Tỷ lệ tử vong cuối cùng của chúng tôi là 51%
(biểu đồ 2) tương đương với Oliver T Browne
(60%)(7). Phân tích nguyên nhân tử vong, chúng
tôi ghi nhận biến chứng tim mạch là nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong ở BN TNT định kỳ
chiếm 46,1%. Kế đến là nguyên nhân nhiễm
khuẩn (18,5%), trong đó viêm phổi là nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu của BN lọc máu. Do
vậy, cần đặt vấn đề phòng viêm phổi cho BN lọc
máu tại Việt Nam. Một nguyên nhân khác cũng
gây tử vong chiếm tỷ lệ tương tự nhiễm khuẩn là
do suy kiệt cơ thể nặng thường gặp ở người già
và dinh dưỡng kém. Có thể nói rằng suy dinh
dưỡng và nhiễm khuẩn là 2 yếu tố cần phải được
chú ý do thường đi kèm nhau gây tử vong. Tác
giả Allan Collins tại Mỹ cũng ghi nhận biến
chứng nhiễm khuẩn là nguyên nhân hàng thứ 2
nhập viện ở BN STMGĐC và trong đó viêm phổi
là đứng đầu(1). Tại Hàn Quốc, Ji- Young Choi và
cộng sự nghiên cứu trên 1060 BN lọc máu trong
đó TNT có 736 BN, nhận thấy nguyên nhân tử
vong do nhiễm khuẩn cũng chiếm tỷ lệ cao
(29,2%)(6). Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp
với tác giả Oliver T Browne. Tác giả quan sát mô
tả trên một nhóm BN ít hơn (94 BN) bắt đầu lọc
máu gồm cả TNT và thẩm phân phúc mạc từ
2001/02 tại East Yorshire, thời gian trung bình
theo dõi là 8,8 năm, kết quả cho thấy tỷ lệ tử
vong chủ yếu là do bệnh lý mạch máu và nhiễm
khuẩn huyết (71%) và giảm sau 10 năm còn lại
57%. Bệnh tim là nguyên nhân thường gặp nhất
gây tử vong và 18% tử vong do lọc máu hoặc rút
bỏ lọc máu (withdrawal). Nguyên nhân tử vong
là do tim mạch chiếm 30% và nhiễm khuẩn
huyết chiếm 27%(7]. Theo y văn, nguyên nhân tử
vong thường gặp là biến chứng tim mạch
(>50%), nhiễm khuẩn nặng (20%) và suy kiệt cơ
thể nặng(5). Theo số liệu tại Anh năm 2009,
nguyên nhân tử vong hàng đầu cũng là tim
mạch (34%); nhiễm khuẩn 20%; rút lui 14%(2).
Nghiên cứu của Uchida Kvà cộng sự cũng xác
nhận nguyên nhân tử vong ở BN TNT định kỳ là
tim mạch (52%); nhiễm khuẩn (25%); ung thư
(12%)(11).
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thời gian sống còn và nguyên nhân tử vong ở bệnh nhân thận nhân tạo định kỳ tại bệnh viện Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
367
THỜI GIAN SỐNG CÒN VÀ NGUYÊN NHÂN TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN
THẬN NHÂN TẠO ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Nguyễn Bách*, Vũ Thị Hoa*
TÓM TẮT
Mục tiêu: tìm hiểu thời gian sống còn và phân tích nguyên nhân tử vong ở bệnh nhân thận nhân tạo (TNT)
định kỳ tại Bệnh viện Thống Nhất, TP HCM.
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu
Bệnh nhân: 349 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được điều trị bằng TNT định kỳ ≥ 1 tháng tại BV
Thống Nhất trong khoảng thời gian 4/1997- 12/2014.
Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả và theo dõi dọc.
Xử lý số liệu thống kê: Dựa theo các thuật toán thống kê y học và dùng máy vi tính với phần mềm SPSS
13.0.
Kết quả: Thời gian sống còn của bệnh nhân TNT định kỳ trung bình là 4,05 năm. Tỷ lệ sống còn sau 1, 5 và
10 năm lần lượt là 85%, 58% và 20%. Phân tích đa biến Cox Proportional Hazards Model các yếu tố kết hợp thời
gian sống còn gồm độ tuổi bắt đầu lọc máu ≥ 60; giới nam, có bệnh lý tim mạch kèm theo và đường mạch máu khó
khăn có HR (CI 95% của HR) lần lượt là 0,496 (0,423-0,793); 0,580 (0,411-0,818); 0,579 (0,423-0,793); 0,423-
0,793 (0,310-0,689) với p<0,005. Các nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân TNT: do biến chứng tim mạch
(46,1%), nhiễm khuẩn (18,5%) và suy kiệt cơ thể (18,5%).
Kết luận: Nghiên cứu 349 BN TNT định kỳ trong khoảng thời gian 1997-2014, tuổi trung bình 65,24±12,56,
kết quả cho thấy thời gian sống còn bệnh nhân TNT ngắn (4,05 năm), tỷ lệ sống còn sau 5 năm tương đương với
các nước. Tuy nhiên, tỷ lệ sống còn > 10 năm thấp chỉ đạt 20%. Nguyên nhân tử vong hàng đầu là tim mạch, kế
đến là nhiễm khuẩn và suy kiệt cơ thể nặng.
Từ khóa: thời gian sống còn, thận nhân tạo định kỳ, nguyên nhân tử vong.
ABSTRACT
SURVIVAL RATES AND CAUSE OF DEATH IN VIETNAMESE CHRONIC HEMODIALYSIS PATIENTS
IN THONG NHAT HOSPITAL, HCM CITY
Nguyen Bach, Vu Thi Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 367 - 373
Objectives: The aim of this study was to investigate survival rate and identifying causes of death of
hemodialysis patients in Thong Nhat hospital, HCM city.
Patients and methods: Patients: 349 adult chronic hemodialysis patients (aged > 15 years old, 225 male, 124
female) in Thong Nhat Hospital, HCM City were included during the period 4/1997- 12/2014. Methods:
observational cohort study. Data analysis: SPSS 10.0 was used for analysis. Kaplan-Meier method was used. Log
rank tests were used to explore the relationship with categorical independent variables.
Results: Mean survival time was 4.05 years. One, five and ten year survival rates for the patient were 85%,
58% and 20%, respectively. Multivariate Analysis using Cox Proportional Hazards Model, the HR (95%
Confidence Interval) for age group at the initiation of hemodialysis ≥ 60, male, coexisting conditions, exhausted
* Khoa Thận- Lọc máu, Bệnh Viện Thống Nhất, TP HCM
Tác giả liên lạc: TS.BS Nguyễn Bách ĐT: 0918209808 Email: nguyenbach69@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
368
vascular access was 0.496 (0.423-0.793); 0.580 (0.411-0.818); 0.579 (0.423-0.793); 0.423-0.793 (0.310-0.689),
respectively, p<0.005. Causes of death in chronic hemodialysis were cardiovascular diseases (46.1%), infections
(18.5%) and severe malnutrition (18.5%).
Conclusions: Our data from this observational cohort study of 349 chronic hemodialysis patients with mean
age 65,24±12,56 years during the period 1997-2014 in Thong Nhat Hospital, south of Vietnam showed that mean
survival time was short (4.05 years), 5 year survival rate was similar with other countries. However, 10 year
survival rate was very low, only 20%. The most common cause of death was cardiovascular complications, infection
and severe malnutrition.
Keywords: survival time, chronic hemodialysis, causes of death
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thận nhân tạo được áp dụng điều trị suy
thận mạn giai đoạn cuối rộng khắp tại Việt Nam
khoảng chừng 30 năm nay. Đến nay vẫn chưa có
nghiên cứu nào tổng kết một cách đầy đủ, khoa
học về thời gian sống còn của bệnh nhân (BN)
thận nhân tạo (TNT) định kỳ cũng như phân tích
các nguyên nhân tử vong ở các BN này.
Điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối bằng
TNT đã được áp dụng trên thế giới từ những
năm 1950- 1960. Số liệu thống kê tại Mỹ, thời
gian sống còn trung bình ở nam và nữ lần lượt là
7,2 và 7,1 năm(12). Tại Nhật Bản, thời gian sống
còn sau 5, 10 và 15 năm lần lượt là 60,4%; 36,6%
và 23%(10). Tại Hàn Quốc, tỷ lệ sống còn 5 năm ở
nam và nữ lần lượt là 65,4% và 67,4%(3). Các
nghiên cứu thống kê cho thấy có nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến thời gian sống còn của BN TNT
định kỳ như tuổi khởi đầu lọc máu, bệnh lý đi
kèm, đái tháo đường, đường mạch máu, dinh
dưỡngvà nguyên nhân tử vong thường gặp là
biến chứng tim mạch (>50%), nhiễm khuẩn nặng
(20%) và suy kiệt cơ thể nặng(5).
BN TNT tại Việt Nam có nhiều điểm khác
biệt so với các quốc gia khác trên thế giới về thời
điểm vào chương trình lọc máu, chất lượng lọc
máu và điều kiện kinh tế. Tất cả những yếu tố
trên làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
điều trị, biến chứng và tỷ lệ tử vong. BN TNT tại
bệnh viện Thống Nhất Tp HCM còn có nhiều
đặc điểm khác biệt so với các trung tâm khác, đó
là tuổi cao, có nhiều bệnh lý tim mạch kèm theo,
đường mạch máu khó khăn, dinh dưỡng... Vì
vậy, nghiên cứu xác định thời gian sống còn và
phân tích nguyên nhân tử vong ở BN TNT định
kỳ tại một cơ sở cụ thể có ý nghĩa rất quan trọng,
giúp điều chỉnh lại thời điểm bắt đầu lọc máu,
cải thiện chất lượng lọc máu và các điều trị nội
khoa hỗ trợ khác để từ đó nâng cao chất lượng
điều trị nhằm kéo dài thời gian sống còn của
bệnh nhân TNT định kỳ.
Tại Khoa Thận –Lọc máu chúng tôi đã thành
lập dữ liệu lưu trữ bằng giấy cho BN lọc máu
định kỳ từ năm 1997 và sau đó thông qua phần
mềm quản lý hồ sơ của Bệnh Viện. Chúng tôi ghi
nhận các thông tin của BN từ lúc bắt đầu vào lọc
máu đến lúc tử vong. Chúng tôi thực hiện đề tài
này với 2 mục tiêu nhằm tìm hiểu thời gian sống
còn, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian
sống còn và phân tích nguyên nhân tử vong ở
bệnh nhân thận nhân tạo định kỳ.
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu
Bệnh nhân
349 BN người lớn (>15 tuổi) suy thận mạn
(STM) giai đoạn cuối được điều trị bằng TNT
định kỳ tại Bệnh Viện Thống Nhất trong khoảng
thời gian 4/1997- 12/2014.
Tiêu chuẩn chọn bệnh: (1). STM được chỉ
định điều trị ban đầu bằng TNT định kỳ và theo
dõi liên tục tại BV Thống Nhất (2). Tuân thủ chế
độ lọc máu và điều trị. Đủ dữ liệu nghiên cứu
theo mẫu bệnh án nghiên cứu. (3). Thời gian lọc
máu định kỳ ≥ 1 tháng
Tiêu chuẩn loại trừ: (1) suy thận cấp hoặc đợt
cấp STM, (2) BN TNT định kỳ nhưng được lọc
máu tại bệnh viện khác. (3) không có đủ điều
kiện kinh tế lọc máu lâu dài.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
369
Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả và theo dõi dọc.
Chỉ định TNT định kỳ: suy thận mạn độ 5 có
hệ số thanh thải creatinin huyết thanh < 10
ml/phút ở BN không có tiểu đường và < 15
ml/phút ở BN có tiểu đường.
Đường mạch máu dùng trong TNT: cầu nối
động tĩnh mạch vị trí cổ tay là chọn lựa hàng
đầu. Kế đến là sử dụng ống ghép hoặc catheter
có đường hầm tùy từng trường hợp cụ thể.
Nguyên nhân STM: khảo sát các nguyên
nhân đái tháo đường (ĐTĐ), tăng huyết áp
(THA), bệnh lý cầu thận và nguyên nhân khác.
Tuổi khởi đầu TNT: tính đến thời điểm vào
TNT bằng năm. Phân các mức tuổi 60, 65, 70, 75
và 80 tuổi. Mốc người cao tuổi: ≥ 60 tuổi.
Thời gian sống còn BN TNT: được tính bằng
năm và từ lúc bắt đầu TNT đến lúc tử vong hoặc
đến lúc chuyển trung tâm khác hoặc chuyển
sang ghép thận, thẩm phân phúc mạc hoặc tính
đến 12/2014.
Bệnh nội khoa kèm theo: khảo sát các bệnh
lý tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim cũ,
bệnh mạch vành, ung thư, hen phế quản, viêm
khớp.
Nguyên nhân tử vong: phân loại theo 05
nhóm biến chứng (1) tim mạch (bệnh lý tim
mạch, tai biến mạch não); (2) bệnh lý nhiễm
khuẩn với tiểu điểm từ phổi, hệ tiêu hóa, hệ tiết
niệu, không rõ; (3) suy kiệt cơ thể nặng; (4) các
nguyên nhân khác; (5) không rõ nguyên nhân.
Chẩn đoán các nhóm nguyên nhân này dựa vào
hồ sơ bệnh án lúc nhập viện nội trú và đặc điểm
diễn tiến của bệnh khi tử vong tại nhà.
Xử lý số liệu thống kê
Dựa theo các thuật toán thống kê y học và
dùng máy vi tính với phần mềm SPSS 13.0. Phân
tích đa biến Cox Proportional Hazards Model
các yếu tố kết hợp thời gian sống còn. Phân tích
đơn biến các yếu tố kết hợp tử vong giữa nhóm
bệnh nhân sống và tử vong. Phân tích hồi quy đa
biến các yếu tố kết hợp tử vong.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Một số đặc điểm bệnh nhân trong nghiên
cứu (n=349)
Đặc điểm
Số BN(%)/
(±SD)
Tuổi bắt đầu TNT
65,24±12,56
(22-96)
Độ tuổi
khi bắt
đầu
TNT
- <60 85(24,4)
60-69 129 (37)
70-79 97 (27,8)
≥80 38 (77,55)
Giới nam, n (%) 225 (64,5)
Nguyên
nhân suy
thận
mạn
- Đái tháo đường 153 (43,8)
- Tăng huyết áp 109 (31,2)
- Viêm cầu thận mạn 35 (10)
Khác và không rõ nguyên nhân 52 (14,9)
Bệnh lý kết hợp* 180 (51,6)
Các bệnh lý tim mạch 109 (31,2)
Khác 71 (2,4)
Chuyển về địa phương lọc máu 37 (10,6)
Sa sút trí tuệ 13 (3,7)
Đường
mạch
máu
Cầu nối động tĩnh mạch (AVF)- 289(82,8)
Ống ghép (AVG) 35(10)
- Catheter đường hầm 17 (4,9)
- Kết hợp các phương pháp trên 8 (2,3)
Chuyển ghép thận 8 (2,3)
Chuyển sang thẩm phân phúc mạc 14 (4,0)
* Các bệnh lý tim mạch (nhồi máu cơ tim cũ, suy tim, tai
biến mạch não cũ, phình động mạch chủ - ngực, van
tim BMV đã đặt stent), xơ gan, K, lao, Loét dạ dày,
sa sút trí tuệ, bệnh về máu, hen phế quản.
Survival Function at mean of covariates
Thoi gian song con
160140120100806040200-20
C
u
m
S
u
rv
iv
a
l
1.2
1.0
.8
.6
.4
.2
0.0
Thời gian sống còn trung bình: 4,05 năm
Biểu đồ 1. Thời gian sống còn của bệnh nhân thận
nhân tạo định kỳ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
370
Bảng 2. Ảnh hưởng các yếu tố đến thời gian sống còn
Yếu tố Thời gian sống còn
trung bình (năm)
χ2* p
Độ tuổi bắt
đầu lọc
máu
≥ 60 3,64 11,49 0,000
< 60 8,27 6 7
Đái tháo
đường
Có 3,53 2,754 0,097
Không 4,62
Giới tính Nam 3,74 4,821 0,028
Nữ 5,07
Bệnh lý
kết hợp
Có 3,37 13,89 0,000
Không 6,01 6 2
Đường
mạch máu
dùng thận
nhân tạo
Cầu nối động
tĩnh mạch
4,47 87,1 0,003
Ống ghép,
catheter
đường hầm
2,82 0 2
* Kiểm định Log-Rank
Bảng 3. Phân tích đa biến Cox Proportional Hazards Model các yếu tố kết hợp thời gian sống còn
Yếu tố B SE χ2 p Hazard Ratio CI 95% của HR
Tuổi bắt đầu lọc máu ≥ 60 -0,701 0,210 11,080 0,001 0,496 0,423-0,793
Giới nam -0,545 0,176 9,626 0,002 0,580 0,411-0,818
Có bệnh lý kết hợp -0,546 0,161 11,578 0,001 0,579 0,423-0,793
Đường mạch máu dùng ống ghép, catheter đường hầm -0,772 0,204 14,374 0,000 0,462 0,310-0,689
51
2.3
0
10
20
30
40
50
60
Tử vong Tử vong trong -
sau lọc
Biểu đồ 2. Tỷ lệ tử vong do tất cả nguyên nhân và tử
vong trong- ngay sau lọc máu
Bảng 4. Nguyên nhân tử vong ở bệnh nhân thận
nhân tạo (n=178)
Nguyên nhân tử vong Số BN Tỷ lệ %
Biến chứng tim mạch 82 46,1
- Bệnh lý tim mạch. 39 21,9
- Tai biến mạch não 43 24,2
Nhiễm khuẩn 33 18,5
- Phổi 16
- Tiêu hóa 6
- Tiết niệu 3
- Khác 8
Suy kiệt cơ thể nặng 33 18,5
Các nguyên nhân khác* 21 11,8
Không rõ nguyên nhân 9 5,1
* Ung thư, lao, xơ gan, tai nạn giao thông
Bảng 5. Phân tích đơn biến các yếu tố kết hợp tử vong giữa nhóm bệnh nhân sống và tử vong
Yếu tố khảo sát Sống (n=171) Tử vong (n=178) p
Giới nam, n(%) 98(57,31) 127(71,35) 0,004
Đái tháo đường, n(%) 74(43,27) 79(44,38) 0,460
Tuổi bắt đầu vào lọc máu trung bình (±SD) 61,74±13,68 68,61±10,12 0,000
Độ tuổi lúc bắt đầu
vào TNT
<60 55(32,16) 30(23,62) 0,002
60-69 64(37,43) 65(36,52)
70-79 39(22,81) 58(32,58)
≥80 13(7,6) 27(15,16)
Có bệnh kèm theo, n(%) 62(36,26) 118(66,29) 0,000
Bảng 6. Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố kết hợp tử vong
Yếu tố B SE χ2 P Hazard Ratio CI 95% của HR
Tuổi ≥ 60 -0,337 0,124 7,390 0,007 0,714 0,560-0,910
Giới nam -0,536 0,240 5,498 0,019 0,570 0,356-0,912
Có bệnh lý khác kết hợp -1,142 0,230 24,554 0,000 0,319 0,230-0,510
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
371
BÀN LUẬN
Nghiên cứu này cho thấy thời gian sống
còn BN ngắn 4,05 năm. Thời gian sống còn
trung bình sau 1, 5 và 10 năm lần lượt là 85%,
58% và 20%. Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến thời
gian sống còn là độ tuổi bắt đầu lọc máu, giới
tính, có bệnh lý khác kết hợp và đường mạch
máu. Các nguyên nhân tử vong ở BN TNT
định kỳ theo thứ tự thường gặp là biến chứng
tim mạch (nhồi máu cơ tim, suy tim nặng, tai
biến mạch não), nhiễm khuẩn nặng (tiêu
điểm thường từ phổi, đường tiêu hóa) và
suy kiệt cơ thể nặng. Các yếu tố kết hợp tử
vong gồm tuổi bắt đầu lọc máu ≥ 60, giới tính
nam và có bệnh lý khác kết hợp.
Tìm hiểu thời gian sống còn qua các báo
cáo ở các quốc gia khác nhau chúng tôi nhận
thấy thời gian sống còn rất khác nhau giữa các
quốc gia, các trung tâm lọc máu. Thời gian
sống còn ở BN chúng tôi cao hơn do với
Sawhney S. Tác giả này nghiên cứu trên 3372
BN lọc máu ở Scotland và 3927 BN ở Bristish
Columbia thấy thời gian sống trung bình ở BN
lọc máu lần lượt là 38 (35-40) tháng ở Scotland
và 44 (42-47) tháng Bristish Columbia(8). Seyed
Seifollah Beladi Mousavi nghiên cứu 148 BN ở
Iran tuổi lúc bắt đầu TNT là còn trẻ 54,1 ±17
nhưng tỷ lệ sống còn sau 1, 2 và 3 năm của BN
TNT lần lượt chỉ đạt 65%; 51% và 35%(9). Tuy
nhiên, so với số liệu của các tác giả ở các quốc
gia phát triển khác chúng tôi nhận thấy thời
gian sống còn trong nghiên cứu này thấp hơn.
Thí dụ, số liệu thống kê tại Mỹ, thời gian sống
còn trung bình ở nam và nữ lần lượt là 7,2 và
7,1 năm(12). Số liệu tại Anh, thời gian sống còn
trung bình là <6 năm(5). Kết quả phân tích thời
gian sống còn ở biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ sống
còn sau 5, 10 năm chỉ 58%, 20%. Trong khi đó,
tại Nhật Bản tỷ lệ sống còn sau 5, 10 năm và 15
năm lần lượt là 60,4%; 36,6% và 23%(10). Tại
Hàn Quốc, thời gian sống còn sau 1 và 5 năm
lần lượt là 94% và 66%(3). Iseki K và cộng sự
nghiên cứu trên 229.538 BN lọc máu năm 2002,
kết quả cho thấy tỷ lệ sống còn sau 1 năm
87,4%; sau 5 năm 60,9% và sau 10 năm là
39,1%(4). Số liệu về thời gian sống còn tại Anh
báo cáo năm 2007 tỷ lệ sống còn sau 1 năm là
85,9% (năm 1997) và tăng lên 91,5% (năm
2006). Tính riêng BN >=65 tuổi, số liệu cho
thấy tỷ lệ sống còn sau 1 năm 63,8% (1997) và
72,9% (2006)(2). Như vậy, bằng cách so sánh số
liệu ở các nước Nhật Bản, Anh Quốc, Mỹ và
Hàn quốc cho thấy tỷ lệ sống còn của BN TNT
định kỳ sau 5 năm của chúng tôi tương đương
với các nước này nhưng tỷ lệ sống còn sau 10
năm thì thấp hơn nhiều. Kết quả này cho thấy
rằng để tăng tỷ lệ sống còn của BN TNT định
kỳ tại trung tâm chúng tôi cần tập trung vào
nhóm BN TNT định kỳ có thời gian lọc máu >
5 năm. Chúng tôi cho rằng có 4 nguyên nhân
ảnh hưởng thời gian sống còn ngắn ở BN
chúng tôi. Thứ nhất, về độ tuổi trung bình lúc
khởi đầu lọc máu của BN cao, đây là một yếu
tố quan trọng nhất. Tuổi lúc vào lọc máu trong
nghiên cứu này khá cao 65,24 ± 12,56 (22-96)
với khoảng 80% là > 60 tuổi. Tuổi trung bình
lúc khởi đầu lọc máu của tác giả Ji- Young
Choi và cộng sự tại Hàn Quốc(6), Oliver T
Browne(7) thấp hơn chúng tôi lần lượt là 58,1 ±
14; 63 ± 1. Theo một nghiên cứu khác tại Hàn
Quốc, tuổi trung bình của bệnh nhân lọc máu
là 57,3 ± 13,8 năm và 33,8% BN >65 years(3). Số
liệu tại Anh cũng chứng minh yếu tố tuổi là
rất quan trọng: tỷ lệ sống còn 5 năm ở các độ
tuổi vào lọc máu 18-34, 45-54, 65-74 và >75 lần
lượt là > 90%, 70%, 30% và < 20%(5). Tương tự,
Uchida K và cộng sự nghiên cứu 454 BN có
tuổi trung bình cao (61,7 ± 14,4) với 46,6% có
đái tháo đường cho thấy tỷ lệ sống còn sau 3
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
372
năm chỉ đạt 65%(11). Kết quả phân tích đa biến
Cox Proportional Hazards Model các yếu tố
kết hợp thời gian sống còn ở Bảng 2 và 3 cho
thấy tuổi > 60 là yếu tố kết hợp với tử vong.
Thứ 2, yếu tố có bệnh lý kèm theo rất thường
gặp ở NCT, đặc biệt là các bệnh lý ảnh hưởng
đến yếu tố tuổi thọ của BN như bệnh lý tim
mạch, xơ gan. (bảng 2 và 3). Yếu tố này cũng
được ghi nhận là rất quan trọng trong các
nghiên cứu của các tác giả nêu trên. Thứ 3, có
thể do vào lọc máu trễ với nhiều biến chứng
suy tim và cuối cùng không kém phần quan
trọng là do chính chất lượng lọc máu khi mà
chi phí cho ca lọc máu quá thấp. Ngoài ra, kết
quả ở bảng 2,3 chúng tôi còn ghi nhận yếu tố
BN bị kiệt các đường mạch máu phải dùng
ống ghép, có lẽ có liên quan với yếu tố độ tuổi
và bệnh lý kèm theo suy tim, tiểu đường.
Riêng yếu tố đái tháo đường chúng tôi ghi
nhận thời gian sống còn ở BN có tiểu đường
ngắn hơn ở người không có tiểu đường,
nhưng sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống
kê, cần nghiên cứu trên mẫu lớn hơn.
Tỷ lệ tử vong cuối cùng của chúng tôi là 51%
(biểu đồ 2) tương đương với Oliver T Browne
(60%)(7). Phân tích nguyên nhân tử vong, chúng
tôi ghi nhận biến chứng tim mạch là nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong ở BN TNT định kỳ
chiếm 46,1%. Kế đến là nguyên nhân nhiễm
khuẩn (18,5%), trong đó viêm phổi là nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu của BN lọc máu. Do
vậy, cần đặt vấn đề phòng viêm phổi cho BN lọc
máu tại Việt Nam. Một nguyên nhân khác cũng
gây tử vong chiếm tỷ lệ tương tự nhiễm khuẩn là
do suy kiệt cơ thể nặng thường gặp ở người già
và dinh dưỡng kém. Có thể nói rằng suy dinh
dưỡng và nhiễm khuẩn là 2 yếu tố cần phải được
chú ý do thường đi kèm nhau gây tử vong. Tác
giả Allan Collins tại Mỹ cũng ghi nhận biến
chứng nhiễm khuẩn là nguyên nhân hàng thứ 2
nhập viện ở BN STMGĐC và trong đó viêm phổi
là đứng đầu(1). Tại Hàn Quốc, Ji- Young Choi và
cộng sự nghiên cứu trên 1060 BN lọc máu trong
đó TNT có 736 BN, nhận thấy nguyên nhân tử
vong do nhiễm khuẩn cũng chiếm tỷ lệ cao
(29,2%)(6). Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp
với tác giả Oliver T Browne. Tác giả quan sát mô
tả trên một nhóm BN ít hơn (94 BN) bắt đầu lọc
máu gồm cả TNT và thẩm phân phúc mạc từ
2001/02 tại East Yorshire, thời gian trung bình
theo dõi là 8,8 năm, kết quả cho thấy tỷ lệ tử
vong chủ yếu là do bệnh lý mạch máu và nhiễm
khuẩn huyết (71%) và giảm sau 10 năm còn lại
57%. Bệnh tim là nguyên nhân thường gặp nhất
gây tử vong và 18% tử vong do lọc máu hoặc rút
bỏ lọc máu (withdrawal). Nguyên nhân tử vong
là do tim mạch chiếm 30% và nhiễm khuẩn
huyết chiếm 27%(7]. Theo y văn, nguyên nhân tử
vong thường gặp là biến chứng tim mạch
(>50%), nhiễm khuẩn nặng (20%) và suy kiệt cơ
thể nặng(5). Theo số liệu tại Anh năm 2009,
nguyên nhân tử vong hàng đầu cũng là tim
mạch (34%); nhiễm khuẩn 20%; rút lui 14%(2).
Nghiên cứu của Uchida Kvà cộng sự cũng xác
nhận nguyên nhân tử vong ở BN TNT định kỳ là
tim mạch (52%); nhiễm khuẩn (25%); ung thư
(12%)(11).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 349 BN TNT định kỳ trong
khoảng thời gian 1997-2014 có tuổi trung bình
cao 65,24±12,56 tại Bệnh Viện Thống Nhất TP
HCM, kết quả cho thấy thời gian sống còn BN
TNT ngắn (4,05 năm), tỷ lệ sống còn sau 5 năm
tương đương với các nước. Tuy nhiên, tỷ lệ sống
còn > 10 năm thấp chỉ đạt 20%. Tuổi vào lọc máu
cao ≥ 65 tuổi và kiệt các đường mạch máu không
thể mổ FAV là các yếu tố kết hợp với thời gian
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
373
sống còn ngắn. Tỷ lệ tử vong do tất cả các
nguyên nhân cao (51%). Nguyên nhân tử vong
hàng đầu là tim mạch, kế đến là nhiễm khuẩn và
suy kiệt cơ thể nặng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Allan Collins, Robert N. Foley, David T. Gilbertson (2009). The
state of chronic kidney disease, ESRD and morbidity and
mortality in the first year of dialysis. Clin J Am Soc Nephrol 4:
S5-11
2. Ansell D, Roderick P, Hodsman A, Ford D, Steenkamp R,
Tomson C. UK Renal Registry 11th Annual Report (December
2008): Chapter 7 Survival and causes of death of UK adult patients
on renal replacement therapy in 2007: national and centre-
specific analyses. Nephron Clin Pract. 2009;111 Suppl 1:c113-
39
3. Dong Chan Jin. Current status of Dialysis Therapy in Korea.
Korean J Intern Med 2011; 26: 123-131.
4. Iseki K, Shinzato T, Nagura Y, Akiba T. Factors influencing
long-term survival in patients on chronic dialysis. Clin Exp
Nephrol. 2004 Jun;8(2):89-97.
5. Jeremy Levy, Edwina Brown, Christine Daley, Anastasia
Lawrence (2009). Death in dialysis patient. Principles of
dialysis. Oxford Handbook of Dialysis. 3th Edition, pp 566-
568. Oxford Press.
6. Ji- Young Choi, Hye Min Jang, Jongha Park (2013). Survival
advantage of peritoneal dialysis relative to hemodialysis in the
early period of incident dialysis patients: A nationawide
prospective propensity-matched study in Korea. Vol 8, Issue
12, Dec 2013. PLOS one/ www.plosone.org
7. Oliver T Browne, Victoria Allgar and Sunil Bhandari (2014).
Analysis of factors predicting mortality of new patients
commencing renal replacement therapy 10 years of follow-up.
BMC Nephrology 2014,15-20
8. Sawhney S, Djurdjev O, Simpson K, Macleod A, Levin A.
Survival and dialysis initiation: comparing British Columbia and
Scotland registries. Nephrol Dial Transplant. 2009
Oct;24(10):3186-92
9. Seyed Seifollah Beladi Mousavi, Fatemeh Hayati, , Ehsan
Valavi, Fazlollah Rekabi; Marzieh Beladi Mousavi.
Comparison of Survival in Patients with End-Stage Renal
Disease. Receiving Hemodialysis versus Peritoneal Dialysis.
Saudi J Kidney Dis Transpl 2015;26(2):392-397
10. The Japanese Society for Dialysis Therapy (2011). Survival rate
of chronic hemodialysis in Japan. Journal of the JSDT 44(1): 1-
36.
11. Uchida K, Shoda J, Sugahara S et al. Comparision and
survival of patients receiving hemodialysis and peritoneal
dialysis in a single center. Adv Perit Dial 2007; 23; 144-149
12. United States Renal Data system (USRDS) Coordinating
Center(2008). Annual report of United States data system
[Internet]. Lifetimes in the 2008 report. Available from:
Ngày nhận bài báo: 13/05/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/06/2015
Ngày bài báo được đăng: 05/08/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thoi_gian_song_con_va_nguyen_nhan_tu_vong_o_benh_nhan_than_n.pdf