Thói quen chăm sóc răng miệng của cư dân quận 5 thành phố Hồ Chí Minh

Liên quan thói quen răng miệng và các yếu tố dân số -xã hội Không có sự khác biệt về tần suất chải răng, thời lượng chải răng, cách chải răng giữa các nhóm tuổi (p>0.05) - Nhóm tuổi 35-44, 45-54 thường xuyên đi khám răng định kỳ hơn so với nhóm tuổi 55- 64, 65-75. - Nữ thường xuyên chải răng, chải răng trước khi ngủ, chải răng lâu hơn nam (p<0,01). Nữ thường xuyên đi khám răng định kỳ (34%) hơn so với nam (p<0,05). - Có sự khác biệt có ý nghĩa về thói quen khám răng giữa các nhóm nghề nghiệp khác nhau (p<0,01). Công chức viên chức khám răng miệng định kỳ thường xuyên hơn. - Có sự khác biệt có ý nghĩa về thói quen chải răng giữa nhóm Kinh (Việt) và Hoa (p<0,5). Người Việt dùng bàn chải, tăm tre, chỉ tơ nha khoa hơn người Hoa (p<0,05). Người Hoa ít đi khám răng định kỳ so với người Việt (p<0,01). - Có sự khác biệt có ý nghĩa về thói quen chải răng do trình độ văn hóa khác nhau (p<0,05). Người càng có trình độ cao thì thói quen khám định kỳ, số lần khám định kỳ thường xuyên hơn. - Không ghi nhận có sự khác biệt về thói quen chải răng với các nhóm có thu nhập khác nhau (p>0,05), ngoại trừ tần suất thay bàn chải răng (p<0,05). Nhóm có thu nhập cao dùng chỉ tơ nha khoa nhiều hơn. - Người có thu nhập cao thường xuyên khám răng định kỳ và số lần khám răng định kỳ nhiều hơn so với các nhóm khác (p<0,01).

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thói quen chăm sóc răng miệng của cư dân quận 5 thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
74 THÓI QUEN CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CỦA CƯ DÂN QUẬN 5 TP. HỒ CHÍ MINH Ngô Thị Mỹ Hòa*, Ngô Đồng Khanh** TÓM TẮT Thói quen, môi trường là 2 yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đối với bệnh răng miệng. Mục tiêu: của nghiên cứu nhằm đánh giá thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng của cư dân quận 5 TP HCM liên quan đến các yếu tố dân số xã hội, tuổi, giới, nghề ngiệp, trình độ văn hóa. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang với bộ câu hỏi tự điền và bảng quan sát được thực hiện trên 565 cư dân từ 35 tuổi đến 75 tuổi đã và đang sinh sống tại quận 5 TP HCM theo phương pháp chọn mẫu cụm-phân tầng nhiều bậc. Kết quả: cho thấy 60% cư dân có thói quen chải răng 2 lần/ ngày, 79% người thường xuyên dùng bàn chải răng, 26% khám răng 1 lần/năm. Nhóm tuổi 35 đến 54 thường xuyên đi khám răng định kì hơn nhóm > 55 tuổi và nữ > nam. Kết luận: Có sự khác biệt về thói quen chăm sóc răng miệng giữa các nhóm về nghề nghiệp (công chức viên chức chăm sóc răng miệng tốt hơn), về dân tộc(người Việt có thói quen chăm sóc răng miệng nhiều hơn người Hoa), về trình độ văn hóa(người có trình độ cao có thói quen chăm sóc răng miệng thường xuyên hơn người có trình độ thấp), về thu nhập(người thu nhập cao có sự quan tâm chăm sóc răng miệng nhiều hơn người thu nhập thấp). Kết quả cũng cho thấy mặc dù đa số cư dân Q5 đều có thói quen cơ bản về chăm sóc răng miệng nhưng chưa đồng đều, trong các tầng lớp xã hội. ABSTRACT ORAL CARE HABIT OF POPULATION LIVING IN DISTRICT 5, HOCHIMINH CITY Ngo Thi My Hoa, Ngo Dong Khanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 2 - 2009: 72 - 81 Habit and environment are two factors influencing on oral health status. The objective of this study was to evaluate oral care habit of the population of District 5 and to correlate it with social and demographical parameters, sex and age, professions and educational level. Methods: Through multistratified cluster sampling, 565 people aged 35 to 75 years old were selected. A cross- sectional survey based on questionaire and direct interview was performed. Results: showed that 60% had the habit of toothbrushing twice a day; 79% used toothbrush on a regular basis, 26% went for dental visit once a year, the age group from 35 to 54 years old more often than the group above 55, and females did it more often than males. Conclusion: There was significant differences between professional groups (government employees had better oral care habit), ethnic groups (Viet ethnics over Chinese ethnics), groups with different income (high income over low income). It was concluded that, in general, basic oral care habit could be considered as satisfactory among people of District 5, however it was subjected to variations between different social classes. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ nhiều thập kỷ qua, bệnh răng miệng ở các nước đang phát triển là vấn đề rất đ áng quan tâm. Trong mô hình bệnh răng miệng này, bệnh sâu răng và nha chu là hai bệnh có tỷ lệ hiện mắc rất cao và có xu hướng ngày càng gia tăng. Dưới góc độ nha khoa công cộng, bệnh sinh bệnh sâu răng và nha chu chịu tác động bởi một hệ thống mạng lưới nguyên nhân. Trong số các yếu tố tác động này, thói quen và môi trường sống là hai yếu tố giữ một vai trò khá quan trọng(4,6,14). Ngoài ra trên bình * Khoa RHM, Bệnh viện đa khoa Quận 5, TP. HCM ** Bệnh viện RHM Trung Ương TP. HCM 75 diện xã hội, các yếu tố như: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tình trạng kinh tế của cá nhân đều có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng, vệ sinh răng miệng cho mỗi cá nhân và cộng đồng(13,16). Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh là một quận nội thành có nhiều đặc điểm riêng về kinh tế, văn hóa, xã hội và cộng đồng dân cư Việt, Hoa ở đây cũng có những tập quán, thói quen cách sống với những nét khác biệt. Xác định thói quen CSRM và các yếu tố ảnh hưởng sẽ cần thiết cho việc thiết lập và thực hiện một chương trình CSSKRM một cách hiệu quả. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá thói quen CSSKRM của cư dân Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh và phân tích mối liên quan giữa thói quen CSSKRM với các yếu tố dân số-xã hội (tuổi, giới, nghề nghiệp, dân tộc, trình độ văn hóa, tình trạng kinh tế). Từ đó có cơ sở đề ra kế hoạch chăm sóc sức khỏe răng miệng cho nhân dân thích hợp, khả thi và đạt hiệu quả. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện dựa vào thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả có sử dụng bộ câu hỏi tự điền và bảng quan sát. Mẫu và phương pháp chọn mẫu - Mẫu nghiên cứu gồm 565 cá nhân tuổi từ 35 -75 tuổi sinh sống tại Quận 5 TP Hồ Chí Minh - Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu cụm-phân tầng nhiều bậc: Dựa phân loại tình trạng kinh tế-xã hội nhóm phường. Chọn phường theo tỉ lệ quy mô dân số (pps). Mỗi phường chọn tổ dân phố (cụm) theo tỷ lệ quy mô dân số. Chọn ngẫu nhiên hộ gia đình theo cách chọn ngẫu nhiên hệ thống. Khảo sát tất cả những người trong hộ với độ tuổi từ 35 trở lên. Phương tiện nghiên cứu Bộ câu hỏi tự điền: Bộ câu hỏi tự điền được sử dụng để thu thập những thông tin về kiến thức chung trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, thói quen chăm sóc răng miệng, tình trạng tuổi, giới, nghề nghiệp, dân tộc,trình độ văn hóa,tình trạng kinh tế. Bộ câu hỏi gồm 7 phần. Tổng số câu hỏi là 26. Bảng quan sát: Quan sát việc sử dụng kem đánh răng và bàn chải răng,tình trạng bàn chải, cách bảo quản bàn chải Phương pháp nghiên cứu Nhóm điều tra gồm 2 Bác sĩ RHM và 2 Y sĩ RTE. Các điều tra viên được tập huấn về mục đích, ý nghĩa của điều tra này, cách phỏng vấn đối tượng nghiên cứu dưới dạng bộ câu hỏi tự điền, cách kiểm tra, giám sát bộ câu hỏi, phân loại và đóng phiếu điều tra sau mỗi buổi làm việc. Nhóm điều tra thảo luận và góp ý về bộ câu hỏi, cách thức tiến hành, tiến trình tổ chức... Tỷ lệ phần trăm nhất trí giữa các điều tra viên trong quá trình định chuẩn là 98,7%. Phân loại biến số nghiên cứu Các biến về dân số-xã hội dựa vào phân loại chung của Petersen P.E. và tiêu chí thống kê Việt Nam. Kiến thức về chăm sóc sức khỏe răng miệng được phân loại như sau: Số câu ñúng Mức hiểu biết Tốt Trung bình Kém Hiểu biết về sức khỏe răng miệng 8-9 5-7 < 5 Nguyên nhân sâu răng 3 2 1 Cách phòng ngừa sâu răng 5-6 3-4 <3 Nguyên nhân VN-VNC 5-6 3-4 <3 Cách phòng ngừa VN-VNC 5 3-4 <3 Hậu quả của VN-VNC 5 3-4 <3 Thức ăn tốt và không tốt cho răng và nướu 10-13 6-9 <6 Xử lý và phân tích dữ liệu Dữ liệu được nhập vào máy tính bằng phần mềm Epi-Data 3.1 có sử dụng chức năng kiểm soát số liệu. Sau đó số liệu được phân tích thống kê với phần mềm ngôn ngữ R phiên bản 2.5 (2007-04-23). Phân phối tần suất của các biến định tính (địa bàn cư ngụ, giới, dân tộc, học vấn, nghề nghiệp, thói quen chải răng và các thói quen chăm sóc răng miệng khác, kiến thức liên quan đến vệ sinh răng miệng, v.v) sẽ được mô 76 tả. Test chi bình phương, test chính xác Fisher được dùng để phân tích mối liên quan giữa thói quen chăm sóc răng miệng và các yếu tố dân số xã hội (giới, tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ văn hóa). Các số thống kê được trình bày với ước lượng điểm và khoảng tin cậy 95%. Các kiểm định với giá trị p<0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê(7,16). KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm cung cấp một số thông tin và cái nhìn khái quát về các yếu tố xã hội và ảnh hưởng của nó đối với thói quen CSRM của cư dân Quận 5 TP Hồ Chí Minh trong độ tuổi từ 35- 75. Phần lớn là tuổi trung niên, trình độ học vấn trung học, nội trợ và chưa có việc làm ổn định, kế đó là kinh doanh nhỏ với thu nhập không cao; gồm 73% là dân tộc Kinh (Việt) và 27% là dân tộc Hoa. Người Hoa ở quận 5 chiếm tỷ lệ cao nhất so với các quận, huyện khác. Các yếu tố về tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp thu nhập (kinh tế) có thể ảnh hưởng đến kiến thức và thói quen chăm sóc răng miệng mà chúng tôi đề cập ở phần dưới đây. Hình 1. Phân bố nhóm dân tộc 10 68 21 21 67 12 0 10 20 30 40 50 60 70 % Nam Nöõ Baûo trôï xaõ hoäi 500.000 ñeán 2 T 2 T – döôùi 5 T HÌNH 3 : TÌNH TRẠNG THU NHẬP THEO GiỚI 0 10 20 30 40 50 60 chưa phổ cập tiểu học trung học ñại học NỮ NAM HÌNH 2: TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA THEO GIỚI Thói quen chăm sóc răng miệng của cộng đồng dân cư Quận 5 Bảng 1. Thói quen chải răng Tần suất chải răng n % Cách chải răng n % Thời lượng chải răng n % Chưa bao giờ 7 (1) Chải ngang 132 (24) Chỉ cần 1 phút 79 (14) Mỗi tháng 1 lần 3 (1) Chải dọc 48 (9) 3 phút 107 (19) Mỗi tháng vi lần 8 (1) Chải ngang +chải dọc 210 (38) 5 phút 72 (13) Mỗi ngày 1 lần 67 (12) Chỉ chải mặt nhai 6 (1) 10 phút 26 (5) Mỗi ngày 2 lần 342 (60) Kiểu xoay tròn 42 (8) Sạch là ñược 212 (38) Mỗi ngày 3 lần 110 (20) Chải lung tung 102 (18) Không chú ý 59 (11) Mỗi ngày >3 lần 28 (5) Không quan tâm 14 (3) 73% 27% Kinh Hoa 77 Thói quen chải răng 2 lần trong ngày chiếm đa phần (60%), kế đến 3 lần trong ngày (20%), chải răng 1 lần trong ngày (12%) nhưng vẫn còn một số ít chưa bao giờ chải răng (1%).và dành thời gian 3 phút cho một lần chải răng là 19%. Có thói quen chải răng ngang kết hợp chải dọc (38%), kế đến là chải ngang (24%), vẫn còn thói quen chải không theo kiểu nào (18% - bảng 1). Những kết quả nghiên cứu này có khác với kết quả nghiên cứu của Harada. S và cộng sự. Có lẽ nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 1 dân số tại trung tâm thành phố nên thói quen này có thể khác với các cư dân nông thôn trong nghiên cứu ở Nhật(6). Bảng 2. Vật dụng làm sạch răng Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thỏang Hiếm khi Chưa bao giờ Vật dụng n % n % n % n % n % Bàn chải răng 445 (79) 107 (19) 3 (1) 0 (0) 5 (1) Tăm tre 113 (20) 159 (29) 72 (13) 32 (6) 178 (32) Tăm nhựa 9 (2) 8 (1) 18 (3) 17 (3) 494 (90) Chỉ tơ nha khoa 26 (5) 20 (4) 22 (4) 10 (2) 474 (86) Than 2 (0) 1 (0) 6 (1) 3 (1) 538 (98) Vỏ cau 6 (1) 1 (0) 28 (5) 14 (3) 501 (91) Khảo sát cho thấy 79% người dân dùng bàn chải răng rất thường xuyên, 20% dùng tăm tre, 5% dùng chỉ tơ nha khoa và ít người dùng than hay vỏ cau. Thói quen sử dụng thức ăn, thức uống: 23% người dùng trái cây tươi vài lần trong tuần. Hơn 50% người ít khi dùng bánh ngọt, nước ngọt. 33% dùng trên vài lần/ngày. Bảng 3. Thói quen đi khám răng miệng Số lần ñi khám răng miệngtrong năm vừa qua n % 1 lần 147 (26) 2 lần 84 (15) 3 lần 29 (5) Hơn 4 lần 25 (4) Không ñi khám răng 215 (39) Không nhớ 57 (10) Số người không đi khám răng định kỳ trong 1 năm chiếm tỷ lệ 39%, đây là 1 tỷ lệ khá cao (bảng 3). Những kết quả này khá tương đồng với một số công trình nghiên cứu trên thế giới(1,2,3,6) Liên quan giữa thói quen chăm sóc răng miệng với các yếu tố dân số-xã hội Liên quan giữa thói quen chăm sóc răng miệng và tuổi Chăm sóc răng miệng là một nhu cầu thiết yếu của mỗi người ở các lứa tuổi. Thói quen chải răng ngay sau khi ăn là cách dự phòng chủ động, đơn giản, dễ làm và ai cũng có thể làm được mà không tốn kém nhiều về thời gian và tiền bạc. Cho đến nay việc chải răng súc miệng vẫn còn nguyên giá trị mặc dù có sự giảm tỷ lệ và mức độ trầm trọng của bệnh sâu răng bằng các biện pháp sử dụng Fluor. Không có sự khác biệt về tần suất chải răng, giữa các nhóm tuổi (p>0,05). Chải răng 2-3 lần/ ngày gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 35-44 và 45-54, chải 1 lần/ ngày với nhóm tuổi lớn 55-64 và 65-75 chiếm đa số. Bảng 4. Liên quan giữa thói quen chăm sóc răng miệng và tuổi 35-44 45-54 55-64 65-75 n % n % n % n % Thói quen chải răng Tần suất chải răng Kiểm ñịnh Fisher p=0,204 Chưa bao giờ 2 (1) 3 (2) 0 (0) 2 (3) Mỗi tháng 1 lần 2 (1) 1 (1) 0 (0) 0 (0) Mỗi tháng vi lần 5 (2) 2 (1) 1 (1) 0 (0) Mỗi ngày 1 lần 19 (8) 16 (10) 17 (17) 15 (25) Mỗi ngày 2 lần 147 (61) 95 (61) 59 (59) 32 (53) Mỗi ngày 3 lần 50 (21) 32 (21) 19 (19) 9 (15) Mỗi ngày >3 lần 16 (7) 6 (4) 4 (4) 2 (3) Bảng 5. Liên quan giữa đi khám răng và tuổi 35-44 45-54 55-64 65-75 n % n % n % n % Thói ñi khám răng miệng Số lần ñi khám răng miệng trong năm ÷2 =24,2 p=0,041 1 lần 70 29 40 26 27 27 10 16 2 lần 37 15 28 18 15 15 4 7 3 lần 14 6 11 7 4 4 0 0 Hơn 4 lần 12 5 7 4 3 3 3 5 Không ñi khám răng 89 37 42 33 42 42 32 52 Không nhớ 18 8 18 12 9 9 12 20 Bảng 5 cho thấy tỷ lệ người dân không đi khám răng trong một năm khá cao và tỷ lệ không đi khám răng tăng dần theo tuổi. Nhóm tuổi 35-44, 45-54 thường xuyên đi khám răng hơn so với lứa tuổi 65-75. 78 Nghiên cứu của Harada.S và Avlund.K cũng cho thấy nét tương đồng trên có lẽ do tuổi cao, sức yếu, những bệnh tật khác và do thiếu người phụ giúp cũng có thể làm ảnh hưởng đến việc siêng năng chải răng, khám răng định kỳ nhưng họ lại được chăm sóc tốt nhờ dịch vụ Bác sĩ nha khoa gia đình. Liên quan giữa thói quen chăm sóc răng miệng và giới Bảng 6. Liên quan giữa thói quen chăm sóc răng miệng và giới Nam Nữ Thói quen chải răng n (%) n (%) Tần suất chải răng Kiểm ñịnh Fisher p=0,005 Chưa bao giờ 2 (1) 5 (1) Mỗi tháng 1 lần 1 (1) 2 (0) Mỗi tháng vài lần 2 (1) 6 (1) Mỗi ngày 1 lần 30 (21) 37 (9) Mỗi ngày 2 lần 81 (55) 251 (61) Mỗi ngày 3 lần 27 (18) 83 (20) Mỗi ngày >3 lần 2 (1) 26 (6) Chải răng trước khi ngủ Kiểm ñịnh Fisher p=0,001 Rất thường xuyên 84 (58) 281 (68) Thường xuyên 20 (14) 78 (19) Thỉnh thoảng 17 (12) 22 (5) Hiếm, ít khi 3 (2) 2 (0) Chưa bao giờ 22 (15) 28 (7) Chải răng trên 3 lần/ngày thì nữ có tỷ lệ cao hẳn so với nam (p<0,01). Chải răng buổi tối trước khi đi ngủ là cần thiết và quan trọng nhất trong ngày. Kết quả ở bảng 6 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong thói quen chải răng buổi tối giữa nam và nữ. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu khác. Nữ có số lần chải răng, sử dụng thêm các dụng cụ làm sạch răng nhiều hơn nam. Những kết quả này chỉ ra rằng hành vi chăm sóc sức khỏe có liên quan đến giới, lối sống và các yếu tố bản thân- xã hội khác(4,7,8,11,12) Bảng 7. Thông tin về thói quen đi khám răng miệng theo giới Nam Nữ Thói quen ñi khám răng miệng n (%) n (%) Số lần ñi khám răng miệng trong năm ÷2=7,09 p=0,214 1 lần 34 (23) 113 (28) 2 lần 21 (14) 63 (15) 3 lần 4 (3) 25 (6) Hơn 4 lần 5 (3) 20 (5) Không ñi khám răng 68 (47) 146 (36) Không nhớ 14 (10) 43 (10) Bảng 7 cho thấy tỷ lệ người không đi khám răng trong một năm thay đổi từ 36%-47% và tỷ lệ nam nhiều hơn nữ. Tỷ lệ đi khám răng này chưa nhiều: khám một lần với 23%-28%, ba và hơn bốn lần rất thấp không đáng kể. Điều này chứng tỏ là giới nữ quan tâm về vệ sinh răng miệng và dự phòng sâu răng tốt hơn nam, nhu cầu thẩm mỹ và lối sống xã hội cũng là một yếu tố thúc đẩy phụ nữ chải răng thường xuyên hơn. Vì vậy, trong quá trình tuyên truyền, giáo dục vệ sinh răng miệng cần nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc khám định kỳ 6 tháng/lần ở các cơ sở Răng Hàm Mặt. Phụ nữ cũng cần có kiến thức chăm sóc răng miệng để cùng với nhà trường thường xuyên theo dõi việc vệ sinh răng miệng cho trẻ, qua đó phòng ngừa hiệu quả nguy cơ sâu răng và nha chu. Liên quan giữa thói quen chăm sóc răng miệng và nghề nghiệp Việc chải răng đều đặn cũng có sự khác biệt giữa các nhóm nghề nghiệp: Chải răng 2 lần ngày thì nhóm kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất (68%) trong khi đó chải răng ngày 3 lần thì nhóm viên chức kỹ thuật cao nhất (28%), vẫn còn có 6% nhóm công nhân lao động chưa bao giờ chải răng nên cần khuyến khích giúp đỡ đối tượng này trong việc phòng ngừa sức khỏe răng miệng. Có 12% công nhân lao động chưa bao giờ chải răng buổi tối. Nhóm kinh doanh có tỷ lệ cao chải răng ngang (29%) nhóm viên chức kỹ thuật chải ngang kết hợp chải dọc (50%) và chải theo kiểu xoay tròn (33%). 79 Bảng 8. Liên quan giữa thói quen chăm sóc răng miệng và nghề nghiệp Công nhân Viên chức Viên chức kỹ thuật Công nhân lao ñộng Già yếu, nội trợ, thất nghiệp Kinh doanh Khác Thói quen chải răng n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) Tần suất chải răng Kiểm ñịnh Fisher p= 0,204 Chưa bao giờ 1 (1) 0 (0) 4 (6) 1 (1) 1 (1) 0 (0) Mỗi tháng 1 lần 1 (1) 0 (0) 2 (3) 0 (0) 0 (0) 0 (0) Mỗi tháng vi lần 2 (2) 0 (0) 0 (0) 3 (2) 3 (3) 0 (0) Mỗi ngày 1 lần 12 (12) 1 (6) 9 (13) 24 (13) 10 (9) 11 (17) Mỗi ngày 2 lần 62 (60) 10 (56) 38 (57) 106 (57) 79 (68) 36 (57) Mỗi ngày 3 lần 17 (16) 5 (28) 12 (18) 43 (23) 19 (16) 14 (22) Mỗi ngày >3 lần 9 (9) 2 (11) 1 (1) 10 (5) 4 (3) 2 (3) Bảng 9. Liên quan giữa sử dụng dụng cụ làm sạch răng và nghề nghiệp Thói quen sử dụng dụng cụ làm sạch răng Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm, Ít khi Chưa bao giờ Dụng cụ làm sạch răng n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) Tăm tre Kiểm ñịnh Fisher p=0,807 Công nhân viên chức 21 (20) 29 (28) 16 (16) 4 (4) 33 (32) Viên chức kỹ thuật 4 (22) 3 (17) 2 (11) 1 (6) 8 (44) Công nhân lao ñộng 14 (21) 23 (35) 5 (8) 2 (3) 22 (33) Già yếu, nội trợ, thất nghiệp 38 (20) 50 (27) 25 (13) 12 (6) 63 (34) Kinh doanh 20 (17) 33 (28) 18 (15) 7 (6) 39 (33) Khác 15 (25) 21 (35) 5 (8) 6 (10) 13 (22) Chỉ tơ nha khoa Kiểm ñịnh Fisher p=0,001 Công nhân viên chức 11 (11) 11 (11) 9 (9) 2 (2) 68 (67) Viên chức kỹ thuật 4 (24) 1 (6) 1 (6) 0 (0) 11 (65) Công nhân lao ñộng 2 (3) 1 (2) 0 (0) 1 (2) 62 (94) Già yếu, nội trợ, thất nghiệp 4 (2) 2 (1) 5 (3) 4 (2) 174 (92) Kinh doanh 3 (7) 5 (4) 5 (4) 0 (0) 104 (89) Khác 2 (3) 0 (0) 2 (3) 3 (5) 53 (88) Có một tỷ lệ dùng chỉ tơ nha khoa rất thường xuỵên: viên chức kỹ thuật (24%), công nhân viên chức (11%), kinh doanh (7%,p<0,001); thường xuyên sử dụng tăm tre thì nhóm công nhân lao động chiếm tỷ lệ cao (35%) (bảng 9). Kết quả nghiên cứu này cũng giống như nghiên cứu của Harada.S và và một số nước châu Á cho thấy tỷ lệ người dùng tăm xỉa răng rất cao kể cả người có trình độ văn hóa cao và địa vị xã hội nhưng điều đáng lưu ý là ở giới công nhân lao động, người thất nghiệp cách sử dụng tăm để lấy thức ăn không đúng có thể để lại hậu quả không tốt sau này(6,13,17). Bảng 10. Liên quan giữa thói quen đi khám răng miệng và nghề nghiệp Công nhân Viên chức Viên chức kỹ thuật Công nhân lao ñộng Già yếu, nội trợ, thất nghiệp Kinh doanh Khác Thói quen ñi khám răng miệng n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) Số lần ñi khám răng / năm χ 2=43,7 p=0,012 1 lần 33 (31) 7 (39) 16 (25) 49 (26) 27 (23) 14 (22) 2 lần 27 (26) 2 (11) 12 (18) 24 (13) 13 (11) 6 (10) 3 lần 5 (5) 0 (0) 5 (8) 12 (6) 6 (5) 1 (2) Hơn 4 lần 7 (7) 0 (0) 0 (0) 6 (3) 7 (6) 5 (8) Không ñi khám răng 22 (21) 7 (39) 23 (35) 75 (40) 55 (48) 32 (51) Không nhớ 11 (10) 2 (11) 9 (14) 23 (12) 7 (6) 5 (8) 80 Bảng 10 cho thấy tỷ lệ người dân không đi khám răng trong năm cao nhất thuộc về nhóm người già yếu- nội trợ- thất nghiệp (40%) và nhóm kinh doanh (48%). Về số lần đi khám răng định kỳ hoặc đến phòng khám RHM cũng có sự khác nhau ở các nhóm nghề nghiệp. Sự khác biệt giữa các nhóm nghề nghiệp trong thói quen chăm sóc răng miệng phù hợp với nhiều nghiên cứu khác về mối liên hệ giữa hành vi chăm sóc răng miệng và cách sống. Nhóm kinh doanh nhỏ và trung bình dành nhiều thời gian cả ngày ở nơi buôn bán và tiếp xúc khách hàng; trong khi nhóm công nhân viên, viên chức kỹ thuật có sinh họat giờ giấc rõ ràng và ổn định hơn nên có nhiều điều kiện chăm sóc răng miệng hơn. Liên quan giữa thói quen chăm sóc răng miệng và dân tộc Mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán riêng, đây là những thói quen đã ăn sâu trong đời sống xã hội và được mọi người công nhận làm theo. Cộng đồng người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh nói chung và tại Quận 5 nói riêng. Cho đến nay vẫn gìn giữ được bản sắc, văn hóa dân tộc của mình, vẫn sử dụng nhiều thứ tiếng Hoa trong các sinh hoạt, giao dịch nội bộ và những thói quen riêng trong vấn đề chăm sóc răng miệng. Bảng 11. Liên quan giữa thói quen chăm sóc răng miệng và dân tộc Kinh Hoa Thói quen chải răng n (%) n (%) Tần suất chải răng Kiểm ñịnh Fisher p=0,025 Chưa bao giờ 4 (1) 3 (2) Mỗi tháng 1 lần 3 (1) 0 (0) Mỗi tháng vài lần 8 (2) 0 (0) Mỗi ngày 1 lần 40 (10) 27 (18) Mỗi ngày 2 lần 247 (60) 86 (58) Mỗi ngày 3 lần 81 (20) 29 (19) Mỗi ngày >3 lần 25 (6) 3 (2) Tần suất thay bàn chải răng Kiểm ñịnh Fisher p=0,001 Không ñể ý 39 (10) 18 (12) 2-3 tháng 183 (45) 39 (26) 4 tháng 21 (5) 6 (4) 6 tháng 10 (2) 4 (3) > 6 tháng 15 (4) 5 (3) 12 tháng 3 (1) 1 (1) Bảng 11 cho thấy tỷ lệ việc chải răng ngày 2 lần ở dân tộc Kinh và Hoa được xem như tương đương nhau (60%, 58%) nhưng tỷ lệ người chải răng mỗi ngày từ 3 lần trở lên thì nhóm dân tộc Kinh cao hơn và tỷ lệ chưa bao giờ chải răng thì dân tộc Hoa lại cao hơn. Dân tộc Kinh và Hoa đều có thói quen chải răng buổi tối thường xuyên, tỷ lệ chải răng buổi tối ở người Kinh cao hơn người Hoa (p<0,05).Thói quen chải răng theo cách chải ngang không khác biệt giữa người Kinh và người Hoa (p>0,05), thói quen chải răng theo cách chải ngang kết hợp chải dọc tỷ lệ người Kinh cao hơn người Hoa. Có sự khác biệt có ý nghĩa về việc thay bàn chải theo nhóm dân tộc. 45% nhóm dân tộc Kinh thay bàn chải 3 tháng 1 lần trong năm. Tỷ lệ chưa bao giờ dùng bàn chải người Hoa cao hơn người Kinh. Người Hoa ăn bánh ngọt, uống trà nhiều hơn ngưới Việt (p<0.05). 81 Có sự khác biệt rất có ý nghĩa về việc đi khám răng giữa 2 nhóm dân tộc (p<0,001). Tỷ lệ đi khám răng 1 lần trong năm người Kinh nhiều hơn người Hoa. Ngược lại, không đi khám răng trong năm qua, tỷ lệ người Hoa khá cao so với người Kinh. Liên quan giữa thói quen chăm sóc răng miệng và trình độ văn hóa Tương tự như nhiều nghiên cứu khác trên thế giới, yếu tố trình độ văn hóa có ảnh hưởng đến thói quen chải răng(3,5,7). Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa về tần suất chải răng, thay bàn chải, thời lượng chải răng, cách chải răng (p<0,01). Trình độ văn hóa có ảnh hưởng đến nhận thức thay bàn chải răng: 2 đến 3 tháng thay bàn chải 1 lần ở người có trình độ đại học (49%), kế đến trung học (44%). 45% người có trình độ đại học kết hợp chải răng ngang và chải răng dọc, ở người có trình độ trung học (44%), chải răng không theo cách nào thì nhóm chưa phổ cập có tỷ lệ khá cao (43%). Bảng12. Thói quen chải răng theo trình độ văn hóa Chưa phổ cập Tiểu học Trung học Đại học Thói quen chải răng n (%) n (%) n (%) n (%) Tần suất chải răng Kiểm ñịnh Fisher p=0,001 Chưa bao giờ 2 (2) 4 (4) 0 (0) 1 (1) Mỗi ngày 1 lần 10 (11) 22 (21) 31 (11) 4 (6) Mỗi ngày 2 lần 55 (59) 59 (56) 179 (62) 40 (56) Mỗi ngày 3 lần 18 (19) 16 (15) 60 (21) 16 (23) Mỗi ngày >3 lần 5 (5) 3 (3) 11 (4) 9 (13) Cách chải răng Kiểm ñịnh Fisher p=0,001 Chải ngang 23 (25) 36 (35) 67 (23) 6 (8) Chải dọc 4 (4) 7 (7) 27 (9) 10 (14) Chải ngang +chải dọc 21 (23) 31 (30) 126 (44) 32 (45) Chỉ chải mặt nhai 1 (1) 1 (1) 3 (1) 1 (1) Kiểu xoay tròn 1 (1) 5 (5) 18 (6) 18 (25) Chải lung tung 40 (43) 18 (17) 40 (14) 4 (6) Không quan tâm 2 (2) 6 (6) 6 (2) 0 (0) 0 1 2 1 96 2 1 1 1 95 4 4 4 2 86 19 9 10 3 59 0 20 40 60 80 100 120 Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm , khi Chưa bao giờ Chưa phổ cập Tiểu học Trung học Đại học HÌNH 4: THÓI QUEN DÙNG CHỈ TƠ NHA KHOA THEO TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA 82 Việc sử dụng chỉ tơ nha khoa có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm có trình độ đại học và nhóm học vấn từ trung học trở xuống (p<0,001). Việc chọn lựa thức ăn, thức uống có khác nhau giữa các nhóm có trình độ văn hóa khác nhau (p<0,05). Bảng 13. Liên quan giữa thói quen đi khám răng miệng và trình độ văn hóa Chưa phổ cập Tiểuhọc Trunghọc Đại học Thói ñi khám răng miệng n (%) n (%) n (%) n (%) Số lần ñi khám răng miệng/năm ÷2=62,2 p=0,001 1 lần 26 (27) 17 (16) 82 (29) 22 (31) 2 lần 6 (6) 7 (7) 57 (20) 14 (20) 3 lần 3 (3) 7 (7) 16 (6) 3 (4) Hơn 4 lần 0 (0) 3 (3) 13 (5) 9 (13) Không ñi khám răng 53 (55) 58 (55) 88 (31) 16 (23) Không nhớ 8 (8) 13 (12) 29 (10) 7 (10) Số lần đi khám răng một lần hoặc nhiều lần trong năm, các nhóm có trình độ văn hóa thấp thực hiện ít hơn nhóm có trình độ trung học trở lên. Hình ảnh này nói lên mối liên quan giữa kiến thức và thói quen chăm sóc răng miệng như theo các y văn, những dịch vụ nha khoa thường được những người có trình độ học vấn cao sử dụng và thói quen vệ sinh răng miệng cũng tương tự(1,2,3,6,14). Kết quả khảo sát cho thấy cần có các biện pháp phổ biến tuyên truyền việc giữ gìn vệ sinh răng miệng, tập trung các dụng cụ hỗ trợ vệ sinh răng miệng mới (chỉ nha khoa) và các phương thức phòng ngừa sâu răng, tăng cường việc giáo dục, hướng dẫn cách chải răng cho cá nhân hoặc trong cộng đồng; và đặc biệt chú ý thành phần dân cư có trình độ văn hóa thấp hoặc học sinh bậc tiểu học. Liên quan giữa thói quen chăm sóc răng miệng và tình trạng kinh tế Tình trạng kinh tế của mẫu cư dân Quận 5 được phản ánh qua phân bổ mức thu nhập, Chúng tôi tạm chia tình trạng kinh tế theo các mức thu nhập này là: thấp-trung bình-khá. Theo các nhà nghiên cứu Y-Xã hội học, hoàn cảnh KT-XH của mỗi người có liên quan ảnh hưởng lên hoạt động sức khỏe và qua đó tác động lên tình hình SKRM của người đó. Một người với mức KT-XH cao (thu nhập, nghề nghiệp, học vấn) thường có sự quan tâm, cách nhìn tích cực về SKRM và có các hành động chăm sóc răng thích hợp hơn so với một người có mức kinh tế xã hội thấp(2,4,8). Bảng 14. Liên quan giữa thói quen chải răng và tình trạng kinh tế BTXH - 500.000 500.000-< 2triệu 2triệu-< 5triệu Thói quen chải răng n (%) n (%) n (%) Tần suất chải răng Kiểm ñịnh Fisher p=0,821 Chưa bao giờ 0 (0) 4 (2) 0 (0) Mỗi tháng 1 lần 0 (0) 3 (1) 0 (0) 83 Mỗi tháng vài lần 1 (2) 4 (2) 0 (0) Mỗi ngày 1 lần 9 (14) 31 (12) 5 (9) Mỗi ngày 2 lần 36 (55) 149 (59) 37 (65) Mỗi ngày 3 lần 16 (24) 54 (21) 11 (19) Mỗi ngày >3 lần 3 (5) 9 (4) 4 (7) Thời ñiểm chải răng trong ngày Thức dậy 65 (98) 252 (100) 53 (100) Sau ăn sáng 5 (45) 26 (39) 7 (64) Sau ăn trưa 19 (83) 76 (70) 22 (85) Sau ăn tối 13 (72) 55 (61) 12 (80) Trước khi ñi ngủ 48 (96) 186 (96) 46 (100) Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tần suất chải răng, thời điểm chải răng, tần suất chải răng trước khi ngủ, thời lượng chải răng giữa các nhóm có mức sống kinh tế khác nhau (p>0,05). Điều này có thể lý giải dù có nghèo, nhưng hiểu biết tốt thì ý thức và hành vi chải răng thường xuyên vẫn tốt. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả của Harada. S và cộng sự(6). Nước súc miệng vẫn chưa được sử dụng rộng rãi và tỷ lệ tăng dần theo mức thu nhập (26%, 35%, 42%). Bảng15. Liên quan giữa thói quen đi khám răng miệng và thu nhập BTXH- 500.000 500.000- <2triệu 2triệu- <5triệu Thói quen ñi khám răng miệng n (%) n (%) n (%) Số lần ñi khám răng miệng trong năm ÷2=21 p=0,021 1 lần 14 (21) 72 (28) 13 (23) 2 lần 12 (18) 50 (20) 10 (18) 3 lần 6 (9) 11 (4) 7 (12) Hơn 4 lần 1 (1) 12 (5) 7 (12) Không ñi khám răng 30 (44) 86 (34) 12 (21) Không nhớ 5 (7) 23 (9) 8 (14) Sự khác biệt (về tỷ lệ không đi khám răng trong một năm) có ý nghĩa thống kê khá rõ nét: người nghèo nhiều thì ít đi khám hơn người nghèo ít, và người có thu nhập cao hơn thì có sự quan tâm và có điều kiện hơn để đi khám răng miệng định kỳ. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu về “Kiến thức và thói quen chăm sóc răng miệng của cư dân quận 5, TP Hồ Chí Minh”, chúng tôi có một số kết luận như sau: Về thói quen chăm sóc răng miệng: 60% có thói quen chải răng 2 lần/ ngày, 97% có thói quen súc miệng trước khi ngủ. - 79% người rất thường xuyên dùng bàn chải răng, 20% dùng tăm tre. Chỉ 5% người dùng chỉ tơ nha khoa. - Khi không có bàn chải, 61% người dùng tăm xỉa răng và 52% chọn súc miệng. 84 - 26% khám răng 1 lần/ năm. 39% không đi khám răng định kỳ. 14% chưa đi khám răng bao giờ. Liên quan thói quen răng miệng và các yếu tố dân số -xã hội Không có sự khác biệt về tần suất chải răng, thời lượng chải răng, cách chải răng giữa các nhóm tuổi (p>0.05) - Nhóm tuổi 35-44, 45-54 thường xuyên đi khám răng định kỳ hơn so với nhóm tuổi 55- 64, 65-75. - Nữ thường xuyên chải răng, chải răng trước khi ngủ, chải răng lâu hơn nam (p<0,01). Nữ thường xuyên đi khám răng định kỳ (34%) hơn so với nam (p<0,05). - Có sự khác biệt có ý nghĩa về thói quen khám răng giữa các nhóm nghề nghiệp khác nhau (p<0,01). Công chức viên chức khám răng miệng định kỳ thường xuyên hơn. - Có sự khác biệt có ý nghĩa về thói quen chải răng giữa nhóm Kinh (Việt) và Hoa (p<0,5). Người Việt dùng bàn chải, tăm tre, chỉ tơ nha khoa hơn người Hoa (p<0,05). Người Hoa ít đi khám răng định kỳ so với người Việt (p<0,01). - Có sự khác biệt có ý nghĩa về thói quen chải răng do trình độ văn hóa khác nhau (p<0,05). Người càng có trình độ cao thì thói quen khám định kỳ, số lần khám định kỳ thường xuyên hơn. - Không ghi nhận có sự khác biệt về thói quen chải răng với các nhóm có thu nhập khác nhau (p>0,05), ngoại trừ tần suất thay bàn chải răng (p<0,05). Nhóm có thu nhập cao dùng chỉ tơ nha khoa nhiều hơn. - Người có thu nhập cao thường xuyên khám răng định kỳ và số lần khám răng định kỳ nhiều hơn so với các nhóm khác (p<0,01). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Avlund K et al. (2003). “Social relation as determinants of oral health among persons over the age of 80 years”. Community Dent Oral Epidermiol, 31: pp.454-62. 2. Brook U, Heim M, Alkalai Y (1966).” Attitude, knowledge and habits of high school pupils in Israel regarding oral health”, Patient Education and Counseling 27, pp. 171-175. 3. Chen MS, Hunter P (1996). “Oral health and quality of life in New Zealand: a social perspective”, Center for Health Administration Studies, School of Social Service Administration. The University of Chicago, Vol. 43, No 8, pp. 1213, 1222 4. Đào Thị Hồng Quân (1999).” Xã hội học và Sức khỏe răng miệng” Giáo trình Nha khoa Công cộng tập 2,Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y-Dược TP Hồ Chí Minh, tr. 133,134,142,143,144,146,148. 5. Gibson S, Milliam S (1999). “Dental caries in pre-school children: associations with social class, toothbrushing habit and consumption of sugar and sugar-containing foods. Futher analysis of data from the National Diet and Nutrition Survey of children aged 1.5-4.5 years”. Caries Res, 33(2): pp. 101-13 6. Harada S, Akhter R, Kurita K, et al (2005). “Relationships between lifestyle and dental health behaviours in a rural population in Japan” Community Dent Oral Epidemiol, 33: pp. 17-24. 7. Hoàng Trọng Hùng, Đào Thị Hồng Quân (2000). Bước đầu khảo sát kiến thức, hành vi của các bà mẹ, giáo viên và tình hình sức khỏe răng miệng của trẻ mẫu giáo 6 tuổi tại Quận 3 TP Hồ Chí Minh, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học RHM. 8. Kinane DF, Peterson M, Panagiota G (2006). “Environmental and the other modifying factors of the periodontal diseases”, Periodontology 2000, 40: pp 107-119. 9. Lê Thị Kim Oanh (2002). Khảo sát kiến thức và tình trạng Vệ sinh răng miệng của học sinh tiểu học Long An, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y-Dược TP Hồ Chí Minh. 10. Nguyễn Cẩn (2000), Giáo trình Nha chu, Bộ môn Nha chu, khoa RHM, Trường Đại học Y- Dược TP.HCM 11. Ngô Đồng Khanh, Vũ Thị Kiều Diễm và cs. “Kết quả điều tra kiến thức, thái độ, hành động (K.A.P) về phòng và điều trị bệnh răng miệng của nhân dân”, Kỷ yếu công trình khoa học 1975-1993, Viện RHM TP Hồ Chí Minh, Bộ Y Tế, tr.21-24. 12. Ngô Thị Bích Liên (2004). Kiến thức, thói quen Chăm sóc răng miêng của các bà mẹ và tình trạng sâu răng của trẻ 3 tuổi tại Quận 5, TP Hồ Chí Minh, Tiểu luận tốt nghiệp Bác sĩ RHM, Trường Đại học Y-Dược TP Hồ Chí Minh. 13. Trần Thúy Nga, Phan Thị Thanh Yên, Phan Ái Hùng, Đặng Thị Nhân Hòa (2004). Nha khoa trẻ em, Nxb Y học, tr.156 85 14. Phan Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001). “Vị trí, chức năng và các đặc trưng của nghiên cứu xã hội học. Nghiên cứu xã hội học-các bước tiến hành và những đặc trưng cơ bản của nghiên cứu xã hội học”, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà nội, tr. 46, 50, 51, 80, 81, 83,108, 149, 184, 209- 238. 15. Trần Đức Thành (2002). Tình hình sức khỏe răng miệng của trẻ 12 tuổi tại Ninh Thuận, Luận án Bác sĩ Chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y- Dược TP Hồ Chí Minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthoi_quen_cham_soc_rang_mieng_cua_cu_dan_quan_5_thanh_pho_ho.pdf
Tài liệu liên quan