Thay cho lời kết
Về nguyên tắc, chủ thể quyền SHTT
có quyền độc quyền khai thác tài sản trí tuệ,
nhưng điều đó không có nghĩa quyền SHTT
không chịu sự tác động của pháp luật cạnh
tranh. Tức là sự tồn tại quyền độc quyền theo
quy định của pháp luật về SHTT phải không
được phép vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc chủ sở hữu thực
hiện việc khai thác và sử dụng quyền đó có
thể vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Do đó, tương tự như các điều khoản
khác có thể tồn tại trong hợp đồng chuyển
giao quyền SHTT thì điều khoản về bán
kèm (chuyển giao cả gói) phải được đặt
trong mối tương quan với pháp luật SHTT.
Theo đó, điều khoản này phải được xem
xét trong sự đảm bảo quyền lợi của bên
chuyển giao đối với tính thống nhất của
đối tượng chuyển giao cũng như quyền lợi
của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch
vụ được chuyển giao. Với lý do đó, yếu
tố thị phần của các bên không thể là căn
cứ duy nhất nhằm xem xét cho phép hay
không cho phép với các thỏa thuận này
mà cần phải dựa vào bản chất, mối tương
quan giữa hàng hóa chính và hàng hóa
được bán kèm nhằm đảm bảo tính thống
nhất của các sáng chế, dây chuyền thiết
bị, kỹ thuật cũng như tác động của thỏa
thuận đó với môi trường cạnh tranh của thị
trường thông qua việc xem xét cần thiết
hay không cần thiết cho phép tồn tại thỏa
thuận/ điều khoản đó giữa các bên.
Nói tóm lại, mặc dù việc khai thác, sử
dụng quyền SHTT của các chủ thể đã được
quy định trong pháp luật về SHTT thông qua
phạm vi, thời hạn bảo hộ cùng những ngoại
lệ đối với đối tượng SHTT, nhưng điều đó
không mặc nhiên tạo nên vị thế độc quyền
cho chủ sở hữu cũng như chấp nhận mọi hành
vi của chủ thể nhằm loại bỏ sự lạm dụng của
họ tác động tiêu cực đến môi trường cạnh
tranh và quyền lợi người tiêu dùng. Do đó,
pháp luật cạnh tranh được sử dụng bổ sung
nhằm đảm bảo quyền độc quyền mà pháp
luật về SHTT trao cho chủ thể quyền SHTT
không bị lạm dụng bởi các hành vi hạn chế
cạnh tranh, góp phần tạo nên hiệu quả điều
chỉnh của pháp luật quốc gia
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thỏa thuận bán kèm trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, để đảm
bảo tính thống nhất của công nghệ hoặc chất lượng của sản phẩm, dịch
vụ được chuyển giao, bên chuyển giao thường ghi nhận về điều khoản
bán kèm (chuyển giao cả gói). Với đặc thù của quyền sở hữu trí tuệ thì
đó là thỏa thuận hợp lý cần được ghi nhận. Tuy nhiên, dưới góc nhìn
của pháp luật cạnh tranh, các thỏa thuận ấy có thể bị xem là hành vi vi
phạm và bị ngăn cấm.
Bùi Thị Hằng Nga*
Abstract:
Under the contract for transfer of the use rights to the intellectual
property rights, in order to ensure the consistency of the technology
or the quality of the delivered product or services, the seller shall
normally record the terms of sales as included (sales as a whole).
With the specificity of intellectual property rights, it is a reasonable
agreement to be recognized. However, from the perspective of
competition law, such agreements may be considered as legal
violations and prohibited acts.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: bán kèm, Luật Cạnh tranh,
Luật Sở hữu trí tuệ.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 17/07/2017
Biên tập: 31/08/2017
Duyệt bài: 06/09/2017
Article Infomation:
Keywords: inclusive sales,
competition law, law on intellectual
property.
Article History:
Received: 17 Jul. 2017
Edited: 31 Aug. 2017
Appproved: 06 Sep. 2017
* Khoa Luật Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế - Luật.
THỎA THUẬN BÁN KÈM TRONG HỢP ĐỒNG
CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
DƯỚI GÓC NHÌN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
1. Đặt vấn đề
Dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ
(SHTT), việc đặt ra các quy định về bán
kèm đôi khi là quy định cần thiết để quyết
định xem bên chuyển giao có chấp nhận
chuyển giao hay không chuyển giao các đối
tượng SHTT (sở hữu công nghiệp). Bởi lẽ,
hành vi bán kèm sẽ giúp đảm bảo chất lượng
sản phẩm chính thông qua việc đảm bảo
chất lượng của nguyên vật liệu hoặc đảm
bảo chất lượng thống nhất của dây chuyền,
thiết bị thông qua đảm bảo chất lượng của
từng thiết bị trong dây chuyền. Bên cạnh
đó, thỏa thuận bán kèm hoặc chuyển giao
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
31Số 18(346) T9/2017
cả gói cũng giúp cho chủ sở hữu quyền công
nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận từ chính các
phát minh, sáng tạo của mình. Điều đó giúp
họ có động lực tốt hơn trong hoạt động đầu
tư cho hoạt động nghiên cứu, sáng tạo.
Tuy nhiên, dưới góc độ của pháp luật
cạnh tranh thì hành vi bán kèm có thể được
xem là hành vi gây hạn chế cạnh tranh bởi (i)
nó có thể hạn chế sự lựa chọn của người mua
(người nhận chuyển giao) đối với sản phẩm
được bán kèm (hay nói cách khác trong trường
hợp này họ không có quyền quyết định đối
với giá cả và chất lượng của sản phẩm được
bán kèm đó); (ii) hành vi này sẽ làm cản trở
sự gia nhập thị trường cũng như có thể loại
bỏ sự cạnh tranh của các chủ thể đối với thị
trường sản phẩm được bán kèm. Bởi vì, lúc
này các giao dịch đối với sản phẩm đó không
còn được thực hiện trên cơ sở cung cầu.
Rõ ràng với cách tiếp cận khác biệt
như trên thì một thỏa thuận bán kèm có thể
bị xem là thỏa thuận gây hạn chế cạnh tranh
và mặc nhiên sẽ bị ngăn cấm, nhưng đôi lúc
thỏa thuận ấy lại là đương nhiên và cần thiết
cho sự phát triển của các doanh nghiệp nói
riêng và quyền lợi của người tiêu dùng nói
chung dưới góc độ tiếp cận của pháp luật về
SHTT. Bởi lẽ, sự hợp tác giữa các nhà kinh
doanh là điều tất yếu, cần thiết cho sự ổn
định và phát triển của từng doanh nghiệp.
Quyền tự do kinh doanh bao hàm trong nó
cả quyền được liên kết, hợp tác phát triển.
Sự thỏa thuận cho dù có làm giảm cạnh
tranh giữa những bên tham gia, nhưng ở
giới hạn nào đó nó lại là cơ sở để hình thành
những liên kết kinh tế để thúc đẩy sự phát
triển lành mạnh, hợp lực để nâng cao sức
cạnh tranh trên một thị trường rộng lớn hơn.
Những lý lẽ đưa ra để bảo hộ cho các thỏa
thuận chủ yếu dựa vào những tác động tích
cực của thỏa thuận đối với sự phát triển và
đối với thị trường, đó là:
- Các thỏa thuận cạnh tranh có khả
năng nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp nhỏ và từ đó nâng cao mức độ
cạnh tranh của thị trường.
- Sự hợp tác bằng các thỏa thuận giữa
các đối thủ cạnh tranh với nhau có thể nâng
cao năng lực cạnh tranh cho từng thành viên.
- Việc hợp tác, hỗ trợ giữa các doanh
nghiệp về thông tin thị trường có thể làm
cho cuộc cạnh tranh trở nên lành mạnh,
minh bạch và làm cho hoạt động kinh doanh
được thuận lợi hơn.
Với những lý do trên, pháp luật cạnh
tranh của hầu hết các quốc gia đều đặt ra
những ngoại lệ cho các thỏa thuận trong
kinh doanh của các doanh nghiệp và thỏa
thuận bán kèm cũng là một trong các trường
hợp đó.
Tuy nhiên, việc phân biệt giữa thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh và thỏa thuận ủng
hộ cạnh tranh để cấm hoặc miễn trừ không
phải là việc đơn giản. Do vậy, đối với từng
thỏa thuận cụ thể, cơ quan quản lý nhà nước
cần thu thập các bằng chứng và phân tích kỹ
lưỡng trước khi đưa ra quyết định cấm hoặc
miễn trừ.
2. Quy định của pháp luật một số nước và
của Việt Nam về thỏa thuận bán kèm
2.1 Quy định của pháp luật Mỹ và
châu Âu
Trước đây, trong hệ thống pháp luật
của Mỹ, hành vi bán kèm có thể bị Tòa án
tối cao Mỹ xem là vi phạm mặc nhiên (Per
se) nếu như, chủ thể thực hiện hành vi có vị
trí thống lĩnh trên thị trường hàng hóa bán
kèm. Hay nói cách khác, hành vi bán kèm bị
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
32 Số 18(346) T9/2017
xem là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và
mặc nhiên bị cấm theo quy định tại Điều 2
Đạo luật Sherman1.
Tuy nhiên, hiện nay quan điểm của
Tòa án tối cao Mỹ cho rằng, nếu chỉ dựa
vào sức mạnh thị trường để kết luận rằng
thỏa thuận bán kèm gây hạn chế cạnh tranh
là không đầy đủ mà cần phải chứng minh
những tác động hạn chế cạnh tranh của
thỏa thuận đó dưới nhiều khía cạnh khác
nhau2. Bởi lẽ, trên thực tế, ngoài nguy cơ
ảnh hưởng xấu đến môi trường cạnh tranh
thì thỏa thuận bán kèm cũng có những tác
động tích cực đến cạnh tranh thông qua các
dạng thức sau:
- Đó là một trong những cách thức để
doanh nghiệp thực hiện hành vi phân biệt
giá nhằm tăng thêm lợi ích cho khách hàng.
Theo đó, thông qua việc định giá sản phẩm
được bán kèm thấp (thậm chí bằng 0) như
một cách dành cho những khách hàng thân
thiết, tiềm năng một lợi ích nhất định khi họ
chọn mua sản phẩm chính của doanh nghiệp.
- Thông qua hành vi bán kèm sẽ tạo
ra cơ hội gia nhập thị trường cho sản phẩm
được bán kèm đặc biệt là trong trường hợp
thị trường gia nhập sản phẩm được bán kèm
có rào cản lớn. Đó chính là cơ chế để giúp các
đối thủ cạnh tranh theo chiều dọc dễ dàng gia
nhập thị trường hơn thông qua hành vi bán
kèm sản phẩm của mình với một sản phẩm
nổi tiếng đã được người tiêu dùng chấp nhận.
- Bán kèm cũng là một trong những
phương thức hữu hiệu để đảm bảo chất lượng
1 Nguyễn Văn Cương (2006), Tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh bất hợp pháp của một số nước và một số bình luận về
Luật Cạnh tranh của Việt Nam, Nxb. Tư pháp, H., tr. 104.
2 U.S Department Of Justice And The Federal Trade Commission (2007), Antitrust Enforcement And Intellectual
Property Rights: Promoting Innovation And Competition, p. 104.
3 Quan điểm này được Tòa án tối cao Mỹ công nhận trong án lệ Illinois Tool Work Inc. v. Independent Ink, Inc.
của hàng hóa, dịch vụ bằng cách đảm bảo
những yếu tố nhỏ nhất trong khâu nguyên
liệu hoặc công nghệ tốt nhất trong khâu cung
ứng dịch vụ. Do đó, đối với những hoạt động
có yêu cầu cao đối với sự đồng bộ để đảm
bảo chất lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cung
ứng (như hình thức nhượng quyền thương
mại) thì bán kèm lại là hành vi mang lại lợi
ích cho tất cả các bên, đặc biệt là khách hàng
khi họ được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ
ở nhiều nơi khác nhau với một mức giá và
chất lượng đồng nhất3.
- Dưới góc độ đảm bảo quyền cho
chủ sở hữu quyền SHTT, hành vi bán kèm
là cơ sở cho phép chủ sở hữu quyền SHTT
gia tăng lợi nhuận dựa trên các phát minh,
sáng chế của mình trong trường hợp đó là
một dây chuyền công nghệ cần sự đồng bộ
và thống nhất.
Vì vậy, hiện nay, thỏa thuận bán kèm
được Tòa án tối cao Mỹ xem xét theo nguyên
tắc cân bằng hợp lý (The Rule of reason)
thay vì nguyên tắc vi phạm mặc nhiên (Per
se). Theo đó, một thỏa thuận bán kèm sẽ bị
xem là vi phạm khi nó thỏa mãn cả bốn tiêu
chí sau đây:
- Hai sản phẩm đó không có liên quan
đến nhau;
- Hợp đồng bán có quy định: một sản
phẩm (sản phẩm chính) chỉ được bán khi mua
một sản phẩm khác (sản phẩm kèm theo);
- Chủ thể thực hiện hành vi có đủ sức
mạnh kinh tế để bắt buộc bên mua phải chấp
nhận thỏa thuận đó và;
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
33Số 18(346) T9/2017
- Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hoạt động thương mại giữa các tiểu bang4.
Quan điểm này một lần nữa được khẳng
định trong án lệ Eastman Kodak5; theo đó,
Kodak là chủ thể chiếm 80-95% thị phần trên
thị trường phụ tùng thay thế cho máy in, máy
photocopy chỉ đồng ý cung cấp các phụ tùng
thay thế kèm theo cho những khách hàng mua
máy in/photocopy của mình đã loại bỏ sức
cạnh tranh của chủ thể khác (ISO). Điều đó đã
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động
thương mại cũng như môi trường cạnh tranh.
Do đó, Tòa án tối cao đã kết luận hành vi của
Kodak là vi phạm pháp luật khi đã thỏa mãn
đủ 4 tiêu chí nói trên bất chấp các viện dẫn về
tính thống nhất của công nghệ được đưa ra từ
phía Kodak.
Tương tự như quy định của pháp luật
của Mỹ, tại châu Âu, thỏa thuận bán kèm
sẽ bị ngăn cấm theo quy định tại Điều 102
TFEU (Hiệp định về hoạt động của Liên
minh châu Âu)6 khi thỏa mãn 4 tiêu chí:
- Sản phẩm chính và sản phẩm được
bán kèm là hai sản phẩm tách rời, độc lập
với nhau;
- Chủ thể thực hiện có vị trí thống lĩnh
trên thị trường;
- Khách hàng bị tước bỏ quyền lựa
chọn mua hay không mua sản phẩm kèm
theo sản phẩm chính;
- Hành vi đó gây cản trở cạnh tranh7.
4 U.S Department Of Justice and The Federal Trade Commission (2007), Antitrust Enforcement And Intellectual Property
Rights: Promoting Innovation And Competition, p. 106.
5 Xem thêm Eastman Kodak v Image Technical Services, 504 U.S. 451, 461-462 (1992).
6 Trước đây là Điều 82(d) Hiệp định thành lập Cộng đồng châu Âu (TEC).
7 Comparison Between U.S and E.U Antitrust Treatment Of Tying Claims Against Microsoft: When Should Bundling Of
Computer Software Be Permitted, Northwestern Journal Of International Law & Business, p. 441.
8 Thông tin được công bố trên trang web của Ủy ban châu Âu tại địa chỉ:
382_en.htm?locale=en, truy cập ngày 03/4/2017.
9 Xem thêm tại địa chỉ: truy cập ngày 03/4/2017.
Quan điểm này được thể hiện rõ trong
vụ việc của Microsoft. Theo đó, Microsoft
với tư cách là doanh nghiệp có vị trí độc
quyền trên thị trường hệ điều hành tương
thích với thiết bị của Intel (chiếm 95%
thị phần hoặc trên 80% thị phần nếu các
hệ điều hành của MAC được tính đến8) đã
tích hợp phần mềm giải trí Windows Media
Player vào hệ điều hành Windows đã buộc
người tiêu dùng phải mua kèm sản phẩm đi
cùng với hệ điều hành Windows.
Trước hành vi đó của Microsoft, ngày
17/9/2007, Tòa sơ thẩm Liên minh châu Âu
(Tòa) tuyên phạt một khoản tiền kỷ lục lên
tới 613 triệu đô la đối với tập đoàn Microsoft
do đã vi phạm luật chống độc quyền của EU
với các lập luận: Hệ điều hành Windows
là hệ điều hành phổ biến được trang bị cho
hầu hết các máy tính cá nhân; Phần mềm
Windows Media Player là một phần mềm
hỗ trợ xem phim, nghe nhạc thông qua
Internet; Phần mềm Windows Media Player
không liên quan đến mã nguồn Windows để
liên kết với nhau; Hệ điều hành Windows
của Microsoft được trang bị cho khoảng
95% máy tính cá nhân trên thế giới; Hành
vi này tác động đến môi trường cạnh tranh
tại Liên minh châu Âu, Norway, Iceland và
Liechtenstein9.
Theo kết luận của Ủy ban châu Âu
(EC), từ năm 2004, Microsoft đã thực hiện
hai hành vi vi phạm luật chống độc quyền
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
34 Số 18(346) T9/2017
của EU: lạm dụng vị trí thống lĩnh của mình
trên thị trường hệ điều hành máy tính cá
nhân để thâm nhập thị trường các sản phẩm
dành cho máy chủ và bán kèm phần mềm
Windows Media Player cùng với hệ điều
hành Windows nhằm hạn chế sự tiếp cận
khách hàng của các đối thủ cạnh tranh.
Tại phiên xét xử lần này, Tòa kết luận,
việc tích hợp phần mềm giải trí Windows
Media Player vào hệ điều hành Windows
đã buộc người tiêu dùng phải mua kèm sản
phẩm đi cùng với hệ điều hành Windows.
Do đó, dù không tính phí riêng biệt đối
với phần mềm Windows Media Player hay
người tiêu dùng không bị buộc phải sử
dụng sản phẩm bán kèm này, nhưng hành vi
của Microsoft rõ ràng đã gây thiệt hại cho
các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng.
Đồng thời, ngoài việc phải nộp khoản tiền
phạt kỷ lục kể trên, Microsoft còn phải
thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả
bao gồm: loại bỏ việc tích hợp phần mềm
Windows Media Player ra khỏi hệ điều
hành Windows và chia sẻ với các đối thủ
cạnh tranh mã nguồn về giao thức giữa các
phần mềm máy chủ10.
Tuy nhiên, Điều 82(d) cũng đề cập
đến một ngoại lệ cho thỏa thuận bán kèm dù
chủ thể thực hiện hành vi có vị trí thống lĩnh
trên thị trường: “Trong trường hợp sản phẩm
chính và sản phẩm kèm theo là các yếu tố
kết hợp của một sản phẩm hoàn chỉnh (vật
đồng bộ) thì hành vi bán kèm ấy sẽ không bị
xem là vi phạm Điều 82(d) giống như việc
bán dây giày kèm theo việc bán giày (đối
10 Thông tin được đăng tải trên website của Cục Quản lý cạnh tranh Việt Nam tại địa chỉ:
NewsDetail.aspx?ID=9&CateID=1, truy cập ngày 31/3/2017.
11 James F.Ponsoldt, Christohper D.David (2007), Comparison Between U.S and E.U Antitrust Treatment Of Tying
Claims Against Microsoft: When Should Bundling Of Computer Software Be Permitted, Northwestern Journal Of
International Law & Business, p. 441.
với loại giày cột dây), bởi lẽ trong trường
hợp này thì mọi người tiêu dùng đều nhận
thấy rằng giày của mình chỉ thật sự hoàn
chỉnh nếu có dây giày. Do đó, người bán
giày luôn bán kèm dây giày cho các đôi giày
của mình11”.
Điều đó cho thấy, tính liên quan giữa
sản phẩm chính và sản phẩm kèm theo là
một trong những khía cạnh quan trọng để
xem xét thỏa thuận bán kèm có phải là hành
vi vi phạm pháp luật hay không. Hay nói
cách khác, cho dù chủ thể thực hiện hành
vi có vị trí độc quyền trên thị trường hàng
hóa liên quan nhưng sản phẩm chính và sản
phẩm kèm theo là các yếu tố không thể tách
rời của một sản phẩm đồng bộ hoặc của một
dây chuyền thiết bị thì hành vi bán kèm đó
lại là hợp pháp và cần được tôn trọng.
Lập luận này được khẳng định
thông qua án lệ Kentucky Fried Chicken v
Diversified Packing, khi Kentucky (KFC)
chỉ đồng ý chuyển giao bí quyết và các
quyền SHTT khác thuộc quyền sở hữu của
mình thông qua hợp đồng nhượng quyền
với yêu cầu bên nhận quyền phải mua các
thiết bị và nguyên liệu từ KFC hay từ các
nhà cung cấp khác được KFC chấp thuận
bằng văn bản nếu thỏa mãn những yêu cầu
về chất lượng mà KFC công bố, và việc
chấp thuận như vậy không thể bị hủy bỏ
một cách bất hợp lý, thì ràng buộc như vậy
lại được Tòa án phúc thẩm liên bang Mỹ
cho là cần thiết để đảm bảo tính thống nhất
của hệ thống nhượng quyền cũng như tính
đồng bộ của dây chuyền thiết bị và chất
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
35Số 18(346) T9/2017
lượng hàng hóa nên thỏa thuận bán kèm
này không vi phạm pháp luật cạnh tranh12.
Tóm lại, trong hệ thống pháp luật của
Mỹ và của châu Âu, điều khoản bán kèm sẽ
được xem xét dựa trên nguyên tắc hợp lý
nhằm cân bằng lợi ích của các bên liên quan.
Theo đó, một thỏa thuận bán kèm chỉ bị ngăn
cấm khi có các bằng chứng chứng minh rằng
thỏa thuận ấy sẽ gây hạn chế cạnh tranh và
tác động tiêu cực đến lợi ích của người tiêu
dùng. Tính hạn chế cạnh tranh sẽ được xem
xét dưới các khía cạnh khác nhau: thị phần
của chủ thể trên thị trường sản phẩm chính
và sản phẩm bán kèm, tính liên quan giữa
sản phẩm chính và sản phẩm bán kèm
2.2 Quy định của pháp luật Việt Nam
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam,
thỏa thuận bán kèm (chuyển giao cả gói) được
điều chỉnh bởi cả Luật SHTT năm 2005 (sửa
đổi, bổ sung năm 2009) và Luật Cạnh tranh
năm 2004. Tuy nhiên, do cách tiếp cận khác
nhau cùng với tính liên kết của hai văn bản
pháp luật này không rõ ràng nên việc xem xét,
đánh giá về một thỏa thuận bán kèm vẫn còn
nhiều điểm chưa thống nhất.
Theo quy định của Luật SHTT,
“Buộc bên được chuyển quyền phải mua
toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên
liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển
quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển
quyền chỉ định mà không nhằm mục đích
bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ
do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc
cung cấp;
12 Hằng Nga (2009), Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, Nxb. Tổng hợp, tr. 98.
13 Khoản 2, 3 Điều 144 Luật SHTT.
14 Điểm c khoản 2 Điều 144 Luật SHTT.
3. Các điều khoản trong hợp đồng thuộc
các trường hợp quy định ở trên mặc nhiên
bị vô hiệu”13.
Như vậy, thỏa thuận bán kèm trong
hợp đồng chuyển giao quyền SHTT là
thỏa thuận cần thiết và bên chuyển giao
có quyền ghi nhận nếu nó nhằm mục đích
đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
Luật SHTT chỉ ngăn cấm nếu bên chuyển
quyền buộc bên được chuyển quyền phải
mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các
nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên
chuyển quyền hoặc của bên thứ ba do bên
chuyển quyền chỉ định mà không nhằm
mục đích bảo đảm chất lượng hàng hoá,
dịch vụ do bên được chuyển quyền sản
xuất hoặc cung cấp14.
Tuy nhiên, theo quy định của Luật
Cạnh tranh năm 2004, điều khoản bán
kèm này được xem là thỏa thuận áp đặt
cho doanh nghiệp khác (bên được chuyển
quyền) điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán
hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc các doanh
nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không
liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp
đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 8.
Cho nên, trường hợp thị phần của các bên
chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền
từ 30% trở lên thì thỏa thuận này sẽ mặc
nhiên bị cấm theo khoản 2 Điều 9 Luật
Cạnh tranh, trừ trường hợp được miễn trừ
khi có mục đích hợp lý hóa mô hình kinh
doanh (điểm a khoản 1 Điều 10), và/ hoặc
thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu
chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của
chủng loại sản phẩm (điểm c khoản 1 Điều
10). Như vậy, với quy định tại Điều 9 và
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
36 Số 18(346) T9/2017
Điều 10 Luật Cạnh tranh năm 2004 sẽ dẫn
đến tình huống:
Một là, thỏa thuận bán kèm (chuyển
giao cả gói) sẽ mặc nhiên bị ngăn cấm, bỏ
qua tính hợp lý và cần thiết để đảm bảo sự
thống nhất, hiệu quả của công nghệ dưới
góc độ quyền SHTT khi thị phần của các
bên từ 30% trở lên (nếu không chứng minh
được các điều kiện miễn trừ), điều này sẽ
tác động tiêu cực đến việc thực thi quyền
SHTT của bên chuyển giao vì nó có thể phá
vỡ tính đồng bộ của dây chuyền, công nghệ
chuyển giao.
Hai là, bên chuyển giao vẫn sẽ áp
đặt các điều khoản bán kèm (cho dù áp
đặt đó là bất hợp lý) ngay cả trong trường
hợp bên chuyển giao có khả năng chi
phối thị trường (thị phần từ 30% trở lên)
mà không bị xem là vi phạm pháp luật và
phải gánh chịu các chế tài theo quy định
của Luật Cạnh tranh. Bởi lẽ, lúc này bên
chuyển giao sẽ viện dẫn điểm a, c khoản 1
Điều 10 Luật Cạnh tranh để biện minh cho
những hạn chế, áp đặt đó. Bên cạnh đó,
việc chứng minh thỏa thuận đó vi phạm
Điều 144 Luật SHTT bởi tiêu chí “không
nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng
hoá, dịch vụ do bên được chuyển quyền
sản xuất hoặc cung cấp” không phải là việc
dễ dàng. Hay nói cách khác, trong trường
hợp này, các thỏa thuận bán kèm trong hợp
đồng chuyển giao công nghệ sẽ được chấp
nhận ngay cả trường hợp nó gây cản trở,
hạn chế cạnh tranh.
Ví dụ, trong hoạt động chuyển giao
15 Trong án lệ Queen City Pizza, Inc V Domino’s Pizza, Inc, bên nhượng quyền (DPI) quy định tất cả nguyên liệu, đồ
dùng và bao bì sử dụng tại các cửa hàng nhượng quyền thương mại phải phù hợp với tiêu chuẩn của DPI, cho nên bên
nhận quyền phải mua chúng từ DPI hoặc bên cung cấp được sự đồng ý của DPI và Tòa án phúc thẩm liên bang (Mỹ)
cho rằng quy định đó là cần thiết để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nên được phép ghi nhận trong hợp đồng.
bí quyết, công nghệ sản xuất (nhượng
quyền thương mại) của hệ thống cà phê
Trung Nguyên thì việc Công ty cà phê
Trung Nguyên buộc các cửa hàng nhận
quyền phải mua cà phê của công ty chế
biến và pha bán tại các cửa hàng là cần
thiết, liên quan đến hợp đồng. Tuy nhiên,
giả sử Trung Nguyên khi nhượng quyền,
công ty này buộc các bên nhận quyền chỉ
được phép sử dụng đường cát trắng nhãn
hiệu Biên Hòa để pha cà phê thì ràng
buộc đó có liên quan đến hợp đồng hay
không? Do vậy, khái niệm “phù hợp với
hệ thống kinh doanh do bên nhượng quyền
quy định” có nội hàm khác biệt so với khái
niệm “nhằm mục đích bảo đảm chất lượng
hàng hoá, dịch vụ do bên được chuyển
quyền sản xuất hoặc cung cấp”. Chính sự
không rõ ràng đó, có thể làm xuất hiện tình
trạng hành vi bắt buộc bán kèm của bên
chuyển giao quyền vi phạm khoản 5 Điều
13 Luật Cạnh tranh năm 2004 nhưng vẫn
được phép thực hiện theo quy định của
pháp luật về SHTT.
Do vậy, trong quá trình chuyển giao
và thực thi quyền SHTT, một số trường
hợp thỏa thuận bán kèm là hợp lý và được
chấp nhận nếu điều đó là cần thiết để bảo
vệ uy tín của các bên và tính thống nhất
của công nghệ. Tuy nhiên, điều này cũng
dễ dàng dẫn đến trường hợp chủ sở hữu
quyền SHTT lạm dụng để có được vị trí
thống lĩnh hoặc tác động tiêu cực đến tính
cạnh tranh của thị trường15. Vì vậy, khi
xem xét một thỏa thuận bán kèm, trước khi
đưa ra kết luận thỏa thuận đó có vi phạm
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
37Số 18(346) T9/2017
pháp luật hay không, cần phải có sự phân
tích chi tiết mục đích của việc ràng buộc
và bối cảnh của thị trường đối với các thỏa
thuận bán kèm.
Nếu hai sản phẩm có liên hệ với nhau
theo chiều dọc, sản phẩm này là nguyên liệu
của quá trình sản xuất sản phẩm kia hoặc
các sản phẩm được đính kèm, gắn liền nhau
nhằm tạo thành chất lượng của sản phẩm
hoặc tính đồng bộ của dây chuyền công nghệ
thì việc ràng buộc đó là cần thiết nhằm duy
trì hay tăng danh tiếng đối với chất lượng,
độ tin cậy đối với hàng hóa, dịch vụ và tính
nguyên vẹn của công nghệ. Trường hợp này,
pháp luật cần thừa nhận nó như một thỏa
thuận cần có trong hợp đồng chuyển giao
quyền SHTT. Ngược lại, nếu bên chuyển
giao quyền lạm dụng điều đó nhằm đạt được
vị trí độc quyền trên thị trường, tác động
tiêu cực đến môi trường cạnh tranh thì thỏa
thuận đó phải bị nghiêm cấm.
Vì vậy, nếu chỉ dựa vào yếu tố thị phần,
hay mục đích thể hiện ra bên ngoài của các
thỏa thuận bán kèm (đối với các trường hợp
xin miễn trừ) theo cách tiếp cận hiện nay
của Luật Cạnh tranh năm 2004 để xem xét
chấp thuận hoặc không chấp thuận đối với
mọi thỏa thuận bán kèm là không khả thi,
mà phải tùy vào từng trường hợp, vụ việc
cụ thể với các phân tích, đánh giá tác động
của các thỏa thuận đó trong mối quan hệ với
lợi ích mà thỏa thuận ấy mang lại nhằm đưa
ra quyết định cho phép hay không cho phép
thỏa thuận bán kèm (chuyển giao trọn gói).
Với những phân tích nêu trên, chúng
tôi cho rằng, pháp luật SHTT và pháp luật
cạnh tranh cần xác định rõ các nguyên tắc,
căn cứ để xem xét, kết luận trường hợp nào
thỏa thuận bán kèm sẽ được chấp thuận,
trường hợp nào sẽ bị ngăn cấm trong mối
quan hệ tổng hòa giữa đặc trưng của quyền
SHTT và pháp luật cạnh tranh. Còn cụ thể,
thỏa thuận nào đó có vi phạm pháp luật, bị
ngăn cấm hay không sẽ thuộc thẩm quyền
của Cục Quản lý cạnh tranh, tương tự như
pháp luật của Mỹ và châu Âu.
3. Thay cho lời kết
Về nguyên tắc, chủ thể quyền SHTT
có quyền độc quyền khai thác tài sản trí tuệ,
nhưng điều đó không có nghĩa quyền SHTT
không chịu sự tác động của pháp luật cạnh
tranh. Tức là sự tồn tại quyền độc quyền theo
quy định của pháp luật về SHTT phải không
được phép vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc chủ sở hữu thực
hiện việc khai thác và sử dụng quyền đó có
thể vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Do đó, tương tự như các điều khoản
khác có thể tồn tại trong hợp đồng chuyển
giao quyền SHTT thì điều khoản về bán
kèm (chuyển giao cả gói) phải được đặt
trong mối tương quan với pháp luật SHTT.
Theo đó, điều khoản này phải được xem
xét trong sự đảm bảo quyền lợi của bên
chuyển giao đối với tính thống nhất của
đối tượng chuyển giao cũng như quyền lợi
của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch
vụ được chuyển giao. Với lý do đó, yếu
tố thị phần của các bên không thể là căn
cứ duy nhất nhằm xem xét cho phép hay
không cho phép với các thỏa thuận này
mà cần phải dựa vào bản chất, mối tương
quan giữa hàng hóa chính và hàng hóa
được bán kèm nhằm đảm bảo tính thống
nhất của các sáng chế, dây chuyền thiết
bị, kỹ thuật cũng như tác động của thỏa
thuận đó với môi trường cạnh tranh của thị
trường thông qua việc xem xét cần thiết
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
38 Số 18(346) T9/2017
đó đã áp dụng hoặc có thoả thuận áp dụng
nguyên tắc có đi có lại hay chưa. Dĩ nhiên,
việc áp dụng linh hoạt trong trường hợp này
cần có những quy định chi tiết về phạm vi áp
dụng, cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, quyết
định và những trường hợp dù có thể bảo vệ
được lợi ích của công dân Việt Nam nhưng
cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam vẫn từ
chối áp dụng nguyên tắc có đi có lại do vi
phạm trật tự công cộng của Việt Nam.
Thứ ba, về trách nhiệm theo dõi, tổng
kết danh sách các quốc gia đã áp dụng hoặc
thoả thuận áp dụng nguyên tắc có đi có lại với
Việt Nam để đề xuất ký kết hiệp định về áp
dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam.
Nguyên tắc có đi có lại về bản chất
là những trường hợp cụ thể trên thực tế cơ
quan có thẩm quyền của các quốc gia quyết
định việc tương trợ tư pháp lẫn nhau khi
giữa hai quốc gia chưa có ĐƯQT ràng buộc
nghĩa vụ này. Vì vậy, để đảm bảo việc ký kết
được thực hiện theo một định hướng thống
nhất, bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ thể
Việt Nam, bảo đảm trật tự công cũng như
chính sách đối ngoại của Việt Nam, cần có
một cơ quan đảm nhận việc theo dõi, tổng
kết danh sách các quốc gia đã áp dụng hoặc
thoả thuận áp dụng nguyên tắc có đi có lại
với Việt Nam để đề xuất ký kết hiệp định
về áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt
Nam.
Xét về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, Bộ Tư pháp là cơ quan phù hợp để đảm
nhận trách nhiệm này.
Tóm lại, với vai trò là một trong hai
nguyên tắc của công nhận và cho thi hành
tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của
nước ngoài được Bộ luật TTDS năm 2015
quy định, việc xây dựng cơ chế cụ thể để áp
dụng nguyên tắc này vào thực tiễn là cần thiết
nhằm triển khai thi hành Bộ luật TTDS năm
2015 cũng như góp phần hoàn thiện pháp luật
về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự
nói chung
(Tiếp theo trang 13)
ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC...
hay không cần thiết cho phép tồn tại thỏa
thuận/ điều khoản đó giữa các bên.
Nói tóm lại, mặc dù việc khai thác, sử
dụng quyền SHTT của các chủ thể đã được
quy định trong pháp luật về SHTT thông qua
phạm vi, thời hạn bảo hộ cùng những ngoại
lệ đối với đối tượng SHTT, nhưng điều đó
không mặc nhiên tạo nên vị thế độc quyền
cho chủ sở hữu cũng như chấp nhận mọi hành
vi của chủ thể nhằm loại bỏ sự lạm dụng của
họ tác động tiêu cực đến môi trường cạnh
tranh và quyền lợi người tiêu dùng. Do đó,
pháp luật cạnh tranh được sử dụng bổ sung
nhằm đảm bảo quyền độc quyền mà pháp
luật về SHTT trao cho chủ thể quyền SHTT
không bị lạm dụng bởi các hành vi hạn chế
cạnh tranh, góp phần tạo nên hiệu quả điều
chỉnh của pháp luật quốc gia
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
39Số 18(346) T9/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thoa_thuan_ban_kem_trong_hop_dong_chuyen_quyen_su_dung_quyen.pdf