
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Mô hình mô tả phân tử docking
Khả năng gắn kết của BCP trên TOP-I ở mức
độ phân tử
Chuyên Đề Dược – YTCC – RHM – YHCT 5
Các chất ức chế hoạt động cuả enzym TOP-I
hiện nay được chia làm 2 nhóm (1, 15). Thứ nhất
là nhóm chất kìm hãm (suppressor) hoạt tính
enzym TOP-I. Nhóm này là những chất ức chế
hoạt động enzym TOP-I nhưng không làm bền
trạng thái trung gian cuả phức hợp DNA:TOP-I.
Các chất nhóm kìm hãm hoạt động TOP-I
thường gắn kết với ADN làm cho TOP-I không
thể nhận diện ra điểm gắn kết chuyên biệt trên
ADN và kết quả là ức chế sự thành lập phức hợp
giữa TOP-I và ADN. Cơ chế kìm hãm này hoạt
động theo cơ chế tương tranh (thuốc và TOP-I
cạnh tranh gắn kết trên cơ chất là ADN) và
enzym vẫn có hoạt tính nhưng không có cơ chất
để hoạt động. Kết quả là làm ngừng chu trình tế
bào. Thứ hai là nhóm gây độc TOP-I (poison).
Nhóm này bao gồm những chất có tác động
chống sự tách ra của phức ADN:TOP-I sau khi
TOP-I đến gắn kết và cắt đoạn ADN. Các chất
gây độc TOP-I hoạt động theo nguyên tắc là gắn
kết với cả hai, TOP-I lẫn ADN, trong phức hợp
ADN:TOP-I bằng liên kết đồng hóa trị, bền hóa
phức và làm vỡ sợi kép ADN. Sự hiện diện của
sợi ADN đơn được nhận diện và tín hiệu này
làm ngừng chu trình tế bào. Kết quả cuối cùng là
sự hủy bào.8 Trong nghiên cứu này, sau khi tiến
hành docking, phức hợp ADN:TOP-I:BCP được
phân tích trên khả năng gắn kết với phức hợp
hay ADN riêng lẻ.
Tổng số 53 chất tương đồng BCP docking
thành công vào phức hợp. Điểm số gắn kết
thay đổi từ -57.57 kcal/mol đến -36.27
kcal/mol. Tất cả các cấu dạng trong cấu trúc
phức hợp được phân tích và so sánh nhằm giải
thích mối liên quan giữa cấu trúc hóa học và
tác dụng sinh học. Phân tích kết quả docking
cho thấy tất cả các chất tương đồng BCP đều
có khả năng tạo liên kết π-π với Guanin G11.
Hệ thống vòng của chất tương đồng BCP có xu
hướng nằm ở vị trí song song và xen vào giữa
các cặp base G11/C112 và A113/T10 của cấu
trúc ADN và hạn chế khả năng gắn kết của
ADN với TOP-I (với ATGC là tên của các
nucleotid). Kết quả docking cũng cho thấy
nhóm chất tương đồng BCP có xu hướng cản
trở không gian do tạo liên kết bề mặt với ADN
nhiều hơn khả năng gắn kết với TOP-I. Điều
này có thể giải thích do cấu trúc ‘cứng’ của hệ
thống vòng và khả năng chèn vào cấu trúc
ADN. Bên cạnh đó, một số chất tương đồng
BCP cũng có khả năng tạo liên kết với TOP-I ở
các acid amin Asn352, Arg364, Asn722,
Glu356, Lys425. Tuy nhiên, kết quả docking
cho thấy xu hướng gắn kết rõ rệt của những
hợp chất này trên ADN nhiều hơn là trên TOP-
I. Kết quả này cho thấy đa số các chất trong 53
chất tương đồng BCP được tiến hành docking
hoạt động theo cơ chế kìm hãm hoạt tính TOP-I
(suppressor).
Ứng dụng
Nghiên cứu docking đồng thời được tiến
hành với một số chất tương đồng BCP mới được
tổng hợp (19). Chất K7511-NP22 với cấu trúc
trình bày ở hình 4A có độc tính tế bào IC50 = 2.0
μM và 5.97 μM lần lượt trên dòng tế bào ung thư
KB-3-1 và L1210. Mô hình docking cho thấy chất
này có khả năng gắn kết tốt với phức hợp TOP-
I:DNA. K7511-NP22 có khả năng tạo 2 liên kết pi-
pi song song và 1 liên kết cation-pi với adenin.
Khả năng gắn kết của trên TOP-I của chất này
thể hiện bằng 2 liên kết hydro với Arg364 và
Lys432, tuy nhiên hai liên kết này tương đối yếu.
Khả năng gắn kết ở mức độ phân tử của K7511-
NP22 có thể dùng giải thích cho khả năng ức chế
hoạt động của TOP-I bằng cách cạnh tranh với
TOP-I trong việc hình thành phức hợp với ADN,
cản trở hoạt động của TOP-I trong việc tiếp
cận và gắn kết với ADN và làm ngừng quá
trình sao chép, phiên mã và tái tổ hợp ADN.
Mô hình gắn kết ở mức độ phân tử trong
không gian 3 chiều của K7511-NP22 với phức
hợp ADN:TOP-I được trình bày ở Hình 4B và
mô hình tương ứng thể hiện khả năng gắn kết
ở không gian 2 chiều được trình bày ở Hình 4C
(hình tạo bởi chương trình MOE (11)).
Chuyên Đề Dược – YTCC – RHM – YHCT 6
(A) (B) (C)
Hình 4. (A) Cấu trúc chất K7511-NP22 ; (B) Mô hình gắn kết ở mức độ phân tử trong không gian 3 chiều của
K7511-NP22 với phức hợp ADN:TOP-I; (C) Mô hình biểu diễn khả năng gắn kết 2D của K7511-NP22 với phức
hợp ADN:TOP-I.
Mô hình phân loại các chất tương đồng
BCP ức chế TOP-I
Xây dựng mô hình SVM
Cơ sở dữ liệu gồm 82 chất được phân chia
thành 3 tập hợp (20) bao gồm (i) Tập hợp huấn
luyện dùng để xây dựng mô hình có 58 chất, (ii)
Tập hợp kiểm tra có 15 chất, (iii) Tập hợp đánh
giá có 9 chất không sử dụng trong xây dựng mô
hình. Để lựa chọn ra các thông số tương quan tốt
và mô tả được cấu trúc liên quan đến hoạt tính
sinh học, các bước chọn lọc được tiến hành. Từ
các 2032 thông số mô tả phân tử tính toán từ
phần mềm Dragon (3), các thông số chứa toàn bộ
giá trị 0 được loại bỏ còn lại 533 thông số. Tiếp
theo, 420 thông số được loại bỏ vì có: (i) hơn 80%
dẫn chất trong tập hợp chứa giá trị 0, (ii) giá trị
độ lệch chuẩn nhỏ hơn 0,5, (iii) hệ số tương quan
chéo giữa các thông số >90%. 103 thông số còn
lại được áp dụng vào 3 thuật toán (i) mRMR:
phù hợp tối đa, dư thừa tối thiểu - Max-
Relevance, Min-Redundancy, (ii) thuật toán di
truyền GA - genetic algorithm, (iii) “rừng ngẫu
nhiên” - RF - Random Forest). Kết quả cho thấy 7
thông số lựa chọn từ phương pháp RF (Bảng 1)
cho kết quả phân loại ổn định và tốt hơn 2
phương pháp lựa chọn còn lại. Đồng thời, một
lợi điểm nữa khi sử dụng thông số mô tả từ RF
là sử dụng 7 thông số mô tả phân tử nhưng khả
năng phân loại tốt hơn khi sử dụng 10 thông số
từ mRMR và 16 từ GA. Bên cạnh đó, mô hình
SVM sử dụng thông số mô tả từ RF có số vector
hỗ trợ sử dụng cũng thấp hơn các tập hợp thông
số còn lại.
Bảng 1. Thông số mô tả phân tử được chọn lọc từ phương pháp RF và sử dụng để xây dựng mô hình SVM phân
loại
Nhóm thông số Tên thông số Mô tả thông số
D/Dr05 Chỉ số khoảng cách/vòng bậc 5
Thông số hình học Topo
D/Dr06 Chỉ số khoảng cách/vòng bậc 6
MPC06 Số lượng chỉ điểm phân tử bậc 06
MPC08 Số lượng chỉ điểm phân tử bậc 08 Thông số dựa vào đếm các
nối và cấu trúc
MPC10 Số lượng chỉ điểm phân tử bậc 10
F05[C-C] Tần suất của C-C ở khoảng cách Topo 05
Chỉ điểm tần suất 2D
F08[N-O] Tần suất của N-O ở khoảng cách Topo 08
Trong quá trình xây dựng mô hình SVM
(13), việc xác định thông số tối ưu nhất cho
hàm kernel cũng rất quan trọng nhằm hạn chế
lỗi phân loại. Thuật toán dò tìm Grid được sử
dụng trong nghiên cứu với mục đích xác định
thông số tối ưu của hàm kernel sao cho lỗi
Chuyên Đề Dược – YTCC – RHM – YHCT 7
đánh giá chéo khi phân loại là nhỏ nhất. Cặp
thông số (C=4, γ=0,25) cho kết quả lỗi đánh giá
chéo thấp nhất (0,17) và độ đúng cao nhất
được xác định và sử dụng để xây dựng mô
hình. Từ kết quả trên, 7 thông số mô tả phân
tử xác định từ phương pháp RF (Bảng 1) và
thông số tối ưu của hàm kernel (C=4, γ=0,25)
được sử dụng để xây dựng mô hình SVM bằng
cách sử dụng phần mềm SVM - e1071 trong R.
Kết quả trình bày ở Bảng 2 cho thấy mô hình
SVM có khả năng phân loại đúng 93% các chất
trong tập hợp huấn luyện và 87% các chất
trong tập hợp kiểm tra. Hệ số tương quan
MCC của mô hình ổn định duy trì ở mức trên
0,7 đối với cả 3 tập hợp : huấn luyện, kiểm tra
và đánh giá ngoại. Theo một số nghiên cứu,
mô hình có hệ số MCC > 0,4 được xem là mô
hình có khả năng dự đoán (9). Mô hình xây
dựng được đánh giá trên tập hợp đánh giá
(gồm những chất không sử dụng để xây dựng
mô hình) cho kết quả phân loại đúng 8/9 chất,
tương ứng với 89% các chất trong tập hợp.
Phân tích kết quả cho thấy mô hình có khả
năng phân loại chính xác các chất có hoạt tính
ức chế TOP-I mạnh hơn hoặc yếu hơn
topotecan và có thể ứng dụng trong thực tế
cho các chất có cấu trúc tương đồng BCP khác.
Bảng 2. Mô hình phân loại SVM dựa vào 7 thông số mô tả phân tử xác định bằng phương pháp RF
Đánh giá Tập huấn luyện Tập kiểm tra Tập đánh giá Tập ứng dụng
TP 13 3 4 5
TN 41 10 4 3
FP 2 0 1 0
FN 2 2 0 2
Độ đúng của tập hợp 0,93 0,87 0,89 0,80
Độ đúng trên chất có hoạt tính 0,87 0,60 1,00 0,71
Độ đúng trên chất không hoạt tính 0,95 1,00 0,80 1,00
Độ chính xác của chất có hoạt tính 0,87 1,00 0,80 1,00
Độ chính xác của chất không hoạt tính 0,95 0,83 1,00 0,60
Hệ số tương quan Matthews MCC 0,82 0,71 0,80 0,65
Với TP và TN lần lượt là số lượng hợp chất có hoạt tính và không có hoạt tính được dự đoán đúng từ mô hình. FP và FN lần
lượt là số lượng hợp chất không có hoạt tính và có hoạt tính được mô hình dự đoán sai.
Ứng dụng mô hình phân loại SVM
Mô hình SVM được đánh giá mức độ chính
xác và khả năng ứng dụng trên tập hợp 10 dẫn
chất BCP mới được tổng hợp năm 2008-2009
bởi nhóm nghiên cứu La Voie và cộng sự (4, 5).
Trong 10 dẫn chất này, 7 chất có hoạt tính
mạnh hơn topotecan, 3 chất không hoạt tính.
Kết quả được trình bày ở Bảng 2 cho thấy của
mô hình phân loại đúng 8/10 chất của tập hợp
và đạt độ đúng 80%. Bên cạnh đó, độ chính xác
của chất có hoạt tính là 100%. Giá trị này cho
thấy mô hình có khả năng phân loại chính xác
các chất có hoạt tính hơn là các chất không có
hoạt tính. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục
tiêu của nghiên cứu là tìm kiếm các chất có khả
năng ức chế TOP-I để phát triển thành các thuốc
kháng ung thư có khả năng sử dụng trong điều
trị.
Từ chất khởi nguồn ethoxidin (hình 1), việc
đưa thêm vào khung BCP các nguyên từ N có
khả năng làm gia tăng điện tích âm và nhóm
ethoxy C12, hy vọng là sẽ tìm ra những chất
tương đồng BCP mới với tác động ức chế
topoisomerase-1 mạnh hơn. Tổng cộng 12 cấu
trúc tương đồng BCP được thiết kế và ứng dụng
vào mô hình để dự đoán hoạt tính ức chế TOP-I.
Kết quả cho thấy 6 trong 12 chất tương đồng
BCP thiết kế được dự đoán là có khả năng ức
chế TOP-I mạnh hơn topotecan. Trong số 6
hợp chất này, có 4 dẫn chất 12-ethoxy BCPs.
Nhóm 12-ethoxy trong khung BCPs được cho
là cần thiết trong việc định hướng vào rãnh
nhỏ (small groove) của ADN và ngăn cản
TOP-I tiến đến vị trí gắn kết của chúng trên
ADN (6, 10). Các chất dự đoán có khả năng ức
chế TOP-I sẽ được ưu tiên tổng hợp và thử
Chuyên Đề Dược – YTCC – RHM – YHCT 8
nghiệm in vitro về tác dụng sinh học bao gồm
tác động ức chế TOP-1 và độc tính trên các
dòng tế bào ung thư.
KẾT LUẬN
Thiết kế thuốc hợp lý với sự hỗ trợ của máy
tính và dược tinh học là chuyên ngành mới của
Hóa Dược và đã ứng dụng thành công trong
nghiên cứu và phát triển thuốc mới. Trong
nghiên cứu này, Sử dụng chương trình mô tả
phân tử DOCK 6.2, khả năng gắn kết ở mức độ
phân tử của các chất tương đồng BCP với phức
hợp ADN:TOP1 được phân tích. Kết quả cho
thấy các cấu trúc tương đồng BCP có xu hướng
gắn kết với ADN hơn là TOP1 và cần thực hiện
các thử nghiệm xác định mức độ gắn kết với
ADN và enzym riêng rẽ để khẳng định lại kết
quả này. Phương pháp máy vector hỗ trợ SVM
được sử dụng với mục đích xây dựng mô hình
dự đoán và phân loại 73 chất tương đồng
benzo[c]phenanthridine trên hoạt tính kháng
topoisomerase I. Mô hình SVM tốt nhất được
xây dựng bằng gói SVM - e1071 trong R với
thông số tối ưu của hàm kernel (C=4, γ=0,25).
Ngoài ra, mô hình còn được đánh giá lại trên tập
hợp thử ngoại (gồm các chất không dùng để xây
dựng mô hình) cho độ đúng 89% (dự đoán đúng
8/9 chất) và tập hợp ứng dụng cho độ đúng 80%
(dự đoán đúng 8/10 chất). Mô hình chứng tỏ khả
năng phân loại chính xác chất có hoạt tính (80-
100% tùy tập hợp). Kết quả này chứng tỏ mô
hình có khả năng phân loại các chất có khả năng
ức chế TOP-I trên dãy chất tương đồng BCP. Mô
hình này có thể ứng dụng trong thực tế để dự
đoán hoạt tính ức chế TOP-I của các cấu trúc
tương đồng BCP mới trước khi tổng hợp, góp
phần vào việc tìm kiếm các chất có hoạt tính
kháng TOP-I tốt để phát triển thành các thuốc
kháng ung thư có khả năng sử dụng trong điều
trị. Kết quả nghiên cứu này cũng có thể ứng
dụng để thiết kế ra các cấu trúc tương đồng BCP
có hoạt tính sinh học cao hơn.
Ứng dụng phương pháp thiết kế thuốc hợp
lý này giúp giảm chi phí trong nghiên cứu tìm ra
thuốc mới vì loại bỏ ngay từ đầu các chất dự
đoán không có hoạt tính, tăng tỷ lệ thành công
và đồng thời rút ngắn thời gian trong tìm kiếm
các chất có hoạt tính kháng TOP-I. Bên cạnh ý
nghĩa khoa học, đề tài còn xây dựng được
protocol thực hiện quá trình docking bằng
cách kết nối các chương trình miễn phí và ứng
dụng triển khai ở qui mô phòng thí nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Choi I, Kim C, Choi S. (2007). Binding mode analysis of
topoisomerase inhibitors, 6-arylamino-7-chloro-
quinazoline-5,8-diones, within the cleavable complex of
human topoisomerase I and DNA. Arch. Pharm. Res.,
30(12): 1526-35.
2. DOCK 6.2. UCSF,
DOCK_6/index.htm
3. Dragon® (2009): The sofltware for calculating molecular
descriptors, www.talete.mi.it/
4. Feng, W.; Satyanarayana, M.; Cheng, L.; Liu, A.; Tsai, Y.-C.,
Liu, L. F.; LaVoie, E.J. (2008) Synthesis of N-substituted 5-[2-
(N-alkylamino)ethyl]dibenzo[c,h][1,6]-naphthyridines as
novel topoisomerase I-targeting anti-tumor agents. Bioorg.
Med. Chem., 16: 9295–9301
5. Feng, W.; Satyanarayana, M.; Tsai, Y.-C.; Liu, A. A.; Liu, L. F.;
LaVoie, E. J. 11-Substituted 2,3-dimethoxy- 8,9 -
methylenedioxybenzo[i]phenanthridine derivatives as novel
topoisomerase I-targeting agents. Bioorg. Med. Chem.. 2008,
16, 8598-8606
6. Fleury, F.; Sukhanova, A.; Ianoul, A.; Devy, J.; Kudelina, I.;
Duval, O.; Alix, A. J. P.; Jardillier, J. C.; Nabiev, I. (2000).
Molecular determinants of site-specific inhibition of human
DNA topoisomerase I by fagaronine and ethoxidine. Relation
to DNA binding. J. Biol. Chem., 275: 3501-9.
7. Hsu, C.-W.; Chang, C.-C.; Lin, C.-J. (2008). LIBSVM: A
Practical Guide to Support Vector Classification.
8. Huỳnh Thị Ngọc Phương, Thái Khắc Minh (2009). Ứng dụng
QSAR trong định hướng tổng hợp các chất tương đồng
benzo[c]phenanathridin có tác dụng kháng ung thư. Y học
Thành Phố Hồ Chí Minh, 13 (phụ bản 1- chuyên đề Dược):
324-330.
9. Ji, L.; Wang, X..; Qin, L.; Luo, S.; Wang, L. (2009) Predicting
the Androgenicity of Structurally Diverse Compounds from
Molecular Structure Using Different Classifiers. QSAR Comb.
Sci. 2009, 28(5), 542-50,
10. Lynch, M.A.; Duval, O.; Sukhanova, A.; Devy, J.; MacKay,
S.P.; Waigh, R.D.; Nabiev, I. (2001). Synthesis, biological
activity and comparative analysis of DNA binding affinities
and human DNA topoisomerase I inhibitory activities of
novel 12-alkoxy-benzo[c]phenanthridinium salts. Bioorg.
Med. Chem. Lett., 11(19): 2643-2646.
11. MOE 2007.02. Chemical Computing Group Inc., Montreal,
H3A 2R7 Canada,
12. Nakanishi, T.; Suzuki, M.; Mashiba, A.; Ishikawa, K.;
Yokotsuka, T. (1998). Synthesis of NK109, an Anticancer
Benzo[c]phenanthridine Alkaloid. J. Org. Chem., 63: 4235-9.
13. R (2009): The R project for statistical computing,
project.org/.
Chuyên Đề Dược – YTCC – RHM – YHCT 9
14. Ruchelman, A. L. et al. (2004). Dimethoxybenzo
(i)phenanthridine-12-carboxylic acid derivatives and 6H-
dibenzo(c,h) (2,6)naphthyridin-5-ones with potent
topoisomerase I-targeting activity and cytotoxicity. Bioorg.
Med. Chem. Lett. , 14: 5585-9.
15. Scaglioni, L.; Mazzini, S.; Mondelli, R.; Dallavalle, S.;
Gattinoni, S.; Tinelli, S.; Beretta, G. L.; Zunino, F.; Ragg, E.
(2009). Interaction between double helix DNA fragments and
a new topopyrone acting as human topoisomerase I poison.
Bioorg. Med. Chem., 17: 484-491
16. Staker BL, Feese MD, Cushman M, Pommier Y, Zembower D,
Stewart L, Burgin AB. (2005). Structures of three classes of
anticancer agents bound to the human topoisomerase I-DNA
covalent complex. J. Med. Chem., 48: 2336-45.
17. Staker BL, Hjerrild K, Feese MD, Behnke CA, Burgin AB Jr,
Stewart L. (2002). The mechanism of topoisomerase I
poisoning by a camptothecin analog. Proc. Natl. Acad. Sci.
USA, 99: 15387-92.
18. Thái Khắc Minh, Huỳnh Thị Ngọc Phương (2008). Ứng dụng
Dược Tin Học trong nghiên cứu khả năng ức chế
topoisomerase I và độc tính tế bào của dẫn chất
benzo[c]phenanthridin. Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật và
Công Nghệ Hóa Dược Toàn Quốc, Hà nội, 1: 81-86.
19. Thái Khắc Minh, Huỳnh Thị Ngọc Phương (2009). Dự đoán
độc tính tế bào của các dẫn chất benzo[c]phenanthridin bằng
mô hình QSAR. Tạp chí Dược học, 49 (2): 51-54.
20. Thai, K.-M.; Ecker, G. F. (2008). A Binary QSAR Model for
Classification of hERG Potassium Channel Blockers. Bioorg.
Med. Chem., 16: 4107-19.
21. Yap, C. W.; Chen, Y. Z. (2005). Prediction of Cytochrome P450
3A4, 2D6, and 2C9 Inhibitors and Substrates by Using
Support Vector Machines. J. Chem. Inf. Model., 45: 982-92.
Chuyên Đề Dược – YTCC – RHM – YHCT 10
Chuyên Đề Dược – YTCC – RHM – YHCT 11
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thiet_ke_thuoc_hop_ly_trong_nghien_cuu_tac_dung_uc_che_topoi.pdf