Thống kê quốc tế và hội nhập nền kinh tế phi chính thức
Kết luận
Đối với một số loại hoạt động kinh tế nhất định, nhằm đảm bảo tính nhất quán của
các chỉ tiêu thống kê, khối lượng của nền kinh tế ngầm và phi chính thức được xác định cho
toàn bộ nước Nga, được phân bổ cho các vùng tương ứng với sản lượng và giá trị gia tăng
của vùng (Nikulina, Chistnikova, Lyschikova, & Orlova, 2013). Việc điều chỉnh các chỉ tiêu
kinh tế vĩ mô được thực hiện cho toàn bộ các dữ liệu của các doanh nghiệp được khảo sát.
Việc điều chỉnh cũng được tiến hành cho các hoạt động kinh tế ngầm và phi chính thức
theo từng loại hoạt động kinh tế. Phương pháp điều chỉnh khối lượng sản xuất, bao gồm cả
hoạt động kinh tế ngầm và phi chính thức được thiết kế để đảm bảo mắc lỗi thấp nhất có
thể trong việc xây dựng các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Điều này có nghĩa là nó không nhằm
mục đích xác định khối lượng thực tế của nền kinh tế chưa được quan sát mà nhằm tính
toán các sửa đổi làm giảm độ chính xác của dữ liệu thu được từ các cuộc điều tra thống kê
chính thức.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thống kê quốc tế và hội nhập nền kinh tế phi chính thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24
THỐNG KÊ QUỐC TẾ VÀ HỘI NHẬP
NỀN KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC
Tóm tắt:
Nền kinh tế phi chính thức bao gồm hơn một nửa lực lượng lao động toàn cầu và hơn
90% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trên toàn thế giới. Tỷ lệ cao của nền kinh tế phi chính thức
là một thách thức lớn với quyền của người lao động, doanh nghiệp, doanh thu, phạm vi hành
động của chính phủ. Vì vậy việc chuyển đổi nền kinh tế phi chính thức sang nền kinh tế chính
thức là một việc làm cần thiết. Tại bài viết này, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) trình bày
nguyên nhân của phi chính thức và những chiến lược, chính sách của họ để chính thức hóa
nền kinh tế phi chính thức.
Nền kinh tế phi chính
thức1 bao gồm hơn một nửa
lực lượng lao động toàn cầu
và hơn 90% doanh nghiệp
nhỏ và siêu nhỏ trên toàn
thế giới. Tính phi chính thức
là đặc điểm quan trọng của
thị trường lao động trên thế
giới với hàng triệu đơn vị
kinh tế hoạt động và hàng
trăm triệu công nhân theo
đuổi cuộc sống của họ trong
điều kiện không chính thức.
Thuật ngữ "kinh tế phi
chính thức" bao gồm một sự
đa dạng rất lớn về các tình
huống và hiện tượng. Thật
vậy, nền kinh tế phi chính
thức biểu hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau trong
và ngoài các nền kinh tế.
Các quy trình và các phương
pháp chính thức nhằm tạo
thuận lợi cho quá trình
chuyển đổi sang chính thức
cần phải được điều chỉnh
cho phù hợp với hoàn cảnh
cụ thể mà các quốc gia và
loại hình đơn vị kinh tế hoặc
công nhân phải đối mặt.
Công việc trong nền
kinh tế phi chính thức
thường có đặc điểm là nơi
làm việc nhỏ hoặc không xác
định, điều kiện làm việc
không an toàn và vệ sinh,
trình độ tay nghề và năng
suất thấp, thu nhập thấp
hoặc không thường xuyên,
số giờ làm việc nhiều và
thiếu sự tiếp cận với thông
tin, thị trường, tài chính, đào
tạo và công nghệ. Người lao
động trong khu vực kinh tế
phi chính thức không được
luật lao động và bảo trợ xã
hội công nhận, đăng ký, điều
chỉnh hay bảo vệ. Nguyên
nhân cốt lõi của sự phi chính
thức là nó bao gồm các yếu
tố liên quan đến bối cảnh
kinh tế, các khung luật pháp,
điều chỉnh, chính sách và
một số yếu tố quyết định
cấp độ thấp như: Trình độ
học vấn thấp, phân biệt đối
xử, nghèo đói và như đã đề
cập ở trên việc thiếu sự tiếp
cận với các nguồn lực kinh
tế, tài sản, dịch vụ tài chính,
các dịch vụ kinh doanh khác
và thị trường. Tỷ lệ cao của
nền kinh tế phi chính thức là
một thách thức lớn đối với
quyền của người lao động và
điều kiện làm việc tốt và có
ảnh hưởng tiêu cực tới các
doanh nghiệp, doanh thu
công, phạm vi hoạt động của
chính phủ, tính đúng đắn
của các thể chế và cạnh
tranh công bằng.
Nghị quyết và Kết luận
tại Hội thảo Lao động Quốc
tế (ILC) năm 2002 về việc
làm bền vững và kinh tế phi
chính thức là một mốc quan
trọng trong cách tiếp cận
25
tích hợp của ILO đối với nền
kinh tế phi chính thức. Nó
làm giải thích rằng thuật ngữ
"kinh tế phi chính thức" bao
hàm "tất cả các hoạt động
kinh tế của người lao động
và các đơn vị kinh tế được
thành lập theo luật hoặc tự
hoạt động trong thực tế -
không được luật pháp bảo
trợ toàn bộ hoặc một phần".
Thuật ngữ này sau 13 năm
đã được xác nhận trong
Khuyến nghị của ILO liên
quan đến sự chuyển đổi từ
nền kinh tế phi chính thức
sang nền kinh tế chính thức,
năm 2015 (Khuyến nghị số
204), làm rõ thêm rằng thuật
ngữ không bao gồm các hoạt
động bất hợp pháp và thuật
ngữ "các đơn vị kinh tế"
trong định nghĩa đề cập đến
các đơn vị (a) sử dụng lao
động được thuê; (b) các cá
nhân tự kinh doanh và (c)
hợp tác xã, các đơn vị kinh
tế xã hội và đoàn thể.
Khuyến nghị 204 là một
điểm mốc lịch sử cho thế
giới công việc vì nó là tiêu
chuẩn quốc tế đầu tiên tập
trung hoàn toàn vào nền
kinh tế phi chính thức.
Để thúc đẩy việc làm
bền vững, cần phải có một
chiến lược toàn diện và tích
hợp xuyên suốt nhiều lĩnh
vực chính sách và liên quan
đến một loạt các tác nhân
thể chế và xã hội dân sự
nhằm loại bỏ các khía cạnh
tiêu cực của đặc tính phi
chính thức, đồng thời giữ lại
được đặc trưng tạo nhiều
việc làm và tạo thu nhập
tiềm năng của khu vực kinh
tế phi chính thức. Cần
khuyến khích việc bảo vệ và
việc kết hợp người lao động
và các đơn vị kinh tế trong
nền kinh tế phi chính thức
vào nền kinh tế chính thức.
Tiếp sau sự chấp thuận
Khuyến nghị 204, Cơ quan
Quản lý của Tổ chức Lao
động Thế giới (ILO) tại kỳ
họp thứ 325 đã thông qua
chiến lược thực hiện bao
gồm bốn thành phần có liên
quan đến nhau, đó là: (1)
Chiến dịch nâng cao nhận
thức và tuyên truyền; (2)
Xây dựng năng lực của các
thành phần ba bên; (3) Phát
triển và phổ biến kiến thức;
và (4) Hợp tác quốc tế và
quan hệ đối tác. Chiến lược
chính thức hóa được xây
dựng theo Lĩnh vực tầm
quan trọng cốt lõi trước
đây có thể được tóm tắt như
trong Hộp 12
Mối quan hệ giữa
Chương trình nghị sự hợp
thức hóa việc làm (DWA)
và Mục tiêu phát triển
bền vững (SDG)
Phi chính thức được đề
cập trực tiếp trong một mục
tiêu SDG, cụ thể là mục tiêu
SDG 8.3: "Thúc đẩy các
chính sách phát triển có định
hướng nhằm hỗ trợ các hoạt
động sản xuất, tạo việc làm
tốt, kinh doanh, sáng tạo và
đổi mới và khuyến khích
chính thức hóa và tăng
trưởng các doanh nghiệp
siêu nhỏ - nhỏ - vừa bao
gồm cả việc tiếp cận với các
dịch vụ tài chính". Tuy nhiên,
theo cách gián tiếp, nhiều
mục tiêu SDG được bổ sung
tập trung vào nghèo đói
(SDG 1), bình đẳng giới
(SDG 5), bình đẳng (SDG
10), các thể chế (SDG 16) và
quan hệ đối tác (SDG 17) có
liên quan đến khu vực phi
chính thức và sẽ được hưởng
lợi từ các chương trình nhằm
mục đích từng bước chính
thức hoá nền kinh tế phi
chính thức. Kỳ vọng trọng
tâm của Chương trình nghị
sự 2013 về sự phát triển bền
vững là không bỏ lại một ai
ở phía sau, điều này chắc
chắn được sự hưởng ứng
của hàng tỷ người lao động
của khu vực kinh tế phi
chính thức trên toàn thế giới.
Một điều quan trọng là tình
trạng thiếu hụt lao động hiện
nay ảnh hưởng đến nền kinh
tế phi chính thức điều này
giúp các lao động thuộc khu
vực kinh tế phi chính thức có
cơ hội thoát khỏi tình huống
đói nghèo do làm việc.
26
Hộp 1: Các chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế chính thức
1. Các chính sách mục tiêu cho các nhóm
công nhân và các đơn vị kinh tế cụ thể
trong nền kinh tế phi chính thức:
• Chính thức hoá các doanh nghiệp nhỏ
và siêu nhỏ
• Tiếp cận theo ngành đối với việc chính
thức hóa
• Các hình thức làm việc phi chính
thức và chính thức hoá
2. Các chính sách nhằm lái cơ cấu của tính phi
chính thức:
• Mở rộng phạm vi của bảo hiểm xã hội
• Cải thiện việc tuân thủ pháp luật (bao gồm cả
với các tiêu chuẩn lao động quốc tế)
• Các thể chế thị trường lao động và chính thức
hoá
• Tổ chức lao động không chính thức và người
sử dụng lao động
• Cách tiếp cận tổng hợp để chính thức hóa
Công việc của ILO về
chính thức hoá nền kinh tế
phi chính thức phụ thuộc vào
hiệu quả chính sách cụ thể,
nhưng trong thực tế nó liên
quan tới hiệu quả của tất cả
các chính sách khác; tới tất
cả các đơn vị nghiệp vụ của
ILO và tất cả các chủ đề hiện
đã được công bố. Trích dẫn
Kết luận năm 20023:
ILO nên dựa trên chức
năng nhiệm vụ và cơ cấu ba
thành phần của mình để
giải quyết các vấn đề liên
quan đến nền kinh tế phi
chính thức. Một cách tiếp
cận dựa trên thâm hụt việc
làm có giá trị đáng kể nên
được theo đuổi. Cách tiếp
cận này của ILO nên phản
ánh sự đa dạng của các tình
huống và nguyên nhân cơ
bản của chúng được tìm thấy
trong nền kinh tế phi chính
thức. Cách tiếp cận này cần
được làm chi tiết tới tận các
vấn đề như cải thiện quyền
của người lao động, tạo việc
làm phù hợp, bảo trợ xã hội
và đối thoại xã hội. Cách tiếp
cận nên tập trung vào việc
hỗ trợ các nước thành viên
trong việc giải quyết các vấn
đề về quản trị, tạo việc làm
và xóa đói giảm nghèo. ILO
cần tính đến các khó khăn
về mặt khái niệm phát sinh
ra từ sự đa dạng của nền
kinh tế phi chính thức.
Điều hành chính
sách liên ngành
Nền kinh tế phi chính
thức được liệt vào loại “phi
chính thức” bởi vì các thỏa
thuận chính thức, bao gồm
luật và các quy định, không
được áp dụng, quan sát
hoặc áp dụng, quan sát
không đầy đủ. Một yếu tố
quan trọng trong công việc
của ILO là việc chính thức
hóa nền kinh tế phi chính
thức do đó tìm cách cải thiện
dần dần khung pháp lý, việc
tuân thủ pháp luật và phù
hợp các tiêu chuẩn lao động
quốc tế.
Tỷ lệ việc làm phi nông
nghiệp của phụ nữ trong nền
kinh tế phi chính thức so với
nam giới là gần như nhau,
nhưng nghề nghiệp khác
nhau: Nhiều phụ nữ là
những người buôn bán hàng
rong, lao động gia đình
không được đăng ký, lao
động gia đình không được
trả lương hoặc lao động
chân tay trong các nhà máy
phi chính thức. Thêm vào
đó, họ phải đối mặt với một
số yếu tố phi chính thức như
phân biệt đối xử, không
được tiếp cận với các nguồn
lực kinh tế, tài sản, dịch vụ
tài chính và các dịch vụ kinh
doanh khác, cũng như nhu
cầu kết hợp trách nhiệm gia
đình và công việc. Do đó
việc quan trọng là cần phải
27
đưa ra các chiến lược chính
thức về bình đẳng giới.
Những người vận hành
kinh tế phi chính thức và
người lao động thường
không phải là thành viên của
tổ chức lao động chính thức
và do đó thường bị loại ra
khỏi các thể chế chính thức
để đối thoại xã hội. Tuy
nhiên, trong những năm gần
đây, các tổ chức công đoàn
và hiệp hội doanh nghiệp ở
nhiều nước đã bắt đầu vươn
tới nền kinh tế phi chính
thức bằng cách thiết lập ra
"cửa sổ" đặc biệt hoặc các
loại hình thành viên. Hơn
nữa, các công nhân/các nhà
kinh doanh của nền kinh tế
phi chính thức thường thành
lập các tổ chức, hiệp hội và
hợp tác xã để bảo vệ lợi ích
của họ và tạo ra các thực thể
kinh tế có quy mô lớn hơn.
Những người lao động
và người vận hành kinh tế
phi chính thức tham gia các
nghề độc hại hoặc nguy
hiểm như thu gom rác thải
có thể có lợi từ các chương
trình nhằm kết hợp việc bảo
vệ hoặc phục hồi môi trường
với việc cải thiện điều kiện
làm việc.
Quan hệ đối tác
Tính chất đa diện và
tính toàn năng của nền kinh
tế phi chính thức ở tất cả các
vùng và các quốc gia làm
cho nó trở thành một mục
tiêu tiềm năng cho rất nhiều
đối tác. Các thành viên của
Tổ chức Lao động Quốc tế ở
cấp quốc gia và toàn cầu
đang lo ngại về mức độ phi
chính thức (đang tăng lên
chứ không thu hẹp lại ở một
số nước) và thiệt hại mà nó
gây ra cho người dân, hành
tinh và sự thịnh vượng
chung. Nhiều, nếu không
muốn nói là tất cả, các cơ
quan của Liên hợp quốc có
thể góp phần vào việc chính
thức hoá nền kinh tế phi
chính thức theo cách này
hay cách khác, làm cho chủ
đề trở thành một mục tiêu lý
tưởng của các chương trình
chung của Liên hợp quốc ở
cấp quốc gia. Văn phòng ILO
hợp tác với Ngân hàng Thế
giới và các tổ chức khu vực
và quốc tế khác về năng
suất, chi phí và lợi ích của
việc chính thức hoá, với Ủy
ban châu Âu về việc giảm
việc làm không đăng ký ở
châu Âu, với OECD về việc
điều chỉnh nền kinh tế phi
chính thức cùng với Tổ chức
bảo vệ quyền lợi phụ nữ làm
việc phi chính thức: Toàn
cầu hóa và Tổ chức hóa
(WIEGO) và các tổ chức liên
quan khác về thống kê.
Năng lực của ILO
Tính chất đa ngành của
nền kinh tế phi chính thức có
nghĩa là không một đơn vị tổ
chức duy nhất nào của Văn
phòng Lao động Quốc tế độc
quyền về công việc chính
thức hoá; điều này đã được
công nhận vào năm 1998 khi
Tổng giám đốc ILO đưa ra
một chương trình liên Vụ về
nền kinh tế phi chính thức.
Tất cả các đơn vị kỹ thuật tại
trụ sở chính của ILO và tất
cả các chuyên gia kỹ thuật
trong lĩnh vực này có thể và
cần góp phần vào việc chính
thức hóa nền kinh tế phi
chính thức và giám đốc của
các đơn vị có cả thách thức
và nghĩa vụ điều phối công
việc đó thành một chương
trình hành động chặt chẽ.
Nguồn thông tin
Cổng thông tin của ILO
về kinh tế phi chính thức
cung cấp quyền truy cập vào
nhiều ấn phẩm, báo cáo và
số liệu thống kê về nền kinh
tế phi chính thức. Ngoài ra,
bản hướng dẫn của Thư viện
ILO còn có một trang về nền
kinh tế phi chính thức tạo
điều kiện truy cập tới nhiều
loại tài liệu. Các tài liệu này
được phân thành các chủ đề,
ngành và khu vực khác
nhau. Do tính chất liên
ngành của nền kinh tế phi
chính thức, nhiều đơn vị ILO
khác đã xuất bản tài liệu về
khu vực này và mối quan hệ
của nó với một lĩnh vực kỹ
28
thuật cụ thể. Trung tâm Đào
tạo Quốc tếi tổ chức hai năm
một lần khóa học về chính
thức hoá nền kinh tế phi
chính thức, cũng như các bài
học về kinh tế và các khóa
học về những vấn đề cụ thể.
Ngọc Mai (dịch)
Nguồn:
org/global/topics/dw4sd/the
mes/informal-economy/lang-
-en/index.htm
1 - Thuật ngữ "khu vực kinh
tế phi chính thức" được đưa
ra lần đầu tiên vào năm
1972, là kết quả của một đợt
tư vấn về lao động việc làm
toàn cầu của ILO ở Kenya và
sau đó được chuyển đổi
thành "nền kinh tế phi chính
thức" để nhấn mạnh rằng
không chính thức không phải
là "ngành" mà là một
phương cách cụ thể thực
hiện các hoạt động kinh tế.
Điều thú vị là "Báo cáo của
phái đoàn đi Kenya công
nhận rằng ý tưởng về khu
vực kinh tế phi chính thức
không phải bắt nguồn từ các
chuyên gia phát triển "quốc
tế" cấp cao mà là từ công
việc và đội ngũ cán bộ của
Viện Nghiên cứu Phát triển
của Đại học Nairobi, một sự
thật đã bị lãng quên. Nói
cách khác, không phải ILO
đã phát minh ra khái niệm về
khu vực kinh tế phi chính
thức. Nó có xuất xứ từ các
nhà tư tưởng và các nhà
phân tích của thế giới thứ
ba5"
2- ILO. Chính thức hóa nền
kinh tế phi chính thức: Lĩnh
vưc quan trọng đặc biệt
(GB.325.POL.1.1). Geneva:
ILO, 2015
3- ILO. Kết luận về công việc
có lợi và nền kinh tế phi
chính thức. Geneva: ILO,
2002.
4- Được Tổ chức Lao động
Quốc tế và Chính phủ Ý
thành lập năm 1964 tại Turin,
Ý, là một Viện đào tạo nghề
tiên tiến.
5 - Bangasser, Paul E. ILO và
Khu vực không chính thức:
Lịch sử thể chế. Geneva:
ILO, 2000.
Tiếp theo trang 34
4. Kết luận
Đối với một số loại hoạt động kinh tế nhất định, nhằm đảm bảo tính nhất quán của
các chỉ tiêu thống kê, khối lượng của nền kinh tế ngầm và phi chính thức được xác định cho
toàn bộ nước Nga, được phân bổ cho các vùng tương ứng với sản lượng và giá trị gia tăng
của vùng (Nikulina, Chistnikova, Lyschikova, & Orlova, 2013). Việc điều chỉnh các chỉ tiêu
kinh tế vĩ mô được thực hiện cho toàn bộ các dữ liệu của các doanh nghiệp được khảo sát.
Việc điều chỉnh cũng được tiến hành cho các hoạt động kinh tế ngầm và phi chính thức
theo từng loại hoạt động kinh tế. Phương pháp điều chỉnh khối lượng sản xuất, bao gồm cả
hoạt động kinh tế ngầm và phi chính thức được thiết kế để đảm bảo mắc lỗi thấp nhất có
thể trong việc xây dựng các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Điều này có nghĩa là nó không nhằm
mục đích xác định khối lượng thực tế của nền kinh tế chưa được quan sát mà nhằm tính
toán các sửa đổi làm giảm độ chính xác của dữ liệu thu được từ các cuộc điều tra thống kê
chính thức.
Thái Học (dịch)
Nguồn:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thong_ke_quoc_te_va_hoi_nhap_nen_kinh_te_phi_chinh_thuc.pdf